Đọc thông SỐ phần cứng
CPU
CPU là tên viết tắt Central Processing Unit - bộ vi xử lý trung tâm Đây được xem là
“não bộ” của máy tính, đóng vai trò xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính giúp máy tính có thể vận hành và xử lý mọi yêu cầu.
Hiện nay, có 2 nhà sản xuất và phân phối CPU lớn nhất toàn cầu là Intel và AMD. Những dòng CPU được ưa chuộng từ nhà Intel là Core i5, i7, còn từ nhà AMD có Ryzen 5, Ryzen 7, Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể lựa chọn những chiếc máy tính có thông số CPU thích hợp. Để kiểm tra thông số CPU trên HWiNFO32, ta click vào Central Processor(s), ta tiếp tục click vào cửa sổ bên dưới mang tên CPU của máy.
Hình 1.12 Thông số cấu hình CPU
Hình trên là CPU: Intel(R) Core(TM) i5-1135G7 @ 2.40GHz (Intel
- Number of Logical CPUs/Thread: 8
Máy 4 nhân 8 luồng có nghĩa là CPU có 4 nhân vật lý, mỗi nhân có thể thực hiện song song 8 luồng xử lý.
Hình 1.13 Hình ảnh máy tính intel core i5, thế hệ 11
Một phần quan trọng của CPU là Cache hay còn gọi là Bộ nhớ đệm của
CPU, là nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý.
RAM
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên Khi mở một phần mềm trên máy tính thì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng, Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp. Để kiểm tra thông số RAM tại HWiNFO32, ta click vào Memory:
Trên hình là máy tính có RAM 8GB, với 1 thanh RAM, thanh này có 8GB và đang hoạt động:
- Memory Channels Active: 1 Để cải thiện tốc độ của RAM, các nhà sản xuất chia ra làm nhiều cách nhưng phổ biến nhất vẫn là Single Channel (RAM chạy 1 kênh) và Dual Channel (RAM chạy 2 kênh song song).
Hình 1.16 Single Channel vs Dual Chann
Như hình trên, ta có thể thấy việc sử dụng 2 thanh RAM song song sẽ có độ ổn định và hiệu suất cao hơn so với việc sử dụng 1 thanh RAM Tùy vào mục đích và nhu cầu người sử dụng mà cần mua thiết bị máy tính có thông số RAM khác nhau:
- Đối với các nhu cầu chỉ cần đáp ứng các tác vụ thông thường như lướt web, xem phim thì RAM 4GB có thể là phù hợp.
- Còn với nhóm khách hàng đòi hỏi yêu cầu cao hơn như thao tác các ứng dụng nặng hay chơi game có mức đồ hoạ trung bình trở lên thì RAM ít nhất từ 8GB.
Ổ cứng
Hiện nay, ổ cứng được chia ra làm 2 loại chính là HDD và SSD:
- HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu Chính vì đặc điểm hoạt động cơ học nên HDD rất dễ bị tác động vật lý làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, dễ dàng bị hỏng hóc do những tác nhân bên ngoài.
- SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn, có thể cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ Sử dụng ổ SSD sẽ giảm bớt nỗi lo hư hỏng do tác nhân vật lý Tuy nhiên, giá thành vẫn còn đắt so với HDD. Để kiểm tra ổ cứng bằng Defragment and Optimize Drives có sẵn trong máy, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấn mở cửa sổ tìm kiếm ra và nhập từ khóa Defragment and Optimize Drives.
Sau đó chọn đến Defragment and Optimize Drives như hình bên dưới.
Hình 1.17 Phần mềm Defragment and Optimize Drives
Bước 2: Cửa sổ của phần mềm xuất hiện Nhìn vào cột Media Type… từ đó sẽ dễ dàng nhận biết ổ cứng của máy tính.
- Solid State Drive: Chính là ổ SSD
- Hard Disk Drive: Chính là ổ HDD
Hình 1.18 Cửa sổ phần mềm Defragment and Optimize Drives
Hình trên là ví dụ của máy tính có ổ cứng SSD.
Tiếp theo, để kiểm tra dung lượng của ổ cứng, ta vào This PC.
Theo hình trên, có thể thấy máy tính có ổ cứng được chia ra làm 2 ổ đĩa.
- Window (C): Có dung lượng 117GB, còn trống 10,8 GB
- Data (E): Có dung lượng 120GB, còn trống 32,2GB
Kiểm tra máy tính
Hiệu suất hoạt động
Việc thường xuyên kiểm tra hiệu suất hoạt động của máy tính sẽ giúp ta giám sát và phân tích, đưa ra nhận định về cách thức mà thiết bị đang hoạt động Điều đó giúp đưa ra kết luận ta cần nâng cấp hoặc thay thế bộ phần nào giúp tăng hiệu suất máy tính. Để theo dõi hiệu suất hoạt động máy tính, ta có thể sử dụng trình quản lý tác vụ Task Manager:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để khởi động Task
Bước 2: Nhấn vào tab Performance trên đầu ứng dụng để chuyển sang chế độ xem thông tin hiệu suất.
Hình 1.24 Hiệu suất hoạt động
Tại đây, ta sẽ thấy một danh sách các thiết bị phần cứng của mình ở phía dưới bên trái.
Nó bao gồm bộ xử lý, card đồ họa, RAM, ổ cứng lưu trữ và kết nối mạng.
- Thiết bị lưu trữ và card đồ họa: Hiển thị phần trăm sử dụng
- CPU bao gồm tốc độ xung nhịp thực tế hiện tại
- RAM: Hiển thị mức tiêu thụ tuyệt đối
- Kết nối mạng cho biết tốc độ truyền tải theo thời gian thực.
Ta có thể nhấp vào bất kỳ thiết bị nào trong danh sách để mở chế độ xem chi tiết và thông tin hiển thị sẽ thay đổi theo loại thiết bị.
Đo nhiệt độ
Khi bạn sử dụng thiết bị máy tính, CPU sẽ được tiếp nhận thông tin và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý thông tin Việc để CPU ở mức nhiệt độ quá mức cho phép sẽ gây ra nhiều tác hại: Giảm tuổi thọ CPU, giảm hiệu năng sử dụng các ứng dụng, thiết bị hay treo đột ngột, Vì vậy, việc đo nhiệt độ góp phần kiểm soát cũng như duy trì tuổi thọ thiết bị Để đo nhiệt độ máy tính trên HWiNFO32, ta click vào tab Sensors.
Ta nhìn vào CPU Package sẽ cho kết quả nhiệt độ CPU Trên hình là ví dụ cho thiết bị máy tính có nhiệt độ CPU hiện tại (Current) là 51°C, nhiệt độ thấp nhất (Minimum) là
50°C, nhiệt độ cao nhất (Maximum) là 68°C và nhiệt độ trung bình (Average) là 52°C.
Chấm điểm
Với nhu cầu học tập, làm việc và xử lý những tác vụ cơ bản, sẽ có những tiêu chí khác so với khi chọn một máy tính dùng để chơi game, xử lý các tác vụ nặng nề hơn Hãy cùng phân tích một số tiêu chí quan trọng cho một chiếc máy tính văn phòng như sau:
Về RAM: Trên thị trường hiện nay, thông dụng nhất là RAM 4GB và 8GB Với RAM4GB là mức tối thiểu để chạy đa nhiệm tuy nhiên máy tính sẽ bị giật lag khi mở 5-7 ứng dụng cùng lúc, Với RAM 8GB sẽ giúp chiếc máy tính luôn hoạt động mượt mà dù mở nhiều ứng dụng Bên cạnh đó, 8GB RAM còn giúp người dùng có thể sử dụng các ứng dụng Photoshop khác nhau Vậy chiếc máy tính có RAM 8GB là lựa chọn phù hợp nhất.
Về ổ cứng: HDD có dung lượng rất lớn nhưng một chiếc máy tính văn phòng thì không cần dung lượng đến vậy Thay vào đó, ta có thể lựa chọn SSD là lựa chọn hàng đầu khi cho tốc độ nhanh và độ bền cao.
Hình 1.26 So sánh SSD và HDD
Về chip xử lý: Dòng chip càng cao thì hiệu năng làm việc càng mạnh, từ đó mà giá thành cũng cao hơn
Hình 1.27 So sánh khả năng xử lý của các CPU phổ biến
- Core i3 phù hợp với hầu hết các tác vụ văn phòng cơ bản.
- Core i5 mạnh mẽ và đáp ứng nhu cầu đa nhiệm cũng như những ứng dụng nặng nề hơn.
- Core i7 vô cùng mạnh Tuy nhiên loại CPU này thường có giá cao hơn, phục vụ các tác vụ đồ họa nặng, chơi game, Với nhu cầu văn phòng cơ bản thì sẽ không cần đến.
Vậy nên để tối đa hóa tốc độ xử lý của một chiếc máy tính văn phòng cùng với giá thành phù hợp thì Core i5 sẽ là sự lựa chọn phù hợp, tuy nhiên nếu bạn muốn có những trải nghiệm mượt mà hơn so với những ứng dụng đồ họa nặng thì core i7 là sự lựa chọn tối ưu hóa hơn bao giờ hết.
Tinh chỉnh khởi động
Để giúp máy tính khởi động nhanh hơn cũng như đáp ứng sự thỏa mãn của người dùng, có rất nhiều cách để tinh chỉnh khởi động, giúp tăng tốc thời gian khởi động của thiết bị.
- Dọn dẹp các phần mềm chạy khi khởi động
- Trì hoãn những dịch vụ Windows chạy khi khởi động
- Disable phần cứng không sử dụng
- Giữ cho phần mềm diệt virus luôn hoạt động và cập nhật, Để tùy chỉnh các phần mềm tự chạy song song khi khởi động máy tính, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để khởi động Task Manager.
Bước 2: Nhấn vào tab Startup trên đầu ứng dụng để chuyển sang chế độ xem phần mềm chạy song song khi khởi động máy tính.
Hình 1.28 Tùy chỉnh phần mềm chạy song song khi khởi động máy tính
Bước 3: Ta có thể tắt những phần mềm không cần thiết chạy song song khi khởi động máy tính bằng cách nhấp phải chuột vào ô Status của phần mềm tương ứng Disable Như thế sẽ giúp tối ưu hóa và tăng tốc độ khi khởi động thiết bị.
Hình 1.29 Tùy chỉnh phần mềm chạy song song khi khởi động máy tính 2
Dọn dẹp ổ cứng
Có rất nhiều cách để dọn dẹp ổ cứng và tối ưu hóa hiệu suất làm việc của CPU cũng như thiết bị của chúng ta. Để dọn dẹp ổ cứng, ta có thể sử dụng tính năng Disk Cleanup có sẵn trên Windows.
Bước 1: Vào This PC Ấn phải chuột vào ổ đĩa bị đầy trên máy tính
Bước 3: Tích vào các ô trống để xóa đi những dữ liệu không cần thiết.
Chọn OK và chọn Delete Files để xóa.
Hình 1.32 Xóa các files không cần thiết
Chúng ta cũng có thể dọn dẹp các file rác bằng cách:
Bước 1: Gõ %temp% vào tính năng tìm kiếm trên Windows và chọn vào kết quả xuất hiện ở trên.
Hình 1.33 Files rác tại %temp%
Bước 2: Xóa hết những thư mục trong này bằng cách ấn Ctrl + A để chọn tất cả các thư mục và ấn Shift + Delete OK.
Ta cũng có thể dọn dẹp ổ cứng bằng cách: Gõ Run vào thanh tìm kiếm
Nhập vào “prefetch” OK Xóa hết tất cả các dữ liệu trong này bằng cách ấn Ctrl + A để chọn tất cả các thư mục và ấn Shift + Delete > OK.
Đề xuất nâng cấp
Trước khi nâng cấp laptop thì ta cần phải xem xét và tìm hiểu cẩn thận vì không phải mọi thứ trên chiếc máy tính của ta có thể thay thế được Bên cạnh đó cũng cần phải xác định mục đích khi muốn nâng cấp là gì, từ đó lựa chọn nâng cấp bộ phận phù hợp.
Dòng HP 240 G8 là chiếc laptop đến từ nhà HP phục vụ cho mục đích văn phòng và kể cả đồ họa, ưu tiên thiết kế gọn nhẹ và tinh tế Tuy nhiên với một chiếc máy phổ thông như thế này thì không thể đòi hỏi quá cao về thời lượng pin Máy có thể sử dụng từ 2-3h cho một lần sạc đầy mà không cần cắm sạc Vì thế sẽ không tiện lợi khi bạn đi chơi, đi học mà quên mang dây sạc, vì khi đó máy sẽ có khó thể duy trì hoạt động lâu dài.
Hai ống tản nhiệt chạy xung quanh các linh kiện quan trọng và quạt kép Hơn hết, đơn vị chế tác thiết kế bản lề nâng nhẹ laptop lên một chút so với mặt bàn, mở đường lưu thông khí và tản nhiệt Laptop luôn trong trạng thái mát mẻ đảm bảo hiệu suất ổn định khi hoạt động thời gian dài Tuy nhiên, máy hoạt động còn hơi ồn do quạt tản nhiệt.
Theo như phần kiểm tra dung lượng bộ nhớ các ổ đĩa đã thao tác ở trên, máy tính HP 240 G8 hiện đã bị quá tải dung lượng ở ổ C, cần thực hiện các thao tác lọc lại các file trên máy tính để xóa bớt các file không dùng và file rác nằm trong máy để giải phóng bộ nhớ, giúp máy chạy nhanh hơn Về phần pin máy tính, hiện pin máy không bị chai, cần bảo quản pin máy bằng cách không vừa sạc vừa sài, để máy sập nguồn do cạn kiệt pin sẽ làm pin máy nhanh bị chai Ngoài ra nhiệt độ trung bình của máy (khoảng 52°C), là một nhiệt độ lý tưởng cho máy, khi sử dụng máy nên dùng giá đỡ máy tính, hay đế tản nhiệt để giúp cho máy tính giảm độ nóng.Đồng thời việc vệ sinh máy tính 6 tháng 1 lần cũng giúp cho máy hạ nhiệt độ.
BẢO VỆ MÁY TÍNH
Quét virus
Quét virus đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong việc bảo vệ máy tính khỏi sự tấn công, xâm nhập của virus có hại Vì vậy, cần phải lựa chọn phần mềm diệt virus chất lượng để đảm bảo máy tính được bảo vệ an toàn Ngoài những công cụ diệt virus phổ biến thì Windows 10 có tích hợp công cụ Windows Security có thể quét liên tục máy tính để tìm virus và phần mềm độc hại Để tiến hành, ta thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Tìm “Windows Security” trên thanh tìm kiếm Giao diện sẽ hiện ra như sau:
Hình 2.1.Giao diện Windows Security
Bước 2: Chọn “Virus & threat protection” để mở cửa sổ quét Chọn Scan Options để xem ba tùy chọn, bao gồm Quick Scan, Full Scan và Custom Scan.
Hình 2.2 Giao diện Scan options
Bước 3: Chọn hình thức mình muốn và chọn “Scan now”.
Xác thực email
Ngày nay, các thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, khiến chúng ta dễ dàng bị sập bẫy và mất an toàn bảo mật thông tin Do đó, ta cần chuẩn bị trước những biện pháp phòng tránh hiệu quả, một trong những biện pháp điển hình đó là Xác thực email Ta tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn một email mà ta cần xác nhận Chọn vào Khác => Hiển thị thư gốc.
Hình 2.3 Hiện thị thư gốc
Bước 2: Bấm Ctrl+F để tìm địa chỉ xác thực trả về ở Return-Path Tại đây, ta có thể xác nhận rằng địa chỉ email của người gửi có trùng khớp với tên email người gửi hay không,hoặc liệu đây có phải email giả Từ đó có thể tránh được sự cố không đáng có.
Kiểm tra truy cập tài khoản Facebook
Facebook đang được xem là một trong những mạng xã hội lớn, có sức ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam và cả thế giới Tuy nhiên, nếu ta không biết cách bảo vệ tài khoản cá nhân một cách cẩn thận thì sẽ dễ dàng gặp những kẻ xấu lợi dụng thông tin của chúng ta để trục lợi. Để làm được điều này, trước tiên ta cần kiểm tra truy cập tài khoản facebook Ta làm như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook Chọn biểu tượng tam giác ngược ở góc trên phải màn hình -> Nhấn chọn Cài đặt & Quyền riêng tư.
Hình 2.5 Cài đặt & quyền riêng tư
Bước 2: Chọn Cài đặt => Bảo mật và đăng nhập => Chọn Xem thêm
Danh sách lịch sử đăng nhập được hiển thị
Hình 2.6 Danh sách lịch sử đăng nhập Facebook
Bước 3: Tìm xem thiết bị lạ mà bạn muốn đăng xuất Sau đó chọn dấu ba chấm => Đăng xuất
Phân chia ổ đĩa: chia tách, ghép lại
Để thực hiện các bước tiếp theo của bài thực hành, nhóm sẽ sử dụngphần mềm EaseUS Partition Master Để tải phần mềm, ta tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn Free Download để tải phần mềm miễn phí tại: https://www.easeus.com/partition-manager/epm-free.html
Hình 2.8 Giao diện tải phần mềm trên website
Bước 2: Sau khi tải hoàn tất, chọn Install để tiến hành cài đặt.
Hình 2.9 Giao diện khi đã hoàn tất tải về
Bước 3: Sau khi đã cài đặt, chọn Start Now để sử dụng phần mềm.
Hình 2.10 Giao diện khi đã hoàn tất cài đặt
Hình 2.10 Giao diện khi đã hoàn tất cài đặ
Bước 1: Mở ứng dụng EaseUS và chọn Start now tại khung PartitionManager.
Bước 2: Chọn ổ đĩa muốn phân vùng, bấm chuột phải chọn Resize/Move
Bước 3: Hộp thoại Resize/Move mở lên, điều chỉnh thanh kích thước của ổ đĩa tùy theo nhu cầu chia, rồi bấm OK.
Hình 2.13 Tùy chỉnh phân vùng ổ đĩa D
Bước 4: Đã xuất hiện thêm ổ đĩa Unallocated Nhấp chuột phải vào ổ đĩa vừa phân chia, chọn Create.
Hình 2.14 Hoàn tất phân chia ổ đĩa D
Bước 5: Bấm chọn tên cho ổ đĩa -> OK
Hình 2.15 Chọn tên cho ổ đĩa vừa phân chia
Bước 6: Tiếp tục bấm vào Execute 2 Operations ở góc trên bên trái đểchạy thay đổi.
Bước 7: Bấm chọn Apply -> Finish để hoàn tất.
Hình 2.17 Giao diện xác nhận
Bước 1: Click chuột phải vào ổ đĩa muốn gộp, nhóm chọn ổ F, bấm vào Merge
Hình 2.19 Chọn Merge để ghép ổ đĩa
Bước 2: Chọn ổ đĩa gộp vào ổ E vào, nhóm chọn ổ đĩa C, tích chọn ổ đĩa C, bấm OK
Hình 2.20 Chọn ổ đĩa khác để ghép
Bước 3: Ổ F đã được gộp vào ổ E nhưng chưa xác nhận Tiếp tục bấm vào Execute 1 Operation ở góc trên bên trái để chạy thay đổi.
Hình 2.21 Chọn Execute 1 Operation để chạy thay đổi
Bước 4: Bấm Apply và chờ máy khởi động lại:
Đồng bộ hóa dữ liệu
Đồng bộ hóa có thể giúp các cá nhân, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được nguồn chi phí cần thiết trong việc mua các máy móc vật lý để triển khai lưu trữ mà còn tiện lợi trong việc truy xuất để sử dụng.
Bước 1: Click chọn "File sync" trong trang chính của ứng dụng EaseUS
Hình 2.23 Giao diện chọn đồng bộ
Bước 2: Bấm chuột trái vào “Click to select a folder” trong hộp thoại
Hình 2.24 Chọn "Click to select a folder"
Bước 3: Click chọn folder cần đồng bộ “b" bấm “Select Folder”
Hình 2.25 Chọn folder cần đồng bộ
Bước 4: Click vào nút "Start sync" in "EaseUS EverySync"
Hình 2.26 Bắt đầu đồng bộ
Hình 2.27 Folder đã được đồng bộ
Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Khi không may vì bất cứ lý do gì mà máy tính có thể bị hư hỏng, bị Virustấn công…, làm máy tính không còn hoạt động được nữa và dữ liệu sẽ mất thìviệc sao lưu dữ liệu thường xuyên để có thể khôi phục lại dữ liệu, tránh những điều đáng tiếc xảy ra là hết sức cần thiết.
Bước 1: Click chọn "Backup & Restore" trong trang chính của ứng dụng
Hình 2.28 Giao diện chọn Sao lưu và phục hồi
Bước 2: Chọn folder cần sao lưu, nhóm chọn folder Music, bấm Proceed
Hình 2.29 Chọn folder Music và tiến hành sao lưu
Hình 2.30 Folder Music đã được sao lưu
Bước 1: Bấm nút Recovery ở file muốn phục hồi.
Hình 2.31 Chọn file muốn phục hồi
Bước 2: Chọn Recover to Original Location bấm Proceed
Hình 2.32 Tiến hành phục hồi
Bước 3: Chờ khôi phục 100%, bấm Finish
Hình 2.33 Hoàn thành phục hồi
2.6.3 Khôi phục dữ liệu đã xóa
Bước 1: Click chọn "Data Recovery" trong trang chính của ứng dụng EaseUS
Hình 2.34 Giao diện chọn khôi phục dữ liệu
Bước 2: Chọn mục cần khôi phục Windows RE tools, bấm Scan.
Hình 2.35 Scan mục cần khôi phục
Bước 3: Chờ scan để kiếm các file đã bị xóa
Hình 2.36 Quá trình scan dữ liệu Hình 2.36 Quá trình scan dữ liệu
Bước 4: Tích chọn các file/folder đã scan được, bấm Recover
Hình 2.37 Chọn khôi phục dữ liệu
Bước 5: Chọn nơi lưu dữ liệu khôi phục, bấm Select Folder
Hình 2.38 Chọn vị trí lưu dữ liệu khôi phục
Hình 2.39 Hoàn thành khôi phục dữ liệu
Sao lưu và phục hồi ổ đĩa
Bước 1: Click chọn "Backup & Restore" trong trang chính của ứng dụng EaseUS
Hình 2.40 Giao diện chọn sao lưu và phục hồi
Hình 2.41.Chọn mục để sao lưu và phục hồi ổ dĩa
Bước 3: Chọn ổ đĩa cần sao lưu (ổ Z), sao lưu vào D:\, bấm Ok
Hình 2.42 Tiến hành sao lưu
Hình 2.43 Quá trình sao lưu ổ đĩa
Bước 1: Chọn ổ đĩa cần khôi phục, bấm Recovery
Hình 2.45 Chọn ổ đĩa khôi phục
Bước 2: Hộp thoại Recovery xuất hiện, chọn lại ổ đĩa lần nữa, bấm Next
Hình 2.46 Tiến hành khôi phục
Bước 3: Chọn nơi để phục hồi ổ đĩa, nhóm chọn ổ F, bấm Proceed
Hình 2.47 Chọn vị trí phục hồi ổ đĩa tới
Bước 4: Hộp thoại cảnh báo xuất hiện, bấm Continue
Hình 2.48 Xác nhận tiếp tục
Bước 5: Chờ khôi phục ổ đĩa
Hình 2.49 Quá trình khôi phục ổ đĩa
Hình 2.50 Hoàn thành khôi phục ổ đĩa, chọn Finish để kết thúc quá trình