1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 193,48 KB

Nội dung

Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu; phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dệt may và hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Đà Nẵng thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những kết quả cũng như những tồn tại; đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Đà Nẵng trong thời gian đến.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT NHUNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2012 Cơng trình hồn thành ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: TS TRẦN PHƯỚC TRỮ Phản biện 2: TS ĐOÀN HỒNG LÊ Luận văn bảo vệ Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp Đại học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Dệt may Việt Nam là ngành có bề dày lịch sử và có những đóng góp quan trọng quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; thể hiện rõ ở hai khía cạnh là giải quyết nhiều việc làm hàng năm, nhất là lao động nữ và định vị xuất khẩu của Việt Nam bản đồ thương mại quốc tế Với Đà Nẵng – trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, ngành dệt may được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn, đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của thành phố Đây là ngành xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho thành phố Quá trình tự hóa thương mại và hội kinh tế toàn cầu diễn mạnh mẽ; là xu thế phát triển chung của thế giới Để không nằm ngoài sự phát triển, đủ sức cạnh tranh, đứng vững và mở rộng thị phần thị trường quốc tế thì yêu cầu đặt đối với ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là rất lớn Hội nhập kinh tế đã mở nhiều hội cho ngành dệt may Đà Nẵng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó sản phẩm của ngành cũng đương đầu với không ít những thách thức lớn Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm những luận cứ khoa học để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng là thiết thực và cấp bách Tổng quan tài liệu Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu; - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dệt may và hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Đà Nẵng thời gian qua; tìm nguyên nhân của những kết quả cũng những tồn tại; - Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Đà Nẵng thời gian đến Câu hỏi nghiên cứu + Nội hàm của đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một địa phương là gì? + Các chỉ tiêu nào dùng để đánh giá kết quả của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may? + Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may? + Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua thế nào? + Những giải pháp nào thiết thực và phù hợp đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng thời gian đến? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2000 đến và đề xuất giải pháp định hướng đến năm 2020 Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một địa phương - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã phân tích và đánh giá xác thực về thực trạng xuất khẩu dệt may cũng vai trò của xuất khẩu dệt may đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng; qua đó đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại quá trình đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của thành phố Bên cạnh đó, những đề xuất của đề tài về giải pháp cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của thành phố thời gian đến theo hướng phù hợp với điều kiện của địa phương và có tính khả thi sẽ là tài liệu hỗ trợ xây dựng và thực thi chính sách có liên quan đối với các bên hữu quan Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết thành chương sau: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may và công tác đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 1.1 Những vấn đề chung xuất 1.1.1 Khái niệm xuất Trong lý luận thương mại quốc tế, khái niệm xuất khẩu được định nghĩa: Xuất việc bán hàng hóa dịch vụ cho quốc gia khác sở dùng tiền tệ làm phương tiện toán, với mục tiêu lợi nhuận Hoạt động xuất hoạt động hoạt động ngoại thương Hoạt động xuất diễn lĩnh vực điều kiện kinh tế Hoạt động xuất rộng không gian thời gian Một số lý thuyết chủ đạo làm sở, nền tảng cho xuất khẩu: Lý thuyết cổ điển, lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết hiện đại và xuất khẩu xu thế toàn cầu hóa có sự tham gia của ch̃i giá trị 1.1.2 Vai trị xuất khẩu: Đó là: i Tạo nguồn chủ yếu cho nhập khẩu; ii Giúp quốc gia tận dụng lợi so sánh; iii Góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; iv Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơng ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân; v Là sở mở rộng đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại; vi Vai trò hoạt động xuất doanh nghiệp 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu: Hiện tại có các hình thức xuất khẩu như: Xuất trực tiếp, xuất ủy thác, buôn bán đối lưu, gia công quốc tế, xuất theo Nghị định thư, xuất chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển hàng hóa và cảng hàng hóa 1.2 Khái niệm nội dung đẩy mạnh xuất hàng dệt may của một địa phương 1.2.1 Khái niệm đẩy mạnh xuất hàng dệt may của một địa phương: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng dệt may mà đó bao gồm tất cả những biện pháp, chính sách, cách thức… của Nhà nước và các DN dệt may nhằm tạo hội và khả để tăng giá trị cũng sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu thị trường nước ngoài Hiểu một cách khái quát hơn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là tổng hợp các nổ lực của các bên hữu quan nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cả theo chiều rộng và chiều sâu Và để triển khai được hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu cần phải xác định được thị trường mục tiêu và hình thức xuất khẩu 1.2.2 Nội dung đẩy mạnh xuất hàng dệt may của một địa phương 1.2.2.1 Đẩy mạnh lực cung ứng hàng dệt may xuất khẩu Đó chính là việc gia tăng lực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cũng nâng cao sức cạnh tranh của ngành thị trường Nội dung này được thể hiện rõ ở các điểm sau: - Về quy mô ngành: Đòi hỏi quy mô ngành phải ngày càng được mở rộng cả quy mô về lao động và quy mô về vốn sở hữu - Về cấu ngành: Cơ cấu ngành phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế nước và thế giới - Năng lực của ngành: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả cung ứng cũng khả cạnh tranh của ngành Thể hiện các khía cạnh như: Công nghệ; nguyên liệu đầu vào; lao động; tài chính; R&D; quản lý 1.2.2.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu: Mở rộng thị trường xuất khẩu là hoạt động giúp hàng dệt may ngày càng được người tiêu dùng biết đến và mua sản phẩm của ngành Điều này được biểu hiện ở: số lượng thị trường xuất khẩu ngày càng tăng lên, thị phần xuất khẩu từng thị trường cũng tăng lên và tính bất ổn từng thị trường thấp Để thực hiện được điều này cần tiến hành các nội dung như: i Công tác xúc tiến thương mại; ii Công tác marketing của doanh nghiệp, lực và khả hiểu biết của doanh nghiệp; iii Hợp tác song phương, đa phương 1.2.2.3 Tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu: Đây là nhóm các hoạt động nhằm tạo môi trường thông thoáng giúp cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành thuận lợi, thông suốt và đem lại kết quả cao, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thị trường quốc tế Các hoạt động này bao gồm: i Giúp doanh nghiệp tìm hiểu các rào cản và cách vượt qua các rào cản xuất khẩu; ii Chính sách thúc đẩy xuất khẩu 1.3 Các tiêu đánh giá kết việc đẩy mạnh xuất hàng dệt may: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may bình quân cả giai đoạn; tỷ trọng giá trị xuất khẩu dệt may so với tổng GTSX toàn ngành; tỷ trọng giá trị xuất khẩu dệt may so với tổng giá trị xuất khẩu ngành CN; tỷ trọng giá trị xuất khẩu dệt may tổng KNXK của địa phương; tỷ trọng giá trị xuất khẩu dệt may của địa phương so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước; cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may; cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất hàng dệt may 1.4.1 Các nhân tố thuộc về đầu vào của ngành: Bao gồm: Thị trường khoa học - công nghệ ngành dệt may; nguồn nhân lực hiện có của địa phương; lực hiện tại của các DN ngành 1.4.2 Các nhân tố thuộc về đầu của ngành: Gồm có: Các yếu tố cạnh tranh; thể chế thương mại toàn cầu; xu thế biến động nhu cầu nhập khẩu thế giới 1.4.3 Các nhân tố thuộc về môi trường tác động: Đó là: Văn hóa – xã hội; hệ thống chính trị – pháp luật 1.4.4 Đặc điểm ngành ảnh hưởng đến xuất KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất là đưa được khái niệm, vai trò, các hình thức của xuất khẩu cũng khái niệm và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một địa phương Thứ hai là đưa được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Thứ ba là chỉ được các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may CHƯƠNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ CÔNG TÁC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý: Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, là một những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung, là cửa ngõ chính biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước Tiểu vùng sông Mêkông 2.1.1.2 Tài nguyên biển và ven biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 70km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Liên Chiểu, Tiên Sa - tiền đề để xây dựng các cảng nước sâu 2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 2.1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế Thời gian qua kinh tế thành phố tăng trưởng qua các năm Bình quân giai đoạn 2000-2011 tăng trưởng 10,8% 2.1.2.2 Tình hình xã hội 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng 2.3 Thực trạng xuất dệt may thành phố Đà Nẵng 2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đà Nẵng - Trong giai đoạn từ 2003 – 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của thành phố nhìn chung tăng qua các năm Bình quân cả giai đoạn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành là 10,44%; năm 2011 lượng xuất khẩu tăng gấp 2,44 lần so với năm 2003 và đạt ở mức 203000 ngàn USD - Đóng góp của ngành dệt may xuất khẩu vào tổng KNXK toàn thành phố ở mức 24,5% - So với kim ngạch XK dệt may cả nước thì quy mô của Đà Nẵng còn rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 2% 2.3.2 Thị trường xuất khẩu Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của Đà Nẵng có sự chuyển dịch đáng kể từ thị trường Mỹ và EU sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Đà Nẵng Thị trường EU và Nhật Bản vẫn được xem là thị trường tiềm đối với ngành Ngoài ra, hiện các doanh nghiệp dệt may thành phố dần mở rộng xuất khẩu sang các Đài Loan, Hàn Quốc, khu vực Bắc Mỹ, SNG và một số nước Đông Âu - Thị trường xuất khẩu của công ty dệt may Hòa Thọ: tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Mỹ, tiếp theo là châu Âu và các nước châu Á, châu Phi - Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may 29.3: hàng dệt may xuất khẩu của công ty vẫn tập trung chủ yếu vào thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng: thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của công ty, chiếm từ 80-94% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Xếp sau đó là thị trường châu Âu và thị trường Đài Loan với tỷ trọng đáng kể Đối thủ cạnh tranh thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ và một số nước khu vực châu Á là những đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam nói chung và Đà 10 không đều qua các năm Năm 2009 đã tăng sau đó năm 2010 lại giảm trở lại d Nguyên liệu đầu vào: Theo thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu năm 2009 là gần 70%, đó với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu thì tỷ lệ này xấp xỉ là 80% Và theo kết quả khảo sát tại các DN lớn địa bàn Đà Nẵng thì tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cũng ở mức 80% e Vị trí ngành dệt may xuất khẩu chuỗi giá trị toàn cầu: Các hoạt động chủ yếu của ngành dệt may xuất khẩu chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm: thiết kế - sản xuất nguyên phụ liệu – may xuất khẩu - marketing & phân phối Trong đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng hầu không tham gia vào hoạt động cuối, ở hoạt động đầu có tham gia rất hạn chế Và hoạt động thứ là tham gia ở mức độ cao 2.4.1.2 Hoạt động đẩy mạnh lực cung ứng hàng dệt may xuất khẩu + Chính sách về đầu tư phát triển: Đối với lĩnh vực dệt may, thành phố đã ban hành chính sách “Khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu” Theo nghị định của Chính phủ số 07/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 1998 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư nước cũng đã xác định các dự án đầu tư sản xuất hàng dệt may cũng sản xuất nguyên phụ liệu cho hàng dệt may xuất khẩu thuộc danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư Cũng các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp dệt may cũng nhận được sự hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn được ký kết và giải ngân năm 2009 để làm vốn lưu động sản xuất – kinh 11 doanh theo quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2009 và đối với các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư mới sản xuất kinh doanh theo quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2009 Trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14 tháng 03 năm 2008 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cũng đã nêu rõ: “Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm” + Chính sách phát triển nguồn nguyên phụ liệu: Ngày 17/08/1999 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định số 168/1999/QĐCP về một số chính sách khuyến khích phát triển và ban hành nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Và Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg một lần nữa cũng khẳng định tầm quan trọng của + Chính sách về khoa học công nghệ: Hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm cũng các trường đào tạo công nhân, kỹ sư ngành dệt may Thành phố cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo về công nghệ mới giúp các doanh nghiệp có khả tiếp cận, nhận biết công nghệ mới để từ đó có những chiến lược, định hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp mình Trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg, Chính phủ cũng đã đề cập đến vấn đề khoa học công nghệ ngành dệt may 12 + Chính sách về lao động và phát triển nguồn lực: Đảm bảo nguồn lao động phục vụ quá trình sản xuất, hiện tại Đà Nẵng có rất nhiều sở đào tào nghề, đặc biệt đó có trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã cung ứng nhiều lao động có tay nghề cho các sở sản xuất; cùng với sự lớn mạnh của các trường Đại học tại Đà Nẵng là nguồn cung bộ phận quản lý và kỹ thuật có tay nghề cao cho các doanh nghiệp dệt may Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lao động mất việc làm các doanh nghiệp suy giảm kinh tế, qua đó đã giảm bớt được gánh nặng cho doanh nghiệp thời kỳ khó khăn Trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg khẳng định rõ “Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu” 2.4.2 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng 2.4.2.1 Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu Đà Nẵng: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng vẫn tập trung chủ yếu ở ba thị trường lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản Hiện nay, ngành cũng đã mở rộng thêm một số thị trường ở Đài Loan, Hàn Quốc, khu vực Bắc Mỹ, SNG và một số nước Đông Âu Theo phân tích, năm 2005, các thị trường lớn Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm 90,86% tổng KNXK của ngành, đến năm 2011, nhờ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ mới mà số này đã giảm xuống còn 81% 2.4.2.2 Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng: i - Việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương Đà Nẵng cũng đã góp phần hỗ trợ cung cấp thông tin 13 thị trường cho các DN giúp các DN có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường và có định hướng phát triển phù hợp ii - Đà Nẵng cũng đã tổ chức và hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc hội thảo nhằm trao đổi về xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may thị trường thế giới để hỗ trợ cho các DN có được những thông tin đầy đủ về thị trường nước ngoài iii - Hiệp hội dệt may cũng đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử dành riêng cho ngành Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng khuyến khích các DN đưa công nghệ mới vào hoạt động, đồng thời định hướng tăng thị phần phân khúc thị trường với thu nhập cao hơn, cảnh báo các DN chủ động phòng, chống với nguy bị áp dụng chống phá giá từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ iv - Trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg cũng đã đề cập đến việc mở rộng thị trường quốc tế cho ngành dệt may xuất khẩu 2.4.3 Thực trạng tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu - Cục Hải quan Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động hệ thống khai báo hải quan điện tử, cùng với việc tiến hành cải cách thủ tục hành chính và thực hiện chế “một cửa” đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng tiến hành hoạt động xuất khẩu nhanh, gọn - Thông tư 106 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 23/07/1998 đã cho phép tăng thời gian tạm chưa nộp thuế nhập khẩu với nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu từ 90 ngày theo quy định cũ lên 270 ngày - Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tham gia tích cực Đề án 30 về Cải cách thủ tục hành chính với tư cách là đại diện cho các DN ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo 14 thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng - Trong quyết định số 36/2008/QĐ-TTg cũng đã đề cập rõ: i -Triển khai Chương trình sản xuất sạch ngành dệt may, khuyến khích các DN áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 1400, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000 ii - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may, hỗ trợ DN dệt may quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật iii - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục iv - Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho DN xuất khẩu - Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định 195 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Và nhiều năm qua, quỹ hỗ trợ xuất khẩu cũng đã có những đóng góp tích cực hoạt động hỗ trợ xuất khẩu quy mô còn nhỏ 2.5 Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng thời gian qua 2.5.1 Những kết quả đạt được - Ngành dệt may xuất khẩu đã có những đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố - Dệt may xuất khẩu đã tham gia giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động; hàng năm giải quyết việc làm mới cho thêm 15 khoảng 1750 lao động, đặc biệt là lao động nữ góp phần ổn định chính trị – xã hội - Góp phần đưa các ngành khác có liên quan cùng phát triển - Ngành dệt may xuất khẩu Đà Nẵng đã trì được những thị trường truyền thông và từng bước mở dần sang thị trường khác 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân - Hỗ trợ DN tiếp cận thị trường nước ngoài còn hạn chế - Thị trường nước ngoài còn có nhiều rủi ro tiềm ẩn - Công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu - Môi trường thể chế còn nhiều bất cập - Chính sách hỗ trợ mang tính chất chung chung và chưa kịp thời KẾT LUẬN CHƯƠNG Nội dung của chương đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất là nêu được điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may cũng lịch sử hình thành và phát triển của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng Thứ hai là đã phân tích được thực trạng xuất khẩu dệt may tại thành phố Đà Nẵng thời gian quan Thứ ba là phân tích thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng thời gian qua Từ đó chỉ được những thành công, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó CHƯƠNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Điểm mạnh, điểm yếu, hội và thách thức của ngành dệt may Đà Nẵng 3.2 Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất hàng dệt may Đà Nẵng thời gian đến 16 3.2.1 Mục tiêu 3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Trong giai đoạn đến, thành phố tập trung đưa Đà Nẵng trở thành khu vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực miền Trung 3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể Bảng 3.1 Mục tiêu cụ thể của ngành dệt may Đà Nẵng thời gian đến Chỉ tiêu GTSX ĐVT Triệu đồng Năm 2015 Năm 2020 2356445 3084485 Sản phẩm chủ yếu Sợi Tấn 25000 55000 Vải Quần áo may sẵn 1000 m 1000 cái 300000 500000 70000 100000 Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 320586 520596 Người 33270 41433 60 70 Sử dụng lao động Tỷ lệ nội địa hóa Vốn đầu tư % Tỷ đồng Giai đoạn 20112015 230 Giai đoạn 20162020 750 3.2.2 Phương hướng 3.2.2.1 Xác định thị trường mục tiêu: Trong giai đoạn đến, ngành dệt may Đà Nẵng nên đầu tư xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khu vực Bắc Mỹ,… bên cạnh vẫn trì thị phần 17 tại hai thị trường truyền thống có lượng xuất khẩu hàng năm lớn là EU, Mỹ 3.2.2.2 Xác định hình thức xuất khẩu: Hiện tại, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức CMT và FOB kiểu I Đến nguồn nguyên liệu đầu vào tại chỗ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của ngành thì xuất khẩu dệt may nên chuyển sang xuất khẩu chủ yếu theo FOB kiểu I và FOB kiểu II 3.3 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh lực cung ứng hàng dệt may xuất khẩu 3.3.1.1 Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may - Quy hoạch phát triển những yếu tố thượng nguồn của ngành dệt may Đó là ngành trồng và ngành dâu tằm - Thành lập trung tâm nguyên phụ liệu dệt may tại miền Trung - Thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghiệp phụ trợ 3.3.1.2 Mở rộng chiều dài chuỗi giá trị hiện tại - Chuyển dần từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp; - Nâng cao lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu; - Xây dựng hệ thống phân phối hợp lý; - Cần nâng cao hiệu quả của chuỗi liên kết nội tại Sợi – Dệt – Nhộm – Hoàn tất may; - Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may ASEAN 3.3.1.3 Phát triển ngành công nghiệp thời trang - Với bản thân doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu: + Quan tâm nhiều đến bộ phận thiết kế của công ty; 18 + Phát huy khả sáng tạo công tác thiết kế; + Tổ chức thi, tuyển chọn những nhà thiết kế giỏi, có khả sáng tạo và cho những mẫu thiết kế hợp với xu thế hiện đại - Đối với thành phố: + Tổ chức cuộc thi thiết kế thời trang phạm vi toàn thành; + Liên kết với ngành thời trang Việt Nam tổ chức các buổi trình diễn thời trang 3.3.1.4 Phát triển sản xuất theo hướng bền vững: Phát triển sản xuất ngành dệt may theo hướng bền vững thì cần gắn sản xuất với bảo vệ môi trường Thân thiện với môi trường cũng là một những sự lựa chọn sản phẩm dệt may của những khách hàng “khó tính” thế giới Để tồn tại buộc các DN sản xuất hàng dệt may xuất khẩu và thành phố cần phải có những chính sách phát triển đúng đắn, phải quan tâm áp dụng đúng mức việc sản xuất các sản phẩm “xanh” 3.3.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu: + Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp + Quan tâm đến chế độ tiền lương, bảo hiểm thích ứng cho người lao động; trợ cấp độc hại; chế độ nghỉ thai sản; hưu trí; cải thiện điều kiện lao động; đầu tư thiết bị xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp + Cần có những chính sách khuyến khích, động viên người lao động an tâm làm việc + Quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động - Đối với thành phố: + Hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp mà không lấy phí đào tạo hoặc giảm phí; 19 + Cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp chủ động và chú trọng đầu tư vào đội ngũ công nhân, thợ kỹ thuật lành nghề; + Quan tâm nhiều đến đời sống của người lao động 3.3.1.6 Nâng cao chất lượng nguồn tài chính cho doanh nghiệp - Thành phố cần có những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành Đối với nguồn vốn nước: Cổ phần hóa là một biện pháp bản nhằm thu hút nguồn vốn này + Nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp mạnh, niêm yết cổ phiếu thị trường chứng khoán để huy động vốn nhằm tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng đầu tư đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm + Khai thác nguồn tài chính với lãi suất thấp + Huy động mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp huy động từ cán bộ công nhân viên, khấu hao bản, bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến + Vay tín dụng từ các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính, ngân hàng Đối với nguồn vốn nước ngoài: Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào ngành ưu đãi về sử dụng đất, đầu tư xây dựng sở hạ tầng - Đối với nguồn vốn đã bỏ đầu tư thì cần phải có chính sách sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, sử dụng đúng mục đích, tránh đầu tư dàn trải không có thứ tự ưu tiên - Đầu tư cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao suất lao động cũng hiệu quả sử dụng vốn 3.3.1.7 Xây dựng cụm công nghiệp dệt may - Lên mô hình cụm công nghiệp dệt may 20 - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vai trò của cụm và thu hút, khuyến khích các thành viên tham gia vào cụm cũng cho các thành viên thấy được lợi ích mình tham gia vào cụm công nghiệp dệt may - Đưa các nội quy, các quy định hoạt động của cụm một cách rõ ràng, hợp lý phù hợp với mong muốn cũng lợi ích của các thành viên cụm - Chọn lựa vị trí đặt cụm công nghiệp dệt may 3.3.2 Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu 3.3.2.1 Hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường quốc tế - Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh quốc tế - Tìm hiểu về thị trường tiêu thụ quốc tế: + Thành lập trung tâm nghiên cứu thị trường tại những thị trường trọng điểm + Tổ chức các hội thảo về nhu cầu hiện tại của thị trường với sự tham gia của mọi cá nhân, tổ chức nhằm giúp cho các doanh nghiệp tổng hợp và nắm được thông tin từ các báo cáo của hội thảo + Tổ chức điều tra nhu cầu thị trường thông qua các nhà môi giới xuất khẩu, các đại lý tại các thị trường trọng điểm cũng thông qua các trung tâm nghiên cứu được đặt tại các nước 3.3.2.2 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại - Cần tăng cường hệ thống xúc tiến thương mại - Tổ chức các khóa học về đào tạo kỹ thị trường cho bộ phận xúc tiến thương mại của doanh nghiệp - Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các văn phòng đại diện tại các quốc gia và khu vực 3.3.2.3 Tăng cường công tác mở rộng thị trường cho doanh nghiệp 21 - Duy trì, khai thác triệt để thị trường hiện tại, chủ động mở rộng, tìm kiếm thị trường mới - Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng bằng các công việc sau: i - Cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu quản lý khách hàng phù hợp với tình hình hiện tại của mỗi DN ii - Thường xuyên thu thập, cập nhật và xử lý những thông tin về khách hàng một cách hiệu quả iii - Tạo lập và trì mối quan hệ liên kết với khách hàng 3.3.2.4 Tăng cường hệ thống thông tin cho ngành - Các DN cần tổng hợp trao đổi thông tin về thời trang, thị hiếu tiêu dùng quốc tế cũng những biến động các thị trường này - Ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào ngành dệt may - Bổ sung thêm thông tin Niên giám thống kê của ngành 3.3.2.5 Hỗ trợ thành lập các trung tâm dệt may: Nhằm hỗ trợ kịp thời cho các DN dệt may xuất khẩu nắm bắt được thông tin về thị trường quốc tế, thông tin về SP mới, về xu thế thời trang, về nguồn nguyên phụ liệu mới Dự báo được thị trường và có những định hướng thị trường cho các DN dệt may Bên cạnh đó, sẽ là nơi tổ chức các hội thảo chuyên ngành theo định kỳ giúp các DN dệt may có thể hoạch định chiến lược và hướng đúng đắn tương lai 3.3.3 Nhóm giải pháp nhằm tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu 3.3.3.1 Các giải pháp đào tạo, tư vấn doanh nghiệp - Tổ chức đào tạo định kỳ cho doanh nghiệp nắm được những rào cản mới tại thị trường quốc tế - Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua những trở ngại xuất khẩu vào thị trường nước ngoài - Trong những thời kỳ nhất định, theo sự biến động của kinh tế thế giới, thành phố cần tư vấn cho doanh nghiệp biết được nên gia 22 tăng xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu vào khu vực nào nhằm tránh được sự phụ thuộc quá lớn vào nước nhập khẩu 3.3.3.2 Hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp: Bằng mọi kênh thông tin, có những thông tin liên quan đến ngành, thành phố cần phải nhanh chóng tổng hợp và chuyển đến doanh nghiệp một cách nhanh nhất để doanh nghiệp có thể nắm bắt được và có hướng đúng đắn Nhất là những thông tin về thị trường xuất khẩu, về nguồn nguyên liệu đầu vào, về các rào cản thị trường xuất khẩu 3.3.3.3 Tăng cường vai trò các hiệp hội ngành - Các thành viên Hiệp hội cần phát huy nữa vai trò cá nhân của mình; - Hiệp hội cần nắm bắt được nguyện vọng của doanh nghiệp đối với cấp quản lý Nhà nước - Hiệp hội cần theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và có những hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp cần thiết nhất - Tại Đà Nẵng, nên đăng ký thành lập Hiệp hội dệt may để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp địa bàn phát triển 3.3.3.4 Hoàn thiện môi trường hành chính, pháp lý có liên quan đến xuất khẩu - Hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng các công việc sau: i - Tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại hệ thống luật pháp ii - Tiếp tục biên soạn và ban hành các luật còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh iii - Ban hành chế giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa; xử lý nghiêm mình những hành vi sản xuất hàng giả và hàng nhái - Đẩy mạnh cải cách hành chính cũng hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan - Áp dụng rộng rãi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 23 3.3.3.5 Đẩy mạnh tham gia vận động hành lang đàm phán với đối tác nước ngoài: Vận động hành một mặt đóng vai trò một kênh thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh, ý chí nguyện vọng của các tổ chức kinh tế tới quan công quyền Mặt khác, có tác dụng thúc đẩy các quan công quyền phải đưa các chính sách phù hợp với lợi ích của người kinh doanh nói chung và của các chủ thể vận động hành lang nói riêng 3.4 Một số kiến nghị KẾT LUẬN CHƯƠNG Trong chương này, luận văn đã tập trung vào việc vạch những phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng thời gian đến Cụ thể là: Thứ nhất, luận văn phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, hội và thách thức của ngành dệt may Đà Nẵng Thứ hai, đưa mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng đến năm 2020 Trong đó, một số mục tiêu tác giả xây dựng mô hình dự báo để xác định Thứ ba, sở phân tích thực trạng ở chương 2, chương luận văn đã đưa được hệ thống các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Đà Nẵng thời gian đến phù hợp với điều kiện hiện tại của địa phương Thứ tư, luận văn đưa những kiến nghị đối với Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nhằm hỗ trợ và cùng với thành phố thực hiện các giải pháp đề nhằm đạt được các mục đã đưa KẾT LUẬN Trong nhiều năm qua, ngành dệt may xuất khẩu giữ vị trí là ngành công nghiệp chủ lực và là mũi nhọn xuất khẩu của cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng Tốc độ tăng trưởng kim 24 ngạch xuất khẩu của ngành bình quân giai đoạn 2003 – 2011 đạt 10,44% mỗi năm Ngành đã sử dụng 24 ngàn lao động, giải quyết một lượng lớn việc làm cho lao động tại địa phương và các vùng lân cận Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may không chỉ có ý nghĩa nhằm giải quyết các vấn đề ở khía cạnh phát triển kinh tế mà còn giải quyết cả những vấn đề liên quan đến xã hội Luận văn “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” đã trình bày tổng quan được hệ thống lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một địa phương Trên sở hệ thống lý luận đó, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may áp dụng cho thành phố Đà Nẵng Từ đó, luận văn đã chỉ được những tồn tại và nguyên nhân để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thời gian đến có tính khả thi và phù hợp với điều kiện hiện tại của thành phố Đà Nẵng Luận văn không chỉ là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu mà còn là tài liệu hỗ trợ hữu ích cho các cá nhân muốn tìm hiểu về ngành dệt may của thành phố Đà Nẵng và có thể vận dụng để thực hiện những nghiên cứu tiếp theo Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý số liệu về ngành dệt may của Đà Nẵng luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện Tác giả xin chân thành cảm ơn ... hàng dệt may và công tác đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 CHƯƠNG... Luận văn ? ?Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thành phố Đà Nẵng đến năm 2020? ?? đã trình bày tổng quan được hệ thống lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. .. thị trường xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng 2.4.2.1 Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu Đà Nẵng: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng vẫn tập

Ngày đăng: 08/12/2022, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN