Các nghiên cứu về các yếu tố đánh giá sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán
hệ thống thông tin kế toán
Một số lượng lớn các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trong suốt nhiều năm qua để cố gắng xác định các nhân tố ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin Tuy nhiên, nhân tố phụ thuộc trong những cuộc nghiên cứu này – sự thành công của hệ thống thông tin – rất khó để xác định được Các nhà nghiên cứu khác nhau đã chú ý vào các khía cạnh thành công khác nhau, dẫn đến các yếu tố thể hiện sự thành công trong các nghiên cứu cũng khác nhau
Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Gable et al (2003) đã đo lường sự thành công của hệ thống thông tin DN bởi 5 nhân tố, đó là: chất lượng hệ thống , chất lượng thông tin, sự hài lòng, tác động cá nhân và tác động tổ chức
” của Zainal Arifin Hasibuan và Gede Rasben Dantes (2012) cũng chỉ ra 5 nhân tố để xem xét sự thành công khi tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa ở mức cao, khi ứng dụng ERP vào công tác kế toán, gồm: Chất lượ ất lượng thông tin, Chất lượng dịch vụ, Tác động chiến thuật , Tác độ
Trong khi đó, McLean và DeLone (2003) đo lường sự thành công của hệ thống thông tin bằng các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, ý định sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích ròng Đây là phiên bản mới của một mô hình nghiên cứu đã được đề xuất trước đây Mô hình nghiên cứu trước đây, McLean và DeLone (1992), đã sử dụng 6 nhân tố để xem xét Sự thành công của hệ thống thông tin: Chất lượng của hệ thống, Chất lượng thông tin, ý định sử dụng, Sự hài lòng của người dùng, Tác động cá nhân, Tác động tổ chức
Trong tất cả các nghiên cứu thì nghiên cứu của MCLean và DeLone (1992) có thể được xem là nghiên cứu nền tảng để các nghiên cứu khác dựa vào Cách phân loại nhân tố trong nghiên cứu này và mô hình hình thành từ nghiên cứu đã được nhiều đánh giá đề xuất là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về sự thành công của hệ thống thông tin
Trong phạm vi đề tài sẽ lựa chọn đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán bằng các nhân tố theo nghiên cứu của McLean và DeLone (2003) vì đây là mô hình nghiên cứu được đánh giá cao nhất, kết quả của nghiên cứu này luôn được các nghiên cứu khác xem là tài liệu tham khảo và nghiên cứu này đã cập nhập sự thay đổi của công nghệ thông tin so với phiên bản 1992 trước đây.
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin là việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật của công nghệ thông tin trong việc thu thập, xử lý, kết xuất báo cáo và lưu trữ các dữ liệu kế toán một cách tự động và chính xác Công việc của kế toán lúc này chủ yếu do máy tính đảm nhiệm, còn công việc của những người làm kế toán là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ trong việc quản lý nghiệp vụ, giám sát hoạt động của hệ thống và phân tích các thông tin đầu ra (Nguyễn Đăng Huy, 2010)
Theo bài giảng cao học kế toán chuyên đề 4 của Bùi Quang Huy thì tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng PMKT chính là quá trình tổ chức 5 thành phần của hệ thống thông tin kế toán: thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và cung cấp thông tin trên cơ sở gắn các đặc điểm của PMKT với mục tiêu, yêu cầu của
Như vậy, tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin chính là việc tổ chức một hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính sao cho thông tin kế toán được cung cấp từ hệ thống là nhanh, chính xác, phù hợp yêu cầu quản lý của doanh nghiệp với chi phí là thấp nhất
2.1.1.2 Mục tiêu và yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
Theo tài liệu Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Đại học kinh tế TP HCM
2012 thì tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT có mục tiêu và yêu cầu sau: a Mục tiêu
- Xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng được việc tổ chức ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp cho từng đối tượng sử dụng thông tin
- Công tác kế toán đáp ứng các yêu cầu quản lý của DN
- Công tác kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của DN
- Ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin trong công tác kế toán của DN b Yêu cầu
Tổ chức công tác kế toán của một DN trong điều kiện tin học hóa cần đáp ứng các yêu cầu sau: Tính kiểm soát, tính hiệu quả, tính phù hợp, tính linh hoạt.
Quy trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
Trong tài liệu Hệ thống thông tin kế toán tập 3 của Đại học kinh tế TP HCM có viết Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin có thể được thực hiện theo 2 phương pháp: tuân thủ các giai đoạn chuẩn mực hoặc theo mẫu thử nghiệm
2.1.2.1 Phát triển theo các giai đoạn chuẩn mực
Chia quy trình tổ chức thành các giai đoạn chuẩn mực gồm giai đoạn phân tích, thiết kế, thực hiện, vận hành hệ thống và tiến hành theo từng giai đoạn
- Phân tích hệ thống: là quá trình khảo sát hệ thống thông tin hiện hành và môi trường của nó để xác định các khả năng cải tiến, các giải pháp cho hệ thống mới và khả năng thực hiện các giải pháp đó Giai đoạn này gồm các công việc: Khởi đầu dự án, Khảo sát sơ bộ, Đánh giá khả thi
- Thiết kế hệ thống: trong quá trình thiết kế hệ thống, đội thiết kế sẽ chuyển những mô tả được tạo ra trong quá trình phân tích thành những phương thức có thể thực hiện được Bao gồm: thiết kế sơ bộ sau đó thiết kế chi tiết yêu cầu của hệ thống và cuối cùng dựa vào đó để đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp
- Thực hiện hệ thống: là giai đoạn hệ thống được tạo ra và chuẩn bị đưa vào sử dụng, gồm các công việc theo trình tự sau: kế hoạch thực hiện và chuyển đổi cài đặt thiết bị cài đặt phần mềm huấn luyện và kiểm tra chuyển đổi hệ thống
- Vận hành hệ thống: việc chuyển đổi hệ thống không làm chấm dứt tiến trình phát triển hệ thống Sau khi hệ thống hoạt động một thời gian, việc thẩm định quá trình thực hiện chuyển đổi sẽ được tiến hành Mục đích của việc này là xác định xem hệ thống có đạt được các mục tiêu của nó hay không Đồng thời, một hoạt động khác là bảo trì hệ thống sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống để đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục, hiệu quả
2.1.2.2 Phát triển theo mẫu thử nghiệm
Hướng phát triển này thích hợp với các hệ thống xử lý nghiệp vụ nhỏ Đây là một hướng phát triển bỏ qua các giai đoạn chuẩn mực Phương pháp này sử dụng các hệ thống có sẵn đáp ứng đầy đủ nhất với yêu cầu thông tin đầu ra của DN, tiến hành chỉnh, sửa, thêm, bớt cho đến khi đạt được mục tiêu Nghĩa là doanh nghiệp khi có dự định tin học hóa công tác kế toán sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tự như mình, tìm hiểu xem họ đang sử dụng phần mềm kế toán nào, bộ máy kế toán được tổ chức ra sao…sau đó áp dụng tương tự vào doanh nghiệp mình rồi tiến hành điều chỉnh cho tới khi nào đạt được yêu cầu mong muốn thì hoàn thành.
Nội dung công tác tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
Theo tài liệu Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Đại học kinh tế TP HCM
2012 thì tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT gồm 8 công việc sau đây:
2.1.3.1 Xác định yêu cầu thông tin kế toán, quản lý Để xác định yêu cầu thông tin, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cần xác định các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong và ngoài DN:
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngoài DN: thông tin cần cung cấp là thông tin tài chính được thể hiện trong hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của chế độ, chuẩn mực kế toán
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong DN: cần phân cấp quản lý, tương ứng các thông tin kế toán mà cấp quản lý đó cần để ra quyết định thì sẽ có các báo cáo kế toán quản trị tương ứng
Có 2 cách tiếp cận khi xác định nhu cầu thông tin kế toán quản trị:
- Tiếp cận theo quan điểm kế toán cung cấp tất cả những gì có thể có: dựa trên đặc điểm hoạt động của DN và những hiểu biết kế toán của bản thân, người làm công tác tổ chức sẽ trình bày toàn bộ thông tin có thể được cung cấp mà không cần quan tâm đến việc những thông tin đó có thật sự cần thiết và hữu ích hay không
- Tiếp cận theo quan điểm cung cấp những thông tin người sử dụng cần có: với cách tiếp cận này, người làm công tác tổ chức phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của DN, xác định các đối tượng cần sử dụng thông tin, phân tích các hoạt động, các quyết định cần được đưa ra ứng với mỗi đối tượng để từ đó xác định các thông tin cần cung cấp cho mỗi đối tượng Cách tiếp cận này sẽ giúp cho việc phân tích yêu cầu thông tin phù hợp, đầy đủ và chính xác hơn, nhưng đòi hỏi người làm công tác tổ chức phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về hoạt động của DN, về những đối tượng sử dụng thông tin và về các ảnh hưởng của thông tin với việc đưa ra quyết định
2.1.3.2 Tổ chức, thu thập dữ liệu đầu vào
Quá trình tổ chức dữ liệu đầu vào cho hệ thống kế toán chính là việc xác định các nội dung dữ liệu, tổ chức thu thập và tổ chức ghi nhận các nội dung liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vào hệ thống kế toán a Tổ chức dữ liệu cho các đối tượng kế toán
Các hoạt động nếu xét về khía cạnh xử lý cung cấp thông tin kế toán thì kế toán phải thu thập dữ liệu và phản ánh các đối tượng kế toán Đối tượng kế toán được xác định dựa trên cơ sở các yêu cầu thông tin mà kế toán phải cung cấp và yêu cầu quản lý của DN Ví dụ: để có thông tin đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán của khách hàng DN, cần theo dõi, ghi chép và cung cấp thông tin về nợ phải thu Như vậy, nợ phải thu là đối tượng kế toán
Tùy theo yêu cầu quản lý của DN, các đối tượng kế toán có thể được theo dõi theo các đối tượng quản lý chi tiết liên quan Ví dụ: nợ phải thu có thể được theo dõi chi tiết theo khách hàng, đơn hàng, nhân viên… b Tổ chức dữ liệu cho các đối tượng quản lý chi tiết Đối tượng quản lý chi tiết có liên quan đến nhiều loại hoạt động, thông thường là các hoạt động trong cùng chu trình Các đối tượng chi tiết này cũng cần được mô tả bởi nhiều nội dung chi tiết theo yêu cầu quản lý và yêu cầu thông tin Do đó, cần theo dõi riêng các đối tượng này, tách biệt với các hoạt động để phản ánh cho nhiều loại hoạt động và đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin đặt ra c Tổ chức dữ liệu cho các hoạt động
Một hoạt động kinh tế phát sinh sẽ được mô tả bởi tên gọi, nội dung và tính chất Như vậy, khi thu thập các nội dung dữ liệu cho từng hoạt động chính là xác định hoạt động gì thực hiện, tên gọi hoạt động, hoạt động đó liên quan đến nguồn lực, đối tượng nào? Thời gian và địa điểm xảy ra hoạt động? Và để thu thập đầy đủ và chính xác nhất các nội dung dữ liệu của từng hoạt động, thì phải tổ chức các chứng từ minh họa cho từng hoạt động kinh tế khác nhau
2.1.3.3 Xây dựng chính sách kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
Căn cứ vào yêu cầu thông tin và danh mục các đối tượng kế toán, đối tượng quản lý chi tiết đã xây dựng, chúng ta sẽ thiết lập các chính sách kế toán áp dụng cho
DN a Xây dựng hệ thống chứng từ
Căn cứ điều 1 của Chế độ Chứng từ, ban hành theo QĐ số 186 ngày 14/03/1995 của BTC: “Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành”
Căn cứ khoản 7 Điều 4 của Luật kế toán 2003: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh những nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”
Trong quá trình tổ chức công tác kế toán cho DN, chúng ta không chỉ xây dựng hệ thống chứng từ kế toán mà còn tiến hành thiết lập toàn bộ hệ thống chứng từ trên toàn DN, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý DN
Cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ là các văn bản pháp lý về chứng từ, đặc điểm vận động của đối tượng kế toán, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng hệ thống chứng từ cho DN, nhưng cách tiếp cận phổ biến hiện nay là tiếp cận theo chu trình kinh doanh Trong mỗi chu trình kinh doanh, việc phân tích các hoạt động được thực hiện, các bộ phận liên quan và các đối tượng tham gia vào quá trình hoạt động đó, sẽ giúp xác định các chứng từ cần được lập và xây dựng danh mục chứng từ kế toán b Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán
Theo Luật kế toán 2003 “Tài khoản kế toán được dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế”
Căn cứ để tiến hành xây dựng hệ thống tài khoản:
Mô hình các yếu tố đánh giá sự thành công của quá trình tổ chức AIS
Như đã đề cập ở phần 1.1, các yếu tố đánh giá sự thành công của quá trình tổ chức AIS trong điều kiện ứng dụng CNTT dự định sử dụng trong đề tài sẽ dựa vào nghiên cứu của MCLean và DeLone (2003) , gồm 6 yếu tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin , chất lượng dịch vụ , ý định sử dụng , sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích ròng Đề tài sẽ lựa chọn một số tiêu chuẩn của mỗi yếu tố để đo lường theo nghiên cứu Cập nhập mô hình sự thành công hệ thống thông tin của McLean và DeLone do Nils Urbach and Benjamin Müller thực hiện (2012) trên cơ sở kết hợp với đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán, mục tiêu và yêu cầu của quá trình tin học hóa công tác kế toán Vì đây là nghiên cứu chi tiết và tỉ mỉ nhất về mô hình của McLean và DeLone trên cơ sở tổng hợp rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, giúp ta có thể lựa chọn các tiêu chuẩn để đo lường 6 yếu tố này một cách chính xác nhất
Chất lượng hệ thống được đo lường bởi những tiêu chuẩn mong muốn trong hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính Những tiêu chuẩn đó bao gồm:
- Tính linh hoạt, khả năng tùy biến: Hệ thống công nghệ thông tin được ứng dụng trong công tác kế toán cần phải có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như bên trong DN Đồng thời hệ thống phải có khả năng tùy biến khi có những yêu cầu quản lý, chính sách mới… phát sinh
- Tính bảo mật: tính bảo mật của hệ thống thể hiện thông qua khả năng kiểm soát rủi ro của hệ thống, thông tin hệ thống cung cấp có sự phân quyền rõ ràng để có thể truy cập, khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống …
- Khả năng tích hợp dữ liệu: thông tin trong DN thông thường được lưu trữ trên nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, hệ thống phải có khả năng kết hợp dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó để cung cấp được thông tin hữu ích cho người sử dụng
- Hiệu quả: một hệ thống được xem là hiệu quả khi nó cung cấp được những thông tin chính xác nhất, đa chiều nhất trong thời gian nhanh nhất với khả năng tự động hóa cao, giảm bớt nhân sự và thời gian thực hiện hơn so với kế toán thủ công, giúp DN tiết kiệm chi phí
- Dễ sử dụng: việc sử dụng hệ thống phải dễ hiểu, đem lại sự thoải mái cho người trực tiếp vận hành hệ thống chẳng hạn như các kế toán viên, nếu việc sử dụng hệ thống quá rắc rối, phức tạp, khiến người sử dụng hệ thống khó hiểu thì thông tin do hệ thống cung cấp sẽ khó đạt yêu cầu
- Hệ thống mở: hệ thống thông tin kế toán không phải chỉ gói gọn trong phạm vi phòng kế toán mà nó phải có khả năng tương tác với môi trường xung quanh và những nhân tố bên trong và bên ngoài DN để có thể thu thập và cung cấp đầy đủ thông tin nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Chất lượng thông tin được đo lường bởi những tiêu chuẩn mong muốn ở sản phẩm đầu ra của hệ thống thông tin Do đó, nó thường tập trung vào việc xem xét chất lượng thông tin do hệ thống cung cấp và sự hữu ích của những thông tin đó đối với người sử dụng Chất lượng thông tin thường được xem như là một tiền đề quan trọng cho sự hài lòng của người sử dụng
- Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời: được thể hiện ở việc hệ thống có thể từ các dữ liệu đầu vào, tính toán và cung cấp chính xác, đầy đủ các báo cáo, sổ sách đầu ra theo quy định của pháp luật và yêu cầu của nhà quản lý một cách kịp thời
- Tính nhất quán: phương pháp sử dụng để ghi nhận chỉ tiêu trên các báo cáo đầu ra phải được sử dụng nhất quán giữa các thời kỳ nhằm giúp cho người sử dụng báo cáo so sánh được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN giữa các thời kỳ khác nhau
- Đáng tin cậy: việc thu thập dữ liệu đầu vào, tổ chức xử lý dữ liệu, và cung cấp thông tin đầu ra phải được thực hiện theo đúng các quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành cũng như yêu cầu quản lý của DN để thông tin cung cấp được là đáng tin cậy nhất
- Dễ hiểu: Các báo cáo đầu ra đặc biệt là các báo cáo tài chính được trình bày cho nhiều đối tượng sử dụng nên yêu cầu phải dễ hiểu, dễ nắm bắt
- Hữu ích: thông tin cung cấp đầu ra phải hữu ích, phù hợp với yêu cầu mà người sử dụng thông tin cần có Tránh cung cấp thông tin một cách lan man, không phù hợp và không đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin
Chất lượng dịch vụ thể hiện ở các hỗ trợ mà người sử dụng hệ thống nhận được từ bộ phận tổ chức và nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin cho hệ thống kế toán chẳng hạn như: huấn luyện sử dụng, đường dây nóng hay những trợ giúp khác
Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi khảo sát
Thiết kế thang đo
Dựa trên kết quả so sánh các lý thuyết nền, đề tài nhận diện ra 18 biến quan sát dùng để đo lường 5 nhóm các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT như sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thiết kế thang đo và Bảng khảo sát hoàn chỉnh
Kiểm định Kruskal – Wallis & ANOVA
Phân tích khám phá yếu tố (EFA) ứu
Tên biến quan sát Mã hóa
Các yếu tố người dùng
Sự tham gia của người sử dụng chính C1
Sự hỗ trợ về các chính sách trong DN, hỗ trợ tài chính của nhà quản lý C2
Cách tham gia vào hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý C3
Sự nhất quán trong việc ủng hộ ứng dụng CNTT vào hệ thống của nhà quản lý C4
Hoạt động huấn luyện người sử dụng chính tương tác với hệ thống C5
Các yếu tố kĩ thuật
Sự tham gia, hỗ trợ quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT của đối tác kinh doanh C7
Sự hỗ trợ người dùng từ bộ phận IT C8
Các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ
Mục tiêu của việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán rõ ràng C9
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp C10
Việc phân quyền trong đội tổ chức hệ thống C11
Sự hiểu biết của đội tổ chức hệ thống về quá trình kinh doanh của doanh nghiệp C12
Các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ
Việc thiết kế, sử dụng hệ thống được trình bày thành các tài liệu chi tiết C13
Sự điều chỉnh cho phù hợp giữa quy trình trình kinh doanh của DN và quy trình thực hiện của hệ thống C14
Các yếu tố cấu trúc
Sự giao tiếp nội bộ, luân chuyển thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp C15
Thủ tục các công việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp rõ ràng C16
Các yếu tố thêm vào
Các chính sách, pháp luật của nhà nước C17
Cơ sở hạ tầng CNTT C18
Dựa trên thang đo nghiên cứu đã được xây dựng ở phần 3.2.1
- Phần mở đầu: Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong bảng khảo sát nhằm giúp cho người được khảo sát hiểu đúng bảng khảo sát, câu hỏi theo ý đồ tác giả để trả lời được chính xác, chẳng hạn như thế nào là tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT, quá trình tổ chức được gọi là thành công được đánh giá qua những yếu tố nào…
- Phần I như hệ thống kế toán DN người được khảo sát có thực hiện ứng dụng CNTT hay không, nghề nghiệp người được khảo sát, tên công ty làm việc nghề nghiệp của các đối tượng có tác động đến quan điểm của họ về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng
- Phần II: là phần chính của bảng câu hỏi, ghi nhận đánh giá của các đối tượng được khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức (thang đo khoảng) với 18 biến quan sát để giải thích cho 5 nhóm các yếu tố Bảng câu hỏi gồm 18 câu đại diện 18 biến quan sát được xây dựng tương ứng 18 nội dung chi tiết của 5 nhóm các yếu tố đã trình bày trong phần thang đo nghiên cứu Câu hỏi chi tiết được trình bày ở phần phụ lục 1 “Câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các
DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.1 Đối tượng khảo sát gồm 4 nhóm đối tượng là các nhà tư vấn, cung cấp PMKT; các nhân viên kế toán; nhà quản lý, kế toán trưởng trong các DN đã thực hiện tin học hóa công tác kế toán; các nhà nghiên cứu, giảng dạy tổ chức công tác kế toán Đây là các đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức công tác kế toán tại DN và các nhà nghiên cứu về vấn đề này
Vì đối tượng khảo sát nhiều hơn một nhóm nên đề tài sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện phi xác suất, trong đó đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán; nhà quản lý, kế toán trưởng sẽ được lựa chọn ở các doanh nghiệp đã tiến hành ứng dụng CNTT cho công tác kế toán (dựa vào sự trả lời ở phần I của bảng câu hỏi khảo sát để loại bỏ các đối tượng không đáp ứng yêu cầu này)
Số mẫu khảo sát mà tác giả thực hiện là 110 mẫu, trong đó có 90 mẫu hợp lệ
Theo Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 18 biến quan sát trong nghiên cứu thì cỡ mẫu 90 là phù hợp
(1 mail gửi câu hỏi qua mail nhưng nhiều phiếu
3.3.3 Để có thể phân tích kết quả khảo sát nhằm trả lời cho 3 câu hỏi đã đặt ra ở phần 1.3, luận án sử dụng SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu lần lượt theo các bước phân tích như sau, mỗi bước được trình bày ở một mục chi tiết
Phân tích độ tin cậy và giá trị của dữ liệu khảo sát cũng như giá trị thang đo
Mục đích của bước này là kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát và đánh giá độ tin cậy của các thang đo (hay biến quan sát) dựa trên mức độ tương quan các biến quan sát với yếu tố (sử dụng đánh giá Cronbach’s Alpha)
3.3.3.2 Kiểm định Kruskal – Wallis & ANOVA
Sử dụng phân tích Kruskal – Wallis kết hợp với phân tích phương sai một yếu tố ANOVA để trả lời cho câu hỏi thứ 1 về quan điểm của các nhóm tư vấn, cung cấp
PMKT, nhóm nhân viên kế toán, nhóm nhà quản lý, kế toán trưởng và nhóm nghiên cứu, giảng dạy tổ chức công tác kế toán có khác nhau hay không về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
Sử dụng thống kê mô tả đánh giá trung bình các nhóm yếu tố ban đầu nhằm tổng quát ảnh hưởng của các nhóm yếu tố và từng thành phần chi tiết (từng biến quan sát) tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định
3.3.3.4 Phân tích khám phá yếu tố (EFA) Đề tài sử dụng phép xoay nhân tố vuông góc giúp việc khám phá các nhóm yếu tố mới ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 t Quá trình thực hiện gồm 2 bước: (1) Phương pháp so sánh các lý thuyết nền nhằm hình thành nên thang đo nghiên cứu cho đề tài (2) P cứu mà đề tài đã đưa ra
(1) Kiểm định độ tin cậy thang đo, (2) Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng khảo sát, (3) Đánh giá trung bình các nhóm yếu tố, (4) Khám phá nhóm yếu tố mới.
Phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát
Mục đích của phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát nhằm đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát trong từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa để xem biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc đo lường hay không Trên căn cứ này, đề tài xác định lại thang đo cho từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT
Theo lý thuyết của phân tích dữ liệu thống kê thì với phiếu điều tra mà những khái niệm là quen thuộc với người được hỏi thì Cronbach’s Alpha từ 0,8 - 1 là tốt Từ 0,7 – 0,8 là chấp nhận được Còn trong trường hợp khái niệm đang đo lường là hoàn toàn mới hoặc mới với người được hỏi trong bối cảnh nghiên cứu thì độ tin cậy từ 0,6 trở lên là sử dụng được Đề tài chọn mức Cronbach’s Alpha > 0,8 làm mức chấp nhận biến quan sát vì đa số các câu hỏi là quen thuộc với các nhóm người được khảo sát
Các biến quan sát có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc Alpha if Item Deleted (Alpha nếu bỏ đi mục hỏi) lớn hơn Alpha của tổng biến quan sát thì sẽ bị loại Ngược lại, biến đạt độ tin cậy
Căn cứ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát được trình bày trong bảng phụ lục 2 “Kết quả xử lý thang đo và dữ liệu”, với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.875, ta thấy bảng câu hỏi là hoàn toàn đạt được độ tin cậy và các đo lường có sự liên kết chặt với nhau Xem xét riêng về việc giữ lại hay bỏ đi các câu hỏi cho các nhóm thành phần ta được kết luận về độ tin cậy thang đo và dữ liệu như sau:
Thành phần Các yếu tố người dùng có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 5
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi nhỏ hơn 0.875 Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và không nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này
Thành phần Các yếu tố kĩ thuật có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 3 Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi nhỏ hơn 0.875 Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và không nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này
Thành phần Các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 6 Biến quan sát “Sự điều chỉnh cho phù hợp giữa quy trình trình kinh doanh của DN và quy trình thực hiện của hệ thống “ có hệ số tương quan biến là
0.252 < 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi là 0.876 > 0.875.Như vậy, cần loại biến này ra khỏi thành phần nhóm các yếu tố Năm biến quan sát còn lại đều gắn kết với nhau
Thành phần Các yếu tố cấu trúc có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 2 Biến quan sát “Sự giao tiếp nội bộ, luân chuyển thông tin giữa các phòng ban trong DN
“ có hệ số tương quan biến là 0.190 < 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi là 0.883 >
0.875.Như vậy, cần loại biến này ra khỏi thành phần nhóm các yếu tố
Thành phần Các yếu tố thêm vào có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 2 Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi nhỏ hơn 0.875 Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và không nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này.
Phân tích sự khác biệt quan niệm giữa các đối tƣợng khảo sát về yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định
Mục đích của phần phân tích này là để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1: “Liệu các nhóm người khác nhau có quan điểm khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa hay không?” Đây chính là bài toán kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình các nhóm tổng thể Trong trường hợp nghiên cứu của đề tài, có 4 nhóm tổng thể cần kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể là: (1) nhóm nhà tư vấn, cung cấp PMKT; (2) nhóm nhân viên kế toán; (3) nhóm nhà quản lý và (4) nhóm người nghiên cứu, giảng dạy tổ chức kế toán
Do các nhóm đối tượng khảo sát đa phần có số mẫu quan sát không lớn, cụ thể:
- Nhóm 1: nhà tư vấn, cung cấp PMKT – có số mẫu quan sát là 12 < 30
- Nhóm 2: nhân viên kế toán – có số mẫu quan sát là 60 > 30
- Nhóm 3: nhà quản lý – có số mẫu quan sát là 12 < 30
- Nhóm 4: người nghiên cứu, giảng dạy tổ chức kế toán – có số mẫu quan sát 6 <
30 Nên đề tài chọn kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis Tuy nhiên, khi dùng SPSS để kiểm định Kruskal – Wallis, kết quả kiểm định không chỉ ra sự khác biệt quan điểm cụ thể giữa các nhóm đối tượng khảo sát nên đề tài sử dụng thêm phân tích phương sai một yếu tố (one – way ANOVA) và phân tích sâu ANOVA để xác định chỗ khác biệt Giả thiết đặt ra trong kiểm định trung bình tổng thể này là:
Ho: Trung bình của các tổng thể bằng nhau (nghĩa là không có sự khác biệt về quan niệm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giữa các nhóm tổng thể)
H1: có ít nhất một cặp có trung bình tổng thể khác nhau (nghĩa là có sự khác biệt quan niệm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giữa các nhóm tổng thể)
Luận án chọn độ tin cậy của phép kiểm định 95% tức là mức α = 0,05
Kết quả kiểm định cho thấy giữa các nhóm khảo sát có quan điểm khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT đối với một số biến quan sát và sẽ được trình bày ở bảng tóm tắt sau đây Vì kích cỡ trang giấy có hạn nên bảng tóm tắt này chỉ trích dẫn các thông số quan trọng cho kết luận kết quả kiểm định Bảng tóm tắt mô tả thông số của cả 2 phép kiểm định Kruskal – Wallis và ANOVA của các biến có sự khác biệt về quan niệm giữa các nhóm tổng thể
Trong phần mô tả Kruskal – Wallis, đề tài trích dẫn thông số Asym.sig Nếu Asym Sig < 0,05 thì giả thiết Ho bị bác bỏ
Trong phần mô tả ANOVA có 3 thông số quan trọng cho việc đánh giá khác biệt, đó là (1) Kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhóm (Test of Homogeneity of Variances – Sig); Kiểm định phương sai trung bình nhóm (ANOVA sig); và (3) kiểm định sự khác biệt nhóm (Post Hoc Test) Ở mức tin cậy 95%, Ho bị bác bỏ nếu Sig trung bình < 0,05
Các dữ liệu liên quan tới kiểm định Kruskal – Wallis và ANOVA được trình bày ở phụ lục 3 “Kết quả phân tích Kruskal – Wallis cho các biến có sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát” và phụ lục 4 “Kết quả xử lý one way – ANOVA các biến có sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát”
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định khác biệt quan điểm giữa các đối tƣợng khảo sát
Sự tham gia của người sử dụng chính (nhân viên kế toán, nhân viên quản lý…) trong quá trình phân tích, thiết kế hệ thống
Có sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các nhóm trừ nhóm tư vấn cung cấp PMKT và nhóm nhà quản lý
Sự tham gia, hỗ trợ quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT của đối tác kinh doanh
Có sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các nhóm trừ nhóm nhà quản lý và người giảng dạy
Chiến lược kinh doanh của DN 0.000 0.164 0.000
Có sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các nhóm trừ nhóm tư vấn, cung cấp PMKT và nhóm nhân viên kế toán, nhóm nhà quản lý và người giảng dạy
Việc thiết kế, sử dụng hệ thống được trình bày thành các tài liệu chi tiết
Có dấu * giữa tất cả các nhóm
Có sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các nhóm
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ kết quả kiểm định Kruskal – Wallis và ANOVA)
Đánh giá tổng quát trung bình các thành phần nhóm yếu tố
Dựa vào 16 biến quan sát còn lại sau khi kiểm định độ tin cậy dữ liệu và thang đo, đề tài tiếp tục đánh giá trung bình của từng biến quan sát và trung bình từng nhóm các yếu tố để có thể có cái nhìn tổng quát về mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này tới sự thành công của công tác tổ chức trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các
DN chế biến gỗ Bình Định
Kết quả thống kê của 16 biến quan sát cho thấy trung bình của 4 biến: (1) Việc thiết kế, sử dụng hệ thống được trình bày thành các tài liệu chi tiết, (2) Sự tham gia của người sử dụng chính (nhân viên kế toán, nhà quản lý…) trong quá trình phân tích, thiết kế hệ thống, (3) Chiến lược kinh doanh của DN, (4) Sự tham gia, hỗ trợ quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT của đối tác kinh doanh của
DN (nhà cung cấp, khách hàng) nhỏ hơn 3 nên có thể kết luận 4 biến quan sát này không ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định
Trung bình của 12 biến còn lại thì đều lớn hơn 3 nên có thể kết luận 12 biến này ảnh hưởng sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định Mức độ ảnh hưởng của từng biến quan sát tới sự thành công được trình bày ở bảng dưới đây và được sắp xếp theo mức độ trung bình tăng dần của chúng
Bảng 4.2 Mô tả thống kê các biến quan sát Descriptive Statistics
1 Việc thiết kế, sử dụng hệ thống được trình bày thành các tài liệu chi tiết 90 2.00 5.00 2.7000 87986
2 Sự tham gia của người sử dụng chính (nhân viên kế toán, nhà quản lý…) trong quá trình phân tích, thiết kế hệ thống
3 Chiến lược kinh doanh của DN 90 2.00 5.00 2.8000 92651
4 Sự tham gia, hỗ trợ quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT của đối tác kinh doanh
5 Sự hỗ trợ người dùng từ bộ phận IT để giải quyết các vấn đề trục trặc khi hệ thống đã đi vào chạy thử, vận hành
6 Cách nhà quản lý sử dụng, kiểm soát hệ thống thông tin kế toán DN 90 3.00 5.00 4.2667 51495
7 Việc phân quyền trong đội tổ chức hệ thống 90 4.00 5.00 4.2889 45579
8 Sự hiểu biết của đội tổ chức hệ thống về quá trình kinh doanh của DN 90 4.00 5.00 4.2889 45579
9 Sự hỗ trợ về các chính sách trong DN, hỗ trợ tài chính của nhà quản lý trong suốt quá trình tổ chức công tác kế toán
10 Sự nhất quán trong việc ủng hộ ứng dụng CNTT vào hệ thống của nhà quản lý 90 3.00 5.00 4.5111 52455
11 Cơ sở hạ tầng CNTT 90 4.00 5.00 4.5222 50230
13 Hoạt động huấn luyện người sử dụng chính tương tác với hệ thống 90 3.00 5.00 4.5444 52277
14 Mục tiêu của việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán rõ ràng 90 4.00 5.00 4.5444 50081
15 Thủ tục các công việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức công tác kế toán của DN rõ ràng 90 4.00 5.00 4.5444 50081
16 Các chính sách, pháp luật của nhà nước 90 4.00 5.00 4.5444 50081
Valid N (listwise) 90 Đánh giá tổng quát sự ảnh hưởng của 5 nhóm các yếu tố tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định, chúng ta có được kết quả như bảng sau (theo mức độ tăng dần)
Bảng 4.3 Mô tả thống kê các nhóm yếu tố Descriptive Statistics
1 Các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ 90 3.20 4.80 3.7244 47554
2 Các yếu tố kĩ thuật 90 3.33 5.00 3.8593 39338
3 Các yếu tố người dùng 90 3.60 4.80 4.1000 34867
4 Các yếu tố thêm vào 90 4.00 5.00 4.5333 49605
5 Các yếu tố cấu trúc 90 4.00 5.00 4.5444 50081
Kết quả phân tích cho thấy tại các DN chế biến gỗ Bình Định, tất cả 5 nhóm các yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự thành công của quá tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT và mức chênh lệch ảnh hưởng giữa các nhóm không quá cao Đồng thời, mức độ đồng thuận trong trả lời (thể hiện qua thông số độ lệch chuẩn) của đối tượng khảo sát về tất cả các nhóm yếu tố là khá đồng thuận
Trong tất cả các nhóm yếu tố thì nhóm các yếu tố cấu trúc và nhóm các yếu tố thêm vào được đánh giá quan trọng nhất đối với sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT Thủ tục các công việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức công tác kế toán của DN rõ ràng sẽ tránh được các sai sót đáng tiếc trong quá trình tổ chức, giúp tiết kiệm chi phí cho DN, góp phần vào sự thành công của việc tổ chức Còn chính sách, pháp luật của nhà nước thì luôn luôn là yếu tố hàng đầu cần xem xét trong công tác kế toán của DN cho dù DN đó có ứng dụng CNTT vào công tác kế toán hay không Nếu DN dự định ứng dụng CNTT vào công tác kế toán thì đương nhiên cần có một cơ sở hạ tầng CNTT tốt để hệ thống thông tin kế toán tại DN được vận hành hiệu quả nhằm đảm bảo sự thành công của việc tổ chức
Kế tiếp theo là nhóm các yếu tố người dùng Theo lý thuyết, nghiên cứu thì đây phải là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán vì con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi giai đoạn Tuy nhiên, qua khảo sát thì các nhóm đối tượng khảo sát trừ nhóm người giảng dạy lại đánh giá nhóm yếu tố này không cao, mà lại đề cao yếu tố công nghệ hơn Điều này cho thấy một quan niệm sai lầm trong tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại
DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định
Nhóm các yếu tố kĩ thuật và các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ được xếp hạng cuối cùng Điều này xảy ra đó là bởi vì các vấn đề của 2 nhóm này là khá phức tạp, khó hình dung hơn so với các vấn đề của các nhóm trên Thêm vào đó, các vấn đề này tác giả tham khảo từ các tài liệu nước ngoài, mà các vấn đề này trong nước chưa có một tài liệu nào hướng dẫn chi tiết nên phần trình bày câu hỏi để đánh giá các vấn đề này có thể chưa được trơn tru nên dẫn tới hạn chế về bảng khảo sát Qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát thì chỉ có nhóm nghiên cứu, giảng dạy là hiểu toàn bộ các câu hỏi, các nhóm còn lại thì hiểu chưa đúng một số câu hỏi và các câu này tập trung vào nhóm các yếu tố kĩ thuật và các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ Những điều này dẫn tới sự nhận thức khác nhau giữa các đối tượng khảo sát trong việc đánh giá tầm quan trọng của 2 nhóm này tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT nên làm cho trung bình chung của nhóm yếu tố thấp
Trong tất cả các biến quan sát thì 4 biến: Việc thiết kế, sử dụng hệ thống được trình bày thành các tài liệu chi tiết; Sự tham gia của người sử dụng chính (nhân viên kế toán, nhân viên quản lý…) trong quá trình phân tích, thiết kế hệ thống; Chiến lược kinh doanh của DN; Sự tham gia, hỗ trợ quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT của đối tác kinh doanh của DN (nhà cung cấp, khách hàng) được xem là không có ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN chế biến gỗ Bình Định Xem lại phân tích ANOVA trong phụ lục 2.4, chúng ta thấy có sự khác biệt đáng kể về quan điểm giữa các nhóm người khảo sát về các vấn đề này Nhóm tư vấn, cung cấp PMKT có quan điểm trung lập, nhóm nhân viên quản lý thì chưa thấy được hết tầm quan trọng của các vấn đề này, nhóm nhân viên kế toán thì cho rằng việc có các vấn đề này là không quan trọng, chỉ có nhóm người nghiên cứu, giảng dạy là đánh giá cao các vấn đề này Sự nhận thức khác nhau rõ rệt về các vấn đề này dẫn tới làm trung bình chung của các biến quan sát này thấp.