Rõ ràng cách quy định này có thể dẫn đến việc xác định mức hình phạt tù tối thiểu được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp cụ thể không thống nhất.. Tuy n
Trang 1
ThS Cao ThÞ Oanh * uất phát từ sự hạn chế về khả năng
nhận thức và kinh nghiệm sống cũng
như những đặc điểm về tâm sinh lí của người
chưa thành niên, trên tinh thần nhân đạo
XHCN, BLHS hiện hành quy định đường lối
xử lí riêng đối với người chưa thành niên
phạm tội Qua nghiên cứu những quy định
này chúng tôi thấy, về cơ bản, đường lối xử
lí người chưa thành niên phạm tội đã thể
hiện các yêu cầu của nguyên tắc phân hóa
TNHS Tuy nhiên, sự thể hiện đó vẫn chưa
thực sự triệt để, điều này được phản ánh qua
các nội dung sau đây:
Thứ nhất, quy định về hình phạt tù có
thời hạn đối với người chưa thành niên phạm
tội mới chỉ dừng lại ở việc khống chế mức
hình phạt tối đa mà chưa xác định cụ thể
mức hình phạt tối thiểu Rõ ràng cách quy
định này có thể dẫn đến việc xác định mức
hình phạt tù tối thiểu được áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội trong các
trường hợp cụ thể không thống nhất
Thứ hai, BLHS hiện hành không có
những quy định thể hiện đường lối xử lí phân
hóa giữa những trường hợp người chưa thành
niên phạm tội ở những giai đoạn phạm tội
khác nhau Trong các quy định về người chưa
thành niên phạm tội, ngoài quy định mang
tính nguyên tắc về việc áp dụng hình phạt là
phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm
tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, không có quy định nào cụ thể hóa yêu cầu giảm nhẹ hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt so với trường hợp tội phạm hoàn thành Như vậy, khi quyết định hình phạt đối với các trường hợp đó, tòa án phải căn cứ vào quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tại Điều 52 BLHS Tuy nhiên, do cả cách giới hạn hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại Điều 74 BLHS và cách giới hạn hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 52 BLHS đều dựa vào khung hình phạt chung được quy định tại điều luật về tội phạm cụ thể nên thực ra
so với người đã thành niên phạm tội ở các giai đoạn này, người chưa thành niên phạm tội không được giảm nhẹ hình phạt
Thứ ba, trong các quy định về người chưa thành niên phạm tội không có quy định
về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật nên Điều 47 BLHS quy định về vấn đề này sẽ được vận dụng chung cho cả người đã thành niên phạm tội và
X
* Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2người chưa thành niên phạm tội Vấn đề nảy
sinh ở đây là: Do cùng sử dụng chung khung
hình phạt được quy định tại các điều luật về
tội phạm cụ thể để giảm nhẹ hình phạt theo
mọi tiêu chí nên dẫn đến bất hợp lí trong giới
hạn giảm nhẹ hình phạt khi vận dụng Điều
47 BLHS đối với người chưa thành niên
phạm tội, đó là người chưa thành niên phạm
tội trong trường hợp này có cùng giới hạn
giảm nhẹ hình phạt với người đã thành niên
phạm tội trong trường hợp tương ứng
Để khắc phục hạn chế thứ nhất và thứ
hai nói trên trong BLHS hiện hành có quan
điểm cho rằng:
“BLHS nên sửa theo hướng quy định rõ:
Trong trường hợp họ bị áp dụng hình phạt tù,
sau khi quyết định hình phạt cho bị cáo theo
Điều 74, nếu hành vi của bị cáo thuộc trường
hợp chuẩn bị phạm tội, tòa án sẽ giảm tiếp
một phần hai của mức hình phạt nói trên
(mức hình phạt đã được xác định theo Điều
74) hoặc nếu hành vi của bị cáo thuộc trường
hợp phạm tội chưa đạt, tòa án sẽ giảm tiếp
một phần tư của mức hình phạt nói trên
(trường hợp này bị cáo chỉ phải chấp hành ba
phần tư của mức hình phạt đã áp dụng)”.(1)
Tuy nhiên, cách sửa đổi BLHS như vậy
chỉ khắc phục được hạn chế thứ nhất và thứ
hai mà không khắc phục được hạn chế thứ ba
Cũng có ý kiến cho rằng cần sửa lời văn
của Điều 74 BLHS từ “mức hình phạt cao
nhất được áp dụng ” thành “mức hình phạt
được áp dụng ” để thể hiện nội dung tiết giảm
toàn bộ khung hình phạt theo tỉ lệ luật định
Đồng thời, bổ sung vào cuối Điều 68 BLHS
nội dung: “Người phạm tội là người chưa
thành niên được giảm nhẹ đặc biệt về
TNHS”.(2) Phương án này có thể giúp khắc phục một cách toàn diện hơn các hạn chế nói trên của BLHS hiện hành nhưng cách quy định chung chung về việc giảm nhẹ đặc biệt TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội lại có thể dẫn đến sự không thống nhất khi quyết định mức hình phạt giảm nhẹ đối với từng trường hợp cụ thể
Xuất phát từ cơ sở khung hình phạt được quy định đối với các tội phạm cụ thể là chuẩn được sử dụng để xác định các mức giảm nhẹ theo các tiêu chí khác nhau, chúng tôi cho rằng những bất cập liên quan đến đường lối xử lí người chưa thành niên phạm tội cần được giải quyết một cách cụ thể bằng quy định mang tính phân hóa về khung hình phạt Cụ thể là, tại Điều 69 BLHS trong các quy định về nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, nhà làm luật cần bổ sung quy định về khung hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: Khung hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được xác định trên cơ sở khung hình phạt được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể theo nguyên tắc: a) Nếu khung hình phạt tương ứng trong điều luật quy định hình phạt nặng nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì khung hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa là 18 năm tù và mức hình phạt tối thiểu bằng ba phần tư mức hình phạt tối thiểu của khung hình phạt đó; khung hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa là
12 năm tù và mức hình phạt tối thiểu bằng một phần hai mức hình phạt tối thiểu của
Trang 3khung hình phạt đó Ví dụ, khoản 4 Điều 195
BLHS quy định khung hình phạt là phạt tù 20
năm hoặc tù chung thân Vậy khung hình phạt
được áp dụng đối với người từ 16 đến dưới
18 tuổi khi phạm tội thuộc khung này là phạt
tù từ 15 năm đến 18 năm và khung hình phạt
được áp dụng đối với người từ 14 đến dưới
16 tuổi khi phạm tội thuộc khung này là phạt
tù từ 10 năm đến 12 năm
b) Nếu khung hình phạt tương ứng trong
điều luật quy định hình phạt duy nhất là tù có
thời hạn thì khung hình phạt được áp dụng
đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi phạm tội có mức hình phạt tối đa và mức
hình phạt tối thiểu bằng ba phần tư mức hình
phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của
khung hình phạt đó; khung hình phạt được áp
dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa và
mức hình phạt tối thiểu bằng một phần hai
mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối
thiểu của khung hình phạt đó Ví dụ, khoản 3
Điều 165 BLHS quy định khung hình phạt là
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm Vậy khung
hình phạt được áp dụng đối với người từ 16
đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thuộc khung
này là phạt tù từ 7 năm 6 tháng đến 15 năm và
khung hình phạt được áp dụng đối với người
từ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội thuộc
khung này là phạt tù từ 5 năm đến 10 năm
c) Nếu khung hình phạt tương ứng trong
điều luật quy định nhiều loại hình phạt thì
khung hình phạt được áp dụng đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội
cũng bao gồm tất cả các loại hình phạt đó
với các mức hình phạt tối đa và mức hình
phạt tối thiểu của mỗi loại hình phạt bằng ba
phần tư các mức tương ứng của khung hình
phạt đó; khung hình phạt được áp dụng đối
với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội cũng bao gồm tất cả các loại hình phạt đó với các mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của mỗi loại hình phạt
bằng một phần hai các mức tương ứng của khung hình phạt đó Ví dụ, khung hình phạt
được quy định tại khoản 3 Điều 222 BLHS
là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm Vậy khung hình phạt được áp dụng đối với người
từ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thuộc khung này là phạt tiền từ 375 triệu đồng đến
750 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 3 năm 9 tháng đến 7 năm 6 tháng và khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 14 đến dưới
16 tuổi khi phạm tội thuộc khung này là phạt
tù từ 2 năm 6 tháng đến 5 năm
Vì đã có sự thay thế của quy định mang tính cơ sở này, những quy định riêng lẻ nhằm phân hóa TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội có liên quan sẽ được bỏ
đi Những quy định đó là: Đoạn 2 Điều 72 BLHS quy định mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định; đoạn 2 Điều 73 BLHS quy định thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định và toàn bộ Điều 74 BLHS
Với quy định mang tính nguyên tắc này, khung hình phạt được quy định riêng cho người chưa thành niên phạm tội sẽ được sử dụng là khung hình phạt chuẩn để trên cơ sở
đó xác định TNHS của người chưa thành
Trang 4niên phạm tội trong các trường hợp cụ thể
như quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật, chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt, đồng phạm bằng cách kết hợp quy
định này với các quy định tương ứng tại các
điều 47, 52, 53 BLHS Ví dụ, nếu người đã
thành niên phạm tội thuộc khoản 4 Điều 195
BLHS (khung hình phạt là phạt tù 20 năm
hoặc tù chung thân) và có đủ các điều kiện
luật định nên được quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung thì hình phạt của
họ vẫn phải trong phạm vi khung hình phạt
nhẹ hơn liền kề là phạt tù từ 13 năm đến 20
năm Theo cách xác định khung hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội như
chúng tôi đề xuất ở trên thì khung hình phạt
thuộc khoản 4 Điều 195 BLHS được áp dụng
đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
là phạt tù từ 15 năm đến 18 năm và khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn được sử dụng là
giới hạn giảm nhẹ hình phạt khi họ được
quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật sẽ là phạt tù từ 7 năm 6 tháng đến 15
năm Tương tự như vậy, khung hình phạt
thuộc khoản 4 Điều 195 BLHS được áp dụng
đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
khi phạm tội này là 10 năm đến 12 năm và do
đó, khung 3 của Điều luật được sử dụng để
giới hạn mức giảm nhẹ hình phạt khi họ được
quyết định hình phạt theo Điều 47 BLHS sẽ
là phạt tù từ 6 năm 6 tháng đến 10 năm./
(1).Xem: Dương Tuyết Miên, “Định tội danh và
quyết định hình phạt”, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2004, tr 309
(2).Xem: Trần Thị Quang Vinh, “Các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2002, tr.160 và 153
HỢP ĐỒNG KÌ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG
QUYỀN CHỌN (tiếp theo trang 13)
Hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện theo phương thức: 1 Không thực hiện quyền chọn mà vẫn giao, nhận hàng hoá theo hợp đồng kì hạn; 2 Thực hiện quyền chọn, từ chối mua hoặc từ chối bán hàng và chịu mất phí quyền chọn
Hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn là những quan hệ thương mại rất mới ở Việt Nam Mặc dù chưa thành lập được thị trường giao sau có tổ chức nhưng các quan
hệ hợp đồng kì hạn và quyền chọn đã và đang diễn ra ở Việt Nam Thực tiễn này không chỉ đòi hỏi việc nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về thị trường hàng hoá giao sau mà còn cần thiết có nhiều diễn đàn giúp thương nhân và những người quan tâm tìm hiểu về nhiều khái niệm, thuật ngữ
và các vấn đề pháp lí liên quan đến hợp đồng giao sau Hiện tại, pháp luật hiện hành
về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch (về hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn) được quy định trong Luật thương mại năm
2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về mua bán hàng hoá qua
sở giao dịch Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm về hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn qua một số nguồn tài liệu như kỉ yếu hội thảo về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá tháng 12/2004 (Bộ thương
mại), cuốn sách “Thị trường hàng hoá giao sau” của Viện nghiên cứu thương mại (Bộ thương mại) do Nxb Lao động xuất bản năm 2000 v.v /