1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

113 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Phạm Xuân Minh
Người hướng dẫn TS. Trần Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Ý ngh ĩa thực tiễn của đề tài (13)
  • 6. Bố cục của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒN G QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (15)
    • 1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần (15)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại cổ phần (15)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần (16)
      • 1.1.3. Quản trị ngân hàng thương mại cổ phần (17)
    • 1.2. Khái quát về Hội đồng quản trị (18)
      • 1.2.1. Khái niệm Hội đồng quản trị (18)
      • 1.2.2. Quy mô Hội đồng quản trị (19)
      • 1.2.3. Thành phần Hội đồng quản trị (20)
        • 1.2.3.1. Thành viên HĐQT điều hành (inside directors) (20)
        • 1.2.3.2. Thành viên HĐQT không điều hành (20)
        • 1.2.3.3. Thành viên HĐQT độc lập (outside/independent directors) (20)
      • 1.2.4. Cơ cấu thành phần Hội đồng quản trị (20)
      • 1.2.5. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị (21)
    • 1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP (22)
      • 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP (23)
        • 1.3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (24)
        • 1.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (25)
        • 1.3.1.3. Mối quan hệ giữa ROE và ROA (26)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP16 1. Các nhân tố chủ quan (26)
        • 1.3.2.2. Các nhân tố khách quan (30)
    • 1.4. Mối quan hệ giữa HĐQT và hiệu quả hoạt động (31)
      • 1.4.1. Mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động (33)
      • 1.4.2. Mối quan hệ giữa thành phần HĐQT và hiệu quả hoạt động (34)
        • 1.4.2.1. Vai trò của thành viên độc lập và hiệu quả hoạt động (34)
        • 1.4.2.2. Vai trò của thành viên điều hành và hiệu quả hoạt động (35)
    • 1.5. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động (36)
      • 1.5.1. Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động (36)
      • 1.5.2. Thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động (39)
        • 1.5.2.1. Thành viên độc lập và hiệu quả hoạt động (39)
        • 1.5.2.2. Thành viên điều hành và hiệu quả hoạt động (40)
      • 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTMCP Việt Nam (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM (44)
    • 2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam (44)
      • 2.1.1. Vai trò của Hội đồng quản trị tại các NHTMCP Việt Nam (44)
        • 2.1.1.1. Tác động tích cực (46)
        • 2.1.1.2. Tác động tiêu cực (48)
      • 2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam .41 1. Về quy mô vốn điều lệ (51)
        • 2.1.2.2. Khả năng sinh lời (53)
        • 2.1.2.3. Về tăng trưởng tín dụng (55)
        • 2.1.2.4. Về hệ số an toàn vốn (CAR) (56)
        • 2.1.2.5. Đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh (58)
    • 2.2. Những thuận lợi (58)
      • 2.2.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng (58)
      • 2.2.2. Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện (60)
    • 2.3. Những thách thức đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam (61)
      • 2.3.1. Tình trạng sở hữu chéo (62)
      • 2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu (65)
      • 2.3.3. Rủi ro thanh khoản (67)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (70)
    • 3.1. Phương pháp luận (70)
    • 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu (71)
      • 3.2.1. Mô tả các biến trong mô hình (71)
        • 3.2.1.1. Biến phụ thuộc (71)
        • 3.2.1.2. Biến độc lập (72)
        • 3.2.1.3. Biến kiểm soát (72)
      • 3.2.2. Thiết lập mô hình nghiên cứu (72)
        • 3.2.2.1. Mô hình ước lượng OLS cho dữ liệu gộp (72)
        • 3.2.2.2. Mô hình hồi qui với các tác động cố định (73)
      • 3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu (75)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu (75)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu (76)
      • 3.3.1. Mô hình hồi qui tuyến tính thông thường cho dữ liệu gộp (pooled OLS) (76)
        • 3.3.1.1. Thống kê mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và các biến kiểm soát (76)
        • 3.3.1.2. Hệ số tương quan Pearson (77)
        • 3.3.1.3. Kết quả hồi qui cho mô hình dữ liệu gộp (78)
      • 3.3.2. Mô hình hồi qui với các tác động cố định (fixed effects-FE) (80)
        • 3.3.2.1. Thống kê mô tả (81)
        • 3.3.2.2. Kết quả hồi qui với các tác động cố định (82)
      • 3.3.3. Lý giải kết quả nghiên cứu (83)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂN G CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (88)
    • 4.1. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (89)
      • 4.1.1. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành (89)
      • 4.1.2. Một số kiến nghị nâng cao năng lực tài chính (91)
      • 4.1.3. Một số kiến nghị nâng cao năng lực quản trị nội bộ (92)
    • 4.2. Kiến nghị (93)
      • 4.2.1. Đối với Chính phủ (93)
      • 4.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước (95)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần Hội đồng quản trị và hiệu quảhoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (thành phần Hội đồng quản trị được biểu thị qua hai biến: tỷ lệ % thành viênđộc lập và tỷlệ % thành viên điều hành trong Hội đồng quản trị).

Kết quả thực nghiệm có thể được dùng như những khuyến nghị cho các chính sách liên quan đến công tác quản trị điều hành và quản trị tài chính tại các NHTMCP. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau:

-Quy mô HĐQT có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM? Sựgia tăng thành viên HĐQT có làm giảm hiệu quảhoạt động của NHTM?

- Tỷ lệ % thành viên độc lập có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM? Sự gia tăng thành viên độc lập trong HĐQT có làm tăng hiệu quả hoạt động của NHTM?

- Tỷ lệ % thành viên điều hành có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củaNHTM? Sự gia tăng thành viên thành viên điều hành trong HĐQT có làm giảm hiệu quảhoạt động của NHTM?

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quảcác bài nghiên cứu trong và ngoài nước Sửdụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng trong việc phân tích, cụthể như sau:

- Phương pháp phân tích định tính bằng bảng số liệu, bằng đồ thị để phản ánh tình hình hoạt động của các NHTM.

- Phương pháp định lượng của đềtài là hồi qui các biến trong mô hình theo hai cách tiếp cận khác nhau:

(1) Toàn bộ dữ liệu được xem như là dữ liệu gộp và việc ước lượng được thực hiện bằng cách áp dụng phương pháp bình phương t ối thiểu thông thường cho dữ liệu gộp Để hạn chế khả năng đa cộng tuyến của các biến trong mô hìnhước lượng, đềtài áp dụng kiểm định hệsố tương quan Pearson.

(2) Toàn bộ dữliệu được sử dụng theo kiểu dữ liệu bảng không cân bằng và việc ước lượng được thực hiện dựa trên hồi qui các biến với các tác động cố định.

Dữ liệu bảng không cân bằng là kiểu dữ liệu có nhiều đơn vị bảng với quãng thời gian quan sát khác nhau Theo đó, dựa vào kiểm định F (hay kiểm định Wald), đề tài sẽ phân tíchmối quan hệ giữa các biến.

Sau đó, để kiểm định sự nhất quán của kết quả thông qua hai cách tiếp cận, đề tài sử dụng kiểm định Hausman (1978) Việc nghiên cứu và xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Stata phiên bản 11.

Ý ngh ĩa thực tiễn của đề tài

- Làm rõ mối quan hệ mối quan hệ giữa quy mô, thành phần của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam.

-Đóng góp vào tài liệu tham khảo về vấn đề quản trị ngân hàng.

Bố cục của luận văn

Kết cấu của luận văn được trình bày như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và hiệu quảhoạt động kinh doanh củaNgân hàng Thương mại Cổphần Việt Nam.

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Cổphần Việt Nam.

-Chương3:Phương pháp luận, mô hình nghiên cứu và kết quảnghiên cứu.

- Chương 4: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổphần Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒN G QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mạiđã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tácđ ộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng đư ợc hoàn thiện và trở thành những định chếtài chính không thểthiếu được.

Có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại:

-Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụtài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụtài chính.

- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã đ ịnh nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụvề chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

- Theo điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng 2010, ngày 16/06/2010, Quốc Hội nước Việt Nam khóa XII, có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 “NHTM là loại hình ngân hàngđược thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cungứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần là một ngân hàng thương mại phát hành cổ phiếu và yêu cầu các cổ đông nắm giữcổ phần phải chịu trách nhiệm vềkhoản nợcủa công ty Các cổ đôngchính là các nhà đầu tư, họcó thểcác công ty tư nhân ở nước ngoài, chính phủ, hoặc cá nhân Quyền sở hữu thường có được thông qua việc mua cổ phiếu ngân hàng hoặc vốn chủ sở hữu Mỗi nhà đầu tư sở hữu một tỷlệphần trăm nhất định của vốn chủsởhữu tổng thểcủa ngân hàng, đó là một số lượng đủ lớn để có được quyền biểu quyết đáng kể và ảnh hưởng đến các chính sách chiến lược của tổchức tài chính.

Ngân hàng Thương mại Cổphần Việt Nam là Ngân hàng Thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty Cổ phần, có số vốn thuộc sở hữu chung của cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Cổ đông của ngân hàng bao gồm cá nhân và pháp nhân, tuy nhiên các cổ đông chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vốn cổphần là vốn dài hạn, cổ đông chỉ được quyền chuyển nhượng mà không có quyền đòi rút vốn Trong trường hợp kinh doanh gặp khó khăn và không thể tồn tại được thì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn sốvốn mà họ đãđóng góp đ ối với công nợcủa ngân hàng.

1.1.2.Cơ cấu tổchức của ngân hàng thương mại cổphần

Cơ cấu tổ chức của các NHTMCP được thực hiện như sau: Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông lại bầu ra cơ quan đại diện thường trực cho mình là Hội đồng quản trị, và Hội đồng quản trịvới tư cách là đại diện chủ sởhữu sẽchỉ định Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) để điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng Để đảm bảo giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông lại bầu ra Ban Kiểm soát.

1.1.3 Quản trị ngân hàng thương mại cổphần

NHTMCP là một doanh nghiệp đặc thù được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần Vì vậy, về cơ bản việc quản trị ngân hàng cũng tương tự như quản trị công ty Có nhiều khái niệm khác nhau vềquản trịcông ty, cụthể như sau:

- Theo Jenkinson & Mayer (1992), quản trị công ty đề cập đến các quy trình và cấu trúc mà theo đó các công việc của các tổ chức trong công ty được chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu nắm giữ dài hạn bằng cách tăng cường hoạt động và trách nhiệm đối với công ty, trong đó có tính đến lợi ích của các bên liên quan khác Do đó, quản trị công ty là xây dựng uy tín, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như duy trì một kênh hiệu quả của việc tiết lộthông tin sẽ thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp tốt.

- Theo quyếtđịnh 12/2007/QĐ-BTCthì “Quản trị công ty”là hệthống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty Các nguyên tắc quản trịcông ty bao gồm:

+ Đảm bảo một cơcấu quản trịhiệu quả;

+ Đảm bảo quyền lợi của cổ đông ; + Đối xửcông bằng giữa các cổ đông;

+ Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;

+ Minh bạch trong hoạt động của công ty;

+ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnhđạo và kiểm soát công ty có hiệu quả.

Các khái niệm trên nhìn chung đều cho rằng: quản trị công ty nói chung hay quản trị ngân hàng thương mại cổphần nói riêng là một hệthống, thông qua đó các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm soát bởi các nhà quản lý vàđiều hành (HĐQT, Ban giám đốc) nhằm đáp ứng quyền lợi của cổ đông và các bên có liên quan.

Tuy nhiên như đãđ ềcập,do các ngân hàng thương mại cổphần với đặc thù là tổ chức kinh doanh “tiền” trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp phi tài chính Do đó, vai trò của quản trịngân hàng càng trởnên quan trọng hơn vì với việc quản trị tốt hơn, đồng nghĩa với việc Hội đồng quản trị thực hiện tốt vai trò giám sát của mình sẽ làm cho các thông tin về tài chính của ngân hàng được minh bạch hơn Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động và trích lập dựphòng rủi ro đầy đủ, mang lại giá trị cao hơn, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và tránh nguy cơ phá sản,đỗvỡhệthống.

Khái quát về Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trịlà một nhóm các cá nhân được bầu làm đại diện của các cổ đông để thiết lập các chính sách liên quan đến quản lý công ty vàđưa ra quyết định vềcác vấn đềlớn của công ty Các vấn đề như vậy bao gồm việc thuê / sa thải giám đốc điều hành, chính sách cổ tức, chính sách lựa chọn và điều hành bồi thường Mỗi công ty đại chúng phải có một hội đồng quản trị.

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 “Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh tổ chức tín dụng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụcủa tổchức tín dụng, trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủsởhữu”.

Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra thường là những cổ đông có vốn góp lớn trong ngân hàng, gồm những người có uy tín, đạo đức nghềnghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng Hội đồng quản trị có chức năng quản trị ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, là đại diện cho quyền lợi của các cổ đông và bổ nhiệm các chức danh quản lý cao nhất trong ngân hàng, đồng thời có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của các nhà quản lý luôn tuân theo đúng mục tiêu tối đa hóa giá trịlợi ích của các chủsởhữu.

Một trong số thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm chức danh quản lý cao nhất là Tổng giám đốc hoặc các Phó tổng giám đốc Chủ tịch HĐQT không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc các Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Chủtịch của NHTMCP này không được phép tham gia hoặc tham gia điều hành NHTMCP khác Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, Hội đồng quản trịkhông phải là người trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của ngân hàng mà uỷ quyền cho những người có năng lực quản lý để thay mặt mình thực thi nhiệm vụ, đó chính là Ban giám đốc được chỉ định có nghĩa vụ vềmặt đạo đức là làm sao mang đến lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông.

1.2.2 Quy mô Hội đồng quản trị

Theo Luật các Tổchức tín dụng năm 2010: “Hội đồng quản trịcủa tổchức tín dụng là công ty cổ phần phải có không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là ngườiđiều hành tổchức tín dụng.”

Bên cạnh đó, các ngân hàng khi niêm yết phải tuân thủ theo Thông tư 121 như sau:“Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải có ít nhất là năm

(05) thành viên Hội đồng quản trị và tối đa mười một (11) thành viên Hội đồng quản trị.”

Như vậy, quy định về quy mô Hội đồng quản trị là như nhau, tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động, giai đoạn phát triển, sự đa dạng của hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu kinh phí mà mỗi ngân hàng trên mỗi thời kỳ xác định quy mô cho phù hợp đểduy trì sựphát triển.

1.2.3 Thành phần Hội đồng quản trị

Hiện nay, theo quy định pháp luật của Việt Nam các thành viên Hội đồng quản trị được phân biệt tùy theo mức độ liên quan của các thành viên đối với hoạt động của tổ chức, và xếp các thành viên vào ba nhóm: thành viên điều hành, thành viên không điều hành và thành viên độc lập Cụthể như sau:

1.2.3.1 Thành viênHĐQT điều hành (inside directors)

Thành viên điều hành hay còn gọi là thành viên bên trong ngân hàng là thành viên HĐQT (Cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là tổ chức và người có liên quan của những người này được tham gia Hội đồng quản trị) đồng thời kiêm nhiệm chức danh khác trong Ban điều hành của một ngân hàng như: Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

1.2.3.2.Thành viên HĐQT không điều hành

Theo thông tư 121, thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là thành viên Hội đồng quản trịkhông kiêm nhiệm các chức danh quản lý trong bộ máy điều hành như: Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kếtoán trưởng và những cán bộquản lý khác được Hội đồng quản trịbổnhiệm.

1.2.3.3.Thành viên HĐQT độc lập (outside/independent directors)

Thành viên Hội đồng quản trị độc lập có khi được gọi đầy đủlà thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành hay thành viên bên ngoài là thành viên Hội đồng quản trịkhông có quan hệvật chất với ngân hàng, hay các chi nhánh ngân hàng, cán bộ ngân hàng liên kết - dù là trực tiếp hay gián tiếp (với tư cách đối tác, cổ đông, hoặc nhân viên của các tổchức có quan hệkinh doanh với ngân hàng).

1.2.4.Cơ cấu thành phần Hội đồng quản trị

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có ít nhất 01 thành viên độc lập và phải có ít nhất một 1/2 tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành.

Tuy nhiên, theo thông tư 121 thì quyđịnh cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu 1/3 tổng sốthành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Như vậy, NHTMCP là một tổ chức tín dụng ngoài việc tuân thủ theo Luật tổ chức tín dụng 2010 còn phải tuân thủ theo cácquy định của thông tư 121 Theo đó, quy định về tỷ lệ thành viên độc lập, thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị đang có xu hướng tăng dần.

1.2.5 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

NHTMCP cũng là một loại hình doanh nghiệp, trên góc độ này có thể nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP như một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Hiện nay, có nhiều quan điểm về hiệu quả như sau:

- Theo định nghĩa trong “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh–Việt” trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “Efficiency - Hiệu quả” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ” và “Khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối như thế nào” Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đãđịnh trước.

- Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trìnhđộ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định (Lê Văn Tư, 2005).

Tóm lại, hai quan điểm trên nhìn chungđều cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP là một phạm trù kinh tế phản ánh trìnhđộ sử dụng các nguồn lực đã cóđể đạt kết quả cao nhất với tổng chi phí thấpnhất.

Hiệu quảkinh doanh = Kết quả thu được –Chi phí bỏ ra

Hiệu quảhoạt động kinh doanh của NHTMCP quyết định trực tiếp tới vấn đềtồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Nếu NHTMCP hoạt động kinh doanh có hiệu quảcao thì uy tín của ngân hàng đó sẽ được tăng lên,khách hàng sẽan tâm và tin tưởng vào ngân hàng và từ đó công tác huy động vốn sẽthuận lợi và phát triển.

Trên cơ sởnguồn vốn huy động tăng, ngân hàng mới có khả năng mởrộng quy mô hoạt động kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy được nhiều và có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầumà các NHTMCP đang hướng tới, là điều kiện quyết định vấn đề sống còn của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắtnhưhiện nay.

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Để nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải xác định được các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTMCP nhằm xác định được nguyên nhân chính làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và dễ dàng tìm ra được các biện pháp giải quyết Chính điều này tạo cơ sở cho các NHTMCP đẩy mạnh, phát triển những lợi thế, đồng thời hạn chế, phòng ngừa rủi ro có thểxảy ra.

Có ba tiêu chí thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp là: hiệu quảtài chính, hiệu quảkinh doanh và hiệu quảtổng hợp.

+ Hiệu quả tài chính thường được đo lường thông qua các cách tiếp cận sau: tiếp cận thị trường (thường sửdụng tỷsuất lợi nhuận/vốn đầu tư vào cổphiếu của ngân hàng), tiếp cận dựa vào thông tin do ngân hàng cung cấp mà chủ yếu từ báo cáo tài chính (thường sửdụng ROE và ROA) và tiếp cận kết hợp từthị trường và ngân hàng (thường sửdụng chỉ tiêu Tobin ’s Q hoặc tỷsốthịgiá/ giá sổsách).

+ Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thịphần, tần suất giới thiệu sản phẩm công nghệ mới, chất lượng phục vụ khách hàng, năng suất làm việc, mức độ hài lòng của khách hàng,…

+ Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm: uy tín, năng lực cạnh tranh, mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra,…

Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của NHTMCP cũng như hi ệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của ngân hàng.

Vì vậy, trong luận văntác giảchỉ đềcập đến một sốchỉtiêu hiệu quảtài chính vềtỷ suất sinh lời như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP như sau:

1.3.1.1 Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu (ROE) Đây là chỉ tiêu được xem là xuất phát điểm cho vi ệc đánh giá tình hình tài chính của một NHTM Nếu ROE của một NHTMCP tương đối thấp so với những ngân hàng khác thì sẽ làm giảm khả năng thu hút vốn mới đểđáp ứng cho sự mở rộngvà duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Từ đó, hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sửdụng một đồng vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận thu được trên một đơn vịvốn chủ hữu, do đó cho biết khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng và có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông ROE càng lớn cho thấy kết quảhoạt động trên vốn cổphần của ngân hàng tốt.

ROE được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổphần thường, cổphần ưu đãi, các quỹdựtrữvà lợi nhuận không chia).

1.3.1.2 Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quảcông tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

Mối quan hệ giữa HĐQT và hiệu quả hoạt động

Xétở góc độlý thuyết đại diện, Hội đồng quản trị được xem như là thiết bị giám sát cho lợi ích cổ đông, kiểm soát chủ nghĩa cơ h ội của các giám đốc điều hành, từ đó làm gia tăng giá trịcủa các ngân hàng Điều này có thể được giải thích như sau:

Theo lý thuyết đại diện, với các giả định cho trước về conngười (có tính tư lợi, hành xử hợp lý và ghét rủi ro), về tổ chức (có sự xung đột mục tiêu giữa các thành viên) và thông tin (thông tin là hàng hóa có thể mua bán), thì sự ủy thác quyền lực từ các cổ đông có thể mang lại cho các giám đốc điều hành cơ hội tước đoạt tài sản của cổ đông bằng cách lựa chọn đầu tư vào những dự án mang lại lợi ích cho họnhiều hơn là cho cổ đông Điều này có nghĩa là nếu cảhai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình, thì có cơ sởtin rằng các giám đốc điều hành sẽ không luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho các cổ đôngvà công ty Với vịtrí của mình,các giám đốc điều hànhđược cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng mẫn cán và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay cho người thứba chứkhông phải cho các cổ đông.

Như vậy, chính sựtách bạch giữa quyền sởhữu và quyền quản lý đã gây ra vấn đề đại diện, mà nguyên nhân là do tình trạng thông tin không đầy đủ và không cân xứng: (1) thứ nhất là vấn đề đại diện xuất hiện khi mong muốn hay mục tiêu của người chủ và người đại diện có tính xung đột nhau và khó khăn hay phí tổn cho người chủkiểm tra những gì mà người đại diện thực sự đang làm; (2) thứhai là vấn đềchia sẻrủi ro xuất hiệnkhi người chủ và người đại diện có thái độ khác nhau đối với rủi ro sẽthích các kiểu hành xửkhác nhau.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa chủ sở hữu và người đại diện, các lý thuyết gia về người đại diện ban đầu (Demsetz và Lehn, 1985; Jensen và Meckling, 1976; Fama và Jensen, 1983) đề nghị là các nhà quản lý/giám đốc điều hành cầnđược giám sát bởi Hội đồng quản trịvới công việc chính là đảm bảo các nhà quản lý luôn hoàn thành trách nhiệm của họvới lợi ích cao nhất của cổ đông.

Khi hội đồng quản trị giám sát một cách chặt chẽcó thểlàm giảm thiểu rủi ro đạo đức gây ra từviệc bất đối xứng thông tin vàcác giám đốc điều hành sẽ hành động phù hợp với lợi ích của cổ đông Chẳng hạn, theo quan điểm của lý thuyết đại diện, các hành vi như là thực hiện phi vụgreenmail (là hành vi thâu tóm một lượng lớn cổ phiếu của công ty đối thủ và ngã giá với một giá rất cao, buộc đối thủphải mua lại nếu không sẽ bị thâu tóm) và golden parachute (thỏa thuận đền bù một khoảng tiền hậu hĩnh cho các giám đốc khi bị sa thải hoặc về hưu) mang lại lợi ích cho các giám đốc điều hành hơn là cho các cổ đông, sẽ khó có thể xảy ra nếu hội đồng quản trịlàm tốt vai trò giám sát.

Về mặt hoạt động, việc cung cấp nhiều thông tin của hội đồng quản trị có thể được đo lường bằng các đặc tính như: tần suất họp hội đồng quản trị, số lượng các tiểu ban hội đồng, số lượng thành viên hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị với kinh nghiệm về quản lý và chuyên môn, và số lượng thành viên hội đồng quản trị đại diện cho nhóm sởhữu đặc biệt Tuy nhiên, trong luận văn này tác giảchỉxem xét quy mô của hội đồng quản trị, tỷlệ% thành viên điều hành, tỷlệ %thành viên độc lập trong hội đồng như là các đặc tínhđại diện cho hội đồng quản trị để đo lường hiệu quảhoạt động của các ngân hàng (Eisenhardt, 1989).

1.4.1 Mối quan hệgiữa quy mô HĐQT và hiệu quảhoạt động:

Nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng quản trị là đảm bảo rằng tổchức có thể tận dụng triệt đểnhững cơ hội và làm gia tăng giá trịthị trường của công ty Một hội đồng quản trịcó hiệu quả nếu quyền ra quyết định vàảnh hưởng đến các nhà quản lý là rất mạnh mẽ Chaganti, Mahajan & Sharma (1985) lập luận rằng quy mô HĐQT là một đặc tính quan trọng của HĐQT có ảnh hưởng đến chức năng HĐQT và cuối cùng là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Tuy nhiên, có hai quan điểm trái chiều về mối tương quan giữa quy mô Hộiđồng quản trịvà hiệu quả hoạt động như sau:

- Thứ nhất, quan điểm ủng hộ quy mô nhỏ làm gia tăng hiệu quả hoạt động công ty Lipton và Lorsch (1992), Jensen (1993) và Hermalin và Weisbach (2003) khẳng định rằng Hội đồng quản trịlớn có thể ít hiệu quả hơn so với Hội đồng quản trịnhỏ.Họ lập luận rằng:

+ Một Hội đồng quản trịlớn có thể đưa đến việc thảo luận ít ý nghĩa hơn vì việc bộc lộ quan điểm thường gặp khó khăn, mất khá nhiều thời gian và thường xuyên đưa đến sự thiếu đồng thuận trong hội đồng Và khuyến khích giới hạn số lượng thành viên trong hội đồng xuống còn bảy hoặc tám người vì vượt quá con số đó có thể gây khó khăn cho các CEO để kiểm soát (Lipton và Lorsch, 1992).

+ Ngay cả khi năng lực giám sát tăng thì lợi ích đạt được đã che lấp những tổn thất có thể xảy ra, chẳng hạn nhưviệc chậm ra quyết định, các cuộc thảo luận về hiệu quả quản trị không đủ trung thực.

+ Việc ưa thích quy mô hội đồng quản trịnhỏ hơn bắt nguồn từsự thay đổi công nghệ và tổchức mà cuối cùng đưa đến cắt giảm chi phí và quy mô hoạt động làm gia tăng lợi nhuận Trong khi vớiHội đồng quản trịlớn thì quyền ra quyết định của hội đồng quản trị trở nên yếu hơn bởi sự tham gia của nhiều người.Hơn nữa,vấn đềphối hợp công việc quan trọng hơn là có nhiều nhà quản lý (Jensen, 1993).

+ Khi hội đồng quản trịbao gồm quá nhiều thành viên thường dẫn đến vai trò mang tính tượng trưng hơn là làm đúng chức năng dự tính như là một phần của sự quản lý Khi đó, vấn đề người đại diện có thể gia tăng vì một vài thành viên có thểhiện diện như là người thụ hưởng miễn phí (free-riders) và hội đồng quản trị trở nên ít hiệu quả(Hermalin và Weisback, 2003).

- Thứ hai, quan điểm ủng hộ quy mô lớn làm gia tăng hiệu quả hoạt động.

Quan điểm này cho rằng: Hội đồng quản trị quá nhỏ thiếu đi các ưu điểm mà một Hội đồng quản trịlớn thường có là tranh thủ được các ý kiến và lời khuyên chuyên gia Việc chiếm đoạt tài sản do CEO và các giám đốc bên trong tương đối dễdàng hơn với các hội đồng nhỏ vì Hội đồng quản trị nhỏ cũng đi kèm với số lượng nhỏ hơn các giám đốc bên ngoài Một vài thành viên trong Hội đồng quản trị nhỏ bận rộn với việc ra quyết định và dành ít thời gian hơn cho hoạt động giám sát Ngoài ra, các Hội đồng quản trịlớn hơn thường được gắn kết với sự gia tăng tính đa dạng của hội đồng liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng, giới tính và quốc tịch (Dalton và Dalton, 2005).

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, số lượng thành viên Hội đồng quản trịtối thiểu là 5 người và tối đa là 11 người Tuy nhiên, quy mô HĐQT ở các nước phát triển thì lớn hơn nhiều Như vậy, dựa trên quan điểm lý thuyết và thực tếtại Việt Nam, tác giả đưa ra giảthiết nghiên cứu 1 như sau:

Gi ả thi ế t nghiên c ứ u 1: Có m ộ t m ố i quan h ệ âm gi ữ a quy mô h ội đồ ng qu ả n tr ị và hi ệ u qu ả ho ạt độ ng kinh doanh c ủ a các NHTMCP

1.4.2 Mối quan hệgiữa thành phầnHĐQTvà hiệu quảhoạt động 1.4.2.1 Vai trò củathành viên độc lập và hiệu quảhoạt động

Theo Fama và Jensen (1983), các thành viên HĐQT độc lập thường được xem như đóng vai trò giám sát chính trong HĐQT so với thành viên điều hành (còn gọi là thành viên bên trong), bởi vì họ độc lập và rất quan tâm đến việc duy trì uy tín của mìnhđối với thị trường lao động bên ngoài.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động

mô, thành phần hội đồng quản trịvà hiệu quảhoạt động:

1.5.1 Quy mô hội đồng quản trịvà hiệu quảhoạt động:

Những khẳng định lý thuyếtđãđư ợc kiểm định vềmặt thực nghiệm và một mối quan hệ âm giữa quy mô hội đồng quản trịvà hiệu quả được trình bày bởi các nghiên cứu sau:

- Yermarck (1996) tiến hành nghiên cứu của mình trên 452 công ty công nghiệp Hoa Kỳ giữa năm 1984 và năm 1991, nhất quán phát hiện ra một mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô HĐQT và giá trị doanh nghiệp khi thực hiện hồi qui bằng cách sử dụng nhiều mô hình như: tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và ước lượng OLS Thậm chí khi giá trịdoanh nghiệp đặc trưng bằng Tobin’s Q được thay bằng các biến đại diện khác như tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS và doanh thu/tài sản, mối quan hệâm vẫn tiếp tục Tác giả cũng khẳng định rằng phần giá trị bị mất xảy ra nhiều hơn khi kích thước của công ty ngày càng tăng từ nhỏ đến trung bình (ví dụ 6-12) khi so sánh với các công ty có hội đồng quản trị kích thước ngày càng tăng từ trung bìnhđến lớn (12 -24).

- Theo sau phân tích của Yermarck cho các công ty lớn, Eisenberg, Sundgren và Wells (1998) kiểm định mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và lợi nhuận ởcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần Lan Họ trình bày bằng chứng về mối quan hệâm giữa quy mô hội đồng quản trị và lợi nhuận, vì thế ủng hộ lý thuyết đặt ra bởi Lipton và Lorsch (1992) và Jensen (1993).

- Tương tự, Barnhart và Rosenstein (1998) phát hiện là các doanh nghiệp với hội đồng quản trịnhỏ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp với hội đồng quản trị lớn Trong một nghiên cứu về Nigeria, Sanda, Mukaila & Garba (2003) phát hiện ra rằng, hiệu suất công ty có quan hệ đồng biến với HĐQT nhỏ, nhưng nghịch biến với HĐQT lớn Kyereboah-Coleman & Biekpe (2005) đã xácđịnh rằng quy mô HĐQT nhỏ nâng cao hiệu suất của các tổ chức tài chính vi mô tại Ghana.

- Lặp lại các phát hiện trên, Vafeas (2000) báo cáo là các doanh nghiệp với hội đồng nhỏ nhất (tối thiểu năm thành viên) được thông tin tốt hơn về lợi nhuận của doanh nghiệp và vì thếcó thể được xem như có khả năng giám sát tốthơn.Mak và Yuanto (2003) cho rằng giá trịcủa các doanh nghiệp niêm yết của Singapore vàMalaysia là cao nhất khi hội đồng chỉ năm thành viên Bennedsen, Kongsted vàNielsen (2004), khi phân tích về 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đan Mạch đã nói rằng quy mô doanh nghiệp không ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp cho hội đồng có dưới sáu thành viên nhưng phát hiện một mối quan hệ âm giữa chúng khi quy mô hội đồng tăng lên từbảy thành viên trởlên.

- Trong việc nghiên cứu sự thay đổi trong quy mô hội đồng quản trị theo thời gian, Wu (2000) phát hiện là tính trung bình, quy mô hội đồng của các doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 1991 – 1995 Wu cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm có thể một phần là do áp lực từ các nhà đầu tư lớn Điều này hàm ý là thị trường nói chung tin tưởng hơn nếu việc giám sát được thực hiện bởi các hội đồng nhỏ hơn.

Trong khi Yermack (1996) và những người khác phát hiện mối quan hệâm có ý nghĩa giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả thì một số nghiên cứu lại không tìm thấy mối quan hệnày, cụthể như:

- Bhagat và Black (2002) không tìm thấy bằng chứng xác đáng vềmối quan hệ này Vì thếkết quảcủa họ không hoàn toànủng hộcác phát hiện của Yermack.

Họ lý giải là quy mô hội đồng thường được chọn có tính nộisinh liên quan đến các biến kiểm soát khác có thể tương quan với hiệu quả và cách tiếp cận có thể gây ra sựkhác biệt trong kết quả.

- Trong nỗlực so sánh các tác động của cấu trúc doanh nghiệp lên hiệu quả giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Úc, Bonn, Yokishawa và Phan (2004) phát hiện quy mô hội đồng và hiệu quả (đo lường bằng tỷ số thị giá/thư giá và ROA) tương quan âm cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhưng không có mối quan hệ cho các doanh nghiệp Úc.

Ngược với các phát hiện trên, một tác động dương lên hiệu quả được ghi nhận với quy mô hội đồng lớn hơn bởi một sốnghiên cứu sau:

- Khi nghiên cứu 147 doanh nghiệp Singapore từdữliệu năm1995, Mak &

Li (2001)ủng hộkhẳng địnhcơcấuhội đồng quản trịquyết định các vấn đềnội sinh khi các kết quả OLS của họ chỉ ra quy mô hội đồng, cấu trúc lãnhđạo và quy mô doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu quả nhưng các hồi qui 2SLS của họkhông ủng hộcác kết quảnày.

- Diwedi & Jain (2002), tiến hành nghiên cứu trên 340 công ty lớn được niêm yết của Ấn Độ trong giai đoạn 1997 – 2001và tìm thấy một mối quan hệ tích cực yếu giữa quy mô HĐQT và hiệu suất hoạt động của công ty.

- Adam & Mehran (2005) phát hiện một mối quan hệ dương giữa quy mô hội đồng và hiệu quả (đo lường bằng Tobin’s Q) trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ.

Dựa trên kết quả, họ đềnghịlà mối quan hệhiệu quả như vậy có thểlà chuyên biệt cho từng ngành công nghiệp và chỉra là các hội động lớn hơn làm việc tốt hơn cho các loại doanh nghiệp nhất định phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức Họ lập luận rằng hoạt động M&A và các tính năng, hình thức của các tổ chức ngành ngân hàng có thể làm cho một HĐQT lớn hơn nhiều so với sự mong đợi.

- Hơn nữa, một siêu phân tích dựa trên 131 nghiên cứu bởi Dalton và Dalton (2005) chỉ ra các hội đồng càng lớn tương quan với hiệu quả doanh nghiệp càng cao, ngược lại với các kết quả siêu phân tích ban đầu bởi Dalton, Daily và Johnson (1999).

Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm về quy mô hội đồng đề nghị là quy mô càng lớn trong hầu hết các trường hợp có quan hệ âm với hiệu quả doanh nghiệp Để duy trì HĐQT với số lượng thành viên lớn có thể là bất lợi và tốn kém cho các doanh nghiệp Việc lên kế hoạch, phối hợp công việc, ra quyết định và tổ chức các cuộc họp thường xuyên có thể là khó khăn với các các hội đồng có số lượng thành viên lớn Tính hiệu quả của HĐQT không phụ thuộc vào số lượng thành viên có mặt trong đó, nhưng một lượng tối thiểu các thành viên với kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ là điều kiện sống còn của doanh nghiệp để đảm bảo các nhiệm vụ được thực thi hiệu quả.

1.5.2 Thành phần hội đồng quản trịvà hiệu quảhoạt động 1.5.2.1 Thành viên độc lập và hiệu quảhoạt động

Một sốnghiên cứu thực nghiệm vềlợi ích của thành viên bên ngoài/độc lập trong việc hỗtrợgiám sát và chức năng tư vấn cho các cổ đông công ty (Brickley &

James 1987; Weisbach 1988; Byrd & Hickman 1992; Brickley và cộng sự 1994).

Baysinger & Butler (1985) và Rosenstein và Wyatt (1990) cho thấy lợi ích thị trường mang lại cho các công ty trong việc bổ nhiệm thành viên bên ngoài.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

2.1.1 Vai trò của Hội đồng quản trị tại các NHTMCP Việt Nam:

Cùng với quá trình hình thành và phát triển, quản trị công ty ở các nước phát triển đã tiến khá xa Về cơ bản mô hình quản trịcông ty có 2 loại:

- Thứ nhất, mô hình một cấp không có Ban kiểm soát, trong đó các thành viên HĐQT độc lập không điều hành đóng vai trò giám sát trong hội đồng, mô hình này thường gặpởMỹ;

- Thứ hai, mô hình hai cấp có thành lập Ban kiểm soát để giám sát hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và bộ máy có liên quan, mô hình này chủ yếu ở Nhật Bản, các nước Châu Âu và Việt Nam.

Khi so sánh hai mô hình cho thấy không có mô hình nào hiệu quả hơn vì đều có thể đưa đến những bấtổn cho nền kinh tế Bằng chứng là cuộc khủng hoảng xảy ra ở Mỹ và Nhật Bản đã cho thấy việc áp dụng mô hình nào đều không quan trọng, trong khi chất lượng quản trịcông ty mới là vấn đề đáng quan tâm.

Theo kết quả khảo sát củaỦy ban Chứng khoán Nhà nước năm 2011 , điểm quản trị công ty của nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam đạt mức dưới trung bình.Điều này cho thấy, năng lực quản trị ngân hàng còn yếu kém và là nguyên nhân chính làm cho tỷlệ nợ xấu tăng cao khiến các ngân hàng giảm khả năng tự vệ và chống đỡ, có thể gây ra sự sụp đổ của chính nó và gây hậu quả nặng nề đến nền kinh tế do ảnh hưởng của sự vỡnợ.

Về pháp lý, Hội đồng quản trị được quy định là cơ quan quản trị có quyền nhân danh tổ chức tín dụng để quyết định, thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Trên thực tế, trong hầu hết các ngân hàng thương mại cổphần, thành viên Hội đồng quản trịlà các cổ đông lớn, hoặc đại diện các cổ đông lớn của ngân hàng Thêm vào đó, phần lớn thành viên Hội đồng quản trịtham gia trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh.Như vậy, vai trò của Hội đồng quản trị và Ban điều hànhở một số ngân hàng chưa được phân tách rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý.

Trong cơ cấu nói trên, rõ ràng vai trò vịthế thực tế của Hội đồng quản trị bị xem nhẹ; và ngược lại, Hội đồng quản trịlại không thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong quản trịcông ty Các thành viên Hội đồng quản trị đã phải tập trung nhiều hơn vào công tác điều hành; và ít hoặc thậm chí không chú ý tới vai trò định hướng chiến lược và giám sát, đảm bảo công ty phát triển phù hợp với chiến lược.

Thêm vào đó, các thành viên Hội đồng quản trị thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính lợi ích của cổ đông lớn hơn là phục vụ cho lợi ích của công ty và những người khác có liên quan Do vậy, Hội đồng quản trị có thể bị rơi vào hai trường hợp: (1) hoặc là vai trò của Hội đồng quản trị mờ nhạt, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị không rõ ràng, sựtham gia của Hội đồng quản trịtrong các ngân hàng vào việc điều hành chỉ ở mức độcan thiệp, Hội đồng quản trị không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng đểxây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; (2) hoặc lại tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý.

Trong điều kiện nói trên, yêu cầu phải có thành viên độc lập hay thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị là điều rất cần thiếtnhưng lại hết sức xa lạ đối với các ngân hàng Mặc dù luật các tổ chức tín dụng 2010 đã quyđịnh phải có ít nhất một thành viên độc lập và quy định về quản trị công ty đại chúng năm 2007 đối với các công ty niêm yết là phải có ít nhất là 1/3 thành viên độc lập không điều hành nhưng ở hầu hết các NHTMCP đều không thực hiện, hoặc mới thực hiện nhưng không đủ số lượng quy định Điều này có thể thấy khá rõở một số NHTMCP mặc dù đã niêm yết nhưng cho đến nay vẫ n chưa có thành viên độc lập như: Eximbank, Navibank, SHB; còn STB niêm yết năm 2006 nhưng đến năm 2011 mới chỉ có 1 thành viên độc lập, không đủ số lượng theo quy định.

Hiện nay, chưa có tiêu chí và cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị nói chung và từng thành viên Hội đồng quản trịnói riêng Vì vậy, hiệu quảhay kết quảhoạt động của Hội đồng quản trị chưa được đánh giámột cách chính xác Điều đó góp phần làm cho chế độ trả lương và lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị chưa rõ ràng, chưa c ụthểvà hợp lý Chưa có chế độxửphạt thích đáng để hạn chế hành vi gây thiệt hại cho ngân hàng Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân làm cho các thành viên Hội đồng quản trị chưa sẵn sàng tách ra khỏicông tác điều hành đểthực hiện chức năng chính của mình là giám sát.

Ngoài ra, cách quản lý theo lối thuận tiện, thay vì quản lý theo khoa học đã làm cho vai trò của Hội đồng quản trịvà cả năng lực quản lý đã yếu lại càng yếu thêm Đặc điểm cơ bản của quản lý thuận tiện là bổ nhiệm người quản lý và giao việc trên cơ sởniềm tin vào cá nhân Điều này có nghĩa là mối quan hệthân quen và tin cậy cá nhân là tiêu chí cơ bản đểbổnhiệm và giao việc cho một người nào đó.

Chính vì vậy, những người được bổnhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị thường không phải là quản lý chuyên nghiệp, không có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với lĩnh vực được bổ nhiệm Với quản lý nói trên, thậm chí với người quản lý chuyên nghiệp thì họcũng khóphát huy được năng lực của mình Bởi vì, việc áp dụng các quy trình, thủ tục để giải quyết các công việc được sắp xếp hợp lý lại trởnên bất tiện.

Sau đây là trường hợp điển hình về vai trò của Hội đồng quản trị đã tác động tích cực và tiêu cực đến hiệu quảcủa ngân hàngthương mại cổphần:

 Ngân hàng TMCP Quân đội:

Theo số liệu năm 2012 của ngân hàng TMCP Quân đội, thìđây là lần đầu tiên ngân hàng này vượt lên dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần Cụ thể, năm 2012 ngân hàng TMCP Quân đội đạt lợi nhuận trước thuế riêng hoạt động ngân hàng là 3.024 tỷ đồng, quy mô vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng; tổng tài sản 176.019 tỷ đồng (tăng 30% so với năm 2011); tăng trưởng tín dụng tới 25,6%; nợ xấu được kiểm soátởmức 1,84%.

Những thuận lợi

2.2.1 Quá trình hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng:

Từcuối những nămcủa thập niên 60, quá trình toàn cầu hoá đã trởthành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới Toàn cầu hoá diễn ra một cách sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường,… trong đó, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò then chốt, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá trên các lĩnh vực khác.

Ngày nay, cùng với sựphát triển mạnh mẽcủa khoa học kỹthuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tếquốc tếdiễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới Có thể nói toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình tất yếu của lực lượng sản xuất, là một xu thếlớn của quan hệquốc tế hiện đại.

Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụthuộc vào nhau do quá trình hợp tác và tăng cường quan hệ kinh tế -đầu tư - thương mại giữa các nước Trước những diễn biến trên, phần lớn các quốc gia trên thếgiới đều điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, tạo sự thông thoáng cho quá trình hoạt động, tăng cường vai trò, vị thế cũng như năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế của mỗi quốc gia.

Từ đó cho đến nay, Việt Nam đã từng bước mởcửa và hội nhập dần vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc khai thông quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế vào năm 1993 như: Quỹ tiền tệ quốc tế , Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,…và sau hơn 12 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ150 của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều hình thức: Hội viên của các tổ chức tài chính quốc tế; thiết lập quan hệ đa phương với các tổchứcnhư: Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác Á–Âu, WTO; thiết lập quan hệ song phương với nhiều khu vực và quốc gia.

Như vậy, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Namđã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo các mối quan hệ hợp tác và giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng thông qua đó ngành ngân hàng cũng có những bước cải tổ mạnh mẽ nhằm năng cao năng lực cạnh tranh nhằm góp phần nâng cao vịtrí của quốc gia trên trường quốc tế Chính những điều này đã góp phần giúp cho hoạt động quản trị doanh nghiệp có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển, những mô hình quản trị hiện đại trong ngành ngân hàng, về cách thức quản lý vàđiều hành, những quy định về HĐQT, trách nhiệm cũng như quy ền lợi đối với từng thành viên, quy định bắt buộc về thành viên độc lập, đểcó thểgia nhập với thị trường tài chính toàn cầu.

2.2.2 Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện:

Trong thời gian qua NHNN đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra rà soát lại các văn bản, các quy định đã ban hànhđ ểloại bỏ những quy định chồng chéo bất hợp lý trong lĩnh vực ngân hàng, những bất cập giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo hướng phù hợp dần với yêu cầu hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại Đồng thời, NHNN cũng tiến hành sửa đổi bổsung một số điều khoản mới đối với các văn bản pháp lý hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành nhiều văn bản mới để đảm bảo môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng được chặt chẽ hơn và phù hợp với thông lệquốc tế. Điển hình như việc ban hành Luật NHNN và luật các TCTD 2010 Điểm mới của luật NHNN 2010 là xác định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD, nâng cao vai trò của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệvà quản lý hệthống ngân hàng Đối với luật các TCTD 2010, tập trung quy định chi tiết vềtổchức và công tác quản trị điều hành ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đưa ra các nhóm quy định nhằm hạn chếtập trung rủi ro quá mức đối với TCTD vào một nhóm khách hàng Luật ngân hàng mới được ban hành đã góp phần nâng cao vai tròđiều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ, góp phần nâng cao quyền kiểm soát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sựan toàn cho toàn hệthống ngân hàng.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hoá: việc quản lý chính sách ngoại hối đãđư ợc tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, uỷ quyền quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, từ đó giúp NHNNVN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế,chính sách theo mô hình ngân hàng trungương hiện đại (Vũ Văn Thực, 2013).

Như vậy, môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng đạt đến mức độchặt chẽvà hoàn thiện hơn, các quy định vềquyền hạn và trách nhiệm củaHĐQT, thành viên độc lập, thành viên điều hành ở các ngân hàng ngày càng phù hợp với thông lệquốc tếgóp phần thúc đẩy quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi đểcác tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam, đồng thời giúp cho các ngân hàng Việt Nam dễ dàng mởrộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Những thách thức đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam

Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục.

Giai đoạn 2008-2010, cùng với “bong bóng” của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cũng như hi ệu ứng từ gói kích cầu của Chính phủ trong giai đoạn suy thoái, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng và mức sinh lời thì có thể nói hệ thống NHTMVN đã phát triển mạnh mẽ Song tăng trưởng đó chỉ là “bề nổi của tảng băng” đã che khuất tình hình hoạt động kém an toàn của nhiều NHTM Có thể xâu chuỗi các sự kiện đặt hệ thống ngân hàng trong trạng thái “luôn có khả năng bùng nổ” như sau: (1) sự cạnh tranh về huy động vốn làm cho mặt bằng lãi suất tăng cao khiến nhiều NHTM căng thẳng thanh khoản; (2) kinh tế đình trệ khiến doanh nghiệp đình đ ốn và hậu quả là chất lượng tín dụng suy giảm; (3) lạm phát bùng nổ khiến thị trường chứng khoán và bất động sản gặp khó khăn dẫn đến hậu quả là nợxấu gia tăng đột biến; và (4) kinh tế rơi vào đình trệsau khi lạm phát cao và tăng trưởng thấp Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, cho dù sự suy giảm kinh tế làm giảm lạm phát góp phần hỗtrợviệc giảm lãi suất, nhưng các NHTM vẫn không thể gia tăng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không hội tụ đủ điều kiện đểcho vay (do hàng tồn kho quá cao và không có các phương án kinh doanh mới hiệu quảnên không thể hấp thụvốn) cho dù lãi suất thấp Hơn nữa, các NHTM cũng không thể cho vay ra được vì nếu gia tăng tín dụng sẽ càng làm cho tình hình nợ xấu trở nên trầm trọng hơn (Nguyễn Thị Nhung vàPhan Diên Vỹ, 2013).

Hiện nay, luồng vốn quốc tế đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng để có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm, năng lực quản lý từ các nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, năng lực quản lý Điều này đòi hỏi các nhà quản lý như HĐQT, Ban giám đốc của các ngân hàng phải có đủquy mô, cũng như các thành ph ần hợp lý đểcó thể điều hành hoạt động ngân hàng đảm bảo mang lại hiệu quả.

Những khó khăn cũng như những thách đặt ra với hệ thống NHTM được thể hiện cụthể như sau:

2.3.1 Tình trạng sở hữu chéo:

Có thể phân sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thành hai loại: sở hữu giữa doanh nghiệp và ngân hàng, theo đó doanh nghiệp sở hữu cổ phần của ngân hàng hoặc ngân hàng sở hữu cổ phần của doanh nghiệp; và các ngân hàng nắm cổ phần của nhau…

Tính đến thời điểm cuối 2011, có 8 NHTMCP có quan hệ cổ phần với 4 NHTMNN Chẳng hạn như Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại MB, 8,2% tại EIB, 4,7% tại OCB, 5,3% tại SCB Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng sở hữu lẫn nhau, hiện có ít nhất 6 NHTMCP có cổ đông là một NHTMCP khác Chẳng hạn, EIB hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại STB, 8,5% cổ phần tại VietAbank.

Ngoài ra, việc sở hữu NHTMCP còn bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: cókhoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTMCP Hơn nữa hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp Nhiều ngân hàng có thể đư ợc sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnhđạo ở các doanh nghiệp khác Cuối cùng là Ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất động sản Thông tin thu thập từ 4 NHTMNN và 8 NHTMCP lớn nhất cho thấy 11/12 ngân hàng có công ty chứng khoán là công ty con hoặc công ty liên kết, 8/12 ngân hàng có công ty quản lý quỹ, đầu tư tài chính, 9/12 ngân hàng có công ty con hoặc công ty liên kết đầu tư BĐS, và 5/12 ngân hàng có vốn góp tại các công ty bảo hiểm.

Có thể nói, tình trạng sở hữu chéo vốn cổ phần có thể có những tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của các thành viên tham gia như: hỗ trợ nhau trong lĩnh vực quản trị, thuận lợi hơn trong việc hợp tác kinh doanh, và đây đã từng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở một số quốc gia trên thế giới như Nhật, Đức

Tuy nhiên, trong thực tế sởhữu chéo trong hệthống NHTM Việt Nam cũng có nhiều bất cập:

- Thứnhất, nguồn lực của NHTM có thể không được đánh giá đúng:sởhữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có, trong khi vốn đó là vốn ảo Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính Rủi ro thị trường tài chính ngân hàng mang tính hệthống vìđó là quan hệgiữa dòng tiền với nền sản xuất thực và khi những rủi ro bùng phát thì chúng lan tỏa không chỉ đối với hệthống sản xuất kinh doanh ngoài ngân hàng mà ngay cảtrong ngân hàng.

- Thứ hai, quy định giới hạn tín dụng bịsởhữu chéo vô hiệu hoá: Theo quy định, một cổ đông cá nhân không được sởhữu quá 5% vốn điều lệcủa một TCTD; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật Song, khi sởhữu chéo thì quy định này sẽ bị vô hiệu hóa Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hayNHTM) có tỷ lệ cổphần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực đểngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án của DN hay ngân hàng “sân sau” của mình Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, pháp luật không cho phép TCTD cho vay đối với Chủtịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họvà một số đối tượng khác Tuy nhiên, những người này lại có thểvayởTCTD khác mà tổchức của mình là cổ đông lớn.Khi các đối tác có quan hệ sở hữu chéo với các tổ chức tín dụng bị thua lỗ, giá cổ phiếu sụt giảm hoặc phá sản sẽ khiến cho các tổ chức tín dụng này không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn Điều này dẫn đến giảm năng lực tín dụng và có thể khiến cho các tổ chức tín dụng đó rơi vào tình trạng mất thanh khoản Một khi điều này xảy ra, chúng sẽ kéo theo một loạt các tổ chức tín dụng khác bị đóng băng thanh khoản do các tổ chức tín dụng đều có mối quan hệ tín dụng với nhau qua hệ thống liên ngân hàng.

- Thứ ba, quy định vềphân loại nợvà trích lập dựphòng rủi ro có thểbịlàm sai lệch: Sở hữu chéo cũng có thể cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợxấu mà nhờngân hàng B (A có sởhữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợxấu phải khai báo và không phải trích dựphòng rủi ro tương ứng Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước khó nắm được chính xác sốnợxấu của toàn bộhệthống ngân hàng (Trịnh Thanh Huyền, 2012).

- Thứ tư, tiềm ẩn rủi ro hệthống và bóp méo cạnh tranh: Khi các tổ chức tín dụng liên kết thành một “mạng nhện” sẽ nảy sinh độc quyền nhóm Liên minh tổ chức tín dụng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách, dẫn đến rủi ro mang tính hệthống Điều này có thể gây xáo trộn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Như vậy, hệ quả của sở hữu chéo đã dẫn đến nguy cơ lũng đoạn thị trường nhằm thao túng các ngân hàng và hiện tượng cho vay “sân sau” tạo ra các khoản vay thiếu cẩn trọng Đây là sẽlà cội nguồn của rủi ro tập trung tín dụng chỉ định với giá rẻ, ngoài tầm kiểm soát và kết quả lại là những khoản nợxấu khổng lồ cho nền kinh tế, điển hình như trường hợp của Vinashin hay Vinalines.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng sởhữu chéo là từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn 2006-2010, khiến cho tín dụng bùng nổ Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng quy mô lớn, họ phải liên kết hoặc sởhữu ngân hàng để đảm bảo việc cung ứng vốn không bị gián đoạn Tương tự, các ngân hàng cũng chịu áp lực tăng trưởng nên thường có xu hướng cho các doanh nghiệp thân quen vay để giảm thời gian đánh giá và thẩm định hồ sơ Bên cạnh đó, chính việc ban hành quyết định chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thịtrong giai đoạn 2005-2007 cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng sởhữu chéo trởnên trầm trọng hơn Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn điều lệ chỉ khoảng vài chục đến vài trăm tỷ đồng Nhưng theo yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ vào năm 2011, họphải tăng vốn chủ sởhữu lên 10-20 lần chỉtrong vòng chỉ 5 năm Để tăng vốn chủsởhữu với tốc độlớn như vậy trong thời gian ngắn, các ngân hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn nhà nước và tư nhân, và tự biến mình thành "sân sau" của các tổhợp doanh nghiệp Ngoài ra, nguyên nhân còn bắt nguồn từ sự thiếu vắng nguồn nhân lực quản lý cấp cao tại các NHTM Việt Nam, sựthiếu minh bạch thông tin của khu vực doanh nghiệp và khung pháp lý giải quyết nợxấu, nợ khó đòi còn chưa hoàn thiện.

Theo báo cáo tổng kết ngành của NHNN, đến cuối năm 2008, khi các ngân hàng đồng loạt áp dụng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợxấu của toàn hệ thống có khuynh hướng tăng lên đến 3,5%, nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế là không quá 5% Đây là một dấu hiệu rất khảquan, tuy nhiên vấn đềquan tâm hiện nay là vẫn còn một sốngân hàng áp dụng quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN chưa triệt để, nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ xấu thực tế của toàn hệ thống Năm 2009, các ngân hàng thương mại đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro chặt chẽ đã góp phần làm cho chất lượng tài sản có của ngân hàng tăng lên, tỷlệ nợxấu trong năm của toàn hệ thống giảm xuống 2,6% Năm 2010, tỷ lệnợxấu tiếp tục giảm còn 2,14% Với những số liệu trên cho thấy chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự cải thiện theo chiều hướng tốt Tuy nhiên, do quy mô cấp tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2010 trong khi năng lực quản lý rủi ro của các NHTM còn thấp và sựsuy giảm kinh tếtoàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, thị trường đầu tư thu hẹp, thua lỗtừ đầu tư vào thị trường chứng khoán … khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năngtrảnợ Ngoài ra, trước đây trong giai đoạn bất động tăng cao, nhiều doanh nghiệp triển khai các dự án bất động sản, đầu cơ nhà đất và bong bóng bất động sản xuất hiện Khi bong bóng vỡ, thị trường bất động sản đóng băng làm giảm nhu cầu đầu tư và xây dựng nhà ở, dẫn đến kết quả làm sản lượng sụt giảm nghiêm trọng khiến cho các khoản cho vay liên quan đến bất động sản trởnên khó thu hồi Do đó, đã dẫn đến hệquả tỷlệ nợxấu của hệ thống ngân hàng tăng cao và ởmức 3,3% vào năm 2011 và 8,6% vào năm 2012.

Bảng 2.5: Tỷlệnợxấu của hệthống ngân hàng giai đoạn 2007-2012

Nguồn: Sốliệu báo cáo thường niên của NHNNqua các năm

PHƯƠNG PHÁP LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận

Do dữliệu được sửdụng trong mô hình là dạng bảng (được xác lập bởi các đơn vịbảng là các Ngân hàng thương mại cổphần với thời gian quan sát khác nhau) nên phương pháp luận của đề tài là hồi qui các biến trong mô hình theo hai cách tiếp cận khác nhau.

1/ Toàn bộdữ liệu được xem như là dữliệu gộp (pooled cross-section data) và việc ước lượng được thực hiện bằng cách áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường cho dữliệu gộp (pooled ordinary least squares method –pooled OLS) Trong hồi qui OLS dữ liệu gộp, tất cả các dữ liệu được gộp chung lại với nhau và sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS để hồi qui các biến trong mô hình Thực tế là phương pháp này được áp dụng cho các mô hình trong đó các hệsốcắt là hằng sốvà các hệsốhồi qui (hệsốgốc) cũng là hằng số. Để hạn chếkhả năng đa cộng tuyến của các biến trong mô hìnhước lượng, việc xem xét tính tương quan của các biến trong mô hìnhđặc biệt được chú ý Theo đó, đềtài áp dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson Hệ số tương quan Pearson cho biết giữa các biến liệu có tính cộng tuyến hay không Với các mối quan hệ có hệ số tương quan cao, kết quả ước lượng sẽ vi phạm một trong các giả thiết của phương pháp hồi qui OLS bởi vì việc xem xét tác động riêng phần của một biến khi cố định các biến còn lại là không thể.

2/ Toàn bộ dữ liệu được sử dụng theo kiểu dữ liệu bảng không cân bằng(unbalanced panel data) và việc ước lượng được thực hiện dựa trên hồi qui các biến với các tác động cố định (fixed effects) Dữ liệu bảng không cân bằng là kiểu dữ liệu có nhiều đơn vịbảng (các Ngân hàng thương mại cổphần trong mô hình khảo sát) với quãng thời gian quan sát khác nhau.

Theo Wooldridge (2002), việc sử dụng dữ liệu bảng với các tác động cố định trong các mô hình hồi qui nhằm cung cấp nhiều quan sát hơn cho việc ước lượng và giảm khả năng đa cộng tuyến giữa các biến khác nhau Ước lượng với các tác động cố định giả định là tất cả các hệ số ước lượng trong mô hình (các hệ số gốc) là giống nhau cho các đơn vị bảng nhưng các hệ sốcắt (hằng số hay các điều kiện khởi đầu) khác nhauở các đơn vịbảng.

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Luận văn này tác giả thực hiện trên cơ sở nghiên cứu của Roselina Shakir

(2009) và Kyereboah-Coleman, A &Biekpe, N (2006) Do đó, việc sử dụng mô hình và xácđịnh các biến phụthuộc, biến độc lập và các biến kiểm soát sẽ dựa trên hai nghiên cứu này Tuy nhiên, tác giả có điều chỉnh một sốnội dung phù hợp theo môi trường của Việt Nam.

3.2.1 Mô tảcác biến trong mô hình:

Biến phụthuộc phản ánh hiệu quảhoạt động kinh doanh của các NHTMCP.

Có nhiều chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTMCP là: ROA, ROE, Tobin 's Q, tỷ lệ tăng trưởng trên doanh thu Với mục tiêu nghiên cứu của tác giảlà gia tăng giá trị của NHTMCP và gia tăng giá trị cổ đông, trong khi đó cổ đông thường quan tâm đến việc tối đa hoá giá trịtài sản chủsởhữu nên họquan tâm nhất đến lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS – earnings per share) hoặc lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường.

Trên cơ sở đó, với đặc điểm dữliệu thu thập được và đểphù hợp với lợi ích cổ đông thường, tác giả sử dụng chỉ tiêu đo lường tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP trong luận văn như sau:

ROE : tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sởhữu.

3.2.1.2 Biến độc lập: lnBDS : là quy mô/ số lượng thành viên Hội đồng quản trị Được đo lường bằng logarith.

TVDL : là tỷlệ thành viên độc lập trong hội đồng = thành viênđộc lập (bên ngoài) / số lượng thành viên HĐQT Đơn vịtính toán là %.

TVDH : là tỷlệ thành viên điều hành trong hội đồng = thành viên bên trong (kiêm nhiệmBan điều hành)/ số lượng thành viên HĐQT Đơn vịtính toán là %.

SIZE: là quy mô của các NHTMCP được đo bằng logarith của tổng tài sản.

Trong mô hình hồi quy, biến tổng tài sản được xem như là biến đại diện cho quy mô đểtính lợi thếkinh tếtheo quy mô Tổng tài sản được sửdụng để kiểm soát sựkhác biệt chi phí liên quan đến quy mô cũng như khả năng đa dạng hoá của ngân hàng.

Nếu có lợi thế theo quy mô, thì tổng tài sản có thể tác động tích cực lên lợi nhuận ngân hàng và dẫn đến gia tăng hiệu quả hoạt động Nhưng nếu tăng đa dạng hoá, làm gia tăng chi phí hoặc dẫn đến rủi ro cao hơn thì biến có thể tác động tương quan âm với hiệu quả.

AST: là tỷlệTài sản cố định/Tổng tài sản Đơn vịtính toán là %.

3.2.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu:

3.2.2.1 Mô hìnhước lượng OLS cho dữliệu gộp:

Kiểm định hệsố tương quan Pearson

Kiểm định giảthuyết hệsố tương quan mẫu là khác zero (Rosner, 2006, p.496):

Với ρ là hệsố tương quan mẫu

Với r là hệsố tương quan mẫu Với kiểm định mức ý nghĩa α, bác bỏgiảthuyết H 0 nếu

Vì thế, với so sánh hai đuôi α = 0.05,ý nghĩa th ống kê (p < 0.05) đạt được khi

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường cho dữliệu gộp

ROE = α 0 + α 1 ln BDS + α 2 TVDL+ α 3 TVDH + α 4 SIZE+ α 5 AST +  (3.1) Với α 0 = hệsốcắt (hằng số). α 1 , α 2 , α 3 , α 4, α 5 : các hệsốhồi qui trong phương trình. ε = sai sốcủa mô hình. Đề tài sửdụng kiểm định F (kiểm định Wald) để xem xét tácđộng đồng thời của 5 biến độc lập trên để kiểm định xem liệu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

Kiểm định giảthuyết được thực hiện như sau:

3.2.2.2 Mô hình hồi qui với các tác động cố định:

Phương trình hồi qui với các tác động cố địnhnhư sau:

ROE it = α 0it + α 1t ln BDS + α 2t TVDL+ α 3t TVDH + α 4t SIZE+ α 5t AST + 

Với α it = hệsốcắt hay điều kiện khởi đầu. ε it = phần dư được giả thiết phân phối chuẩn và độc lập với E(ε it ) = 0 và phương sai đồng nhất hữu hạnE(ε 2 it ) = σ 2 ε,t ; t =1,…,T. i= thứ tự của bảng(i = 1,…,N) t= giai đoạn quan sát(t = 0,…,T)

Như vậy trong mô hình khảo sát, các đơn vị bảng chính là các ngân hàng thương mại và mỗi đơn vịbảng có thời gian quan sát khác nhau.

Tùy theo điều kiện thành lập ban đầu, mỗi đơn vị bảng, tức ngân hàng, có các hệ số cắt (α it ) khác nhau Tuy nhiên quá trình phát triển của các ngân hàng thương mại này được xem như có những đặc điểm tương tựnên các hệsốhồi quiα it với i = 1;5 là giống nhau.

Ngoài ra, thông qua mô hình hồi qui với các tác động cố định này, đề tài cũng phân tích tính không đồng nhất có thể có giữa các ngân hàng thông qua các giá trị của R 2 đạt được Vì phương pháp phân tích số liệu bảng được áp dụng, theo Wooldridge (2002), có thể so sánh các giá trị đạt được cho R 2 “overall”, R 2

R 2 “overall” đặc trưng cho mức độ lý giải của các biến giải thích cho sự thay đổi của biến phụthuộc trong toàn bộmô hình.

R 2 “between” đặc trưng sự khác biệt giữa các đơn vị bảng khác nhau (ở đây là các ngân hàng) trong khi R 2 “within” đo lường sự khác biệt trong bản thân các đơn vị bảng (mỗi ngân hàng) suốt khoảng thời gian khảo sát.

Thông qua các giá trị khác nhau của R 2 “overall”, R 2 “between” và R 2

“within”, nghiên cứu sẽcho thấy liệu quá trình phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần ởViệt Nam có sự đồng nhất hay không khi xem xét tác động của đặc điểm quản trị lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này Tính đồng nhất này cũng mang một hàm ý rất quan trọng vì kết quảcủa quá trình phân tích và xửlí có thể áp dụng được cho bất kỳ ngân hàng thương mại cổ phần nào ởViệt Nam trong điều kiện số liệu thống kê ở mỗi ngân hàng còn hạn chế do quá trình thành lập không dài, việc ghi nhận sốliệu chưa hệthống.

3.2.3 Dữliệu nghiên cứu: Để xem xét tác động của Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, nghiên cứu sử dụng dữliệu thứcấp cơ bản dựa trên các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính hợp nhất đãđược kiểm toán của 27 ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam cho giai đoạn từ năm 2004-2012 Theo Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2012, có 23 ngân hàng nghiên cứu được xếp hạng năng lực cạnh tranh: 6 ngân hàng thuộc nhóm A, 7 ngân hàng thuộc

B, 8 ngân hàng thuộc nhóm C và 2 ngân hàng thuộc nhóm D.

Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp trên do tính sẵn có và có độtin cậy vì đây là những thông tin phải công khai định kỳ theo quy định của pháp luật khi kết thúc năm tài chính Các thông tin thứ cấp này được đăng tải trên các website của các ngân hàng Do một số ngân hàng không có đầy đủ thông tin nên kích cỡ mẫu chỉ gồm 194 quan sát Như vậy, dữ liệu của luận văn có được dưới dạng bảng không cân bằng.

Với bài nghiên cứu này, tác giảthu thập dữ liệu thứ cấp là các bảng số liệu từ báo cáo tài chính/ báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại cổ phần.

Sau đóxửlý bằng phương trình hồi quy tuyến tính và phần mềm Stata 11 Các bước xửlý sốliệu như sau:

 Mô tảvà trình bày dữliệu:

Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê, mỗi biến gồm các nội dung nhưsau: tên biến, trung bình, độlệch chuẩn, giá trịcực tiểu, giá trịcực đại, số quan sát.

 Khảo sát tương quan cặp giữa các biến:

Kết quả nghiên cứu

3.3.1 Mô hình hồi qui tuyến tính thông thường cho dữliệu gộp (pooled OLS)

3.3.1.1 Thống kê mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và các biến kiểm soát:

Bảng 3.1 Thống kê mô tảcho các biến dữliệu (OLS) Tên biến Trung bình Độlệch chuẩn Min Max Sốquan sát

Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

Theo kết quảthống kê bảng 3.1 cho thấy:

- Chỉtiêu ROE của 27 ngân hàng dao động từ 0,8%/năm đến 30,57%/năm, giá trịtrung bình là 10,56%/năm và độlệch chuẩn là 6,09%.Điều này cho thấy hiệu quảhoạt động của các ngân hàng giai đoạn từ2004-2012 có sựchênh lệch đáng kể.

- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị dao động từ 3 đến 11 người, trung bình là 7 người, và độ lệch là 1,97 Điều nàycho thấy số lượng thành viên HĐQT của các NHTMCP VN đều nằm trong giới hạn quy định, có quy môvừa phải và giống nhau.

- Theo sốliệu phụlục 3 cho thấy số lượng thành viên độc lập mới xuất hiện trong một số NHTMCPVN trong vài năm trở lại đây kể từ khi có luật tổ chức tín dụng 2010 Điều này giải thích cho giá trị trung bình chỉ đạt 2,27%, trong khi số lượng thành viên độc lập dao động từ 0% đến 40%, và độlệch chuẩn là6,8%.

- Tỷ lệtài sản cố định/tổng tài sản của các NHTMCPVN dao động từ0,1% đến 10,93%, giá trị trung bình là 1,79% và độ lệch chuẩn là 1,6% Điều này cho thấy các NHTMCP VN có tỷlệ TSCĐ/Tổng tài sản là tương đối thấp.

Bảng 3.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson

ROE lnBDS TVDL TVKN SIZE

*** , ** , * : ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy hệsố tương quan giữa các cặp biến độc lập và biến kiểm soát đều ở mức thấp (Evans, 1996) Vì vậy, tác giả không loại bỏ biến nào ra khỏi mô hình, các biến độc lập và các biến kiểm soát sẽ được sửdụng đồng thời trong mô hình hồi quy bội khi xem xét tác động lên biến phụthuộc.

3.3.1.3 Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp

Bảng 3.3 Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp với biến phụthuộc là ROE

Biến Hệsố Sai sốchuẩn t statistics Prob lnBDS 0483444 *** 0153944 3.14 0.002

Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

Kết quảhồi qui cho mô hình dữliệu gộp của các biến độc lập với biến phụ thuộc ROEởBảng 3.3 cho ta những nhận định sau:

- Kiểm định F(Kiểm định Wald) cho phép loại bỏ giả thiết H o cho rằng tất cảcác hệ sốhồi quy bằng 0 (ngoại trừhệsốcắt) Điều này cho thấy tác động đồng thời của 5 biến độc lập (số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập, tỷ lệ thành viên điều hành, quy mô của ngân hàng, và tỷlệ TSCĐ/Tổng tài sản) lên biến phụthuộc (ROE) là có ý nghĩa vềmặt thống kêởmức ý nghĩa 1% Tuy nhiên, R 2 0,2136 là khá nhỏ.

- Xét ở góc độ riêng phần, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu (ROE) của các NHTMCP VN và số lượng thành viên HĐQT (lnBDS) thông qua hệ số ước lượng dương và cóý nghĩa th ống kê tại mức ý nghĩa 1% Cụthể, khi số lượng thành viên HĐQT tăng lên 1% thì ROE tăng 0.048% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Kết quả này trái ngược với lý thuyết đặt ra bởi Lipton và Lorsch (1992) và Jensen (1993) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Adam và Mehran (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả (đo lường bằng Tobin’s Q) trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ.

- Kết quả cũng cho thấy mối tương quan tiêu cực giữa giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu của các NHTMCP VN với tỷlệthành viên độc lập thông qua hệsố ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Cụthể, khi tỷ lệ thành viên độc lập tăng lên 1% thì ROE giảm - 0.12% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Kết quả này trái ngược với lý thuyết của Fama (1980) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Dah A cùng các cộng sự(2009).

- Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ số tương quan âm giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu của các NHTMCPVN và tỷ lệ thành viên điều hành không đạt mức ý nghĩa thống kê.

- Bên cạnh đó, kết quảcũng cho thấy mối quan hệtích cực giữa quy mô của các NHTMCP (SIZE) với hiệu quả hoạt động thông qua hệsố ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% Cụthể, khi quy mô của ngân hàng tăng lên 1% thì ROE tăng 0.021% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang sửdụng tốt nguồn vốn trong việc tạo ra lợi nhuận Từ năm 2010, để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy việc mởrộng quy mô hoạt động làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTMCP.

- Từ kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Với hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê ởmức ý nghĩa 5%, có thể khẳng định được rằng khi tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản tăng lên 1% thì ROE giảm 0,67% Điều này hoàn toàn hợp lý vì khi các ngân hàng gia tăng tỷlệ tài sản cố định/Tổng tài sản sẽ làm giảm các khoản cho vay cũng như các danh mục đầu tư của ngân hàng, vì vậy sẽlàm cho lợi nhuận giảm.

Bảng 3.4 Kết quả hồi qui cho mô hình dữ liệu gộp với biến phụ thuộc là ROE có phân tích độ mạnh (vce(robust))

Biến Hệ số Sai số chuẩn t statistics Prob lnBDS 0483444 *** 0149763 3.23 0.001

Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

Kết quả hồi quy cho mô hình dữ liệu gộp có phân tích độ mạnh (vce(robust)) bằng sự hiệu chỉnh ở phương sai sai số trong mỗi phương trình hồi cho thấy các giá trị của các kiểm định F (kiểm định Wald) gần như là không thay đổi (các giá trịsai lệch chỉ là nhỏ) Điều này một lần nữa khẳng định mối quan hệ hai chiều giữa quy mô, thành phần của HĐQT (đại diện bằng biến lnBDS, TVĐL, TVĐH) và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP (đại diện bằng biến ROE) Theo đó, mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả là dương trong khi mối quan hệ giữa thành viên độc lập và hiệu quả là âm, tuy nhiên không tìm thấy mối quan hệ giữa thành viên độc lập và hiệu quả.

3.3.2 Mô hình hồi qui với các tác động cố định (fixed effects-FE)

Do đặc điểm của dữliệu được sử dụng trong mô hình ngoài đặc tính của dữ liệu không gian(đãđược hồi quyởtrên), nó cònđược coi như là dữ liệu bảng trong đó các đơn vịbảng là các ngân hàng.

Việc hồi quy với các tác động cố định theo kiểu dữliệu bảng đểgiúp cho kết quảcủa mô hình hồi quy dữliệu gộp gia tăng mức độtin cậy khi ta so sánh kết quả của hai mô hình thông qua kiểm định Hausman (1978).

Bảng 3.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ( fixed effects)

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất Số quan sát

ROE overall 10.55881 6.092907 08 30.57 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 4.402185 4.568 23.99444 within 4.040311 - 7.22563 23.31006

BDS overall 6.896907 1.965951 3 11 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 1.590741 4.555556 10.71429 within 1.117206 2.75405 10.64691

TVDL overall 2.40866 6.904515 0 40 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 3.825009 0 15.595 within 5.904995 - 13.18634 31.78366

TVDH overall 10.69082 11.45003 0 42.86 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 9.425759 0 42.86 within 7.562326 - 14.97418 33.07225

SIZE overall 728.5291 59.60016 516.1 844.87 N = 194 n = 27 T-bar = 7.18519 between 39.39335 650.6025 793.4322 Within 44.22203 563.3129 809.2066

Nguồn: Kết quảtừphần mềm STATA

3.3.2.2 Kết quả hồi qui với các tác động cố định Bảng 3.6 Kết quả hồi qui mô với các tác động cố định với biến phụ thuộc Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t P > |t| R 2 lnBDS 0174396 0184203 0.95 0.345 within= 0.0999 between = 0.1654 overall = 0.1418

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂN G CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một số kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

4.1.1 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

So với cácNgân hàng thương mại của các nước có nền kinh tế phát triển thì công tác quản trị và điều hành của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn thua kém, do đó các Ngân hàng thương mại cổ phần cần nâng cao công tác quản trị và điều hànhởtất cả các khâu như: tổchức, nhân sự, quản trịtài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản,…nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn Để làm được điều đó, vai trò của các nhà điều hành và quản lý của các Ngân hàng thương mại cổ phần là hết sức quan trọng Vì vậy, dựa trên kết quảnghiên cứu tác giảcó một số đềxuất như sau:

- Thứ nhất, các Ngân hàng thương mại cổ phần phải quy định một cách rõ ràng, minh bạch trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị ngay từ đầu trong việc xây dựng hợp đồng lao độngvà điều lệ ngân hàng Trong đó, phảiquy định rõ trách nhiệm, vai trò của các thành viên và đánh giá được một cách đầy đủ chất lượng công việc, gắn với hiệu quảhoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cổphần cũng phải xây dựng cơchế để đánh giá chínhxác được những thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ ra những người vô trách nhiệm, kém năng lực, tư lợi để có cơ sởcho việc đãi ngộvà xửphạt.

- Thứhai, cần có những quy định liên quan đến tiêu chuẩn vềphẩm chất và năng lực đối với các thành viên của Hội đồng quản trị, đặc biệt là thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong các quy định của pháp luật, cũng như trong điều lệ của mỗi ngân hàng Theo các thông lệ tốt, các thành viên Hội đồng quản trị cần có những phẩm chất và năng lực sau:

+ Nhận được sự tin tưởng của các cổ đông (phản ánh qua việc các cổ đông biểu quyết ủng hộ những thành viên đó), các thành viên khác trong hội đồng quản trị, các cán bộquản lý và nhân viên của ngân hàng.

+ Có khả năng cân bằng lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan và đưa ra những quyết định hợp lý.

+ Có kinh nghiệm chuyên môn và trình độ học vấn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.

+ Có khả năng biến kiến thức và kinh nghiệm thành các giải pháp thực tiễn.

Ngoài ra, khi bổnhiệm thành viên Hội đồng quản trịcần kiểm tra lý lịch của cácứng viên để xem có những sai phạm lớn trong công tác quản lý điều hành trước kia và có tiền án tiền sự hay không, đồng thời xem liệu cácứng viên đó có đáp ứng được những yêu cầu trong Luật TCTD, quy chế quản trị công ty và điều lệ ngân hàng hay không.

Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá đúng vai trò của từng thành viên, tránh được những rủi ro về đạo đức của thành viên Hội đồng quản trị khi họ muốn che giấu thông tin về mình Từ đó, giúp cho các ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, giảm thiểu vấn đề “người đi xe miễn phí”, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổphần.

- Thứ ba, đạo đức kinh doanh là vấn đề cần được quan tâm hơn cả ngay từ bây giờ, không chỉ trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề đại diện mà trong mọi khía cạnh, mọi hoạt động kinh tế Vì vậy, cần có tiêu chuẩn về chuẩn mực đạo đức đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.

- Thứ tư, cần nâng cao vai trò của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, họphải thực sự độc lập, phải có tiếng nói, và hành vi cụthể để ngăn chặn, thểhiện quan điểm của mình trong trường hợp những quyết định của Hội đồng quản trị gây bất lợi cho các cổ đông nhỏlẻhoặc phục vụcho lợi ích nhóm.

- Thứ năm, cần có chế độ đào tạo, cửtham gia hội thảo, tập huấn các khoá học về quản trị công ty cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát nhằm nâng cao năng lực, đạo đức nghềnghiệp để đáp ứng với sựtiến bộ và xu hướng phát triển của thếgiới.

- Thứ sáu, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho những thành viên Hội đồng quản trị khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ như: trả lương xứng đáng, bổ sung tiền thưởng chia sẻ từlợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc, cho sởhữu cổphiếu hoặc phương pháp cụthể quy định trong hợp đồng để đền đáp vềmặt tài chính cho các thành viên theo tỷlệhọ đã mang lại lợi ích cho cổ đông Bên cạnh những đãi ngộ về tài chính, cần phải có chính sách thăng chức, đề bạt những người hoàn thành tốt nhiệm vụ vào những vịtrí có trách nhiệm cao hơn.

Như vậy sẽ hạn chế tình trạng tham nhũng, tư lợi cá nhân của các thành viên Hội đồng quản trị, khả năng câu kết với các giám đốc điều hành đểtrục lợi.

- Thứ bảy, cần có chế độ xử phạt minh bạch, nghiêm minh, loại bỏ được những người không có năng lực, đạo đức và hành vi yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.

4.1.2 Một số kiến nghị nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam:

Theo kết quả nghiên cứu quy mô của các Ngân hàng thương mại cổ phần được đo lường thông qua giá trịtổng tài sản có mối tương quan dương với ROE Do đó, việc NHNN ban hành quy định vềmức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng về cơ bản là phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tăng cường sức mạnh tài chính cho các ngân hàng chuẩn bịcho việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài Vì vậy,các ngân hàng cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên một số phương diện chính như: vốn tựcó, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời Cụthể:

- CácNgân hàng thương mại cổphần, nhất là các ngân hàng vừa và nhỏphải từng bước gia tăng vốn điều lệ, xây dựng lộtrình tăng vốn điều lệphù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam cũng như nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tếquốc tếvới các nước trong khu vực và thếgiới.

- Đảm bảo quy mô tổng tài sản tăng đồng thời với chất tài sản, tránh tình trạng “độc canh” tín dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản mànên đa dạng hoá các danh mục cho vay, đầu tư và kinh doanh Quản lý chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo an toàn thanh khoản, trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro nhằm minh bạch hoá tình hình tài chính và tài sản có rủi ro, khi cho vay hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng cho vay dưới chuẩn.

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đan Thanh, 2013. Ngân hàng gia đình trị và khoảng rộng “sân sau”.http://vietstock.vn/2013/08/ngan-hang-gia-dinh-tri-va-khoang-rong-san-sau-737-310010.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: sân sau
7. Hoàng Hoa Sơn Trà, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005- 2010. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngânhàng Thương mại Việt Nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005-2010
8. Lê Văn Tư, 2005. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tàichính
14. Nguyễn Khắc Minh, 2004. Từ điển Toán Kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Toán Kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh–Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật
15. Nguyễn Thị Nhung và Phan Diên Vỹ, 2013. Giải mã tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”. Tạp chí phát triển kinh tế, số 267, tháng 1/2013, trang 29-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
16. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của các Ngân hàng Thương mạiởViệt Nam
17. Trịnh Thanh Huyền, 2012. Từ sở hữu chéo tại Chaebol đến thực tế NHTM Việt Nam. http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/tu-so-huu-cheo-tai-chaebol-den-thuc-te-nhtm-viet-nam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ sởhữu chéo tại Chaebol đến thực tế NHTM ViệtNam
18. Vũ Văn Thực, 2013. Tái cơ cấu Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10(20), tháng 05-06/2013 Phát triển và hội nhập.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíPhát triển và Hội nhập
20. Anderson, R. C. &amp; Reeb, D. M. 2003. Founding-Family Ownership and Firm Performance: Evidence from the S&amp;P 500. The Journal of Finance, vol. LVIII, no. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Finance
21. Barnhart, S. W. &amp; Roseinstein, S. 1998. BoardComposition, Managerial Ownership, and Firm Performance: An Empirical Analysis. The Financial Review, vol. 33, pp. 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The FinancialReview
22. Baysinger, B. D. &amp; Butler, H.N. 1985. Corporate governance and the board of directors: Performance effects of changes in board composition. Journal of Law, Economics, and Organization, vol. 1, pp. 101-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofLaw
23. Bennedsen, M., Kongsted, H. C. &amp; Nielsen, K. M. 2004. Board Size Effects in Closely Held Corporations. CAM Institute of Economics, University of Copenhagen Working Papers, vol. 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CAM Institute of Economics
24. Bhagat, S. &amp; Black, B. 2002. The Non-Correlation Between Board Independence and Long- Term Firm Performance. Journal of Corporation Law, vol. 27, No. 2, pp 231-273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Corporation Law
25. Bonn, I. 2004. Board Structure and Firm Performance: Evidence from Australia. Journal of the Australian and New Zealand Academy of Management, vol. 10, no. 1, pp. 14-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Australian and New Zealand Academy ofManagement
26. Bonn, I., Yoshikawa, T. &amp; Phan, P. H. 2004. Effects of Board Structure on Firm Performance : A Comparison Between Japan and Australia. Asian Business &amp;Management, vol. 3, pp. 105-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Business &"Management
28. Brickley, J.A. &amp; James, C.M. 1987. The takeover market, corporate board composition, and ownership structure: The case of banking. Journal of Law and Economics, vol. 30, pp. 161-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Law andEconomics
29. Brickley, J.A., Coles, J.L &amp; Terry, R.L.1994. Outside directors and the adoption of Poison Pills. Journal of Financial Economics, vol. 35, pp 371-390 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
30. Byrd, J. W &amp; Hickman, K. A. 1992. Do outside Directors Monitor Managers?:Evidence from Tender Offer Bids. Journal of Financial Economics, vol 32, No.2, pp. 195-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Economics
31. Chaganti, Mahajan &amp; Sharma, 1985. Corporate board size, composition and corporate failures in retailing industry. Journal of Management Studies, Volume 22, Issue 4, pages 400–417 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Management Studies
27. Boumosleh, A. S., &amp; Reeb, D. M. 2005. The Governance Role of Corporate Insiders. Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=674082downloaded on 7 April 2007 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ngay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản ngân hàng đã trởnên nghiêm trọng - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
gay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản ngân hàng đã trởnên nghiêm trọng (Trang 53)
Bảng 2.1: So sánh ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2010 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.1 So sánh ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2010 (Trang 53)
Bảng 2.2: ROA, ROE của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2007-2012 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.2 ROA, ROE của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2007-2012 (Trang 54)
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007-2012 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007-2012 (Trang 55)
Bảng 2.4: Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống TCTD Việt Nam 2011-2012 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.4 Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống TCTD Việt Nam 2011-2012 (Trang 57)
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007-2012 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007-2012 (Trang 66)
3.3.1. Mơ hình hồi qui tuyến tính thơng thường cho dữ liệu gộp (pooled OLS) - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
3.3.1. Mơ hình hồi qui tuyến tính thơng thường cho dữ liệu gộp (pooled OLS) (Trang 76)
Theo kết quả thống kê bảng 3.1 cho thấy: - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
heo kết quả thống kê bảng 3.1 cho thấy: (Trang 77)
Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập và biến  kiểm  soátđềuởmức  thấp  (Evans,  1996) - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
li ệu từ bảng 3.2 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập và biến kiểm soátđềuởmức thấp (Evans, 1996) (Trang 78)
Bảng 3.4 Kết quả hồi qui cho mơ hình dữ liệu gộp với biến phụ thuộc là ROE có phân tích độmạnh (vce(robust)) - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 3.4 Kết quả hồi qui cho mơ hình dữ liệu gộp với biến phụ thuộc là ROE có phân tích độmạnh (vce(robust)) (Trang 80)
Việc hồi quy với các tác động cố định theo kiểu dữ liệu bảng để giúp cho kết quảcủa mơ hình hồi quy dữliệu gộp gia tăng mức độ tin cậy khi ta so sánh kết quả của hai mơ hình thơng qua kiểm định Hausman (1978). - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
i ệc hồi quy với các tác động cố định theo kiểu dữ liệu bảng để giúp cho kết quảcủa mơ hình hồi quy dữliệu gộp gia tăng mức độ tin cậy khi ta so sánh kết quả của hai mơ hình thơng qua kiểm định Hausman (1978) (Trang 81)
Bảng 3.6 Kết quả hồi qui mô với các tác động cố định với biến phụ thuộc - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 3.6 Kết quả hồi qui mô với các tác động cố định với biến phụ thuộc (Trang 82)
Liệu hai mơ hình này có nhất quán với nhau hay không được thể hiện qua kiểm định Hausman: - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
i ệu hai mơ hình này có nhất quán với nhau hay không được thể hiện qua kiểm định Hausman: (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w