Thực trạng chung của việc học
-Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất từ hàng tỷ năm trước, không phải nói quá khi cho rằng con người chính là một trong những sinh vật thành công nhất trên hành tinh này Chúng ta có những phát minh kì diệu, tìm ra quy luật của tự nhiên và thậm chí thay đổi thế giới cho mục đích của chính mình.
Trải qua hàng ngàn năm, nhân loại thật sự đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ và chắc chắn vẫn sẽ còn tăng lên theo thời gian.
-Tuy nhiên, cũng vì thế mà con người tự đặt mình vào một đường đua mà trong đó, ai là người không thể bắt kịp với sự tiến bộ của thời đại sẽ phải chịu sự đào thải của xã hội Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không chỉ biết một mà phải biết mười, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn là cả thế giới Chính vì thế, chúng ta phải làm chủ một kỹ năng sống còn mang tên “học” Thật vậy, thất học ở thế kỷ XXI sẽ không phải là những người không thể đọc và viết, thay vì thế, là những người không thể học hỏi, gạt bỏ và học lại.
- Có một sự thật đáng buồn là, người ta ca ngợi tầm quan trọng của việc học, nhưng lại không thật sự chú tâm đến việc “ làm sao để học”, “cách học ” và
“ phương pháp học ” Việc dạy học trong nhà trường ở Việt Nam đến nay vẫn chưa phải là một phương án tối ưu, và các phương pháp tự học dường như vẫn chưa phổ biến Đó quả thực là một trở ngại rất lớn đối với những người mới bắt đầu trong quá trình “học” một thứ gì đó, bởi như đã nói ở trên, kiến thức là một phạm trù rất rộng lớn, ta không thể tiếp thu mà không có mục đích rõ ràng.
Thực trạng học tiếng Nhật tại Việt Nam
- Năm 2018, số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam lên tới gần 175.000 người, đứng thứ sáu trên thế giới So với kết quả điều tra lần trước vào năm 2015, tốc độ tăng số người học tiếng Nhật của Việt Nam đứng đầu thế giới (theo báo Giáo dục và Thời đại) Dễ hiểu bởi trong những năm gần đây, Nhật Bản là quốc gia đầu tư rất nhiều vào Việt Nam với tổng số tiền đầu tư hơn 4 tỷ USD mỗi năm Tính đến cuối năm 2019, Nhật Bản có 4.190 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 57,9 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào
Việt Nam Nhận thấy những cơ hội này, nhiều bạn trẻ đã chọn lựa ngôn ngữ Nhật là ngôn ngữ thứ 2 hoặc thứ 3 sau tiếng Anh.
- Với mức độ phổ biến khá cao như vậy nhưng giáo dục tiếng Nhật ở Việt
Nam cũng gặp những khó khăn chung: dạy cho 1 số lượng lớn người học cùng 1 lúc sẽ có trình độ nhận thức khác nhau, thiếu cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, thiếu nguồn tài liệu tham khảo, ít tiếp xúc với giáo viên bản ngữ và cơ hội thực hành không nhiều Tự thân ngôn ngữ Nhật đã là một trong 5 ngôn ngữ khó nhất thế giới, lại càng khiến người học thêm choáng ngợp và khó lòng thích ứng với việc học một ngôn ngữ mới
- Những người học ngôn ngữ khi bước chân vào con đường này cần nhất có lẽ chính là kinh nghiệm của những người đi trước Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “phương pháp phát triển 4 kỹ năng tiếng Nhật” để nghiên cứu Chúng tôi sẽ cảm thấy rất tự hào nếu có thể giúp cho chặng đường chinh phục tiếng Nhật của bất cứ ai thêm thuận lợi hơn, thông qua sản phẩm nghiên cứu này.
Mục đích nghiên cứu
Qua thực trạng hiện nay về các khó khăn trong bước đầu làm quen với tiếng
Nhật, nhóm chúng tôi mong rằng bằng việc nghiên cứu “phương pháp phát triển 4 kỹ năng tiếng Nhật” sẽ giúp người học có một lộ trình học tập hiệu quả và đúng hướng khi mới bắt đầu trình độ sơ cấp, tạo thói quen kết hợp học tập và thực hành
Nhật, những mẹo hay để ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp, rất hữu ích cho đối tượng là người Việt mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài “phương pháp phát triển 4 kỹ năng tiếng Nhật”, tiểu luận sẽ tập trung phân tích chuyên sâu về 4 kỹ năng, gọi tắt là Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Phần 1: Tiểu luận sẽ tập trung làm rõ các khái niệm, tầm quan trọng, những khó khăn khi phát triển kỹ năng.
- Phần 2: Thực trạng phát triển các kỹ năng và giải pháp khắc phục.
- Phần 3: Khảo sát vê thực trạng học tiếng Nhật tại Việt Nam, khám phá những lợi thế và hạn chế của sinh viên Việt Nam, đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Để có được hiệu quả cao nhất cho bài luận, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp: tập hợp số liệu, phân tích, xử lý, tổng hợp hệ thống, điều tra khảo sát, thực nghiệm và so sánh.
Kết quả đạt được
Đây là thành quả nghiên cứu đầy đủ và súc tích, chứa đựng hầu hết những thắc mắc và giải đáp cho những người mới bắt đầu học tiếng Nhật phương pháp để tự làm chủ kỹ năng của ngôn ngữ này Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho bạn đọc, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng
Nhật, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Cấu trúc của tiểu luận
Tiểu luận được chia thành 4 chương, không kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo Nội dung của 4 chương như sau:
Chương 1: Kỹ năng nghe – hiểu
Chương 3: Kỹ năng đọc – hiểu
Bảng phân công công việc
STT Họ và tên Công việc Ghi chú
Nội dung kỹ năng nghe – hiểu, kỹ năng nói.
Nội dung kỹ năng nghe – hiểu, kỹ năng nói.
Nội dung kỹ năng đọc – hiểu, kỹ năng viết.
Nội dung kỹ năng đọc – hiểu, kỹ năng viết.
Trình bày bản Word và PowerPoint.
Nội dung kỹ năng nghe – hiểu, kỹ năng nói.
KỸ NĂNG NGHE - HIỂU 1 Kỹ năng nghe – hiểu là gì?
Định nghĩa
• Nghe là quá trình tiếp nhận, mã hóa các tín hiệu ngôn ngữ dưới dạng âm thanh phát ra với tư cách là yếu tố có nghĩa Hiểu là quá trình giải mã các thông tin vừa được tiếp nhận Mối liên kết giữa nghe và hiểu chính là việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin.
• Theo Wolvin và Coakley (1985) định nghĩa: “Nghe là quá trình cơ quan thính giác tiếp nhận, xử lý và xác định được thông tin của lời nói”.
• Nguyễn Văn Đạm, trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” (1997) cũng đưa ra định nghĩa về việc nghe như sau: “Nghe là một quá trình trong đó thính giác tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó tới hệ thống thần kinh trung ương Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối với những âm thanh đó”.
• Cả 2 định nghĩa trên đều cho thấy nghe hiểu là 1 kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm thanh mà còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói.
Các bước của quá trình nghe
- Nghe là một kỹ năng cần có sự chủ động của đối tượng thực hiện Quá trình nghe thành công bao gồm 4 bước chính: Lắng nghe – Hiểu nghĩa – Đánh giá –
Phản hồi Và được diễn ra theo sơ đồ sau:
Nghe Hiểu Đánh giá Phản hồi
- Nói như vậy có nghĩa là nghe không chỉ là một hành động đơn thuần, mà nghe là cả 1 quá trình Dù là trong giao tiếp hay trong việc học ngoại ngữ, khi bạn nói cần có người nghe, nhưng một người chỉ nghe thì chưa đủ, cần có sự đáp lại cho những gì bạn nói Đó gọi là “phản hồi”.
• Nghe và đoán nghĩa từ mới.
• Nghe và đoán chuyện gì sắp được nói tiếp.
• Nghe và luyện tốc độ.
• Nghe và tập dịch bài nói chuyện của các bạn cùng lớp.
*Các giai đoạn của kỹ năng nghe hiểu tiếng Nhật. Để đạt được trình độ nghe độ nghe tốt là cần cả một quá trình rèn luyện, trau dồi, cho nên quá trình nghe hiểu tiếng Nhật trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: Nghe luyện cách khu biệt âm Nhận diện – chọn lọc chưa ghi nhớ.
Giai đoạn 2: Nhận diện chọn lọc – ghi nhớ tạm thời.
Giai đoạn 3: Luyện kỹ năng nghe các loại thông tin.
Giai đoạn 4: Nghe ở mức cao, nghe nhiều loại thông tin hơn, những thông tin đa dạng về thể loại, về nhiều khía cạnh đời sống, xã hội, văn hóa, kinh tế…
Tầm quan trọng của kỹ năng nghe – hiểu
Nâng cao khả năng giao tiếp, làm giàu thêm vốn từ vựng và sự hiểu biết.
Thu thập được nhiều thông tin và tương tác qua lại trong quá trình giao tiếp.
Tạo được sự đồng điệu, liên kết hài hòa, mối quan hệ tốt dẹp giữa người với người khi đặt trong mối quan hệ tập thể và cộng đồng.
Thuận lợi cho việc phát triển công việc cũng như các mối quan hệ xã hội.
*Tầm quan trọng của kỹ năng nghe hiểu tiếng Nhật:
Nghe quen với ngữ điệu, tốc độ nói của người bản xứ => Cải thiện kỹ năng nói.
Nghe chính xác cải thiện ngữ pháp, tốc độ nhận biết và xử lí thông tin.
Giúp nâng cao phát âm và giao tiếp trôi chảy, nhuần nhuyễn.
Thực trạng
Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nghe - hiểu được coi là kỹ năng khó nhất đối với người học tiếng, đặc biệt là sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng hiện nay Thời gian thực hành nghe trên lớp còn hạn chế, thời lượng dành cho việc tự học của sinh viên lại càng ít hơn, rất ít sinh viên thừa nhận có luyện nghe thêm ở ký túc xá hoặc ở nhà khoảng 1 giờ đến 2 giờ/tuần
Một điều đáng lo ngại khác là hầu hết sinh viên đọc phần ghi lại lời băng qua phần hướng dẫn trước khi thực hiện kỹ năng nghe, hay chỉ nghe những gì bài cần chứ không mang ý nghĩa luyện tập nâng cao kỹ năng Vì vậy, đó là một thói quen không tốt tạo cho quá trình nghe - hiểu không đáp ứng đúng yêu cầu, mục đích và có thể lãng phí thời gian.
Bên cạnh đó, tâm lý mỗi sinh viên đều mong muốn nghe và nhớ được 100% thông tin và hiểu bằng tiếng Việt từng câu từng chữ mà không xác định được nội dung trọng tâm, không nắm bắt được thông tin cốt lõi trong quá trình nghe Chính vì vậy làm cho người học mệt mỏi và có biểu hiện lo sợ trong giờ học nghe
Mặt khác, trong lớp cả thầy và trò đều không phải là người bản xứ, sinh viên ít có điều kiện nghe đúng tiếng Nhật bản xứ dẫn đến sinh viên phản ứng chậm mỗi khi được đặt vào các tình huống giao tiếp cụ thể Một số sinh viên có thái độ học tập thụ động và ỷ lại trong những giờ học và rèn luyện kỹ năng nghe vì bản thân họ chưa thật sự nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng nghe.
Thuận lợi
• Theo thống kê năm 2019 về số lượng người Nhật Bản tại nước ngoài đươc bộ ngoại giao Nhật Bản mới công bố, số lượng người Nhật Bản sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã tăng mạnh so với những năm trước (đăng trên báo GD&TĐ).
• Theo thống kê này, tính đến ngày 01/10/2018, số người Nhật Bản tại Việt
Nam là 22.125 người, tăng 28,1% so với con số thống kê trong năm 2017 Tỷ lệ tăng trưởng này là lớn nhất tại khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới (chỉ tính những nước có từ 150 người Nhật Bản trở lên).
• Theo phân loại theo quốc gia và vùng lãnh thổ, số lượng người Nhật Bản tại
Việt Nam đông thứ 14 trên thế giới, vượt qua Indonesia và New Zealand để tăng 2 bậc so với vị trí thứ 16 trong năm 2017 Tính trung bình hàng năm, số lượng người
Nhật Bản tại Việt Nam tăng khoảng 4.859 người, đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ với 20.719 người.
• Theo phân loại theo các thành phố, thành phố Hồ Chí Minh có số người Nhật đông nhất tại Việt Nam, với 11.581 người, tăng 30,6% và đứng ở vị trí thứ 22 trong tổng số các thành phố lớn trên thế giới Trong khi đó, số người Nhật ở thành phố Hà
Nội là 7.752 người, tăng 24,3% và đứng ở vị trí thứ 31 Hầu hết người Nhật Bản sinh sống tập trung ở 2 thành phố lớn trên với tỷ lệ 87,4% trong tổng số người Nhật tại Việt Nam.
• Thống kê trên được tính toán dựa trên số liệu quản lý của các cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhật Bản tại nước ngoài Tính tổng cộng, hiện có
1,39 triệu người Nhật Bản đang có sống bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, tăng 2,8% so với năm 2017 và là tỷ lệ tăng mạnh nhất kể từ năm 1968, thời điểm Bộ Ngoại giao
Nhật Bản bắt đầu tiến hành thống kê.
• Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số
112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng FDI của những đối tác đầu tư vào Việt Nam
• Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt
Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
• Đối với Đại học Hà Nội: Có khoảng hơn 70 du học sinh và giảng viên là người Nhật Bản sang học tập và làm việc Hằng năm trường tổ chức nhiều buổi giao lưu, trao đổi giữa sinh viên hai nước cùng nhiều hoạt động để quảng bá nền văn hóa của xứ sở hoa anh đào.
Hình 1.4: Tuần lễ văn hóa Nhật Bản diễn ra tại Trường Đại học Hà
Khó khăn
Khó khăn lớn nhất đối với người học tiếng Nhật không phải là nói, viết hay đọc mà chính là nghe hiểu Khó khăn này không chỉ đối với sinh viên mới bắt đầu học, tiếp xúc với tiếng Nhật mà ngay cả đối với sinh viên năm thứ 2, thứ 3, thứ 4.
• Tiếng Nhật phối hợp ba bảng chữ cái chữ: Hán tự (Kanji), Hiragana,
Hình 1.5: Bảng chữ cái Hiragana và Katakana
Hình 1.6: Một vài Kanji trình độ N5
• Nhiều từ phát âm giống nhau gây hiểu nhầm cho người nghe Ví dụ:
1 おばさん (cô, dì) ~ おばあさん (bà)
2 おじさん (chú, bác) ~ おじいさん (ông)
3 へや (phòng) ~ へいや (đồng bằng)
4 かれ (anh ấy) ~ かれい (phong tục gia đình/tráng lệ/cá bơn)
5 ゆき (tuyết) ~ ゆうき (sự can đảm)
• Không nhận ra các âm tiếng Nhật: Ra Ri Ru Re Ro (ら・り・る・れ・ろ) là những âm thuộc hàng Ra Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, nó không đọc thành L (lờ) cùng không đọc thành R (rờ) mà phát âm của nó nằm giữa 2 âm này.
• Vốn từ vựng còn hạn hẹp.
• Có thói quen phải hiểu được tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung của bài.
• Không thể hiểu được khi nghe người Nhật nói nhanh một cách tự nhiên.
• Cần phải nghe nhiều lần mới có thể hiểu được.
• Thấy khó có thể nắm bắt các thông tin và không dự đoán được điều mà người nói sắp nói.
• Nếu phải nghe kéo dài người nghe sẽ cảm thấy mệt mỏi khó tập trung.
• Sự khác biệt về vùng miền gây nhiều khó khăn cho người nghe.
ちゃう 違う Khác nhau
あかん ダメ Không được!
めっちゃ とっても Rất
• Do không hiểu được những điều mà người ta nói với mình gây ra căng thẳng, mất tự tin, lúng túng.
• Khó khăn khi gặp bài tập nghe: tâm lí, không nắm rõ được nội dung hội thoại, nghe bị khuyết đầu hoặc cuối, nghe và tập trung suy nghĩ về từ vựng không biết dẫn đến quên nội dung.
Nguyên nhân
Không chủ động trau dồi vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp.
Không tự giác trong việc học.
Không xác định được động lực học, tầm quan trọng của kỹ năng nghe.
Thiếu tập trung khi nghe.
Không có phương pháp học hợp lí.
Thiếu kiến thức văn hóa của người bản xứ.
Cơ quan thính giác không tốt.
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật phức tạp.
Yếu tố vùng miền: Tokyo, Osaka,
Sự khác biệt, khó khăn về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…
Chất lượng âm thanh, thiết bị kém.
Không có môi trường giao tiếp, luyện tập nghe.
Phương pháp
7.1 Yêu cầu với người học:
• Xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chiến lược học phù hợp để nâng cao chất lượng học.
• Thay đổi lại phương pháp học tiếng Nhật cho phù hợp với yêu cầu mới.
• Tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp, hạn chế các hoạt động viết (chỉ viết những gì thực sự cần thiết).
• Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Nhật, tạo phản ứng nhanh nhạy.
• Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Nhật, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.
• Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của người đọc.
• Nghe nhạc, xem phim, đọc truyện,… tiếp xúc với tiếng Nhật càng nhiều càng tốt.
*Yêu cầu với giáo viên:
• Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên những cách học hiệu quả giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Nhật (cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tưởng ).
• Không gây áp lực đối với học sinh yếu, sinh viên lười học Thay vào đó phải động viên, khuyến khích để sinh viên không bị nản chí, chán chường mà tự giác học.
• Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và
• Có chế độ thưởng phạt công bằng để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên.
• Luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho sinh viên được nói và giao tiếp.
• Tạo tình huống bắt học viên nói.
• Tìm phương pháp giảng dạy hiệu quả (chia nhóm, độc thoại, hội thoại, ).
• Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lược học của sinh viên, giúp sinh viên tự đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Nhật cho tương lai của học viên để từ đó học viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học hiệu quả.
7.2 Yêu cầu với công ty, đơn vị đào tạo:
• Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
• Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi nói trước công chúng.
• Tổ chức các buổi giao lưu với người Nhật hoặc những chương trình có yếu tố văn hóa Nhật Bản.
• Giúp người học có cơ hội tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó giúp học viên định hướng được việc học của mình.
• Chúng ta cần có những trang thiết bị cần thiết và có chất lượng phục vụ cho việc nói tiếng Nhật như: giáo trình nói hay, cách phát âm chuẩn
• Cần tạo cho sinh viên một môi trường nói thật tốt và thoải mái trong đó giảng dạy không yêu cầu quá khắt khe, áp đặt đối với sinh viên Việc tạo áp lực, tâm lý sẽ khiến cho sinh viên không có hứng thú học cũng như việc tiếp thu bài hiệu quả.• Giảng viên cũng nên khuyến khích sinh viên tư duy bằng tiếng Nhật trước khi nói Không quá câu lệ việc đúng ngữ pháp hay câu chữ, khuyến khích sinh viên diễn đạt theo ý tưởng của mình.
- Phát âm tiếng Nhật thật tốt.
- Thoải mái tâm lí và khả năng dự đoán.
- Lắng nghe những gì bạn thích (anime, phim, bài hát): Cách này sẽ rất hiệu quả với các bạn đam mê phim ảnh hoặc âm nhạc Nghe thường xuyên sẽ giúp bạn quen tai hơn Có một mẹo nhỏ là hãy lựa chọn cho mình những bài hát có nhịp điệu vừa phải hoặc những bộ phim có nội dung gần gũi với cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị khi vừa học nghe, vừa có thể thư giãn.
- Đừng cố gắng dịch sang tiếng mẹ đẻ.
- Nghe từ đầu (từ khi bắt đầu học).
- Nghe đi nghe lại nhiều lần cùng 1 nội dung.
- Nghe và học cách phán đoán.
- Nghe thường xuyên: Mỗi ngày hãy dành ra 20~30 phút để học nghe Để bắt đầu, hãy chọn cho mình những bài đơn giản, dễ hiểu, có nhịp độ chậm rãi bởi thời điểm khởi động rất quan trọng và tạo cảm hứng cho bạn trong cả buổi nghe hôm đó, không nên bỏ qua những bài dễ Việc luyện nghe cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn nên hãy từ từ tăng tốc.
- Xác định nội dung, lĩnh vực, trình độ nghe, “nghe cái gì?”.
- Sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo:
+ Minna no Nihongo Choukai Tasuku.
+ Tanoshiku kikou. hãy xem qua trước các câu hỏi để có mường tượng ra các ý chính có thể có trong bài nghe, từ đó tập trung nghe để chắt lọc những keywords và nội dung cần thiết.
Một điều không thể bỏ qua nữa là hãy chuẩn bị giấy ghi chú/giấy nháp Không phải là phải chép lại toàn bộ câu từ trong bài nghe mà bạn nên note lại những chi tiết đắt giá, những danh từ, động từ, trạng từ quan trọng Đừng quá tự tin vào trí nhớ của mình khi mà nếu đi thi bạn chỉ được nghe đúng một lần Việc tạo thói quen ghi chép khi sẽ giúp tư duy của bạn tốt hơn, mặt khác sự tập trung cũng sẽ được nâng cao.
Tiểu kết chương
Hành trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, nhất là với kỹ năng nghe bởi người Nhật có cách nói chuyện nhanh và nhiều âm tiết Chúng ta cần chăm chỉ, tìm ra và áp dụng phương pháp hiệu quả nhất cho bản thân để làm chủ được kỹ năng này.
KỸ NĂNG NÓI 1 Kỹ năng nói là gì?
Các giai đoạn của quá trình nói
Giai đoạn 1: Nắm và sử dụng đúng các mẫu câu đã học trong việc thực hành, hội thoại được những vấn đề đơn giản.
Giai đoạn 2: Luyện nói theo chủ đề, tình huống giao tiếp thường nhật.
Giai đoạn 3: Luyện khả năng trình bày được những vấn đề: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.
Giai đoạn 4: Luyện khả năng trình bày các vấn đề dưới hình thức diễn thuyết hùng biện, biện luận.
Tầm quan trọng của kỹ năng nói
Kỹ năng nói có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện được trình độ, khả năng của người nói Và vì đây cũng chính là mục đích cuối cùng của việc học ngôn ngữ.
Hình 2.1 Nói chính là đầu ra của khả năng ngôn ngữ
Từ kết quả khảo sát trên đối tượng người Nhật đã đưa ra đánh giá tổng quan về trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam và ảnh hưởng phát âm tiếng
Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp với người Nhật Từ đó, đưa ra cái nhìn khách quan đối với tình hình phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam.
Biểu đồ cho thấy có 25% người Nhật đánh giá trình độ phát âm của sinh viên
Việt Nam không tốt, 45% người đánh giá bình thường, 30% người đánh giá tốt Tỉ lệ đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam không tốt chỉ bằng
1/4 số lượng người Nhật đã thực hiện bảng khảo sát Vậy lý do tại sao lại đánh giá không tốt? Những người Nhật tham gia trả lời bảng khảo sát lí giải cách đánh giá của mình về trình độ phát âm của sinh viên Việt Nam như sau:
- “Sinh viên Việt Nam phát âm tiếng Nhật rất khó nghe.”
- “Không thể nào làm thay đổi cách phát âm và thanh điệu đặc trưng trong tiếng
Việt khi họ phát âm tiếng Nhật Có lẽ nếu sinh ra ở Việt Nam mà không được đến
Nhật trước 5 tuổi thì họ sẽ không thể nào phát âm chuẩn tiếng Nhật.”
- “Sinh viên Việt Nam phát âm những từ Katakana (từ ngoại lai trong tiếng Nhật) và từ tiếng Anh vô cùng khó nghe Tuy nhiên, có lẽ là do ảnh hưởng của đặc trưng phát âm trong tiếng Việt nên có thể hiểu và chấp nhận được.”
* Thực trạng nói tiếng Nhật tại Trường Đại học Hà Nội:
• Thực tế nói không phải kỹ năng khó Trong 4 kỹ năng nghe - nói- đọc - viết thì nói là kỹ năng có điều kiện cải thiện nhanh nhất bởi đặc điểm có thể thực hành mọi lúc mọi nơi Thế nhưng với những sinh viên năm nhất mới tiếp xúc với ngôn ngữ này thì việc nói tiếng Nhật lưu loát vẫn còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ.
Nhiều điểm tương đồng trong phát âm:
• Chữ Kanji trong bảng chữ cái của người Nhật có nguồn gốc là Trung Quốc.
Trong khi đó Tiếng Việt lại có nhiều âm Hán Từ đó dẫn tới nhiều điểm tương đồng trong phát âm Ví dụ từ “thái độ” trong tiếng Nhật là “taido”, từ “quốc ca” trong tiếng Nhật là “kokka”, từ “quốc kì” trong tiếng Nhật là “kokki”,
• Tiếng Nhật phát âm khá dễ, viết như thế nào nói như thế Cũng giống như trước nguyên âm và đọc tương tự như vậy Phát âm tiếng Nhật theo kiểu viết sao nói vậy nên rất dễ học Bạn chỉ cần nhớ được mặt chữ và ý nghĩa của từ đó nữa là đủ.
• Nói không lưu loát, không có từ vựng để nói.
• Không nắm vững được ngữ pháp, mẫu câu đã học Ví dụ Watashi Wa Ringo wo Tabemasu (Tôi-Táo-Ăn).
• Dùng sai trợ từ, sai ngữ điệu, cách nhấn âm, trường âm.
• Tập trung vào ngữ pháp, chưa chú ý đúng mức đến mẫu câu giao tiếp.
• Ngại giao tiếp với người xung quanh.
• Sợ nói sai, sợ mọi người chê cười, luôn sợ hãi khi phải giao tiếp với người
• Không có đủ sự tự tin trong giao tiếp.
• Các vùng miền nói tiếng địa phương khác nhau gây cản trở cho việc nghe cũng như nói: Nhật Bản là đất nước có nhiều phương ngữ, trong đó 5 nhóm chính là: Phương ngữ Đông Nhật Bản, phương ngữ Bát Trượng, phương ngữ Tây Nhật
Bản, phương ngữ Cửu Châu, phương ngữ Lưu Cầu.
1) Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính khác với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.
2) Trong câu sử dụng các bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji.
• Tiếng Nhật là ngôn ngữ nổi bật chủ đề, có xu hướng tách biệt chủ đề khỏi bổ ngữ với cấu trúc cơ bản là chủ đề - bổ ngữ.
• Đại từ nhân xưng đa dạng như cùng chỉ ngôi thứ 2 có anata, kimi, omae,
4) Trọng âm tiếng Nhật chủ yếu là trọng âm cao thấp lại có tác dụng khu biệt nghĩa của từ đồng âm như: Hashi (cây cầu), Hashi (cái đũa),
5) Hệ thống kính ngữ phức tạp gồm teineigo (đinh ninh ngữ), sonkeigo (tôn kính ngữ) và kenjougo (khiêm nhường ngữ).
1) Tâm lý sợ sai dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp.
2) Chỉ tập trung vào ngữ pháp, coi nhẹ kỹ năng nói, không bồi đắp vốn từ dẫn đến sự lúng túng trong giao tiếp.
3) Thiếu sự luyện tập thường xuyên, chưa có mục đích, phương pháp học tập đúng đắn.
4) Chưa biết cách tận dụng và tạo môi trường giao tiếp trong và ngoài giờ học. Điều kiện để xác định kỹ năng nói tốt luôn là:
• Ngữ pháp chắc chắn, nhuần nhuyễn;
• Có đủ vốn từ để diễn đạt ý của mình;
• Phát âm chính xác, tránh gây hiểu lầm;
• Có hiểu biết nhất định về mọi mặt của đời sống, và nhất là về văn hóa, phong tục Nhật Bản và tâm lí người Nhật;
• Có tinh thần học hỏi mạnh dạn, chủ động tham gia vào hoạt động đối thoại
7.1 Các phương pháp phổ biến
• Rèn cách phát âm chuẩn: Việc phát âm sai khiến người đối thoại không hiểu được hoặc nhẫm lẫn dẫn đến sinh viên sợ nói Vì vậy rèn cách phát âm chuẩn là một trong những cách quan trọng trong rèn luyện kỹ năng nói.
• Tự nói chuyện một mình: Việc tự nói chuyện một mình bằng tiếng Nhật giúp tăng thời gian thực hành được nhiều hơn cũng như giúp những sinh viên không đủ tự tin khi nói bắt đầu từ những câu đơn giản dần đến phức tạp Từ đó kỹ năng nói tiến bộ hơn và tự tin hơn để nói chuyện với mọi người bằng tiếng Nhật.
• Lên kế hoạch học nói: Bất cứ công việc gì cũng cần có kế hoạch tốt để đến với thành công Hãy lên kế hoạch học nói ngay từ khi bắt đầu Dành khoảng thời gian nhất định trong ngày để học tiếng Nhật hơn là học theo hứng thú và chăm chỉ là yếu tố quan trọng.
• Chuẩn bị tinh thần: nắm được những kiến thức cơ bản về phát âm và ngữ âm tiếng Nhật bao gồm nhịp, trọng âm, ngữ điệu
• Rèn cách phát âm chuẩn: giao tiếp tự nhiên, trôi chảy, không bị ngắt quãng, hay rơi vào tình trạng "bí từ".
• Tư duy linh hoạt, sử dụng từ gần nghĩa hoặc cách diễn đạt khác không phụ thuộc vào sách vở.
• Tiếp xúc với tiếng Nhật càng nhiều càng tốt Nghe nhạc, học hát và xem phim có phụ đề tiếng Nhật không chỉ giúp giải trí thư giãn đầu óc mà việc hát theo hoặc nghe ngữ điệu trong phim giúp sinh viên phát âm tự nhiên hơn và dễ nhớ hơn.
• Bắt chuyện với người bản xứ.
• Những gợi ý cách thực hành nói tiếng Nhật.
• Luyện phát âm theo băng, bài hát, phim ảnh, báo chí, luyện với người bản địa.
• Vận dụng thực hành thường xuyên.
• Tìm hiểu văn hóa, lịch sử đất nước Nhật Bản.
• Luôn giữ thái độ tự tin, chủ động.
• Học theo nhóm/theo cặp.
1 Xác định mục đích: Tại sao cần phải rèn luyện kỹ năng nói?
2 Không nên tự ti về khả năng tiếng Nhật.
3 Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác.
4 Suy nghĩ bằng tiếng Nhật.
5 Hát các bài hát bằng tiếng Nhật.
6 Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản.
7 Tham gia các hoạt động nhóm.
8 Nhớ từ mới và cụm từ.
9 Gọi điện cho người khác.
Shadowing là thuật ngữ có nguồn gốc từ Shadow trong tiếng anh
(nghĩ là cái bóng) Về cơ bản, Shadowing là một hành động mô phỏng chính xác âm thanh phát ra từ đối phương Nói 1 cái khác, shadowing chỉ đơn thuần là một phương pháp luyện tập thực tiễn.
Theo nghiên cứu của Mochizuki (2006), đặc trưng trong phương pháp
KỸ NĂNG ĐỌC - HIỂU 1 Kỹ năng đọc – hiểu là gì?
Tầm quan trọng của kỹ năng đọc - hiểu
Victor Hugo từng nói: “Học đọc là nhóm lên ngọn lửa” cũng như nếu bạn có phương pháp học đọc hiệu quả nó có thể giúp bạn phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ Chúng giúp bạn phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng Sau đó, bộ não của bạn có thể bắt chước và bạn có thể nói ra những gì mà bạn suy nghĩ một cách chính xác cả về cách dùng từ lẫn ngữ pháp như cách bạn học tiếng mẹ đẻ vậy.
Bên cạnh đó, đọc hiểu còn là một trong những kỹ năng chính bắt buộc trong bài thi tổng hợp JLPT, phần này chiếm đến 1/3 tổng điểm bài thi, được chia theo bài từ dễ đến khó và khá đa dạng bài như tìm thông tin, điền từ phù hợp Vì vậy nếu không nắm chắc kiến thức để làm bài đọc thì rất dễ mất điểm không đáng có.
Mặt khác đọc hiểu cũng là một trong những kỹ năng thiết thực được áp dụng nhiều vào đời sống văn phòng, trường học Ví dụ như bạn là du học sinh, thực tập sinh, nếu bạn không có kỹ năng đọc hiểu tốt, liệu bạn có thể hiểu được tường tận những thông báo của trường, những thông tin thuê nhà Để rồi có thể bảo vệ quyền lợi học tập, làm việc và phát triển bản thân hay không?
Một vấn đề mà người học tiếng Nhật hay gặp phải, nhất là đối với những người mới học đó là cố gắng đọc hết toàn bộ đoạn văn và dịch từng câu từng câu một Việc này sẽ khiến người học nạp một lúc quá nhiều thông tin Từ đó sẽ khó để tìm được thông tin quan trọng mà câu hỏi yêu cầu Hơn nữa, việc dịch từng câu câu một còn tốn rất nhiều thời gian sẽ dẫn đến việc phân bổ thời gian làm bài thi từng phần không hợp lí hoặc không kịp làm hết các câu Đọc không kĩ thông tin đưa ra trong đoạn văn hoặc đọc không kĩ câu hỏi.
Việc này dẫn đến việc bị đề “đánh lừa” và trả lời sai câu hỏi
Chưa tập trung cho phần đọc hiểu bởi tâm lý ngại đọc Đây cũng là một thực trạng phổ biến thường thấy của những người học trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu Khi nhìn thấy một đoạn văn hoặc văn bản dài hay có nhiều chữ kanji dễ khiến người học “ngại” đọc.
Nguyên nhân gây khó khăn trong khi đọc hiểu
Tiếng Nhật là một trong 5 ngôn ngữ khó nhất thế giới
- Không giống như hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới chỉ sử dụng một kiểu chữ cố định, tiếng Nhật sử dụng phối hợp cùng lúc 3 kiểu chữ: đó là chữ
Hiragana (hay còn gọi là chữ mềm), Katakana (hay chữ cứng) và chữ Kanji
(còn gọi là chữ Hán tiếng Nhật) chiếm từ 60-70% dung lượng một văn bản. học Kanji sẽ theo suốt cả quá trình học tiếng chứ không thể học trong một, hai hay vài năm Ngay cả với người Nhật thì cũng không phải ai cũng có thể đọc được hết tất cả Hán tự Không chỉ vậy, tiếng nhật là chữ tượng hình khác hoàn toàn với hệ thống kí hiệu chữ Latin mà người Việt sử dụng Do đó khi đọc một văn bản tiếng Nhật có cả những chữ đã học rồi thì cũng sẽ mất một khoảng thời gian để nhớ ra ý nghĩa của chữ đó Bởi vậy, việc đọc hiểu sẽ tương đối chậm, thậm chí khi dịch câu sẽ thấy vô vùng tối nghĩa (nhất là với những người mới học tiếng Nhật).
Ngữ pháp tiếng Nhật vô cùng phức tạp
- Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã tiến hành so sánh ngôn ngữ Nhật Bản với một số ngôn ngữ trên thế giới để tìm hiểu xem người ta cần biết bao nhiêu từ để có thể đọc hiểu thì người ta kết luận rằng tiếng Nhật là ngôn ngữ cần biết nhiều từ nhất Một người học tiếng Nhật để đọc hiểu được tiếng Nhật thì cần phải biết tới 22.000 từ vựng Bởi thế mà người học tiếng Nhật cần phải tích lũy được một vốn từ lớn cho mình thì mới có thể dễ dàng đọc hiểu tiếng Nhật được.
- Tiếng Nhật còn có rất rất nhiều các từ đồng âm nhưng khác nghĩa Để hiểu được nghĩa của từ đó thì ta phải đặt nó vào văn cảnh nhất định Do đó, nếu bạn biết từ nhưng không đặt nó sát theo văn bản thì bạn sẽ không hiểu đúng nghĩa tác giả dùng ở đây.
- Cấu trúc câu trong trong tiếng Nhật cũng là một thử thách cực lớn đối với người học tiếng Nhật Trật tự câu trong tiếng Nhật hoàn toàn đảo ngược so với tiếng Việt và cả những ngôn ngữ phổ biến khác như tiếng Anh, tiếng
Trung, tiếng Nga,…Trong tiếng Nhật, vị ngữ đứng ở cuối câu thay vì đứng ở giữa câu để liên kết giữa chủ ngữ và các thành phần khác của câu như tiếng
Việt Thế nên việc đọc - dịch tiếng Nhật cũng sẽ khác với việc đọc - dịch tiếng Anh.
Do thiếu vốn từ vựng tiếng Nhật
Không chỉ riêng với tiếng Nhật mà khi học bất kì một ngôn ngữ nào nếu bạn không có vốn từ thì chắc chắn khi đọc bạn sẽ không thể hiểu được nội dung của văn bản Đặc biệt để có thể đọc hiểu được tiếng Nhật thì cần có một vốn từ rất lớn Đây là một trong những nguyên nhân mà nhiều người học tiếng Nhật gặp phải dẫn đến khó khăn trong quá trình đọc hiểu.
Chưa nắm chắc cấu trúc câu
Khi đọc một câu văn mà bạn không nắm rõ cấu trúc câu thì sẽ không thể xác định được chủ thể đang được nhắc đến là ai, danh từ, …từ đó sẽ không hiểu được câu văn đang muốn nói điều gì.
Do tâm lý của bản thân
Khi nhìn thấy một đoạn văn hay một bài chữ tiếng Nhật thường có cảm giác ngại đọc Từ đó dẫn đến chán nản, bỏ cuộc.
Do không giành thời gian luyện tập kỹ năng này
Nếu không thường xuyên rèn luyện việc đọc hiểu thì khi cần đọc hiểu sẽ bị lúng túng, không hiểu được đoạn văn, bài văn, bài báo…tiếng Nhật ấy đang nói gì.
Do chưa biết tận dụng tối đa các nguồn hữu ích như sách, báo tiếng Nhật, Internet,…
Trong thời đại hiện nay nguồn thông tin, tài liệu, sách báo,… vô cùng phong phú Hơn nữa, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà chúng ta có thể tiếp cận, chia sẻ được với nhiều nguồn tài liệu hơn bao giờ hết.
5.1 Việc đọc hiểu nói chung:
- Bước ban đầu khi đọc hiểu một văn bản tiếng Nhật bạn không nên tra từng từ mới những từ mà bạn đã biết Tiếp đó bạn nên tra những từ mà bạn chưa biết nghĩa để xem nghĩa của từ và học cả cách đọc.
- Khi đọc bạn hãy tìm những câu chủ đề, những câu tóm tắt khái quát của đoạn văn và những câu chủ đề của đoạn Bạn cũng cần gạch dưới những câu đó để nắm bắt được ý toàn bài.
- Cố gắng đọc những bài viết phù hợp với trình độ của mình:
- Với những người mới học tiếng Nhật: hãy tập đọc những đoạn văn ngắn, đơn giản, ít Hán tự Những đoạn văn dài, có quá nhiều hán tự và vượt quá khả năng của mình sẽ khiến bạn bị “choáng” và dễ nản.
- Với những bạn trình độ tiếng Nhật cao hơn thì có thể đọc hiểu những đoạn văn dài hơn hoặc thậm chí là những bài báo, tạp chí, sách tiếng Nhật với những chủ đề, nội dung đa dạng.
- Tạo hứng thú cho việc đọc bằng cách đọc những chủ đề mà bạn yêu thích Bạn có thể đọc những bản tin tức bằng tiếng Nhật về idol của mình, hoặc thậm chí đọc truyện, tác phẩm văn học bằng tiếng Nhật,…
Tiểu kết chương
Như vậy bên cạnh các kỹ năng nghe hiểu, nói và viết thì kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng không kém Đặc biệt là với những bạn có ý định du học hoặc làm việc tại Nhật Bản Trong một môi trường mà các văn bản, các thông báo, biển báo,… đa số viết bằng tiếng Nhật kỹ năng đọc hiểu tiếng Nhật lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Thế nên chúng ta cần rèn luyện đồng thời kỹ năng đọc hiểu song song với 3 kỹ năng còn lại Những mẹo, lưu ý ở trên sẽ trở nên vô dụng nếu như bản thân mỗi người không cố gắng, kiên trì với việc học tiếng Nhật thì sẽ không thể tiến bộ được Bởi vậy điều quan trọng nhất ở đây vẫn là bản thân mỗi người học.
KỸ NĂNG VIẾT 1 Kỹ năng viết là gì?
Tầm quan trọng của kỹ năng viết
- Viết là một trong những kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ, viết giúp người học nâng cao được về khả năng dùng từ Ví dụ như, trong quá trình viết một bài văn bằng tiếng Nhật, người viết sẽ phải tỉ mỉ lựa chọn từng từ ngữ cho đúng nghĩa vừa phải cân nhắc xem từ đó có bảo toàn được tính chính xác mà chúng ta cần truyền đạt hay không Trong quá trình đó người đọc đã tự giúp bản thân mình nâng cao thêm kỹ năng viết bài Mặt khác viết là cách mở rộng vốn từ cho người học ngọai ngữ Các bài viết theo chủ đề khác nhau sẽ đòi hỏi lượng từ vựng khác nhau Vì thế, viết càng nhiều thì càng nắm bắt được nhiều từ vựng Đồng thời việc này cũng có lợi cho người học ngoại ngữ trong kỹ năng đọc hiểu; có khả năng chọn lọc từ vựng phù hợp nhất với nội dung bài viết.
- Đối với việc học ngoại ngữ viết có nhiều lợi ích Với một học viên, sinh viên nhút nhát, hình thức viết là một cách và cơ hội để bày tỏ khi bản thân học viên, sinh viên đó cảm thấy khó khăn trong việc biểu đạt trực tiếp bằng lời, cũng như thuận lợi hơn với giảng viên trong việc có đượcnhững thông tin mang tính cá nhân, tế nhị từ phía học viên, sinh viên Thông qua một bài viết giảng viên có thể hiểu sâu hơn quan điểm, tâm tư, tình cảm của học viên, sinh viên.
Ngoài ra, viết cũng là một thước đo cho tính tự lập và cho phép giảng viên kiểm soát được mức độ tiếp thu của học viên, sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện.
Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật thì kỹ năng viết là kỹ năng gây khó khăn nhiều nhất đối với người học và dễ gây chán nản Bởi thế mà đối với những người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên các trường đại học ngoại ngữ nói riêng chưa chú trọng vào việc tập viết tiếng Nhật thường xuyên.
Việc không tập viết thường xuyên sẽ khiến người học không nhớ được cách viết từ, câu từ đó khi viết sẽ bị lúng túng, câu văn lủng củng
Hoặc có viết thì không đúng vì không nhớ cấu trúc câu, không nhớ được chữ Hán dẫn đến sử dụng chữ Kana nhiều khiến đoạn văn dài, rối mắt và thậm chí còn làm người đọc hiểu sai về từ
Còn một vấn đề thường gặp trong quá trình viết tiếng Nhật đó là người học sử dụng lối tư duy của người Việt để viết Trong khi cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật lại không giống như cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt Do đó dẫn đến việc viết sai cấu trúc câu
Cũng có trường hợp khi viết đoạn văn hoặc văn bản bằng tiếng Nhật, người học sử dụng quá nhiều cấu trúc câu đơn khiến cho đoạn văn, văn bản dài dòng Hoặc ngược lại, dùng quá nhiều cấu trúc câu phức tạp khiến người đọc khó hình dung nội dung của đoạn văn, văn bản đó.
Giải pháp
5.1 Việc đọc hiểu nói chung:
- Bước ban đầu khi đọc hiểu một văn bản tiếng Nhật bạn không nên tra từng từ mới những từ mà bạn đã biết Tiếp đó bạn nên tra những từ mà bạn chưa biết nghĩa để xem nghĩa của từ và học cả cách đọc.
- Khi đọc bạn hãy tìm những câu chủ đề, những câu tóm tắt khái quát của đoạn văn và những câu chủ đề của đoạn Bạn cũng cần gạch dưới những câu đó để nắm bắt được ý toàn bài.
- Cố gắng đọc những bài viết phù hợp với trình độ của mình:
- Với những người mới học tiếng Nhật: hãy tập đọc những đoạn văn ngắn, đơn giản, ít Hán tự Những đoạn văn dài, có quá nhiều hán tự và vượt quá khả năng của mình sẽ khiến bạn bị “choáng” và dễ nản.
- Với những bạn trình độ tiếng Nhật cao hơn thì có thể đọc hiểu những đoạn văn dài hơn hoặc thậm chí là những bài báo, tạp chí, sách tiếng Nhật với những chủ đề, nội dung đa dạng.
- Tạo hứng thú cho việc đọc bằng cách đọc những chủ đề mà bạn yêu thích Bạn có thể đọc những bản tin tức bằng tiếng Nhật về idol của mình, hoặc thậm chí đọc truyện, tác phẩm văn học bằng tiếng Nhật,…
- Rèn luyện việc đọc văn bản tiếng Nhật thường xuyên Có thể là những câu chuyện nhỏ; qua những đoạn báo, tin vắn; qua sách song ngữ Nhật - Việt hay Nhật - Anh hoặc những báo cho trẻ em như mainichi shinbun shogakusei Đây là cũng là một cách để tăng thêm vốn từ vựng và nhận diện được nhiều chữ hán Dưới đây là một số trang báo điện tử bằng tiếng Nhật:
+ Asahi simbun: http://www.asahi.com
+ Mainichi shimbun: http://www.mainichi.co.jp/
+ Nikkei shimbun: http://www.nikkei.co.jp/weekend/index.html
+ Yomiuri shimbun: http://www.yomiuri.co.jp/
+ Sankeishimbun: http://www.sankei.co.jp
Hình 3.1: Báo điện tử bằng tiếng Nhật là một nguồn tài liệu đọc chuẩn xác và tiện lợi
- Cần nắm chắc cấu trúc câu, có một vốn từ nhất định Khi đã nắm chắc cấu trúc câu và có một vốn từ nhất định thì việc đọc hiểu sẽ nhanh hơn và trách được trường hợp không hiểu hoặc hiểu sai ý mà văn bản muốn đề cập.
- Cần trau dồi cả vốn từ tiếng Việt để có thể dịch đúng nội dung câu muốn nói mà không hề bị tối nghĩa.
- Học qua các trang web, kênh Youtube, Facebook…ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển vô cùng mãnh mẽ, thông tin được trao đổi trên mạng nhiều hơn, không còn bị hạn chế như ngày trước Do đó nếu biết tận dụng các nguồn tài liệu này thì không chỉ dễ dàng tiến bộ trong việc đọc hiểu tiếng Nhật mà còn tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ Một vài kênh hay để tham khảo có thể kể đến như “đọc hiểu tiếng Nhật” https://www.facebook.com/dochieutiengnhat/, kênh
Youtube “Japanesepod 101”, “Basic Japanese Lessons”…
Bạn cần phải kiên trì bởi để có thể đọc hiểu tốt tiếng Nhật thì không thể một sớm một chiều mà cần phải thực hành, rèn luyện hàng ngày.
5.2 Về phần đọc hiểu trong bài thi đánh giá năng lực: Đặc biệt với những người học tiếng Nhật thì phần đọc hiểu trong các bài thi năng lực tiếng Nhật cũng là phần được chú trọng Dưới đây là một số tips để làm tốt bài đọc hiểu trong các bài thi năng lực tiếng Nhật.
Các bước làm bài đọc hiểu:
Cách 1: Đảm bảo bản thân có được lượng chữ Hán tốt, từ đó làm quen với cách đọc lướt hãy tập cho mình kỹ năng nắm bắt 20% nội dung bài đọc 1 trang giấy trong vòng 30 giây, nếu nửa trang có thể đọc trong vòng 10 giây Bạn có thể tập luyện theo trình tự sau:
Bước 1: Đọc lướt qua bài dựa vào các keywords quan trọng xuất hiện nhiều, chúng thường là Hán tự hoặc chữ katakana Khi tìm thấy, bạn hãy gạch chân các keywords đó.
Bước 2: Sau khi nắm được khoảng 20% ý tác giả muốn truyền đạt Bạn tiến hành đọc câu hỏi, nhớ chú ý vào dạng câu hỏi “ý tác giả, nội dung bài viết, chỉ thị từ, nguyên nhân lý do….” Gạch chân các Keywords hoặc những ý chính, ý quan trọng của câu hỏi.
Bước 3: Tìm đáp án, đọc và gạch chân keywords trong đáp án Lưu ý là mỗi đáp án chỉ được tối đa gạch 2 keywords để không làm giảm độ tập trung) Sau đó dựa vào dạng câu hỏi, ta sẽ kiểm tra và so sánh các đáp án.
Bước 4: Tìm đáp án sai suy ra đáp án còn lại là đáp án đúng Phương án này sẽ tùy thuộc vào thời gian làm bài cũng như độ khó của bài thi.
Cách làm bài này phù hợp với các bạn cần bứt tốc và muốn làm bài thật nhanh.
Theo cách này, thí sinh không cần đọc hết bài mà chỉ cần tập trung vào các câu hỏi.
Cụ thể cách làm này như sau: