1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

95 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Tác giả Lê Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 326,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (15)
    • 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử (15)
      • 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử (15)
      • 1.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử (16)
      • 1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ NHĐT (18)
      • 1.1.4. Các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử (20)
      • 1.1.5. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử (23)
      • 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (27)
    • 1.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (31)
      • 1.2.1. Các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (31)
      • 1.2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng … (38)
    • 1.3. Tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động kinh (40)
      • 1.3.1. Tác động đến kết quả tài chính của NH (40)
      • 1.3.2. Tác động đến kết quả phi tài chính của NH (41)
    • 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu (44)
    • 1.6. Khoảng trống nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (48)
    • 2.1. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt (48)
      • 2.1.1. Khung chính sách và quy định pháp lý (48)
      • 2.1.2. tầng Hạ thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam (0)
      • 2.1.3. Giá trị giao dịch qua các kênh phân phối điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (52)
      • 2.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam (53)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2017-2021 (61)
      • 2.2.1. Kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (61)
      • 2.2.2. Kết quả phi tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (73)
    • 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trên nền tảng phát triển NHĐT (75)
      • 2.3.1. Những tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả hoạt động (75)
      • 2.3.2. Một số hạn chế của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM (75)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 67 (77)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên nền tảng sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử (80)
    • 3.3. Kiến nghị (85)
      • 3.3.1. Kiến nghị về kiện toàn hệ thống pháp luật (85)
      • 3.3.2. Kiến nghị về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (86)
      • 3.3.3. Kiến nghị về hạ tầng công nghệ thông tin và thanh toán quốc gia (87)
      • 3.3.4. Kiến nghĩ về xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia (89)
  • KẾT LUẬN (53)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử

1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử

Ngân hàng điện tử (E - Banking) - còn được biết đến như là ngân hàng trên mạng (Internet banking), ngân hàng ảo (Virtual banking), ngân hàng trực tuyến (Online banking) và ngân hàng tại nhà (Home banking), bao gồm nhiều hoạt động ngân hàng được thực hiện tại nhà, tại công ty hay trên đường thay vì tại chính ngân hàng. Để cung cấp hàng hóa và dịch vụ NH nhanh chóng và chính xác, các ngân hàng tham gia vào nhiều loại giao dịch với khách hàng của họ (cả người dân và công ty) dựa trên số hóa và truyền dữ liệu kỹ thuật số một cách chính xác và đảm bảo nhất Ngân hàng điện tử là ngân hàng nơi tiền được di chuyển giữa các tổ chức tài chính bằng cách trao đổi các tín hiệu điện tử chứ không phải thông qua trao đổi tiền, séc hoặc các công cụ chuyển nhượng khác.

Dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được phân phối trên các kênh điện tử như Internet, điện thoại, mạng không dây, … Hiểu theo nghĩa trực quan, đó là loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin (CNTT) và điện tử viễn thông. E-banking là một dạng của thương mại điện tử ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế Dịch vụ ngân hàng điện tử được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử.

1.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử

Sự phổ biến và phát triển nhanh chóng của NHĐT một phần là do những lợi thế hữu ích mà xu hướng này mang lại cho khách hàng, doanh nghiệp và chính ngân hàng Nhất trong thời kì đại dịch covid – 19 diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, thì việc sử dụng các dịch vụ NHĐT là rất thiết thực cho khách hàng và sẽ ngày càng trở nên ưa chuộng. Đối với Ngân hàng , dịch vụ ngân hàng điện tử là một chiến lược kinh doanh thành công nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ hàng đầu và sản phẩm tiên tiến được thay đổi theo nhu cầu của từng khách hàng. Các nhà đầu tư, tập đoàn, ngân hàng đều yêu cầu thông tin để đưa ra quyết định đầu tư; thông tin càng kịp thời và đáng tin cậy thì khả năng đưa ra lựa chọn tốt nhất càng lớn.

Thời buổi kinh tế thị trường, các thông tin biến đổi liên tục, trên các thị trường: tiền tệ, chứng khoán, hối đoái Các ngân hàng sẽ biết cách đầu tư vào đúng chỗ, cho vay đúng địa chỉ, tìm ra các cách huy động thích hợp.

Có thể nói NHĐT có vai trò vô cùng to lớn trong hệ thống NH, mà trực tiếp là nó đang ảnh hưởng đến các ngân hàng, khuyến khích hợp nhất, sáp nhập và thành lập các ngân hàng lớn, các tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, thậm chí là đa quốc gia, giúp các NH nâng cao nguồn vốn tự có, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị cho mình một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mang lại thu nhập lớn, lợi nhuận cao cho ngân hàng mình Bên cạnh đó, nó cũng khuyến khích mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các ngân hàng, đa dạng, phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và thế giới, để thiết lập các sáng kiến tăng trưởng kinh doanh.

NHĐT là cách thức để mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao mức độ cạnh tranh Các ngân hàng thương mại sử dụng ngân hàng điện tử như một chiến lược nhằm nâng cao tiêu chuẩn hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ đồng thời thúc đẩy khả năng cạnh tranh.

NHĐT cũng là một cách giới thiệu, nâng tầm thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả Khách hàng bị thu hút và tiếp tục sử dụng công nghệ ứng dụng, phần mềm, nhà cung cấp dịch vụ mạng và nhà cung cấp dịch vụ Internet, dẫn đến việc họ tham gia vào quan hệ đối tác kinh doanh và trở thành khách hàng thường xuyên của NH.

NHĐT có năng lực rất cao để phát triển và cung cấp dịch vụ cho nhiều loại khách hàng và ngành kinh doanh nhờ mô hình ngân hàng hiện đại và đa chức năng. Ngoài ra, chất lượng duy nhất của các dịch vụ ngân hàng điện tử là khả năng cung cấp toàn bộ gói dịch vụ Để cung cấp các sản phẩm tiện ích đồng bộ đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng hoặc tổ chức tài chính, các ngân hàng có thể hợp tác với các ngành bảo hiểm, chứng khoán và các ngành tài chính khác, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán Dần dần sẽ tạo thành một hệ thống cung cấp các dịch vụ đồng bộ, tạo nên những tập đoàn kinh tế lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia. Đối với Khách hàng , so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng điện tử mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn để thực hiện các giao dịch và kinh doanh trên hệ thống Nhờ có dịch vụ NHĐT mà KH có thể thỏa mãn nhu cầu giao dịch của mình bằng các phương tiện điện tử mà không cần đến bất kì chi nhánh NH nào Các dịch vụ của ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng nắm vững được các thông tin kinh tế cập nhật, với quỹ tiền tệ của mình có thể đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn. Đồng thời, việc chuyển tiền giữa các khách hàng sẽ diễn ra nhanh hơn KH có thể thực hiện nhiều hoạt động NH khác nhau vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu với sự hỗ trợ của ngân hàng điện tử bằng cách liên hệ với NH một cách nhanh chóng và dễ dàng Điều này đặc biệt thuận tiện và hữu ích đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến điểm giao dịch trực tiếp của NH, các KH nhỏ và vừa, KH cá nhân có số lượng giao dịch với NH không nhiều, số tiền mỗi giao dịch không lớn Đây là một lợi ích mà NHĐT phát triển hơn so với ngân hàng truyền thống ở chỗ dễ dàng hoàn thành các giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác Đồng thời sử dụng NHĐT là cách làm tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho KH Phí giao dịch NHĐT được đánh giá ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho NH. Đối với nền kinh tế , dịch vụ NHĐT trước hết là một dịch vụ của NH, cụ thể hơn là một dịch vụ thanh toán của ngân hàng, dịch vụ này giúp cho khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc thanh toán, khiến cho quá trình lưu thông của tiền tệ, mà cụ thể là vốn trong nền kinh tế thuận tiện hơn, vốn sẽ đến những nơi cần đến một cách tốt hơn, tức là tăng hiệu quả của quá trình sử dụng vốn Qua đó đáp ứng được các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả đối với các thành viên.

Thanh toán điện tử biến nền kinh tế từ nền kinh tế tiền mặt, nền kinh tế thủ công thành nền kinh tế chuyển khoản, nền kinh tế hiện đại Các dự án đầu tư thay vì phải chào mời trên các phương tiện truyền thống như giấy mời, quảng cáo có thể chuyển trực tiếp trên mạng internet, qua hòm thư điện tử,… với số lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn Từ đó có thể đặt cọc dự án đầu tư qua các tài khoản ngân hàng, tránh việc tốn thời gian và chi phí đi lại Nhờ có các lợi ích từ các dịch vụ NHĐT mà các giao dịch của KH trở nên nhanh chóng hơn, nâng cao hiệu quả hơn.

1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ NHĐT

1.1.3.1 Ưu điểm của dịch vụ NHĐT

Thuận tiện, nhanh gọn Ưu điểm vượt trội nhất của NHĐT là KH không phải di chuyển đến chi nhánh ngân hàng để giao dịch như dịch vụ ngân hàng truyền thống Thay vào đó,

KH có thể thực hiện thanh toán, giao dịch online tại bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào Với kim chỉ nam “khách hàng là thượng đế”, NHĐT luôn sẵn sàng phục vụ

KH 24/24, hỗ trợ KH thực hiện các giao dịch nhanh nhất có thể ở bất kì đâu có kết nối internet Khách hàng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện nước, chuyển tiền,… nữa

Doanh thu cao, tiết kiệm chi phí

Dịch vụ NHĐT sở hữu tính năng công nghệ hiện đại giúp thời gian được tối ưu hóa, chi phí giao dịch cũng được tối ưu nhất Nhờ có NHĐT mà các loại chi phí được giảm thiểu rõ rệt so với các chi phí giao dịch truyển thống.

Phạm vi hoạt động được mở rộng, khả năng cạnh tranh cao hơn

Dịch vụ NHĐT chính là một giải pháp chất lượng cho ngân hàng giúp hoạt động giao dịch đạt kết quả cao Bằng cách phát triển dữ liệu người dùng của dịch vụ NHĐT, các ngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình Điều này phụ thuộc vào độ phủ sóng của Internet và từ đây sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng được nâng cao hơn.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.1 Các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng a Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập của NHTM

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập

Tốc độ tăng trưởng thu nhập = Thu nhập nă N n–Thu nhập nă N n–1

Nếu tốc độ tăng thu nhập của một ngân hàng mở rộng và tăng lên theo thời gian, thì ngân hàng đó đang hoạt động hiệu quả Ngược lại, nếu chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống thì hiệu quả của các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm xuống.

- Cơ cấu thu nhập và tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập

• Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động i= Thu nhập từ hoạt động i

• Tốc độ tăng trưởng từng loại tℎu nℎập Thu nhập từ hoạt động i nă N n–Thu nhập từ hoạt động i nă N n–1

Thu nhập từ hoạt động i nă N n–1 x100

Các ngân hàng tham gia vào nhiều hoạt động tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm thu nhập này sẽ khác nhau: thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng Doanh thu hoạt động của ngân hàng đôi khi có thể được chia nhỏ thành thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự và thu nhập ngoài lãi Trong mọi trường hợp, các ngân hàng thường thu được một phần lớn doanh thu từ hoạt động cho vay tiềm ẩn rủi ro cao hoặc thu nhập từ lãi và các nguồn khác Từ đây, các ngân hàng phải tìm cách tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động phi tín dụng và phi lãi suất nếu muốn tăng thu nhập đồng thời giảm thiểu rủi ro Ngoài ra, sự thành công của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng của từng loại thu nhập trong những năm tăng hoặc giảm.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí của NHTM

Chi phí của các ngân hàng giảm qua các năm có thể phản ánh rằng ngân hàng đó đang hoạt động có hiệu quả và ngược lại Nhóm chỉ tiêu này sẽ bao gồm một số các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ gia tăng chi phí:

Tốc độ gia tăng chi phí = C h i p h í n ă N n – C h i p h í n ă N n

Các ngân hàng thực hiện so sánh tốc độ gia tăng chi phí với tốc độ gia tăng thu nhập ở trên Nếu ngân hàng có được tốc độ gia tăng thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí sẽ cho thấy rằng ngân hàng đó đang hoạt động có hiệu quả, và ngược lại.

Cơ cấu chi phí = Chi phí Soại i

Tốc độ tăng chi phí loại i=Chi phí Soại i nă N n–Chi phí Soại i nă N n–1

Giống như doanh thu và chi tiêu của ngân hàng cho các hoạt động sau: chi phí hoạt động, hoạt động phi tín dụng, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng Mặt khác, chi phí hoạt động, chi phí ngoài lãi và các chi phí liên quan đến lãi vay có thể được sử dụng để phân chia chi phí của ngân hàng Các khoản chi trả lương và chi phí tài sản cố định được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, sự lên xuống của tốc độ tăng chi tiêu sẽ cung cấp một lý do khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của NHTM

– Các khoản lợi nhuận: Lợi nhuận của NHTM được chia thành lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế Các lợi nhuận này được tính dựa trên công thức:

Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập – Chi phí

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) là khoản tiền NHTM thu được sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí mình đã phải chi trả để có được tổng thu nhập từ các hoạt động trong một thời gian nhất định Khoản tiền này NHTM chưa trừ đi các khoản thuế cần nộp cho ngân sách nhà nước theo luật định.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập

Lợi nhuận sau thuế (LNST) là tiền có được từ lợi nhuận trước thuế sau khi đã trừ đi các khoản thuế cần nộp cho nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói cách khác, chỉ tiêu này sẽ chịu ảnh hưởng lớn của thu nhập và chi từ lãi vay cũng như các khoản thu chi khác Lợi nhuận trước thuế sẽ được xác định chủ yếu bằng hai chỉ tiêu: doanh thu và chi tiêu.

– Tốc độ tăng trưởng LNST

Tốc độ tăng trưởng LNST = LNST nă N n–LNST nă N n–1 x 100

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của LNST phản ánh sự tăng/giảm bao nhiêu phần trăm LNST giữa các năm với nhau Tốc độ này càng cao cho thấy hoạt động của năm sau có hiệu quả hơn so với năm trước đó, và ngược lại.

– Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận

Nhóm chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận bao gồm hai nhóm chính là nhóm chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và nhóm chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

+ Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận cau thuế trong kỳ

Vốn chủ cở hữu trong kỳ x100

ROE cho biết hiệu quả của 1 đồng vốn chủ sở hữu NHTM bỏ ra trong hoạt động kinh doanh của mình, nói cách khác, các cổ đông của NHTM có thể thông qua ROE để biết được hoạt động đầu tư của NHTM đó mang lại bao nhiêu lợi nhuận ròng cho mình

+ Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận cau thuế

ROA cho biết hiệu quả sử dụng kinh doanh của 1 đồng tài sản của ngân hàng, hay hiệu quả của đầu tư Nếu ROA thấp cho thấy rằng NHTM sử dụng tài sản trong đầu tư và cho vay chưa hiệu quả, cơ cấu tài sản của NHTM chưa hợp lý, cần có sự điều chỉnh linh hoạt giữa các hạng mục tài sản

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý

Sau khi đã xác định được thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý của ngân hàng được xác định Hiệu quả quản lý của NHTM được phản ánh qua một số chỉ tiêu, đó là:

Tỷ lệ Tổng thu nhập/tổng tài sản

Tỷ lệ tổng thu nhập/tài sản = Tổng thu nhập x100

Tỷ lệ tổng thu nhập/tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của

NHTM, cho biết tài sản của NHTM có được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả hay không Chỉ tiêu càng cao cho thấy rằng NHTM đang có sự đầu tư tài sản một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao từ đó làm động lực gia tăng lợi nhuận của NHTM.

– Tỷ lệ Tổng chi phí/tổng tài sản

Tỷ lệ Tổng chi phí/Tài sản = Tổng chi phí x100

Tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động kinh

1.3.1 Tác động đến kết quả tài chính của NH

Dịch vụ NHĐT đã làm cho doanh thu tăng lên đồng thời chi phí hoạt động giảm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung kênh phân phối Internet vào danh mục kênh phân phối dịch vụ NH hiện có dẫn đến thu nhập NH tăng một cách đáng kể (DeYoung, 2007) Việc giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như chi phí văn phòng, hóa đơn điện nước, cũng như nhân công, là lợi thế rõ ràng của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử Các ngân hàng sử dụng công nghệ điện tử để giảm chi phí cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, hợp lý hóa và tự động hóa các hoạt động của doanh nghiệp cũng như giảm nhu cầu giao dịch trực tiếp tại NH Bằng cách nhận tiền gửi không kỳ hạn từ người tiêu dùng với chi phí trung bình 0,1-0,5% mỗi năm, các ngân hàng có thể giảm chi phí đầu vào vốn của mình với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng tỷ lệ thuận với mức độ tiên tiến của hệ thống thanh toán và tần suất khách hàng chuyển tiền qua tài khoản của họ.

1.3.2 Tác động đến kết quả phi tài chính của NH

Ngoài những kết quả tài chính thuận lợi mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử còn mang lại lợi ích cho ngân hàng về một số mặt, bao gồm tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao uy tín tiếp thị của ngân hàng và thay đổi mô hình kinh doanh, danh mục sản phẩm và cơ cấu hoạt động của NH.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử thu hút mở rộng mạng lưới khách hàng mới, khách hàng giá trị

Khách hàng có nhu cầu lớn hơn đối với các sản phẩm ngân hàng khác nhau và đặc biệt quan tâm đến dịch vụ NHĐT của một NH bán lẻ Phần lớn những người tiêu dùng thường sử dụng các kênh trực tuyến cho nhiều mục tiêu khác nhau (mua hàng kinh doanh trực tuyến, tiết kiệm và cho vay, v.v.) Những khách hàng này là những người tiêu dùng tiềm năng đáng kể đối với ngân hàng vì họ thường xuyên được học hành, hiểu biết về công nghệ và có nhu cầu giao dịch liên tục Để vận hành các dịch vụ ngân hàng điện tử có thể đến các địa điểm xa xôi mà không phát sinh chi phí đáng kể so với việc xây dựng chi nhánh, các ngân hàng đang ngày càng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình.

- Uy tín của ngân hàng được nâng cao rất nhiều nhờ các dịch vụ ngân hàng điện tử, đây cũng là một kênh tiếp thị điện tử (e-marketing).

Sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử đã làm cho hoạt động tiếp thị điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trở nên dễ hình dung Nền tảng của tiếp thị điện tử là khả năng cung cấp thông tin toàn diện về lịch sử tài chính và mô hình mua hàng của người tiêu dùng qua các kênh phân phối điện tử Các ngân hàng có thể quảng cáo hàng hóa phù hợp và tăng cường kết nối với khách hàng bằng cách tham gia vào các hoạt động như bán chéo nhờ phân tích chi tiết về người tiêu dùng.Dịch vụ NHĐT cũng có thể nâng cao khả năng sử dụng tài nguyên CNTT và quy trình kinh doanh của tổ chức, tăng cường kết nối của khách hàng với nhà cung cấp,tăng tốc độ phân phối hàng hóa và dịch vụ, đồng thời giảm thiểu các sai sót không đáng có.

Danh tiếng của các ngân hàng được cải thiện nhờ các dịch vụ ngân hàng điện tử, điều này đặc biệt đúng vào thời kỳ đầu khi chỉ các ngân hàng có tư duy tương lai mới sử dụng kênh này Mảng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử được quảng cáo nổi bật trên trang web của ngân hàng, làm tăng sức hấp dẫn của ngân hàng đối với người tiêu dùng có học thức và đương đại, đồng thời tiếp tục đóng vai trò là công cụ tiếp thị chính của ngân hàng.

- Dịch vụ NHĐT nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng các dịch vụ ngân hàng điện tử hỗ trợ trong việc thiết kế lại cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của ngân hàng, khuyến khích các phương pháp làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn Với ví dụ chính là "ngân hàng ảo" đương thời, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng hỗ trợ các ngân hàng mở rộng thị trường một cách dễ dàng, không hạn chế về không gian hoặc yêu cầu về sự hiện diện thực tế của các chi nhánh của NH.

- Các giải pháp của NHĐT nâng cao mức độ hài lòng của KH đối với các dịch vụ ngân hàng

Nhờ sự tiện ích và sẵn sàng phục vụ 24/24 của NHĐT mà KH có thể thực hiện nhiều giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi mà không phải phụ thuộc vào giờ giấc hành chính của NH Dịch vụ đang ngày càng phát triển càng thể hiện mức độ tin tưởng và hài lòng của KH với nó.

1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới

Trung Quốc Để phát triển ngân hàng số, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển minh bạch cho các ngân hàng số; đẩy mạnh các giao dịch số thông qua các chính sách khuyến khích tài chính tiêu dùng, bảo vệ người dùng dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin

Về khuôn khổ pháp lý, chính sách: Trung Quốc xây dựng khung pháp lý về tài chính kỹ thuật số với mục tiêu là dành không gian nhất định cho việc phát triển tài chính Internet dựa trên 5 nguyên tắc chính: (1) Nâng cao hiệu quả và khả năng của dịch vụ tài chính, (2) Tài chính số phải góp phần phân bổ hiệu quả nguồn lực và xây dựng tài chính ổn định, không được gây ra biến động giá đột ngột hoặc làm tăng chi phí tài chính, (3) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, (4) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý, (5) Cân bằng sự giám sát của chính phủ và tính kỷ luật ngành. Ấn Độ

Với 52% trong năm 2017, Ấn Độ xếp thứ hai sau Trung Quốc trong số các quốc gia có chỉ số chấp nhận công nghệ tài chính cao nhất trên toàn thế giới Chỉ số này được dự đoán sẽ sớm tăng lên đối với cả nước dẫn đầu toàn cầu Điều này chứng tỏ các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng hơn như thế nào ở Ấn Độ trong những năm gần đây. Để tạo môi trường thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân (Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI

Thành lập Công ty thanh toán Quốc gia (NPCI): Ngân hàng trung ương

(RBI) cùng với Hiệp hội Ngân hàng (IBA) của Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI) năm 2009 với vai trò là cơ quan chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ấn Độ, đem lại sự chuẩn hóa trong hoạt động thanh toán bán lẻ, đồng thời mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng.

Tháng 08/2016, Ấn Độ ra mắt giao diện thanh toán hợp nhất (UPI): Để chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động dễ dàng hơn, NPCI đã xây dựng hệ thống thanh toán kỹ thuật số này Bằng cách cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, UPI tăng sự tiện lợi cho khách hàng.

Hệ thống thanh toán nhờ Aadhaar (AEPS): là một bước phát triển trong thanh toán kỹ thuật số sử dụng mã Aadhaar, chứa thông tin sinh trắc học về công dân Ấn Độ Vì nhiều người Ấn Độ có mã Aadhaar, AEPS là một công cụ quan trọng để phổ cập các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

Chính phủ Ấn Độ đã cung cấp một số cơ chế khuyến khích khác ngoài luật để tạo cơ sở hạ tầng công nghệ cho thanh toán điện tử, bao gồm cắt giảm 2% thuế đối với thu nhập nhận trực tuyến thay vì trực tiếp, chuyển đến các tổ chức từ thiện với chứng từ thanh toán điện tử phù hợp hoặc các khoản thanh toán vượt quá mức tối đa cho phép được khấu trừ thuế.Nhìn chung, Chính phủ Ấn Độ đang hướng tới việc xây dựng một xã hội phi tiền mặt, sử dụng nhiều hơn các giao dịch số trong tương lai Việc xây dựng các hệ thống chung, vững chắc như mã số Aadhaar, hay các hệ thống thanh toán chung của Chính phủ cũng sẽ là bước tiền đề giúp cho các ngân hàng tại Ấn Độ dễ dàng hơn trong việc số hóa hoàn toàn hệ thống.(

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi công nghệ số và một số tổ chức đã bắt đầu cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến Đa số các NHTM Việt Nam đều có chính sách số hóa và ưu tiên phát triển lĩnh vực ngân hàng số Do niềm tin chung của tất cả các NH vào sự phù hợp quan trọng của chuyển đổi số, có tới 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên công nghệ 4.0 và 92% ngân hàng đã tạo ra dịch vụ ứng dụng trên web và điện thoại di động.

Một số ngân hàng đang chuyển đổi sang số hóa ở cấp độ nền tảng dữ liệu, trong khi nhiều ngân hàng đang bắt đầu triển khai ngân hàng số ở cấp độ hoạt động và các kênh truyền thông Nhiều ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank),Ngân hàngTMCP Tiên Phong (TPBank), đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự động sử dụng một phần dữ liệu lớn Một số ngân hàng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, máy học và các dịch vụ thương mại để cải thiện giao tiếp Thông qua các cuộc trao đổi trên trang web của ngân hàng hoặc mạng xã hội, đội ngũ nhân viên tư vấn tự động 24/7.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang áp dụng mô hình hợp tác thực tế với các công ty công nghệ lớn hoặc các tập đoàn công nghệ trong lĩnh vực tài chính Khách hàng được hưởng lợi từ những trải nghiệm hấp dẫn hơn nhờ sự hợp tác này, cũng như dễ dàng tiếp cận nhiều loại dịch vụ hơn.

Thời gian qua, các NHTM ở Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai chuyển đổi số và đạt được kết quả tích cực Cụ thể, tính đến cuối tháng 8/2020, “số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng kỳ năm 2016)…

Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam gần đây đã thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, chủ động và cho thấy thành công Tính đến cuối tháng 8 năm

2020, có 95,6 triệu tài khoản cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016 và có

109 triệu thẻ đang lưu hành Với 19.541 ATM và 274.539 POS, các tỉnh, thành phố của cả nước đã được bao phủ hoàn toàn bởi mạng lưới ATM và POS 282,4 triệu giao dịch với tổng trị giá 17,4 triệu tỷ đồng được thực hiện qua các kênh internet, tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016; 682,3 triệu giao dịch với tổng trị giá gần 7,2 triệu tỷ đồng được thực hiện qua kênh di động, tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Khoảng 30 triệu cá nhân tại Việt Nam sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng trực tuyến hàng ngày Tại Việt Nam, các giao dịch ngân hàng di động đang tăng với tốc độ 200% hàng năm Hiện tại, chỉ có kênh điện thoại di động chịu trách nhiệm cho hoạt động tài chính hàng ngày trị giá 300 nghìn tỷ đồng.

Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, công nghệ mới (như Internet và mạng điện thoại di động), công nghệ thông tin và truyền thông Ngân hàng điện tử cung cấp nhiều lợi ích bên cạnh thành công hiện tại của nó Đã tạo ra một bước tiến đáng chú ý và phát triển thành một mô hình quan trọng cho hệ thống tài chính hiện tại.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) là một trong những biện pháp cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường Dịch vụ NHĐT cũng đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như dành lấy cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới luôn đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và được hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự động (ATM), máy thanh toán tại các điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân.

So với các nghiên cứu khác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tại Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử, thậm chí còn ít nghiên cứu về hoạt động tài chính của các ngân hàng trong bối cảnh sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử đang ngày càng mạnh mẽ

Các cơ sở lý thuyết, tính năng và cách phân loại hàng hóa, dịch vụ ngân hàng điện tử đều đã được hệ thống hóa thông qua các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam Nghiên cứu chủ yếu đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng.

Khoảng trống nghiên cứu

Cho đến thời điểm hiện tại, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, tương đối nhiều tài liệu nghiên cứu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácNHTM trên nền tảng sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Bên cạnh đó, các nghiên cứu với các kết quả khác nhau khi đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng Ảnh hưởng của dịch vụ NHĐT đến hoạt động của ngân hàng được phân loại là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng, lịch sử và sự phát triển của dịch vụ NHĐT, cũng như môi trường chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia Ngoài ra, các sáng kiến nghiên cứu cả trong nước và quốc tế chủ yếu tập trung vào tác động của các ngân hàng nước ngoài đối với thành công tài chính của các ngân hàng trong nước được đo lường bằng các chỉ số khả năng sinh lời, cùng với những nghiên cứu đề cập đến các kết quả phi lợi nhuận Do đó những điểm mới của luận văn đó là:

- Giải thích được nền tảng phát triển dịch vụ NHĐT đã tác động đến HQHĐKD của các NHTM Việt Nam

- Nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp định định tính, số liệu cập nhật giai đoạn mới Xem xét tác động của ngân hàng điện tử đến các chỉ số tài chính của NH.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt

2.1.1 Khung chính sách và quy định pháp lý

Chính phủ cũng chú ý đến các quy định pháp luật trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ NHĐT “Để đảm bảo an toàn cho hoạt động dịch vụ NHĐT, NHNN đã ban hành Thông tư 35/2006/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet, áp dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về

TTKDTM quy định phương tiện TTKDTM sử dụng trong giao dịch bao gồm: thanh toán qua thẻ, lệnh 77 chi, séc, nhờ thu, ủy nhiệm thu và các phương tiện thanh toán (PTTT) khác Nghị định này cũng cấm các hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các PTTT không hợp pháp.”

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển sẽ đi cùng với các mối đe dọa về rủi ro an toàn thông tin xảy ra thường xuyên hơn, ngân hàng nhà nước đã ban hành “Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018, quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động NH Các quy định yêu cầu an toàn TT tối thiểu gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý tài sản CNTT; quản lý nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường lắp đặt; quản lý vận hành và trao đổi TT; quản lý truy cập; quản lý sử dụng dịch vụ CNTT của bên thứ ba và các vấn đề quản lý hệ thống thông tin” Bên cạnh đó, các tổ chức trung gian thanh toán với việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào thanh toán được cho là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lạm dụng để thực hiện hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố, do chưa tuân thủ chặt chẽ quy định về phòng, chống rửa tiền “Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

20,550 21,000 của Luật Phòng, chống rửa tiền, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền như đối với các tổ chức tài chính.”

2.1.2 Hạ tầng thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam

ATM – Máy rút tiền tự động

Máy ATM đầu tiên ở Việt Nam cho phép rút tiền từ các NH nội địa ra mắt vào năm 2002 Các tiện lợi của ATM trong trong thời kỳ bắt đầu hội nhập được người dân xem là tiến bộ công nghệ vượt bậc, điều chưa từng xảy trước đây Từ những chiếc máy ATM ban đầu, hiện nay, hệ thống máy ATM đã được trang bị phủ khắp cả nước với số lượng không ngừng được tăng lên nhằm phục vụ nhu cầu tài chính thiết yếu của người dân.

Hình 2.1: Số lượng máy ATM được lắp đặt giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2021

Nhìn chung, quy mô và số lượng máy ATM tăng dần từ năm 2017 đến năm

2021 Cả nước có 17.559 máy ATM được sử dụng trong năm 2017 Kể từ năm

2020, số lượng máy ATM được đặt nhiều hơn, mặc dù tốc độ tăng trưởng có phần chững lại Cụ thể, tính đến năm 2020, cả nước có 19.636 máy ATM được lắp đặt. Đến năm 2021, đã có 20.550 máy ATM được lắp đặt, đây là con số lớn nhất từ trước đến nay Điều này cho thấy sự gia tăng bền vững về số lượng hệ thống ATM được triển khai trên cả nước.

Những cải tiến gần đây của các ngân hàng thương mại đối với các điểm giao dịch tự động ATM mới cho thấy nhu cầu tương đối mạnh mẽ và sự chấp nhận của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại Các ngân hàng thương mại quốc doanh đã thiết lập một mạng lưới ATM trên toàn quốc nhờ vào các khu vực dịch vụ rộng khắp và nhiều nguồn lực của họ Đặc biệt, để tăng lượng sử dụng ATM, một số ngân hàng đã đặt máy ATM gần các khu công nghiệp và những khu vực có nhiều người sử dụng thẻ ATM Tuy nhiên, số liệu của NHNN cho thấy hệ thống ATM chủ yếu tập trung ở 5 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ (chiếm khoảng 50% số cây ATM); phần còn lại ở các thị trấn nhỏ hơn và vẫn còn ít nơi ở nông thôn được lắp đặt máy ATM.

Ngoài ra, rõ ràng trong thời gian qua việc mở rộng các máy ATM khá khiêm tốn, chỉ khoảng 4% đến 6%, một phần là do chi phí lắp đặt cao, bao gồm cả chi phí mua máy và bảo trì hệ thống Thêm vào đó, thay vì đầu tư mạnh vào hệ thống ATM với chức năng duy nhất được khách hàng sử dụng nhiều đó là rút tiền, các ngân hàng gần đây đã tập trung phát triển hệ thống POS / EDC và các hình thức thương mại điện tử khác như mobile banking, internet banking để từng bước thay đổi nguồn tiền mặt của người dân thói quen tiêu dùng.

 Thiết bị đọc thẻ điện tử (POS)

Trong những năm gần đây, mạng lưới và cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng đã dần hoàn thiện nhờ số lượng máy ATM và máy POS tăng lên Số lượng POS được lắp đặt từ năm 2017 đến năm 2021 được hiển thị trong biểu đồ bên dưới.

Hình 2.2: Số lượng máy POS được lắp đặt giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2021

Có thể thấy, số lượng thiết bị POS ngày càng tăng, từ 268.813 máy năm

2017 đã tăng lên đến 349.857 máy vào năm 2021.

Quy mô thanh toán qua POS đã được cải thiện đáng kể do việc triển khai và cài đặt phần cứng mới tại các thiết bị đầu cuối thanh toán, tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng thiết bị POS chấp nhận thanh toán trên toàn quốc đã có dấu hiệu giảm. Đặc biệt, số lượng thiết bị POS giảm xuống chỉ còn 243.123 vào năm 2018 và 276.273 vào năm 2020 Tương tự như hệ thống ATM, việc lắp đặt hệ thống POS chủ yếu ở các trung tâm kinh doanh, đó là lý do tại sao lại có sự phân bổ không đồng đều, các nhà hàng và siêu thị ở các thành phố lớn là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này Các thành phố lớn được trang bị khá nhiều thiết bị thanh toán POS,trong khi các khu vực nông thôn và đồi núi có tương đối ít Các ngân hàng thương mại đã kiểm tra và đưa một số thiết bị POS ra khỏi những nơi khó xử lý và từ những thiết bị có vấn đề kỹ thuật Phương thức thanh toán cũng đã bị thay thế một phần bởi sự xuất hiện và phát triển không ngừng của các phương thức thanh toán thay thế, chẳng hạn như thanh toán nhanh bằng mã QR trên các ứng dụng di động và thanh toán bằng ngân hàng trực tuyến Thanh toán qua máy POS Việc đến năm

2021, số lượng máy ATM được mở rộng thêm một lần nữa là bằng chứng cho thấy khách hàng đang tiếp tục chấp nhận xu hướng sử dụng thẻ thanh toán trong các đầu đọc thẻ và đang phát triển trở lại nhanh chóng.

Thẻ Ngân hàng từ trước đến nay được xem như một phương thức thanh toán linh hoạt mà các NHTM cung cấp với số lượng rất lớn, không ngừng mở rộng theo thời gian Ngoài việc cung cấp cho KH nhiều lợi ích bổ sung bao gồm các tùy chọn thanh toán, cho vay tiêu dùng và bảo hiểm, thẻ ngân hàng đã phát triển thành một trong những phương thức huy động vốn nhanh nhất Thẻ ngân hàng hiện nay không chỉ được sử dụng để rút tiền mặt và mua hàng qua máy POS; chúng cũng có thể được sử dụng để thanh toán cho nhiều giao dịch mua trực tuyến, bao gồm đặt phòng khách sạn, vé máy bay, hóa đơn điện nước, và kết nối thanh toán với các công ty công nghệ như Grab, Shopee và Lazada

2.1.3 Giá trị giao dịch qua các kênh phân phối điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.3.1 Giá trị giao dịch thông qua các kênh phân phối điện tử

 Giá trị giao dịch qua ATM

Giá trị các giao dịch được thực hiện thông qua máy ATM liên tục tăng trong suốt những năm qua, thể hiện sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia Tuy nhiên, theo số liệu của NHNN, lượng tiền mặt rút ra chiếm khoảng 85% giá trị hoạt động ATM; 15% còn lại là hoạt động chuyển khoản và thanh toán Rõ ràng là một bộ phận đáng kể người Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng tiền mặt cho tới hiện tại.

 Giá trị giao dịch qua POS

Giá trị của các giao dịch được thực hiện qua hệ thống POS đã tăng lên cùng với sự phát triển của các tùy chọn thanh toán Tuy nhiên trong giai đoạn 2019-2021,tổng giá trị giao dịch qua máy ATM/POS giảm gần 19% Nguyên nhân giảm là do thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt với việc giãn cách, cách ly xã hội và thực hiện các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch bệnh ở nhiều địa phương kéo theo số lượng và giá trị của các giao dịch ATM/POS giảm.

 Giá trị giao dịch qua Mobile banking

Ngân hàng di động là một trong những dịch vụ hàng đầu trong xu hướng thương mại điện tử đang nổi lên vì nó mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi nhất Hiện có 45 ngân hàng tại Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán bằng ứng dụng điện thoại, được người dùng ưa chuộng.

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2017-2021

2.2.1 Kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.1.1 Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu

Quy mô tài sản được thể hiện ở bảng dưới đây

Bảng 2.1 Quy mô tổng tài sản của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.2 Tăng trưởng qua các năm của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam Đơn vị: Triệu đồng

Tăng trưởng tuyệt đối (tỷ đồng)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của 25 NHTM Việt Nam đã đạt gần 13.1.1 tỷ đồng, tăng gần 14,89% so với năm 2020 Tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức hai con số kể từ năm 2019, cho thấy sự mở rộng quy mô diễn ra khá nhanh, đặc biệt vào năm 2019 tỷ lệ này đạt 17,54% Năm 2019 cũng là năm mới bắt đầu đại dịch covid-19 nên tăng trưởng của các NH vẫn cao Sang đến năm 2020 là đỉnh điểm của đại dịch nên đã làm suy giảm tuy nhiên vẫn giữ ở mức 2 con số Năm 2021, các NHTM đang có đà hồi phục tốt, giữ ở mức gần 15%.

Hình 2.3 Cơ cấu tổng tài sản của 25 NHTM Việt Nam năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn chung, nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV, AgriBank, VietinBank, Vietcombank - Big 4) từ trước đến nay đều là những ngân hàng khổng lồ với quy mô lớn, mặc dù thực tế các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ đã có sự gia tăng đáng kể tổng tài sản tăng qua các năm Hơn 51% tổng tài sản của 25 ngân hàng thương mại được đại diện bởi tài sản của Big 4 Nhóm ngân hàng quy mô vừa có tốc độ phát triển tài sản nhanh, bao gồm Sacombank, VPbank, MBbank, Á Châu, Sài Gòn, Sài Gòn Hà Nội và Techcombank, là nhóm sau (chiếm 26% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam)

 Quy mô vốn chủ sở hữu (VCSH) năm 2021 của 25 NHTM Việt Nam được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3 Quy mô VCSH của 25 NHTM Việt Nam năm 2021 Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản của 25 NHTM năm 2021 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.4 Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản (%) của 25 NHTM năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam năm 2021 có sự tăng trưởng khá cao Vietcombank dẫn đầu với gần 110.00 tỷ, theo sau đó là Vietinbank vàTechcombank với quy mô tương đương nhau lên tới 93.000 tỷ Sự ổn định hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng không được đảm bảo bởi tỷ lệ vốn

5194671 chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại vẫn còn thấp Mặc dù các ngân hàng thương mại nhà nước như BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank có quy mô lớn nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trong hệ thống của các ngân hàng này chỉ ở mức 4% đến 7% Do đó, các ngân hàng phải tập trung vào chiến lược tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu và các phương thức khác để thu hút thêm vốn trong và ngoài nước.

2.2.1.2 Tăng trưởng cho vay khách hàng và tiển gửi khách hàng

Hình 2.5 Quy mô cho vay khách hàng (tỷ đồng) của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NH

Theo đó, ta có mức tăng trưởng cho vay KH (%) của 25 NHTM giai đoạn 2017-2021 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Quy mô tiền gửi khách hàng

Hình 2.6 Quy mô tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NH

Mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn

2017 – 2021 được thể hiện qua bảng sau:

Hình 2.7 Số liệu cho vay khách hàng (tỷ đồng) và tiền gửi khách hàng

(tỷ đồng) của 25 NHTM Việt Nam năm 2021

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NH

MSB VPB TCB MBB VIB

Seabank PG bank SHB NCB Tpbank Pvcombank

Có thể thấy, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Big4 sẽ tiếp tục thống lĩnh thị phần cho vay và vốn huy động tương ứng vào năm 2021, với hơn 50% thị phần Theo tính toán, dư nợ cho vay của 4 ngân hàng lần lượt từ cao đến thấp là BIDV (với thị phần lên đến 15,4%), Agribank (14,89%) theo sau đó là Vietinbank ( 12,83%) và Vietcombank (10,86%).

2.2.1.3 Thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của ngân hàng

Năm 2021 ghi nhận tổng lợi nhuận sau thuế của 25 NHTM Việt Nam là 157.054 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với năm 2020 Những kết quả thuận lợi này là kết quả của việc tăng trưởng tín dụng cũng như thu nhập từ dịch vụ tăng rõ rệt, sự thay đổi có lợi trong mô hình công ty và hiện đại hóa các quy trình, giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Lĩnh vực quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng là hoạt động tín dụng tiếp tục mang lại những kết quả tích cực cho ngân hàng, thể hiện qua sự gia tăng liên tục của thu nhập lãi thuần bên cạnh sự phát triển rõ rệt của doanh thu dịch vụ.

Hình 2.8 Tổng lợi nhuận sau thuế, thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (tỷ đồng) của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NH

Số liệu cho vay KHTiền gửi KH

ROA bình quân ROE bình quân

Rõ ràng trong cơ cấu tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh thu lãi thuần chiếm hơn 80% tổng thu nhập Mặc dù nhà nước có chính sách thắt chặt tín dụng tuy nhiên thu nhập lãi thuần vẫn tăng đều qua các năm. Việc thu phí các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh cổ phiếu,… mang lại cho ngân hàng nguồn thu ngoài lãi theo đó các chuyên gia đánh giá chi phí của các dịch vụ ngân hàng điện tử có khả năng tăng thu nhập của ngân hàng một cách tốt nhất Thu nhập từ hoạt động dịch vụ sẽ tăng theo tốc độ tăng trưởng trong các năm 2020 và 2021, cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các hoạt động này đối với doanh thu của ngân hàng.

Hình 2.9 ROA, ROE bình quân (%) của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NH

Theo Moody’s thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngành NH ở mức ROA≥1%; ROE ≥12-15% là đạt kết quả tốt Mặc dù đã có những cải thiện so với 5 năm trước, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tài sản của các ngân hàng thương mại vẫn thấp so với các chỉ tiêu trên toàn thế giới Tỷ lệ ROE bình quân của 25 NHTM Việt Nam cải thiện từ 10,6% năm 2017 lên 15,7% năm

2021 Ngoài ra, từ 0,75% năm 2017 lên 1,34% năm 2021, tỷ lệ ROA bình quân

LNSTTN lãi thuầnTN thuần từ hddv

0 TCB 3.58 OCB 2.61 VPB 2.43 VIB 2.31 MBB 2.3 MSB 2.12 ACB 1.98 Tpbank 1.93 HDBank 1.75 Vietcombank 1.6 Seabank 1.33 ABB 1.31 SHB 1.09 Kiên Long 1.09 Liên Việt Post Bank 1.08 Vietinbank 0.98 Agribank 0.74

PG bank 0.67 Sacombank 0.67 BIDV 0.64 Bắc Á 0.61 VietBank 0.52 SCB 0.17 Pvcombank 0.04 NCB 0 tăng Đây là một chỉ báo tích cực đối với ngành ngân hàng, đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang phải thực hiện chính sách hạn chế tín dụng nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Ngoài ra, hình dưới đây cho thấy xếp hạng các ngân hàng có ROA, ROE theo thứ tự từ cao xuống thấp năm 2021

Hình 2.10 Xếp hạng các NH có ROA (%) từ thấp đến cao năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.11 Xếp hạng các NH có ROE (%) từ thấp đến cao năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp Để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn vào năm 2021, các NHTM Việt Nam không ngừng tăng cường nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, rõ ràng tốc độ tăng LNST của các ngân hàng thương mại đã tăng nhanh so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, tạo ra tỷ lệ ROE cao Một bước ngoặt có thể được quan sát thấy trong hoạt động tài chính của các ngân hàng quy mô trung bình khi lợi nhuận tiếp tục tăng và thu nhập tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ Sau khi giải quyết các vấn đề về thu hồi nợ khó đòi, trích lập dự phòng và tăng vốn điều lệ dự báo các ngân hàng thương mại lớn có năng lực cho vay và mạng lưới khách hàng lớn nhất sẽ chiếm lại vị trí đầu bảng.

2.2.2 Kết quả phi tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

•Liên quan đến tính hiệu quả và an toàn của các hoạt động tài chính

Các số liệu về mở rộng quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, tiền gửi và huy động vốn của ngân hàng cho thấy, mặc dù gặp nhiều khó khăn do chính sách tiền tệ nghiêm ngặt và những hạn chế, các NHTM Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động phù hợp với yêu cầu an toàn của Nhà nước, và tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức ổn định (từ 10 % đến 20%).

•Về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Mức độ tiến bộ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng mà các ngân hàng đạt được trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh gay gắt ngày nay là những chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng của họ Các nghiên cứu cho rằng các dịch vụ phức tạp và đa dạng hơn mà các ngân hàng thương mại cung cấp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Không chỉ có các hoạt động ngân hàng thông thường, các hoạt động huy động vốn và cho vay đối với các công ty để tăng trưởng bền vững đã được cải thiện đáng kể với giá cả phải chăng, mà còn có các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, gửi tiền và cho vay đối với

KH bán lẻ với chi phí hợp lý.

Các ngân hàng thương mại tập trung triển khai công nghệ, tạo hạ tầng kỹ thuật số một cách tập trung, cụ thể cho phép chia sẻ, tích hợp để xây dựng một môi trường kỹ thuật số đa ngành như: ngân hàng di động kết nối viễn thông, điện lực, hàng không, giao thông vận tải, y tế, sàn giao dịch điện tử, siêu thị, cung cấp kết nối thanh toán dễ dàng cho khách hàng Khi các dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên tốt hơn mỗi ngày, người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không bị ràng buộc về thời gian hoặc không gian, điều này giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng Đối với tất cả các ngân hàng, phong trào hướng tới số hóa doanh nghiệp thể hiện cả tiềm năng và khó khăn to lớn Để làm được điều đó, cần có sự thay đổi cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, cũng như việc chi tiền để phát triển nền tảng công nghệ NH và thời gian phục vụ khách hàng.

Số lượng và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ ngân hàng hiện nay có thể so sánh với số lượng và chất lượng của khoảng mười năm trước, mặc dù chúng vẫn còn khá tốt khi so sánh với một số ngân hàng đa quốc gia Việc bán chéo hàng hóa của khách hàng bao gồm trái phiếu, đầu tư vào chứng khoán và bảo hiểm đã tiến bộ hơn trước đây, nhưng không thực sự mang lại lợi ích đáng kể Rõ ràng là các ngân hàng đang nỗ lực “cá nhân hóa” hơn nữa các dịch vụ tài chính của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tâm lý của khách hàng Các ngân hàng cũng triển khai một số sáng kiến chăm sóc KH ưu tiên cao, bao gồm các gói quà tặng ưu việt hoặc các gói khám và điều trị ung thư thực sự hữu ích.

• Liên quan đến hoạt động kinh doanh được đổi mới

Các NH đã thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh, ngày càng hiện đại hóa và tự động hóa hoạt động Các ngân hàng thương mại ưu tiên cung cấp dịch vụ bán lẻ cho KH và doanh nghiệp, thể hiện qua lượng khách hàng bán lẻ không ngừng mở rộng Ngoài ra, doanh thu ngoài lãi của các ngân hàng từ thu phí dịch vụ thanh toán,dịch vụ thẻ, hoạt động ngoại hối, kinh doanh cổ phiếu, đang tăng nhanh, thể hiện điều đó bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng Các NH truyền thống đang cho vay và các NH đã tăng cường đầu tư vào các hàng hóa và dịch vụ khác.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trên nền tảng phát triển NHĐT

2.3.1 Những tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM

Kết quả điều tra cho phép xác nhận những tác động có lợi của dịch vụ NHĐT đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Rõ ràng là các dịch vụ ngân hàng điện tử hỗ trợ ngân hàng không chỉ nâng cao thu nhập hoạt động và tạo ra lợi nhuận mà còn tăng năng suất lao động, nâng cao nhận diện thương hiệu và mở rộng cơ sở khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đang nhanh chóng trở thành một thông lệ tiêu chuẩn trong ngành ngân hàng hiện đại Kế hoạch hỗ trợ các NHTM phát triển mô hình kinh doanh, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải tiến hoạt động ngân hàng sẽ là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng mô hình ngân hàng số, đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác Thị trường ngày nay liên tục được cập nhật và đổi mới bởi các tổ chức nước ngoài, tài chính và công nghệ.

2.3.2 Một số hạn chế của dịch vụ NHĐT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM

Trước hết, đầu tư vào sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử cần rất nhiều vốn và thời gian hoàn vốn dài, điều này có thể làm tăng chi phí và hạ thấp mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn của ngân hàng Việc tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết bị và máy móc làm việc, phát triển phần mềm và đào tạo đều cần thiết cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ Ngân hàng điện tử Mỗi ngân hàng thương mại phải có đủ nguồn lực tài chính và kỹ năng quản lý cần thiết cho hoạt động này Đây là một trong những thách thức hiện nay trong quá trình thiết lập các dịch vụ Ngân hàng điện tử và hiện đại hóa các quy trình.

Quá trình lựa chọn công nghệ và triển khai các phần mềm ứng dụng được cập nhật gần đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động tốt như thế nào Các ngân hàng nhỏ với ít tiềm lực tài chính phải vật lộn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ, điều này khiến cho quá trình số hóa các hoạt động ngân hàng diễn ra chậm chạp hoặc hoàn toàn không có.

Tiếp theo đó là những rủi ro liên quan đến công nghệ và hoạt động NHĐT là rất lớn, làm tăng chi phí trích lập dự phòng và quản lý rủi ro và có thể gây tổn hại đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, việc sử dụng rộng rãi thương mại điện tử và việc kết hợp các ứng dụng dịch vụ NHĐT vào cơ sở hạ tầng CNTT đã góp phần làm cho Ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào các đối tác Công nghệ Hiệu quả hoạt động của NHTM cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế và người tiêu dùng, cùng tạo ra những rủi ro mới về Công nghệ, Chiến lược, Hoạt động và tính pháp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của NHĐT.

Thứ ba, uy tín và thương hiệu của các NHTM đang bị ảnh hưởng bởi những nguy cơ gia tăng liên quan đến bảo mật tài chính khách hàng, bí mật và gian lận Sự xuất hiện của các vấn đề về an toàn tài chính và bảo vệ thông tin khách hàng có tác động bất lợi đến uy tín hoạt động của các ngân hàng thương mại Thanh toán qua các kênh dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ hỗ trợ một nền kinh tế không dùng tiền mặt, hiện đại và hữu ích, nhưng khách hàng vẫn tiếp tục lo lắng nhiều về tính bảo mật của các giao dịch điện tử, đặc biệt khi các trường hợp gian lận, đánh cắp tài khoản và đánh cắp thông tin tiếp tục gia tăng ngành ngân hàng Vì sự an toàn và bảo mật của các ngân hàng vẫn còn khá kém và vận hành các giao dịch để đảm bảo an toàn và bảo mật cho Khách hàng còn hạn chế, đây là mối nguy hiểm thường xuyên gặp phải khi giới thiệu dịch vụ NHĐT.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 67

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên nền tảng sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử

Việc phát triển dịch vụ NHĐT để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mỗi ngân hàng là khác nhau, phụ thuộc vào năng lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và chiến lược phát triển của từng ngân hàng.

Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKQ của các NHTM trên nền tảng sự phát triển của dịch vụ NHĐT được xem xét dưới góc độ định hướng chung cho các ngân hàng thương mại Dưới đây là một số giải pháp :

Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng điện tử Để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Trước tiên, để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao lợi ích và giảm thiểu mặt hạn chế của sản phẩm, dịch vụ NHĐT, hệ thống NHTM Việt Nam cần tích cực trau dồi, khảo sát, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng toàn cầu Bên cạnh việc hạn chế những tồn tại trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như thủ tục đăng ký, lo ngại về bảo mật, đảm bảo quyền riêng tư và các lỗi công nghệ, các ngân hàng cần nỗ lực để tăng tính tiện lợi cho các dịch vụ ngân hàng điện tử, thiết kế các hình thức cung cấp sản phẩm đa dạng, và nâng cao chất lượng dịch vụ “Việc phát triển các SP - DV ngân hàng thông minh như ví điện tử, liên kết với các website thương mại điện tử giúp mở rộng đáng kể cơ sở khách hàng, tăng tương tác của ngân hàng”.

Sự phát triển của Internet và ngân hàng di động, hai kênh phân phối ngân hàng điện tử có tác động tích cực đến hoạt động tài chính của ngân hàng và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng, nên được các ngân hàng ưu tiên thứ hai, khách hàng khi so sánh với các tùy chọn thanh toán thay thế đồng thời cung cấp các tiện ích lớn hơn Cần suy nghĩ về việc giảm thiểu và bố trí các máy ATM đắt tiền và các thiết bị POS không hiệu quả ở những nơi chiến lược, trung tâm.

Tiếp theo là các ngân hàng phải tăng cường dịch vụ khách hàng bằng cách thường xuyên cập nhật hệ thống Core Banking để hợp lý hóa giao diện người dùng, loại bỏ các thủ tục rườm rà không cần thiết và tạo thuận lợi cho việc nhập dữ liệu, tận dụng thông tin hệ thống để tăng tốc độ xử lý và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng phải đảm bảo tính chính xác, tiện lợi, nhanh chóng và giá cả phải chăng nhất.

Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu về mô hình kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, “cơ quan quản lý phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử, công nghệ thông tin”. Việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với xu thế phát triển của ngân hàng số được đề xuất thông qua nghiên cứu, rà soát, quy trình, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển đổi số Hệ thống văn bản pháp luật phải được cải thiện trong các lĩnh vực quy định về sản phẩm tiết kiệm điện tử và chứng thực chữ ký số.

Thứ năm, để chấp nhận thanh toán điện tử, các tổ chức có liên quan như ngân hàng, tổ chức tài chính, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử, cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải tạo mạng lưới các điểm (từ cửa hàng tạp hóa, nhà nghỉ, nhà hàng, siêu thị ) trên phạm vi toàn quốc Tạo ra một hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử hợp nhất (từ các dịch vụ công như năng lượng, nước, điện thoại đến y tế, giáo dục và truyền hình) và liên kết với tất cả các cơ quan thuế tại Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng để chấp nhận thanh toán dùng chung và có thể xử lý tất cả các hình thức thanh toán do ngân hàng, trung gian thanh toán, tổ chức tài chính cũng như các tổ chức thanh toán trong nước và quốc tế cung cấp Để giảm thiểu chi phí đầu tư của xã hội và đạt mức chi phí thấp cho công chúng, người tham gia có thể kết nối dựa trên cơ sở hạ tầng chuyển mạch thanh toán bù trừ mà không cần cài đặt POS, QRCode, NFC hoặc các thiết bị khác.

Thứ sáu, sắp tới, thử nghiệm việc sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ giá trị thấp, thúc đẩy tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt và mở rộng khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân địa phương. vùng nông thôn, vùng đồi núi, vùng hẻo lánh và vùng sâu, vùng xa

Thứ bảy, các ngân hàng phải khuyến khích việc tạo ra các hướng dẫn bảo mật nội bộ với trọng tâm là việc tạo ra các công cụ, kỹ thuật và thủ tục xác thực bảo mật được nâng cao hơn.

 Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng

Chatbot được xem là ứng dụng đầu tiên và dễ thấy nhất sức ảnh hưởng của

AI được áp dụng trong hoạt động của ngân hàng mà không cần đến sự can thiệp của nhân viên ngân hàng Các chatbot được hỗ trợ bởi AI, nó tương tác với khách hàng theo cách giống như con người: cung cấp, hướng dẫn tài chính cho khách hàng của ngân hàng thông qua tin nhắn thoại và văn bản, truy cập dịch vụ 24/7.

Chatbot trả lời được các câu hỏi đơn giản của người dùng ứng dụng ngân hàng và chuyển hướng họ đến trang web của ngân hàng nếu cần Chatbot cung cấp các hoạt động trực tiếp & cơ bản như mở hoặc đóng tài khoản, chuyển tiền, v.v.

Chatbot tự động hóa mọi nhiệm vụ được thực hiện bởi con người và làm cho toàn bộ quá trình trở nên đơn giản AI có thể giảm khối lượng công việc trong ngân hàng Chatbot giảm khối lượng công việc của nhân viên.

 Giải pháp đổi mới mô hình hoạt động, vận hành

Các ngân hàng cần đẩy mạnh và nghiên cứu thêm các mô hình thanh toán tại các nơi hiện nay chưa có nhiều dịch vụ NHĐT như nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… tiếp tục phát triển công tác truyển thông, hướng dẫn cho người dân nâng cao kỹ năng và tiếp cận sản phẩm một cách nhanh nhất.

Ngày đăng: 07/12/2022, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w