KHÁI QUÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
Lịch sử Công tác xã hội trong bệnh viện
_Theo Gail Auslander, Công tác xã hội trong y tế bắt đầu ở Anh cùng với sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện sau đó đến Hoa Kỳ ngay từ cuối thế kỷ XVII _Đến giữa thế kỷ XX, Công tác xã hội đã trở thành 1 ngành học được đào tạo chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới.
_Ở Mỹ, Công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng Công tác xã hội.
_Ở Châu Á, hoạt động Công tác xã hội được công nhân đầu tiên tại Trung Quốc là hoạt động xã hội về y tế tại khoa Công tác xã hội bệnh viện tại Bắc Kinh thành lập năm 1921 bởi 1 nhân viên làm Công tác xã hội Hoa Kỳ.
_Ngày 25/3/2010 ban hành QĐ số 32/20010/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020’
Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi chính thức được công nhận _Công tác xã hội trong y tế được hình thành ngay sau đó thông qua QĐ số
2514/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 15/7/2011 về việc phê duyệt đề án “Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020”
_Ngày 26/11/2015 Bộ Y tế ban hành thông tư số 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của bệnh viện _Ngày 15/9/2016 Thủ tướng Chính phủ ký QĐ số 1791/QĐ-TTg về việc quyết định lấy ngày 25/3 hàng năm là ngày Công tác xã hội Việt Nam
Công tác xã hội trong bệnh viện ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng.
3 Bệnh viện Nhi Trung ương: a Lịch sử hình thành
_Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập ngày 14/7/1969
_Là Bệnh viện Nhi khoa đầu ngành _Số nhân viên: 2000
_Bệnh nhân nội trú/ngày: 1600 – 1800
_Bệnh nhân ngoại trú/ngày: 3800 – 4500 b Cơ cấu tổ chức:
1 viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em
25 khoa lâm sàng 10 khoa cận lâm sàng
4 Phòng Công tác xã hội: a Lịch sử hình thành:
_Ngày 28/9/2008: Thành lập Tổ Công tác xã hội, thuộc phòng CĐT-ĐT-NCKH _Ngày 1/5/2011: Phòng Công tác xã hội chính thức được thành lập
_Là đầu mối các hoạt động Công tác xã hội của bệnh viện. b Cơ cấu tổ chức:
_Th.S Trịnh Ngọc Hải - Phó Giám đốc BV phụ trách trực tiếp phòng _Phòng CTXH nằm trong hệ thống Phòng ban chức năng
_Mạng lưới CTXH được thiết lập chặt chẽ tại tất cả các khoa phòng trong bệnh viện
Tổ quan hệ công chúng và hỗ trợ CĐ
Tổ hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế
_1 Th.S CTXH_1 CN CTXH_1 CN Ngoại ngữ
Mục tiêu và chức năng của phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Nhi Trung ương
_Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế
_Quan hệ công chúng và hỗ trợ cộng đồng _Đào tạo và huấn luyện
Các đối tượng xã hội được chăm sóc
_Bệnh nhi và người nhà bệnh nhi tại bệnh viện.
_Toàn bộ nhân viên y tế ở bệnh viện.
Các hoạt động và dịch vụ chăm sóc
1 Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế: a Hỗ trợ người bệnh và gia đình người bệnh
_Thăm hỏi bệnh nhân và người nhà, nắm bắt thông tin, xác định mức độ khó khăn, lập phương án hỗ trợ và tổ chức thực hiện.
_Hỗ trợ cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, trẻ bị bỏ rơi,…
_Tham gia các buổi hội chẩn bệnh nhi ghép tạng và những trường hợp bệnh nhân đặc biệt.
_Vận động hỗ trợ kinh phí chữa bệnh, chi phí chăm sóc sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn: bữa ăn, bỉm, sữa, quần áo, đồ dùng sinh hoạt,…
_Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh: bảo hiểm y tế, tài trợ xã hội,…
_Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh Hỗ trợ thủ tục chuyển viện, xuất viện, mai tang trẻ bị bỏ rơi,…
_Đảm bảo 100% các bệnh nhân khó khăn điều trị tại bệnh viện được hỗ trợ bữa ăn hàng ngày: cơm & cháo Trung bignh mỗi năm bệnh viện vận động được gần 300.000 suất ăn.
Tổng hợp kinh phí đã được hỗ trợ từ 10/2008 – Quý I/2019
_Vận động các phòng chơi nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí Mỗi phòng chơi được thiết kế khác nhau.
_Vận động và tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo
_Vận động các nhóm máu hiếm hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân b Hỗ trợ nhân viên y tế
_Tham gia các buổi giao lưu giữa gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế giúp thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác khám và điều trị
_Tham gia các cuộc họp gia đình bênh nhân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của gia đình bệnh nhân.
_Động viên chia sẻ với nhân viên y tế khi có những vướng mắc với gia đình bệnh nhân.
_Phối hợp đoàn chuyên gia của Pháp triển khai dự án” Chú Hề bác sĩ” nhằm mang lại tiếng cười, xua tan nỗi đá đớn về bệnh tật của bệnh nhân cũng như giảm nớt gánh nặng về tinh thần cho nhân viên y tế.
_Vận động các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh.
_ Xây dựng và tổ chức kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh
_ Phối hợp tổ chức các CLB về chuyên khoa như: CLB ly thượng bì bọng nước, CLB Đái tháo đường, Wilson,…
_ Tổ chức các hoạt động chiếu phim, sinh hoạt kể chuyện , nghe nhạc, vẽ tranh, sinh nhật hàng tháng,… nhằm phục vụ đời sống tinh thần của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
_Tổ chức các hoạt động: dạy học, vẽ tranh, kể chuyện ngay tại giường bệnh dành cho các bệnh nhân không thể tham gia lớp học hy vọng, hay phòng chơi _Tổ chức Lớp học hy vọng dành cho bệnh nhi trên 6 tuổi
_Tổ chức thường niên các chương trình cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong các dịp lễ, Tết thiếu nhi, Tết trung thu, giáng sinh, Tế dương lịch, Tết cổ truyền,…
_Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện:”Ngày hội hoa hướng dương”,
“Cuộc chạy vì trẻ em”, tổ chức hàng năm gây quỹ ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh ung thư
4 Quan hệ công chúng và hỗ trợ cộng đồng
_Phối hợp Tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, các quỹ thiện nguyện
_Phối hợp cùng CĐ bệnh viện, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ e vừng sâu vùng xa, vùng thiên tai bão lũ.
_Kết nối những trường hợp bệnh nhân khó khăn với cộng đồng
_Kết nối các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo từ cộng đồng tới điều trị tại bệnh viện.
_Phối hộ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về
CTXH _Đào tạo và hướng dẫn cán bộ CTXH tuyến dưới
_Đào tạo và huấn luyện các sinh viên CTXH tới thực tập tại bệnh viện:
CTXH cá nhân, CTXH nhóm, các kỹ năng mềm,…
_Lãnh đạo phòng thường xuyên được mời đi chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động CTXH nói chung và hoạt động đào tạo thực hành trong lixng vực CTXH nói riêng.
_Được mời tham gia giảng dạy các chuyên đề CTXH trong bệnh viện
_Được mời tham dự ban cố vấn đề tài khoa học lĩnh vực CTXH bệnh viện.
Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng
Cải thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân, gia đình nạn nhân với nhân viên y tế, cơ sở y tế
Bệnh nhân, gia đình nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ giúp giải tỏa áp lực tâm lý -> nâng cao hiệu quả điều trị
SỰ HÀI LÒNGCỦA NGƯỜIBỆNH
_Là người vận động nguồn lực: Vận động các nguồn lực từ BV và Công đồng để hỗ trợ các BN và gia đình BN, NVYT Ví dụ: chi phí chữa bệnh, tinh hoạt cho BN có hoàn cảnh khó khăn, chi phí tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ giúp BN và người nhà BN cải thiện đời sống tinh thần, vận động các phòng chơi, lớp học cho BN.
_Là người kết nối các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, các nhà hảo tâm tới trợ giúp.
_Là người giáo dục: cung cấp kiến thức kỹ năng về CTXH trong BV để các
BV tham quan học tập đồng thời đào tạo thực hành cho các sinh viên chuyên ngành CTXH.
_Là người tư vấn: Tư vấn, cung cấp thông tin cho BN, người nhà BN, làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp họ có được những dịch vụ tốt hơn.
_Vai trò là người tham vấn:
Tham gia tham vấn giúp các gia đình có con không may tử vong vượt qua khủng hoảng, giải quyết các khiếu nại, giải quyết những căng thẳng xung đột giữa gia đình Bn và NVYT
_Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng:
Hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các huyện nghèo
_Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: Chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị bạo hành
_Vai trò là người quản lý hành chính: NV CTXH thực hiện những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho BN, người nhà BN và cộng đồng Thực hiện công tác đánh giá và báo cáo về sự thực hiện Công việc, chất lượng dịch vụ.
Một số quy trình
Quy trình hỗ trợ bệnh nhân
_Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề
_Bước 2: Đánh giá và lên kế hoạch giúp đỡ
_Bước 3: Thực hiện kế hoạch
_Bước 4: Lượng giá và kết thúc (Ghi chép quản lý ca)
_Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhi cần đảm bảo quy tắc ứng xử cũng như phẩm chất đạo đức của nhân viên CTXH
_Sử dụng linh hoạt các công cụ cũng như các kỹ năng CTXH cho từng đối tượng cụ thể
_Nguồn kinh phí bệnh nhi được hỗ trợ nộp vào tiền viện phí để bệnh nhi tránh sử dụng sai mục đích
_Đây là khâu quan trọng Thông tin khi được tổng hợp để gửi đến nhà tài trợ phải tuyệt đối chuẩn xác.
Quy trình tiếp nhận tài trợ
_Bước 1: Tiếp nhận và phân loại hình thức tài trợ
_Bước 2: Lên kế hoạch và hỗ trợ tùy theo hình thức tài trợ
_Bước 3: Ghi nhận và tri ân các nhà tài trợ
_Bước 4: Lượng giá và kế thúc
_Bước 1: Kiểm tra đầu vào đánh gia trình độ SV
_Bước 2: Lên kế hoạch thực tập căn cứ theo thời gian và mục tiêu thực tập của SV _Bước 3: Giảng 1 số lý thuyết CTXH trong BV
Hướng dẫn, làm mẫu 1 số kỹ năng và các hoạt động cơ bản
_Bước 4: Giám sát sinh viên thực hành
Lượng giá rút kinh nghiệm theo ngày
Quy trình tiếp nhận tài trợ
_Nhân viên CTXH đóng vai trò là người kết nối các nguồn lực _Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
_Tư vấn để các nhà hảo tâm hỗ trợ hợp lý, đúng người
_Đảm bảo không có sự thiên vị
Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở
_Môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, sát khuẩn _Môi trường làm việc trẻ, năng động
_Trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp
_Là cơ sở có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển Công tác xã hội.
BÁO CÁO NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC
Hoạt động thăm hỏi, thu thập thông tin, hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn (thực hành quan sát ca)
hoàn cảnh khó khăn (thực hành quan sát ca)
I Ca quan sát số 1: Thân chủ là gia đình người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn đang có con nằm điều trị ở bệnh viện Gia đình được khoa điều trị gửi giấy giới thiệu yêu cầu hỗ trợ xuống phòng CTXH Nhân viên CTXH tại bệnh viện đã lên phòng bệnh thăm hỏi và thu thập thông tin.
1 Vấn đề của thân chủ là gì ?
Gia đình thân chủ là người dân tộc thiểu số, có con nhỏ đang bị bệnh năng đang điều trị tại bệnh viện Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền chi trả viện phí, gia đình chỉ có bố của bệnh nhân là biết tiếng Kinh.
2 Nhưng điểm nhân viên CTXH đã làm tốt a Về kỹ năng
_Kỹ năng lắng nghe tốt
_Thực hiện kỹ năng đặt câu hỏi mở để thu thập thông tin của thân chủ _Kỹ năng thấu cảm, hiểu rõ hoàn cảnh thân chủ
_Kỹ năng quan sát để xác thực thông tin
_Thực hiện đầy đủ các quy trình: chào hỏi bắt đầu câu chuyện, giới thiệu, bảo mật thông tin, cung cấp thông tin, hướng dẫn các quy trình hỗ trợ, thông tin liên lạc,… c Về kiến thức
_Có kiến thức chuyên môn sâu
_Có thái độ tôn trọng thân chủ, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
3 Những điểm nhân viên CTXH làm chưa tốt
_Chưa đủ kiên nhẫn, có thái độ không được thoải mái khi gia đình thân chủ gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Kinh
_Chưa nói trực tiếp với thân chủ về nguyên tắc bảo mật thông tin ngay đầu cuộc nói chuyện
II.Ca quan sát số 2: Gia đình anh Nguyễn Văn A là người dân tộc thiểu số có con nhỏ bị bệnh quá nặng và bệnh viện không thể chữa trị nên đã yếu cầu xuất viện Không đủ tiền bắt xe về quê nên anh A đã xuống gặp trực tiếp phòng Công tác xã hội để xin trợ giúp Nhân viên Công tác xã hội đã liên lạc với khoa điều trị để cùng giải quyết vấn đề cho thân chủ Ngay buổi chiều hôm đó nhà tài trợ đã tài trợ cho gia đình a A 1 chuyến xe cứu thương chở về tận nhà và 3 triệu đồng hỗ trợ gia đình chăm sóc cho con nhỏ.
1 Vấn đề của thân chủ là gì ?
Thân chủ có con bị bệnh quá nặng không thể chữa trị Bệnh viện không còn đủ xe cứu thương để đưa về Gia đình là người dân tộc thiểu số, đã dồn hết tiền và đi vay mượn để chi trả viện phí, thuốc men cho con nên không còn tiền về quê.
Anh A có gặp 1 tài xế ngoài cổng bệnh viện và tài xế yêu cầu 2 triệu để đưa gia đình anh về, nhưng a không còn tiền.
Do chỉ biết 1 chút tiếng Kinh nên khi trình bày hoàn cảnh với khoa điều trị làm cho khoa điều trị hiểm nhầm rằng anh đã có xe đưa về, dẫn đến khoa điều trị đã không gửi giấy giới thiệu hỗ trợ xuống phòng CTXH.
Khi được mọi người xung quanh giới thiệu anh đã xuống trực tiếp trình bày hoàn cảnh với phòng Công tác xã hội tại bệnh viện xin trợ giúp.
2 Những điểm nhân viên CTXH đã làm tốt a Về kỹ năng
_Khi tiếp nhận thân chủ, nhân viên CTXH có kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, phản hồi tốt với thân chủ, nhanh chóng nắm bắt xác định vấn đề thân chủ gặp phải
_Kỹ năng đặt câu hỏi để thân chủ nói ra những cảm xúc, vấn đề gặp phải
_Kỹ năng giao tiếp tốt, tôn trọng thân chủ
Khả năng vận động nguồn lực linh hoạt, nhanh chóng.
_Khả năng ứng biến, hỗ trợ tốt trong mọi trường hợp cấp bách (1 đặc thù của CTXH trong bệnh viện ) b Về quy trình
_Thực hiện đầy đủ các quy trình: chào hỏi bắt đầu câu chuyện, giới thiệu, bảo mật thông tin, cung cấp thông tin, hướng dẫn các quy trình hỗ trợ, thông tin liên lạc,…
_Thực hiện hỗ trợ ngay
_Liên lạc cung cấp thông tin cho nhà tài trợ
_Đưa nhà tài trợ đến gặp gia đình bệnh nhân tại phòng
CTXH _Tiến hành trao tiền hỗ trợ và chở bệnh nhân về nhà c Về kiến thức
_Có kiến thức chuyên môn sâu
_Có thái độ tôn trọng, cảm thông với hoàn cảnh thân chủ
3 Những thuận lợi và khó khăn a Thuận lợi:
_Được trực tiếp quan sát cách làm việc và quy trình làm làm việc của các nhân viên CTXH đang làm tại bệnh viện.
_Được trực tiếp tiếp xúc, hỗ trợ cho các cán bộ xã hội trong các hoạt động
_Được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng Công tác xã hội bệnh viện Nhi Trung ương b Khó khăn:
_Thời gian thực tập không được đảm bảo do dịch Covid-
19 _Về chuyên môn còn thiếu nhiều kinh nghiệm
Hoạt động phát quà từ thiện của các nhà tài trợ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương
nhân có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương
Hàng tuần tại bệnh viện Nhi Trung ương sẽ có những nhà tài trợ, những nhà hảo tâm đến tài trợ những suất cơm, suất cháo miễn phí cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện (khoảng 100-200 suất/ngày, vào thứ 2 và thứ 4 hàng tuần)
Tùy vào yêu cầu của nhà tài trợ, nhân viên Công tác xã hội sẽ phát đến tay các bệnh nhi và người nhà bệnh nhi theo các cách khác nhau (gọi điện người nhà bệnh nhi xuống nhận tại phòng hoặc nhân viên xã hội sẽ đến các phòng bệnh trao tận tay cho các bệnh nhân)
_Gọi điện cho người nhà bệnh nhi xuống phòng CTXH nhận quà, phiếu ăn hoặc nhân viên xã hội sẽ lên tận phòng các bệnh nhân để trao tận tay theo danh sách gia đình bệnh nhi khó khăn đã có.
_Hẹn người nhà bệnh nhi đến giờ xuống căng tin nhận các suất cơm, cháo miễn phí
_Nhân viên xã hội cùng nhà tài trợ xuống căng tin trước giờ hẹn người nhà bệnh nhi để chuẩn bị đóng hộp cháo, cơm để phát cho người nhà bệnh nhi
3 Bài học có được qua hoạt động a Nhưng điểm đã làm tốt _Về kỹ năng:
+ Học được kỹ năng giao tiếp với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi + Kỹ năng ứng xử khi làm việc với người nhà bệnh nhi
+ Học hỏi thêm kỹ năng làm việc chuyên nghiệp với nhà tài trợ _Về quy trình:
+ Học hỏi được quy trình tiếp nhận, hỗ trợ bệnh nhận
Nhân viên xã hội tiếp nhận đơn giới thiệu, xin hỗ trợ cho bệnh nhân của khoa điều trị
Nhân viên xã hội trực tiếp lên thăm hỏi, thu thập thông tin của bệnh nhân
Thêm bệnh nhân vào danh sách nhận hỗ trợ
Lên kế hoạch hỗ trợ tùy vào nhu cầu của bệnh nhân
Thực hiện kế hoạch hỗ trợ
Phát quà từ thiện cho bệnh nhân
Chụp ảnh gửi lại cho nhà tài trợ
+Học được các kiến thức về vai trò kết nối giữa nhân viên Công tác xã hội với các nhà tài trợ, các mạnh thường quân để hỗ trợ cho gia đình bệnh nhi.
+Nhận thấy tại bệnh viện có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt là những người dân tộc thiểu số Họ không chỉ thiếu thốn về kinh tế mà còn về văn hóa ví dụ như: có rất nhiều người không biết tiếng Kinh, không biết chữ, có những người không quen rửa tay bằng nước máy mà nhổ nước bọt ra tay để rửa tay,… b Những điểm làm chưa tốt
_Chưa tận dụng được cơ hội được thực hành làm việc trực tiếp với nhà tài trợ theo đúng vai trò kết nối, mới chỉ làm việc với nhà tài trợ với vai trò hỗ trợ hoạt động.
_Còn chưa nhanh nhạy và thiếu kinh nghiệm trong các tình huống làm việc với gia đình bệnh nhân và nhà tài trợ.
4 Những thuận lợi và khó khăn a Thuận lợi:
_Được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình từ các anh chị cán bộ xã hội đang công tác tại bệnh viện
_Được tạo điều kiện được thực hành tiếp xúc, làm việc với gia đình bệnh nhi và nhà tài trợ
_Được rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong công sở cũng như giao tiếp với thân chủ b Khó khăn:
_Do dịch covid 19 nên việc tiếp xúc với gia đình bệnh nhi và thời gian thực tập không được đảm bảo
Hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho các bệnh nhi tại “lớp học Hy Vọng” – bệnh viện Nhi Trung ương
Vọng” – bệnh viện Nhi Trung ương
Lớp học Hy Vọng của bệnh viện Nhi Trung ương do phòng Công tác xã hội của bệnh viện quản lý Lớp học dành cho tất cả các bệnh nhi từ 6 tuổi trở lên đang chữa trị tại bệnh viện (đa số là các bệnh nhi chạy thận hoặc ung thư).
Hàng ngày tại lớp sẽ có các tình nguyện viên hoặc các sinh viên thực tập đến và chơi với các em, trợ giúp các em về tâm lý cũng như các vấn đề mà các em gặp phải trong thời gian điều trị bệnh.
_Lên lớp chơi với các em rồi tiến hành quan sát
_Thực hành hỗ trợ các bệnh nhi tại lớp học Hy Vọng
3 Bài học có được qua hoạt động a Những điểm đã làm tốt _Về kỹ năng:
+Học được kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tiếp cận, thu thập thông tin từ thân chủ trong quá trình quan sát
+Học hỏi biết thêm về kỹ năng đặt câu hỏi mở để thu thập thông tin thân chủ trong quá trình quan sát cán bộ xã hội làm việc.
+Học hỏi được kỹ năng giao tiếp với người nhà bệnh nhân qua quá trình tiếp xúc tại lớp học.
+Thực hiện đúng quy trình tiếp cận thân chủ như yêu cầu mà kiểm huấn viên đề ra
+Hiểu biết thêm về cuộc sống gia đình của các bệnh nhi đang chữa trị tại bệnh viện
+Hiểu biết thêm về cảm xúc, tâm lý dẫn đến các hành vi của những đứa trẻ đang gồng mình chống trọi lại bệnh tật tại bệnh viện, nhất là những bệnh nhi đang điều trị ung thư bằng hóa chất gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về tâm lý, hành vi Ví dụ khi nhân viên xã hội chơi xếp gỗ với bệnh nhi:
Sinh viên thực tập: “Trước khi chơi con muốn có phần thưởng nào khi thắng hay hình phạt nào khi chơi nào ?”
Bệnh nhi: “Con chỉ muốn chơi cho vui thôi, con không muốn 1 hình phạt nào thêm nữa cả, 1 ngày con bị tiêm bao nhiêu lần là quá đủ rồi”
+Học và ứng dụng được về nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ cũng như phát huy điểm mạnh, sáng tạo của thân chủ Ví dụ như:
Khi thân chủ hỏi “Chú ơi, con ngựa này tô màu nào ?” khi đang vẽ tranh
Nhân viên xã hội: “Con có thể tô bất cứ màu nào con muốn” b Những điểm chưa tốt:
_Chưa vận dụng được hết những kiến thức đã được học
_Vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhi
_Thiếu kinh nghiệm làm việc trong trường hợp thân chủ không hợp tác _Chưa kịp áp dụng phương pháp CTXH khi làm việc tiếp xúc với thân chủ
4 Những thuận lợi và khó khăn a Thuận lợi:
_Được sự trỉ bảo nhiệt tình của chị kiểm huấn viên cũng như các bạn sinh viên khác đang thực tập trước đó tại viện.
_Được tạo điều kiện quan sát nhân viên xã hội làm việc với thân chủ _Được trực tiếp thực hành tiếp xúc hỗ trợ cho các bệnh nhi tại viện _Học được thêm nhiều về các kỹ năng CTXH cá nhân b Khó khăn:
_Do dịch Covid-19 nên thời gian thực tập cũng như tiếp xúc với thân chủ bị ảnh hưởng (chưa kịp nhận thân chủ)
_Khó khăn khi vận động trẻ tham gia các hoạt động CTXH nhóm
_Vì trẻ chỉ ở viện điều trị trong thời gian nhất định để điều trị nên có những trường hợp chưa kịp trợ giúp hoặc đang trợ giúp dở thì trẻ ra viện
_Thiếu kinh nghiệm nên còn khó khăn khi làm việc với trẻ mà có sự giám sát chứng kiến của bố mẹ trẻ.
Hoạt động hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho nhân viên y tế tại bệnh viện
1 Nội dung hoạt động a Hoạt động 1:
Phòng Công tác xã hội – bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận gần 500kg dưa hấu từ nhà tài trợ để phát quà hỗ trợ cho toàn thể nhân viên của bệnh viện Toàn bộ số dưa hấu được mua để ủng hộ, giải cứu cho những người nông dân Cứ 2 nhân viên của bệnh viện sẽ được 1 quả dưa. b Hoạt động 2:
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp, phòng Công tác xã hội đã kết nối, và tiếp nhận 1 số lượng lớn sữa và bánh từ nhà tài trợ để trao tặng cho toàn bộ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại viện và toàn bộ nhân viên y tế tại bệnh viện. c Hoạt động 3:
Trong thời kì dịch bệnh, phòng Công tác xã hội đã kết nối và tiếp nhận khoảng 1000 chiếc khẩu trang vảo tiệt trùng và 2000 chai nước nước rửa tay khô từ 1 trong số các mạnh thường quân quen thuộc Trao tận tay đến các bác sĩ, nhân viên y tế tại bệnh viện, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
_Nhà tài trợ liên hệ trực tiếp tới phòng Công tác xã hội – bệnh viện
_Cán bộ xã hội sẽ xác nhận thông tin về loại quà tài trợ, hạn sử dụng, đối tượng được tài trợ,…
_Hẹn lịch tiếp nhận quà tài trợ _Kiểm tra mặt hàng
_Viết thư cảm ơn, và 1 số hình ảnh khi trao quà.
3 Bài học có được qua hoạt động a Những điểm đã làm tốt _Về kỹ năng
+ Kỹ năng quan sát, học được cách thức làm việc giữa các cán bộ xã hội với nhà tài trợ
+Học hỏi về quy trình kết nối tới các nhà tài trợ, quy trình tiếp nhận quà tài trợ và khi trao quà.
+Hiểu rõ hơn về vai trò kết nối của nhân viên Công tác xã hội với nguồn tài trợ và các đối tượng trợ giúp. b Những điểm làm chưa tốt
_Chưa học hỏi được kỹ năng giao tiếp, cách thức xin tài trợ ở phòng Công tác xã hội.
4 Những thuận lợi và khó khăn a Thuận lợi
_Có cơ hội được làm việc trực tiếp tại phòng Công tác xã hội, được quan sát cách mọi người làm việc.
_Được cùng tham gia vào các hoạt động của phòng
_Được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình từ các anh, chị nhân viên Công tác xã hội tại phòng.
_Có 1 chút kinh nghiệm khi đã từng tham gia các hoạt động từ thiện tại khoa. b Khó khăn _Thời gian không được đảm bảo vì phải nghỉ do dịch Covid-19 _Vì là sinh viên thực tập nên chỉ được quan sát và tham gia với vai trò là phụ giúp
_Chưa có nhiều kinh nghiệm
Bài tập thực hành tại cơ sở
Câu 1: Nghiên cứu mô hình CTXH trong bệnh viện của 1 số quốc gia phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của mô hình CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung ương?
Câu 2: Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức của NVYT và GĐ người bệnh về vai trò của CTXH trong bệnh viện.
1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
_Ở Việt Nam hiện nay, nghề Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành chưa phát triển đúng ý nghĩa và tầm vóc của nó trên tất cả các khía cạnh Đặc biệt ở bệnh viện còn thiếu nhân lực được đào tạo bài bản về Công tác xã hội, thiếu tài liệu hướng dẫn chuyên môn về dịch vụ này, Vì vậy cần tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên Công tác xã hội đủ về số lượng, chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội
_Hiện nay, ngành Công tác xã hội trong bệnh viện đang phát triển theo hướng tự phát và đa số chỉ có ở các bệnh viện lớn, cần có 1 mô hình Công tác xã hội hoạt
25 động hiệu quả, chuẩn về nhân lực, lý thuyết, cơ cấu, thực hành, đào tạo,… để làm thí điểm nhân rộng ra tất cả các bệnh viện khác.
_Ví dụ như mô hình CTXH trong bệnh viện ở Singapore:
+Tại mỗi phòng khám của bệnh viện có ít nhất một cán bộ xã hội bệnh viện làm việc, từ các bệnh viện lớn như bệnh viện đa khoa đến các bệnh viện nhỏ hơn tại cộng đồng hay các cơ sở dịch vụ tại cộng đồng.
+Đội ngũ cán bộ xã hội bệnh viện luôn phối hợp chặt chẽ với các y bác sĩ và các cơ sở dịch vụ tại cộng đồng tạo ra mỗi đội ngũ cán bộ liên ngành nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh toàn diện nhất cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
_Công tác xã hội bệnh viện tại Việt Nam hiện nay đang chú trọng chủ yếu vào việc huy động nguồn lực tài trợ, từ thiện Cần chú trọng phát triển dịch vụ hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, chăm sóc bệnh nhân và kết nối bệnh nhân với các dịch vụ chăm sóc khác như mô hình Công tác xã hội bệnh viện ở Singapore, Mỹ, Ấn Độ _Hiện tại mô hình Công tác xã hội tại Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc tham vấn trị liệu cho bệnh nhân Đây là 1 trong những dịch vụ quan trọng của CTXH bệnh viện nhưng số lượng cán bộ xã hội có chuyên môn về tham vấn trị liệu còn rất ít để có thể can thiệp hiệu quả đối với những ca can thiệp tự tử hay bạo hành, bạo lực gia đình, và đa số là các chuyên gia tâm lý Việt Nam cần đào tạo nhiều hơn, chuyên sâu hơn về tham vấn tâm lý cho các cán bộ xã hội tại bệnh viện, các phòng CTXH tại bệnh viện cần chú trọng thêm về dịch tham vấn trị liệu, can thiệp đối với các bệnh nhân có nhu cầu , vấn đề về tâm lý, hành vi.
_Không chỉ hỗ trợ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trước và trong khi khám chữa bệnh tại bệnh viện, mô hình CTXH bệnh viện tại Việt Nam cần phải chú trọng hơn về dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại nhà Như mô hình tại Singapore hay Mỹ đều không trực tiếp hỗ trợ bệnh nhân tại nhà Sau khi bệnh nhân ra viện nếu bệnh nhân cần hỗ trợ, bệnh viện sẽ liên hệ các cơ sở dịch vụ chăm sóc tại nhà, cộng đồng để hỗ trợ những bệnh nhân này và tiếp tục quản lý hồ sơ những ca này.
Ngoài ra, mô hình CTXH trong bệnh viện tại Việt Nam vẫn còn thiếu sót trong dịch vụ thăm hỏi tại nhà bệnh nhân sau khi bệnh nhân ra viện giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân những kiến thức cần thiết để họ kiểm soát tình hình sức khỏe
26 của mình khi về nhà, đồng thời kết nối tới các trung tâm dịch vụ khác ở cộng đồng để giúp bệnh nhân khi cần.
_Mô hình CTXH bệnh viện tại Việt Nam cần học hỏi áp dụng các mộ hình CTXH bệnh viện phát triển trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ có chương trình “Dịch vụ tại nhà” , tạo điều kiện cho bệnh nhân được chăm sóc tại nhà và chi phí giảm hơn mà vẫn cho hiệu quả tốt.
_Mô hình CTXH bệnh viện tại Việt Nam cần phát triển thêm về các dịch vụ hỗ trợ tư vấn trực tuyến, ví dụ như các số điện thoại hotline luôn có người trực tại tất cả các phòng CTXH ở các bệnh viện từ trung ương đến địa phương.
2 Điểm mạnh của mô hình CTXH bệnh viện Nhi Trung ương
_Mô hình CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện tại là mô hình CTXH theo chiều dọc Có 1 phòng CTXH chuyên nghiệp điều phối hoạt động CTXH chung và có hệ thông nhân viên xã hội có thể làm được nhiều vai trò và có thể luân chuyển vị trí cho nhau
_Tại mô hình CTXH bệnh viện Nhi Trung ương, thế mạnh đầu tiên phải nói đến là hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ 1 cách nhanh chóng, linh hoạt cho các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
_Khả năng vận động nguồn lực rất tốt và nguồn các nhà tài trợ là rất lớn và đều đặn, hầu như tuần nào cũng có những khoảng hỗ trợ từ thiện từ các nhà tài trợ, nhà hảo tâm Ví dụ như: các suất cháo, cơm từ thiện miễn phí được phát cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 1 cách nhanh chóng và diễn ra hàng tuần Từ đó nhận được rất nhiều sự vui vẻ từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, hỗ trợ phần nào về tài chính cũng như tinh thần cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
_Ngoài ra còn rất nhiều các nguồn tài trợ hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các nhân viên y tế tại bệnh viện.
_Nhìn chung mô hình CTXH tại viện Nhi Trung ương có các dịch vụ khá giống với mô hình CTXH bệnh viện tại Ấn Độ như:
+ Đánh giá tình trạng kinh tế - xã hội của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân +Tổ chức các hoạt động nhóm tại các phòng chơi hay “lớp học hy vọng” với mục đích giải tỏa tinh thần cho bệnh nhân và trị liệu.
+Đánh giá và hỗ trợ tài chính dưới dạng tài trợ thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân.
+Kết nối với các nguồn lực để hỗ trợ về tài chính, chỗ ở, phương tiện đi lại.
+Mạng lưới CTXH ở bệnh viện Nhi trung ương phát triển rất tốt, hầu hết các khoa khám chữa bệnh đều có các đầu mối CTXH để kịp thời phát hiện và lên kế hoạch hỗ trợ đối với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
3 Điểm yếu trong mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương:
LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Mặc dù thời gian thực tập bị hạn chế vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng trong thời gian thực tập tại bệnh viện Nhi Trung ương, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các anh chị tại phòng Công tác xã hội, tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều điều, khác hẳn với các đợt thực hành khác Tôi thấy bản thân mình trưởng thành hơn và cũng nhận thấy được những sự khác biệt giữa lý thuyết và làm thực tế Ngoài ra, tôi cũng nhận được khá nhiều kinh nghiệm làm việc tại công sở và cả sự chuyên nghiệp của 1 trong những phòng Công tác xã hội bệnh viện phát triển nhất cả nước.
Những kết quả mà bản thân nhận được đó là:
+Học thêm được về kỹ năng giao tiếp với bệnh nhi và gia đình bệnh nhi, kỹ năng giao tiếp với các anh chị đồng nghiệp trong công sở.
+ Kỹ năng ứng xử khi làm việc với đồng nghiệp tại cơ quan và gia đình thân chủ
+ Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm với thân chủ
+ Cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi mở, thu thập xác nhận thông tin
+Hiểu thêm được đời sống, cũng như tâm sinh lý của gia đình bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là các bệnh nhi đang điều trị căn bệnh ung thư
+Hiểu hơn về các quy trình làm việc chuyên nghiệp của nhân viên Công tác xã hội tại bệnh viện
+Học được thêm về các nguyên tắc như bảo mật thông tin, tôn trọng quyền tự quyết, quyền riêng tư của thân chủ
+ Hiểu thêm về vai trò kết nối của nhân viên Công tác xã hội tại bệnh viện.
Ngoài ra bản thân tôi vẫn còn những điểm chưa tốt như:
_Chưa phát huy được hết khả năng khi làm việc do thiếu kinh nghiệm, đôi khi còn nhầm lẫn, chậm trễ.
_Do thời gian thực tập ngắn vì phải nghỉ dịch Covid-19 nên chưa thể trực tiếp can thiệp với thân chủ về Công tác xã hội cá nhân hay nhóm.
KIẾN NGHỊ
1 Về phía Cơ sở thực hành
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bệnh viện, cô Thu trưởng phòng Công tác xã hội của bệnh viện, chị Phượng - kiểm huấn viên, và toàn thể các anh chị tại phòng Công tác xã hội – bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có đợt thực tập đầy ý nghĩa.
Mong rằng nếu có cơ hội một lần nữa được đến với bệnh viện, em sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của bệnh viện.
2 Về phía Trường đào tạo
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và khoa Công tác xã hội nói riêng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại một môi trường vô cùng tốt.
3 Về phía Giáo viên hướng dẫn (T.s Ngô Thị Thanh Mai)
Em cảm ơn Cô đã quan tâm theo sát trong quá trình thực hành, giải đáp những thắc mắc, những khó khăn của em trong quá trình thực hành Cô đã luôn động viên em, tạo niềm cảm hứng và truyền lửa cho em rất nhiều.
- Mặc dù thời gian thực tập bị hạn chế nhưng em vẫn cố gắng tận dụng tối đa thời gian thực tập tại phòng để hoàn thành mục tiêu.
- Qua đợt thực hành đã tự rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, được thực hành trực tiếp với đối tượng là các bệnh nhi, các nhà tài trợ nên đã tích lũy được các kinh nghiệm làm Công tác xã hội trong bệnh viện.