1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.

114 11 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Xuất Khẩu Rau Quả Việt Nam Sang Thị Trường EU Trong Bối Cảnh Tham Gia Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới EVFTA
Tác giả Lê Thị Lan Hương
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 3,05 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (18)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (22)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (22)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (22)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (23)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 5.1. Phương pháp thu thập thông tin (24)
    • 5.2. Phương pháp xử lý thông tin (24)
  • 6. Kết cấu nội dung (25)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (26)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả (26)
      • 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu (26)
      • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu (27)
      • 1.1.3. Các hình thức phân phối hàng hóa xuất khẩu (28)
      • 1.1.4. Khái quát về xuất khẩu hàng rau quả (29)
      • 1.1.5. Đặc trưng trong xuất khẩu rau quả (29)
      • 1.1.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu rau quả (30)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm rau quả trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (36)
      • 1.3.1. Cam kết trong hiệp định thương mại tự do mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu là thành viên (37)
      • 1.3.2. Các yếu tố xuất phát từ nước nhập khẩu (37)
      • 1.3.3. Các yếu tố xuất phát từ nước xuất khẩu (38)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI EVFTA (41)
    • 2.1. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU (41)
      • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu theo năm (41)
      • 2.1.2. Hình thức xuất khẩu và phân phối rau quả xuất khẩu sang thị trường EU (44)
      • 2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu theo chủng loại mặt hàng (46)
      • 2.1.4. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường (52)
    • 2.2. Hiệp định EVFTA và quy định của EVFTA đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU (55)
      • 2.2.1. Hiệp định EVFTA (55)
      • 2.2.2. Quy định đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU (57)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU (70)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (87)
      • 2.4.2. Hạn chế tồn tại (88)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế (90)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM (0)
    • 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội, cơ hội, thách thức và định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU (93)
      • 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội (93)
      • 3.1.2. Cơ hội của Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU (96)
      • 3.1.3. Thách thức đối với Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU (97)
      • 3.1.4. Định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU (98)
    • 3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU (100)
      • 3.2.1. Về phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu (100)
      • 3.2.2. Về phía nhà nước (103)
  • KẾT LUẬN (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.

Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế luôn là vấn đề tất yếu, được đặc biệt quan tâm bởi hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam Điều này có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, quyết định đến mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia với quốc gia khác trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực diễn ra mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số, cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ cũng là lúc các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ra đời và ngày càng phát triển Tại Việt Nam, Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính là ví dụ điển hình cho FTA thế hệ mới đã được ký kết Hiệp định EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 10/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 với phạm vi cam kết và mức độ tự do hóa sâu rộng, toàn diện hơn Hiệp định này đã mang lại nhiều cơ hội mới trong quá trình thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khối Liên minh Châu Âu (EU) với

27 nước thành viên, không bao gồm Anh quốc.

EU là một thị trường nhập khẩu rộng lớn và đầy tiềm năng cho nhiều nhóm hàng hóa từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm cả nhóm hàng rau quả. Qua từng năm, EU luôn giữ lượng tiêu thụ lớn, ổn định hàng năm với rau quả tươi và sơ chế nhập khẩu và ngày càng gia tăng với rau quả chế biến trái mùa có nguồn gốc từ các quốc gia ngoài khu vực Trong khi đó, rau quả vốn là thế mạnh của nước ta- một quốc gia với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp có lực lượng lao động dồi dào, dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động trồng trọt, sản xuất nông lâm Rau quả xuất khẩu sang EU được đánh giá sẽ hưởng nhiều lợi ích từ EVFTA mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này càng phải đối mặt với nhiều hơn những khó khăn, thách thức về yêu cầu cao, chặt chẽ của thị trường tiêu dùng EU, nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,… hay các quy định mới về sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững,… được đặt ra trong Hiệp định EVFTA.Trong khi đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như thị phần xuất khẩu thấp, giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, dư lượng hóa chất độc hại chưa tuân thủ quy định,… gây khó khăn trong quá trình xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường EU Do vậy, bản thân DN trong nước và các cơ quan chức năng liên quan tại Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khắt khe của thị trường đầy khó tính này.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “ Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA “ làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Kinh doanh thương mại của mình Việc phân tích và đánh giá hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA là vô cùng quan trọng, cần thiết ở thời điểm hiện tại Tác giả hy vọng sẽ tìm ra giải pháp mang lại hiệu quả và tính khả thi cao nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường

EU trong thời gian tới.

Tình hình nghiên cứu

Tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài này, trước đây đã có rất nhiều các bài nghiên cứu khác cả trong và ngoài nước liên quan đến Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA, về hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả Việt Nam nói riêng sang thị trường EU hay về tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam Điều này chứng tỏ vấn đề xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đang ngày càng được quan tâm, trở thành đề tài nóng hổi trên các diễn đàn thông tin Liên quan đến vấn đề này, có một số nghiên cứu cụ thể như sau:

Tác giả Warner Uiterwijk, Globally Cool, Leeuwarden, Hà Lan và chuyên gia trong nước Vũ Thục Linh (2016) trong “Báo cáo thị trường rau quả EU” , thuộc dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (MUTRAP) đã chỉ ra thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung cùng với những phân tích về đặc điểm thị trường rau quả của EU và đưa ra những quy định bắt buộc của thị trường rau quả tại EU Từ đó, các tác giả phân tích được vấn đề về khoảng cách giữa năng lực cung ứng của thị trường rau quả Việt Nam với nhu cầu của thị trường EU, đưa ra đánh giá chung về cơ hội Việt Nam có thể tận dụng khi xuất khẩu nhóm hàng này.

TS.Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và TS Đinh Công Hoàng (05/2020) trong bài viết

“Phát triển xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu: Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách “ đăng trên Tạp chí nghiên cứu số 47 của NXB Nghiên cứu công nghiệp và thương mại- Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đã nghiên cứu thực trạng xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn 2015-2019 Từ đó, tiếp tục phân tích những hạn chế khó khăn còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía Việt Nam và EU cho những vấn đề này Dựa trên những đánh giá đó, tác giả tiếp tục đề xuất được 8 biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững nhóm hàng rau quả sang thị trường EU bao gồm: “(1)Đổi mới nhận thức và tư duy của nhà quản lý, hoạch định chính sách; (2)Tích cực tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới; (3)Phát triển nguồn cung và chuỗi cung ứng bền vững; (4)Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; (5)Đa dạng hóa thị trường tiềm năng mới, phát triển thị trường ngách trong EU; (6)Tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và dự báo thị trường EU; (7)Phát triển cơ sở hạ tầng, logistic, vận chuyển, ; (8)Đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội”.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long (29/07/2020), Đại học Thương mại với bài viết

“Một số tác nhân tác động đến xuất khẩu rau quả Việt Nam EU khi Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu- Việt Nam được triển khai” đăng trên Tạp chí công thương số 10 đã dựa trên những dữ liệu thứ cấp về sự phát triển các lực lượng tham gia, yếu tố tác động và phân tích môi trường xuất nhập khẩu nhóm hàng rau quả giữa EU và Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2014-2018 kết hợp với những cam kết chủ yếu trong Hiệp định thương mại tự do EVFTA, tác giả nhận diện và kỳ vọng mức tác động của 3 nhóm tác nhân bao gồm: “(1) Nhóm cam kết trong EVFTA và các quy định quản lý nhập khẩu rau quả EU; (2) Trạng thái nhu cầu thị trường và tiềm năng xuất nhập khẩu rau quả của EU; (3) Khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất- cung ứng xuất khẩu nhóm hàng rau quả” Từ đó, các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững rau quả của Việt Nam sang EU được đề xuất.

Hai tác giả Nguyễn Tiến Hoàng và Trịnh Thùy Ngân (12/2020) với bài viết “

Impact of EVFTA on the exportation of Vietnamese agricultural products to the EU market” trong cuốn Journal of International Economics and Management tập 21 đã áp dụng mô hình nghiên cứu định lượng SMART để phân tích, đánh giá tác động của việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan trong EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam bao gồm 4 nhóm sản phẩm mã HS 04, HS 08, HS 09 và HS 20 sang thị trường EU với năm cơ sở so sánh là 2018 Kết quả đầu ra SMART cho thấy EVFTA có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam Dựa theo đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị các giải pháp cho nhà nước và DN trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU.

Tại “Tọa đàm xuất khẩu rau quả sang EU”, 26/10/2021, tác giả Ngọc Hân có đề cập Tham tán nông nghiệp tại EU, ông Trần Văn Công đánh giá EU là thị trường nhập khẩu rau quả có quy mô lớn nhất thế giới Ông khằng định đây là thị trường tiềm năng cho rau quả Việt Nam.

Trong báo cáo “ One-year Implementation of European Union-Vietnam Free

Trade Agreement (EVFTA): Impacts on the Vietnamese Economy and Policy Formation” , 12/2021, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) soạn thảo với sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức liên quan khác đã phân tích, đánh giá tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU (bao gồm cả nhóm ngành nông, lâm, thủy sản) sau một năm hiệp định này chính thức có hiệu lực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị.

Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu, các tác động, cơ hội và thách thức của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA mang lại đối với hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU Ngoài ra, chúng ta có thể thấy còn rất nhiều các bài nghiên cứu khác liên quan đến tình hình xuất khẩu nông sản nói chung của Việt Nam sang thị trường EU khi Hiệp địnhEVFTA được triển khai Tuy nhiên, về thời gian nghiên cứu, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào những thời điểm trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực, kết quả chủ yếu mang tính chất đánh giá và dự báo trong tương lai nếu EVFTA được thi, mà chưa có bài nghiên cứu nào tập trung phân tích được thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU giai đoạn 2017-2021, bao gồm cả quãng thời gian trước và sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/ 08/2020 Vì vậy, về mặt nội dung, các bài nghiên cứu trước đây cũng chưa thể đánh giá, so sánh được kết quả xuất khẩu trước và sau EVFTA hay chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân xuất phát của chúng trong suốt quá trình rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU Đây chính là khoảng trống nghiên cứu Với đề tài “Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA“, tác giả rất mong muốn thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích chi tiết và đưa ra được những nhận xét mới nhất về thực trạng, một số bất cập, thách thức còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi tham giaHiệp định EVFTA và từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định EVFTA Trên cơ sở phân tích này, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu

• Hệ thống được những lý luận chung về xuất khẩu rau quả, về hiệp định thương mại tự do và các tác nhân tác động đến hoạt động xuất khẩu rau quả trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do.

• Phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia EVFTA Từ đó, tác giả đánh giá kết quả đạt được, hạn chế tồn tại, cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau quả sang thị trường EU.

• Đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Toàn bộ thông tin được sử dụng trong đề tài là thông tin thứ cấp, được thu thập từ nhiều nguồn tham khảo ở trong và ngoài nước, của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam đáng tin cậy như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước EU, Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Vụ thị trường Châu Âu- Châu

Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit)…

Ngoài ra, các kết quả trong bài nghiên cứu được đưa ra trên cơ sở tổng hợp và sử dụng số liệu từ “Bản đồ thương mại - Trade Map” của ITC.

Phương pháp xử lý thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để xử lý các thông tin đã được thu thập theo từng danh mục nội dung chương, phần nghiên cứu Cụ thể:

Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm, phân loại, vai trò, tiêu chí,… trong hoạt động xuất khẩu rau quả, Hiệp định thương mại tự do, các yếu tố tác động đến xuất khẩu rau quả dựa trên các văn bản luật, sách báo, giáo trình,…

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham hiệp định EVFTA Cụ thể, sau khi thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ quan trong và ngoài nước đáng tin cậy, thông tin được tổng hợp dưới dạng nội dung chi tiết, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị Từ đó, tác giả phân tích, so sánh và đánh giá được quy mô, xu hướng thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian.

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở, lập luận cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2025.

Kết cấu nội dung

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do EVFTA đến năm 2025

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả

Quan điểm của Liên Hợp Quốc về xuất khẩu

Theo Liên Hợp Quốc, 1998, Thống kê thương mại hàng hóa quốc tế - Khái niệm và định nghĩa, Series F, Số 52, Rev 2, đoạn 111- 130 cho rằng:

“ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là việc hàng hóa rời khỏi lãnh thổ thống kê của một quốc gia Trong hệ thống thương mại chung, định nghĩa về lãnh thổ thống kê của một quốc gia trùng khớp với lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó Trong hệ thống thương mại đặc biệt, định nghĩa về lãnh thổ thống kê chỉ bao gồm một phần cụ thể của lãnh thổ kinh tế, chủ yếu là phần trùng với khu vực lưu thông tự do cho hàng hóa Khu vực lưu thông tự do là một phần của lãnh thổ kinh tế của một quốc gia trong đó hàng hóa có thể được xử lý mà không bị hạn chế hải quan.”

Quan điểm của WTO về xuất khẩu

Theo định nghĩa của WTO, 2002, Ghi chú kỹ thuật (Technical Notes), trang 2, mục 1.1.1.2, cho rằng:

“Xuất khẩu hàng hóa có nghĩa là việc vận chuyển hoặc giao hàng hóa từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia hoặc lãnh thổ nước ngoài theo quy định của pháp luật về hải quan.”

Quan điểm của EU về xuất khẩu

Theo định nghĩa trong Hệ thống tài khoản Châu Âu (ESA 2010), dựa trên khái niệm hợp nhất với Sổ tay cán cân thanh toán (ấn bản lần thứ 6 (BPM6)) cho rằng:

“Hoạt động xuất khẩu là việc thực hiện các thủ tục nhằm cho phép xuất cảnh hàng hóa của tổ chức này ra khỏi lãnh thổ hải quan của EC Từ quan điểm hải quan,hàng hóa xuất khẩu của tổ chức sẽ thay đổi trạng thái của chúng thành hàng hóa không thuộc tổ chức”.

Quan điểm của Việt Nam về xuất khẩu

Theo điều 28, Luật thương mại (2005) quy định:

“Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo tác giả, xuất khẩu tựu chung được hiểu là hoạt động bán hàng hóa của quốc gia này, di chuyển ra khỏi lãnh thổ nội địa để sang quốc gia khác trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật về hải quan.

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Trong hoạt động thương mại quốc tế, có bốn hình thức xuất khẩu chính bao gồm: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, gia công quốc tế và tạm nhập tái xuất. Trong đó:

Xuất khẩu trực tiếp hiểu đơn giản là hoạt động trao đổi, cung ứng hàng hóa giữa hai bên mua-bán mà ở đó, các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên được trao đổi, thương lượng trực tiếp, không qua trung gian trên cơ cở tuân thủ, phù hợp với pháp luật quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng.

Ngược lại, hoạt động xuất khẩu uỷ thác (hay còn gọi là xuất khẩu gián tiếp) là hoạt động xuất khẩu đưa hàng hóa ra nước ngoài thông qua các đơn vị trung gian có chức năng trực tiếp giao dịch xuất khẩu theo yêu cầu vì một vài lý do không thể xuất khẩu trực tiếp như khả năng tài chính hạn chế hay chưa tìm kiếm được đối tác kinh doanh Quan hệ giữa DN uỷ thác và DN nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác giữa hai bên. Ở Việt Nam, thường các DN quy mô nhỏ, chưa đủ tiềm lực tài chính hoặc chưa đủ tư cách pháp nhân, chưa am hiểu thị trường thương mại quốc tế sẽ sử dụng hình thức này để ủy thác cho một đơn vị thứ ba chịu trách nhiệm về nghiệp vụ xuất khẩu, ví dụ như các công ty logistic, forwarder,…

Theo Khoản 1, Điều 29, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định:

“Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”

Như vậy, tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước thứ ba Hàng hóa này được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận.

Theo Điều 178, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều hình thức gia công do nước ta có lợi thế về lực lượng lao động đông đảo, chi phí nhân công thấp,… Ở Việt Nam, một số các mặt hàng Việt Nam gia công chủ yếu bao gồm: dệt may, da giày, điện tử,…

1.1.3 Các hình thức phân phối hàng hóa xuất khẩu

Khi hàng hóa được xuất khẩu thành công đến tay các nhà nhập khẩu, việc tiếp theo các DN cần quan tâm là hình thức phân phối hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước nhập khẩu sẽ như thế nào để đến tay người tiêu dùng cuối cùng Việc lựa chọn hình thức phân phối trên thị trường tiêu dùng cho một loại hàng hóa sẽ một phần tác động đến việc DN đưa ra chiến lược marketing để thu hút đúng đối tượng tiêu dùng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, trong thương mại, có hai hình thức phân phối chủ yếu, thường xuyên được nhắc đến chính là bán buôn và bán lẻ Cụ thể:

- Bán buôn được hiểu là hoạt động bán hàng trong đó chủ thể thực hiện hành vi là các nhà phân phối lớn, đại lý các cấp,…hướng đến đối tượng mua hàng là các nhà bán lẻ, siêu thị,…Dưới hình thức này, hàng hóa sẽ chưa thể đến tay người tiêu dùng cuối cùng mà phải qua các bên trung gian Hàng hóa được bán buôn thường có số lượng bán lớn, giá rẻ hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm rau quả trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do

Dựa trên thực tế xuất khẩu hàng hóa nói chung và sản phẩm rau quả nói riêng khi các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết và có hiệu lực, tác giả xác định ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng, tác động chủ yếu đến xuất khẩu sản phẩm rau quả bao gồm:

- Cam kết trong hiệp định thương mại tự do mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu là thành viên

- Các yếu tố xuất phát từ nước nhập khẩu

- Các yếu tố xuất phát từ nước xuất khẩu

1.3.1 Cam kết trong hiệp định thương mại tự do mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu là thành viên Đây là các tác nhân cơ bản tạo môi trường và điều kiện để các sản phẩm rau quả xâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu như các cam kết và quy định về thuế, quy định về nguồn gốc xuất xứ, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về sở hữu trí tuệ,…

Các FTA được ký kết và triển khai thực hiện đồng nghĩa với việc những cánh cửa thương mại song phương, đa phương giữa các quốc gia được mở rộng Đối với nhóm hàng rau quả, về cơ bản sẽ chịu tác động từ những tác nhân chủ yếu bao gồm:

+ Cam kết cắt giảm/xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình khi hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.

+ Quy định SHTT về chỉ dẫn địa lý

+ Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) nghiêm ngặt trong nuôi trồng, sản xuất và duy trì hệ thống cảnh báo.

+ Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT)

+ Các quy định về phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường

1.3.2 Các yếu tố xuất phát từ nước nhập khẩu

Các tác nhân có thể bao gồm:

Tình hình tự sản xuất và cung ứng của nước nhập khẩu

- Một quốc gia khi có khả năng tự sản xuất và cung ứng trong thị trường nội địa cho người tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu sẽ thấp hơn và ngược lại.

- Nước nhập khẩu sẽ tăng nhu cầu đối với những sản phẩm rau quả mà họ không có khả năng tự sản xuất hay trồng trọt do tác động về khí hậu, thổ nhưỡng,… không phù hợp để phát triển.

Mức tăng nhu cầu về số lượng ( khối lượng, giá trị tiêu thụ)

- Xu hướng của người tiêu dùng tác động trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu Ví dụ, hiện nay, xu hướng tiêu thụ trên thế giới đang gia tăng đối với sản phẩm rau quả tươi và trái mùa sẽ là động lực để những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm đó gia tăng sản xuất và xuất khẩu.

- Thu nhập của người tiêu dùng cũng có tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ rau quả nhập khẩu Ở các quốc gia phát triển, nhu cầu này thường cao hơn so với các quốc gia đang phát triển.

Tình hình nhập khẩu sẽ là cơ sở để nước xuất khẩu đánh giá nhu cầu tiêu thụ của thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu, từ đó đưa ra các quyết định về việc xuất khẩu rau quả như: xác định đối tác, phát triển quan hệ đối tác, phát triển thương hiệu sản phẩm,…

Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, khi vấn đề về sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng quan tâm, hàng loạt các quốc gia khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đều đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm rau quả hỏng hay chứa lượng chất hóa học cao,… gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân trong nước Điều này đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất cần tập trung trồng trọt, áp dụng khoa học công nghệ,… để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, kỹ thuật sản xuất,… mà nước nhập khẩu đề ra.

Do vậy, bằng việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đã mở ra rất nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu mặt hàng rau quả nói riêng Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các tác động tiêu cực như mức độ cạnh tranh cao, yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ,…

1.3.3 Các yếu tố xuất phát từ nước xuất khẩu

Nhóm tác nhân này sẽ thể hiện năng lực tận dụng, khai thác nguồn lực sẵn có,tiềm năng hay các lợi thế trong sản xuất, chế biến,… của nước xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng tầm vị thế của sản phẩm và tối đa hóa giá trị cung ứng xuất khẩu rau quả trên thị trường nước nhập khẩu.

Các yếu tố có thể bao gồm: Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu là điều kiện quyết định khả năng được mùa hay mất mùa của hoạt động xuất khẩu rau quả Đây chính là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm.

- Đất đai cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng rau quả Mỗi vùng đất với sự kết hợp của khí hậu sẽ giúp tạo ra những mặt hàng rau quả đặc trưng theo vùng miền, là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm khi xuất khẩu sang quốc gia khác Ví dụ: vải Thanh Hà, bưởi năm roi,…

- Vị trí địa lý và địa hình ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề vận chuyển rau quả, đặc biệt là đối với nhóm hàng rau quả tươi, dễ dàng bị hư hỏng hay dập nát nếu không được vận chuyển, đóng gói cẩn thận Do vậy, sản phẩm tươi khi xuất khẩu sẽ dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, các vấn đề dần được giải quyết hiệu quả và triệt để hơn.

Lực lượng lao động trong ngành

- Cơ cấu nhân lực tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại- dịch vụ.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI EVFTA

Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu theo năm

Trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu, tính đến hết 11 tháng năm 2021 của Việt Nam sang EU, cà phê vẫn tiếp tục giữ ngôi vị đầu bảng với tỷ trọng chiếm 42,2% tổng KNXK nông sản, tiếp theo là các sản phẩm hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè với tỷ trọng giảm dần lần lượt là 33%; 7,9%; 7,8%; 7,4%; 1,7% và

Hình 2.1 Cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam XK sang EU 11 tháng năm

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021) Đơn vị tính:%

Hình 2.2 Biến động kim ngạch xuất khẩu NLTS Việt Nam sang EU năm 2021

(Nguồn: Viện chính sách và chiến lược PTNNNT, 01/2022) Đơn vị tính:%

Như vậy, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường

EU vẫn là thấp so với một số mặt hàng được coi là chủ lực như điều, cà phê Tuy nhiên, tính đến năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này đang có sự thay đổi tích cực khi có sự biến động tăng về KNXK sang thị trường EU với tỷ lệ tăng là 3,0% so với năm 2020, thậm chí cao hơn hoặc tương đương so với tỷ lệ gia tăng xuất khẩu sản phẩm cà phê, hạt điều.

Tổng KNXK nhóm hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng tăng đều đáng kể trong 5 năm trở lại đây giai đoạn 2017-2021 dù xu hướng xuất khẩu toàn ngành nói chung có sự sụt giảm vào năm 2018 và 2020.

Cà phê Cao su Chè Gạo Gỗ & SP Hàng rau Hàng Hạt điều Hạt tiêu Mây, tre, SP từ

Gỗ quả thủy sản cói và cao su thảm 11.9

Hình 2.3 Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn

(Nguồn: Bộ công thương, 2022) Đơn vị tính: triệu USD

Theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 của Bộ công thương, tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU năm 2021 đạt 150,73 triệu USD, tăng khoảng 3% so với năm 2020 Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang EU chiếm 4,2% tổng KNXK toàn ngành trong năm 2021, giảm nhẹ so với tỷ trọng 4,5% trong năm 2020 Tỷ trọng rau quả xuất khẩu sang EU đứng thứ 5 trên tổng số 18 thị trường XK chính, chỉ sau Trung Quốc (53,7%), Hoa Kỳ (6,3%), Hàn Quốc (4,4%) và Nhật Bản (4,3%).

Về giá trị xuất khẩu theo tháng, nhìn chung, trong giai đoạn nửa đầu năm

2021, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng rau quả Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng tăng đều Tuy nhiên, nhóm hàng này phải đối mặt với sự sụt giảm sâu vào tháng 8, tháng 9 Lý do giải thích cho sự giảm sâu này có thể là ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, phát triển trên diện rộng, giãn cách xã hội được thực hiện tại nhiều khu vực địa bàn tỉnh thành trên cả nước, gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng từ sản xuất đến

Tổng KNXK KNXK sang EU xuất khẩu rau quả Song, vào ba tháng cuối năm (tháng 10,11,12), tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng mạnh và đều trở lại.

Hình 2.4 Giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường EU theo tháng năm 2021

(Nguồn: Viện chính sách và chiến lược PTNNNT 01/2022) 2.1.2 Hình thức xuất khẩu và phân phối rau quả xuất khẩu sang thị trường EU

Hình 2.5 Sơ đồ kênh phân phối rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường

Rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang thị trưởng EU theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác (gián tiếp) Hình thức tạm nhập tái xuất nhóm hàng rau quả cũng có diễn ra ở Việt Nam, song phần lớn là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giúp cho Thái Lan, tức là nhiều DN sẽ nhập hàng từ Thái Lan vào trong nước với một số lượng nhất định và tái xuất hoàn toàn sang thị trường Trung Quốc, không để tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh đó, rau quả Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU sẽ có những kênh phân phối khác nhau tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, dung lượng thị trường đối với từng mặt hàng rau quả tươi và rau quả chế biến khác nhau Cụ thể:

2.1.2.1 Rau quả tươi (đường màu xanh lá cây)

Sản phẩm rau quả tươi và sơ chế của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường EU theo mô hình phân phối cụ thể như sau:

- DN nội địa sẽ xuất khẩu hàng hóa sang cho một nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn nước ngoài Sau đó họ sẽ phân phối những hàng hóa, sản phẩm này Đây là chiến lược thâm nhập phổ biến nhất đối với rau quả tươi Việt Nam ra thị trường quốc tế.

- Xuất khẩu trong phân khúc bán lẻ thực phẩm ở EU, ví dụ như các siêu thị bán lẻ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

2.1.2.2 Rau quả chế biến (đường màu xanh nước biển)

Nhà xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lựa chọn để các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường EU thông qua:

- Các nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán buôn

- Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng rau quả chế biến làm nguyên liệu

- Các công ty chuyên về đóng gói, đóng hộp, in bao bì,… thực phẩm

- Thông qua hệ thống các nhà bán lẻ thực phẩm như siêu thị, đại lý bán lẻ,…

2.1.3 Cơ cấu xuất khẩu theo chủng loại mặt hàng

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu là rau quả tươi và sơ chế Các sản phẩm rau quả đã qua chế biến sâu xuất khẩu sang EU còn ít Do vậy, giá trị gia tăng chưa cao.

Cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu rất đa dạng với 150 sản phẩm theo mã

HS Trong đó có thể tổng hợp thành ba mã HS sản phẩm lớn nhất bao gồm: HS 07- Rau tươi và sơ chế, HS 08- Quả tươi và sơ chế, HS 20- Rau quả chế biến.

Rau quả tươi và sơ chế xuất khẩu bao gồm một số sản phẩm như rau, ngô ngọt, nấm, một số loại rau gia vị,…

Bảng biểu 2.1 Một số mặt hàng rau củ tươi và sơ chế xuất khẩu sang EU

(Nguồn: Vụ thị trường Châu Âu- Châu Mỹ ( Bộ công thương), 2020)

STT Mã HS Tên sản phẩm

1 071040 Ngô ngọt, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh

2 071159 Nấm và nấm cục đã bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay được (trừ nấm thuộc chi Agaricus)

3 071080 Rau các loại, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh (ngoại trừ khoai tây,…)

4 071151 Nấm thuộc chi “Agaricus”, đã bảo quản tạm thời, nhưng không ăn ngay được

5 070999 Các loại rau tươi và ướp lạnh khác

Củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thanh dạng viên, lõi cây cọ sago

STT Mã HS Tên sản phẩm

7 071450 Khoai môn “Xanthomosa spp.”, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thai lát hoặc làm thanh dạng viên

8 071190 Rau và hỗn hợp các loại rau đã bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay được

9 071029 Các loại rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

10 071290 Rau và hỗn hợp các loại rau khô ở dạng nguyên, cắt, thai lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.

Quả tươi và sơ chế được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU là các sản phẩm trái cây nhiệt đới.

Bảng biểu 2.2 Một số mặt hàng quả tươi và sơ chế xuất khẩu sang EU

(Nguồn: Vụ thị trường Châu Âu- Châu Mỹ ( Bộ công thương),2020)

STT Mã HS Tên sản phẩm

Me tươi, táo điều, mít, vải, mận sapodillo, chanh dây, khế, pitahaya và các loại trái cây ăn được khác ( trừ quả hạch, chuối, chà là, sung, dứa, bơ, ổi, xoay, măng cụt, đu đủ, trái cây họ cam quyét, nho, dưa lưới, táo, lê, quả mơ, quả anh đào, quả đào, quả mận, quả dâu tây, quả mâm xôi, quả dâu tằm, quả nhãn, quả nam việt quất…)

2 080550 Quả chanh vàng và quả chanh xanh, tươi hoặc khô

3 081190 Quả và quả hạch tươi, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác

4 080119 Dừa tươi, chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ, ngoại trừ dừa còn nguyên sọ

STT Mã HS Tên sản phẩm

6 080111 Dừa đã qua công đoạn làm khô

7 080450 Quả ổi, xoay và măng cụt tươi hoặc khô

8 080112 Dừa còn nguyên sọ tươi

9 080390 Chuối tươi hoặc khô ( ngoại trừ lá chuối )

10 081340 Đào, lê, đu đủ, me và các loại trai cây ăn được khác

Rau quả chế biến: Nước ép trái cây và rau quả vẫn là sản phẩm rau quả chế biến chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.

Bảng biểu 2.3 Một số mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu sang EU

(Nguồn: Vụ thị trường Châu Âu- Châu Mỹ ( Bộ công thương), 2020)

STT Mã HS Tên sản phẩm

1 200989 Nước ép từ trái cây, rau chưa lên men và chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác

Nước ép từ 1 loại quả thuộc chi cam quýt, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tại ngọt khác

3 200110 Dưa chuột đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic

Quả và các phần ăn được khác của cây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác

5 200820 Dứa đã chế biến hoặc bảo quản, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác

6 200580 Ngô ngọt đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

Rau tươi và sơ chế Quả tươi và sơ chế Rau quả chế biến

STT Mã HS Tên sản phẩm

7 200410 Khoai tây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh

8 200490 Rau và hỗn hợp các loại rau đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trưg bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhào từ quả, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

Hiệp định EVFTA và quy định của EVFTA đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và EU-27 ( không bao gồm Anh quốc) Hiệp định EVFTA cùng với Hiệp định CPTPP chính là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Hiệp định EVFTA được đưa vào khởi động đàm phán vào 10/2010 và kết thúc đàm phán, chính thức có hiệu lực vào tháng 08/2020 Như vậy, để đạt được kết quả trong việc ký kết một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các thành viên EU và Việt Nam đã phải trải qua giai đoạn trải dài 10 năm với các cột mốc thời gian chính như sau:

Hình 2.9 Các cột mốc chính về quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA

(Nguồn: Tổng hợp theo VCCI)

Như vậy, theo đề xuất của EU, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt bao gồm Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) Hiệp định Thương mại tự do bao gồm tất cả nội dung có trong EVFTA hiện hành, riêng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài và EU có thể phê chuẩn nội dung của hiệp định Hiệp định IPA gồm hai nội dung là bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư, cần phải có sự phê chuẩn từ đồng thời hai phía bao gồm Nghị viện Châu Âu và Nghị viện các nước thành viên trước khi được triển khai, thực thi.

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA gồm tổng cộng 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính như hình dưới đây:

Hình 2.10 Các nội dung chính của Hiệp định EVFTA

(Nguồn: Tổng hợp theo VCCI)

2.2.2 Quy định đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

Theo quy định trong EVFTA, EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cụ thể đối với từng loại mặt hàng rau quả xuất khẩu cụ thể của Việt Nam Chúng ta có thể chia thành bốn nhóm mặt hàng bao gồm:

- Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU xóa bỏ đối với 514/547, tương đương 94% số dòng thuế của Việt Nam.

- Đối với nhóm một số trái cây như “chanh, quýt, cam, nho, nước ép nho,…”

EU áp dụng xóa bỏ thuế quan theo tỷ lệ phần trăm trị giá hàng hóa xuất khẩu ngay sau khi EVFTA có hiệu lực Tuy nhiên có 24/547 dòng thuế bắt buộc vẫn phải tuân theo hình thức thuế tuyệt đối tính trên đơn vị khối lượng theo Quy tắc thực thi Ủy ban (EU) số 543/2011 ngày 07/06/2011.

- Từ năm 2025 trở ra, thuế quan được cắt giảm dần về mức 75EUR/tấn đối với dòng thuế có mã “HS 08039010- Chuối, trừ lá chuối tươi”.

Hình 2.11 Mức thuế áp dụng đối với sản phẩm mã HS 08039010

Cụ thể, mức thuế quan cụ thể áp dụng đối với sản phẩm này giảm dần5EUR/tấn mỗi năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, lần lượt mức thuế quan/ tấn như sau: 2020-

100EUR, 2021- 95EUR, 2022- 90EUR, 2023- 85EUR, 2024- 80EUR và 2025 trở đi- 75EUR Việc giảm thuế đối với sản phẩm chuối sẽ tạo điều kiện giúp mở ra cơ hội để thâm nhập sâu vào thị trường EU, nhất là khi đây vốn là sản phẩm khá phổ biến của Việt Nam, với sản lượng đạt khoảng 1,4 triệu tấn /năm 2021.

- Riêng 3 loại rau quả bao gồm tỏi, ngô ngọt, nấm của Việt Nam được EU áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%. Đối với mỗi loại sản phẩm, mức hạn ngạch được áp dụng khác nhau, chi tiết cụ thể như sau:

Bảng biểu 2.6 Mức hạn ngạch thuế quan với tỏi, ngô ngọt, nấm

2.2.2.2 Quy tắc xuất xứ Để được hưởng ưu đãi về thuế quan, các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ của EVFTA.

Trong EVFTA, quy tắc xuất xứ đối với tất cả các sản phẩm rau quả tuân theo 2 quy tắc Xuất xứ thuần túy hoặc Chuyển đổi nhóm cụ thể như sau:

Bảng biểu 2.7 Quy tắc xuất xứ của nhóm hàng rau quả

Tuy nhiên, theo nội dung Điều 6, Nghị định thư 1 của EVFTA quy định, trong quá trình xác định quy tắc xuất xứ của nhóm hàng rau quả xuất khẩu, hàng hóa không được coi là có xuất xứ nếu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, chế biến đơn giản bao gồm:

- Bảo quản sản phẩm xuất khẩu trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho

- Tháo dỡ hoặc lắp ghép các kiện hàng xuất khẩu

- Hoạt động liên quan đến làm sạch hay loại bỏ bụi bẩn khỏi sản phẩm xuất khẩu

- Bóc tách vỏ, hạt từ hoa quả, rau củ, các loại hạt

- Sàng lọc, phân loại, sắp xếp sản phẩm

- Đóng gói sản phẩm, hàng hóa đơn giản

- In, dán bao bì, nhãn mác, logo sản phẩm

- Pha trộn hai hoặc nhiều hơn các sản phẩm cùng loại hoặc khác loại, trộn đường với các nguyên liệu khác

- Pha loãng sản phẩm bằng nước hoặc rút nước từ sản phẩm, tại sự biển đổi đặc tính đơn giản của sản phẩm

Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Trong EVFTA, thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng chung cho tất cả bao gồm cả sản phẩm rau quả.

Có 02 hình thức thủ tục chứng nhận xuất xứ khác nhau được đề cập trong nội dung của EVFTA, bao gồm:

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

Thủ tục này được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nắm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các thông tin, giấy tờ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu.

- Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ:

Nội dung này hiểu đơn giản là hành vi nhà xuất khẩu tự phát hành chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của chính mình Hình thức này được áp dụng dựa trên thông lệ tự chứng nhận xuất xứ của EU EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình dựa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hay bất cứ chứng từ thương mại nào Hình thức này giúp quá trình chứng nhận xuất xứ diễn ra nhanh hơn thay vì phải xin cấp giấy từ cơ quan chức năng có thẩm quyền So với CPTPP,phạm vi đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA hẹp hơn do CPTPP cho phép mở rộng đối với cả nhà sản xuất và nhập khẩu.

Trong EVFTA, EU và Việt Nam mỗi bên có cam kết riêng về vấn đề này.

Trong bài nghiên cứu lần này, tác giả sẽ nêu ra một số cam kết đối với hàng rau quả xuất sang EU cần lưu ý thêm về việc tự chứng nhận xuất xứ, cụ thể:

- Lô hàng xuất khẩu có giá trị từ 6000 Euro trở xuống: nhà xuất khẩu Việt Nam nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

2.3.1 Nhóm yếu tố xuất phát từ Việt Nam

2.3.1.1 Về diện tích và sản lượng

Thiên nhiên đã dành cho Việt Nam rất nhiều ưu đãi khi có vị trí địa lý nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, thổ nhưỡng, đất đai đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,… Đây là điều kiện giúp cho nước ta có nhiều lợi thế về sản xuất, xuất khẩu các loại rau quả, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với rau quả nhiệt đới.

Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng khoảng 120 loại rau và hàng trăm loại quả khác nhau Rau quả Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây đã chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ về năng lực sản, gia tăng cả về diện tích và sản lượng. những năm gần đây, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trồng trọt với tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội rau quả Việt Nam (thành viên thuộc tổ chức VCCI) cho biết diện tích trồng rau quả của Việt Nam đạt hơn 1,89 triệu ha trong năm 2019, tăng so với năm 2018 khoảng 5,6% Tiếp đó, năm 2020, tổng diện tích trồng rau quả đạt khoảng 2 triệu ha, tiếp tục tăng so với năm 2019.

Năm 2021, đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 lây lan diện rộng trên phạm vi toàn cầu, thị trường rau quả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bị tác động và gánh chịu một số hậu quả to lớn, trong đó phải kể đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng do nhiều quốc gia, địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, tình hình xuất khẩu liên tiếp đối mặt với khó khăn trong bối cảnh thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc không ngừng tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới Trong khi đó, các loại chi phí sản xuất, nông hóa phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho đều tăng còn lực lượng lao động bị thiếu hụt trầm trọng Do vậy, không ít nhà sản xuất phải hạn chế việc đầu tư mở rộng diện tích trồng trọt.

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi kết hợp với việc triển khai kịp thời xu chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, do vậy, diện tích cây ăn quả của cả nước vẫn tăng trong năm 2021.

Năm 2021, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cây ăn quả cả nước năm 2021 đạt 1,18 triệu ha, tăng 448.000 ha so với năm 2020. Ngược lại, cả nước trồng khoảng 995.000 ha rau các loại, năng suất 186 tạ/ha, giảm so với năm 2020.

Diện tích và khối lượng rau quả đạt tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vẫn còn thấp Diện tích rau quả của Việt Nam đạt hai tiêu chuẩn này chỉ chiếm khoảng 7,2% tổng diện tích cả nước Điều này dẫn đến tình trạng Việt Nam không đủ khả năng để

Năm 2021, tỷ lệ diện tích được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap có xu hướng tăng, trong đó khoảng 5-10% diện tích trồng áp dụng GlobalGap.

Năm 2020, tổng sản lượng rau quả của Việt Nam đạt mức khoảng hơn 25 triệu tấn/năm Trong đó, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp theo lần lượt là vùng Đông Nam bộ, vùng Duyên hải Nam trung bộ và khu vực Tây Nguyên.

Năm 2021, sản lượng rau đạt mức 18,5 triệu tấn và cây ăn quả là khoảng 12,6 triệu tấn Như vậy tổng sản lượng có xu hướng tăng so với năm 2020.

Bảng biểu 2.9 Tổng hợp sản lượng rau quả của Việt Nam giai đoạn 2016-2021

(Nguồn: Tổng hợp số liệu nhiều nguồn)

Năm Sản lượng (triệu tấn)

Một số loại quả đạt sản lượng cao có thể kể đến như: thanh long, bưởi, xoài,cam, quýt, dứa Trong đó, thanh long là một loại quả được đánh giá có cơ hội cao khi xuất khẩu sang thị trường EU do hương vị ngọt, màu sắc đẹp, bắt mắt,… Đơn vị: nghìn tấn

Bảng biểu 2.11 Sản lượng một số loại rau tiêu biểu năm 2021

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021)

STT Loại rau củ Sản lượng (nghìn tấn) So với năm 2020

5 Rau và đậu các loại 18400 +1,7%

Nhóm một số loại rau tươi phổ biến bao gồm: ngô, khoai lang, lạc, đậu tương, rau và đậu các loại.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn đang gặp phải nhiều tổn thất trong quá trình thu hoạch do việc ứng dụng cơ giới hóa chưa được chú trọng,

Rau quả Việt Nam đã dần chuyển hướng tích cực sang sản xuất và xuất khẩu phân khúc rau quả chế biến với một số sản phẩm như rau quả sấy khô, nước ép đóng hộp Nguyên nhân xuất phát từ việc giá cả, thời gian sử dụng của phân khúc sản phẩm này cao và kéo dài hơn so với tươi, sơ chế hay đông lạnh, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, sự đổi mới trong KHCN, công nghệ chế biến,…hay nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện lợi, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng tăng cao ở một số các thị trường lớn, khó tính chính là những động lực chính thúc đẩy sự gia tăng SXXK rau quả chế biến.

Tuy nhiên, dựa theo tình hình thực tế, ngành chế biến của Việt Nam chỉ mới đáp ứng sơ chế 8- 10% sản lượng rau quả sản xuất ra hàng năm Đến nay, tỷ trọng rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến còn cao, đạt mức hơn 76%, việc tiêu thụ vẫn ở dạng tươi hoặc sơ chế bảo quản là chủ yếu.

Theo báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2020, toàn Việt Nam có lực lượng lao động đạt con số là 54,84 triệu người, giảm so với năm trước

924 nghìn người (tương đương giảm 1,66% so với năm 2019).

Năm 2020, lao động trong khu vực "Nông, lâm, thuỷ sản" chiếm 33,1%, giảm so với năm 2019, phù hợp với chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước hướng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Điều này tất yếu dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, 33,1% vẫn được coi là con số cao trong khi, tỷ lệ người lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực này lại chỉ chiếm một tỷ lệ khá thấp, chỉ đạt con số 7,3%. Đến năm 2021, theo báo cáo số liệu từ Tổng cục thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398USD/lao động theo mức giá hiện hành, tăng 538 USD so với năm 2020) Năng suất

Hiện nay, tại Việt Nam, các quy định về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em hay các tiêu chuẩn trong lao động như số giờ làm việc, phân khúc tiền lương, ATLĐ về cơ bản đã được điều chỉnh và được đánh giá khá phù hợp với các cam kết mà EVFTA đề ra Đặc biệt, với vấn đề về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử trong lao động, Bộ Lao động Việt Nam hiện cũng đưa ra một số điều chỉnh mới phù hợp hơn về chính sách, ví dụ như: trợ cấp cho lao động nam và nữ trong giai đoạn nuôi con nhỏ còn đi nhà trẻ, mẫu giáo là như nhau Điều này giúp xoa dịu định kiến về giới tính khi từ trước đến nay, mọi người đều có suy nghĩ việc chăm sóc con cái, gia đình là trách nhiệm phần lớn của người phụ nữ.

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM

Bối cảnh kinh tế xã hội, cơ hội, thách thức và định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội

Nhìn chung, năm 2021 là một năm không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải gánh chịu rất nhiều tác động từ làn sóng đại dịch Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và hoạt động xã hội, đặc biệt là gây tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia Tuy nhiên, đến năm 2022, nền kinh tế- xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi tình hình dịch bệnh đã dần được khống chế và có nhiều chuyển biến tốt.

3.1.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội thế giới và EU

Các tổ chức quốc tế trên thế giới đều đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục được phục hồi sau những tác động ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, các chính sách về tài khóa, tiền tệ,… sẽ ngày càng được thắt chặt hơn sau thời gian dài thả lỏng nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội,… khó khăn khi đối mặt với Covid-19.

Trong đó, theo báo cáo của Ủy ban EU mùa xuân năm 2022, kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng 3,2% so với năm 2021 và 3,5% vào năm 2023.

Hoạt động thương mại toàn cầu được thiết lập sẽ tăng trưởng vào năm 2022. Mặc dù dưới tác động của chiến tranh Nga- Ukraina khiến cho giá cả hàng hóa cao hơn, chuỗi cung ứng đối mặt với những giai đoạn mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu nhưng nhìn chung tình hình nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu hiện được dự báo sẽ tăng 4,9% vào năm 2022 và 4,4% vào năm 2023.

Năm 2022, nền kinh tế EU được Ủy ban EU dự báo GDP sẽ tăng trưởng ở mức 4,3% hay tổ chức OECD cũng đưa ra kỳ vọng nền kinh tế của khu vực này sẽ đạt mức

Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới nói chung và EU nói riêng vẫn phải đối mặt với một số rủi ro bao gồm:

- Sự phát sinh khó lường của đại dịch.

- Sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trước chiến lược “Zero Covid”.

- Các quốc gia bắt đầu thu hẹp chính sách và tăng lãi suất trở lại do lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.

- Nợ doanh nghiệp, nợ cá nhân,… gia tăng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Chiến tranh Nga- Ukraina diễn ra chưa có hồi kết gây áp lực tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là với nhóm hàng năng lượng, phân bón cây trồng.

Những rủi ro này có thể gây tác động ít nhiều đối với hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu và EU Mặt hàng rau quả cũng sẽ chịu tác động liên quan Tuy nhiên, các chính phủ sẽ có những giải pháp kịp thời để giải quyết khó khăn khi nhu cầu thị trường rau quả, đặc biệt là rau quả hữu cơ toàn cầu được dự đoán sẽ tăng với tốc độ đáng kể từ năm 2022 đến năm 2028 Dưới tác động của đại dịch Covid-19 từ năm

2020 đến nay, người tiêu dùng càng ngày càng đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, quy mô thị trường rau quả hữu cơ toàn cầu ước tính trị giá 24090 triệu USD vào năm 2022 và được dự báo sẽ điều chỉnh lại quy mô 38340 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng nhanh Riêng với thị trường EU, tốc độ tăng trưởng của thị trường rau quả dự báo sẽ đạt mức 4,4% tính đến năm 2025.

3.1.1.3 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam

Năm 2022, Việt Nam chủ trương hướng đến phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới, đồng thời vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả đảm bảo tốt cho sức khỏe cộng đồng.

Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6-7% Riêng quý I năm 2022, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê,tổng sản chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2022 do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, cả thế giới đã chủ động sẵn sàng đưa ra những phương thức đối phó với những phát sinh của dịch bệnh kết hợp với sự ra đời và đi vào hiệu lực của một số FTA thế hệ mới, tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động trao đổi thương mại của Việt Nam được duy trì phục hồi, đặc biệt đối với những đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN Do đó, tổng KNXNK của Viêt Nam trong năm 2022 sẽ tăng trưởng ở con số 13-15%, riêng KNXK sẽ đạt mức dự báo khoảng 372-380 tỷ USD.

Năm 2022, NHNN Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục duy trì linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,… nhằm kiểm soát tốt lạm phát. Lãi suất được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ sản xuất và kinh doanh,

…trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có thể biến chuyển, mặc dù thế giới đang trên đà tăng lãi suất, nhu cầu tín dụng và áp lực lạm phát đều tăng Chính sách tỷ giá hối đoái cũng dự kiến tăng ở mức 0,5-1% so với cuối năm 2021. Đặc biệt, về tình hình sản xuất trong lĩnh vực nông sản của Việt Nam, đối với sản xuất rau có xu hướng giảm nhẹ dưới tác động của Covid-19 và sản xuất nhóm quả hầu hết đều tăng trong quý I, 2022 so với cùng kỳ năm trước Riêng đối với thanh long, loại cây ăn quả được dự đóan sẽ thu hút thị trường mới là EU lại có sản lượng giảm nhẹ 3,2% Nguyên nhân xuất phát từ hai vấn đề chính còn vướng phải, đó là: gặp khó khăn với tình trạng ứ đọng khi xuất khẩu sang thị trường chính là Trung Quốc và gặp các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận an toàn thực phẩm,… gây sự gia tăng cao về chi phí khi xuất sang EU.

Năm 2022, theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 Đặc biệt, đối với hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt chính sách xúc tiến của chính phủ, nhà nước, bộ ban ngành liên quan trong bối cảnh nhu cầu, xu hướng tiêu thụ rau quả gia tăng của EU sau khi đại dịch Covid được đẩy lùi Tính đến hết quý I/2022, Việt Nam xếp thứ 5 về tổng sản lượng rau quả xuất khẩu sang thị trường EU.

3.1.2 Cơ hội của Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU

Việt Nam cần thường xuyên cập nhật xu hướng tiêu dùng của thị trường EU về mặt hàng rau quả để kịp thời nắm bắt những cơ hội tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường khó tính này như: EU ngày căng gia tăng nhu cầu đối với các loại rau quả hữu cơ có lợi cho sức khỏe; Người tiêu dùng EU hướng đến các sản phẩm mang tính chất tiện lợi; EU ưa thích sự đa dạng trong chủng loại và hương vị sản phẩm; Thị trường EU hướng đến tìm kiếm các đối tác có khả năng phát triển chuỗi cung ứng bền vững và xây dựng được mối tương quan giữa sản xuất, xuất khẩu với trách nhiệm DN đối với lao động, môi trường.

Từ đây, ta có thể nhìn nhận Việt Nam có cơ hội rất lớn để xuất khẩu rau quả sang thị trường EU, đặc biệt với các yếu tố mà Việt Nam có thể tận dụng tốt, bao gồm:

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU

3.2.1 Về phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Đứng trước những cơ hội, thách thức, hạn chế còn tồn đọng khi xuất khẩu rau quả sang thị trường EU, đặc biệt là khi EVFTA có hiệu lực, các DN Việt Nam có thể thực hiện một số các giải pháp sau đây để thúc đẩy xuất khẩu.

3.2.1.1 Giải pháp từ việc tận dụng cơ hội của Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang đến rất nhiều cơ hội trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu rau quả vào thị trường EU Do đó, các DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ càng và nắm bắt tốt những nội dung liên quan của hiệp định, từ đó có thể tận dụng tối đa những lợi ích của hiệp định vào hoạt động xuất khẩu của quốc gia, nhất là những lợi ích đối với rau quả.

Trong vòng 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, DN vẫn tiếp tục được phép áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan GSP Việc DN lựa chọn áp dụng ưu đãi thuế quan Hiệp định nào sẽ đặt ra yêu cầu DN phải đáp ứng được các quy định và yêu cầu xuất xứ tương ứng theo cơ chế của hiệp định đó Tuy nhiên, đến ngày 01/08/2022, cơ chế ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP sẽ tự động chấm dứt, đặt ra yêu cầu cho các DN bắt buộc phải áp dụng chế độ ưu đãi theo cơ chế của hiệp định EVFTA. 3.2.1.2 Giải pháp trong sản xuất

Thứ nhất, về vùng sản xuất nguyên liệu, các DN liên quan của Việt Nam cần kết hợp với nhau, xây dựng mô hình sản xuất phù hợp áp dụng KHCN và các tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap vào quá trình trồng trọt thu hoạch giúp gia tăng diện tích cây trồng hữu cơ, sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường EU.Thứ hai, về cơ cấu sản phẩm, các DN Việt Nam cần tập trung đầu tư đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu rau quả chế biến thay vì rau quả tươi, sơ chế như trước đây Trên đãi từ EVFTA DN Việt Nam cần thức thời nhận diện và tiếp cận thị trường, nhanh chóng tận dụng tối đa các cơ hội này, tránh bị lép vế so với các đối thủ ngay trong khu vực Do vậy, các DN Việt Nam cần kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu EU, chủ động tìm hiểu kỹ, đầy đủ và cập nhật thường xuyên những thay đổi có thể xảy ra về các quy định nhập khẩu liên quan mà họ đưa ra.

Thứ ba, với thế mạnh trong sản xuất nông sản nói chung và rau quả nói riêng, các DN cần đầu tư mạnh hơn trong việc xây dựng CSVC phục vụ sản xuất và chế biến sau thu hoạch, đặc biệt là chế biến sâu Việc đầu tư có thể do DN bỏ ra hoặc tùy trường hợp sẽ tìm cách gọi vốn đầu tư từ nước ngoài.

Thứ tư, nâng cao kiểm soát và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt để đảm bảo yêu cầu khắt khe của EU về dư lượng chất độc hại trong sản phẩm Nội dung này gắn liền với hoạt động DN cần nhanh chóng xây dựng vùng nguyên liệu hiệu quả đã nêu trên.

Thứ năm, DN chủ động xây dựng mối quan hệ mật thiết với người nông dân, chia sẻ và hỗ trợ đào tạo lao động có tay nghề, hiểu biết và tham gia được vào các quy trình sản xuất áp dụng KHCN, kỹ thuật cao DN cần có cam kết rõ ràng, đảm bảo mang lại lợi ích cho đôi bên, xây dựng mối hợp tác win-win để người nông dân tin tưởng, sẵn sàng phối hợp trong sản xuất xuất khẩu rau quả.

3.2.1.3 Giải pháp trong xuất khẩu

Thứ nhất, để xuất khẩu thành công sản phẩm rau quả suốt chặng đường dài vận chuyển và lưu kho, các DN cần nhanh chóng thúc đẩy tìm tòi, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống bảo quản tốt, nhất là với rau quả tươi do tính chất dễ bị dập nát, hư hỏng khi va chạm.

Thứ hai, các DNVVN chưa có khả năng chủ động trong hoạt động logistic có thể tìm kiếm, kết hợp chặt chẽ với các bên thứ ba chuyên về forwarder, logistic để được đưa ra giải pháp tốt nhất trong chi phí xuất khẩu. chí xanh- sạch- bền vững.

Thứ tư, DN Việt Nam tiếp tục mở rộng kết nối với các kênh phân phối lớn, hiện đại tại thị trường EU, hạn chế việc phân phối sản phẩm thông qua đơn vị trung gian, vừa đảm bảo mở rộng thị trường, có khả năng kiểm soát, quản lý trực tiếp đầu ra sản phẩm vừa không lo gian lận, trục lợi hay ép giá.

3.2.1.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường

EU là một thị trường tiềm năng không chỉ với riêng Việt Nam mà còn rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới Việc tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, Việt Nam cần xác định mức độ cạnh tranh là vô cùng khốc liệt Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập và mở rộng thị trường là rất quan trọng.

Thứ nhất, 27 quốc gia thành viên trong EU tương ứng với những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng hoàn toàn khác nhau Do vậy, các DN Việt Nam cần tập trung tìm hiểu và phân tích thị hiếu người tiêu dùng nhằm đưa ra những định hướng trong sản xuất, XK đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho từng thị trưởng nhỏ trong thị trường

Thứ hai, các DN cần phối kết hợp với các công ty chuyên về thiết kế, in ấn bao bì đóng gói, tăng hình dạng, mẫu mã thu hút người tiêu dùng và đảm bảo các yêu cầu về ghi nhãn dán của EU khi xuất khẩu sang thị trường này.

3.2.1.5 Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu

Thứ nhất, theo như cam kết về SHTT trong EVFTA, EU có cam kết bảo hộ đương nhiên cho 19 chỉ dẫn địa lý rau quả của Việt Nam mà không phải chịu bất cứ quy trình, thủ tục thông thường nào trong thương mại giữa hai bên Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh mà EU dành cho Việt Nam so với nhiều quốc gia khác Do vậy, DN Việt Nam cần tận dụng cơ hội, chủ động tập trung đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm này và nhanh chóng đăng ký SHTT, định vị thương hiệu tại thị trường các nước thành viên của EU. thành các liên minh, hiệp hội trong lĩnh vực rau quả, hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản nói chung và rau quả của Việt Nam nói riêng ra quốc tế Thương hiệu rau quả gắn liền với thương hiệu quốc gia.

3.2.2.1 Giải pháp trong sản xuất

Nhà nước và các tổ chức, cơ quan chức năng phối kết hợp với các DN trong việc giáo dục, đào tạo hướng đến xây dựng đội ngũ lao động tay nghề, kỹ thuật cao, am hiểu về KHCN, nắm bắt kịp thời các quy định về xuất khẩu trong thương mại, góp phần tham gia sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng EU.

Ngày đăng: 07/12/2022, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w