1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

109 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (15)
    • 1.1. Rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng (16)
        • 1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro (16)
        • 1.1.1.2. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (16)
      • 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng (18)
      • 1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng (20)
      • 1.1.4. Đánh giá rủi ro tín dụng (21)
        • 1.1.4.1. Nợ quá hạn và nợ xấu (21)
        • 1.1.4.2. Hệ số rủi ro tín dụng (23)
      • 1.1.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng (23)
        • 1.1.5.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (23)
        • 1.1.5.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay (24)
        • 1.1.5.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng (25)
      • 1.1.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng (25)
        • 1.1.6.1. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng (25)
        • 1.1.6.2. Đối với hệ thống ngân hàng (25)
        • 1.1.6.4. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại (26)
    • 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại (27)
      • 1.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM (27)
      • 1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM (28)
      • 1.2.3. Chức năng quản trị rủi ro tín dụng (29)
      • 1.2.4. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng (29)
        • 1.2.4.1. Mô hình điểm số Z (Z-credit scoring model) (30)
        • 1.2.4.2. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier về mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam (31)
      • 1.2.5. Quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM theo yêu cầu của Ủy ban Basel (33)
        • 1.2.5.1. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng (33)
        • 1.2.5.2. Ứng dụng của nguyên tắc Basel trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (35)
    • 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới và bài học cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (38)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới26 1. Kinh nghiệm của Thái Lan (38)
        • 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản (39)
        • 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ (39)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (15)
    • 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (0)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (42)
      • 2.1.2. Hoạt động kinh doanh Vietcombank trong thời gian gần đây (44)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (0)
      • 2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 (46)
      • 2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2010 (47)
      • 2.2.2. Thực trạng phân loại nợ tại Vietcombank (53)
      • 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank trong thời gian qua (56)
        • 2.2.3.1. Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng vay (56)
        • 2.2.3.2. Nhóm nguyên nhân từ phía các chi nhánh Vietcombank (59)
    • 2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (61)
      • 2.3.1. Quy định chung về Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank 49 1. Quy định chung về Chính sách quản lý rủi ro tín dụng (61)
        • 2.3.1.2. Bộ máy tổ chức và trách nhiệm thực hiện (61)
      • 2.3.2. Các nội dung cơ bản của Chính sách quản lý rủi ro tín dụng (64)
        • 2.3.2.1. Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng (64)
        • 2.3.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng (65)
        • 2.3.2.3. Phân bổ tín dụng (66)
        • 2.3.2.4. Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng (67)
        • 2.3.2.5. Thẩm quyền phán quyết (67)
      • 2.3.3. Một số thành tựu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank thời gian qua (67)
        • 2.3.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả (67)
        • 2.3.3.2. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức và mô hình QTRRTD (69)
        • 2.3.3.3. Xây dựng Quy trình tín dụng chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn (72)
        • 2.3.3.4. Xây dựng và triển khai Hệ thống XHTD nội bộ và Chính sách (0)
        • 2.3.3.5. Hoàn thiện Chính sách Bảo đảm tín dụng phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng (77)
        • 2.3.3.6. Tích cực trong công tác xử lý nợ xấu (78)
        • 2.3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ từ hội sở đến các chi nhánh (81)
        • 2.3.4.1. Chính sách khách hàng tín dụng chưa được hoàn chỉnh (82)
        • 2.3.4.2. Chính sách và quy trình tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan chưa được định hình (82)
        • 2.3.4.3. Việc tuân thủ Chính sách tín dụng ở một số chi nhánh chưa triệt để (83)
        • 2.3.4.4. Một số chi nhánh thiếu kiên quyết xử lý nợ xấu (84)
        • 2.3.4.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hiệu quả cao (84)
        • 2.3.4.6. Hệ thống Thông tin tín dụng nội bộ hạn chế về chất lượng (85)
        • 2.3.4.7. Công tác bố trí và đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng chưa được (86)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (15)
    • 3.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (88)
      • 3.1.1. Quan điểm của Vietcombank về quản trị rủi ro tín dụng (88)
      • 3.1.2. Mục tiêu của các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank (90)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (91)
      • 3.2.1. Xây dựng Chiến lược tín dụng (91)
      • 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện Chính sách tín dụng hiệu quả (92)
        • 3.2.2.1. Chính sách khách hàng (93)
        • 3.2.2.2. Định hướng khách hàng vay (95)
        • 3.2.2.3. Thiết lập danh mục đầu tư tín dụng hợp lý (97)
      • 3.2.3. Tiếp tục đánh giá và rà soát Hệ thống XHTD nội bộ và Chính sách (0)
      • 3.2.4. Hiện đại hóa hệ thống Thông tin tín dụng (99)
      • 3.2.5. Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng (100)
        • 3.2.5.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng (100)
        • 3.2.5.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ (102)
      • 3.2.6. Nhóm các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra (103)
        • 3.2.6.1. Tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề (103)
        • 3.2.6.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay (104)
      • 3.2.7. Các giải pháp về nhân sự (104)
    • 3.3. Một số kiến nghị khác (105)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (105)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ (106)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại

1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Khái ni ệm về rủi ro

Rủi ro (risk) là sự không chắc chắn (uncertainty), một tình trạng bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro.Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro.

Rủi ro trong kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ rathêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhấtđịnh.

Do đặc thù kinh doanh nên hoạt động NH phải đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái… Trong tất cả các loại rủi ro kểtrên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro chính, phức tạp nhất và là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM.

1.1.1.2 R ủi ro tín dụng t ại các ngân hàng thương mại

Trong hoạtđộng kinh doanh NH, tín dụng là hoạtđộng kinh doanhđem lại lợi nhuận chủ yếu của N H nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến70% trong tổng rủi ro hoạt động NH Mặc dù hiện nayđã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của

NH, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ cóxuhướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ1/2 đến 2/3 thu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI nhập NH 1 Kinh doanh NH là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất NH P Volker, Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang

Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thìđó không phải là hoạt động kinh doanh” Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất vàảnhhưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh NH.

Có nhiều định nghĩa khác nhau vềrủi ro tín dụng:

- Trong tài liệu “Financial Institutions Management–A Modern Perpective” của A Saunder và H Lange có định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi NH cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của NH không thể được thực hiện đầy đủvềcả số lượng và thời hạn.

- Theo Timothy W.Koch (Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, Page 107): Một khi NH nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

- Theo Hannie Van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic (Analyzing Banking Risk, 1999, The World Bank): Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trảvốn gốc so với thời hạn đãấnđịnh trong hợp đồng tín dụng Đây là thuộc tính vốn có của hoạtđộng NH.

Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng lưu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản của NH.

- Tại Việt Nam: Theo khoản 1, điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngđểxửlý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện nghĩa vụcủa mình theo cam kết.

1 Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại [5]

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tậptrung lại chúng ta có thể rút ra các nội dung cơbản của rủi ro tín dụng nhưsau:

• Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (defaut) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn và/hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn (delayed payment) hoặc không thanh toán (non-payment).

• Rủi ro tín dụng sẽ dẫnđến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thểdẫn đến thua lỗ hoặcởmứcđộcao hơncó thểdẫnđến phá sản.

• Đối với các nước đang phát triển (nhưViệt Nam), các NH thiếuđa dạng trong kinh doanh cả dịchvụtài chính, các sản phẩm dịch vụcòn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đặc biệt đối với các

NH nhỏ Vì vậy, rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyếtđịnh hiệu quả kinh doanh củaNH.

Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Quản trị rủi ro tíndụng trong hoạt động của NHTM

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng Tuy nhiên, quan điểm của trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của NH một cách toàn diện Do đó, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng 2 Quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro,đo lườngrủi ro, kiểm soát và phòng ngừa rủi rotín dụng, tài trợrủiro.

• Nh ận d ạng r ủi ro tín d ụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động tín dụng của NH Nhậndạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động và toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của NH nhằm thống kê được tất cả các rủi ro tín dụng.

• Phân tích r ủi ro tín dụng là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Phân tích rủi ro tín dụng là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân để từ đó tác động đến các nguyên nhân làm thay đổichúng và phòng ngừa rủiro mộtcách hữu hiệu hơn.

• Đo lường, lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đ ối với một khách hàng, cũng như để trích lập dự phòng rủiro Các mô hình áp dụngphổbiến như:mô hình chất lượng 6C, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor, mô hình điểm số Z (Z – credit scoring model)… sẽ được giới thiệu trong phần sau.

• Kiểm soát – Phòng ng ừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổnthất và ảnh hưởng không mongđợi có thể xảy ra vớiNH.

• Tài trợ rủi ro : Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản,về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý Sau đó cần có

2 PGS-TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB LĐXH, trang 124 [1] những biện pháp tài trợ rủiro thích hợp Các biện pháp này được chia làm hai nhóm là tựkhắcphụcrủiro và chuyển giao rủiro.

1.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều khó khăn và thách thức Khủng hoảng tài chính có nguyên nhân bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng toàn cầu, kéo theo sựsụpđổ đồng loạtcủa nhiềuđịnh chế tài chính thếgiới.

Do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua cũng diễn biến phức tạp; lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, tỷ giá biến động, diễn biến cung - cầuvốn nội tệ và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ diễnra; kinh tếcó dấu hiệusuy giảm, sức cầu yếu, đời sống nhân dân khó khăn…

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như thế, thị trường tài chính tiền tệ và NH diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh NH; làm cho hoạt động của các NH xuất hiện nhiều rủi ro Trong khi đó, tự bản chất của kinh doanh tiền tệ - NH, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là điều tất yếu trong hoạt động Sựtiên liệuvà ứng phó của NH là có giới hạn, loại trừ hoàn toàn rủi ro là điều không tưởng mà chỉcó thểhạnchế Vấnđềlà làm thế nàođểhạnchếrủi ro tín dụng?

-Đểhạn chếrủi ro tín dụng, NH phải thực hiệntốt từkhâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyếthậu quả do rủi ro tạo ra,cụthể như:

• Dựbáo, phát hiệnrủi ro tiềm ẩn;

• Phát hiệnnhững biếncố không cólợi đã vàđang xảy ra;

• Ngăn chặn các tình huống không có lợi và có thể lan ra phạm vi rộng;

• Giải quyết hậu quả rủi ro tín dụng để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của NH. Đây là quá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.

- Phòng chống rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên tín dụng và cán bộ lãnh đạo NH Trong NH, nhân viên có suy nghĩ và hành độngkhác, có thểtrái ngượchoặccản trở nhau Vì vậy, cần thiết phảixây dựng mô hình quản trị đểmọi hoạt động tín dụng trong NH đượcthống nhất.

- Quản trị đề ra nhữngmục tiêu cụ thể và giúp NHđiđúng hướng NH phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quảphù hợp với mục tiêuđã đề ra Quản trị sẽ vạch ra những việcphải làm và cách làm tốt nhất Theo sự tổng kết của Quỹ tiền tệ Quốc tế(IMF ) thì 50% NH bị phásản là do tổ chức quản trịyếu kém, trong đó quản trị rủi ro tín dụng chiếmvịtrí quan trọng.

1.2.3 Chứcnăng quản trị rủi ro tíndụng

- Hoạch định phương hướng và các kế hoạch phòng chống rủi ro Phương hướng nhằm vào việc dự đoán, xác định rủi ro có thể xảy đến từ đâu? trong những điều kiện nào? xảy ra vào lúc nào? diễn tiến như thế nào? nguyên nhân? hậu quả? và phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro Kế hoạch chỉ ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được: ngưỡng an toàn cầnđạt được, khu vực khôngđược phép đểxảy ra sai sót, mứcđộ sai sót có thể chấpnhận được.

- Tổ chức các cơ cấutổ chức và xácđịnhcông việc cụ thể cần làm : tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm từng nhân viên cụ thể Lựa chọn sử dụng những công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro; sử dụng, tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các công cụ, kỹthuật nói trên, và khắcphục hậu quả rủi ro gây ra.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhìn chung, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của môi trường vĩ mô nhưng những năm qua Vietcombank vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả kinh doanh cao trong hoạt động.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆTNAM

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank

2.2.1.1 Giai đ o ạn từ năm 2001 đến năm 2007:

Trong thời gian này, dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm Diễn biến tăng trưởng dưnợ cómột số đặcđiểm nhưsau:

- Giai đoạn 2001-2003: dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh trung bình 50%/năm, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Vietcombank quan tâm hàng đầu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được khống chế trong mức cho phép của NHNN và luôn có tỷ lệ thấp nhất so với các NHTM khác trong cả nước.

- Giai đoạn 2004-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên Vietcombank thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn Các chính sách trong giai đoạn này bao gồm:

 Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệkhách hàng, quản lý rủi ro và xửlý tác nghiệp;

 Mởrộng cho vayđối với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổnđịnh, có độrủi ro lớn và kém hiệu quả;

 Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tếchưa phát triểnđồngđều,ổn định;

 Mởrộng cho vayđối với các ngành kinh tếmũi nhọn, mặt hàng có thịtrường tiêu thụ ổnđịnh.

Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo định hướng trên, hoạt động tín dụng của Vietcombank tăng trưởng mạnh trong năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là hơn 40% so với năm 2006.

2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2010

- Năm 2008, Vietcombank đã kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ và hỗ trợ tối đa, cùng chia sẻ khó khăn với KH, cụ thể là:

 Bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của Chính phủ để kiên quyết khống chế tăng trưởng tín dụng Trên thực tế, Vietcombank đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, từ 29,2% xuống 27,0% và xuống còn 15,0%;

 Trong phạm vi kiềm chế tín dụng, Vietcombank cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy…;

 Thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như: chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực/khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.

- Năm 2009 là một năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng của ngành NH nói chung và Vietcombank nói riêng Đầu năm 2009, cả hệ thống Vietcombank tăng trưởng âm Tuy nhiên, sau khi triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 02/2009 đến hết tháng 07/2009, trung bình dư nợ tăng trưởng 3,3%/tháng Song từ tháng 8 trở đi, sau khi NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Vietcombank dưới 25%, HSC liên tục có công văn chỉ đạo khống chế nhưng dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng, đến cuối tháng 11/2009 tăng trưởng đã ở mức 29,9% Trong tháng 12, do nỗ lực thu hồi nợ cộng vớiviệc hạn chế cấp tín dụng, dư nợ đã giảm nhiều, đến cuối năm dừng lại ở mức 141.621 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6% so với năm 2008 Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank còn 23,6%.

- Trong 6 tháng đầu năm 2010, trên cơ sở định hướng tăng trưởng tín dụng toàn ngành của NHNN là 25%, căn cứ tình hình thực tế của Vietcombank và việc huy động vốn khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, Ban điều hành đã giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2010 là 23% Ngoài ra, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, Vietcombank đã đưa ra tỷ lệ tối đa dư nợ/huy động vốn Kết quả là Vietcombank đã kiểm soát được nhịp độ tăng trưởng tín dụng theo sát với tốc độ tăng trưởng huy động vốn.

Tính đến ngày 30/06/2010, tổng dư nợ đạt 151.796 tỷ đồng, tăng 7,18% so với đầu năm (+10.175 tỷ đồng)- mới chỉ hoàn thành 34,8% kế hoạch tăng trưởng của năm

2010 Tình hình tăng trưởng tín dụng trong thời gian này chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 3 tháng đầu năm , dư nợ cho vay của Vietcombank tăng nhanh so với đầu năm (+7,01%) và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành NH (+3,1%) Nguyên nhân là do phải giải ngân cho một số dự án lớn đã phải hoãn/giãn tiến độ giải ngân trong giai đoạn kiểm soát tăng trưởng tín dụng cuối năm 2009 như: dự án mua máy bay của Vietnam Airline (33,6 triệu USD), dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 (20 triệu USD)…

+ Giai đoạn t ừ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010: tăng trưởng dư nợ chững lại, chỉ tăng thêm 1% Mức tăng trưởng 7,18% của Vietcombank đã thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành NH (+10,5%).

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietcombank từ năm 2005 đến T6/2010

(Đơn vị tính: tỷ VND)

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2005 đến tháng 6/2010 của Vietcombank)

Biểu đồ 2.1:Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ

Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng

Xét vềcơcấudư nợ của Vietcombank có một số đặcđiểm chính nhưsau:

- Theo k ỳ h ạ n: cơcấu tín dụng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2004-2006, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ 42-43% tổng dưnợ Năm 2007, dưnợ trung dài hạn tăng mạnh (59,84% so với năm trước) nhờsựnỗlực của Vietcombank trong việc tìm kiếm các dự án, KH mới; mặt khác do việc giải ngân các dựán lớn trong năm

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.1 Quan điểm của Vietcombank về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam đang là một vấn đề khá nóng hổi bởi thực trạng hoạt động tín dụng còn nhiều rủi ro: hiệu quả tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng không đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá cao Do đó, cần có quan điểm chính xác, hợp lý và hướng đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng Để hoàn thiện môhình quản trị rủi ro tín dụng, Vietcombank xây dựng hệ thống quan điểm trọng yếu trong hoạt động này như sau:

 M ột l à, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ.

Toàn diện trong nhận dạng đầy đủ và chính xác các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đặc biệt là các nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp phòng ngừa và hạn chế có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Nhận diện một cách toàn diện các rủi ro tín dụng là một yêu cầu không dễ dàng bởi tính đa dạng của nguyên nhân gây ra rủi ro, cũng như do bản chất của hoạt động kinh doanh NH luôn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng Quản trị rủi ro tín dụng cần được hiểu nhất quán là công cụ hữu hiệu để đảm bảo mở rộng đầu tư tín dụng một cách có hiệu quả,nâng cao chất lượng tín dụng chứ không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng thu hẹp đầu tư tín dụng, e ngại không căn cứ dẫn đến tình trạng co cụm tín dụng, sợ trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank.

 Hai là, quản trị rủi ro tín dụng hướng đến đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2007 (lên đến hơn 40%) như đã trình bày trong Chương 2 Sự tăng trưởng này đặt ra một thách thức thật sự trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tính cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và an toàn trong đầu tư tín dụng. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng, coi đólà giải pháp then chốt để phát triển tín dụng an toàn, cân đối giữa yêu cầu tăng trưởng về mặt lượng trong mối quan hệ cân đối với mặt chất của hoạt động tín dụng.

 Ba là, quảntrị rủi ro tín dụng hướng đến chuẩnmực quốc tế

Vietcombank nghiên cứu chọn lọc các nguyên tắc, kinh nghiệm, công nghệ vềphòng ngừavà hạn chế rủi ro tín dụng Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế để đáp ứng các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các NH thế giới là con đường ngắn nhất để tiếp cận và hướng đến các chuẩn mực quốc tế Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa theo thông lệ và chuẩn mựcquốc tế, nếu không các NH Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh được, có nguy cơ mất đi những thị phần tín dụng an toàn, buộc phải lao vào những phân khúc thị trường đầy rủi ro Với định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, tầm hoạt động không chỉ bó gọn trong phạm vi quốc gia mà phát triển ra khu vực và thế giới, thì phát triển theo các chuẩn mực quốc tế là đòi hỏi để hội nhập và cạnh tranh trên thương trường của Vietcombank.

 B ốn là, Vietcombank quan tâm đến yếu tố đặc thù khi xây dựng mô hình quảntrị rủi ro tín dụng

Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu cũng lưu ý đến tính đặc thù khi xây dựng bộ máy tổ chức cũng như quy trình xét duyệt khoản vay để đảm bảo tính phù hợp với điều kiện riêng có của mỗi NH Một mô hình quản trị rủi ro tốt là mô hình có khả năng vận hành tốt trong môi trường hoạt động của mình (con người, văn hóa, các đặc tính cá nhân trong tổ chức…), có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng Một sự bất hợp lý trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực đổi mới nhằm tiếp cận những tiến bộ để nâng cao chất lượng tín dụng.

 Năm là, Vietcombank chú trọng đến yếu tố con người trong xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém Khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hìnhđó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề.

3.1.2 Mục tiêu của các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạtđộng của Vietcombank cần phảiđápứng được các mục tiêu sau:

 Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách vàđịnh hướng tín dụng đã đề ra Mục tiêu vềchất lượng tín dụng là tỷlệnợxấu dưới 3%, tăng trưởng tín dụngđạt mức 25-30%/năm.

 Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm KH có khảnăng phát triển vàđạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/KH cho dù ngành nghề/KH đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khảnăng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

 Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động Vietcombank thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm tra, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng Tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định hiện hành trong hoạt động tín dung.

 Xây dựng cơchếxử lý nợxấu uyển chuyển, hiệu quả,đảm bảo giữ được sự hợp tác của KH trong quá trình xửlý nợxấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

 Nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh và hướngđến các chuẩn mực quốc tếtrong quản trị rủi ro tín dụng.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.2.1 Xây dựng Chiến lược Tín dụng

Trên cơ sở phân tích những rủi ro trong hoạt động tín dụngcủaVietcombank, với tầm nhìn phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank thời gian tới trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một số giải pháp vĩ mô nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụngcủaVietcombanknhư sau:

- Căn cứ tình hình hoạt động hiện nay của bản thân NH cũng như tình hình phát triển kinh tế của cả nước, dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai, Vietcombank cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng mang tính dài hạn (ít nhất 10 năm) nhằm làm cơ sở để hoạch định chiến lượctín dụng hàng năm, chính sách tín dụng cụ thể theo đúng định hướng.

- Trên cơ sở chiến lược hoạt động tín dụng mang tính dài hạn, xác định cụ thể hơn với lộ trình cụ thể các lĩnh vực, mặt hàng, nhóm KH cần tăng trưởng mở rộng, các đối tượng KH cần thu hẹp, cũng như các biện pháp thực hiện Bên cạnh các mục tiêu tăng trưởng phải xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận khi mở rộng vào các thị phần mới.

- Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn, hàng năm, chính sách phát triển tín dụngcần được xây dựng một cách khoa học, có phương pháp luận theo từng mặt hàng trọng yếu, lĩnh vực đầu tư, từng nhóm KH cũng như đề ra các công cụ, biện pháp để đạt được chính sách đó.

- Một chính sách đầu tư hợp lý phải đảm bảo đạt được mức độ tăng trưởng tín dụngvới một cơ cấu đầu tư hợp lý để đảm bảo tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng Trong thời gian tới cơ cấutín dụnghợp lý sẽ phải đảm bảo các định hướng:

 Tăng trưởng tín dụng đi đôi khả năng huy động vốn, với cơ cấu hợp lý và hiệu quả được nâng cao.

 Chủ động tham gia, thực hiện tốt các chương trình của Chính phủ, NHNN liên quan.

 Mở rộng danh mục KH với SMEs, doanh nghiệp khu công nghiệp và chế xuất nhằm phân tán rủi ro và tăng cường hiệu quả trong hoạt động tín dụng và tài trợ thương mại.

 Lưu ý đến vấn đề mùa vụ trong từng ngành nghề, từng khu vực và đặc thù của từng doanh nghiệp để chủ động trong kế hoạch vốn dự phòng đáp ứng vốn vay cho doanh nghiệp.

 Đối tượng cho vay của NH cũng cần dịch chuyển theo hướng: Giảm dần tỷ trọng cho vay đối với kinh doanh thương mại thuần túy, mở rộng hướng vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, cho vay các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để đem lại lợi nhuận ổn định từ dự án.

 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để tạo nên các sản phẩm khác biệt so với các NH bạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm các KH mới.

 Phát triển mạnh mảng hoạt động tín dụng ngân hàng bán lẻ.

 Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại từng chi nhánh và toàn bộ Vietcombank.

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện Chính sách Tín dụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Vietcombank, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù từng địa bàn của các chi nhánh,đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khảnăng tăng trưởng trên cơsởnâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn Chính sách này cầnđược công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhânviên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện cóđịnh hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp Định hướng của Vietcombank là “Tăng trưởng tín dụng trên cơsởnâng cao chất lượng và hướng tớichuẩn mực quốc tế”.

Dựa trên cơ sở định hướng này, Vietcombank cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

 Phản ánh được chính sách tín dụng của Vietcombank trong từng thời kỳ, đảm bảo sựquản lý thống nhất trên quanđiểm tổng thể.

 Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

 Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của Vietcombank, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khảnăng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệnợxấu chấp nhận được.Đồng thời phải phát huyđược năng lực và lợi thếso sánh của Vietcombank so với các NHTM khác trong cảnước.

Chính sách Tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơbản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạtđộng tín dụng Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quảgiúp cho hoạtđộng tín dụng có sự địnhhướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơsởphân tích và nghiên cứu thịtrường một cáchđầy đủ và kỹ càng Trên cơsở điều kiện kinh tếxã hội ởViệt Nam và sựphát triển gần đây, chính sách tín dụng cụthểcủa Vietcombank nên tập trung trong các nội dung sau:

3.2.2.1 Chính sách khách hàng: Trên thực tế, Vietcombank chưa có một chính sách KH rõ ràng và mang tính chuẩn hóa cao nên việc áp dụng còn lúng túng và xử lý cảm tính cao Chính sách KH sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất… Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong hệ thống XHTD nội bộ, sử dụng kết quả này làm căn cứ chính để áp dụng chính sách KH, bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính,chỉ tiêu phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của KH.

Xây dựng chính sách KH, phân nhóm KH hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới theo hướng đa dạng hóa KH nhằm phân tán rủi rotín dụng Những biện pháp cụ thể là:

Một số kiến nghị khác

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

- NHNN c ần n h ất quán v à sâu sát trong vi ệc y êu c ầu các NHTM thực hiện Chính sách D ự ph òng r ủi ro theo Điều 7 Q uy ết đị nh 493/2005/Q Đ -NHNN ngày 22/04/2005:

Quyết định 493 yêu cầu các TCTD phải hoàn tất việc xây dựng hệ thốngXHTD nội bộ, phân loại nợ KH theo phương pháp định tính nhằm làm công cụ quản lý RRTD và trích lập DPRR Thế nhưng hiện nay đã hơn hai năm kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực, ngoại trừ BIDV và VCB, các NHTM khác đều vẫn đang thực hiện phân loại nợ và xếp hạng KH theo Điều 6 mang tính định lượng Cùng với các yếu tố kỹ thuật, tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao khi phân loại nợ theo Điều 7 có tính chất định tính Điều đó ảnh hưởng đến việc trích lập quỹ DPRR và kết quả hoạt động kinh doanh của các NH Do đó, NHNN cần đưa ra hướng dẫn và quy định thời gian cụ thể áp dụng Điều 7 và chế tài thích hợp để đảm bảo việc phân loại nợ được công bằng giữa các TCTD trên một mặt bằng đánh giá chung.

- Nâng cao ch ất lượng T hông tin Tín d ụ ng t ại Trung tâm CIC c ủa Ngân hàng Nhà n ướ c :

Nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của ngành NH, theo tác giả Trung tâm CIC của NHNN nên chú ý các vấn đề sau:

 CIC phải cập nhật được sự phân loại KH theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của KH, chuẩn hóa các quy trình xử lý dữ liệu tự động Hiện nay, chỉ có CIC mới tập hợp đầy đủ nhất số liệu của KH trên toàn quốc, có quan hệ với các hãng chuyên thu thập và cung cấp thông tin trên thế giới.

 Nội dung thông tin do CIC cung cấp cần đa dạng, mở rộng, không nên dừng lại ở các báo cáo tài chính, dư nợ tại các TCTD, tình trạng nợ của KH… mà cần có thêm thông tin về công ty mẹ ở nước ngoài (nếu có), tình hình ngành nghề… để giúp các NHTM thực hiện công tác thẩm định tín dụng và phân loại KH hiệu quả hơn, đồng thời cũng hạn chế RRTD ở mức thấp nhất.

 CIC phải khách quan về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin, về các khoản nợ của một KH vay tại nhiều TCTD Thông tin trên CIC cần được cập nhật liên tục hàng ngày để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của các TCTD.

3.3.2 Kiến nghị đốivới Chính phủ

- Hoàn thiện các quyđịnh pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của NH và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các NH thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xửlý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởngđến sựlành mạnh tài chính của các NHTM.

- Việc xây dựng XHTD nội bộ tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, XHTD KH (như tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín) hiện vẫn còn nhiều hạn chế Hiện nay, tại ViệtNam mới chỉ có một Công ty Xếp hạng Tín nhiệm của Vietnamnet được thành lập, tuy nhiên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này chưa hoàn thiện, do đó cácNHTM chưa thể tham khảo các kết quả của công ty này Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài Chính sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công ty.

Từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank trong thời gian vừa qua,ở chương 3 tác giả đã tập hợpcác giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cở sở giải quyếtnhững hạn chế đang diễn ra tại Vietcombank.

Tác giả đã đưa ra các biện pháp hoàn thiện chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ thông tin tín dụng… Đồng thời, qua đócũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nướcvà Chính phủ một sốvấnđề đểtạo lập một môi trường kinh doanh và quản trịrủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chínhổn định và bền vững Sựnỗ lực của Vietcombank cùng với sựhỗtrợcó hiệu quảcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, góp phần cho sựphát triển nhanh và bền vững của nền kinh tếViệt Nam trong quá trình hội nhập.

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Vietcombank đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụhàng đầu của Ban Điều hành và cán bộ Vietcombanktrong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam”đã giải quyết được các vấn đề sau : a) Hệ thống hóa và hoàn thiện các lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng nguyên tắc Basel trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM tại Việt Nam. b) Đề tài đã phân tích vàđánh giá được thực trạngmô hình quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Vietcombank, qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung, nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. c) Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết đểmô hình quản trị rủi ro tíndụng của Vietcombank phát huy hiệu quảvà hoàn thiện hơn trong tương lai. Đề tài được viết trên cơsởkết hợp lý thuyếtvề quản trịrủi ro tín dụng trong kinh doanh NH, cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, khả năng tiếp cận dữ liệu của NH và hạn chế về mặt kiến thức nên đề tài nghiên cứukhông tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế; tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy, các cô và anh chị đồng nghiệp.

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại họcKinh Tế TP.HCM,đặcbiệtlà PGS-TS Trầm Thị Xuân Hươngđã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn tác giả với rất nhiều kiến thứcvà thông tin thiết thực trong suốt khóa học, cũng như những định hướng trong quá trình thực hiện đề tài này.

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Trang - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
ng Trang (Trang 10)
• Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
i ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng (Trang 19)
Bảng 1.1: Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân bước một theo Stefanie Kleimeier - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 1.1 Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân bước một theo Stefanie Kleimeier (Trang 32)
Bảng 1. 2: Ký hiệu XHTD cá nhân theo Stefanie Kleimeier - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 1. 2: Ký hiệu XHTD cá nhân theo Stefanie Kleimeier (Trang 33)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại thương Việt Nam (Vietcombank) (Trang 42)
Hình thức Số lượng - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hình th ức Số lượng (Trang 43)
Bảng 2.1: Hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần tính đến 30/06/10 - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.1 Hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần tính đến 30/06/10 (Trang 43)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Vietcombank từ năm 2005 đến T6/2010 - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Vietcombank từ năm 2005 đến T6/2010 (Trang 45)
dụng toàn ngành của NHNN là 25%, căn cứ tình hình thực tế của Vietcombank và việc huy động  vốn khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, Ban điều hành  đã  giao  chỉ  tiêu  tăng  trưởng  dư  nợ  tín  dụng  năm  2010 là  23% - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
d ụng toàn ngành của NHNN là 25%, căn cứ tình hình thực tế của Vietcombank và việc huy động vốn khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, Ban điều hành đã giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2010 là 23% (Trang 48)
- Theo loại tiền vay: Số liệu trên bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay VND và ngoại tệ là tương đối đồng  đều nhau - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
heo loại tiền vay: Số liệu trên bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay VND và ngoại tệ là tương đối đồng đều nhau (Trang 50)
Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ theo khu vực địa lý đến ngày 30/06/2010 - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.4 Tăng trưởng dư nợ theo khu vực địa lý đến ngày 30/06/2010 (Trang 53)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân loại nợ của Vietcombank thời gian qua - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân loại nợ của Vietcombank thời gian qua (Trang 54)
 Triển khai đồng loạt trên toàn hệ thống mơ hình tín dụng ba khối theo khuyến  nghị  của  nhóm  tư vấn  nằm  trong  dự  án  hỗ  trợ  kỹ  thuật  tái  cơ  cấu Vietcombank của Ngân hàng ING (Hà Lan) - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
ri ển khai đồng loạt trên toàn hệ thống mơ hình tín dụng ba khối theo khuyến nghị của nhóm tư vấn nằm trong dự án hỗ trợ kỹ thuật tái cơ cấu Vietcombank của Ngân hàng ING (Hà Lan) (Trang 70)
Xác định quy mô Xác định loại hình sở hữu - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
c định quy mô Xác định loại hình sở hữu (Trang 75)
Bảng 2.6: Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tính đến ngày 30/06/2010 - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.6 Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tính đến ngày 30/06/2010 (Trang 80)
Sơ đồ 3.1: Mô hình bán chéo sản phẩm, dịch vụ kèm theo sản phẩm ĐTDA - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Sơ đồ 3.1 Mô hình bán chéo sản phẩm, dịch vụ kèm theo sản phẩm ĐTDA (Trang 94)