1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dân số kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn

82 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • Bài 1: ĐẠI CƯƠNG DÂN SỐ (0)
    • 1. Đại cương về dân số (8)
      • 1.1. Dân số (8)
      • 1.2. Dân số trung bình (8)
      • 1.3. Qui mô dân số (8)
      • 1.4. Cơ cấu dân số (8)
      • 1.5. Gia tăng dân số (10)
      • 1.6. Mức sinh (10)
      • 1.7. Mức chết (11)
      • 1.8. Biến động dân số (12)
      • 1.9. Tuổi và giới (12)
      • 1.10. Tuổi trung vị (12)
      • 1.11. Dân số già (12)
      • 1.12. Dân số trẻ (12)
      • 1.13. Chất lượng dân số (12)
      • 1.14. Di cư (12)
    • 2. Nguy cơ bùng nổ dân số với con người và pháp triển kinh tế - xã hội (0)
      • 2.1. Sự bùng nổ dân số (12)
      • 2.2. Nguy cơ bùng nổ dân số với con người và phát triển kinh tế - xã hội và môi trường (18)
    • 3. Những thách thức của vấn đề dân số đối với sự phát triển bền vững (18)
      • 3.1. Qui mô dân số lớn và ngày càng tăng vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển (18)
      • 3.2. Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc (18)
      • 3.3. Cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (19)
      • 3.4. Chất lượngdân số còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (19)
      • 3.5. Di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong cả hiện tại và tương lai (20)
    • 4. Pháp lệnh dân số của nhà nước Việt Nam (20)
      • 4.1. Một số những quy định chung (20)
      • 4.2. Chất lượng dân số (22)
      • 4.3. Các biện pháp thực hiện công tác dân số (23)
      • 4.4. Khen thưởng và xử lý vi phạm (23)
  • Bài 2. BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHI LÂM SÀNG (0)
    • 1. Viên tránh thai kết hợp (25)
      • 1.1. Cơ chế tác dụng (25)
      • 1.2. Thuận lợi, không thuận lợi (25)
      • 1.3. Chỉ định, chống chỉ định (26)
      • 1.4. Cách sử dụng (26)
    • 2. Thuốc tránh thai chỉ có Progesstin (28)
      • 2.1. Cơ chế tác dụng (29)
      • 2.2. Thuận lợi, không thuận lợi (29)
      • 2.3. Chỉ định, chống chỉ định (29)
      • 2.4. Cách dùng (30)
    • 3. Thuốc tránh thai khẩn cấp (31)
      • 3.1. Tác dụng (31)
      • 3.2. Tác dụng phụ (31)
      • 3.3. Chỉ định, chống chỉ định (32)
      • 3.4. Cách dùng (32)
    • 4. Bao cao su (32)
      • 4.1. Cơ chế tác dụng (32)
      • 4.2. Thuận lợi, không thuận lợi (33)
      • 4.3. Cách dùng (34)
    • 5. Thuốc diệt tinh trùng (35)
      • 5.1. Cơ chế tác dụng (35)
      • 5.2. Thuận lợi, không thuận lợi (35)
      • 5.3. Cách dùng (36)
    • 6. Màng ngăn (36)
    • 7. Nắp chụp cổ tử cung (37)
    • 8. Bọt xốp tránh thai (37)
    • 9. Miếng dán tránh thai (37)
    • 10. Vòng tử cung (38)
    • 11. Các biện pháp tránh thai tự nhiên (38)
      • 11.1. Xuất tinh ngoài âm đạo (38)
      • 11.2. Tính ngày phóng noãn để tránh thụ thai (39)
      • 11.3. Theo dõi thân nhiệt (40)
  • Bài 3. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI LÂM SÀNG (0)
    • 1. Dụng cụ tử cung (42)
      • 1.4. Các tác dụng phụ và xử trí (44)
      • 1.5. Biến chứng có thể gặp trong và sau đặt DCTC (44)
      • 1.6. Theo dõi trong thời gian mang dụng cụ tử cung (45)
    • 2. Tiêm thuốc tránh thai (45)
      • 2.1. Ưu điểm, nhược điểm (45)
      • 2.2. Cách dùng thuốc tiêm tránh thai DMPA (45)
    • 3. Que cấy tránh thai (46)
      • 3.1. Ưu điểm, nhược điểm (46)
      • 3.2. Kỹ thuật cấy Implanon (47)
      • 3.3. Tiêm thuốc tránh thai (47)
    • 4. Đình sản nữ (48)
      • 4.3. Chỉ định, chống chỉ định (48)
      • 4.4. Chuẩn bị khách hàng trước thủ thuật (49)
      • 4.5. Tư vấn, theo dõi sau thực hiện kỹ thuật (49)
    • 5. Đình sản nam (49)
      • 5.3. Chỉ định, chống chỉ định (50)
      • 5.4. Chuẩn bị khách hàng trước thủ thuật (50)
      • 5.5. Tư vấn, theo dõi sau thực hiện kỹ thuật (50)
  • Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN (0)
    • 1. Hướng dẫn chung về phá thai an toàn (52)
    • 2. Các phương pháp đình chỉ thai nghén (52)
      • 2.1. Các phương pháp phá thai đến hết tuần 12 (52)
      • 2.2. Đình chỉ thai nghén từ tuần 13 đến hết tuần 22 (53)
      • 2.3. Đình chỉ thai nghén từ tuần 23 trở đi (53)
    • 3. Giảm đau trong phá thai (55)
      • 3.1. Giới thiệu (55)
      • 3.2. Phương pháp (55)
    • 4. Tư vấn trước trong và sau phá thai (56)
      • 4.1. Yêu cầu với cán bộ tư vấn (56)
      • 4.2. Địa điểm tư vấn (57)
      • 4.3. Qui trình tư vấn (57)
      • 4.4. Tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc biệt (59)
    • 5. Tránh thai sau phá thai (61)
      • 5.1. Đối với viên tránh thai dạng uống (61)
      • 5.2. Thuốc tiêm tránh thai (DMPA), thuốc cấy tránh thai IMPLANON (61)
      • 5.3. Bao cao su (62)
      • 5.4. Dụng cụ tử cung (62)
      • 5.5. Màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung (62)
      • 5.6. Thuốc diệt tinh trùng (62)
      • 5.7. Biện pháp tính vòng kinh (63)
      • 5.8. Viên tránh thai khẩn cấp (63)
      • 5.9. Thắt ống dẫn trứng (63)
    • 6. Phá thai bằng phương pháp hút chân không (63)
      • 6.1. Chỉ định (63)
      • 6.2. Chống chỉ định (63)
      • 6.3. Cơ sở vật chất (64)
      • 6.4. Qui trình kỹ thuật (64)
      • 6.5. Tuyến áp dụng (66)
  • BÀI 5: LẬP DỰ TRÙ, QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH (67)
    • 1. Các phương tiện tránh thai (67)
    • 2. Lập dự trù các phương tiện tránh thai (67)
      • 2.1. Những nội dung cần lập dự trù (67)
      • 2.2. Những chỉ số cần thiết khi lập dự trù các PTTT (67)
    • 3. Quản lý các phương tiện tránh thai (71)
      • 3.1. Lên kế hoạch dự trù các PTTT (71)
      • 3.2. Tổ chức thực hiện (71)
      • 3.3. Bảo quản các phương tiện tránh thai (71)
      • 3.4. Chỉ đạo, theo dõi, giám sát công việc (71)
      • 3.5. Kiểm tra, đánh giá (71)
    • 4. Phân phối các phương tiện tránh thai (72)

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG DÂN SỐ

Đại cương về dân số

- Dân số học là một ngành khoa học nghiên cứu về dân số, được định nghĩa theo nghĩa hẹp là ngành khoa học nghiên cứu về quy mô, phân bố, cơ cấu và biến động dân số

- Nói đến dân số học là nói đến các mối liên hệ giữa các quá trình phát triển dân số và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hoá và môi trường xung quanh Vì vậy, khi nói đến dân số, không thể tách nó ra khỏi các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

Bao gồm toàn bộ số người sinh sống trong một phạm vi lãnh thổ nhất định: Một vùng, một nước, một khu vực trên thế giới hay cả toàn cầu

Dân số biến động không ngừng nên để chỉ dân số của một năm, người ta tính dân số trung bình của năm đó, công thức như sau:

Số dân đầu năm + Số dân cuối năm Dân số trung bình 2 Người ta còn lấy dân số ngày 1 tháng 7 hàng năm làm dân số trung bình 1.3 Qui mô dân số

Là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định

Là tổng số dân được phân loại theo giới tính và lứa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác

1.4.1 Cơ cấu dân số theo giới tính

Là sự phân chia tổng số dân thành số nam và số nữ

Tỷ lệ nam (nữ ) trong tổng số dân =  100

Hoặc tỷ số giới tính =  100

Cơ cấu dân số theo giới tính phụ thuộc vào tỷ số giới tính của sơ sinh, sự khác biệt về tử vong và di cư của 2 giới, sự phân chia dân số một cách đơn giản thành nam và nữ nhưng lại có ý nghĩa kinh tế, xã hội và dân số - kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) hết sức sâu sắc

1.4.2 Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Tỷ lệ nam, nữ theo từng độ tuổi

Có thể tính tuổi theo số lần sinh nhật Như vậy, sẽ có có độ tuổi 0; 1; 2…Để cho gọn có thể tính gộp thành các nhóm tuổi như: (0-4); (5-9); (10-14)…Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét theo nhóm tuổi: 0-14 tuổi, 15-59 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên

1.4.3 Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân

Là phân chia tổng số dân từ một độ tuổi nào đó theo có tình trạng:

- Chưa bao giờ kết hôn

Công tác kế hoạch hóa gia đình trước hết tập trung vào số nữ có chồng ở tuối sinh đẻ, sau đó đến nhóm tuổi chưa kết hôn ở tuổi 13-19 tuổi cũng cần được giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn đang ở mức báo động Các phụ nữ độc thân, cao tuổi, ly hôn, ly thân, tảo hôn cũng là những đối tượng được ngành quan tâm

Là sự có mặt của dân cư theo vùng lãnh thổ (tức là theo địa lý) như dân cư miền núi, đồng bằng, vùng trung du

Số dân trong vùng Mật độ dân số Diện tích vùng (km 2 ) 1.5 Gia tăng dân số

Là sự biến đổi về số lượng của dân số ở đầu và cuối mỗi thời điểm (một năm,

5 năm hay nhiều năm) Gia tăng này được hiểu là sự phát triển theo giá trị dương hoặc giá trị âm Trong quá trình đó có 3 yếu tố rất quan trọng là sinh, chết và chuyển cư Tỷ lệ gia tăng dân số trong năm, tính bằng phần trăm, ký hiệu (r), là tỷ số giữa số dân tăng thêm trong năm đó và dân số đầu năm:

Số dân số cuối năm - Số đầu năm r =  100

Số dân đầu năm 1.6 Mức sinh Để đo lường mức sinh, người ta dùng các chỉ tiêu sau:

1.6.1 Tỷ suất sinh thô Được xác định như sau:

Số trẻ em sinh ra sống được trong năm

Số dân trung bình trong năm 1.6.2 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Một trong những mục tiêu chính của chính sách dân số ở nước ta là thực hiện được: “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1- 2 con” Vì vậy, những người sinh con thứ 3 trở lên trong năm được coi là chưa thực hiện tốt chính sách dân số

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên =

Số trẻ em là con thứ 3 trở lên được sinh ra trong năm

Số trẻ em được sinh ra trong năm

1.6.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh

Có thể phân thành 4 nhóm yếu tố

* Nhóm yếu tố tự nhiên: Thể hiện ở cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới: cùng một số dân nhưng xã nào có nhiều hơn số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thường có tỷ suất sinh thô cao hơn

* Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội: Bao gồm các yếu tố như nghề nghiệp, thu nhập, trình độ giáo dục, lối sống, phong tục thờ cúng, tập quán kết hôn sớm, tâm lý trọng nam khinh nữ… đều có ảnh hưởng đến mức sinh

* Nhóm yếu tố chính sách dân số:Quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nhà nước nhằm điều chỉnh mức sinh có tác động mạnh tới việc nâng cao hay hạ thấp mức sinh

* Nhóm yếu tố dịch vụ kỹ thuật: Nếu có nhiều biện pháp tránh thai tốt, để người dân có thể lựa chọn cho phù hợp với sức khỏe, hoàn cảnh công việc, niềm tin tôn giáo…của mình, các biện pháp tránh thai này lại gần dân, thuận lợi cho việc mua bán hoặc cấp phát thì sẽ làm tăng số người sử dụng Kết quả là mức sinh sẽ giảm và ngược lại

1.7 Mức chết: Người ta đo mức chết bằng các thước đo sau:

Số người chết trong năm

Dân số trung bình trong năm

Sau khi biết tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô, có thể tính tỷ suất tăng tự nhiên dân số như sau:

Tỷ suất tăng tự nhiên dân số = Tỷ suất sinh thô - Tỷ suất chết thô

1.7.2 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi

Trong số người chết cần đặc biệt chú ý đến trẻ em dưới 1 tuổi và các bà mẹ bị chết vì lý do mang thai và sinh đẻ Bởi vì các sự kiện này phản ánh rõ tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ- trẻ em hay trình độ phát triển kinh tế, y tế và các điều kiện xã hội khác

Số trẻ em dưới 1 tuổi bị chết trong năm

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi =  1000

Số trẻ em được sinh ra sống trong năm

Nguy cơ bùng nổ dân số với con người và pháp triển kinh tế - xã hội

Tỷ suất này cho biết, cứ 1000 trẻ sinh ra sống trong năm thì có bao nhiêu cháu bị chết dưới 1 tuổi…

Người phù nữ khi mang thai và sinh đẻ phải chịu những nguy cơ bất lợi cho sức khỏe, thậm chí là tử vong Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế và tiến bộ về y tế, tử vong mẹ còn sảy ra nhưng không nhiều Người ta tính số bà mẹ bị chết do liên quan thai nghén và sinh đẻ từ khi có thai đến 42 ngày sau đẻ (không kể có trường hợp tai nạn, ngộ độc, tự tử) tương ứng với 100.000 trẻ sinh ra sống trong năm

Số bà mẹ bị chết liên quan chửa đẻ trong năm

Số sơ sinh sống trong năm

Thăm khám ít nhất 3 lần cho mỗi lần mang thai là biện pháp cơ bản để giảm tỷ suất chết mẹ và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi

1.8 Biến động dân số: Là sự tăng hay giảm của tổng số dân số hoặc một trong những thành phần của nó

1.9 Tuổi và giới: Là đặc trưng cơ bản của một dân số Mỗi dân số có cấu thành tuổi và giới khác nhau

1.10 Tuổi trung vị: Là số tuổi chia dân số ra hai phần bằng nhau, một nửa trẻ hơn, một nửa già hơn tuổi đẻ

1.11 Dân số già: Khi số người trên 65 tuổi chiếm trên 10% so với tổng dân số 1.12 Dân số trẻ: Khi nhóm người có tuổi từ 0 - 14 chiếm nhiều hơn trong tổng số dân và nhóm người trên 65 tuổi chỉ chiếm 5% số dân

1.13 Chất lượng dân số: Là sự phản ánh có đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số

1.14 Di cư: Là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác

2 Nguy cơ bùng nổ dân số với con người và phát triển kinh tế - xã hội

2.1 Sự bùng nổ dân số

Sự bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số rất nhanh, bởi có nhiều trẻ em được ra đời ở bất cứ lúc nào

Nếu kể từ khi loài người có mặt trên quả đất hàng chục triệu năm trước công nguyên, thì đến năm 1830 quả đất mới đạt 1 tỷ dân, phải trải qua một thời gian hết sức lâu dài Nhưng những năm sau đó, thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ ngày càng ngắn dần đi Thập kỷ 1930: 2 tỷ người Thập kỷ 1960: 3 tỷ người Năm 1975: 4 tỷ người Năm 1987: 5 tỷ Năm 1999: 6 tỷ, dự kiến năm 2050 thế giới đạt

10 tỷ người nếu tỷ suất sinh thô là 1.7% (Tài liệu UNFPA)

Bảng 1.1 Dân số thế giới qua các năm

Tỷ lệ tăng hàng năm %

Tăng hàng năm (Người) Độ tuổi trung bình

Mật độ dân số (Người/K m 2 )

Tỷ lệ dân cư đô thị (%)

Dân cư đô thị (Người)

Bảng 1.2 Dự báo dân số thế giới ước tính đến năm 2050

* Tổ chức dân số thế giới chọn ngày 11/7 hàng năm là ngày dân số thế giới 2.1.2 Dân số Việt Nam: Dân số Việt Nam đang tăng nhanh

- Đầu thập kỷ 20, dân số Việt Nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã làm 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài Mặc dù chính sách dân số - KHHGĐ đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh

- Do thực hiện tốt các chương trình dân số - KHHGĐ, tỷ lệ tăng dân số từ 3,56% từ đầu năm 60 đã giảm xuống còn 2.1% (1989); số con trung bình cho một phụ nữ ở độ tuổi sinh sản từ 6 con (những năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuống còn 2,7 con (1992-1996) và 2,3 con (1999)

- Theo điều tra về dân số:

Bảng 1.3 Thống kê dân số Việt Nam hàng năm

Tỷ lệ thay đổi hàng năm

Di cư Độ tuổi trung bình

Tỷ lệ dân cư đô thị

Tỷ lệ thay đổi hàng năm

Di cư Độ tuổi trung bình

Tỷ lệ dân cư đô thị

Bảng1.4 Dự báo dân số Việt Nam

Tỷ lệ thay đổi hàng năm

Di cư Độ tuổi trung bình

Tỷ lệ dân cư đô thị

2.2 Nguy cơ bùng nổ dân số với con người và phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

- Ở các nước đang phát triển: Đa số là dân nghèo, tỷ lệ mù chữ cao, dịch vụ y tế kém thì đẻ nhiều như ở Châu Phi, khu vực Nam Á, Châu Mỹ La tinh

- Dân số tăng nhanh nhưng đất không tăng, sản lượng lương thực không đủ đáp ứng cho dân, dẫn đến đói nghèo, thất học, thất nghiệp

- Chăm sóc y tế kém: Theo WHO và UNICEF thông báo mỗi năm còn 15 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị chết, 585.000 bà mẹ chết vì thai nghén và sinh đẻ, 40% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 22 triệu sơ sinh mới đẻ cân nặng dưới 2500g Đa số có tai biến này xảy ra ở các nước đang phát triển

2.2.2 Đối với Việt Nam: Hậu quả của việc gia tăng dân số

- Dân số tăng nhanh nhưng diện tích canh tác không tăng, đã làm giảm diện tích canh tác trên đầu người Dù rằng có nhiều tiến bộ trong nông nghiệp, nhưng sản lượng lương thực thực phẩm tăng không phù hợp với tỷ lệ tăng dân số Các dịch vụ phục vụ đời sống tăng cả về khối lượng và chất lượng, đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí phúc lợi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, làm cho mức thu nhập đầu người tăng chậm hoặc không tăng

- Mức độ ô nhiễm môi trường tăng và chất lượng cuộc sống bị giảm sút

- Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh còn ảnh hưởng đến vấn đề y tế, giáo dục, bảo vệ bà mẹ trẻ em, trật tự an ninh xã hội

Vì vậy, việc khống chế gia tăng dân số tự nhiên là một nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, để hướng cho sự gia tăng dân số theo kế hoạch, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Những thách thức của vấn đề dân số đối với sự phát triển bền vững

3.1 Qui mô dân số lớn và ngày càng tăng vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển

Việt Nam là quốc gia có qui mô dân số lớn thứ 2 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới Trong 10 năm tới, dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng từ 1 triệu đến 1,1 triệu

3.2 Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm và vẫn còn cao

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 67% năm 2016

- Đầu tư kinh phí cho chương trình dân số có xu hướng giảm

3.3 Cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 30,8 năm 2016

- Tại Việt Nam, vấn đề thách thức đang đặt ra là dù chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhưng tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh vẫn là một nước có mức thu nhập trung bình thấp

- Hiện nay Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là hai triệu người Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26% Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm

3.4 Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Chất lượng thể chất của người Việt Nam còn bị hạn chế, đặc biệt về chiều cao, cân nặng, sức bền và sự dẻo dai

- Tỷ lệ trẻ đẻ cân nặng thấp (< 2500g) : Theo Điều tra của GSO để đánh giá các mục tiêu trong năm 2011, 2013, 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu cân đã tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) mặc dù sức khoẻ sinh sản của bà mẹ mang thai đã được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều

- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm: Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 8 năm 2007-2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,1% Tỷ lệ thấp còi giảm từ 33,9% xuống còn 24,5%

- 1,5% dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ

- Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh

- Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên ước tính 10,8 triệu người, chiếm 20,3% số lao động có việc làm trong toàn quốc Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của khu vực thành thị là 35,7%, cao gấp gần 3 lần

20 của khu vực nông thôn đó làm hạn chế khả năng tiếp thu và sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại

- Chỉ số phát triển con người (HDI- Human Development Index: Bao gồm tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục, thu nhập thực tế trên đầu người) thấp

Tốc độ tăng bình quân của chỉ số HDI là 1,07%/năm từ 1980 đến 2014, tức là thấp hơn bình quân 1,23% của các nước có mức phát triển con người trung bình và mức bình quân 1,29% của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương

Năm 1980 chỉ số HDI của Việt Nam vừa đủ cao hơn mức bình quân của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và nhóm nước phát triển con người trung bình Đến năm 1990 HDI của Việt Nam rõ ràng đã tụt lại so với khu vực, thấp hơn đến 8,5% Khoảng cách được thu hẹp xuống 4,7% vào năm 2008, nhưng đến năm 2014 thì cách biệt trong chỉ số HDI của Việt Nam với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trở lại đến 10,2%

3.5 Di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong cả hiện tại và tương lai

Di cư tự do và sự di chuyển của lực lượng lao động theo mùa vụ đó và đang trực tiếp làm trầm trọng thêm việc đáp ứng những dịch vụ xã hội cơ bản, gây ô nhiễm môi trường sống, tàn phá tài nguyên và gia tăng các tệ nạn xã hội.

Pháp lệnh dân số của nhà nước Việt Nam

4.1 Một số những quy định chung

4.1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Pháp lệnh này quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, có biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số

- Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

4.1.2 Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số

- Công dân có có quyền sau đây:

+ Được cung cấp thông tin về dân số

+ Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo pháp luật

+ Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số

+ Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật

- Công dân có các nghĩa vụ sau đây:

+ Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con, sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững

+ Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và có thành viên trong gia đình

+ Tôn trọng lợi ích của nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số

+ Thực hiện có quy định của pháp lệnh có liên quan đến công tác dân số

+ Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện có nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản

4.1.3 Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số

- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số

- Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản -kế hoạch hóa gia đình

- Cơ quan quản lý Nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số, phối hợp với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận để triển khai công tác dânsố, thanh tra kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số

4.1.4 Trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và có đoàn thể nhân dân trong công tác dân số

- Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dân số và có văn bản quy phạm pháp luật về dân số

- Tổ chức thực hiện công tác dân số trong hệ thống của mình

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, toàn dân thực hiện pháp lệnh về dân số

- Giám sát việc thực hiện pháp lệnh dân số

4.1.5 Các hành vi bị nghiêm cấm

- Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

- Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức

- Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành

- Di cư và cư trú trái pháp luật

- Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội

- Nhân bản vô tính người

4.2.1 Nâng cao chất lượng dân số

Là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước

4.2.2 Biện pháp nâng cao chất lượng dân số

- Bảo đảm quyền cơ bản của con người: quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền, tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người

- Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số

- Đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số

- Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số

4.2.3 Trách nhiệm nâng cao chất lượng dân số

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số

4.2.4 Biện pháp hỗ trợ sinh sản

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe truớc khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gen, xét nghiệm chất độc hóa học và HIV/AIDS

4.2.5 Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững

Nhà nước có chính sách và biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt giới tính, bảo đảm phụ nữ và nam giới có quyền lợi- nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững

4.3 Các biện pháp thực hiện công tác dân số

4.3.1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số

Nhà nước đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia nhằm đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, tài nguyên và môi trường

4.3.2 Xã hội hóa công tác dân số

Bằng việc huy động mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số

4.3.3 Huy động nguồn cho công tác dân số

Việc huy động và sử dụng quỹ dân số phải thực hiện theo quy định của pháp luật

4.3.4 Thực hiện giáo dục dân số Được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với từng cấp học, bậc học 4.3.5 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số

Nhà nước có chính sách và biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế

4.3.6 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số

Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp, trú trọng đối với cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở

4.3.7 Nghiên cứu khoa học về dân số

BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHI LÂM SÀNG

Viên tránh thai kết hợp

- Cản trở sự làm tổ của trứng bằng cách ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung

- Làm đặc chất nhầy cổ tử cung

Hình 1.1 Thuốc tránh thai loại 28 viên Hình 1.2 Thuốc tránh thai loại 21 viên

1.2 Thuận lợi, không thuận lợi

- Giúp tránh thai theo thời hạn dài hay ngắn tuỳ ý

- Hiệu quả cao nếu uống đúng cách

- An toàn cho phần lớn phụ nữ

- Có thể có thai ngay sau khi ngừng thuốc

- Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, bệnh viêm tiểu khung, u xơ vú lành tính và chửa ngoài dạ con

- Hành kinh hàng tháng đều đặn, ra máu ít hơn, số ngày hành kinh ít hơn

- Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

- Giảm triệu chứng khó chịu trước hành kinh

- Có thể sử dụng ở bất kỳ tuổi nào, từ vị thành niên đến mãn kinh

- Không ảnh hưởng đến tình dục

- Phụ thuộc vào việc phải uống thuốc hàng ngày và đúng giờ

- Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn

- Làm giảm tiết sữa khi cho con bú

- Có một số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu: ra máu thấm giọt, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, sạm da, trứng cá

- Không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục

1.3 Chỉ định, chống chỉ định

- Phụ nữ muốn sử dụng 1 biện pháp tránh thai tạm thời hiệu quả cao, không có chống chỉ định dùng thuốc tránh thai

- Có thai hoặc nghi ngờ có thai

- Đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi

- Sau sinh dưới 3 tuần không cho con bú cũng không dùng

- Trên 35 tuổi, hút thuốc lá (10 điếu 1 ngày trở lên)

- Huyết áp cao, bệnh van tim, rối loạn đông máu, tiền sử tắc mạch máu, bệnh gan mật, đái tháo đường

- Đang bị hay tiền sử về ung thư vú

- Ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân

- Đang dùng thuốc điều trị bệnh lao, nấm, chống co giật

1.4.1 Thăm khám đánh giá và sử dụng bảng kiểm tra để sàng lọc trước khi sử dụng thuốc

- Hỏi kỹ tiền sử để phát hiện chống chỉ định

- Thăm khám loại trừ có thai, ra máu âm đạo bất thường, những vấn đề cần phải điều trị hoặc chuyển tuyến phụ khoa

- Bắt đầu dùng thuốc từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh, tốt nhất là ngày đầu tiên

- Phụ nữ sau đẻ, nếu không cho con bú: Từ tuần thứ 4 sau đẻ, nếu cho con bú không dùng viên thuốc tránh thai kết hợp

- Sau sảy, nạo hút thai: Bắt đầu sớm trong vòng 5 ngày đầu

- Chuyển từ một biện pháp tránh thai khác, có thể bắt đầu ngay không cần chờ có kinh

- Uống viên đầu tiên vào bất kì ngày nào trong 5 ngày đầu tiên của chu kì kinh, tốt nhất là ngày đầu tiên, uống mỗi ngày 1 viên vào giờ nhất định theo chiều mũi tên của viên thuốc

- Với vỉ 28 viên, khi hết vỉ, phải uống viên đầu tiên của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh

- Với vỉ 21 viên, khi hết vỉ, nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau dù đang còn kinh

- Viên thuốc tránh thai kết hợp được sử dụng ở bất kỳ tuổi nào Phụ nữ trên 40 tuổi có thể dùng với điều kiện đã được loại trừ các nguy cơ: Hút thuốc, cao huyết áp, tiểu đường…

- Không cần nghỉ thuốc đối với những khách hàng sau một thời gian dài sử dụng thuốc (có thể dùng đến khi nào không còn nguy cơ có thai)

- Trung bình khả năng có thai trở lại sau khi ngừng thuốc, chậm hơn khoảng hai tháng so với các biện pháp tránh thai không dùng nội tiết tố

1.4.4 Dùng thuốc tránh thai kết hợp với tính chất tránh thai khẩn cấp

- Dùng cho những phụ nữ sau giao hợp không được bảo vệ

- Uống 4 viên thuốc tránh thai kết hợp trong vòng 72 giờ đầu sau giao hợp, 12 giờ sau uống tiếp 4 viên

Chú ý: Nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống, phải uống lại Không được dùng quá 2 lần trong 1 tháng và không nên dùng thường xuyên

1.4.5 Xử trí khi quên thuốc hay bị nôn, tiêu chảy, chậm kinh

- Quên 1 viên: Uống ngay một viên khi nhớ ra, rồi đến giờ uống thuốc hàng ngày uống 1 viên như thường lệ

- Quên 2 viên: Uống ngay 2 viên khi nhớ ra, ngày hôm sau đến giờ uống thuốc hàng ngày uống 2 viên, rồi tiếp tục như thường lệ Dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ (bao cao su) trong 7 ngày kể từ ngày quên thuốc, nếu có giao hợp

- Nếu quên từ 3 viên trở lên: Bỏ vỉ thuốc và bắt đầu dùng vỉ mới Dùng biện pháp hỗ trợ (bao cao su) trong 7 ngày kể từ ngày dùng vỉ mới, nếu có giao hợp

- Nếu khách hàng bị nôn, tiêu chảy trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc, cần tiếp tục uống thuốc như thường lệ, đồng thời áp dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ (bao cao su) trong 7 ngày sau khi ngừng nôn, tiêu chảy

- Nếu khách hàng bị chậm kinh, cần khám xem có thai không

1.4.6 Tác dụng phụ và dấu hiệu cần theo dõi khi sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp Tác dụng phụ thường gặp vào 3 tháng đầu và giảm dần

* Những tác dụng phụ thường gặp:

- Buồn nôn (do Estrogen có trong viên thuốc là tạm thời): cần loại trừ buồn nôn do thai nghén, cảm cúm hoặc viêm nhiễm khác

- Cương vú do Estrogen: Loại trừ do thai nghén

- Đau đầu nhẹ: Do thuốc, các lí do khác như viêm xoang, stress, căng thẳng

- Ra máu giọt/chảy máu ngoài kỳ kinh

- Do nồng độ Estrogen thấp, có thể người dùng thuốc không ra máu kinh nguyệt hoặc hành kinh ít

* Những tác dụng phụ hiếm gặp:

- Tăng cân quá nhanh, tăng huyết áp

- Sạm da mặt,trứng cá, giảm tình dục

- Trầm cảm, thay đổi tâm tính

* Các dấu hiệu báo động:

Có rất ít tai biến do viên thuốc liều thấp Tuy vậy, mọi khách hàng cần thông báo và cần đến ngay phòng khám/cơ sở dịch vụ nếu thấy bất kì 1 trong các dấu hiệu sau đây:

- Đau đầu nặng, đau dữ dội vùng bụng

- Đau nặng vùng ngực, đau nặng ở bắp chân

- Có các vấn đề về mắt (mất thị lực, nhìn bị nhoè, nhìn 1 thấy 2)

Thuốc tránh thai chỉ có Progesstin

- Làm cô đặc chất nhầy CTC

- Làm rào cản cho sự thâm nhập của tinh trùng vào buồng tử cung, phần nào ngăn chặn sự rụng trứng

- Làm chậm quá trình di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng và làm cho nội mạc tử cung không phù hợp với sự làm tổ của trứng

Hình 1.3 Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin 2.2 Thuận lợi, không thuận lợi

- Có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú bắt đầu kể từ tuần thứ sáu, không ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa

- Không có tác dụng phụ của estrogen, không tăng nguy cơ tim mạch hoặc đột quỵ

- Có thể giúp giảm nguy cơ:

+ U vú lành tính, ung thư vú

+ Ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung

- Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn kinh nguyệt, rong huyết, vô kinh hay kinh nhiều kéo dài, nhức đầu, căng vú dù ít

- Với viên Exluton cần phải uống thuốc thật đúng giờ mỗi ngày, vì uống chậm vài giờ hay

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

2.3 Chỉ định, chống chỉ định

- Hầu hết các phụ nữ muốn tránh thai tạm thời mà không có chống chỉ định

- Đặc biệt an toàn hiệu quả với phụ nữ cho con bú

- Phụ nữ không thích hợp với các tác dụng của viên tránh thai kết hợp

- Nó còn phù hợp cho những phụ nữ lớn tuổi, hút thuốc lá hay bị đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp

- Có thai hoặc nghi ngờ có thai

- Đã hoặc đang bị ung thư vú

- Ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân

- Đang bị viêm gan, xơ gan

- Đang điều trị thuốc chống co giật: Phenyltoin, Bacbiturat… hoặc thuốc kháng sinh: Griseofulrvin, Rifampicin…

2.4.1.Thăm khám đánh giá trước khi áp dụng biện pháp

- Hỏi kỹ tiền sử để phát hiện chống chỉ định

- Thăm khám để loại trừ có thai, ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân

2.4.2 Thời điểm bắt đầu dùng thuốc

- Trong trường hợp sau sinh đang cho con bú có thể bắt đầu từ tuần lễ thứ sáu, để hỗ trợ thêm cho biện pháp cho bú vô kinh

- Những phụ nữ sau sinh không cho con bú có thể dùng bất cứ lúc nào trong vòng 4 tuần lễ sau sinh, không đợi có kinh trở lại, miễn là chắc chắn không có thai

- Trong trường hợp sau sảy, sau nạo nên bắt đầu ngay lập tức trong vòng 5 ngày

- Trong vòng kinh: Trong 5 ngày đầu chu kỳ, tốt nhất là ngày đầu tiên, không cần biện pháp bổ sung thêm Nếu sau 5 ngày có thể dùng thuốc bổ trợ thêm bằng biện pháp khác (bao cao su hay thuốc diệt tinh trùng) trong vòng 2 ngày

- Chuyển sang 1 biện pháp tránh thai hiện đại khác, có thể bắt đầu ngay không cần đợi kinh

* Cách dùng viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin

- Bắt đầu uống viên đầu tiên là viên mà mặt sau của vỉ thuốc có dấu chấm tròn

- Mỗi ngày uống 1 viên, vào 1 giờ nhất định

- Uống thuốc chậm vài giờ có thể giảm hiệu quả của thuốc

- Tiếp tục vỉ kế tiếp ngay sau khi hết vỉ đầu Không ngừng thuốc giữa hai vỉ

* Xử lý khi quên thuốc

- Nếu quên uống 1 viên thuốc, uống bù ngay lập tức khi nhớ ra và uống tiếp tục như thường lệ

- Nếu quên uống từ 2 viên trở lên, nguy cơ có thai rất cao, uống 2 viên khi nhớ ra, uống 2 viên vào ngày hôm sau Sử dụng biện pháp hỗ trợ 7 ngày trong khi vẫn tiếp tục dùng hết vỉ thuốc đó

- Người không cho con bú hoặc có cho bú nhưng đã có kinh: nếu quên uống 1 viên hoặc uống muộn quá 3 giờ so với lệ thường thì phải dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 2 ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp

Hình 1.4 Thuốc tránh thai khẩn cấp 3.1 Tác dụng Ức chế sự phóng noãn ở người phụ nữ Trong trường hợp đã phóng noãn và được thụ tinh, thuốc sẽ làm thay đổi nội mạc tử cung để ngăn cản trứng này làm tổ 3.2.Tác dụng phụ

- Vô kinh hoặc kinh ít

- Rong kinh hoặc ra máu nhẹ vào những ngày không đúng chu kỳ

- Buồn nôn, căng tức ngực, hơi tăng cân do giữ nước

- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rong kinh, máu giữa chu kỳ…

- Đặc biệt, nếu sử dụng quá 4 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong cùng 1 chu kỳ kinh, thuốc có thể dẫn tới vô sinh nếu dùng quá liều

- Ngoài ra nếu sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến những hậu quả phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi sau này

3.3 Chỉ định, chống chỉ định

- Dùng cho phụ nữ sau giao hợp không được bảo vệ

- Mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp

- Đang bị bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mạn tính

- Mắc bệnh đái tháo đường

- Có u vú lành tính, ung thư tử cung và các loại ung thư khác

- Đã hoặc đang bị tắc nghẽn mạch máu

- Kinh nguyệt ít, không đều

- Uống 1 viên càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau giao hợp không có bảo vệ, uống viên thứ 2 cách viên thứ nhất 12 giờ

Chú ý: Nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống, phải uống lại Không được dùng quá 2 lần trong 1 tháng và không nên dùng thường xuyên.

Bao cao su

Bao cao su làm bằng nhựa latex mỏng có thể lồng vào dương vật hoặc đặt vào âm đạo trước khi giao hợp Nó có tác dụng chứa và ngăn không cho tinh trùng vào âm đạo, nên không thụ tinh

Bao cao su nam: Bao cao su là phương pháp tránh thai phổ biến Nó ngăn ngừa tinh trùng xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ, tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục Ở các cặp đôi dùng bao cao su nam, tỉ lệ mang thai là 15% một năm

Hình 1.5 Bao cao su nam Bao cao su nữ: Bao cao su nữ là một túi nhựa mỏng theo đường âm đạo, có thể đặt vào đến 8 giờ trước khi quan hệ Người đặt đầu có vòng nhựa dẻo, co dãn ở cổ tử cung để định vị Bao cao su nữ có phần ít hiệu quả hơn so với bao cao su nam

Hình 1.6 Bao cao su nữ 4.2 Thuận lợi, không thuận lợi

- Bảo vệ, phòng chống bệnh lây qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS

- An toàn, không có tác dụng phụ

- Có thể sử dụng bất cứ thời gian nào; sau khi sinh, sau khi nạo thai

- Giúp nam giới có trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình

- Tiện lợi khi muốn tránh thai tạm thời

- Đối với bao cao su nữ còn thêm ưu điểm là người phụ nữ có thể chủ động ngừa thai được

- Dễ sử dụng, có sẵn, nhỏ gọn có thể mang theo người

- Có thể bị tuột, rách trong khi đang giao hợp, với người sử dụng thiếu kinh nghiệm làm trào tinh dịch vào âm đạo

- Một số cặp vợ chồng than phiền về mức độ giảm khoái cảm

- Đôi khi có cặp vợ chồng bị dị ứng với latex

- Đối với bao cao su nữ, phải biết cách sử dụng tốt thì mới tránh được thất bại 4.3 Cách dùng

- Kiểm tra trước về hạn dùng, độ kín của vỏ bao và chất lượng bao

- Mỗi lần giao hợp phải dùng bao cao su mới

- Với bao cao su nam: lồng bao cao su vào dương vật đang cương trước khi giao hợp, giữ cho vành cuộn của bao nằm phía ngoài Tháo cuộn vành bao lên tới gốc dương vật, không cần kéo căng Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra lúc còn cương, giữ chặt vành cao su ở gốc dương vật trong khi rút dương vật ra, để bao không tuột và tinh dịch không tràn ra ngoài

Hình 1.7 Cách sử dụng bao cao su cho nam giới

- Với bao cao su nữ: đặt bao cao su vào âm đạo trước khi giao hợp Cầm vòng tròn nhỏ bóp méo đưa nghiêng vào sâu trong âm đạo Vòng tròn nhỏ che cổ tử cung Vòng tròn lớn nằm ngoài, phủ kín các môi lớn và vùng tiền đình Bao cao su nữ có thể đặt trước vài giờ, nhưng cần tháo sớm sau khi giao hợp xong, trước khi ngồi hay đứng dậy, để tránh tinh dịch trào ra ngoài

Hình 1.8 Cách sử dụng bao cao su cho nữ giới

Thuốc diệt tinh trùng

Sử dụng hóa chất nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn bằng cách khiến tinh binh bất động, không thể di chuyển vào tử cung nên không có cơ hội gặp noãn để thụ thai

Sản phẩm diệt tinh trùng có dạng bọt, đông đặc, kem hoặc tấm film được đặt bên trong âm đạo trước khi quan hệ tình dục

5.2 Thuận lợi, không thuận lợi

* Thuận lợi của thuốc diệt tinh trùng:

- Phù hợp với tất cả phụ nữ ở mọi lứa tuổi Ít xảy ra các triệu chứng dị ứng và nếu có thì thường là nhẹ không nên ngừng thuốc

- Thuốc diệt tinh trùng không làm ảnh hưởng đến thai nhi và không làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan sinh dục

- Thuốc có tác dụng gây nhờn ở thành âm đạo nên giúp tăng khoái cảm khi quan hệ Sử dụng thuốc đơn giản không cần phải nhờ sự tư vấn của bác sĩ, chỉ cần đặt vào bên trong âm đạo trước khi giao hợp theo thời gian chỉ định

- Hiệu quả tránh thai chưa thật cao Tỷ lệ thất bại là 60% chủ yếu là do sử dụng không đúng cách, còn thất bại do nguyên nhân của thuốc chỉ khoảng 2%

- Thời gian tác dụng của thuốc ngắn

- Việc sử dụng thường xuyên có thể gây kích ứng mô, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường tình dục

- Không được tắm với xà phòng trước và sau khi dùng thuốc một thời gian

- Giá thuốc không rẻ và không tiện mua do nhiều nhà thuốc không kinh doanh loại này

Nên đưa thuốc vào âm đạo trước khi giao hợp trong thời gian không quá 20 phút Nếu có những lần giao hợp tiếp tục sau đó nữa, cần phải dùng thêm thuốc Chỉ nên rửa sạch thuốc sau khi giao hợp ít nhất là 6 – 8 giờ

Hình 1.9 Thuốc diệt tinh trùng

Màng ngăn

Màng ngăn là một miếng cao su hình vòm được đặt trên cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục, màng ngăn có chất diệt tinh trùng Hiệu quả của phương pháp này tương đương với bao cao su nam Trung bình có 16% người dùng mang thai, bao gồm cả những người sử dụng màng ngăn không đúng cách

- Ưu điểm: Không quá đắt (300.000 - 1.500.000 VNĐ/2 năm)

- Nhược điểm: Phải được đặt bởi bác sĩ; không bảo vệ được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Không được sử dụng trong thời kỳ hành kinh vì có thể dẫn đến nguy cơ hội chứng sốc nhiễm độc

Nắp chụp cổ tử cung

Nắp chụp cổ tử cung tương tự như màng ngăn nhưng nhỏ hơn Dụng cụ này

"trôi" vào qua cổ tử cung, ngăn sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung; nắp chụp có chứa chất diệt tinh trùng Tỉ lệ mang thai đối với phương pháp này là 15% đối với phụ nữ chưa từng mang thai và 32% đối với những người đã có con

- Ưu điểm: Có thể định vị trong vòng 48 giờ, không tốn kém

- Nhược điểm: Nắp chụp phải được đặt bởi bác sĩ, không bảo vệ được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, không được sử dụng trong thời gian hành kinh

Hình 1.11 Nắp chụp cổ tử cung

Bọt xốp tránh thai

Bọt xốp tránh thai được làm từ xốp có chứa chất diệt tinh trùng Bọt xốp được đặt vào cổ tử cung 24 giờ trước khi quan hệ Tránh thai bằng bọt xốp hiệu quả như nắp chụp cổ tử cung, tỉ lệ mang thai đối với phương pháp này là 16% đối với phụ nữ chưa từng mang thai và 32% đối với những người đã có con Nhưng không giống với phương pháp màng ngăn hay nắp chụp cổ tử cung, phương pháp này không cần phải đặt bởi bác sĩ

Hình 1.12 Bọt xốp tránh thai

Miếng dán tránh thai

Những người hay quên uống thuốc tránh thai hằng ngày có thể cân nhắc việc sử dụng miếng dán tránh thai Miếng dán tránh thai được dán trên da và thay đổi 1 lần

38 một tuần trong 3 tuần (tuần thứ 4 không cần dán) Miếng dán tránh thai cùng loại kích thích nội tiết tố với thuốc tránh thai và có cũng có cùng hiệu quả như nhau

- Ưu điểm: Kỳ kinh ổn định hơn, nhẹ hơn và ít bị chuột rút, không cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày

- Nhược điểm: Chi phí đắt (khoảng 150.000 VNĐ/tháng), có thể gây kích ứng da hoặc tác dụng phụ như thuốc tránh thai khác Không bảo vệ được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Hình 1.13 Miếng dán tránh thai

Vòng tử cung

Là một chiếc vòng nhựa được gắn vào bên trong âm đạo Vòng giải phóng các hormone giống như thuốc tránh thai và miếng dán tránh thai và cũng cùng hiệu quả như thế Nhưng vòng tử cung được thay thế mỗi tháng một lần

- Ưu điểm: Kỳ kinh nhẹ nhàng và ổn định hơn, chỉ thay mỗi tháng một lần

- Nhược điểm: Chi phí đắt (khoảng 600.000 - 1.000.000 VNĐ/tháng), có thể gây kích ứng âm đạo hoặc tác dụng phụ khác tương tự thuốc tránh thai và miếng dán tránh thai Không bảo vệ được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Các biện pháp tránh thai tự nhiên

11.1 Xuất tinh ngoài âm đạo

Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là biện pháp tránh cổ xưa nhất mà loài người đã biết để tránh thai ngoài ý muốn và vẫn tồn tại đến ngày nay Riêng điều này cho thấy biện pháp này không ảnh hưởng gì đến cặp vợ chồng áp dụng

* Cơ chế tránh thai của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng không vào được đường sinh dục nữ, nên không thể thụ tinh

* Hướng dẫn cách thực hiện

- Khi giao hợp lúc đầu hai vợ chồng hoạt động như bình thường

- Đến khi người chồng cảm thấy sắp sửa xuất tinh thì rút nhanh dương vật để xuất tinh ra ngoài, xa hẳn bộ phận sinh dục của người vợ

- Không để giọt tinh trùng nào rỉ ra trong lúc dương vật vẫn còn trong âm đạo (những giọt tinh dịch này chứa nhiều tinh trùng nhất)

- Không để một giọt tinh dịch nào khi phóng tinh dịch ở bên ngoài đi vào âm đạo Muốn thế cần phóng tinh ở xa âm hộ vì trong thời gian phóng noãn, chất nhầy cổ tử cung tiết ra nhiều, có thể hút tinh trùng vào trong

- Nếu có nhu cầu giao hợp lần nữa, người chồng nên đi tiểu để không còn tinh dịch đọng lại trong niệu đạo

11.2 Tính ngày phóng noãn để tránh thụ thai

- Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp vào những ngày xa giai đoạn phóng noãn để không thụ thai

- Khi giao hợp chỉ có tinh trùng, không có phóng noãn, nên không thụ tinh

- Về mặt sinh lý sinh dục nữ, ngày đầu tiên ra máu kinh là ngày bắt đầu một chu kỳ kinh mới Chu kỳ kinh ở mỗi phụ nữ khác nhau, nhưng thời điểm dự kiến phóng noãn (rụng trứng) thường cố định từ ngày 12 đến ngày 16 (tính từ ngày đầu của chu kì kinh lần sau, trung bình là 14 ngày) Vì thế, dựa vào chu kỳ kinh của mỗi người, có thể tìm ra giai đoạn phóng noãn

- Người ta cũng biết thời gian sống của noãn sau khi phóng noãn chỉ là 24 giờ, thời gian sống của tinh trùng là 48 giờ (hai ngày) Vì thế, về mặt lý thuyết kiêng giao hợp 3 ngày trước khi phóng noãn và hai ngày sau khi phóng noãn là không thể có thụ tinh nữa Tuy vậy, để tăng độ an toàn người ta kéo thêm cả hai khoảng thời gian trước và sau phóng noãn thêm vài ngày nữa

* Hướng dẫn cách thực hiện

Biện pháp tính vòng kinh chỉ áp dụng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều

- Tuỳ theo chu kỳ kinh là 25, 28, 30 hay 32 ngày, cặp vợ chồng muốn áp dụng biện pháp tránh thai này, phải dự đoán ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt sau

- Từ ngày đầu tiên của kỳ kinh sau, tính ngược lại 14 ngày để dự kiến ngày phóng noãn

- Từ ngày dự kiến phóng noãn lui lên 5 ngày và lui xuống 4 ngày thì quãng thời gian đó là giai đoạn “không an toàn”, cần kiêng giao hợp hay nếu giao hợp thì cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ (xuất tinh ra ngoài âm đạo, bao cao su, thuốc diệt tinh trùng…)

Ví dụ: Một phụ nữ có kinh nguyệt đều, chu kì 30 ngày, kinh tháng vừa qua bắt đầu ngày 6/5/2008 Cách tính để chọn ngày an toàn không thụ thai như sau:

- Dự kiến ngày bắt đầu có kinh nguyệt lần sau sẽ là ngày 5/6 (tháng 5 có 31 ngày)

- Ngày dự kiến phóng noãn sắp tới sẽ là 21/5

- Giai đoạn có khả năng thụ thai sẽ từ ngày 17/5đến 26/5

- Giai đoạn ít có thể thụ thai sẽ từ khi sạch kinh đến ngày 16/5

- Giai đoạn an toàn không thụ thai sẽ từ 27/5đến ngày có kinh lần sau 5/6

Trong chu kì kinh, từ ngày có kinh đến thời điểm phóng noãn thân nhiệt thường thấp ở dưới 370C Sau khi phóng noãn thân nhiệt sẽ lên cao hơn mức thân nhiệt của giai đoạn trước từ 0,3-0,50C do chất Progestin được hoàng thể mới tạo thành tiết ra

Nếu theo dõi thân nhiệt hàng ngày và ghi lại từ các bảng nhiệt độ thì có thể xác định được thời kỳ phóng noãn và do đó tìm được giai đoạn an toàn không thể thụ thai

* Hướng dẫn cách thực hiện

- Hàng ngày phải lấy thân nhiệt tại miệng (hoặc ở âm đạo hoặc hậu môn) vào buổi sáng sớm khi thức dậy, chưa có một hoạt động nào (vì một vận động nhỏ có thể làm thay đổi thân nhiệt)

- Sau khi cặp 5 phút lấy nhiệt kế ra đọc kết quả và ghi lại trên biểu đồ nhiệt độ mức chính xác đến 0,10C Trong chu kỳ kinh có phóng noãn, đường ghi thân nhiệt sẽ có hai pha và thời điểm phóng noãn là trước ngày thân nhiệt tăng lên

- Khi thân nhiệt đã tăng được 3 ngày thì cũng là giai đoạn an toàn (khi đó noãn không còn nữa nên không còn khả năng thụ thai), vợ chồng có thể sinh hoạt tự do không cần biện pháp tránh thai hỗ trợ

Chú ý: nếu trong người mỏi mệt, có bệnh, sốt, cảm, đau răng, viêm họng, cháy nắng, dùng thuốc, mất ngủ, uống rượu, tiêu chảy, nôn mửa… thân nhiệt cơ bản có thể sai lạc, dễ nhận định sai lầm Do đó mọi diễn biến bất thường của cơ thể đều cần ghi lại trên biểu đồ vào thời gian tương ứng ghi nhiệt độ mỗi ngày

1.Trình bày được cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thuận lợi, không thuận lợi, cách sử dụng của viên tránh thai kết hợp,

2.Trình bày được cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thuận lợi, không thuận lợi, cách sử dụng của viên tránh thai chỉ có Progestin

3 Trình bày được cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thuận lợi, không thuận lợi, cách sử dụng của viên tránh thai khẩn cấp

4.Trình bày được cơ chế tác dụng, thuận lợi, không thuận lợi, cách sử dụng bao cao su, 5.Trình bày được cơ chế tác dụng, thuận lợi, không thuận lợi, cách sử dụng thuốc diệt tinh trùng

6.Trình bày được nội dung các biện pháp tránh thai tự nhiên.

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI LÂM SÀNG

Dụng cụ tử cung

- Gây phản ứng viêm tại chỗ

- Gây xơ hóa niêm mạc tử cung , DCTC làm tế bào nội mạc bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chế tiết, làm giảm các chất cần thiết cho sự làm tổ của trứng nên ngăn cản phôi đã thụ tinh không thể làm tổ trong buồng tử cung được

- Làm tăng nhu động ống dẫn trứng khiến trứng di chuyển nhanh về phía buồng tử cung trong khi niêm mạc tử cung chưa chuẩn bị tốt cho việc làm tổ của trứng

Hình 1.16 Dụng cụ tránh thai Mutiload Hình 1.17 Vị trí đặt Mutiload trong tử cung

Hình 1.18 Dụng cụ tránh thai Tcu 380A Hình 1.19 Vị trí đặt Tcu 380A trong tử cung

1.2 Thuận lợi, không thuận lợi

- Hiệu quả tránh thai rất cao (từ 97-99%) Có tác dụng tránh thai nhiều năm (dụng cụ tử cung Tcu 380A có thời hạn 10 năm và loại Multiload 3-5 năm)

- Kinh tế: giá thành rẻ hơn so với các biện pháp tránh thai khác

- Thao tác đặt dễ dàng, tháo ra dễ dàng

- Có thể giao hợp bất cứ lúc nào

- Không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết cũng như hệ thống chuyển hoá của cơ thể

- Không ảnh hưởng đến tiết sữa để nuôi con

- Là biện pháp tốt cho những phụ nữ không dùng được thuốc uống tránh thai

- Không ảnh hưởng đến những loại thuốc người phụ nữ có thể dùng

- Dễ có thai trở lại sau khi tháo

- Hiếm có các tai biến nặng

- Khách hàng phải đến cơ sở y tế để đặt và tháo ra

- Cán bộ y tế phải được tập huấn đầy đủ về dụng cụ tử cung mới được đặt và tháo

- Sau đặt có thể có một số tác dụng phụ gây khó chịu cho khách hàng như: đau bụng cơn, rỉ máu âm đạo, kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài, rong kinh, rong huyết trong 3 tháng đầu

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục

- Không phòng chống được ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung

1.3 Chỉ định, chống chỉ định

- Phụ nữ khoẻ mạnh trong độ tuổi sinh đẻ đã có 1 con trở lên, có bộ máy sinh sản bình thường và muốn áp dụng một biện pháp tránh thai tạm thời và không có chống chỉ định

- Dụng cụ tử cung còn được dùng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp

+ Rong kinh, kinh nhiều, đau bụng kinh nặng

+ Rong huyết do bất cứ nguyên nhân gì

+ Mọi viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, tử cung, viêm tiểu khung

+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV

+ Khối u sinh dục (lành tính và ác tính)

+ Sa sinh dục độ II, độ III

+ Có thai hoặc nghi ngờ có thai

+ Tiền sử chửa ngoài tử cung

+ Bệnh tim, thiếu máu, gan, rối loạn đông máu

+ Cơ địa dễ nhiễm khuẩn: có bệnh tiểu đường, giảm bạch cầu, điều trị corticoid kéo dài

1.4 Các tác dụng phụ và xử trí

- Chảy máu trong những ngày đầu, hoặc rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, cường kinh

Xử trí: nghỉ ngơi, cho thuốc chống tiêu sợi huyết, thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc kháng prostagladin Nếu ko đỡ, thay DCTC khác hoặc dùng biện pháp tránh thai khác

-Đau tiểu khung, thống kinh Xử trí: giảm đau (Aspirin), giảm co (Papaverin) Nếu đau nhiều, kéo dài thì thay bằng DCTC khác

-Gây đau khi giao hợp Do đặt sai vị trí, hoặc do dây thừa quá dài

Xử trí: kiểm tra để đặt lại hoặc thay = DCTC khác

- Ra dịch âm đạo do phản ứng của niêm mạc tử cung

Xử trí: Nếu dịch âm đạo nhiều và hôi, cho kháng sinh Nếu ra dịch âm đạo kéo dài thì thay DCTC

1.5 Biến chứng có thể gặp trong và sau đặt DCTC

- Thủng tử cung:Do chưa có kinh nghiệm đặt dụng cụ tử cung (ít gặp) Thường gặp thủng ngay khi đặt

Xử trí thủng tử cung: Phẫu thuật khâu tổn thương

- Nhiễm khuẩn nặng: Do thủ thuật không vô trùng hoặc đặt DCTC ở người có nhiễm khuẩn sinh dục, cho kháng sinh liều cao và tháo DCTC

- Tụt DCTC: Do kỹ thuật sai - đặt lại

- Có thai cùng với DCTC: Không bắt buộc phải tháo DCTC nếu muốn giữ thai và thai phát triển bình thường

- DCTC + chửa ngoài tử cung: Chẩn đoán xác định bằng siêu âm và lâm sàng

- DCTC chui vào ổ bụng: hiếm, chẩn đoán xác định bằng Siêu âm, XQ ổ bụng 1.6 Theo dõi trong thời gian mang dụng cụ tử cung

- Cho nằm nghỉ tại chỗ khoảng 30 phút và dặn về nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong vài ba ngày, tự theo dõi một số dấu hiệu như:

- Đau bụng, ra máu, sốt và dịch âm đạo bất thường

- Dặn dò kỹ lưỡng người mang DCTC tự theo dõi nếu thấy các vấn đề sau cần phải đi ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra khi:

+ Chậm kinh (nghi có thai) hoặc chảy máu âm đạo bất thường

+ Đau bụng dưới nhiều hoặc đau bụng dưới khi giao hợp

+ Dịch âm đạo hôi, biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn sinh dục

+ Sốt, sức khoẻ giảm sút, không thoải mái

+ Thấy DCTC trôi ra ngoài vào những ngày hành kinh, có thể gặp ở những tháng đầu mới đặt Vì thế nên chú ý quan sát băng vệ sinh mỗi khi thay, để ý quan sát mỗi khi đi tiểu hay đại tiện để phát hiện DCTC rơi.

Tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai, được biết như Depo Provera - một loại thuốc tiêm hormone tránh thai trong 3 tháng Đối với các cặp vợ chồng, phương pháp này hiệu quả hơn hẳn so với thuốc tránh thai, chỉ có 3% người sử dụng mang thai mỗi năm 2.1 Ưu điểm, nhược điểm

- Ưu điểm: Chỉ tiêm 1 lần mỗi năm tránh thai trong 3 tháng, hiệu quả cao

- Nhược điểm: Chi phí đắt (khoảng gần 5.000.000 VNĐ mỗi năm), có thể gây nám và tác dụng phụ khác Không bảo vệ được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

2.2 Cách dùng thuốc tiêm tránh thai DMPA

Hình 1.20 Thuốc tiêm tránh thai DMPA

+ Sát khuẩn vùng tiêm: (cơ Delta hoặc vùng mông) bằng cồn, có pha iôt càng tốt

+ Dùng bơm kim tiêm 1 lần

+ Kiểm tra thuốc còn hạn, lắc đều lọ thuốc trước khi hút thuốc ra bơm tiêm + Tiêm sâu: Đẩy bơm tiêm từ từ cho thuốc vào hết để đảm bảo đủ 150 mg DMPA được đưa vào cơ thể

+ Sau khi rút kim không xoa vùng tiêm để tránh thuốc lan toả sớm và nhanh

- Theo dõi sau tiêm: Có 1 số trường hợp có thể bị viêm nhiễm tại chỗ, đau, đỏ vùng tiêm hoặc áp xe.

Que cấy tránh thai

Đây là cách tránh thai rất hiệu quả nhưng còn khá mới ở nước ta Implanon là loại que cấy hiện đang lưu hành tại Việt Nam Implanon chứa etonogestrel,

- Ưu điểm là chỉ có một que cấy duy nhất, tác dụng ngừa thai kéo dài trong 3 năm Còn có các loại khác thì có thể tác dụng 5- 7 năm khá lâu dài Hiệu quả ngừa thai thực sự ấn tượng của Implanon là: 99.95% Sau khi ngừng sử dụng, chị em vẫn sẽ nhanh chóng hồi phục khả năng mang thai trở lại

- Nhược điểm của phương pháp này là trong vài tháng đầu có thể sẽ kinh ít hơn, ngắn hơn hay bị rong kinh trên 8 ngày, rong huyết hoặc là không có kinh Các triệu chứng khác ít gặp hơn như là đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn

Hình 1.21 Que cấy tránh thai 3.2 Kỹ thuật cấy Implanon

- Sát khuẩn da vùng định cấy (mặt trong cánh tay không thuận)

- Trải săng vải có lỗ vùng định cấy

- Gây tê vùng định cấy bằng Lidocain 1% dọc đường cấy

- Lấy ống cấy vô khuẩn ra khỏi bao đựng (tuân thủ nguyên tắc không chạm trong thủ thuật)

- Kiểm tra bằng mắt thường xem que cấy có trong kim không

- Đặt que cấy bằng cách đâm kim ngay dưới da và vừa đẩy vừa dùng đầu kim nâng mặt da lên

- Giữ nguyên pít tông tại chỗ và kéo ống cấy về phía ngược lại, que thuốc cấy sẽ nằm lại trong cánh tay

- Kiểm tra xác định xem que thuốc đã được cấy nằm dưới da

- Băng ép bằng gạc vô khuẩn Tháo băng sau 24 giờ

- Ghi phiếu theo dõi cấy que: ngày cấy, vị trí cấy thuốc, ghi họ tên người cấy Theo dõi sau cấy que:

- Hẹn khách hàng quay trở lại trong vòng tuần lễ đầu xem có nhiễm khuẩn không

- Sau đó, khách hàng có thể đến khám lại bất cứ lúc nào khi có vấn đề hoặc muốn tháo que cấy tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai, được biết như Depo Provera - một loại thuốc tiêm hormone tránh thai trong 3 tháng Đối với các cặp vợ chồng, phương pháp này hiệu quả hơn hẳn so với thuốc tránh thai, chỉ có 3% người sử dụng mang thai mỗi năm

- Ưu điểm: Chỉ tiêm 4 lần mỗi năm, hiệu quả cao

- Nhược điểm: Chi phí đắt (khoảng gần 5.000.000 VNĐ mỗi năm), có thể gây nám và tác dụng phụ khác Không bảo vệ được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Đình sản nữ

4.1 Cơ chế tác dụng Đình sản nữ là làm gián đoạn hai ống dẫn trứng dẫn đến noãn không gặp được tinh trùng, hiện tượng thụ tinh không xảy ra

4.2.Thuận lợi, không thuận lợi

- Hiệu quả tránh thai cao trên 99,5% Tỷ lệ thất bại vào khoảng 0,1% đến 0,5%

- Đình sản không có ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh lý và sinh hoạt tình dục

- Không có tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn

- Kinh tế: thực hiện 1 lần tránh thai vĩnh viễn

- Thủ thuật đơn giản, nhanh chóng

- Chỉ áp dụng cho những người muốn tránh thai vĩnh viễn, nên luôn được coi là biện pháp tránh thai không hồi phục

- Biện pháp tránh thai này không cho phép đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Đình sản đòi hỏi được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa đã được đào tạo

- Khách hàng phải chịu một phẫu thuật tuy nhỏ, có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật

- Có thể gặp khó khăn khi khách hàng chịu ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng 4.3.Chỉ định, chống chỉ định

Nữ giới trong độ tuổi sinh sản và có đủ số con mong muốn, các con khỏe mạnh, tự nguyện dùng biện pháp tránh thai vĩnh viễn

- Phụ nữ đang mắc các bệnh: Suy tim, phổi, bệnh nội tiết, rối loạn đông máu, tâm thần, u lành tính, ác tính của cơ quan sinh dục, viêm đường sinh dục, tiết niệu cấp tính (bao gồm viêm tiểu khung)

- Thận trọng khi có vết mổ cũ trên bụng và các phụ nữ quá béo

- Sau đẻ thường, có thể đình sản trong vòng 48h hay hết thời kỳ sau đẻ (6 tuần)

- Ngay sau khi nạo, hút thai, chắc chắn trong buồng tử cung sạch không nhiễm khuẩn

- Kết hợp trong khi phẫu thuật ở ổ bụng cả mở bụng và nội soi

4.4 Chuẩn bị khách hàng trước thủ thuật

- Hoàn thiện hồ sơ, ký phiếu tình nguyện mổ

- Yêu cầu khách hàng đi tiểu ngay trước khi lên bàn mổ để khỏi phải thông tiểu

- Để khách hàng nằm ngửa, hai chân khép

4.5 Tư vấn, theo dõi sau thực hiện kỹ thuật

- Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về đình sản nữ

- Tư vấn hiệu quả, thuận lợi và không thuận lợi của đình sản nam Nhấn mạnh đây là biện pháp tránh thai không phục hồi Giải thích các nguyên nhân có thai lại sau đình sản Biện pháp đình sản nam không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục kể cả lây truyền HIV

- Đình sản nữ không ảnh hưởng đến giới tính và hoạt động của cơ quan sinh dục

- Uống thuốc đầy đủ, nghỉ lao động nặng 1 tuần sau phẫu thuật

- Quay lại khám khi: Đau bụng, sốt, chậm kinh hoặc các vấn đề khác

*Theo dõi sau thủ thuật:

- Cần phải theo dõi phát hiện các tai biến như chảy máu, đau bụng

- Trong vòng 6 giờ đầu sau mổ phải theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở Dùng kháng sinh trong 7 ngày

- Để cho khách hàng về nhà nếu ổn định sau 6 giờ.

Đình sản nam

5.1 Cơ chế tác dụng Đình sản nam là cắt hai ống dẫn tinh là đường dẫn tinh trùng từ túi tinh đến ống phóng tinh Sau khi thắt ống dẫn tinh, khi có xuất tinh thì tinh dịch không còn chứa tinh trùng ở trong đó

5.2.Thuận lợi, không thuận lợi

5.3.Chỉ định, chống chỉ định

Nam giới trong độ tuổi sinh sản và có đủ số con mong muốn, các con khoẻ mạnh, tự nguyện dùng biện pháp tránh thai vĩnh viễn

- Có nhiễm khuẩn tại chỗ (vùng bìu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh)

- Các bệnh lý tại chỗ: Thoát vị bẹn, có khối u trong bìu, giãn tĩnh mạch vùng bìu, rối loạn đông máu

- Bệnh tâm thần, thần kinh nặng (bệnh nhân không có khả năng tình nguyện đình sản)

Có thể thực hiện bất kì lúc nào khi có thời gian thuận tiện

5.4.Chuẩn bị khách hàng trước thủ thuật

- Hoàn thiện hồ sơ, ký phiếu tình nguyện mổ

- Làm sạch vùng mổ: Cắt bớt lông mu, rửa sạch vùng sinh dục bằng dung dịch sát khuẩn

- Khách hàng mặc quần áo sạch, nằm ngửa trên bàn mổ Trải khăn mổ có để hở vùng bìu

5.5 Tư vấn, theo dõi sau thực hiện kỹ thuật

- Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về đình sản nam

- Tư vấn hiệu quả, thuận lợi và không thuận lợi của đình sản nam Nhấn mạnh đây là biện pháp tránh thai không phục hồi Giải thích các nguyên nhân có thai lại sau đình sản

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục kể cả lây truyền HIV

- Không ảnh hưởng đến giới tính và hoạt động của cơ quan sinh dục

- Hướng dẫn khách hàng tự chăm sóc bản thân

- Khách hàng có thể có cảm giác tức nặng ở bìu nhưng không đau (nên mặc quần lót chặt trong vòng vài ngày đầu giúp có cảm giác thoải mái)

- Tránh lao động nặng trong 1-2 ngày đầu

- Theo dõi các dấu hiệu viêm nhiễm

- Sau 1 tuần có thể sinh hoạt tình dục nhưng phải dùng bao cao su trong 2 tháng đầu tiên sau khi đình sản

* Theo dõi sau đình sản

- Để khách hàng nghỉ ngơi thoải mái trong vài giờ đầu, không cần nằm viện

- Khách hàng có thể về nhà sau khi nghỉ ngơi tại chỗ vài giờ

1 Kể tên các biện pháp tránh thai phi lâm sàng

2 Trình bày được cơ chế tác dụng, thuận lợi - không thuận lợi, chỉ định - chống chỉ định, tác dụng phụ, xử trí, biến chứng và theo dõi sau đặt của dụng cụ tử cung

3.Trình bày được cơ chế tác dụng, thuận lợi - không thuận lợi, chỉ định - chống chỉ định, thời điểm tiến hành, chuẩn bị - chăm sóc khách hàng trước và sau khi đình sản nam

4.Trình bày được cơ chế tác dụng, thuận lợi - không thuận lợi, chỉ định - chống chỉ định, thời điểm tiến hành, chuẩn bị - chăm sóc khách hàng trước và sau khi đình sản nữ

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN

Hướng dẫn chung về phá thai an toàn

Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi

- Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa

Sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp

Sử dụng thuốc để gây sẩy thai Đôi khi thuật ngữ “phá thai nội khoa” cũng được sử dụng để mô tả thủ thuật này

- Tuổi thai: Số ngày hoặc số tuần của thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi đình chỉ thai nghén (chu kỳ kinh bình thường).

Các phương pháp đình chỉ thai nghén

2.1 Các phương pháp phá thai đến hết tuần 12

+ Phương pháp ngoại khoa: phương pháp được khuyến khích là hút chân không, (hút thai bằng bơm Kartmann 1van hoặc 2 van)

+ Phương pháp nội khoa: Các phương pháp dùng thuốc kết hợp giữa mifepriston và misoprostol cho các thai đến hết 9 tuần (63 ngày) (giới hạn này thay đổi tùy theo tuyến) Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng phương pháp hút chân không để xử trí những trường hợp thất bại

+ Phương pháp nong và nạo cần được thay thế bằng phương pháp hút chân không

2.2 Đình chỉ thai nghén từ tuần 13 đến hết tuần 22

Có nhiều phương pháp được áp dụng, nhưng sau một thời gian ngắn, một số phương pháp tỏ ra không hiệu quả nên hiện nay còn một vài phương pháp sau

- Phá thai bằng thuốc dùng misoprostol đơn thuần hay dùng kết hợp giữa mifepriston và misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết tuần 22

- Phương pháp nong và gắp sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết tuần 18

- Phương pháp đặt túi nước ngoài buồng ối ( Kovacs cải tiến)

+ Đây là phương pháp chủ yếu được dùng ở nước ta từ nhiều năm qua, áp dụng cho việc đình chỉ thai nghén không phải là bệnh lý với tuổi thai từ 18 – 24 tuần ( chiều cao tử cung từ 16- 20)

+ Dùng 1 sonde Neslaton cớ 18 luồn vào trong 1 capot, buộc cố định cổ túi vào sonde, đặt vào buồng cung ( ngoài buồng ối) Bơm vào túi 500ml huyết thanh mặn 0.9%, cho kháng sinh toàn thân và chờ cơn co tử cung xuật hiện Sau 12 giờ, tháo nước và rút túi Truyền nhỏ giọt oxytoxin để tăng cường cơn co tử cung nếu cần thiết, thai sẽ sẩy tự nhiên giống như một cuộc đẻ Sau khi thai và rau ra, kiểm soát lại buồng tử cung bằng tay hoặc nạo lại bằng dụng cụ

+ Biến cố là nhiễm trùng do đặt vật lạ vào buồng tử cung nhất là sau khi vỡ ối, chảy máu do bong rau, cổ tử cung không mở được Khi có các biến cố cần phải lấy thai và rau ra nhanh bằng nong và gắp thai

- Mổ lấy thai hoặc cắt tử cung bán phần cả khối

Khi tình trạng bệnh lý của người mẹ không cho phép áp dụng các phương pháp nêu trên, có phải mổ lấy thai hoặc mổ cắt tử cung bán phần cả khối nếu mẹ không còn nhu cầu sinh đẻ,

2.3 Đình chỉ thai nghén từ tuần23 trở đi

+ Dùng oxytoxin truyền nhỏ giọt

54 Đây là phương pháp được áp dụng dùng từ lâu và đến bây giờ vẫn là phương pháp thông dụng Trước khi quyết định gây chuyển dạ cần đánh giá tỉ mỉ về tình trạng mẹ, thai nhi chỉ số Bishop

Dùng 5 đơn vị oxytoxin pha trong 500ml huyết thanh ngọt đẳng trương dùng nhỏ giọt tĩnh mạch Khởi đầu có thể từ 5 – 10 giọt/ phút, rồi tăng dần mỗi 15 phút theo sự đáp ứng ( cơn co tử cung) của tử cung, điều chỉnh để đạt 3 cơn co trong

10 phút Nếu có điều kiện nên dùng monitor sản khoa đẻ theo dõi

Bấm ối : có thể bấm ối trước khi truyền oxytoxin nhưng thường người ta bấm ối sau khi cổ tử cung đã mở được 3cm Khi đó chắc chắn cuộc chuyển dạ đã được khởi phát và hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng

Thời gian theo dõi tùy thuộc vào sự tiến triển và các biến cố xảy ra trong chuyển dạ Nhưng việc truyền oxytocin ít khi kéo dài quá 10 giờ

Với nhiều ưu điểm đặc biệt là cải thiện chỉ số Bishop trước khi gây cơn co tử cung cho nên nhiều tác giả dùng liều thấp 25 mcg Cytotec đặt âm đạo 4-6 giờ trước khi truyền oxytoxin hoặc cho dùng Cytotec cao hơn 50- 100mcg đẻ gây cơn co tử cung

Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng Gây mê tĩnh mạch và gây tê tại chỗ hiện nay không dùng nữa

Mổ bụng theo đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường Pfanmenstiel qua các lớp vào ổ bụng

Bọc hai mép vết mổ cách ly thành bụng với ổ bụng, chèn ba gạc lớn vào ổ bụng ở hai bên và phía đáy tử cung

Mở và bóc tách phúc mạc đoạn dưới, mổ ngang đoạn dưới tử cung

Lấy thai khỏi buồng tử cung, cặp cắt rốn và giao cho người đón cháu Đỡ rau lau sạch buồng tử cung bằng gạc

Khâu phục hồi cơ đoạn dưới một lớp mũi bằng chỉ tiêu Có thể dùng đường khâu vắt, chú ý không khâu vào niêm mạc tử cung

Lấy 3 miếng gạc lớn ra, lau sạch ổ bụng kiểm tra hai phàn phụ

55 Đóng thành bụng ba lớp, phúc mạc bằng chỉ tiêu,cân bằng chỉ không tiêu hoặc tiêu chậm da bằng chỉ không tiêu hoặc đóng trong da bằng chỉ tiêu

Lấy sạch máu và sát khuẩn âm đạo

Cho kháng sinh tiêm toàn thân trong 5-7 ngày, có thể dùng kháng sinh dự phòng.

Giảm đau trong phá thai

Tổ chức Y tế thế giới ước lượng trên khắp thế giới có khoảng 42 triệu ca phá thai xảy ra mỗi năm Gần 90% các ca phá thai được thực hiện trong tam cá nguyệt I của thai kỳ, trước 14 tuần tuổi thai Có hai phương pháp hay làm trong phá thai ngoại khoa: hút chân không và nong rồi hút chân không Khi được thực hiện bởi nhân viên y tế được tập huấn trong điều kiện vệ sinh sử dụng các dụng cụ thích hợp và kỹ thuật đúng, phá thai ngoại khoa ở thai nhỏ là một thủ thuật ngoại khoa an toàn Tuy nhiên, giống như thủ thuật ngoại khoa khác, cả hút chân không và nong rồi hút gây đau, và vì thế đo lường việc kiểm soát đau phải được thực hiện

Kiểm soát đau là một khía cạnh cần thiết của phá thai Kiểm soát đau và lo lắng của khách hàng một cách hiệu quả có những lợi ích quan trọng về tâm lý và sinh lý và làm khách hàng hài lòng hơn Việc lựa chọn phương pháp kiểm soát đau có thể dựa vào việc xem xét nhu cầu của khách hàng và tính an toàn

Tư vấn và điều trị giao cảm của khách hàng dường như làm giảm sự lo sợ và cảm nhận đau của khách hàng Người cung cấp phá thai ngoại khoa và các nhân viên khác nên tỏ ra thân thiện và đáng tin cậy Cơ sở y tế nào được phép và nếu khách hàng mong muốn, cũng có thể cho chồng, bạn đời, một thành viên gia đình, hoặc một người bạn ở lại với khách hàng trong suốt quá trình làm thủ thuật Tuy nhiên, những tiếp cận này không nên xem là một thay thế để giảm đau thay cho phương pháp dùng thuốc 3.2 Phương pháp

3.2.1 Tê cạnh cổ tử cung(TCCTC) với tiền mê

Là TCCTC với lidocain 1% 20 ml TCCTC được bổ sung với ibuprofen hay naproxen làm giảm đau trong lúc thủ thuật và sau thủ thuật

Kết hợp của một thuốc giảm đau (diclofenac sodium 50 mg cho 4 giờ trước thủ thuật) cộng với một tỏc nhõn làm chớn mựi cổ tử cung (200 àg misoprostol) với misoprostol đơn thuần

3.2.3 TCCTC và thuốc an thần

Việc thêm thuốc an thần tiêm mạch dùng diazepam và fentanyl trong TCCTC làm giảm đau khi thực hiện thủ thuật

Thuốc halothane, enflurane và trichloethylene là thuốc hay dùng Ngoài ra một số thuốc khác cũng được sử dụng để gây mê trong phá thai an toàn : Propofol, barbiturate (methohexital), thiopental, ketamine, benzodiazepine midazolam và etomidate

Một số hoạt chất được sử dụng tiền mê : Chất ức chế COX 2 etoricoxib, chất ức chế COX không chọn lựa lornoxicam, diclofenac và ketorolac, và thuốc an thần nalbuphine các chất tiền mê giúp làm giảm cảm giác đau sau thủ thuật

3.2.6 Can thiệp không dùng thuốc Ở những khách hàng với TCCTC, thôi miên không làm thay đổi mức độ thoải mái trong suốt quá trình thủ thuật so với chăm sóc theo tiêu chuẩn; tuy nhiên, nó làm giảm nhu cầu ni-tơ oxide Thư giãn không làm thay đổi đau trong hoặc sau thủ thuật ở khách hàng gây tê tại chỗ so với nghĩ đến sự vui vẻ hay thuốc giảm đau.

Tư vấn trước trong và sau phá thai

Tuyến áp dụng: Tất cả các tuyến

Người thực hiện: Bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi đã được đào tạo về phá thai

Tư vấn cho khách hàng phá thai là giúp khách hàng tự quyết định việc phá thai và cùng cán bộ y tế lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp trên cơ sở nắm được các thông tin về các phương pháp phá thai, qui trình phá thai, các tai biến, nguy cơ có thể gặp, cách tự chăm sóc sau thủ thuật và các BPTT phù hợp áp dụng ngay sau thủ thuật phá thai

4.1 Yêu cầu với cán bộ tư vấn

- Nhận thức được nhu cầu và quyền của khách hàng

- Chính sách, pháp luật của nhà nước về SKSS và các chuẩn mực xã hội

- Nắm được 6 bước thực hành tư vấn

- Kiến thức chung về các phương pháp phá thai: chỉ định, chống chỉ định, qui trình, tai biến và cách chăm sóc sau phá thai

- Kiến thức chung về các biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Những qui định về chuyển tuyến phù hợp với kỹ thuật phá thai được phép thực hiện

4.1.2 Về kỹ năng tư vấn

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nên có phòng tư vấn riêng, tuy nhiên có thể tư vấn ở bất cứ địa điểm nào, cần đảm bảo:

- Không bị gián đoạn hoặc bị làm ồn bởi cuộc nói chuyện khác

+ Giải thích về quá trình và mục đích thăm khám

+ Các xét nghiệm cần làm, các thủ tục hành chính

+ Hỏi tiền sử sản phụ khoa

+ Hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Tư vấn về quyết định phá thai: đưa ra 2 lựa chọn cho khách hàng

+ Tiếp tục mang thai và sinh con

- Nếu quyết định cuối cùng là phá thai, tư vấn về các phương pháp phá thai sẵn có tại cơ sở, giúp khách hàng tự lựa chọn phương pháp thích hợp và thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết

- Lưu ý với khách hàng phá thai ba tháng giữa

+ Đặt câu hỏi để phát hiện những trường hợp phá thai lựa chọn giới tính

+ Nếu phát hiện phá thai vì lựa chọn giới tính, tư vấn cho khách hàng và gia đình họ hiểu rằng đây là điều luật pháp cấm để họ thay đổi quyết định

+ Không cung cấp dịch vụ phá thai nếu biết chắc chắn phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính

4.3.1 Tư vấn phá thai bằng thủ thuật

- Tư vấn về quá trình thủ thuật

+ Cảm giác đau mà khách hàng phải trải qua

+ Giới thiệu người thực hiện thủ thuật

+ Thông tin về tác dụng phụ và tai biến có thể gặp

+ Ký cam kết tự nguyện phá thai

- Tư vấn về các biện pháp tránh thai sau thủ thuật:

+ Khả năng có thai lại sớm, cho nên việc bắt đầu áp dụng một biện pháp tránh thai ngay sau thủ thuật là cần thiết

+ Giới thiệu các biện pháp tránh thai, giúp khách hàng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp và hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng

+ Giới thiệu các địa điểm có thể cung cấp các biện pháp tránh thai

- Tư vấn về chăm sóc và theo dõi sau thủ thuật:

+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

+ Kiêng giao hợp cho tới khi hết ra máu (thông thường sau 1 tuần)

+ Tư vấn cách tự chăm sóc sau thủ thuật về chế độ vệ sinh, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt

+ Tự theo dõi các dấu hiệu bình thường

+ Các dấu hiệu bất thường phải khám lại ngay

+ Tiếp tục tư vấn nhắc lại các biện pháp tránh thai

- Thời điểm tư vấn: tư vấn có thể được tiến hành trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau thủ thuật, nhưng hiệu quả nhất nên tiến hành vào giai đoạn trước và sau thủ thuật

+ Trước thủ thuật: gồm cả 3 nội dung nêu trên

Trao đổi, động viên, để tăng cường sự hợp tác trong thủ thuật

Nhắc lại một số nội dung liên quan tới qui trình thủ thuật

Nhấn mạnh lại quá trình tự theo dõi chăm sóc sau thủ thuật

Nhắc lại các biện pháp tránh thai khách đã chấp nhận, hoặc trao đổi với khách hàng để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp hơn

Những trường hợp cần được điều trị hoặc chuyển tuyến

4.3.2 Tư vấn phá thai bằng thuốc

- Tư vấn về quyết định chấm dứt thai nghén

- Giới thiệu các biện pháp phá thai hiện có phù hợp với tuổi thai của khách hàng

- Giới thiệu hiệu quả của phá thai bằng thuốc và khẳng định khách hàng phải chấp nhận hút thai nếu phá thai bằng thuốc thất bại

- Giới thiệu qui trình phá thai bằng thuốc: cách uống thuốc và sự xuất hiện của các triệu chứng bình thường sau uống thuốc (ra huyết âm đạo và đau bụng) Nhấn mạnh sự cần thiết của việc khám lại theo hẹn

- Tư vấn cách tự theo dõi và tự chăm sóc sau dùng thuốc phá thai

- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc phá thai và cách xử lý

- Nhấn mạnh các triệu chứng cần trở lại cơ sở y tế ngay

- Cung cấp thông tin liên lạc khi cần liên lạc trong những tình huống cấp cứu

- Cung cấp thông tin về khả năng có thai trở lại sau phá thai bằng thuốc

- Giới thiệu các biện pháp tránh thai, giúp khách hàng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp và hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng

- Cung cấp biện pháp tránh thai hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp biện pháp tránh thai

- Ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ)

- Hẹn khách hàng khám lại: thời gian tùy thuộc vào phương pháp phá thai 4.4 Tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc biệt

Khi tư vấn cho vị thành niên về phá thai, người cung cấp dịch vụ cần đặc biệt chú ý:

- Dành đủ thời gian cho vị thành niờn hỏi và đươa ra quyết định

- Đảm bảo tính bí mật

- Tư vấn kỹ hơn về bao cao su để vừa tránh thai vừa phòng các bệnh LTQĐTD

- Xem chi tiết phần tư vấn cho vị thành niên

4.4.2 Những phụ nữ phải chịu bạo hành

Khi tư vấn về phá thai cho những phụ nữ đã bị bạo hành cần đặc biệt chú ý:

- Thể hiện sự đồng cảm trong tư vấn, ứng xử thích hợp khi khách hàng sợ hãi hoặc buồn bã

- Tạo mối quan hệ tốt và tin cậy với khách hàng

- Giới thiệu khách hàng tới những dịch vụ xã hội hiện có để giúp khách hàng vượt qua hoàn cảnh của mình

- Cung cấp dịch vụ tránh thai sau phá thai mà chính bản thân khách hàng có thể chủ động được

- Xem thêm bài “Tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành”

- Tư vấn các bệnh LTQĐTD

4.4.3 Những phụ nữ có HIV

Khi tư vấn phá thai cho phụ nữ bị HIV/AIDS cần đặc biệt chú ý:

+ Sang chấn về tâm lý

+ Ngần ngại chưa quyết định phá thai

+ Bị gia đình ruồng bỏ, xã hội kỳ thị

+ Chia sẻ với khách hàng

+ Không tỏ ra kỳ thị, sợ sệt

+ Tư vấn về khả năng lây truyền từ mẹ sang con

+ Đặc biệt là giới thiệu về sử dụng bao cao su để tránh thai và phòng lây truyền cho người khác

+ Tư vấn cho người nhà về chăm sóc thể chất, tinh thần và phòng bệnh

Tránh thai sau phá thai

Cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trong khu vực và thế giới, với trung bình hàng nămkhoảng 800.000 trường hợp phá thai hợp pháp, nghĩa là trên thực tế, con số này còn cao hơn nhiều Tương đương với việc phá thai, hậu quả và tai biến của nạo phá thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ

Do đó, sau khi phá thai, người phụ nữ cần được tư vấn để lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp nhằm tránh có thai ngoài ý muốn lập lại, tránh nguy cơ tai biến sau phá thai cũng như gia tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp ngừa thai hiện đại và lâu dài

Tăng cường công tác tư vấn sau phá thai cũng đồng nghĩa với việc cung cấp cho khách hàng những kiến thức để phòng bị tránh mang thai ngoài ý muốn, những biện pháp ngừa thai phù hợp, tính an toàn và hiệu quả, tác dụng phụ của từng biện pháp là vấn đề hết sức cần thiết

Những thống kê gần đây cho thấy việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp ngừa thai hiện đại như thuốc viên ngừa thai thế hệ mới, dụng cụ tử cung chứa nội tiết … là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Tuy nhiên, muốn việc thực hiện các biện pháp ngừa thai có hiệu quả nhất cần đòi hỏi sự hợp tác và thống nhất của cả vợ lẫn chồng Nhất là sau phá thai, đây là một giai đoạn hết sức khó khăn cho người phụ nữ, họ vừa trải qua tâm trạng phức tạp giữa việc giữ thai và bỏ thai, sự ảnh hưởng của thủ thuật đến sức khỏe và đời sống tình dục làm cho vấn đề ngừa thai càng trở nên vô cùng quan trọng Các biện pháp tránh thai ngay sau phá thai an toàn và có hiệu quả cao như :

5.1 Đối với viên tránh thai dạng uống

Có thành phần nội tiết kết hợp hoặc viên uống chỉ có progestin, đều có thể bắt đầu ngay lập tức sau khi phá thai, kể cả ngay ngày làm thủ thuật Biện pháp tránh thai dạng uống này không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục kể cả HIV/ AIDS, tuy nhiên vẫn áp dụng cho những trường hợp viêm nhiễm cấp tính đường sinh dục

5.2 Thuốc tiêm tránh thai (DMPA), thuốc cấy tránh thai IMPLANON

Có thể tiêm hoặc cấy ngay lập tức, tuy nhiên, giống như các thuốc tránh thai dạng uống, DMPA, IMPLANON cũng không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Dùng ngay khi bắt đầu có quan hệ tình dục lại Đây là một biện pháp tốt có thể được lựa chọn trong thời gian chưa thể bắt đầu dùng một biện pháp khác ngay lập tức Bao cao su là một biện pháp thích hợp cho việc dùng liên tục nếu sử dụng đúng cách, hiệu quả tránh thai cao đến 98%

Bao cao su dùng cho nam giới là một biện pháp duy nhất có thể vừa giúp phòng tránh thai vừa giúp phòng tránh các viêm nhiễm lây qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS 5.4 Dụng cụ tử cung

Có thể đặt dụng cụ tử cung sau hút thai nếu không tai biến, lòng tử cung sạch và không biểu hiện của viêm nhiễm Không nên đặt dụng cụ tử cung ngay sau hút thai trong những trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính chưa có tiến triển tốt

Sau phá thai 3 tháng giữa không nên đặt dụng cụ tử cung ngay, nên chờ trong vòng 4 đến 6 tuần sau cho kích thước tử cung trở về bình thường để tránh vòng rơi tụt Trước khi tiến hành đặt dụng cụ tử cung, khách hàng phải được tư vấn đầy đủ về ưu điểm, tai biến và những bất lợi của biện pháp này, cán bộ y tế phải được tập huấn thành thạo về kỹ thuật đặt và tháo dụng cụ tử cung, khách hàng phải được khám và sàng lọc kỹ những dấu hiệu viêm nhiễm, nếu có viêm nhiễm cần trì hoãn biện pháp này ít nhất là 3 tháng sau khi hút thai để được điều trị hết các viêm nhiễm

Ngoài ra, đặt vòng còn có một tỷ lệ thất bại do tụt vòng và không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số biện pháp tránh thai khác có hiệu quả tránh thai không cao và không thích hợp cho thời điểm sau phá thai như sử dụng thuốc diệt tinh trùng, các biện pháp vật cản như màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung, phương pháp tính vòng kinh …

5.5 Màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung

Có thể cũng thích hợp sử trong ngay sau khi phá thai 3 tháng đầu Sau phá thai

3 tháng giữa cần trì hoãn dùng màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung cho đến khi cho kích thước cổ tử cung và tử cung trở về bình thường trong vòng 4 đến 6 tuần sau

5.6 Thuốc diệt tinh trùng (dạng bọt, gel, thuốc đặt, thuốc viên)

Là một biện pháp có thể dùng tạm thời khi phải trì hoãn một biện pháp tránh thai khác, hiệu quả thuốc diệt tinh trùng không cao lắm và không phòng tránh được các viêm nhiễm lây qua đường tình dục và HIV

5.7 Biện pháp tính vòng kinh (hoặc gọi là tính ngày giao hợp an toàn)

Không khuyến nghị sử dụng sau phá thai Biện pháp này có thể sử dụng sau khi đã có 3 chu kỳ kinh đều từ sau phá thai Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất nhiều vào sự áp dụng chính xác cũng như phải có chu kì kinh đều đặn mỗi tháng Tỉ lệ ngừa thai của phương pháp là rất thấp 40-50%

5.8.Viên tránh thai khẩn cấp (liều dùng chỉ có levonorgestrel và liều phối hợp estrogen-progesteron)

Muốn hiệu quả tránh thai cao, phải sử dụng càng sớm càng tốt ngay sau khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ Không thích hợp để sử dụng như một biện pháp tránh thai thường xuyên và không phòng tránh được các viêm nhiễm lây qua đường tình dục/HIV

Phá thai bằng phương pháp hút chân không

Phá thai bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12

Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12

Không có chống chỉ định tuyệt đối tuy nhiên cần thận trọng đối với trường hợp đang viêm cấp tính đường sinh dục cần được điều trị hoặc chuyển tuyến

Chú ý: Không được làm thủ thuật tại tuyến xã những trường hợp sau:

Dị dạng đường sinh dục

Các bệnh lý nội - ngoại khoa

-Phòng thủ thuật: bảo đảm tiêu chuẩn qui định

• Áo choàng y tế, mũ, khẩu trang

Bộ dụng cụ hút chân không:

• Bơm hút 1 van, bơm hút 2 van, bơm MVA plus, các ống hút và dầu bôi trơn

• Hai kẹp sát khuẩn ngoài và trong

• Bơm, kim tiêm gây tê tại cổ tử cung

• Bông gạc và dung dịch sát khuẩn

Thuốc giảm đau, gây tê, hộp chống choáng và thuốc tăng co tử cung.

Bộ dụng cụ kiểm tra mô.

Các phương tiện xử lý dụng cụ và xử lý chất thải.

-Người cung cấp dịch vụ tự giới thiệu với khách hàng

-Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản khoa Nếu có bệnh nội khoa (tim mạch, tăng huyết áp ), dị dạng đường sinh dục thì thực hiện thủ thuật này ở tuyến có phương tiện gây mê hồi sức

- Khám phụ khoa xác định có thai và loại trừ các trường hợp cần trì hoãn

- Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và qua khám thực thể

- Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ)

- Thai từ 9 - 12 tuần nên chuẩn bị cổ tử cung bằng cách cho ngậm dưới lưỡi 400 mcg misoprostol 3 giờ trước khi làm thủ thuật

6.4.2 Tư vấn (xem phần tư vấn phá thai)

- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén

- Tư vấn về các phương pháp phá thai hiện có tại cơ sở

- Các bước tiến hành hút thai chân không

- Tai biến có thể xảy ra khi hút thai

- Tư vấn về theo dõi sau khi hút thai

- Các dấu hiệu cần khám lại ngay sau khi hút thai

- Các dấu hiệu hồi phục sức khỏe và khả năng sinh sản sau hút thai

- Thông tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa BPTT thích hợp và sử dụng đúng để tránh hút thai lần nữa

- Cung cấp BPTT hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp BPTT

6.4.3 Người thực hiện thủ thuật

- Rửa tay thường qui bằng xà phòng dưới vòi nước chảy

- Trang phục y tế: áo choàng, quần, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ

- Cho uống thuốc giảm đau và kháng sinh 30 phút trước khi làm thủ thuật

- Khám xác định kích thước và tư thế tử cung

- Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông

- Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo

- Gây tê cạnh cổ tử cung

- Đo buồng tử cung bằng ống hút

- Nong cổ tử cung (nếu cần)

- Đánh giá thủ thuật đã hoàn thành

- Có thể đặt DCTC ngay sau khi hút thai nếu đảm bảo buồng tử cung sạch, không có chống chỉ định và khách hàng lựa chọn biện pháp này

- Xử lý dụng cụ và chất thải

6.4.5 Tai biến và xử trí

- Tai biến sớm: choáng, chảy máu, thủng tử cung, rách cổ tử cung

- Tai biến muộn: nhiễm khuẩn, sót thai, sót rau, dính buồng tử cung

- Xử trí: Điều trị theo phác đồ cho từng tai biến (xem tài liệu đào tạo về phá thai). Chuyển khách hàng đến tuyến điều trị thích hợp.

6.4.6 Theo dõi và chăm sóc

- Theo dõi mạch, huyết áp và ra máu âm đạo ít nhất 30 phút sau thủ thuật

- Kê đơn kháng sinh (nếu cần thiết)

- Tư vấn sau thủ thuật

-Hẹn khám lại sau 2 tuần

- Tuyến trung ương, tỉnh và huyện: phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12 (đối với khoa Chăm sóc SKSS huyện, do giám đốc Sở Y tế quyết định căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cụ thể của khoa)

-Tuyến xã: chỉ phá thai đến hết 7 tuần (phá thai trong giai đoạn từ 36 đến 49 ngày) với những trường hợp mang thai bình thường

Bác sĩ, y sĩ sản nhi, nữ hộ sinh trung học và cao đẳng được đào tạo về phá thai bằng phương pháp hút chân không

1 Trình bày về hướng dẫn chung của phá thai an toàn

2 Phân loại các phương pháp đình chỉ thai nghén

3 Cách giảm đau trong phá thai an toàn

4 Các nội dung cần tư vấn trong phá thai an toàn

5 Trình bày về cách sử dụng các biện phá tránh thai sau phái thai an toàn

6 Trình bày: chỉ định, chống chỉ định, quy trình kỹ thuật, cách chăm sóc sau phá thai bằng phương pháp hút chân không

LẬP DỰ TRÙ, QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH

Các phương tiện tránh thai

- Các loại thuốc tránh thai

Lập dự trù các phương tiện tránh thai

2.1 Những nội dung cần lập dự trù

Khi lập dự trù các phương tiện tránh thai tại các tuyến y tế cơ sở, chúng ta phải xác định được mục tiêu của công tác KHHGĐ của địa phương theo từng tháng, quý và cả năm Mục tiêu này phải có các nội dung sau:

- Cần bao nhiêu cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ

- Đối tượng nào cần vận động KHHGĐ

- Phân phối các BPTT như thế nào, theo tỷ lệ nào

- Cần bao nhiêu PTTT và công tác bảo quản các PTTT đó như thế nào

2.2 Những chỉ số cần thiết khi lập dự trù các PTTT

2.2.1 Chỉ số về dân số

DS đầu năm ( tại 0h 1.1) + DS cuối năm ( tại 24h 31.12 ) DSTB 2

Có thể coi dân số tại thời điểm 1.7 hàng năm là dân số trung bình của năm đó

Tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm

Tổng số người chết trong năm

Tỷ suất sinh - Tỷ suất chết

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 10

2.2.2 Chỉ số về sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ

- Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

- Tổng số phụ nữ có chồng trong độ tuổi 15 - 49

- Tỷ suất sinh trong năm (như trên)

- Tỷ suất chết trong năm (như trên)

- Số cặp vợ chồng kết hôn trong năm

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT có hiệu quả

- Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên

- Tỷ lệ nạo phá thai, hút thai, sảy thai

Các chú ý khi thu thập số liệu:

- Phải thực tế, khách quan, chính xác

- Phải dựa trên nhiều nguồn cung cấp (trạm y tế, UBND xã, công an, hội phụ nữ,…) và phải được đối chiếu so sánh

- Số liệu phải được thống kê, tính toán khoa học, chuẩn mực, có tính pháp lý 2.2.3 Các công việc cụ thể

2.2.3.1 Xác định số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các BPTT Áp dụng công thức Normann:

Tỷ suất sinh (CBR) = 48,4 - 0,44 Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT (CPR)

Từ đó có thể tính CPR 0,44

Xã Thắng Lợi năm 2017 có các số liệu sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 2.500

Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT 50% (1250)

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,85%

Kế hoạch năm 2018 dự kiến như sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 2.600

Mục tiêu giảm tỷ suất sinh xuống 0,5%o

Như vậy tỷ suất sinh năm 2018 dự kiến là: 20%o - 0,5%o= 19,5%o

Ta có tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT năm 2018 là:

Số cặp vợ chồng áp dụng các BPTT năm 2018 là:

2.600  65,7% = 1.710 Nên nhớ là 25% cặp vợ chồng (312) áp dụng các BPTT năm 2017 sẽ ngừng áp dụng trong năm 2018, nên số cặp vợ chồng cần vận động là:

1.710 - (1.250 - 312) = 772 (cặp) 2.2.3.2 Xác định đối tượng cần vận động áp dụng KHHGĐ

Từ sổ quản lý phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng của trạm y tế, cán bộ phụ trách KHHGĐ sẽ phân loại đối tượng phụ nữ như sau Đối tượng Phân loại Chú thích

Nhóm chưa áp dụng BPTT

X; Nên vận động XX: Cần vận động

2- Một con dưới 24 tháng XX

3- Từ ba con trở lên XXX

1- Để sinh XXX: Rất cần vận động

XXXX: Rất rất cần vận động

1- Biện pháp hiện đại 25% ngừng sử dụng

2- Biện pháp truyền thống XX

Phân phối các PTTT thường căn cứ vào mức thực tế bao nhiêu cho mỗi loại đã sử dụng ở địa phương trong các năm trước Nếu không có số liệu về từng loại cụ thể, thì có thể căn cứ trên mức chung của các BPTT hiện tại là:

Bao cao su: 10% Đình sản: 10%

Khuynh hướng chung hiện nay trên thế giới là giảm dần các BPTT lâm sàng (DCTC, đình sản) và tăng các BPTT phi lâm sàng (thuốc tránh thai, bao cao su )

Trong số áp dụng các BPTT, ước tính có 19% thất bại sẽ được giải quyết bằng hút, nạo thai

Ví dụ: Ước tính trong năm 2017, tại xã Thắng Lợi sẽ có 772 cặp vợ chồng áp dụng các BPTT, các BPTT này được phân phối theo tỷ lệ sau:

Bao cao su (10%) = 76 Đình sản(10%) = 76

2.2.3.4 Dự trù các phương tiện tránh thai

Phương tiện tránh thai Dùng tiếp ( 1 người/ năm ) Dùng mới (1 người/ năm )

DCTC 0,2 DCTC (1/5 người thay) 1 DCTC

Bao cao su 120 bao 60 bao

Từ bảng trên và căn cứ vào số lượng các cặp vợ chồng sẽ áp dụng các BPTT khác nhau như nêu ở phần c , ta sẽ tính được số lượng cụ thể từng loại PTTT sẽ phải sử dụng cho từng năm.

Quản lý các phương tiện tránh thai

3.1 Lên kế hoạch dự trù các PTTT (như trên)

3.2 Tổ chức thực hiện (xem ở phần phân phối các PTTT)

3.3 Bảo quản các phương tiện tránh thai:

Các phương tiện tránh thai phải được bảo quản trong điều kiện:

Hạn dùng còn, đọc rõ Để nơi khô ráo, tránh nắng và nhiệt độ cao

Thuốc không bị đổi màu, không mốc

Bao cao su tránh để gần xăng, dầu vì có thể làm hỏng bao cao su

Riêng dây đồng của DCTC nếu màu xỉn vẫn dùng được

3.4 Chỉ đạo, theo dõi, giám sát công việc

Bao gồm các công việc sau:

- Triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra ở trên

- Giám sát và sửa chữa kịp thời các sai lệch phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch

- Thúc đẩy các hoạt động phát triển

Hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải tiến hành theo dõi, kiểm tra và đánh giá những công việc đã đề ra bằng cách so sánh kết quả công việc đã làm với mục tiêu và kế hoạch đã đề ra Cần phát hiện sớm những khó khăn trở ngại làm ảnh hưởng tới kết quả công tác , từ đó đề ra các giải pháp thích hợp Đồng thời phát huy kịp thời những điểm tích cực làm tăng hiệu quả của công việc

Phân phối các phương tiện tránh thai

Đề ra kế hoạch phân phối các PTTT và công tác KHHGĐ cụ thể cho từng tháng, quý và cả năm, có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên và từng công việc Dưới đây là một ví dụ về lập bảng phân phối các phương tiện tránh thai và kế hoạch hoạt động của chương trình KHHGĐ tại tuyến y tế cơ sở

TT Nội dung hoạt động

Số liệu cần thu thập

1:Xác định số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các

1- Lập danh sách đối tượng đã có hai con tách riêng nhóm chưa áp dụng

Văn phòng phẩm 50.000đ từ TYT

Số phụ nữ có trên hai con

2- Quản lý thai phụ sắp sinh con thứ hai

Số thai phụ đẻ lần 2

3- Vận động các gia đình có hai con đăng ký không sinh con thứ ba

Văn phòng phẩm 200.000đ (từ xã)

Số cặp vợ chồng đăng ký

4 Theo dõi các trường hợp thất bại

Số ca thất bại, số ca nạo hút

Giải pháp 2: cung cấp các

1 Tổ chức 4 đợt chiến dịch cung cấp các dịch vụ tránh thai

PTTT Số cặp vợ chồng có từ hai con trở lên

2 Phân phối rộng rãi các

Lập dự trù các phương tiện tránh thai của các xã sau

Xã Q năm 2017 có các số liệu sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 3.500

Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT 55%

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,75%

Kế hoạch năm 2018 dự kiến như sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 3.650

Mục tiêu giảm tỷ suất sinh xuống 0,5%o

Lập dự trù các PTTT cho xã Quang Trung năm 2018

Xã A năm 2017 có các số liệu sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 2.750

Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT 50%

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,65%

Kế hoạch năm 2018 dự kiến như sau:

Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 2.900

Mục tiêu giảm tỷ suất sinh xuống 0,5%o

Lập dự trù các PTTT cho xã A năm 2018

Lên kế hoạch phân phối các phương tiện tránh thai của các xã trên ĐÁP ÁN

Bài tập I: Lập dự trù các phương tiện tránh thai của xã Q năm 2017:

- Tìm số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các BPTT trong năm 2018:

Số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các BPTT của xã Q năm 2018 là:

3.650  54,3% = 1.984 Nên nhớ là 25% cặp vợ chồng (3500 x 55% x 25% = 481 ) áp dụng các BPTT năm 2017 sẽ ngừng áp dụng trong năm 2018, nên số cặp vợ chồng cần vận động là:

- Xác định đối tượng cần vận động áp dụng KHHGĐ năm 2018

Từ sổ quản lý phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng của trạm y tế, cán bộ phụ trách KHHGĐ sẽ phân loại đối tượng phụ nữ như sau:

75 Đối tượng Phân loại SỐ LƯỢNG Chú thích

Nhóm chưa áp dụng BPTT

XXX: Rất cần vận động

XXXX: Rất rất cần vận động

2- Một con dưới 24 tháng XX 85

3- Từ ba con trở lên XXX 15

1- Biện pháp hiện đại 25% ngừng sử dụng 480

2- Biện pháp truyền thống XX 20

DCTC (60%) = 324 Thuốc (20%) = 108 Bao cao su (10%) = 54 Đình sản(10%) = 54 Tổng cộng = 540

- Dự trù các phương tiện tránh thai

Thuốc uống 13 vỉ 3.754 6,5 vỉ 702 4.456 vỉ

Bao cao su 120 bao 17.328 60 bao 3.240 20.568 bao

Lên kế hoạch phân phối các phương tiện tránh thai của xã Q

TT Nội dung hoạt động

Số liệu cần thu thập

1:Xác định số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các

1- Lập danh sách đối tượng đã có hai con tách riêng nhóm chưa áp dụng

Văn phòng phẩm 50.000đ từ TYT

Số phụ nữ có trên hai con

TT Nội dung hoạt động

Số liệu cần thu thập

2- Quản lý thai phụ sắp sinh con thứ hai

Số thai phụ đẻ lần 2

3- Vận động các gia đình có hai con đăng ký không sinh con thứ ba

Văn phòng phẩm 200.000đ (từ xã)

Số cặp vợ chồng đăng ký

4- Theo dõi các trường hợp thất bại

Số ca thất bại, số ca nạo hút

Giải pháp 2: cung cấp các

1 Tổ chức 4 đợt chiến dịch cung cấp các dịch vụ tránh thai

PTTT Số cặp vợ chồng có từ hai con trở lên

TT Nội dung hoạt động

Số liệu cần thu thập

2 Phân phối rộng rãi các

Bài tập II: Lập dự trù các phương tiện tránh thai của xã A năm 2018:

- Tìm số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các BPTT trong năm 2018:

Số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các BPTT của xã A năm 2018 là:

2.900  54,3% = 1.575 Nên nhớ là 25% cặp vợ chồng (2.750  50%  25% = 344) áp dụng các BPTT năm 2017 sẽ ngừng áp dụng trong năm 2018, nên số cặp vợ chồng cần vận động là:

- Xác định đối tượng cần vận động áp dụng KHHGĐ năm 2018

Từ sổ quản lý phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng của trạm y tế, cán bộ phụ trách

KHHGĐ sẽ phân loại đối tượng phụ nữ như sau: Đối tượng Phân loại SỐ LƯỢNG Chú thích

Nhóm chưa áp dụng BPTT

2- Một con dưới 24 tháng XX 75

3- Từ ba con trở lên XXX 15

79 Đối tượng Phân loại SỐ LƯỢNG Chú thích

1- Để sinh 25 cần vận động

XXXX: Rất rất cần vận động

1- Biện pháp hiện đại 25% ngừng sử dụng 450

2- Biện pháp truyền thống XX 20

DCTC (60%) = 327 Thuốc (20%) = 109 Bao cao su (10%) = 54 Đình sản(10%) = 54 Tổng cộng = 544

- Dự trù các phương tiện tránh thai

Thuốc uống 13 vỉ 2.681 6,5 vỉ 707 3.388 vỉ

Bao cao su 120 bao 12.372 60 bao 3.264 15.636 bao

Lên kế hoạch phân phối các phương tiện tránh thai của xã A

Số liệu cần thu thập

1:Xác định số cặp vợ chồng cần vận động áp dụng các

1- Lập danh sách đối tượng đã có hai con tách riêng nhóm chưa áp dụng

Văn phòng phẩm 50.000đ từ TYT

Số phụ nữ có trên hai con

2- Quản lý thai phụ sắp sinh con thứ hai

Số thai phụ đẻ lần 2

3- Vận động các gia đình có hai con đăng ký không sinh con thứ ba

Văn phòng phẩm 200.000đ (từ xã)

Số cặp vợ chồng đăng ký

Số liệu cần thu thập

4- Theo dõi các trường hợp thất bại

Số ca thất bại, số ca nạo hút

Giải pháp 2: cung cấp các

1- Tổ chức 4 đợt chiến dịch cung cấp các dịch vụ tránh thai

PTTT Số cặp vợ chồng có từ hai con trở lên

2- Phân phối rộng rãi các

Ngày đăng: 06/12/2022, 23:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Dânsố thế giới qua các năm - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Bảng 1.1. Dânsố thế giới qua các năm (Trang 13)
Bảng 1.2. Dự báo dânsố thế giới ước tính đến năm 2050 - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Bảng 1.2. Dự báo dânsố thế giới ước tính đến năm 2050 (Trang 14)
Bảng 1.3. Thống kê dânsố Việt Nam hàng năm - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Bảng 1.3. Thống kê dânsố Việt Nam hàng năm (Trang 15)
Bảng1.4. Dự báo dânsố Việt Nam - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Bảng 1.4. Dự báo dânsố Việt Nam (Trang 17)
Hình 1.1. Thuốc tránh thai loại 28 viên Hình 1.2. Thuốc tránh thai loại 21 viên - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.1. Thuốc tránh thai loại 28 viên Hình 1.2. Thuốc tránh thai loại 21 viên (Trang 25)
Hình 1.3. Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.3. Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin (Trang 29)
Hình 1.4. Thuốc tránh thai khẩn cấp - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.4. Thuốc tránh thai khẩn cấp (Trang 31)
Hình 1.5. Bao cao su nam - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.5. Bao cao su nam (Trang 33)
Hình 1.6. Bao cao su nữ - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.6. Bao cao su nữ (Trang 33)
Hình 1.7. Cách sử dụng bao cao su cho nam giới - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.7. Cách sử dụng bao cao su cho nam giới (Trang 34)
Hình 1.8. Cách sử dụng bao cao su cho nữ giới - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.8. Cách sử dụng bao cao su cho nữ giới (Trang 35)
Màng ngăn là một miếng cao su hình vịm được đặt trên cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục, màng ngăn có chất diệt tinh trùng - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
ng ngăn là một miếng cao su hình vịm được đặt trên cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục, màng ngăn có chất diệt tinh trùng (Trang 36)
Hình 1.9. Thuốc diệt tinh trùng - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.9. Thuốc diệt tinh trùng (Trang 36)
Hình 1.12. Bọt xốp tránh thai - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.12. Bọt xốp tránh thai (Trang 37)
Hình 1.11. Nắp chụp cổ tử cung - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.11. Nắp chụp cổ tử cung (Trang 37)
Hình 1.14. Vịng tử cung - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.14. Vịng tử cung (Trang 38)
Hình 1.13. Miếng dán tránh thai - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.13. Miếng dán tránh thai (Trang 38)
Hình 1.16. Dụng cụ tránh thai Mutiload Hình 1.17. Vị trí đặt Mutiload trong tử cung - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.16. Dụng cụ tránh thai Mutiload Hình 1.17. Vị trí đặt Mutiload trong tử cung (Trang 42)
Hình 1.18. Dụng cụ tránh thai Tcu 380A Hình 1.19. Vị trí đặt Tcu 380A trong tử cung - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.18. Dụng cụ tránh thai Tcu 380A Hình 1.19. Vị trí đặt Tcu 380A trong tử cung (Trang 42)
Hình 1.20. Thuốc tiêm tránh thai DMPA - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.20. Thuốc tiêm tránh thai DMPA (Trang 46)
Hình 1.21. Que cấy tránh thai - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
Hình 1.21. Que cấy tránh thai (Trang 47)
Lập bảng như sau: - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
p bảng như sau: (Trang 70)
Từ bảng trên và căn cứ vào số lượng các cặp vợ chồng sẽ áp dụng các BPTT khác nhau như nêu ở phần c , ta sẽ tính được số lượng cụ thể từng loại PTTT sẽ phải  sử dụng cho từng năm - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
b ảng trên và căn cứ vào số lượng các cặp vợ chồng sẽ áp dụng các BPTT khác nhau như nêu ở phần c , ta sẽ tính được số lượng cụ thể từng loại PTTT sẽ phải sử dụng cho từng năm (Trang 71)
Lập bảng: - Dân số   kế hoạch hoá gia đình phá thai an toàn
p bảng: (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w