MỤC LỤC
Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm hiện tại đã có một số nghiên cứu về eKYC và thực trạng hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Việt Nam. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu, đánh giá và đưa ra giải pháp phát triển hoạt động định danh khách hàng trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo triển khai mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được, phân tích, đánh giá hoạt động định danh khách hàng trực tuyến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Kết cấu của đề tài
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN (EKYC)
Agribank cũng không ngừng đa dạng hóa chức năng trong ứng dụng E-Mobile Banking như cài đặt hạn mức chuyển khoản, cấp đổi mã PIN, mở tài khoản thanh toán bằng eKYC, kích hoạt thẻ, nhận mã OTT thông báo biến động số dư, thanh toán cước, phí, nạp tiền vào tài khoản chứng khoán, thanh toán hóa đơn bằng QR Code, mua bảo hiểm, đóng học phí, đặt xe, đặt vé máy bay, mua sắm trực tuyến,… đã được triển khai kịp thời, đúng thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid19 bùng phát mạnh, giúp thực hiện các giao dịch thanh toán thuận lợi, nhanh chóng mà khách hàng không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng, hạn chế tối đa di chuyển, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank các năm 2017 – 2021 Với lợi thế mạng lưới khách hàng lớn gần 20 triệu khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh SMS Banking, Agribank E- Internet Banking, Mobile Banking, 3,4 triệu khách hàng vay vốn, trên 16,7 triệu thẻ đang hoạt động, Agribank nhận thấy tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn rất lớn. Agribank luôn cập nhật nhanh xu hướng, công nghệ thanh toán hiện đại với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới đa dạng, phù hợp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 và số hoá nền kinh tế như phát hành thẻ chip, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc, triển khai thí điểm 2 ứng dụng theo chuẩn VCCS của thẻ chip nội địa, dịch vụ mã PIN điện tử (e.PI) của thẻ Lộc Việt, … nhằm cải tiến chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Agribank triển khai hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới gắn liền với khách hàng cá nhân như: dịch vụ thanh toán điện tử (E-commerce), dịch vụ SMS Banking, QR Code, Samsung Pay, Cash by Code, hợp tác với các đối tác trung gian thanh triển khai ví điện tử: VNPT Pay, SenPay, SmartPay, Momo, Moca, ShopeePay, ZaloPay, VinID… Ngoài ra, Agribank cũng đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ theo kênh thanh toán truyền thống như đa dạng hóa tiện ích tại ATM, POS, phỏt hành và thanh toỏn thẻ vật lý. Việc đẩy nhanh tiến độ của Đề án này không chỉ giúp Agribank nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu đi tắt đón đầu, xây dựng hệ sinh thái khép kín giữa ngân hàng - khách hàng - các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn nông thôn, từ đó đơn giản hóa tối đa thủ tục cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, góp phần hạn chế tín dụng đen, khẳng định vai trò chủ lực của Agribank trên thị trường tài chính nông thôn.
Agribank đã phát triển các dịch vụ hỗ trợ dân sinh như triển khai dịch vụ thu hộ với 1.990 đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: điện nước, giáo dục, viễn thông, bệnh viện, bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính; tích hợp hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán thu thuế, phí, lệ phí cho các bộ, ngành, địa phương; tích hợp các tiện ích đối với dịch vụ chi hộ, thu hộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; …. Thỏa thuận về mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức điện tử của Agribank và Giấy đề nghị kiêm thỏa thuận mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức điện tử của Agribank; Hướng dẫn hậu kiểm dữ liệu và hoàn thiện hồ sơ khách hàng mở và sử dụng TKTT cho KHCN bằng phương thức trực tuyến trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking trên hệ thống BackEnd. Đối tượng áp dụng mở tài khoản là các cá nhân người Việt Nam chưa có thông tin khách hàng tại Agribank đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cư trú hợp pháp tại Việt Nam, có duy nhất Quốc tịch Việt Nam, không có dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định của FATCA mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử.
Trước khi xác thực thông tin tại quầy giao dịch của Agribank, khách hàng chỉ được thực hiện tổng hạn mức giá trị giao dịch ghi Nợ qua các tài khoản thanh toán của chính khách hàng mở bằng phương thức điện tử không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng, đối với giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Agribank tối đa là 10 triệu đồng/giao dịch, đối với giao dịch chuyển tiền khác hệ thống là 5 triệu đồng/giao dịch. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, cũng như để phát triển kênh thanh toán mới cho khách hàng, tăng thu phí dịch vụ, Agribank đã triển khai mở tài khoản thanh toán trực tuyến từ tháng 09/2021.
Xử lý kịp thời bằng các biện pháp: từ chối hoặc tạm dừng giao dịch, tạm khóa hoặc phong tỏa tài khoản thanh toán khi phát hiện có rủi ro, sai lệch hoặc có dấu hiện bất thường giữa các thông tin nhận biết khách hàng với các yếu tố sinh trắc học của khách hàng hoặc phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán. Năm là, eKYC góp phần thực hiện chuyển đổi kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, góp phần quan trọng vào tiến trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và bắt nhịp xu thế thời đại, hướng đến mục tiêu là ngân hàng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Bảy là, mở ra cơ hội cho ngân hàng tiếp cận và phục vụ số lượng lớn khách hàng, nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng và mở rộng tín dụng cho các cá nhân, hộ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn, giúp người dân không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ chương của Chính phủ về Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch.
Nhu cầu về đội ngũ nhân sự đòi hỏi không chỉ có hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng, cần cập nhật và có kiến thức về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, máy học,… Để tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhận sự này là không hề dễ dàng, hơn nữa những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, big data chưa được đào tạo rộng rãi ở Việt Nam. Có thể kể đến các thủ đoạn như: Lập giả website ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về để lừa đảo, đánh cắp mã OTP ngân hàng sau đó sử dụng để đăng nhập rút tiền trên các tài khoản nternet Banking; Sử dụng tin nhắn thương hiệu (Brand name) ngân hàng để thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ tài khoản khách hàng; Mạo danh các nhân viên ngân hàng, nhân viên dịch vụ công nhằm chiếm đoạt tiền thông qua hình thức chuyển khoản..đã tác động tiêu cực lên ý định sử dụng dịch vụ định danh khách hàng trực tuyến.