1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

90 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 623,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) (17)
    • 1.1 Khái niệm định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) (19)
    • 1.2 Khái niệm phát triển định danh khách hàng trực tuyến (21)
      • 1.2.1 Khái niệm (21)
      • 1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của định danh khách hàng trực tuyến 10 (21)
    • 1.3 Tầm quan trọng của định danh khách hàng trực tuyến (24)
      • 1.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại (24)
      • 1.3.2 Đối với nền kinh tế - xã hội (25)
    • 1.4 Các mô hình định danh khách hàng trực tuyến phổ biến trên thế giới (26)
      • 1.4.1 Xác thực và nhận diện danh tính (26)
      • 1.4.2 Xác nhận qua video (29)
      • 1.4.3 Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa (29)
      • 1.4.4 Thẩm định khách hàng giản đơn và thẩm định khách hàng chi tiết (32)
    • 1.5 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại.22 (33)
    • 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại (34)
      • 1.6.1 Hành lang pháp lý (34)
      • 1.6.2 Mô hình phát triển (36)
      • 1.6.3 Nguồn nhân lực (37)
      • 1.6.4 Cơ sở hạ tầng (37)
    • 1.7 Rủi ro khi triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại (37)
      • 1.7.1 Rủi ro về mạo danh khách hàng (38)
      • 1.7.2 Rủi ro về công nghệ (38)
      • 1.7.3 Rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống (38)
      • 1.7.4 Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố (39)
      • 1.7.5 Rủi ro bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng (39)
    • 1.8 Kinh nghiệm triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại một số ngân hàng trên thế giới (40)
      • 1.8.1 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại ở Ấn Độ (40)
      • 1.8.2 Kinh nghiệm tại ngân hàng ở Hồng Kông (43)
      • 1.8.3 Kinh nghiệm tại ngân hàng Nigeria (43)
      • 1.8.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (44)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) (46)
    • 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (46)
      • 2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt (46)
  • Nam 35 (0)
    • 2.1.2 Sản phẩm dịch vụ và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (47)
    • 2.2 Tình hình hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (52)
      • 2.2.1 Quy định và quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (52)
      • 2.2.2 Các công nghệ định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (61)
      • 2.2.3 Quy mô định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (63)
    • 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (69)
      • 2.3.1 Kết quả đạt được (69)
      • 2.3.2 Hạn chế và tồn tại (71)
      • 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế (71)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (18)
    • 3.2 Định hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (75)
    • 3.3 Giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (78)
      • 3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (78)
      • 3.3.2 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng (79)
      • 3.3.3 Phát triển đa dạng định danh khách hàng trực tuyến (80)
      • 3.3.4 Cân bằng giữa việc tuân thủ các quy định và tăng trải nghiệm cho khách hàng (80)
      • 3.3.5 Tăng cường công tác truyền thông (81)
      • 3.3.6 Nâng cao hình ảnh, thương hiệu ngân hàng (82)
    • 3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý để phát triển định danh khách hàng trực tuyến (82)
  • KẾT LUẬN (85)

Nội dung

Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC)

Khái niệm định danh khách hàng trực tuyến (eKYC)

Định danh khách hàng (Know your customer - KYC) là quá trình xác minh danh tính và các rủi ro liên quan đến khách hàng KYC đề cập đến nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính phải hiểu khách hàng của họ là ai và họ tham gia vào những hoạt động tài chính nào, đây cũng là một trong những thách thức chính mà các công ty và tổ chức thuộc bất cứ khu vực nào phải đối mặt KYC ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, cần thiết khi bắt đầu một mối quan hệ kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Hầu hết các tổ chức ngân hàng, công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như một phần của quy trình KYC Thông tin đó được sử dụng để thiết lập danh tính của họ, cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro và đảm bảo rằng những khách hàng đó không liên quan đến tội phạm tài chính như tham nhũng, hối lộ, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Khi chi phí rửa tiền toàn cầu tăng lên, các chính sách KYC sẽ phát triển để phát hiện và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp KYC sẽ bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khỏi trách nhiệm hình sự, hình phạt tuân thủ của tổ chức phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố (Anti – Money Laundering/ Combating the Financing of Terrorism - AML/CFT) và thiệt hại về danh tiếng cũng như các khách hàng cá nhân có thể bị tổn hại bởi tội phạm tài chính.

Quy trình KYC có thể khác nhau, do các yêu cầu quy định khác nhau giữa các quốc gia và các yêu cầu cụ thể của các tổ chức tài chính Tuy nhiên một số hoạt động cốt lõi của KYC bao gồm:

- Thu thập dữ liệu: Quá trình này khách hàng cần có mặt trực tiếp tại văn phòng của tổ chức tài chính để cung cấp các thông tin và lấy chữ ký Các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, mã số ID,… được lấy từ các giấy tờ do chính phủ cấp như chứng minh thư, giấy phép lái xe hay hộ chiếu Cũng có thể sử dụng các giấy tờ từ các công ty khác trong lĩnh vực tài chính hay các tài liệu khác liên quan đến việc nhận dạng con người, ví dụ như hóa đơn điện thoại,…

- Xác minh: Ngân hàng sẽ kiểm tra xem người đó có liên quan đến các tội phạm tài chính hay không Điều này bao gồm việc so khớp với danh sách những kẻ khủng bố, danh sách tội phạm Quá trình này cũng có thể bao gồm việc so sánh thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin thu thập được từ các cơ quan báo cáo hay cơ sở dữ liệu công cộng.

- Đánh giá rủi ro: Các tổ chức tài chính sẽ sử dụng thông tin KYC mà họ đã thu thập được để đánh giá rủi ro của một khách hàng cá nhân có liên quan đến tội phạm tài chính Kết quả đánh giá sẽ giúp các tổ chức tài chính xác định rủi ro của khách hàng và đưa ra các dự đoán về hành vi tài chính trong tương lai của họ Các ngân hàng cũng có thể sử dụng hồ sơ rủi ro đã thiết lập của khách hàng để theo dõi các hoạt động tài khoản của họ và phát hiện các giao dịch bất thường hoặc đáng ngờ Tổ chức lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force

- FATF) khuyến nghị các tổ chức tài chính nên cân bằng tuân thủ KYC với nguồn ngân sách của họ Những khách hàng được xác định có độ rủi ro cao hơn cần thực hiện các biện pháp KYC chuyên sâu hơn, trong khi những khách hàng có độ rủi ro thấp hơn có thể nhận được sự giám sát tối thiểu Quá trình giám sát các giao dịch tài chính và đánh giá rủi ro của khách hàng phải được cập nhật theo định kỳ và liên tục trong suốt mối quan hệ Các quy tắc được xem xét theo từng thời điểm phù hợp với động thái của ngành Những đánh giá này nhằm cung cấp một môi trường thuận lợi cho một hệ thống tài chính lành mạnh phù hợp với các thông lệ ngân hàng tốt nhất trên toàn thế giới.

Quá trình KYC truyền thống có những hạn chế về thời gian xác minh, sự thiếu linh hoạt khi phải cung cấp một thông tin nhiều lần, sự giới hạn khi tiếp cận khách hàng Đặc biệt khi đại dịch Covid-19 lại bùng phát nghiêm trọng càng chứng tỏ sự kém hiệu quả của quy trình KYC truyền thống Các biện pháp ngăn chặn bằng giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, không khuyến khích khách hàng xác minh danh tính trực tiếp Do đó, các tổ chức tài chính đặt ra nhu cầu cấp thiết về tự động hóa quy KYC Đây cũng là nguyên nhân định danh khách hàng trực tuyến ra đời eKYC (electronic know your customer) – định danh khách hàng trực tuyến là quá trình thẩm định khách hàng, xác minh khách hàng thông qua các phương tiện điện tử, cho phép nhận dạng khách hàng trực tuyến tự động mà không cần tương tác trực tiếp, thông qua các công nghệ bao gồm kiểm tra và đối chiếu thông tin cá nhân ngay lập tức với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực sinh trắc học, nhận dạng khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo,…

Theo một bài báo của Forbes được viết bởi Giám đốc điều hành của Jumio, Robert Prigge, các cơ quan quản lý trên khắp Hoa Kỳ, Châu Âu, APAC và Trung Đông đã phạt tài chính gần 26 tỷ đô la đối với các tổ chức tài chính vì vi phạm AML, KYC trong 10 năm từ 2008 - 2018 Trong môi trường pháp lý và kinh doanh ngày càng cao ngày nay, các tổ chức không chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận mà còn cần xác định chính xác đối tượng mà họ đang kinh doanh.

Khái niệm phát triển định danh khách hàng trực tuyến

Theo triết học Mac – Lê nin: “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.”

Có thể hiểu đơn giản, phát triển là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên Phát triển định danh khách hàng trực tuyến là sự tăng lên về quy mô ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến trong ngân hàng, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, nâng cao trải nghiệm và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của định danh khách hàng trực tuyến Định danh khách hàng trực tuyến là một trong những bước tiến quan trọng cho các ngân hàng thương mại chuyển đổi số Các tiêu chí đánh giá sự phát triển định danh khách hàng trực tuyến của ngân hàng thương mại bao gồm:

1.2.2.1 Tiêu chí phản ánh gia tăng quy mô định danh khách hàng trực tuyến

* Sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến

Tiêu chí số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến là tiêu chí phản ánh thực chất dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến đã phát triển tốt hay chưa, đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không.

Chỉ tiêu này được tính bằng sự gia tăng số lượng khách hàng và tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến. Được tính bằng công thức sau:

Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ:

KH(t1): Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ kỳ t1

KH(t0): Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ kỳ t0

Số lượng khách hàng sử dụng dịch định danh khách hàng trực tuyến ngày càng tăng thể hiện khách hàng quan tâm tới dịch vụ của ngân hàng, khi đã thu hút được khách hàng sử dụng và tin dùng một sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng lôi kéo họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác Từ đó sẽ kéo các sản phẩm, dịch vụ khác cùng phát triển Số lượng khách hàng ngày càng tăng thì uy tín của ngân hàng càng được nâng lên rõ rệt, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút được những khách hàng mới.

* Sự gia tăng của loại hình định danh khách hàng trực tuyến

Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng của định danh khách hàng trực tuyến Việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mà còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao nên ngân hàng phải không ngừng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Tiêu chí này được đo bằng công thức:

N: Số lượng loại dịch vụ tăng trong kỳ

DV(t1): Số lượng dịch vụ kỳ t1

DV(t0): Số lượng dịch vụ kỳ t0

* Sự gia tăng doanh số của dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến

Nếu doanh số thu từ dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến tăng lên, ngân hàng mở rộng địa bàng cung ứng dịch vụ của mình, cho thấy dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến của ngân hàng đang trong xu hướng phát triển và ngược lại. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến ngày càng gia tăng, ngân hàng càng có cơ hội để phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Đánh giá sự gia tăng doanh số của định danh khách hàng trực tuyến bằng công thức:

DS (t1): Số lượng dịch vụ kỳ t1

DS (t0): Số lượng dịch vụ kỳ t0

1.2.2.2 Tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến

Phân tích sự phát triển của định danh khách hàng trực tuyến theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ giúp chúng ta thấy được tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ đó có chính sách phù hợp để có thể đạt hiệu quả cao nhất, mang lại nguồn thu cho ngân hàng Tiêu chí này được đánh giá qua chỉ tiêu cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến Cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ eKYC là tỷ lệ phần trăm (%) của số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ eKYC so với tổng số lượng khách hàng.

1.2.2.3 Tiêu chí phản ánh hiệu quả

Tiêu chí này được đánh giá thông qua doanh thu từ phí dịch vụ thu được từ eKYC của một ngân hàng Phí này có thể thu được từ phí SMS, Emobile – banking,phí thường niên từ tài khoản mở bằng eKYC,… Doanh thu từ phí dịch vụ eKYC phản ánh việc ứng dụng, sử dụng các dịch vụ này Vì thế có thể coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của sự phát triển eKYC của ngân hàng Doanh thu từ phí dịch vụ eKYC càng lớn cho thấy dịch vụ eKYC đã phát triển, nhận được sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng và ngược lại.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu phí từ eKYC như: khối lượng dịch vụ cung ứng, chất lượng dịch vụ, lãi suất, tỷ giá, lệ phí dịch vụ, hệ thống công nghệ,

… Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc duy trì mức phí dịch vụ rất quan trọng trong phát triển dịch vụ Khi phân tích về chỉ tiêu doanh thu từ phí dịch vụ chúng ta cần làm rõ các vấn đề: tỷ lệ phí đã hợp lý chưa? So với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Từ đó có hướng để xây dựng chính sách về phí dịch vụ cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển.

Tầm quan trọng của định danh khách hàng trực tuyến

1.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại Định danh khách hàng trực tuyến có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, ngoài việc thu hút khách hàng còn mang lại nhiều giá trị ở các khía cạnh khác nhau Dữ liệu xác minh khách hàng được thực hiện trong thời gian thực mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào Thay vì quy trình KYC dựa trên giấy tờ có thể mất vài ngày đến vài tuần để được xác minh và phải thực hiện trong giờ hành chính, giờ đây với eKYC chỉ mất vài phút để xác minh vấn đề này và có thể thực hiện 24/7 eKYC giúp các ngân hàng thương mại hạn chế các hành vi, giao dịch gian lận Khi các giao dịch ngân hàng chuyển sang nhiều nền tảng kỹ thuật số và di động khác nhau, đặc biệt là trong phòng, chống rửa tiền, eKYC có thể làm giảm đáng kể các hành vi làm giả hoặc thao túng dữ liệu. eKYC nâng cao trải nghiệm của khách hàng Theo báo cáo của Signicat năm

2019, cho thấy 40% khách hàng từ bỏ quy trình gia nhập ngân hàng do mất nhiều thời gian để nhập các thông tin để xác minh và sử dụng dịch vụ của ngân hàng hoặc nhu cầu cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân Ngoài ra, khi được hỏi liệu quy trình giới thiệu trực tuyến 100%, bao gồm xác minh danh tính cho eKYC, có khuyến khích nhiều đơn đăng ký hơn hay không, 55% tổng số người được hỏi cho biết họ sẽ có nhiều khả năng đăng ký hơn Hơn một nửa (52%) sẽ sử dụng các dịch vụ bổ sung nếu không cần nhận dạng dựa trên giấy tờ Điều này cho thấy rằng eKYC trong quá trình tích hợp kỹ thuật số giúp các ngân hàng cải thiện trải nghiệm của khách hàng Người tiêu dùng muốn chuyển sang kỹ thuật số, để có thể xác minh danh tính của họ trực tuyến và đẩy nhanh quá trình giới thiệu. eKYC giúp quy trình gia nhập được thực hiện dễ dàng hơn cho khách hàng mới, đặc biệt đối với những khách hàng sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, có thu nhập thấp, đang có nhu cầu tín dụng eKYC trở thành cửa ngõ đầu tiên cho họ cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền chất lượng được phát triển sẽ giúp người dân nghèo dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó giúp mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và tiến tới phổ cập tài chính - một mục tiêu mà nhiều quốc gia đang theo đuổi nhằm giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thay vì lưu trữ dữ liệu, thông tin khách hàng trên giấy tờ, eKYC sử dụng hệ thống trực tuyến lưu dữ liệu trên đám mây, không chỉ giúp bảo mật dữ liệu khách hàng, tránh thất lạc tài liệu, nó còn giải quyết vấn đề quá tải tài liệu, giấy tờ cần lưu trữ theo phương pháp truyền thống và còn làm giảm lượng khí carbon, thân thiện với môi trường. eKYC giảm rủi ro hoạt động Khi dữ liệu từ nhận dạng khách hàng được thực hiện tự động, điều đó có nghĩa là công ty cũng đã đạt được hiệu quả trực tiếp bằng cách giảm thiểu rủi ro do lỗi của con người Nhập dữ liệu thủ công có thể làm tăng nguy cơ sai sót dẫn đến sai sót dữ liệu.

1.3.2 Đối với nền kinh tế - xã hội eKYC cung cấp nhiều lợi ích so với KYC dựa trên giấy truyền thống Nó cho phép đạt được hiệu quả về thời gian, chi phí và các yêu cầu về nguồn lực liên quan đến việc xác minh danh tính của một cá nhân hoặc tổ chức Điều này đảm bảo sự gia nhập gần như thời gian thực của khách hàng đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nào Vì quy trình KYC hiệu quả là một trong những khía cạnh quan trọng và tốn kém nhất của bất kỳ quá trình thẩm định nào của khách hàng, nên việc thực hiện dễ dàng và tiết kiệm chi phí là ưu tiên của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Ngoài ra, sự kém hiệu quả trong quá trình giới thiệu khách hàng có thể có tác động đáng kể đến lòng tin của khách hàng tiềm năng đối với nhà cung cấp dịch vụ tài chính và do đó ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của họ. Tại nhiều quốc gia, eKYC làm giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc giới thiệu khách hàng so với KYC truyền thống, cụ thể: Ở Ấn Độ, việc áp dụng eKYC làm giảm chi phí xác minh khách hàng từ 15 USD đến 0,5 USD và thời gian từ năm ngày đến vài giây Cho đến nay, hơn 8,04 tỷ giao dịch eKYC đã được thực hiện ở Ấn Độ Các nhà cung cấp như ngân hàng và nhà khai thác mạng di động dự kiến sẽ tiết kiệm 1,3 tỷ USD chi phí hành chính liên quan đến KYC vào năm 2021 Đặc biệt để đối phó với đại dịch COVID-19, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp dịch vụ chuyển tiền mặt kỹ thuật số khẩn cấp cho hơn 300 triệu người trong vòng một tháng bằng cách sử dụng hệ thống thanh toán được hỗ trợ bởi Aadhaar, ID kỹ thuật số nền tảng tại quốc gia này Điều này bao gồm chuyển tổng cộng 3,8 tỷ USD (280 tỷ NR) cho nông dân, người cao tuổi và phụ nữ, những người nhanh chóng được xác định là những người thụ hưởng các chương trình bảo trợ xã hội Cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số được xây dựng xung quanh Aadhaar cung cấp giải pháp thanh toán tương thích, hiệu quả về chi phí, nhanh chóng và an toàn bằng cách sử dụng ID kỹ thuật số để xác minh người thụ hưởng và xác thực các giao dịch và rút tiền.

Tại Anh, các báo cáo ước tính rằng cơ sở hạ tầng nhận dạng kỹ thuật số có thể giúp nước này tiết kiệm 13,2 tỷ USD Điều này sẽ bao gồm tiết kiệm trực tiếp lên đến 2 tỷ USD thông qua cải thiện các quy trình KYC không hiệu quả hiện tại và tiết kiệm lên tới 11,3 tỷ USD do gian lận danh tính. Ở Estonia, Smart-ID cho phép cung cấp trực tuyến an toàn 99% dịch vụ công.

Hệ thống nhận dạng kỹ thuật số này cho phép người Estonia hoàn thành kiểm tra KYC nhanh hơn nhiều, bỏ phiếu trực tuyến, nộp thuế kỹ thuật số và mua tiền điện tử, trong số những thứ khác Chính phủ ước tính rằng các hệ thống e-Estonia của họ đóng góp khoảng 2% GDP mỗi năm trong khoản tiết kiệm.

Các mô hình định danh khách hàng trực tuyến phổ biến trên thế giới

1.4.1 Xác thực và nhận diện danh tính Đây là mô hình được triển khai ở Malasia, Hồng Kông và một số nước trong Liên minh châu Âu Mô hình này sử dụng công nghệ phát hiện giả mạo, công nghệ xác minh người thật và công công nghệ sinh trắc học để xác minh và nhận diện danh tính của khách hàng.

Sinh trắc học là mô hình xác thực có tính bảo mật cao, dễ sử dụng, dựa trên đặc điểm sinh học của từng cá nhân, trong đó có các hình thức như:

- Máy quét dấu vân tay: Với độ chính xác cao, nhưng không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ Hiện tại, một số ngân hàng đã áp dụng công nghệ xác thực vân tay cho máy ATM và hệ thống E-banking Do mẫu vân tay của mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt nên sẽ giúp đảm bảo an toàn trong giao dịch tài khoản, tránh trường hợp giả mạo chữ ký chủ tài khoản, sử dụng chứng minh nhân dân giả khi giao dịch tại quầy hay sử dụng thẻ giả, thẻ trộm để giao dịch tại các máy ATM.

- Máy quét mống mắt: Với độ nhận dạng chính xác cao, phát hiện độ sống động và có thể thực hiện trên thiết bị di động.

- Xác thực tĩnh mạch lòng bàn tay: Có ưu điểm độ chính xác cao, phát hiện độ sống động, nhưng chưa hỗ trợ điện thoại, chi phí còn cao Máy ATM có thể sử dụng công nghệ này thay cho hình thức mã PIN Các ngân hàng cũng có thể áp dụng các quy trình nội bộ như phê duyệt tín dụng, lệnh chuyển tiền… do nhân viên ngân hàng thực hiện, tránh rủi ro nội bộ.

- Nhận dạng khuôn mặt: Công nghệ nhận dạng khuôn mặt hoạt động bằng cách phát hiện các đặc điểm trên khuôn mặt của người dùng Phương thức này sẽ giúp khách hàng đơn giản hóa các giao dịch ngân hàng: chuyển tiền/ thanh toán di động/ POS mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật Công nghệ này dễ sử dụng, đơn giản, có thể thực hiện trên di động, tuy độ chính xác không bằng xác thực tĩnh mạch lòng bàn tay hoặc mống mắt Tuy nhiên, công nghệ này ngày càng hoàn thiện và đã được ứng dụng rộng rãi ở một số quốc gia.

- Nhận dạng giọng nói: Công nghệ sinh trắc học giọng nói nhận dạng đặc điểm giọng nói của khách hàng như nhận dạng dấu vân tay riêng cho từng khách hàng.

Công nghệ này dễ sử dụng, đơn giản và tiện lợi, nâng cao trải nghiệm của khách hàng Nhược điểm tương tự như phương pháp xác thực nhận dạng khuôn mặt, độ chính xác của nó không bằng xác thực tĩnh mạch lòng bàn tay.

Nhờ những tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học, việc xác thực dựa trên nhận dạng sinh trắc học ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi.

Công nghệ phát hiện giả mạo (Fraud detection)

Fraud detection là công nghệ được sử dụng để phát hiện các hoạt động gian lận trực tuyến tiềm ẩn như gian lận trong thanh toán trực tuyến và tạo tài khoản giả mạo Với các tập dữ liệu được tải lên, công nghệ này sẽ xác thực và làm giàu dữ liệu, thiết kế các tính năng, lựa chọn thuật toán, điều chỉnh siêu tham số để tự động tính toán thông tin để phát hiện ra các giao dịch, hoạt động xâm phạm của đối tượng gian lận.

Công nghệ OCR( Optical Character Recognition)

OCR là công nghệ được dùng để quét ký tự và nhận dạng bằng quang học thông qua hình ảnh hoặc tệp ở định dạng DOC, TXT, PDF, với độ chính xác lên đến 98% Các dữ liệu này sau đó sẽ được trích xuất thành văn bản Hiện tại, OCR kết hợp với trí thông minh nhân tạo AI có khả năng trích xuất thông tin của hơn 30 loại giấy tờ khác nhau, giúp cho các quy trình xác minh giấy tờ được tối ưu hóa mà người dùng không phải nhập thủ công dễ bị sai sót và tốn thời gian.

Công nghệ Facematch Được trang bị công nghệ học sâu (deep learning), công nghệ Facematch giúp người dùng so sánh, phân tích và đánh giá tỷ lệ trùng khớp của hình ảnh trên giấy tờ tùy thân với các hình ảnh chân dung, video để xác minh chính chủ.

Công nghệ Liveness detetion Đây là hàng rào công nghệ nhằm chống lại hình thức giả mạo khuôn mặt, đảm bảo tính bảo mật của tài khoản đến 2 cấp độ Cụ thể công nghệ này sẽ xác minh người dùng đang thao tác tại thời gian thực và định danh chính chủ chứ không phải là giả mạo Khi đó Liveness Detection sẽ phân tích dữ liệu để nhận biết video này không phải bản phát lại.

Chữ ký điện tử là chứng nhận sự đồng ý của khách hàng trong việc chấp thuận các điều kiện sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp Chữ ký điện tử có thể thay thế chữ ký viết tay trong các giao dịch Công nghệ E-Signature cho phép khách hàng ký tài liệu mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị Nhờ đó mà cải thiện tốc độ giao dịch và tăng trải nghiệm của người dùng.

Thay vì gặp mặt trực tiếp khách hàng tại quầy giao dịch, với mô hình xác nhận qua video, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện cuộc gọi video hai chiều để xác thực khách hàng Khách hàng có thể thực hiện định danh một cách dễ dàng khi có thiết bị điện tử có camera, kết nối internet như smartphone, laptop với đường truyền internet ổn định Vì khách hàng và nhân viên ngân hàng sẽ gọi điện trực tiếp cho nhau nên mô hình này giảm rủi ro các cá nhân sử dụng danh tính bị đánh cắp, danh tính giả mạo để thực hiện các hành vi gian lận trong eKYC Tuy nhiên, mô hình này cũng tạo ra gánh nặng về nguồn nhân lực cho ngân hàng phải có một bộ phận riêng chuyên thực hiện các cuộc gọi xác minh khách hàng, đặc biệt khi các cuộc video với số lượng lớn sẽ là một cản trở đáng kể đối với mục tiêu tự động hóa quy trình của ngân hàng.

1.4.3 Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa

Mô hình này dựa trên cở sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa với hồ sơ định danh điện tử của công dân bao gồm một mã số định danh công dân duy nhất toàn quốc gia, kết nối với các dữ liệu về nhân chủng và sinh trắc có thể được truy cập trực tuyến Những người có định danh điện tử có thể chứng minh nhận dạng của mình trên phương tiện số và mạng trực tuyến, đồng thời các nhà cung cấp dịch vụ có thể dựa vào cơ sở dữ liệu này để thực hiện quy trình nhận dạng và xác nhận khách hàng trực tuyến Đây là mô hình được khuyến khích phát triển để giúp các ngân hàng xác minh chính xác thông tin khách hàng và tránh việc thực hiện lặp lại nhiều lần định danh của một khách hàng tại nhiều ngân hàng.

Quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại.22

Định danh khách hàng trực tuyến là quá trình nhận biết danh tính khách hàng khi mở tài khoản và sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử Quy trình định danh khách hàng trực tuyến được thực hiện như sau:

Hình 1.1 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại ngân hàng thương mại

Bước 1: Khách hàng nhập các trường thông tin cần thiết được yêu cầu trên ứng dụng và chọn tài liệu để xác minh Khách hàng sẽ được yêu cầu chụp hai mặt các tài liệu chứng minh như: bằng lái xe , hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân…

Bước 2: Trích xuất các thông tin khách hàng tự động nhờ OCR, được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo Sau đó, khách hàng có thể kiểm tra và chỉnh sửa lại các thông tin sau khi máy trích xuất.

Bước 3: Đối chiếu người thật và ảnh trên giấy tờ tùy thân bằng cách chụp hình selfie hoặc video Nếu kết quả không trùng khớp, khách hàng sẽ phải tiến hành xác thực lại Trường hợp công nghệ phát hiện người thật (liveness detection) và nhận diện khuôn mặt (face matching) giúp xác minh được hình ảnh của khách hàng thông qua selfie video khớp với hình ảnh trên tài liệu mà khách hàng đã cung cấp thì kết quả xác nhận thành công Nếu khách hàng được thực hiện không thành công, thì họ sẽ phải tiến hành xác thực lại.

Bước 4: Hệ thống xử lý thông tin và trả kết quả định danh cho khách hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại

Hành lang pháp lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong xã hội, bất kì hoạt động kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển thì đều được thực hiện trên cơ sở pháp lý đồng bộ Các ngân hàng khi triển khai eKYC thì đều phải tuân thủ các vấn đề pháp lý của quốc tế, của quốc gia, và được sự đồng ý của các cơ quan chức năng Môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh và eKYC của ngân hàng Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các văn bản pháp luật ban hành ra mâu thuẫn với nhau hoặc không rõ ràng sẽ cản trở sự phát triển của eKYC và các tính năng được sử dụng trong đó Do đó môi trường pháp lý ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của eKYC. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng Thực hiện các chủ trương, định hướng nêu trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý cần thiết để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số.

Vào ngày 14 tháng 11 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định về chống rửa tiền, bao gồm cả việc cho phép eKYC, giúp chuyển đổi sang ngân hàng kỹ thuật số Với Điều 8.2 (a) của Nghị định này, lần đầu tiên các tổ chức tài chính (còn được gọi là đối tượng kế toán theo Luật Phòng, chống rửa tiền của Việt Nam) có thể lựa chọn cung cấp hoặc cả trực tiếp hoặc tham gia eKYC.Trước đây, chỉ cho phép giới thiệu trực tiếp Trên cơ sở các nguyên tắc và định hướng này, NHNN đã nghiên cứu, xây dựng, lấy ý kiến của các tổ chức tín dụng và 04/12/2020 đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014, trong đó, bổ sung Điều 14a quy định các NHTM được quyết định công nghệ, biện pháp, hình thức để xác minh thông tin khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; các ngân hàng chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

Thứ nhất, các ngân hàng cần có công nghệ để đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo sự trùng khớp giữa thông tin sinh trắc học và thông tin của khách hàng trên giấy tờ tùy thân được cung cấp theo quy định với các thông tin dữ liệu sinh trắc học, thông tin nhận biết của khách hàng (các dữ liệu sinh trắc học khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như mống mắt, vân tay, khuôn mặt, giọng nói).

Thứ hai, ngân hàng cần có biện pháp kỹ thuật xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các điều khoản, nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản mở bằng phương thức trực tuyến.

Thứ ba, ngân hàng cần xây dựng quy trình kiểm soát, quản lý và đánh giá rủi ro, phải tập trung ngăn chặn các hành vi làm giả, làm sai thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán bằng phương thức eKYC và sau đó. Đồng thời, ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, xác minh thông tin giao dịch và nhận biết của khách hàng trên tài khoản thanh toán mở bằng eKYC là chính chủ tài khoản đó.

Thứ tư, dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, xác định hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng eKYC của khách hàng và phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

Nhằm tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đề án thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, ngày16/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 17/2021/TT-NHNN quy định về việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán trong đại dịch Covid-19 mà không cần đến quầy giao dịch của ngân hàng để mở thẻ.

Có thể thấy rằng các văn bản pháp luật về hướng dẫn định danh khách hàng bằng eKYC mà ngành ngân hàng đang áp dụng đã bắt kịp xu hướng công nghệ và đang hướng đến phát triển mô hình ngân hàng số toàn diện, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ một cách liền mạch được cá nhân hóa, từ đó tạo gắn kết và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Việc ban hành các chính sách trên cho thấy ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng số, chủ động tham gia và bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, hành lang pháp lý vẫn còn một số vướng mắc, gây rào cản cho sự phát triển eKYC Việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử chỉ áp dụng để định danh khách hàng trong hoạt động phòng chống rửa tiền và mở tài khoản thanh toán, chưa được áp dụng chung cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng Bên cạnh đó, NHNN chưa có quy định và cơ chế triển khai đối với việc Ngân hàng có thể định danh khách hàng dựa trên việc khai thác thông tin đã được định danh tại bên thứ 3 có các tiêu chuẩn tương đương như các ngân hàng đại lý, tổ chức tín dụng, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính (chứng khoán, bảo hiểm) hoặc việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, dịch vụ công, công ty viễn thông, điện, nước, các nguồn dữ liệu của các tổ chức khác ở Việt Nam, nước ngoài….

Sự bùng nổ của chuyển đổi số là tiền đề cho sự phát triển của eKYC tại nhiều quốc gia Triển khai mô hình định danh khách hàng trực tuyến nào là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Tùy vào định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng trong bối cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội, nguồn lực tài chính cho đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực mà NHTM sẽ lựa chọn mô hình eKYC phù hợp.

Một trong những thách thức lớn ngân hàng phải đối mặt khi chuyển đổi từ quy trình định danh khách hàng truyền thống sang định danh khách hàng trực tuyến là tái cấu trúc nhân sự, vì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ Khi triển khai giải pháp eKYC, số lượng nhân viên ngân hàng truyền thống sẽ giảm xuống, đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ, kiến thức am hiểu về công nghệ số, công nghệ ứng dụng eKYC, có khả năng thích ứng với sự phát triển bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 để quá trình thiết lập mối quan hệ với khách hàng được kịp thời và khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính và thanh toán của ngân hàng Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng là nhân tố quyết định sự thành công trong triển khai eKYC và phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.

Xác minh danh tính khách hàng ngay lập tức từ trung tâm dữ liệu lưu trữ là điểm cốt lõi của quy trình eKYC Để thực hiện được tiến trình đó, đòi hỏi cần có kết nối ổn định giữa đơn vị yêu cầu và trung tâm dữ liệu Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp đường truyền internet có tín hiệu kém hay gặp sự cố, nhất là đối với khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc ổn định đường truyền internet khó thực hiện hơn Như vậy có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống eKYC. Để tránh các rủi ro về tội phạm công nghệ cao xâm nhập cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu, thông tin khách hàng cần sử dụng các chuẩn bảo mật quốc tế như lưu trữ và xử lý dữ liệu theo tiêu chuẩn PCI -DSS để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro khi triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại

Định danh khách hàng trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng, tuy nhiên ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro khi triển khai eKYC.

1.7.1 Rủi ro về mạo danh khách hàng

Mạo danh có thể hiểu là một người giả vờ có danh tính của một người thật khác bằng cách sử dụng tài liệu đánh cắp, kết hợp với bằng chứng giả mạo, thay thế ảnh trên các giấy tờ chính thức của một người bằng hình ảnh của kẻ mạo danh. Trong quy trình eKYC, đối tượng mạo danh có thể sử dụng các thủ thuật tinh vi mở tài khoản thanh toán hoặc họ đánh cắp thông tin người dùng, mật khẩu để giao dịch điện tử Với sự phát triển ngày càng nhanh, công nghệ Deepfake đang trở thành mối đe dọa lớn cho quy trình eKYC khi người mạo danh sử dụng công nghệ này để bỏ qua bước kiểm tra thực thể sống trong quá trình xác thực danh tính người dùng. Ngoài ra, eKYC nhận dạng các giấy tờ qua phiên bản điện tử, rất dễ được làm giả hoặc sử dụng công nghệ cắt ghép ảnh hơn so với việc gặp mặt khách hàng trực tiếp và xác minh qua kiểm tra bản gốc giấy tờ tùy thân, đặc điểm sinh trắc và chữ ký của khách hàng Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽ gặp rủi ro khi kẻ mạo danh sử dụng các tài liệu nhận dạng giả mạo và thay đổi để khớp với thông tin nhận dạng hoặc công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng.

1.7.2 Rủi ro về công nghệ

Công nghệ là một trong những yếu tố cốt lõi trong triển khai eKYC, vì vậy đòi hỏi công nghệ phải được thiết kế đảm bảo khả năng xác thực và nhận dạng chính xác thông tin Tùy mỗi giải pháp công nghệ sẽ có mức độ hiệu quả và cung cấp mức độ xác thực, nhận dạng chính xác khác nhau Vì vậy, nếu không có một quy chuẩn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ sẽ dẫn đến nguy cơ sai sót thông tin nhận dạng, trở thành lỗ hổng để các tội phạm công nghệ cao tận dụng.

Cơ quan quản lý tại Liên mih châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật, điều kiện đánh giá công nghệ với các tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định Mặt khác, các ngân hàng và tổ chức định danh cũng cần xây dựng quy trình tự đánh giá giải pháp kỹ thuật, các rủi ro về công nghệ, tác động liên quan đến quyền riêng tư của khách hàng, tính hiệu quả của việc định danh.

1.7.3 Rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống

Hệ thống triển khai eKYC bao gồm các thiết bị di động, hệ thống máy chủ, hệ thống dữ liệu, mạng và các ứng dụng điện tử Khi các hacker, tội phạm công nghệ cao khai thác các lỗ hổng trong quy trình eKYC bao gồm lỗ hổng về công nghệ, nguồn dữ liệu, sự thiếu cẩn trọng của khách hàng để thực hiện các hành vi xâm nhập, tấn công hệ thống như cài mã độc vào các ứng dụng ngân hàng điện tử, website, email khách hàng nhằm đắp cắp thông tin dữ liệu khách hàng, mã OTP, giả mạo gửi tin nhắn của ngân hàng Đây là rủi ro mang tính hệ thống, có mức độ tác động diện rộng, có thể bao trùm các rủi ro đã đề cập ở trên, khi xảy ra có thể gây nên gián đoạn cả quy trình định danh trong thời gian dài, so khớp dữ liệu bị sai lệch, giao dịch không theo thời gian thực, dữ liệu khách hàng có thể bị đánh cắp, mã hóa hoặc xóa bỏ EU cho rằng, trong quy trình eKYC, cơ sở dữ liệu định danh là đối tượng của các cuộc tấn công mạng, vô hiệu hóa ở cấp độ quốc gia Rủi ro an ninh mạng luôn tồn tại trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên, eKYC giao dịch hoàn toàn trên môi trường mạng sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho sự xâm nhập của các mối đe dọa.

1.7.4 Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố

Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong eKYC được hiểu là đối tượng lợi dụng việc không gặp mặt trực tiếp để mở tài khoản thanh toán như một kênh giao dịch các nguồn tiền bất hợp pháp từ các đối tượng phạm tội Lợi dụng việc mở tài khoản thanh toán và giao dịch hoàn toàn trên môi trường mạng mà không phải gặp mặt trực tiếp, các đối tượng này có thể sử dụng tài khoản thanh toán nhằm cung cấp tài chính cho các cá nhân, nhóm khủng bố trong và ngoài nước Bằng việc trang bị công nghệ hiện đại hoặc sử dụng thông tin giả mạo, sử dụng chủ thể trung gian để vượt qua các bước định danh điện tử của ngân hàng, các đối tượng thuộc danh sách rửa tiền, tài trợ khủng bố để thực hiện các hành vi phạm tội Do đó, việc không gặp mặt trực tiếp trong eKYC của ngân hàng sẽ trở thành kênh thuận lợi cho hành vi phạm tội nếu hệ thống định danh điện tử của ngân hàng không đủ khả năng nhận diện, kiểm soát , đánh giá hoặc đặt ra các giới hạn giao dịch.

1.7.5 Rủi ro bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng

Các dữ liệu thông tin khách hàng có nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp khi cung cấp, xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng Tội phạm công nghệ sử dụng các loại virus,mã độc xâm nhập vào quy trình eKYC và lấy cắp thông tin khách hàng sử dụng cho mục đích bất hợp pháp Ngoài ra, khi chưa có sự đồng ý chia sẻ dữ liệu của khách hàng mà các ngân hàng, tổ chức chia sẻ dữ liệu định danh dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư, dữ liệu bị khai thác cho mục đích thương mại khác ngoài các dịch vụ khách hàng yêu cầu Do đó, cần có các quy định đánh giá tác động quyền riêng tư theo một tiêu chuẩn chung để tránh rủi ro có thể xảy ra trong quá trình các ngân hàng tự làm dày thông tin bằng cách chủ động chia sẻ và kết nối dữ liệu với các nhà cung cấp khác như nhà mạng viễn thông,… để thu thập thông tin khách hàng Đặc biệt, các nhà cung cấp khi trao đổi dữ liệu phải thực hiện thông qua giao thức đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu Điển hình như Quy chế bảo vệ dữ liệu toàn cầu(Global Data Protection Regulation - GDPR) đã ban hành các tiêu chuẩn đối với quy trình định danh điện tử.

Kinh nghiệm triển khai định danh khách hàng trực tuyến tại một số ngân hàng trên thế giới

1.8.1 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại ở Ấn Độ

Hiện nay đã và đang có rất nhiều quốc gia phát triển, triển khai eKYC hoặc phát triển các quy định để hỗ trợ sử dụng eKYC Điển hình là chương trình Aadhaar của Ấn Độ Chương trình Aadhaar xác thực qua mã số ID suy nhất có 12 chữ số. Mỗi cá nhân sẽ đăng ký một số ID và được liên kết với dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay và quét mống mắt) và dữ liệu cá nhân tối thiểu (bao gồm tên, ngày sinh, giới tính và ảnh kỹ thuật số) Năm 2010, Cơ quan nhận dạng duy nhất của Ấn Độ (UIDAI - he Unique Identification Authority of India) triển khai cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và ban hành ID Aadhaar Aadhaar nhận được sự thu hút và hưởng ứng đông đảo ở Ấn Đội với hơn 1,2 tỷ người đăng ký tham gia chương trình (gần 90% dân số ở Ấn Độ) Mục đích ban đầu của Aadhaar là giảm sự rò rỉ và gian lận trong chương trình trợ cấp tràn lan của chính phủ bằng cách loại bỏ những người thụ hưởng ma Tuy nhiên, sau đó Chính phủ đã mở rộng chức năng của hệ thống thông qua mở các giao diện lập trình ứng dụng (API) có tên là India Stack, cho phép doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu Aadhaar Vì vậy, các cá nhân có thể sử dụng ID để xác thực tài khoản thanh toán, ký điện tử vào các tài liệu điện tử hay nộp tờ khai thuế thu nhập.

Năm 2016, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ phê duyệt thông qua Hướng dẫn tổng thể đã sửa đổi các quy tắc KYC để xác minh eKYC, giao dịch tài chính trên chương trình Aadhaar eKYC cho phép các khách hàng cung cấp thông tin cá nhân của mình và thông tin nhân khẩu học dựa trên hệ thống Aadhaar, bao gồm các thông tin nhận dạng như ngày sinh, giới tính, địa chỉ và các nhà cung cấp tài chính có thể xác minh các thông tin đó trong thời gian thực Một quan chức ở Bộ Tài chính đã ước tính chi phí xác minh thông tin khách hàng ở Ấn Độ trung bình giảm từ khoảng $15 xuống còn

$0,50 khi chuyển từ KYC trên giấy sang KYC điện tử Việc thực hiện chuyển đổi này cũng giúp các ngân hàng Ấn Độ giảm bớt thời gian xác minh khách hàng đáng kể từ hơn năm ngày sang vài phút và tăng trải nghiệm của khách hàng.

Sự ra đời của eKYC đã góp phần vào sự thành công của chương trình tài chính Jan Dhan, chương trình hỗ trợ mở hơn 300 triệu tài khoản từ năm 2014 đến năm

2017 (17% số tài khoản mở đã sử dụng eKYC trực tiếp với xác thực sinh trắc học, trong khi 67% đã sử dụng thư điện tử Aadhaar cộng với mật khẩu dùng một lần, theo Báo cáo trạng thái Aadhaar gần đây nhất của IDinsight)

Quy trình thực hiện eKYC trên Aadhaar tại ngân hàng:

Hình 1.2 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến trên Aadhaar tại ngân hàng thương mại

Nguồn: https://figi.itu.int/wp-content/uploads/2021/05/e-KYC-innovations-use- cases-in-digital-financial-services.pdf

Bước 1: Khách hàng xuất trình thẻ Aadhaar cho nhân viên ngân hàng

Bước 2: Máy quét sinh trắc học ghi lại dấu vân tay hoặc hình ảnh võng mạc, hoặc có thể sử dụng xác thực dựa trên mật khẩu một lần (OTP – One time password) trên thiết bị di động.

Bước 3: Dữ liệu sinh trắc học được chuyển đến UIDAI qua máy chủ, và so khớp với dữ liệu đang được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm cho số Aadhaar của khách hàng cung cấp Khi cả hai giá trị khớp nhau, xác thực danh tính của khách hàng thành công, UIDAI sẽ thông báo tất cả thông tin như địa chỉ, ngày sinh, ảnh,… cho ngân hàng.

Tuy nhiên việc sử dụng Aadhaar cho KYC cũng đã làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư Trong khi ban đầu hệ thống Aadhaar được thiết kế chỉ để gửi câu trả lời có/không cho các truy vấn từ bên ngoài, cho biết liệu các thuộc tính của khách hàng có khớp với các thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu UIDAI hay không, xác thực KYC bằng Aadhaar cung cấp cho các tổ chức tài chính thông tin bổ sung về khách hàng của họ Các chuyên gia về quyền riêng tư cho rằng điều này thể hiện một sự thay đổi cơ bản khiến người tiêu dùng gặp rủi ro Vấn đề trở nên gay gắt vào tháng 9 năm 2018, khi Tòa án tối cao của Ấn Độ không cho phép các pháp nhân tư nhân sử dụng số Aadhaar để xác minh danh tính khách hàng của họ, cho rằng hoạt động này cho phép khai thác thương mại thông tin sinh trắc học và nhân khẩu học của một cá nhân Sau phán quyết, UIDAI đã đình chỉ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và nhà khai thác di động tiến hành eKYC.

Ngày nay, việc sử dụng hệ thống phi chính phủ vẫn tạm thời bị dừng lại Các tác nhân trong ngành đang tìm kiếm các giải pháp thay thế, chẳng hạn như sử dụng thẻ giấy có mã QR để mã hóa dữ liệu cá nhân của một cá nhân được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu UIDAI mà không bao gồm số Aadhaar, trong khi gần đây chính phủ đã đưa ra một dự luật cho quốc hội nhằm sửa đổi các luật hiện hành để cung cấp sự hỗ trợ hợp pháp cho việc sử dụng tự nguyện Aadhaar cho eKYC Mặc dù chưa rõ vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào, nhưng hồ sơ theo dõi thành công của khu vực công gần đây của Ấn Độ cho thấy nước này sẽ tìm ra cách để vượt qua rào cản này, cho phép tiếp tục thử nghiệm lớn nhất thế giới với eKYC Một bài học cho các quốc gia khác đang tìm cách phát triển hệ thống eKYC của riêng mình, đó là tầm quan trọng của việc thiết lập khung pháp lý cho D kỹ thuật số và việc sử dụng nó bởi các bên thứ ba Mặc dù việc thiếu một khuôn khổ như vậy ở Ấn Độ trước khi triển khai Aadhaar đã giúp thúc đẩy sự đổi mới sớm, nhưng sự không chắc chắn mà nó tạo ra hiện gây rủi ro cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và có nguy cơ làm chậm tốc độ mở rộng tiếp cận tài chính.

1.8.2 Kinh nghiệm tại ngân hàng ở Hồng Kông

Hồng Kông là một nước điển hình triển khai eKYC theo mô hình xác thực và nhận diện danh tính Năm 2011, văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề thẩm định và lưu giữ hồ sơ khách hàng trong trường hợp khách hàng không thể tự đến điểm giao dịch để xác nhận danh tính của Pháp lệnh chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Hồng Kông Tuy nhiên, các yêu cầu của quy định này mới chỉ ở mức chung chung chứ chưa thật cụ thể Đến tháng 2/2019, Cơ quan Quản lý tiền tệ Hồng Kông (Hong Kong Monetary Authority - HKMA) ban hành thông tư sửa đổi về vấn đề đăng ký khách hàng cá nhân từ xa Văn bản mới này chỉ đưa ra các quy định về công nghệ sử dụng cho mục đích thu hút khách hàng từ xa phải bao gồm: xác thực/xác minh danh tính khách hàng thông qua kênh điện tử và đối chiếu danh tính thông qua các giải pháp sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt, phát hiện sự sống để đối chiếu với các dữ liệu khách hàng đã cung cấp.

1.8.3 Kinh nghiệm tại ngân hàng Nigeria

Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN) đã hợp tác với Ủy ban Ngân hàng, một cơ quan trong ngành, để khởi động Số xác minh ngân hàng (BVN), một hệ thống xác minh sinh trắc học chức năng dành cho khách hàng ngân hàng Nigeria Hệ thống thu thập dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay và hình ảnh khuôn mặt) và cấp cho khách hàng một số ID 11 chữ số Nó được sử dụng để xác định và xác minh khách hàng có tài khoản với các tổ chức tài chính Nigeria và theo dõi lịch sử tín dụng của họ nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính và giảm tỷ lệ các khoản nợ không có hiệu lực.

Hệ thống BVN được điều hành bởi Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Nigeria (NIBSS), một cơ sở hạ tầng thị trường tài chính thuộc sở hữu chung của tất cả các ngân hàng Nigeria được cấp phép, cùng với CBN NIBSS duy trì cơ sở dữ liệu ID và thực hiện các dịch vụ xác minh cho các ngân hàng thành viên Hệ thống BVN tách biệt với hệ thống ID quốc gia cơ bản của Nigeria, Mã số nhận dạng quốc gia (NIN), do Ủy ban quản lý danh tính quốc gia điều hành Hiện đang có những nỗ lực liên tục để tích hợp BVN với NIN và thẻ e-ID quốc gia.

1.8.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việc triển khai eKYC với các mô hình khác nhau của các nước trên thế giới bên cạnh các thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và để lại các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Cần phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý ổn định và phân công trách nhiệm cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu một cách rõ ràng, khi thực hiện triển khai cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia Điển hình là trường hợp Ủy ban Quản lý định danh quốc gia (NIMC – National dentity Management Commission) của quốc gia Nigeria đã cáo buộc ngân hàng trung ương vi phạm pháp luật về việc sử dụng mã số định danh khách hàng trên cơ sở dữ liệu sịnh trắc học (BVN) NIMC cho rằng mình là đơn vị duy nhất có quyền đăng ký thông tin và xác nhận thông tin sinh trắc học của công dân, ngân hàng trung ương không có quyền yêu cầu công dân sử dụng các thông tin sinh trắc học để đăng ký, sử dụng dịch vụ ngân hàng và gán mã số BVN cho công dân này.

Cần có kế hoạch dự trù kinh phí đầu tư và vận hành hệ thống eKYC và eID. Chi phí đầu tư của hệ thống Aadhaar tính đến tháng 09/2018 là hơn 1,5 tỷ USD, phí vận hành khoảng 42 triệu USD/ năm Ngân hàng Thế giới có gợi ý triển khai và phát triển hệ thống eKYC và eID theo mô hình PPP để giảm gánh nặng tài chính.

THỰC TRẠNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại duy nhất nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Agribank là ngân hàng có hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước với

2.225 phòng giao dịch và chi nhánh trong nước; 1 chi nhánh tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện tại 3 khu vực: Miền Trung, Miền Nam và Tây Nam Bộ; 5 công ty con và 3 đơn vị sự nghiệp Ngoài ra, Agribank cũng mở rộng tối đa phạm vi hoạt động với 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, 196 CDM, 3.339 ATM, 645 ngân hàng đại lý ở 79 quốc gia Vì vậy, Agribank có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố, đặc biệt là biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ bà con nông dân có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển tài chính toàn diện của Chính phủ.

Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ được Agribank xác định lấy khách hàng là trung tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, Agribank chính thức triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Sản phẩm dịch vụ và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng dịch vụ hàng đầu và phương châm lấy khách hàng làm trung tâm, không ngừng tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và chất lượng nguồn nhân lực để mở rộng kênh phân phối, triển khai các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích Agribank cũng nghiên cứu các chính sách phí, lãi suất linh hoạt, từ đó tăng tỷ lệ CASA trong dài hạn, gia tăng thu dịch vụ, đặc biệt là nguồn thu từ các sản phẩm ngân hàng điện tử, thẻ, tài trợ thương mại Theo Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toàn, Agribank đạt 8.773 tỷ đồng thu dịch vụ năm 2021, tăng 10,2% so với năm 2020.

Năm 2021, Agribank triển khai chính sách miễn, giảm phí các dịch vụ thanh toán trong nước, đặc biệt là giao dịch chuyển khoản trên các kênh điện tử đã đem lại nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng Nguồn thu từ dịch vụ này chiếm tỷ trọng 23% tổng thu dịch vụ và tăng 26,8% so với năm 2020 Các giao dịch tại quầy có xu hướng giảm và dần thay thế bằng sự tăng trưởng của các kênh ngân hàng điện tử.

Có thể thấy rằng sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của Agribank nhận được sự đón nhận của khách hàng và được đánh giá cao. Đơn vị: tỷ đồng

Hình 2.1 Thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán các năm 2017 đến năm 2020

Hình 2.1 cho thấy rằng thu dịch vụ của Agribank tăng trưởng đều qua các năm từ 2017 đến 2021 Tổng thu dịch vụ của năm 2018 tăng 37,7% so với năm 2017, tổng thu dịch vụ của năm 2019 tăng 19% so với năm 2018, thu dịch vụ năm 2020 tăng 9,4% so với năm 2019,

Trong những năm gần đây, các dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank tăng trưởng nhanh so với các lĩnh vực khác, cho thấy Agribank đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho nhóm sản phẩm dịch vụ, điều này cũng cho thấy rõ thói quen và sở thích của khách hàng có sự chuyển dịch từ trực tiếp sang các dịch vụ ngân hàng trực tuyến Agribank cũng không ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, dễ sử dụng, luôn sẵn sàng giải đáp và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo cho khách hàng, mang lại sự hài lòng và nâng cáo chất lượng, uy tín của ngân hàng.

Chú trọng phát triển sản phẩm mũi nhọn trong giai đoạn đặc thù

Theo báo cáo thường niên của Agribank: Thu dịch vụ từ các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số ngày càng tăng trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng, trong đó, dịch vụ E-Mobile Banking có tổng thu dịch vụ tăng trưởng cao nhất,chiếm

14% tổng tỷ trọng thu dịch vụ và mức tăng trên 20% Agribank cũng không ngừng đa dạng hóa chức năng trong ứng dụng E-Mobile Banking như cài đặt hạn mức chuyển khoản, cấp đổi mã PIN, mở tài khoản thanh toán bằng eKYC, kích hoạt thẻ, nhận mã OTT thông báo biến động số dư, thanh toán cước, phí, nạp tiền vào tài khoản chứng khoán, thanh toán hóa đơn bằng QR Code, mua bảo hiểm, đóng học phí, đặt xe, đặt vé máy bay, mua sắm trực tuyến,… đã được triển khai kịp thời, đúng thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid19 bùng phát mạnh, giúp thực hiện các giao dịch thanh toán thuận lợi, nhanh chóng mà khách hàng không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng, hạn chế tối đa di chuyển, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.

Tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ

Hình 2.2 Cơ cấu thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank các năm 2017 – 2021

Với lợi thế mạng lưới khách hàng lớn gần 20 triệu khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh SMS Banking, Agribank E- Internet Banking, Mobile Banking, 3,4 triệu khách hàng vay vốn, trên 16,7 triệu thẻ đang hoạt động, Agribank nhận thấy tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn rất lớn.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, dịch vụ thẻ của Agribank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Trung bình số lượng thẻ phát hành từ 15.000 - 20.000 thẻ/ngày, có ngày phát hành lên đến 40.000 thẻ Agribank luôn cập nhật nhanh xu hướng, công nghệ thanh toán hiện đại với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới đa dạng, phù hợp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 và số hoá nền kinh tế như phát hành thẻ chip, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc, triển khai thí điểm 2 ứng dụng theo chuẩn VCCS của thẻ chip nội địa, dịch vụ mã PIN điện tử (e.PI) của thẻ Lộc Việt, … nhằm cải tiến chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Agribank triển khai hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới gắn liền với khách hàng cá nhân như: dịch vụ thanh toán điện tử (E-commerce), dịch vụ SMS Banking, QR Code, Samsung Pay, Cash by Code, hợp tác với các đối tác trung gian thanh triển khai ví điện tử: VNPT Pay, SenPay, SmartPay, Momo, Moca, ShopeePay, ZaloPay, VinID… Ngoài ra, Agribank cũng đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ theo kênh thanh toán truyền thống như đa dạng hóa tiện ích tại ATM, POS, phát hành và thanh toán thẻ vật lý Có thể thấy rằng Agribank đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của thanh toán điện tử trong hoạt động bán lẻ.

Tỷ trọng thu từ dịch vụ thẻ chiếm trên 20% tổng thu dịch vụ của ngân hàng, chỉ đứng sau nguồn thu từ hoạt động thanh toán trong nước Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và các tổ chức thẻ trong nước, quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao Agribank

“là ngân hàng cập nhật nhanh xu thế công nghệ thanh toán hiện đại trong lĩnh vực thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng Agribank cũng là một trong hai ngân hàng thương mại hoàn thành tốt nhất lộ trình chuyển đổi thẻ chip nội địa chuẩn VCCS theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Công ty Cổ phầnThanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã trao các giải thưởng Ngân hàng dẫn đầu về cải tiến dịch vụ, Ngân hàng có mạng lưới ATM tốt nhất 2021 và Ngân hàng dẫn đầu về giao dịch thẻ chip VCCS, Tổ chức thẻ quốc tế JCB trao giải Ngân hàng dẫn đầu về phát triển sản phẩm mới cho Agribank”.

Hình 2.3 Số lượng thẻ phát hành của Agribank từ năm 2017 đến 2021

Nguồn: Báo cáo tổng kết nghiệp vụ thẻ từ năm 2017 đến năm

2021 Đưa sản phẩm, dịch vụ hiện đại đến với người nông dân

Agribank tiếp tục triển khai mở rộng thành công “Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn” để thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng “Tam nông” Đến năm 2021, Agribank đã giúp cho khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận sản phẩm tiện ích hiện đại thông qua lắp đặt 3.248 POS và phát hành 410.951 thẻ theo đề án này Việc đẩy nhanh tiến độ của Đề án này không chỉ giúp Agribank nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu đi tắt đón đầu,xây dựng hệ sinh thái khép kín giữa ngân hàng - khách hàng - các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn nông thôn, từ đó đơn giản hóa tối đa thủ tục cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ,góp phần hạn chế tín dụng đen, khẳng định vai trò chủ lực của Agribank trên thị trường tài chính nông thôn.

Dịch vụ, tiện ích đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Agribank đã phát triển các dịch vụ hỗ trợ dân sinh như triển khai dịch vụ thu hộ với 1.990 đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: điện nước, giáo dục, viễn thông, bệnh viện, bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính; tích hợp hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán thu thuế, phí, lệ phí cho các bộ, ngành, địa phương; tích hợp các tiện ích đối với dịch vụ chi hộ, thu hộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; …

Tình hình hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1 Quy định và quy trình định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, Agribank đã và đang triển khai định danh khách hàng trực tuyến trong mở tài khoản thanh toán Để đáp ứng Thông tư 16/2020/TT- NHNN sửa đổi thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành ngày 02/12/2020, đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 ban hành theo quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 1725/QĐ-TTg ngày 05/09/2016 về “nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đổi với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Agribank đã ban hành quyết định số 1819/QĐ-NHNo-TCKT về mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân bằng phương thức điện tử ngày 30/08/2021 bao gồm đối tượng áp dụng, điều kiện triển khai mở TKTT bằng phương thức điện tử tại Agribank; Hồ sở mở TKTT bằng phương thức điện tử; Thỏa thuận mở và sử dụng TKTT bằng phương thức điện tử; Thông tin, dữ liệu mở bằng phương thức điện tử; Quản lý, lưu trữ hồ sơ mở và sử dụng TKTT bằng phương thức điện tử; Tạm khóa TKTT mở bằng phương thức điện tử; Phong tỏa TKTT mở bằng phương thức điện tử; Văn bản 7815/NHNo- KHCN về hướng dẫn dịch vụ mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức trực tuyến trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking; Thỏa thuận về mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức điện tử của Agribank và Giấy đề nghị kiêm thỏa thuận mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức điện tử của Agribank; Hướng dẫn hậu kiểm dữ liệu và hoàn thiện hồ sơ khách hàng mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức trực tuyến trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking trên hệ thống BackEnd. Đối tượng áp dụng mở tài khoản là các cá nhân người Việt Nam chưa có thông tin khách hàng tại Agribank đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cư trú hợp pháp tại Việt Nam, có duy nhất Quốc tịch Việt Nam, không có dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định của FATCA mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử.

Trước khi xác thực thông tin tại quầy giao dịch của Agribank, khách hàng chỉ được thực hiện tổng hạn mức giá trị giao dịch ghi Nợ qua các tài khoản thanh toán của chính khách hàng mở bằng phương thức điện tử không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng, đối với giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Agribank tối đa là 10 triệu đồng/giao dịch, đối với giao dịch chuyển tiền khác hệ thống là 5 triệu đồng/giao dịch Ngoại trừ các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính khách hàng trong hệ thống Agribank Tổng hạn mức giá trị giao dịch ghi Nợ qua các tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại khách hàng để áp dụng, đảm bảo an toàn trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán Sau khi Agribank xác thực thành công thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp tại quầy giao dịch, khách hàng được sử dụng hạn mức giao dịch tài khoản thanh toán theo quy định chung về mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Agribank.

Hồ sơ mở TKTT bằng phương thức điện tử:

- Giấy đề nghị mở TKTT bằng phương thức điện tử theo quy định của Agribank

- Thỏa thuận mở và sử dụng TKTT bằng phương thức điện tử theo quy định của Agribank

- Thông tin, dữ liệu điện tử của khách hàng bao gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức vụ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử, số của giấy tờ tùy thân, nơi cấp, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại, ngày cấp, mã số thuế (nếu có).

- Bản sao điện tử giấy tờ tùy thân hợp lệ, còn thời hạn hiệu lực của khách hàng bao gồm giấy chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân.

- Dữ liệu sinh trắc học, các thông tin nhận biết của khách hàng mở TKTT bằng phương thức điện tử.

Văn bản số 7815/NHNo-KHCN ngày 01/09/2021 về Hướng dẫn đăng nhập, mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân bằng phương thức trực tuyến trên ứng dụng Agribank E-mobile Banking bao gồm trình tự thực hiện dịch vụ mở TKTT đối với khách hàng và quy định về hậu kiểm của ngân hàng.

Quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến:

Bước 1: Khách hàng tải Ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, chọn mục

“Mở tài khoản và Đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking trực tuyến” và bấm nút “Đăng ký ngay” tại màn hình Popup để mở TKTT.

Hình 2.4 Bước 1 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến

Bước 2: Khách hàng nhập số điện thoại đăng ký và lựa chọn “Tôi đã đọc, hiểu và đồng ý với Thỏa thuận về mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân bằng phương thức điện tử của Agribank và Điều khoản điều kiện quy định về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử” và bấm “Xác nhận”.

Bước 3: Hệ thống yêu cầu khách hàng chụp giấy tờ tùy thân (GTTT) để xác thực thông tin: Yêu cầu GTTT gốc/ còn hạn, hợp lệ, chụp mặt trước và mặt sau không mờ, không lóa sáng, không che góc.

Hình 2.5 Bước 3 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến

Bước 4: Khách hàng chụp ảnh khuôn mặt để hệ thống nhận diện, đối chiếu, so sánh ảnh trên GTTT và hình ảnh khuôn mặt để xác nhận kết quả và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu Khách hàng sẽ thực hiện thao tác theo hướng dẫn: quay trái/phải, nháy mắt, cười, nhìn thẳng,…

Hình 2.6 Bước 4 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến

Bước 5: Khách hàng kiểm tra kết quả xác thực Nếu hình ảnh trên giấy tờ tùy thân hợp lệ và khớp đúng với khuôn mặt, hệ thống cho phép khách hàng kiểm tra lại thông tin và tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.

Hình 2.7 Bước 5 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến

Bước 6: Khách hàng nhập bổ sung các thông tin: địa chỉ hiện tại, email, chi nhánh để mở TKTT và đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking.

Bước 7: Hệ thống gửi mã xác thực (OTP), khách hàng nhập mã xác thực, nếu đúng hệ thống thực hiện việc đăng ký thông tin khách hàng, mở TKTT và đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking.

Bước 8: Hệ thống gửi tin thông báo số TKTT, mã đăng nhập ứng dụng và gửi thư điện tử thông báo chi tiết về TKTT đã mở thành công đính kèm thỏa thuận về mở và sử dụng TKTT.

Hình 2.8 Bước 8 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến

Hậu kiểm tại 2 hệ thống: VNPAY: BackEnd; Agribank: PCAS

Với trường hợp số tài khoản phát sinh mới trong ngày ít, có thể hậu kiểm ngay ngày T.

Hình 2.9 Quy trình hậu kiểm định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn hậu kiểm eKYC

Bước 1: Kiểm duyệt các bản ghi có trạng thái “Chưa hậu kiểm”

Bước 2: Đánh dấu các bản ghi theo các trạng thái kiểm duyệt: “Đạt chuẩn”;

“Nghi ngờ giả mạo” hoặc “OCR sai” Các bản ghi sẽ được chuyển sang trạng thái

Bước 3: Các bản ghi nghi ngờ cập nhật sang trạng thái “Nghi ngờ giả mạo” sẽ được hệ thống tự động khóa dịch vụ E - Mobile Banking.

Các trường hợp xử lý kiểm duyệt:

STT Kết quả bản ghi

Cán bộ hậu kiểm dữ liệu xử lý

Cán bộ Agribank xử lý

1 Thông tin ảnh chụp khuôn mặt và trên

CMT khớp đúng, Giấy tờ hợp lệ.

Cập nhật “Đạt tiêu chuẩn”.

2 Hình ảnh giấy tờ tùy thân có dấu hiệu giả mạo hoặc không đạt yêu cầu:

- Gãy, mờ, nhòe, không nguyên vẹn.

- Thông tin trên GTTT có dấu hiệu bị can thiệp tẩy xóa hoặc bổ sung bằng mực, dán đè bởi hình ảnh khác.

- Photo đen trắng, in màu hoặc được chụp từ thiết bị thứ 3 (không phải giấy tờ gốc được chụp trực tiếp)

- Thông tin 2 mặt của GTTT có dấu hiệu không đồng nhất.

Cập nhật trạng thái “Nghi ngờ giả mạo”

E - Mobile Banking, khóa tài khoản và thông báo cho khách hàng ra quầy định danh trực tiếp

3 Hình ảnh chân dung có dấu hiệu giả mạo hoặc không đạt yêu cầu:

- Chân dung không phải thực thể sống (Ảnh 2D, 3D, mặt nạ hoặc là hình ảnh được ghi nhận từ thiết bị thứ

Cập nhật trạng thái “Nghi ngờ giả mạo”

Khóa E - Mobile Banking và thông báo cho khách hàng ra quầy định danh trực tiếp

4 Ảnh chụp giấy tờ/khuôn mặt rõ nét và hợp lệ nhưng thông tin OCR sai lệch so với thông tin trên giấy tờ

Cập nhật trạng thái “OCR sai”

Liên hệ khách hàng ra quầy để cập nhật thông tin

Khách hàng đăng ký thành công: hệ thống sẽ tự động đăng ký Agirbank E – mobile Banking, số tài khoản thanh toán và mã đăng nhập ứng dụng sẽ được gửi tin nhắn thông báo để khách hàng kích hoạt Agribank E – mobile Banking, thư điện tử thông báo điều khoản đăng ký sử dụng tài khoản thanh toán tới hộp thư điện tử. Đối với trường hợp đăng ký không thành công: hệ thống sẽ gửi thư điện tử thông báo chưa đăng ký dịch vụ thành công tới hộp thư hiện tử của khách hàng.

2.2.2 Các công nghệ định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nhận diện ký tự quang học (OCR) Đây là công nghệ được sử dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khi triển khai eKYC Với công nghệ nhận dạng các ký tự, dữ liệu cá nhân của khách hàng thông qua các file ảnh chụp giấy tờ tùy thân nhanh chóng được quét và trích xuất, lưu trữ dưới dạng text, sau đó đối chiếu dữ liệu để xác định giấy tờ tùy thân có bị giả mạo hay không.

Hiện tại, Agribank mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến của các loại giấy tờ: chứng minh nhân dân loại 9 số, chứng minh nhân dân loại 12 số, căn cước công dân gắn chip, đối với hộ chiếu Việt Nam hiện tại Agribank chưa áp dụng loại giấy tờ này để mở tài khoản trực tuyến.

Các thông tin OCR tương ứng đối với từng loại giấy tờ tùy thân:

Chứng minh nhân dân 9 số

Chứng minh nhân dân 12 số

Căn cước công dân gắn chip

Số giấy tờ Số giấy tờ Số giấy tờ Số giấy tờ

Ngày cấp Ngày cấp Ngày cấp Ngày cấp

Nơi cấp Nơi cấp Nơi cấp Nơi cấp

Họ và tên Có giá trị đến Có giá trị đến Có giá trị đến

Ngày sinh Họ và tên Họ và tên Họ và tên Địa chỉ thường trú Ngày sinh Ngày sinh Ngày sinh

Giới tính Giới tính Giới tính

Quốc tịch Quốc tịch Quốc tịch

Nơi sinh Nơi sinh Nơi sinh

Các trường hợp OCR không đạt tiêu chuẩn, khách hàng bị từ chối mở tài khoản Giấy tờ OCR sai thông tin: thông tin trên giấy tờ tùy thân bị sai khác với thông tin OCR của hệ thống.

Giấy tờ có dấu hiện giả mạo:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Định hướng phát triển định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030, nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục có đà phát triển nhanh nhờ kế thừa những thành quả từ giai đoạn trước và sự phục hồi mạnh sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19 Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới Đối với Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Agribank, chuyển đổi số nói chung và định danh khách hàng trực tuyến nói riêng chính là cơ hội để đẩy mạnh phát triển, bắt kịp xu hướng thời đại. Tầm nhìn đến 2030:

Agribank là ngân hàng thương mại chủ lực tại Việt Nam, không chỉ đạt các tiêu chuẩn quốc tế mà luôn phát triển ổn định, an toàn và bền vững; nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín trong nước và quốc tế.

Mục tiêu chiến lược đến 2025:

- Giữ vững vị thế là NHTM có vai trò chủ lực tại Việt Nam;

- Phát triển dựa trên nền tảng công nghệ, chuẩn hóa hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế;

- Hoạt động kinh doanh cạnh tranh, minh bạch, an toàn, hiệu quả;

- Năng động, sáng tạo để thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Không chỉ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng, bảo đảm khách hàng ở khắp mọi nơi đều tiếp cận thuận tiện, đầy đủ các dịch vụ tài chính, mà Agribank còn đặt mục tiêu là ngân hàng có chất lượng, tiến tới phát triển tài chính toàn diện năm 2030;

Các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu:

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số; từng bước xây dựng, phát triển hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng số hóa, trong đó tăng cường hiệu quả quan hệ hợp tác với các công ty con để phát triển liên kết các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán với chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm dịch vụ Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt hoạt động, tăng cường năng lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngân hàng; xây dựng Agribank trở thành ngân hàng hiện đại, hàng đầu về bán lẻ tại Việt Nam Áp dụng công nghệ số, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ của Agribank, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Phát triển hiệu quả mô hình Autobank với sản phẩm lõi là CDM/CRM nhằm tiết giảm chi phí vận hành, chi phí kiểm quỹ, tiếp quỹ ATM, giảm áp lực cho giao dịch tại quầy tiến tới thay thế dần các Phòng giao dịch truyền thống. Thời gian tới, Agribank tiếp tục nghiên cứu, triển khai mô hình Autobank áp dụng phương thức định danh khách hàng e-KYC bằng công nghệ sinh trắc học (cả khuôn mặt và vân tay) cho phép khách hàng đăng ký thông tin khách hàng (CIF) trực tuyến, đăng ký mở tài khoản trực tuyến, đăng ký phát hành thẻ, nhu cầu vay vốn trực tuyến thay vì phải vào quầy giao dịch, v.v nhằm số hóa 100% dịch vụ cho khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, Agribank sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa các dịch vụ E-Mobile Banking, Internet Banking để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xử lý vi phạm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

- Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có hiệu quả, tăng cường công tác tập huấn, quản lý và sử dụng nguồn nhân phù hợp; xây dựng, chế độ đãi ngộ, cơ chế tiền lương đối với người lao động.

- Tiếp tục phát triển, bồi đắp văn hóa Agribank, góp phần xây dựng và phát triểnAgribank bền vững trong giai đoạn mới; không ngừng phát huy vai trò của truyền thông trong truyền tải hình ảnh, uy tín, thương hiệu, các giá trị văn hóa và gắn kết sức mạnh toàn hệ thống trong triển khai chủ trương, nhiệm vụ, định hướng củaAgribank Nâng cao hiểu biết, tạo sự đồng thuận của người dân, xã hội thông qua chủ động truyền thông các cơ chế chính sách, chủ trương của Chính phủ, NHNN và của Agribank về chính sách tiền tệ Nghiên cứu, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn môi trường - xã hội - quản trị trong doanh nghiệp (ESG).

Giải pháp phát triển định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một trong những giải pháp quan trọng nhất vẫn là vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng sắp xếp lại lao động trong toàn hệ thống để có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động định danh khách hàng trực tuyến nói riêng.

Trước hết, ngân hàng cần nâng cao trình độ nhân lực của mình bằng cách đưa ra các chính sách thu hút nhân tài, đào tạo và đãi ngộ hợp lý để có được một đội ngũ nhân viên có trình độ cao trong lĩnh vực an ninh bảo mật Đây sẽ là lực lượng nòng cốt của ngân hàng nhằm giúp phát triển dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến một cách an toàn và hiệu quả.

Bổ sung nhân viên hoặc lập ra một bộ phận chuyên phụ trách, đảm nhận mảng dịch vụ định danh khách hàng điện tử, thực hiện tiến trình tuyển dụng nhân viên chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả.

Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo về định danh khách hàng điện tử và bảo mật thông tin cho toàn thể nhân viên, đặc biệt là nhân viên của các phòng ban có liên quan để đảm bảo cho các nhân viên này có những hiểu biết cần thiết và luôn được cập nhật, bổ sung kiến thức mới, theo kịp công nghệ hiện đại. Để việc đào tạo và tái đào tạo được thực hiện liên tục, kịp thời và ít tốn kém,nhân viên có thể tham gia các khóa học tập trung được hướng dẫn bởi các chuyên gia hoặc qua hệ thống nternet, email của ngân hàng Bên cạnh các khóa học tổ chức tại ngân hàng, Agribank cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên có thể tham gia các khóa học do các đơn vị bên ngoài tổ chức, để có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức và ngân hàng bạn Nếu có điều kiện, ngân hàng có thể tổ chức cử nhân viên đi thực tập, nghiên cứu tại các ngân hàng ngoài nước hoặc tham gia các khóa học dài hạn tại nước ngoài.

Agribank cũng có thể tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn trong việc đầu tư và sử dụng các công cụ bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin.

Sau quá trình đào tạo và làm việc thực tế, các nhân viên của ngân hàng phải có những sự hiểu biết nhất định về các rủi ro trong định danh khách hàng trực tuyến và các biện pháp hạn chế Agribank cũng cần có các biện pháp kiểm tra để đảm bảo yêu cầu này thông qua các kỳ thi sát hạch định kỳ, đặc biệt là đối với các cán bộ và nhân viên thuộc các phòng ban có liên quan.

3.3.2 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng

Do cơ sở dữ liệu quốc gia để định danh khách hàng chưa được xây dựng hoàn thiện và tình trạng làm giả giấy tờ định danh khách hàng ngày càng tinh vi nhờ sự trợ giúp của công nghệ, vì vậy Agribank cần tiếp tục hoàn thiện quy trình triển khai giải pháp eKYC phù hợp với quy định pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng, quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và an toàn hoạt động của ngân hàng; xây dựng quy trình kiểm soát, đánh giá rủi ro, phải thường xuyên rà soát, hoàn thiện những dữ liệu cập nhật trong quá trình triển khai eKYC.

Hệ thống cơ sở dữ liệu thường là mục tiêu của các đối tượng tấn công mạng, vì vậy cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng, bảo mật hệ thống tránh các lỗ hổng tạo điều kiện cho các tội phạm công nghệ cao xâm nhập, sử dụng các chuẩn bảo mật quốc tế để bảo mật thông tin khách hàng; kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để hạn chế tối đa việc dùng chứng minh nhân dân, căn cước công dân giả mạo. Để ngăn chặn các rủi ro liên quan đến bảo mật rủi ro như người dùng sử dụng các công nghệ deepfake để gian lận nhằm bỏ qua bước kiểm tra thực thể sống, cũng như để thuận tiện cho khách hàng không bị giới hạn hạn mức giao dịch khi mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến khi chưa xác thực tại quầy giao dịch, Agribank có thể phát triển công nghệ gọi điện trực tuyến (Video call) để hạn chế rủi ro mạo danh của tội phạm.

3.3.3 Phát triển đa dạng định danh khách hàng trực tuyến

Hiện tại, định danh khách hàng trực tuyến của Agribank mới đang chỉ sử dụng cho dịch vụ mở tài khoản thanh toán trực tuyến cho khách hàng cá nhân chưa từng mở tài khoản hay giao dịch tại ngân hàng trên điện thoại di động Với tập khách hàng này, Agribank đang bỏ lỡ một thị trường khách hàng lớn bao gồm các khách hàng cá nhân đã từng mở tài khoản tại Agribank nhưng sau một thời gian dài không sử dụng dịch vụ bị khóa tài khoản và các khách hàng tổ chức – tập khách hàng sẽ đem lại nguồn doanh thu lớn về phí dịch vụ, nguồn tiền gửi lớn cho ngân hàng Vì vậy, Agribank cần phát triển định danh khách hàng trực tuyến đối với tập khách hàng này Hiện nay, eKYC mới thu hút được đối tượng khách hàng hiểu biết về công nghệ mới và khách hàng trẻ, chứ chưa thực sự tiếp cận được tới được nhóm khách hàng ở vùng sâu, vùng xa Trong khi, đây là đối tượng cần thiết cho việc thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia. Định danh khách hàng trực tuyến đang được triển khai ở hoạt động mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến trên app Mobile Banking Agribank cần mở rộng mạng lưới kênh dịch vụ áp dụng định danh khách hàng trực tuyến như máy ATM thế hệ mới, đa chức năng như một phòng giao dịch ngân hàng Khách hàng có thể định danh khách hàng trực tuyến, mở tài khoản thanh toán, gửi tiền tiết kiệm,…ngay tại cây ATM, tạo sự thuận lợi và tăng trải nghiệm cho khách hàng.

3.3.4 Cân bằng giữa việc tuân thủ các quy định và tăng trải nghiệm cho khách hàng

Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút khách hàng là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau Không chỉ chú trọng đến xây dựng quy trình eKYC sao cho đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, mà các ngân hàng thương mại cần có các chính sách khuyến khích khách hàng tham gia trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ Có các chương trình khuyến mại cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến, miễn phí phát hành thẻVISA cho khách hàng khi mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến để kích cầu tiêu dùng của khách hàng Agribank cũng nên kết hợp tạo gian hàng cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm, trao quà liền tay tại các hội chợ, hội thảo Việc gian hàng tập trung nhiều người trải nghiệm, sẽ kéo theo sự tò mò của những khách hàng khác. Càng nhiều người quan tâm và trải nghiệm, hiệu quả của chương trình càng cao. Agribank có thể xem xét dùng khoảng không gian tại các điểm giao dịch, chi nhánh của ngân hàng để treo các banner, áp phích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mại cũng như lắp đặt một số thiết bị như máy tính bảng để khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ trong khi chờ tới lượt giao dịch.

Bên cạnh đó, cùng với việc thúc đẩy hợp tác với các công ty Fintech nói chung và eKYC nói riêng, các ngân hàng tại Việt Nam cũng cần quan tâm đến việc áp dụng các ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tuân thủ pháp luật (Regtech) và ứng dụng công nghệ để hỗ trợ quản lý, giám sát (Suptech) để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Goldman Sachs4 – một trong những ngân hàng quốc tế lớn đã bị phạt nặng vì vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền Vì vậy, SupTech và RegTech sẽ giúp ngân hàng cân bằng được các yêu cầu về tuân thủ và kỳ vọng của khách hàng.

3.3.5 Tăng cường công tác truyền thông

Agribank cần tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng xã hội và website Theo một nghiên cứu về truyền thông thương hiệu ngành ngân hàng do Mibrand Việt Nam khảo sát, kênh truyền thông digital (mạng xã hội và website) đang là một xu hướng truyền thông mới hiện nay với mức tiếp cận mục tiêu cao và đem lại hiệu quả truyền thông tốt nhất với mức độ hiệu quả lần lượt là 59,61% và 55,96% Như vậy Agribank nên tập trung truyền thông qua kênh này để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn.

Agribank cần xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu điện tử hiệu quả, đặc biệt là website, facebook, blog, twitter, Website chính thống của ngân hàng nên chú trọng giao diện dễ đọc, dễ tìm kiếm và có chức năng nhắn tin, phản hồi, bình chọn, đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ thuận tiện để khách hàng sử dụng Vận dụng linh hoạt các phương pháp, công cụ tương tác Tận dụng tối đa các dạng nội dung tương tác như dạng câu hỏi, khảo sát, bình chọn, thậm chí video hay các hình ảnh tương tác, để dễ dàng lắng nghe nhu cầu và suy nghĩ của khách hàng.

Trong thế giới số, bí quyết để ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận nhanh không gì khác chính là giữ chân khách hàng luôn đồng hành với từng diễn biến của thương hiệu Và cách làm luôn mang lại hiệu quả nhất đó là tạo ra những cuộc đối thoại hay còn gọi là marketing tương tác Việc lựa chọn các công cụ như trên sẽ giúp ngân hàng thấu hiểu được nhu cầu cũng như những suy nghĩ về sản phẩm hiện tại, những ý tưởng cho sản phẩm trong tương lai, từ đó phát triển thêm trong chuỗi sản phẩm của mình.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tội phạm công nghệ cao ngày càng có nhiều các hành vi lừa đảo tinh vi Agribank cần tăng cường công tác truyền thông để khách hàng nắm bắt và nâng cao hiểu biết về tài chính nói chung và eKYC nói riêng; chủ động thông báo về những trang web giả mạo có giao diện giống trang web của ngân hàng để đề phòng và tránh những bất cẩn về lộ thông tin tài khoản, thông tin giao dịch, thông tin khách hàng; hướng dẫn những kỹ năng cơ bản về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên không gian mạng, phải luôn cảnh giác với những thông báo về mã giảm giá, đổi coupon hay ưu đãi khi giao dịch trực tuyến cho khách hàng để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

3.3.6 Nâng cao hình ảnh, thương hiệu ngân hàng

Một số kiến nghị với cơ quan quản lý để phát triển định danh khách hàng trực tuyến

Để bắt kịp xu hướng ngân hàng số nói chung, phát triển dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến tại các ngân hàng thương mại nói riêng và thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, chính phủ, các cơ quan quản lý và ngân hàng nhà nước cần có những giải pháp nhất định như sau: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu định danh quốc gia về dân cư – đây cũng là xu hướng của định danh khách hàng trực tuyến Trên thế giới có nhiều mô hình để triển khai cơ sở dữ liệu định danh, có khoảng 175 quốc gia đã xây dựng cơ sở dữ liệu này Trong đó, có 83 nước đã triển khai xây dựng dữ liệu về sinh trắc học,

22 nước xây dựng hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia cho phép bên thứ ba thực hiện eKYC, 161 nước đã được số hóa Các cơ quan quản lý cần xây dựng các chính sách, quy chế pháp lý cho phép ngành Ngân hàng được khai thác thông tin định danh từ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Ngoài ra, cần xây dựng, ban hành các quy định pháp lý về công nhận và chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng với nhau để giảm chi phí và nguồn nhân lực, nhanh chóng quy hoạch phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng thống nhất, đồng bộ và tạo nguồn dữ liệu dùng chung.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về ngân hàng số, quy trình triển khai eKYC tại các ngân hàng thương mại; Nhằm hướng tới bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của người dùng khi tham gia giao dịch trực tuyến, cần hoàn thiện các quy định pháp lý về Luật Giao dịch điện tử, các quy định về tranh chấp, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy định về an toàn, an ninh, bảo mật dữ liệu trong giao dịch điện tử.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển ngân hàng số, khuyến khích các ngân hàng thương mại hợp tác trong lĩnh vực eKYC, tiến tới “chuẩn hóa hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên không gian mạng”.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm phi truyền thống.

Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối, cơ sở hạ tầng số an toàn, có chiến lược và giải pháp về phát triển internet tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu lớn; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc. Để tạo dựng một môi trường giao dịch số an toàn trong kỷ nguyên số, cần xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu người dùng. Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về an ninh mạng để từng bước chuẩn hóa, nâng cao năng lực phòng chống tấn công và đảm bảo an toàn hoạt động trong không gian mạng Nghiên cứu áp dụng khung đánh giá rủi ro công nghệ thông tin theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa và kiểm tra tuân thủ công nghệ thông tin trên cơ sở rủi ro.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế về eKYC là một trong những bước tiến giúp các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thực hiện các quy định pháp luật quốc tế về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tài trợ tài chính cho hoạt động khủng bố được tốt hơn Điển hình Singapore đã xây dựng một trung tâm sáng tạo cho phép công nhận kết quả xác minh khách hàng trực tuyến của các ngân hàng nước khác với ngân hàng của Singapore tại Thụy Sỹ.

Cần có chính sách định hướng khuyến khích người dân ở khu vực vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ hiện đại như điện thoại di động, nternet, dịch vụ 3G, 4G, nhờ đó họ dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng điện tử như mobile banking, nternet banking.

Ngày đăng: 06/12/2022, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại ngân hàng thương mại - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 1.1 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại ngân hàng thương mại (Trang 33)
Hình 1.2 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến trên Aadhaar tại ngân hàng thương mại - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 1.2 Quy trình định danh khách hàng trực tuyến trên Aadhaar tại ngân hàng thương mại (Trang 41)
Hình 2.1 Thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.1 Thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 (Trang 48)
Hình 2.2 Cơ cấu thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.2 Cơ cấu thu dịch vụ của Agribank từ năm 2017 đến 2021 (Trang 49)
Hình 2.3 Số lượng thẻ phát hành của Agribank từ năm 2017 đến 2021 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.3 Số lượng thẻ phát hành của Agribank từ năm 2017 đến 2021 (Trang 51)
Hình 2.4 Bước 1 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.4 Bước 1 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến (Trang 55)
Hình 2.5 Bước 3 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.5 Bước 3 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến (Trang 56)
Hình 2.6 Bước 4 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.6 Bước 4 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến (Trang 56)
Bước 5: Khách hàng kiểm tra kết quả xác thực. Nếu hình ảnh trên giấy tờ tùy thân hợp lệ và khớp đúng với khuôn mặt, hệ thống cho phép khách hàng kiểm tra lại thông tin và tiếp tục thực hiện bước tiếp theo. - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
c 5: Khách hàng kiểm tra kết quả xác thực. Nếu hình ảnh trên giấy tờ tùy thân hợp lệ và khớp đúng với khuôn mặt, hệ thống cho phép khách hàng kiểm tra lại thông tin và tiếp tục thực hiện bước tiếp theo (Trang 57)
Hình 2.8 Bước 8 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.8 Bước 8 quy trình khách hàng mở TKTT bằng phương thức trực tuyến (Trang 58)
Hình 2.9 Quy trình hậu kiểm định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Hình 2.9 Quy trình hậu kiểm định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 59)
3 Hình ảnh chân dung có dấu hiệu giả mạo hoặc không đạt yêu cầu: - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3 Hình ảnh chân dung có dấu hiệu giả mạo hoặc không đạt yêu cầu: (Trang 60)
Bảng 2.2 Số lượng tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến bị từ chối từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bảng 2.2 Số lượng tài khoản thanh toán mở bằng phương thức trực tuyến bị từ chối từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 (Trang 64)
Kết quả bảng 2.1 cho thấy dịch vụ mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực  tuyến  của  Agribank  tuy  mới  triển  khai  từ  09/2021  rất  được  khách  hàng  tin tưởng và lựa chọn - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
t quả bảng 2.1 cho thấy dịch vụ mở tài khoản thanh toán bằng phương thức trực tuyến của Agribank tuy mới triển khai từ 09/2021 rất được khách hàng tin tưởng và lựa chọn (Trang 64)
Bảng 2.3 Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng eKYC tại Agribank từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 theo độ tuổi - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bảng 2.3 Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng eKYC tại Agribank từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 theo độ tuổi (Trang 65)
Bảng 2.5 Giá trị tài khoản tiền gửi mở từ eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bảng 2.5 Giá trị tài khoản tiền gửi mở từ eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 (Trang 67)
Bảng 2.6 Phí dịch vụ của tài khoản thanh tốn mở bằng eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 - Phát triển định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bảng 2.6 Phí dịch vụ của tài khoản thanh tốn mở bằng eKYC từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w