NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
Lý luận chung về các biện pháp phòng ngừa hành chính
1.1.1 Khái niệm “biện pháp phòng ngừa hành chính”
Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do Luật Hành chính quy định để tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng, hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính 1 Đây là một phần không thể thiếu trong quản lý Nhà nước Chúng thể hiện sức mạnh của quyền lực Nhà nước, là công cụ cần thiết để đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thường tiềm ẩn nguy cơ lạm quyền, xâm hại tự do, quyền con người, quyền công dân Chính vì vậy, chúng cần phải được pháp luật quy định rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện
Dựa vào dấu hiệu mục đích, có thể phân loại các biện pháp cưỡng chế hành chính thành 4 nhóm chủ yếu: các biện pháp phòng ngừa hành chính, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp trách nhiệm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính Trong đó, các biện pháp phòng ngừa hành chính, với mục đích “phòng ngừa” là dấu hiệu nhận diện nổi bật, thể hiện sự chủ động của hoạt động quản lý Nhà nước trong việc ngăn ngừa các vi phạm pháp luật cũng như ứng phó với các hiểm hoạ thiên tai, dịch bệnh và các sự cố bất thường trong đời sống xã hội
Theo Từ điển Tiếng Việt, “biện pháp” là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” 2 ; “phòng ngừa” là “phòng không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra” 3 và “hành chính” là “thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật, chính sách của Nhà nước” 4 Ghép nghĩa các từ, vô hình trung tạo ra định nghĩa “biện pháp phòng ngừa hành chính là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm mục đích phòng không để cho điều xấu, điều không hay xảy ra ảnh
1 Trần Linh Chi, “Khái niệm cưỡng chế hành chính”, [https://hocluat.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua-cuong- che-hanh-chinh/] (truy cập ngày 25/5/2022)
2 Hoàng Phê và các tác giả khác (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ Điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr.64
3 Hoàng Phê và các tác giả khác, tlđd 2, tr.783
4 Hoàng Phê và các tác giả khác, tlđd 2, tr.422 hưởng đến các hoạt động thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật, chính sách của Nhà nước” Việc luận giải bằng cách chiết tự mặc dù đã xác định được mục đích của biện pháp phòng ngừa hành chính nhưng chưa thể hiện đầy đủ nội hàm, làm rõ bản chất cũng như sự khác biệt giữa phòng ngừa hành chính và các hình thức phòng ngừa khác trong hệ thống pháp luật Từ đó dẫn đến cách hiểu mơ hồ cho người đọc
Trong khoa học pháp lý, biện pháp phòng ngừa hành chính được hiểu là biện pháp “được áp dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật cũng như để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tránh những thiệt hại về tính mạng, tài sản có thể xảy ra trong trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh mà không liên quan đến các vi phạm pháp luật” 5 ; hay “được áp dụng nhằm phòng ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh, … có mục đích là phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc phòng ngừa những hiểm họa có thể xảy ra” 6 Khác với định nghĩa được nêu trên, cả hai quan điểm này đều mang tính chất đặc tả, trong chừng mực nhất định đã tiếp cận được với bản chất và hoàn cảnh thực tế áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính; đồng thời thể hiện đây là biện pháp đặc biệt, có thể áp dụng ngay cả khi không có bất kỳ vi phạm pháp luật nào hiện hữu nhằm hướng đến bảo vệ lợi ích chung của cá nhân, tổ chức
Mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, góp phần tạo nên cách hiểu toàn diện và đầy đủ nhất về khái niệm “biện pháp phòng ngừa hành chính” hiện nay Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả: “Biện pháp phòng ngừa hành chính là các biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong quản lý Nhà nước, bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức được trao quyền, theo thủ tục hành chính nhằm ngăn ngừa các vi phạm pháp luật cũng như để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tránh những thiệt hại về tính mạng, tài sản có thể xảy ra trong trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh…”
1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp phòng ngừa hành chính
Thứ nhất, các biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng trong quản lý
Nhà nước nhằm mục đích phòng ngừa các vi phạm pháp luật cũng như bảo đảm an toàn xã hội trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh…
5 Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật Hành chính Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, tr.264
6 Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.527 Đây là dấu hiệu quan trọng đầu tiên nhận diện các biện pháp phòng ngừa hành chính, giúp chúng ta không bị nhầm lẫn với các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích ngăn chặn, đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính (như tạm giữ người theo thủ tục hành chính, khám người, khám tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…) hay các biện pháp nhằm mục đích xử lý các vi phạm hành chính (như các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả)
Chính mục đích phòng ngừa là yếu tố quyết định thời điểm thực hiện áp dụng các biện pháp này Nếu như các biện pháp ngăn chặn được thực hiện khi các vi phạm đang diễn ra, các biện pháp trách nhiệm hành chính được áp dụng khi các vi phạm đã xảy ra thì các biện pháp phòng ngừa hành chính được tiến hành trong các trường hợp: (1) khi chưa xảy ra vi phạm pháp luật hay không liên quan đến vi phạm pháp luật; (2) khi đã xảy ra vi phạm pháp luật nhưng nhằm mục đích phòng ngừa tiếp theo, phòng ngừa chung; (3) khi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh… có nguy cơ xảy ra
Thứ hai, các biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng trên cơ sở quyền lực Nhà nước, bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng có liên quan, có thể gây ra những bất lợi nhất định về quyền và tài sản cho các cá nhân, tổ chức nhưng không mang tính trừng phạt Đây là đặc trưng thể hiện tính chất “phòng ngừa” hết sức rõ nét Khác với nhóm các biện pháp cưỡng chế hành chính khác – sự chủ động từ phía cơ quan Nhà nước, đưa ra yêu cầu buộc đối tượng quản lý phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định xuất phát từ vi phạm hành chính trước đó của chủ thể này, biện pháp phòng ngừa hành chính cũng bằng các quy phạm pháp luật, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước để tác động, hạn chế các quyền con người nhưng lại không mang tính chất trừng phạt bởi việc áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính không liên quan đến sự xuất hiện và tồn tại của các hành vi vi phạm pháp luật mà có chăng chỉ hướng đến loại bỏ những điều kiện, tiền đề dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc duy trì trật tự quản lý hành chính thường nhật từ phía chủ thể quản lý thông qua các quyết định mang tính bắt buộc Điển hình, các biện pháp kiểm tra hành chính (như kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, kiểm tra phương tiện tham gia giao thông, biện pháp kiểm dịch để đảm bảo an toàn thực phẩm…) có tính cưỡng chế rõ ràng song không phải là sự áp dụng chế tài hành chính, không bắt nguồn từ vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức Các biện pháp phòng ngừa hành chính chủ yếu kích thích các hành vi hợp pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong các tình huống bất thường của đời sống xã hội, ngăn ngừa các vi phạm, đảm bảo sự an toàn của cộng đồng…
Ngoài ra còn có biện pháp phòng ngừa (như trưng dụng tài sản) dù không phải là sự trừng phạt nhằm mục đích răn đe từ phía Nhà nước nhưng khi áp dụng lại có thể tạo những bất lợi liên quan đến quyền tài sản, tương đối khó thực hiện cũng như khó nhận được sự đồng thuận từ đối tượng quản lý Vấn đề yêu cầu các cá nhân, tổ chức “hy sinh” một số quyền cơ bản vì lợi ích Nhà nước và cộng đồng thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn với sự ghi nhận ngày càng rộng mở liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhưng thực chất lại là cách thức để từng cá thể có thể thực hiện quyền của mình Vì tự do của người này đôi khi lại hạn chế, xâm phạm đến tự do của người khác, gây nên rối loạn, mất trật tự xã hội Mỗi người phải chấp nhận từ bỏ một số quyền nhất định, không làm những điều pháp luật cấm hay thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền thông qua các quyết định áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng
Thứ ba, các biện pháp phòng ngừa hành chính khá đa dạng, phong phú, được quy định tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
Các biện pháp phòng ngừa hành chính được điều chỉnh tản mạn, rải rác bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó chủ yếu là các Luật chuyên ngành như: Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật An ninh quốc gia; Luật Hộ tịch, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Điều này một mặt cho thấy nhu cầu phòng ngừa hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội khá lớn Mặt khác, với tính chất “phòng ngừa” là chủ đạo, mức độ cưỡng chế của nhóm biện pháp này không mạnh mẽ, nghiêm khắc như các nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính còn lại Đây chính là cơ sở để lý giải tại sao các biện pháp phòng ngừa hành chính không chỉ được quy định bởi các văn bản Luật mà còn có thể hiện diện trong các quy phạm tiên phát của Chính phủ, trong khi các biện pháp cưỡng chế hành chính khác chủ yếu được quy định khá tập trung tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 7 và chỉ được quy định bởi Quốc hội (ngoại trừ các biện pháp khắc phục hậu quả)
Thứ tư, các biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền
Các biện pháp phòng ngừa hành chính không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng trên các lĩnh vực, gắn liền với đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực Sự tác động của chúng đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong
7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định 09 biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính, 06 hình thức xử phạt, 04 biện pháp xử lý hành chính xã hội được phân hoá theo nhiều cấp độ, mức độ khác nhau Điều này dẫn đến sự đa dạng về các chủ thể có thẩm quyền áp dụng chúng Có những biện pháp phòng ngừa hành chính chỉ được áp dụng bởi những chủ thể có thẩm quyền nhất định Đơn cử, biện pháp trưng mua, trưng dụng tài sản 8 Có những biện pháp nhiều chủ thể cùng có thẩm quyền áp dụng, chẳng hạn như biện pháp kiểm tra giấy tờ Thậm chí không ít các biện pháp phòng ngừa hành chính được tiến hành bởi các cá nhân, tổ chức được trao quyền như biện pháp bắt buộc khai báo y tế hoặc kiểm tra thân nhiệt trong thời kỳ dịch bệnh Trong khi đó, xuất phát từ đặc thù về tính chất và mục đích, thẩm quyền thực thi các nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính khác thường được quy định cụ thể, chặt chẽ, với số lượng các chức danh khá hạn chế
Thứ năm, các biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính Đây là loại thủ tục diễn ra ngoài trình tự xét xử của Tòa án, gắn liền với hoạt động chấp hành – điều hành Nhà nước, phù hợp với đặc tính của nhóm biện pháp mang tính chất phòng ngừa và yêu cầu nhanh chóng, kịp thời của hoạt động quản lý Nhà nước Nếu so sánh với quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác, có thể thấy thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính tương đối đơn giản Trong khi đó, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính hay các biện pháp trách nhiệm hành chính đều chặt chẽ và phức tạp hơn Đặc biệt, các biện pháp xử lý hành chính dành cho các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự còn được áp dụng theo thủ tục “hành chính bán tư pháp”, tức loại thủ tục có sự pha trộn giữa hành chính và tư pháp, với thẩm quyền quyết định cuối cùng thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện, thông qua một phiên họp
1.1.3 Phân loại các biện pháp phòng ngừa hành chính
Các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh
1.2.1 Dịch bệnh và vai trò của các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh
Theo Từ điển Tiếng Việt, “dịch” là “tình trạng bệnh lây lan, truyền rộng trong một thời gian” 10 Dịch thường gắn liền với các bệnh truyền nhiễm, tức các bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm Khác với các bệnh thông thường, bệnh truyền nhiễm đáng quan ngại ở khả năng và mức độ lây nhiễm Từ góc độ chuyên môn, căn cứ vào cách thức lây lan, bệnh truyền nhiễm được chia thành 5 nhóm, bao gồm: bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá; bệnh lây truyền theo đường hô hấp; bệnh lây theo đường máu; bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc; bệnh truyền nhiễm có thể lây thông qua nhiều đường (hỗn hợp) 11 Còn trên phương diện pháp lý, dựa vào tính
9 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019), Biện pháp phòng ngừa hành chính – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.36
10 Hoàng Phê và các tác giả khác, tlđd 2, tr.255
11 Học viện Quân Y (2015), Đại cương bệnh truyền nhiễm, NXB Học viện Quân Y, [https://bom.so/sbrcsz] (truy cập ngày 10/5/2022) chất và mức độ lây lan, bệnh truyền nhiễm được chia thành 03 nhóm bệnh như sau 12 :
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong;
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh
Bệnh truyền nhiễm không mặc nhiên được hiểu là dịch Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), “dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định”
(khoản 13 Điều 2) Nghĩa là, bệnh truyền nhiễm chỉ trở thành dịch bệnh khi có sự lây lan nhanh chóng, vượt quá dự tính ban đầu của chính quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người Dịch bệnh, nói cách khác, là một khái niệm phái sinh, tồn tại song song với khái niệm bệnh truyền nhiễm trong một số trường hợp nhất định
Tuy nhiên, đối với ngành y tế, khái niệm dịch bệnh nêu trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và sốt xuất huyết) Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch COVID-19 (SARS- CoV-2) 13 là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc xin chưa để cân nhắc xác định dịch 14
Phòng chống dịch bệnh là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi quốc gia Bởi dịch bệnh trước hết là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ và
12 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)
13 Trần Linh Huân (2020), “Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, tr.45 Đây là đại dịch bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, chủng mới của virus Corona gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người COVID-19 bắt đầu bùng phát từ tháng 11/2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Ca nhiễm bệnh đầu tiên của Việt Nam được phát hiện vào ngày 23/1/2020 tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp, gây quan ngại toàn cầu và đến tối ngày 11/3/2020 chính thức công bố căn bệnh COVID-19 do chủng mới của virus Corona gây ra là đại dịch toàn cầu
14 Cục Quân Y,”100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh COVID-19”, [http://asttmoh.vn/wp- content/uploads/2020/03/100-cau-hoi-dap-ve-dich-Covid-19-Cuc-QY-Final.pdf,] (truy cập ngày 10/5/2022) tính mạng của nhân dân, trong khi sức khỏe người dân là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của đất nước Sức khỏe không chỉ thể hiện con người không bệnh tật, không ốm đau, tinh thần thỏa mái mà còn là tiền đề của con người năng động, hăng hái, có ý chí, nghị lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” 15 Bên cạnh đó, dịch bệnh còn gia tăng áp lực cho hệ thống y tế, thậm chí có thể tạo ra sự khủng hoảng về y tế, nhất là ở những quốc gia kém phát triển Trong cuộc chiến chống dịch, bác sỹ, y tá và nhân viên y tế là những chiến sỹ tuyến đầu; hơn bất kỳ ai, họ phải trực tiếp đối mặt hàng ngày, hàng giờ với những rủi ro lớn về sức khỏe, mất mát, đau thương và vấn đề tâm lý hậu đại dịch Dịch bệnh càng bùng phát nặng nề, áp lực đối với ngành y tế càng lớn Ngoài ra, sự lây lan dịch bệnh còn gây hoang mang, bất ổn trong xã hội, tiêu tốn nguồn lực quốc gia đồng thời làm suy giảm sức mạnh của nền kinh tế Vì sự xuất hiện của dịch bệnh khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, dịch vụ… trở nên trì trệ, nguồn vốn đầu tư giảm sút, các chuỗi sản xuất, cung ứng trong và ngoài nước bị đứt đoạn trong khi chi phí phòng chống dịch từ ngân sách Nhà nước không ngừng gia tăng Những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu là lời cảnh tỉnh cho mọi quốc gia về tác hại của việc không kiểm soát tốt dịch bệnh Để phòng ngừa dịch bệnh và sự lây lan của dịch bệnh, cần rất nhiều các biện pháp khác nhau, từ các biện pháp chuyên môn (do ngành y tế chịu trách nhiệm chính) đến các biện pháp mang tính xã hội (như vận động, tuyên truyền, thuyết phục) và các biện pháp hành chính (bao gồm các biện pháp mang tính tổ chức – điều hành, các hình thức cưỡng chế hành chính)… Trong khuôn khổ của Luận văn này, tác giả không đề cập đến các biện pháp mang tính chuyên môn và các biện pháp mang tính xã hội mà chỉ tập trung bàn về các biện pháp phòng ngừa hành chính do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện
Vai trò quan trọng của các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:
15 Nguyễn Thị Kim Ngân, “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe để thực hiện tốt công việc”, Tỉnh Ủy Thái Nguyên – Trường Chính trị,
[http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao-doi/can-bo-cong-chuc- vien-chuc-nguoi-lao-dong-can-nang-cao-y-thuc-ren-luyen-suc-khoe-de-thuc-hien-tot-cong-viec-103.html] (truy cập ngày 25/5/2022)
Trước hết, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính là phương thức cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng
Mục tiêu hàng đầu của việc phòng chống dịch bệnh là ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, sao cho chúng được khống chế, kiểm soát càng sớm càng tốt Để đạt được điều này, cần sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội song nhìn chung Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo Bởi Nhà nước có trong tay pháp luật, bộ máy, lực lượng, phương tiện và ngân sách để có thể điều hành công cuộc phòng chống dịch bệnh một cách tập trung, quy củ, hiệu quả Trong đó, các biện pháp phòng ngừa hành là công cụ quan trọng để Nhà nước thể hiện sự ứng phó nhanh chóng, chủ động trước khi dịch bệnh xảy ra hoặc trong khi dịch bệnh đang diễn tiến, buộc các cá nhân, tổ chức phải chấp hành nghiêm túc các mệnh lệnh, quyết định từ phía chính quyền, phải hợp tác tích cực với các lực lượng phòng chống dịch Nếu không sử dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính (như buộc khai báo y tế, cách ly y tế, hạn chế tập trung đông người…) mà chỉ trông cậy vào sự tự giác của các thành viên trong xã hội thì sự lan tràn của dịch bệnh là điều không tránh khỏi Bởi không phải cá nhân nào cũng nhận thức sâu sắc về sự nguy hiểm của dịch bệnh, không phải ai cũng sẵn sàng hy sinh các thói quen, sở thích hay những lợi ích nhất định của mình để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh, nhất là trong điều kiện ý thức về trách nhiệm xã hội của một bộ phận nhân dân còn hạn chế
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính giúp Nhà nước sớm khôi phục tình trạng bình thường của xã hội trước sự hoành hành của dịch bệnh
Khi bệnh truyền nhiễm bùng phát thành dịch bệnh, xã hội rơi vào trạng thái bất ổn Nếu sự bất ổn đó không sớm được khắc phục, sẽ đem đến hàng loạt những hệ luỵ đáng tiếc Thậm chí, những hậu quả của dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của con người trong hiện tại mà còn có thể kéo dài đến tương lai theo chiều hướng tiêu cực với phạm vi tác động rộng lớn – một khu vực, một quốc gia hay toàn thế giới Trong bối cảnh đó, việc các chủ thể có thẩm quyền khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng ngừa mang tính hành chính dựa trên sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, buộc các cá nhân, tổ chức phải chấp hành vô điều kiện các yêu cầu, mệnh lệnh đơn phương từ phía chính quyền là hoàn toàn cần thiết Những biện pháp này rõ ràng mang đến sự bất tiện nhưng giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, góp phần đưa xã hội sớm thoát khỏi tình trạng bất ổn, hướng đến việc khôi phục trật tự thường nhật của hoạt động quản lý Nhà nước
Thứ ba, việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa hành chính giúp tiết kiệm nguồn lực quốc gia
Kinh nghiệm của một số quốc gia về biện pháp phòng ngừa hành chính
1.3.1 Biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh theo pháp luật Campuchia
Dưới sự ảnh hưởng nặng nề chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19 nhằm chủ động trước các dịch bệnh nguy hiểm khác xảy ra trong tương lai, Campuchia đã thông qua Luật về các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác 29 Theo đó, Luật liệt kê các biện pháp phòng ngừa hành chính có thể được áp dụng và những trường hợp ngoại lệ, bao gồm:
- Hạn chế hoặc cấm đi lại, ngoại trừ: (i) đi làm việc hoặc các hoạt động nghề nghiệp hoặc kinh doanh không bị hạn chế hoặc cấm và có giấy xác nhận/chứng chỉ nơi làm việc, kinh doanh; (ii) đi mua hàng hóa và nhu yếu phẩm khác; (iii) đi bệnh viện, trung tâm y tế, bệnh viện phụ sản, cơ sở điều trị, nhà thuốc vì lý do sức khỏe; (iii) tình huống khẩn cấp, đi trình diện cán bộ y tế để lấy mẫu, xét nghiệm COVID-
19 và tiêm chủng COVID-19 theo lịch trình; (iv) những hoạt động thể thao cá nhân trong khu vực sinh sống mà không tụ tập; (v) đi thực hiện nghĩa vụ pháp lý, trình diện trước cảnh sát tư pháp hoặc Tòa án; (vi) đi tham gia hoạt động vì lợi ích công
29 Administrative Measures for Preventing the Spread of COVID-19 and other Severe and Dangerous Contagious Diseases, [https://www.eccc.gov.kh/sites/default/files/documents/courtdoc/%5Bdate-in- tz%5D/F61_3.5_KH-EN.PDF] (truy cập ngày 03/5/2022) cộng hoặc các mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan công quyền; (vii) đi vì lý do khẩn cấp và cần thiết, chẳng hạn như trong trường hợp thành viên gia đình trong tình trạng nghiêm trọng, cấp cứu hoặc tử vong;
- Hạn chế hoặc cấm gặp gỡ, tụ tập đông người, ngoại trừ: (i) tập hợp các thành viên trong gia đình sống trong cùng một hộ gia đình hoặc nơi cư trú; (ii) tổ chức lễ tang theo quy định của cơ quan công quyền; (iii) cuộc họp được tập hợp để thực hiện biện pháp y tế, chẳng hạn như lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng; (iv) cuộc họp được tập hợp để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết; (v) sự tụ tập của những trong quá trình tố tụng của cơ quan tư pháp; (vi) cuộc tập hợp cần thiết vì lợi ích công cộng hoặc các mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Cấm hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động nghề nghiệp có rủi ro hoặc là nguồn lây, ngoại trừ: (i) công chức làm việc hoặc công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ công theo yêu cầu của từng cơ sở, cụ thể là cung cấp điện, nước, thu phí rác thải; (ii) mọi công việc trực tuyến; (iii) dịch vụ cấp cứu, y tế và dược phẩm; (iv) cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; cụ thể là hàng tạp hóa, trạm xăng dầu, bưu điện và dịch vụ viễn thông; (v) nhà hàng và quán ăn bán mang đi; (vi) dịch vụ giao nhận hàng hóa; (vii) các công việc, hoạt động kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp khác được các cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Hạn chế hoặc cấm đi lại các khu vực dịch bệnh COVID-19, ngoại trừ: các dịch vụ công cộng khẩn cấp, cần thiết khẩn cấp hoặc dịch vụ giao hàng;
- Hạn chế hoặc cấm mua bán những hàng hóa có rủi ro hoặc nguồn gốc lây lan COVID-19: danh sách hàng hóa do Bộ Y tế ban hành bị hạn chế hoặc cấm mua bán dưới mọi hình thức trên thị trường;
- Phong tỏa các khu vực hoặc địa điểm bị nhiễm COVID-19 nhất định: mọi chuyến đi và đến từ các khu vực nhất định hoặc địa điểm bị phong tỏa bị cấm, ngoại trừ các chuyến đi để cung cấp các dịch vụ công cộng khẩn cấp và cần thiết hoặc vận chuyển hàng hóa cũng như các trường hợp cần thiết khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép Trong thời gian phong tỏa, các biện pháp kể trên có thể được thực hiện một phần và toàn bộ; ngoài ra, mỗi cá nhân đều phải đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và vệ sinh sát khuẩn
Có thể thấy, các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật Campuchia khá phong phú, đa dạng, trong đó có không ít biện pháp hình thành từ thực tiễn phòng chống đại dịch COVID -19 Đáng nói là, chúng được xác định khá cụ thể từ tên gọi, nội dung, những trường hợp ngoại lệ đến thủ tục, thẩm quyền áp dụng ngay trong một đạo luật do Quốc hội ban hành Điều này không chỉ thuận tiện cho hoạt động áp dụng pháp luật mà còn là kinh nghiệm đáng tham khảo cho công tác xây dựng pháp luật, vì rõ ràng những biện pháp cưỡng chế hành chính có khả năng hạn chế, ngăn cấm quyền con người cần thiết phải được quy định trong các văn bản luật một cách tập trung, thống nhất Có như vậy mới giảm thiểu, ngăn ngừa được sự tuỳ tiện của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phòng chống dịch bệnh nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung
1.3.2 Biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh theo pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và thực tiễn ứng phó với dịch bệnh COVID-19
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2013 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 được ban hành ngày 29/6 cũng chia bệnh truyền nhiễm thành 03 nhóm
A, B, C tương tự như luật Việt Nam Tuy nhiên, nếu như điều tra dịch tễ, khử độc và tiêu hủy hàng hóa có nguy cơ lây lan dịch bệnh có thể được áp dụng cho mọi trường hợp bệnh thì biện pháp cách ly y tế chỉ được phép áp dụng đối với những người mắc bệnh thuộc nhóm A
Khi bệnh truyền nhiễm bùng phát, chính quyền nhân dân cấp huyện trở lên phải tổ chức ngay các hoạt động khống chế, điều trị bệnh theo kế hoạch sơ bộ phòng chống và cắt đứt đường lây truyền; khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp, phải báo cáo và quyết định của chính quyền nhân dân cấp trên và công khai các biện pháp đó Đó là các biện pháp như: (i) hạn chế hoặc đình chỉ hội chợ, chiếu phim, biểu diễn sân khấu và các hình thức tụ tập đông người khác; (ii) đình chỉ công việc, kinh doanh và các lớp học; (iii) đóng cửa hoặc niêm phong các nguồn nước uống công cộng, thực phẩm và các đồ vật có liên quan bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm; (iv) kiểm soát hoặc xóa sổ động vật hoang dã, vật nuôi và gia cầm bị nhiễm dịch bệnh; và (v) đóng cửa những nơi có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm
Khi một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc B bùng phát mạnh mẽ đồng thời khu vực địa giới hành chính được xác định toàn bộ hoặc một phần là vùng có dịch, ngoài những biện pháp kể trên, chính quyền nhân dân từ cấp huyện trở lên được áp dụng thêm biện pháp kiểm dịch vệ sinh người, hàng hoá, vật tư và phương tiện vận tải ra vào vùng có dịch Còn khi bệnh truyền nhiễm nói chung bùng phát, Hội đồng Nhà nước, vì nhu cầu kiểm soát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, trong
30 Law of the People's Republic of China on Prevention and Treatment of Infectious Diseases, [http://www.npc.gov.cn/zgrdw/englishnpc/Law/2007-12/12/content_1383919.htm] (truy cập ngày 03/5/2022) phạm vi cả nước hoặc các khu vực trong một tỉnh, khu tự trị, hoặc đô thị trực thuộc trung ương, có quyền vận động nhân dân hoặc chuyển vật tư hàng hoá dự trữ, trưng dụng nhà cửa và phương tiện vận tải như các phương tiện và thiết bị có liên quan
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
Thực trạng pháp luật về các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh
Đầu tiên, pháp luật về các biện pháp phòng ngừa hành chính hiện nay tương đối cụ thể, là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam hiện nay
Trước khi Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) được thông qua và chính thức có hiệu lực, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào quy định về việc phòng chống bệnh truyền nhiễm nói riêng và dịch bệnh nói chung Điều này đã dẫn đến một hệ quả đáng tiếc, khi đại dịch SARS bùng phát mạnh mẽ vào năm 2003, 2004, các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân đã gặp phải những khó khăn, lúng túng không đáng có Nhưng tính đến nay, có thể khẳng định, pháp luật Việt Nam đã có hệ thống các quy định liên quan đến phòng chống dịch bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng tương đối phong phú Cụ thể, các biện pháp này không chỉ được quy định ở các văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) của Quốc hội, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm
2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, mà còn được quy định cụ thể, chi tiết bởi các văn bản của Chính phủ như Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 quy định chi tiết tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (Nghị định số 71/2002/NĐ-CP), Nghị định số 101/2010/NĐ-CP và Nghị định số 89/2018/NĐ-CP…
Ngoài ra, pháp luật về về các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh vừa hướng tới mục tiêu ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và trạng thái bình thường của xã hội vừa đề cao vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi quyền
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Bên cạnh việc khẳng định, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp đã dự liệu khả năng hạn chế quyền con người, quyền công dân trong một số trường hợp nhất định, gọi chung là tình trạng khẩn cấp, bao gồm cả trường hợp liên quan đến sức khỏe cộng đồng Điều này một mặt đảm bảo hoạt động bình thường của quản lý hành chính và mặt khác xác định những trường hợp có thể hạn chế quyền con người, quyền công dân, tránh tùy nghi hành chính quá mức cần thiết, tức áp dụng các biện pháp phòng ngừa tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể có thẩm quyền
Khi dịch bệnh xuất hiện, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự xã hội và hoạt động quản lý bình thường của Nhà nước, yêu cầu hàng đầu là phải nhanh chóng phòng ngừa sự lây lan, hạn chế tối đa số người nhiễm bệnh và nhanh chóng đưa mọi thứ trở lại trạng thái bình thường nhưng không vì thế mà quyền con người bị đặt xuống hàng thứ yếu Bằng những quy định khá rõ ràng và đầy đủ về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính như đã trình bày tại mục 1.2.3, cơ quan lập pháp và hành pháp đã xác lập hành lang pháp lý tương đối cụ thể Các chủ thể có thẩm quyền phải nhân danh Nhà nước áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính – pháp luật mang tính khách quan ngay cả đối với chủ thể áp dụng, họ phải thực thi pháp luật bằng cách áp dụng chính xác yêu cầu của Nhà nước tới từng quan hệ xã hội cụ thể, tức không được tự ý thay đổi hay chấm dứt việc áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính theo ý chí chủ quan của bản thân 41 Đồng thời, với tính đơn phương từ phía Nhà nước, nhà làm luật còn quy định thủ tục áp dụng nhằm hướng đến áp dụng đúng, vận hành hợp lý, đồng bộ bộ máy Nhà nước để quyền con người, quyền công dân sẽ được thực hiện đầy đủ và được bảo vệ tối đa trong khả năng, hạn chế sai sót, vi quyền từ phía chủ thể mang quyền lực công
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các quy định pháp luật về các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh ở nước ta hiện nay còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh tuy đa dạng nhưng khá tản mát, chưa đảm bảo tính tập trung và tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản
Trước hết, các biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp lý khác nhau như: Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp năm 2000, Nghị định số 76/2002/NĐ-CP, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), Nghị định số 101/2010/NĐ-CP, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP… dẫn đến việc tra cứu và áp dụng pháp luật trở nên khó khăn
41 Nguyễn Thị Bích Ngọc, tlđd 9, tr.68 Đồng thời, quy định về một số biện pháp phòng ngừa hành chính chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp năm 2000
Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp năm 2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-
CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm chưa có sự thống nhất về nội dung điều chỉnh so với Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Chẳng hạn, Pháp lệnh và Nghị định số 71/2002/NĐ-
CP sử dụng khái niệm “biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm”; trong khi đó, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) và Nghị định số 101/2010/NĐ-CP lại sử dụng khái niệm “các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch” Đồng thời, Luật quy định một số biện pháp được phép áp dụng khi có dịch mà không cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp như tổ chức cách ly y tế, hạn chế ra vào vùng có dịch… như biện pháp chống dịch thông thường nhưng Nghị định số 71/2002/NĐ-CP xem các biện pháp nêu trên là các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch 42
Như vậy, xuất hiện tình trạng khẩn cấp về dịch, nước ta tồn tại song song hai nhóm văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh: (i) Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp năm 2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP; (ii) Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn Sự bất nhất giữa hai nhóm văn bản này khi cùng một biện pháp nhưng thời điểm có thể áp dụng lại không tương đồng, không bao hàm khiến việc áp dụng pháp luật sẽ không có sự đồng bộ, tinh thần thượng tôn pháp luật không được đề cao đúng mực
Thứ hai, hệ thống các biện pháp phòng ngừa hành chính chưa được cập nhật, bổ sung kịp thời nên chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của việc phòng chống dịch bệnh vốn đang ngày càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát
Một là, một số biện pháp phòng ngừa hành chính được quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết
Thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp phòng ngừa hành chính
Biện pháp phòng ngừa hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh chủ yếu được áp dụng khi xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định Do đó, thực tiễn áp dụng của nhóm biện pháp này không đa dạng, phong phú như nhiều biện pháp phòng ngừa hành chính thuộc các lĩnh vực khác Gần đây nhất, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở hầu hết các nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, pháp luật hành chính liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh mới có cơ hội được áp dụng và công bố rộng rãi hơn với nhiều tác động tích cực Cụ thể như sau:
Thứ nhất, biện pháp phòng ngừa hành chính trong phòng chống dịch bệnh được áp dụng quyết liệt, góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh
Nếu như ban đầu, một số quốc gia vẫn đánh giá thấp sự nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, không kịp thời có biện pháp ứng phó dẫn tới việc không thể kiểm soát tình hình dịch bệnh thì ngay khi có thông tin về dịch bệnh “viêm phổi” lây lan nhanh chóng tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cũng như khi bắt đầu xuất hiện các ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã xác định đây là một dịch bệnh nguy hiểm, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó, trong đó có việc áp dụng các quy định pháp luật vào phòng chống dịch bệnh 48
47 MEDLATEC, “Hỏi đáp: Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?”, [https://medlatec.vn/tin-tuc/hoi-dap-nguoi-binh-thuong-tiep-xuc-bao-lau-thi-bi-nhiem-covid-s194- n27354#:~:text=Theo%20c%C3%B4ng%20b%E1%BB%91%20t%E1%BB%AB%20Trung,l%C3%A0%20t
%E1%BB%AB%202%20%2D%204%20ng%C3%A0y.] (truy cập ngày 05/5/2022)
48 Trương Xuân Tám, “Đánh giá các quy định pháp luật của Việt Nam trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và một số khuyến nghị sửa đổi, bổ sung”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về “Hoàn thiện khung pháp lý trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam” do Trường Đại học Văn Lang tổ chức, tr.112
Chính những động thái quyết liệt từ phía Nhà nước – kiên trì với mục tiêu Zero COVID, công tác áp dụng pháp luật triệt để, nhanh chóng, phổ biến các văn bản quy định chi tiết biện pháp phòng ngừa hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng sự đồng lòng, chung sức của toàn thể nhân dân dưới sự dẫn dắt của Đảng 49 , Việt Nam đã được thế giới nhắc đến như một điểm sáng trong phòng chống đại dịch Theo đó, năm 2020, nền kinh tế - xã hội của rất nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn có mức độ tăng trưởng GDP là 2,91% 50 Chúng ta cũng đã nhiều lần khống chế thành công các ổ dịch lớn, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng đối với làn sóng dịch thứ nhất và thứ hai
Thứ hai, nhiều biện pháp được áp dụng một cách chủ động, sáng tạo, thể hiện sự ứng phó khẩn trương, kịp thời của chính quyền trước yêu cầu cấp bách của tình hình dịch bệnh căng thẳng, chưa từng có tiền lệ
Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của luật ngay cả khi đất nước rơi vào tình trạng nguy hiểm như dịch bệnh COVID-19
Do đó, để hợp pháp hóa vấn đề Chính phủ ban hành văn bản pháp lý liên quan đến áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
49 Ngày 28/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 16/3/2020, yêu cầu tất cả mọi người thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người Ngày 18/3/2020, Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch Ngày 31/3/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch COVID-19, theo đó cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày Ngày 15/4, khi lệnh cách ly kết thúc, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu 28 tỉnh, thành phố có “nguy cơ cao” và “nguy cơ” tiếp tục cách ly xã hội ít nhất đến hết ngày 22/4/2020 Sau ngày 22/4, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam liên tục không tăng, lệnh dỡ bỏ cách ly được thông qua Ngày 24/4/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới Và vô số các văn bản pháp lý khác từ trung ương đến địa phương nhanh chóng được ban hành căn cứ vào tình hình tại từng vùng dịch, từng địa phương và diễn biến dịch bệnh theo từng đợt dịch để áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính một cách phù hợp nhất
50 Minh Sơn, “GDP năm 2020 tăng 2,91%”, VNExpress, [https://vnexpress.net/gdp-nam-2020-tang-2-91-
4212546.html] (truy cập ngày 10/5/2022) quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách: Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan… 51
Ngay sau đó, Chính phủ đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước đó cũng như thực hiện tốt “4 tại chỗ”, giãn cách xã hội, sàng lọc, phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân COVID-19…
Như vậy có thể thấy, Việt Nam đã có những ứng phó hết sức linh hoạt từ việc trao quyền cho Chính phủ quy định các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến việc sáng tạo các biện pháp phòng ngừa hành chính mới nhằm thích ứng với những diễn biến bất thường của dịch bệnh
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh, biện pháp phòng ngừa hành chính vẫn còn một số tồn tại nhất định:
Thứ nhất, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền áp dụng và việc áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hành chính trong tình trạng khẩn cấp
Tính đến hiện nay, Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Chủ tịch nước chưa và dường như sẽ không có động thái ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh tại Việt Nam nhưng hầu hết các biện pháp phòng ngừa hành chính trong tình trạng khẩn cấp về dịch đã được thực thi Đơn cử:
(1) Biện pháp huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch