1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT vài góp ý về dự THẢO THÔNG tư của bộ CÔNG THƯƠNG về QUY ĐỊNH về CÁCH xác ĐỊNH sản PHẨM, HÀNG HOÁ là sản PHẨM, HÀNG HOÁ của VIỆT NAM HOẶC sản XUẤT tại VIỆT NAM

8 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

Trang 1

MỘT VÀI GÓP Ý VỀ DỰ THẢO THÔNG TƯ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ QUYĐỊNH VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ LÀ SẢN PHẨM, HÀNG

HOÁ CỦA VIỆT NAM HOẶC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

KHƯU HỒNG LINHPHẠM HOÀNG VŨ

Chất lượng cao 41B

Tóm tắt

Việc thiếu đi một văn bản pháp luật quy định về tiêu chuẩn xác định hàng hoá sản xuấttại Việt Nam ("made in Vietnam") đã gây ra nhiều khó khăn cho các tổ chức, cá nhân hoạtđộng sản xuất trong việc ghi nhãn hàng hoá và đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợicủa người tiêu dùng Để giải quyết vấn đề trên, dựa trên các quy định hiện hành về xuất xứhàng hoá, Bộ Công thương đã xây dựng Dự thảo Thông tư về quy định về cách xác định sảnphẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (sau đâygọi là Dự thảo Thông tư) và hiện đang công bố lấy ý kiến hoàn thiện Trong phạm vi bàiviết này, trên cơ sở phân tích pháp luật Việt Nam và tham khảo pháp luật Hoa Kỳ về xuấtxứ hàng hóa, nhóm tác giả nêu lên các ưu điểm và khuyết điểm của các quy định có trongDự thảo Thông tư, qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đếnviệc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hoá Từ đó, người đọc, với tư cách là nhữngngười thuộc chuyên ngành luật cũng như những người tiêu dùng, sẽ hiểu được khái niệmxuất xứ hàng hoá cũng như việc ghi nhãn hàng hoá được "sản xuất tại Việt Nam" hay "xuấtxứ Việt Nam".

Từ khóa: nhãn hàng hoá của Việt Nam, xuất xứ hàng hoá, dán nhãn hàng hoá, Dự thảoThông tư về quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá của ViệtNam hoặc sản xuất tại Việt Nam, Bộ Công thương.

The dearth of a legal document stipulating the standards to determine goods that weremade in Vietnam has resulted in the difficulties for the producers when labelling theirproducts and also adversely affected the rights of the consumers In order to resolve theaforementioned problem, based on the applicable laws on product's origin, the DraftedCircular on how to determine products, goods belong to Vietnam or made in Vietnam(called Drafted Circular henceforth) was released by the Ministry of Industry and Trade forseeking feedbacks for the process of finalization Within the scope of this article, byanalyzing Vietnamese law and referring US law on product’s origin, the writers point outboth the good points and drawback of Drafted Circular's provisions, then proposes changesto Draft’s regulations on applying “Vietnamese product” on the product’s label Thanks tothis article, the reader, in the manner of a law expert as well as a consumer, may thoroughlyunderstand the concept of labelling "made in Vietnam" or "originated in Vietnam" onproducts and goods.

1

Trang 2

Keywords: made in Vietnam, Vietnamese origin label, Drafted Circular on how todetermine products, goods belong to Vietnam or made in Vietnam, Drafted Circular,Ministry of Industry and Trade.

I Đặt vấn đề

Trong thời gian gần đây, các vụ việc về gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hànghoá đã xảy ra khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, tiêu biểu là vụ việc Asanzo1 Có thểthấy rằng, đối với hàng hoá xuất nhập khẩu dán nhãn "Made in Vietnam" thì đã có các điềuước quốc tế và hiệp định song phương điều chỉnh, còn riêng đối với hàng hoá lưu thôngtrong nước, đến thời điểm hiện tại, vẫn hoàn toàn không có các tiêu chí rõ ràng phục vụ chomục đích ghi nhãn xuất xứ Việt Nam Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại khi ghi xuất xứViệt Nam hay sản xuất tại Việt Nam lên sản phẩm của minh vì lo sợ bị tố cáo có hành vi"gian lận thương mại" Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp lại lợi dụng tâm lý yêu nước,ủng hộ hàng Việt của người tiêu dùng để dán nhãn, quảng cáo "sản xuất tại Việt Nam" hay"Made in Vietnam" cho hàng hoá nhập khẩu hay lắp ráp hoàn toàn từ nước ngoài Điều nàykhông chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của người tiêu dùng mà còn mất niềm tin củamột bộ phận người tiêu dùng đối với nền sản xuất trong nước, gây cản trở cho công cuộcvận động "Người Việt dùng hàng Việt".

Bởi các lẽ trên, Bộ Công thương đã công bố bản Dự thảo Thông tư Văn bản này đượcxây dựng nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh nêu trên bằng cách lần đầu tiên đưara các tiêu chí xác định "sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam",ngoài ra còn các quy định liên quan đến các thể hiện, ngôn ngữ thể hiện v.v.

II Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của ViệtNam hoặc sản xuất tại Việt Nam

2.1 Ưu điểm của Dự thảo Thông tư quy định về Quy định về cách xác định sảnphẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam

Xuất xứ hàng hoá là một trong những thông tin bắt buộc phải được ghi trên nhãn củahàng hoá, sản phẩm theo quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đócó Việt Nam Nếu nhìn nhận dưới khía cạnh là một thuật ngữ pháp lý thì thuật ngữ “xuất xứhàng hóa” được định nghĩa và thừa nhận rộng rãi tại các điều ước quốc tế cũng như phápluật Việt Nam Cụ thể, theo Điều 3(b) Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Agreement on Rulesof Origin - Hiệp định ROO) của Tổ chức thương mại thế giới (“WTO”), một nước được xácđịnh là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn toàn sản xuất raở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó, thìnước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng Hay tại phụlục K của Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (được sửa đổi bởi1 Công ty CP Tập đoàn Asanzo (“Công ty Asanzo”) bị tố cáo nhập khẩu tivi và một số mặt hàng khác từ Trung Quốc nhưng lại ghi nhãn hàng hóa “Made in Vietnam” hay sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật” trong một số thông tin quáng cáo Qua kết quả xác minh, điều tra, Bộ Tài Chính xác định Công ty Asanzo có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giả mão nhãn hiệu), lừa dối người tiêu dùng và có hành vi vi phạm về trốn thuế Xem thêm: Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng, báo Tuổi Trẻ, [https://tuoitre.vn/asanzo-co-dau-hieu-gia-mao-xuat-xu-va-lua-doi-nguoi-tieu-dung-20191028100427792.htm] (truy cập lần cuối ngày 15/11/2019)

2

Trang 3

Nghị định thư 1999) thì “nước xuất xứ của hàng hóa” là nước mà tại đó hàng hóa được chếbiến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn đã được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trongbiểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp liên quan đến thươngmại.2

Tại Việt Nam, theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, nước xuấtxứ hàng hoá là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặcnơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp cónhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóađó

Việc ghi xuất xứ đối với hàng hóa nói chung đóng vai trò quan trọng đối 03 (ba) chủ thểsau đây:

(i) Đối với Nhà nước: xuất xứ hàng hóa là yếu tố quan trọng để Nhà nước quyết địnhthực thi cam kết về ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan cũng như các biện pháp hoặccông cụ thương mại, như thuế chống phá giá, thuế đối kháng

(ii) Đối với thương nhân: hàng hóa có xuất xứ là điều kiện thiết yếu để được hưởng ưuđãi trong bối cảnh các Khu vực mậu dịch tự do (“FTA”) được hình thành ngày càng nhiềuvới mong muốn thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế quan đối với nhữngmặt hàng có xuất xứ từ các quốc gia thành viên.

(iii) Đối với người tiêu dùng: một sản phẩm có xuất xứ rõ ràng là cơ sở để người tiêudùng nhận biết, so sánh và lựa chọn mua hàng vì xuất xứ hàng hóa là một trong các tiêu chígiúp người tiêu dùng đánh giá các yếu tố tạo nên ưu điểm của sản phẩm như công nghệ, giácả, mức độ an toàn so với sản phẩm/hàng hóa tương tự.

Điểm đáng chú ý của Dự thảo là việc đưa ra các phương pháp xác định xuất xứ tương tựnhư các phương pháp mà thế giới đang áp dụng, như xuất xứ thuần tuý(WO), hàm lượng giátrị hoá khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa mô tả và mãhàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới Cụ thể, trong dự thảo quy định vềphương pháp xác định xuất xứ dựa trên xuất xứ thuần tuý như sau:

"Điều 8 Hàng hoá có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khithuộc một trong các trường hợp sau:

1 Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.2 Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam.

3 Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.…"

Hoặc phương pháp chuyển đổi mã sản phẩm:

Điều 9 Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy

1 Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Namsẽ được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí thuộc Danh mục Quy tắc cụ thểmặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2 Các tiêu chí nêu tại Phụ lục I được xác định như sau:

2The International Convention on the simplification and harmonization of Customs procedures (as amended), opened for signature 8th May 1974, B-1210 Bruxelles, (Revised Kyoto Convention (entered into force on February 3, 2006)

3

Trang 4

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mãHS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệuđầu vào không có xuất xứ Việt Nam (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu khôngxác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng” (sau đây gọi tắt là VAC): được tính theo côngthức quy định tại khoản 3 Điều này."

Các biện pháp này đã được áp dụng một cách rộng rãi và tồn tại trong một thời gian dàimà không bị thay thế đã phần nào chứng minh tính đúng đắn Việc các biện pháp nêu trênđược áp dụng trong Dự thảo Thông tư quyết định hoàn toàn đúng dắn và hợp lý của BộCông thương.

Một ưu điểm khác của Dự thảo liên quan tới các doanh nghiệp đó chính là không có cácquy định làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hoá có xuấtxứ từ Việt Nam, bởi việc ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóađược thực hiện theo yêu cầu của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá Theo khẳng

định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, "Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cánhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợpvô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ…"3 Điều này giúp giảm bớt sự e ngạicủa các doanh nghiệp khi ghi nhãn hàng hoá hay sản phẩm có xuất xứ hay sản xuất tại ViệtNam.

2.2 Thiếu sót của Dự thảo trong quy định về tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hoácủa việt nam hoặc sản xuất tại Việt Nam

Do Thông tư của Bộ Công Thương vẫn ở trong giai đoạn dự thảo và hoàn thiện nênkhông thể tránh được có những quy định chưa rõ ràng và hợp lý về cách thể hiện hàng hoácủa Việt Nam, các tiêu chí xác định hàng hoá của Việt Nam Theo quan điểm của nhóm tácgiả, các thiếu sót của dự thảo nằm ở khái niệm “hàng hoá của Việt Nam”, “xuất xứ ViệtNam” và “sản xuất tại Việt Nam” Ngoài ra tiêu chí xác định dựa trên hàm lượng giá trị giatăng và các cụm từ được ghi trên nhãn hàng hoá còn có điểm chưa phù hợp Chi tiết cácthiếu sót của dự thảo như sau:

Thứ nhất, Khoản 10 Điều 3 Dự thảo quy định: “Xuất xứ Việt Nam" là hàng hóa của Việt

Nam theo quy định tại Thông tư này.” Quy định này đã đánh đồng hai khái niệm xuất xứ

hàng hoá và nơi sản xuất hàng hoá khi quy định tại Khoản 2 Điều 4, cho phép "tổ chức, cánhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ" bao gồm "sản xuất tại ViệtNam", "chế tạo tại Việt Nam", "chế tác tại Việt Nam"… để thể hiện hàng hóa là hàng hóacủa Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liênquan đến hàng hóa đó Vì có rất nhiều trường hợp nơi sản xuất, chế tạo không phải là nơixuất xứ theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hoá Điều này gây ra nhầm lẫn về nơixuất xứ và nơi sản xuất của hàng hoá cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng

3 Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, trang thông tin điện tử Bộ Công thương Việt Nam,

[https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hoi-thao-xin-y-kien-ve-du-thao-thong-tu-quy-%C4%91inh-ve-cach-2701.html], (truy cập lần cuối ngày 6/9/2019)

4

Trang 5

Hiện nay, quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, nơi sản xuất hoặc chế biến hàng hóađược đánh đồng với nơi xuất xứ hàng hóa Cụ thể, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định vềcách ghi xuất xứ hàng hóa là ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”,“xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm theo tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóađó4 Quy định này vô hình trung tạo ra sự đồng nhất giữa khái niệm “sản xuất tại”, “chế tạotại” (made in) với “xuất xứ” (origin of goods) Cho nên, người tiêu dùng vẫn thường nhầmlẫn nơi xuất xứ của hàng hóa với nơi sản xuất ra hàng hóa Thực tế, có nhiều trường hợp nơisản xuất/chế tạo không phải là nơi xuất xứ hàng hóa.5Bởi vì việc xác định xuất xứ hàng hóa(origin of goods) và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tuân theo các quy tắc xuất xứ ưuđãi, quy tắc xuất xứ không ưu đãi, có sự phân biệt rạch ròi khái niệm “made in” với“origin”.

Tại Hội thảo góp ý về Dự thảo do bộ Công thương tổ chức vào ngày 25/9, nhiều ý kiếncho rằng Dự thảo là bản sao chép của các Nghị định trước đó, trong đó có Nghị định43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá, do đó có thể Dự thảo vẫn chưa khắc phục về điểm bấthợp lý của Nghị định này.6

Thứ hai, về việc xác định hàng hoá của Việt Nam hay sản xuất tại Việt Nam đối với

hàng hoá, sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý dựa chỉ trên tiêu chí “Hàm lượng giá trị giatăng” phải hơn 30% là chưa phù hợp với nhiều ngành sản xuất Vì một số mặt hàng đặc thùnhư dệt may, giày da… tiền gia công nguyên liệu rất lớn đồng thời sử dụng nhiều nhâncông, do đó đạt tỉ lệ 30% là hoàn toàn có thể Trong khi các ngành ít sử dụng nhân công, chiphí nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài lớn, như cơ khí, điện tử thì rất khó để cho doanhnghiệp muốn ghi nhãn sản phẩm của Việt Nam, cho dù công nghệ được áp dụng có thể là

công nghệ của Việt Nam hoặc do người Việt sáng tạo ra "Quá trình toàn cầu hoá đã từngbước xóa nhòa những biên giới sản xuất và lưu thông hàng hóa dịch vụ, thứ đáng giá nhấtđể xác định xuất xứ của một sản phẩm có lẽ là bản quyền sáng chế và giá trị thương hiệu",

đây là nhận định của một chuyên gia (giấu tên) từng có kinh nghiệm tham gia đàm phánnhiều hiệp định đối tác thương mại cùng Bộ Công thương7 Điển hình là như sản phẩmiPhone của hãng Apple, dù được lắp ráp và sử dụng một số nguyên liệu tại Trung Quốc,nhưng người tiêu dùng vẫn nghĩ đến nó như một sản phẩm của nước Mỹ Câu hỏi đặt ra làcó nên xem bản quyền, thương hiệu sở hữu trí tuệ là của người Việt Nam là tiêu chí quantrọng nhất để xác định một hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam hay không? Nhóm tác giảhoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Thứ ba, theo quy định của Uỷ ban thương mại Hoa Kỳ, nếu sản phẩm không đủ tiêu

chuẩn để dán nhãn “sản xuất tại Hoa Kỳ” (made in USA) nhưng được lắp ráp tại Mỹ, haythành phần nguyên liệu có một phần xuất xứ từ Mỹ, hay được thiết kế bởi công ty ở Mỹ, thìvẫn có thể ghi thêm các cụm từ như “Made in USA từ linh kiện nhập khẩu” (Made in U.S.from Imported Parts), “đóng gói ở ” (Packaged in), “thiết kế bởi ” (Designed by) hay “lắp4 Khoản 2 Điều 15 Nghị định

5Nguyễn Tuấn Vũ (2017), "Pháp luật về xuất xứ hàng hóa", Đại học luật TP.HCM, tr.5

6Tranh cãi về loại văn bản ‘made in Vietnam’, Báo pháp luật, made-in-vietnam-860356.html], (truy cập lần cuối ngày 6/11/2019)

[https://plo.vn/kinh-te/quan-ly/tranh-cai-ve-loai-van-ban-7 Loay hoay tranh cãi "Made in Vietnam": Thôi thì “Made in the world”!", báo Viettimes, hoay-tranh-cai-made-in-vietnam-thoi-thi-made-in-the-world-361397.html], (truy cập lần cuối ngày 5/11/2019)

[https://viettimes.vn/loay-5

Trang 6

ráp ở ” (Assembled in) v.v8 Ví dụ như sản phẩm iPad pro 2017 của hãng Apple có dòngchữ "Designed by Apple in California Assembled in China" (Do Apple thiết kế tạiCalifornia và lắp ráp ở Trung Quốc) Điều này giúp doanh nghiệp sản xuất thể hiện được sựtrung thực trong kinh doanh, tránh các cáo buộc về gian lận nhãn hàng hoá không đáng có,đồng thời cung cấp thêm các thông tin liên quan cho người tiêu dùng.

Dự thảo hiện nay mới chỉ quy định cho phép các sản phẩm, hàng hoá đạt đủ tiêu chuẩnxác định hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam hay sản xuất tại Việt Nam ghi nhãn thể hiện làhàng hóa của Việt Nam

Thứ tư, trường hợp sản phẩm, hàng hoá không đạt tiêu chuẩn nêu trên thì Dự thảo vẫn

chưa quy định Về vấn đề này, đại diện Bộ Công thương đã trả lời: “Đối với doanh nghiệpnhập khẩu đầu vào từ nhiều nước khác nhau, sản phẩm cuối cùng lại không đủ điều kiện đểthể hiện là hàng hóa của Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ thể hiện xuất xứ theo quy định Nghịđịnh số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa Điều này có nghĩa doanh nghiệp tự xácđịnh và tự chịu trách nhiệm, miễn là đừng ghi xuất xứ Việt Nam.”9 Câu trả lời này là chưahoàn toàn thuyết phục, xét đến bối cảnh toàn cầu hoá và Việt Nam đã mở cửa sâu rộng đểhòa nhập vào thị trường thế giới, thì hàng hoá có mức hàm lượng giá trị gia tăng dưới mức30% sẽ xuất hiện rất nhiều Do đó cần giải quyết vấn đề một cách tổng thể, quy định xuất xứđược ghi cho các sản phẩm này, thay vì chỉ tập trung vào hàng hoá đủ tiêu chuẩn để ghinhãn

III Những kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của Dự thảo

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những điểm còn hạn chế của Dự thảo của Bộ Côngthương đã nêu, nhóm tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định củaDự thảo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bộ Công thương cần bổ sung định nghĩa thế nào là “hàng hoá Việt Nam” hay

“hàng hoá của Việt Nam” tại Điều 3 về Giải thích từ ngữ của Dự thảo

Hơn nữa, theo quan điểm của nhóm tác giả, nên xem xét việc có nên tiếp tục sử dụng từ"hàng hoá Việt Nam" hay "hàng hoá của Việt Nam" Do khái niệm “hàng hoá Việt Nam”hay “hàng hoá của Việt Nam” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo Cục xuất nhậpkhẩu, khái niệm "hàng hóa Việt Nam" có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như:hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tếquốc tế; hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam; hoặc hàng hóa có thương hiệucủa Việt Nam Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn, Cục xuất nhậpkhẩu cho biết10 Thay vào đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, Bộ Công thương nên đưa rađịnh nghĩa "hàng hoá có xuất xứ Việt Nam" dựa trên định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghịđịnh 31/2018/NĐ-CP.

Thứ hai, về vấn đề hàm lượng giá trị gia tăng để xác định hàng hoá có xuất xứ không

thuần tuý là của Việt Nam, Dự thảo nên phân loại tỉ lệ phần trăm theo nhóm sản phẩm, ví dụ8(US) Federal Trade Commission (1998),"Complying with the Made in USA standard", tr.9-11

9Tiêu chí nào xác định “hàng hoá của Việt Nam”, báo Chính Phủ, dinh-hang-hoa-cua-Viet-Nam/372942.vgp] (truy cập lần cuối ngày 6/11/2019)

[http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Tieu-chi-nao-xac-10Hiểu về hàng hóa 'Made in Vietnam' và 'xuất xứ Việt Nam', báo Vietnambiz, made-in-vietnam-va-xuat-xu-viet-nam-20190624161029435.htm], (truy cập lần cuối ngày 6/11/2019)

[https://vietnambiz.vn/hieu-ve-hang-hoa-6

Trang 7

sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử, sản phẩm thô sơ, sản phẩm truyền thống Trong từngsản phẩm phải quy định những bộ phận chính do doanh nghiệp Việt sản xuất thì mới đượcdán nhãn hàng hoá của Việt Nam.

Ngoài ra, đối với những hàng hoá, sản phẩm mà quá trình sản xuất sử dụng công nghệhay sáng chế được tạo ra bởi cá nhân, tổ chức Việt Nam thì nên được xem là hàng hoá, sảnphẩm của Việt Nam, bất kể nguyên liệu hoàn toàn nhập khẩu.

Thứ ba, Bộ công thương nên chỉnh sửa điều khoản về cách thể hiện nhãn hàng hoá, cho

phép doanh nghiệp có hàng hoá, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để dán nhãn hàng hoá cóxuất xứ từ Việt Nam hay sản xuất tại Việt Nam theo quy định của Dự thảo, được phép ghithêm các cụm từ khác như “sản xuất tại Việt Nam từ linh kiện nhập khẩu”, “đóng gói tạiViệt Nam” hay “thiết kế bởi Việt Nam” bên cạnh nơi sản xuất, xuất xứ chính Để đảm bảotính chính xác và minh bạch, Dự thảo nên chỉ cho phép việc ghi nhận nêu trên trong trườnghợp sản phẩm, hàng hoá có những công đoạn hay bộ phận được thực hiện, thiết kế, đónggói… ở Việt Nam hay bởi tổ chức, cá nhân Việt Nam

Thứ tư, Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, quan trọng hoặc theo quy định của các

Công ước quốc tế, Hiệp định thương mại… mà Việt Nam là thành viên yêu cầu thì cần phảiquy định tổ sản phẩm, hàng hoá của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến phải dán nhãn hànghoá của Việt Nam trước khi được lưu thông trên thị trường Việt Nam Vấn đề này cần thêmsự góp ý của các doanh nghiệp, chuyên gia từ mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội.

Có thể lấy ví dụ từ pháp luật Hoa Kỳ khi quy định các mặt hàng quần áo và các sản phẩmgia dụng làm từ sợi dệt và bông đều phải được dán nhãn “Sản xuất tại Hoa Kỳ” nếu sảnphẩm cuối được sản xuất tại Hoa Kỳ và làm từ vải sản xuất tại Hoa Kỳ, bất kể xuất xứ củacác nguyên liệu tạo nên trước đó (như sợi vải tự nhiên hay nhân tạo) Ngoài ra, nhằm phụcvụ cho Hiệp định thương mại ô tô giữa Mỹ và Canada, pháp luật Hoa Kỳ qui định đối vớisản phẩm ô tô được sản xuất kể từ ngày 1/8/1994 thì phải cung cấp thông tin nơi lắp ráp,phần trăm vật liệu có xuất xứ từ Mỹ hoặc Canada, và xuất xứ của động cơ và hộp số.11

IV Kết luận:

Nhãn hàng hoá là yếu tố không thể thiếu đối với đa số các sản phẩm, có ảnh hưởng đếnhầu hết các lĩnh vực và các chủ thể như nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng khitham gia vào quan hệ pháp luật thương mại Việc thiếu vắng đi một quy định pháp luật xácđịnh các tiêu chí để xác định hàng hoá, sản xuất có xuất xứ Việt Nam hay sản xuất tại ViệtNam đã gây ra nhiều khó khăn không chỉ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, quản lýnhà nước mà còn niềm tin của người tiêu dùng Dự thảo Thông tư về quy định cách xác địnhsản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, củaBộ Công thương, đã lần đầu bổ sung những tiêu chỉ trên, góp phần giải đáp các thắc mắccho doanh nghiệp, tuy còn thiếu sót, cần sự đóng góp của người dân lẫn các chuyên gia.Trên đây là quan điểm của nhóm tác giả dưới góc nhìn của sinh viên Luật nhằm hoàn thiệnDự thảo thông tư này.

11Complying with the Made in USA Standard, trang thông tin điện tử của Uỷ ban thương mại Hoa Kỳ,

[https://www.ftc.gov/tips-advice/business-center/guidance/complying-made-usa-standard], (truy cập lần cuối ngày 6/11/2019)

7

Trang 8

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Tuấn Vũ (2017), "Pháp luật về xuất xứ hàng hóa: Luận văn thạc sĩ", Đại họcluật TP.HCM, TP.HCM

2 Huỳnh Thị Ngọc Vi (2008), "Xuất xứ hàng hóa pháp luật và thực tiễn áp dụng: Luậnvăn thạc sĩ", Đại học Luật TP.HCM, TP.HCM

3 Bảo Linh (2019), "Các nước quy định về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa như thế nào",Tạp chí Công Thương (07)

4 Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), "Ngăn chặn gian lận thương mại quốc tế sử dụng giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa", tạp chí Quản lý nhà nước (255)

5 Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hoá và dịch vụ – Trường ĐH LuậtTP.HCM, NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, 2017

6 Loay hoay tranh cãi "Made in Vietnam": Thôi thì “Made in the world”!", báoViettimes, [https://viettimes.vn/loay-hoay-tranh-cai-made-in-vietnam-thoi-thi-made-in-the-world-361397.html], (truy cập lần cuối ngày 5/11/2019)

8

Ngày đăng: 06/12/2022, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w