DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DNNN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm về Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN):
Hiện nay trên thế giới, DNNN được sử dụng bằng nhiều tên khác nhau như xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp quốc hữu, Doanh Nghiệp công cộng… trong đó thuật ngữ doanh nghiệp (DN) công được sử dụng phổ biến trên sách báo kinh tế của nhiều nước Mặt khác định nghĩa về DNNN cũng còn có những điểm khác nhau giữa một số nước, chủ yếu là do sự qui định khác nhau về mức độ sở hữu của nhà nước trong DNNN
Tuy nhiên, cơ bản thì quan niệm về DNNN đều có nét tương đồng trong đa số các nước, biểu hiện qua định nghĩa của Liên hiệp quốc: “DNNN là những
DN do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của DN” Ở Việt Nam, theo luật DNNN ban hành ngày 20/4/1995, điều 1 của luật quan niệm: “ DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập, tổ chức và quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội (KTXH) do nhà nước giao DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn DN quản lý”
Trong điều 3 của luật qui định: Vốn của nhà nước trong DN là “vốn ngân sách cấp và vốn của DNNN tự tích lũy” DNNN có tên gọi, có con dấu riêng, có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam Như vậy, DNNN là loại hình chịu trách nhiệm hữu hạn (TNHH) về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mình Nếu căn cứ vào tính chất hoạt động và mục tiêu nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho DN, thì DNNN có hai dạng sau:
— DNNN hoạt động công ích: Gồm các DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng theo giá, khung giá hay phí mà Nhà nước qui định DNNN dạng này hoạt động không mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện các mục tiêu KTXH, nhiệm vụ an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng … Chính vì vậy mà Nhà nước không đòi hỏi phải đạt hiệu quả kinh tế cần thiết hoặc phải thực hiện các khoản nộp ngân sách khác như các DNNN hoạt động kinh doanh
— DNNN hoạt động kinh doanh: Là DNNN tiến hành các hoạt động sản xuất, thương mại hoặc cung ứng dịch vụ cho thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận Đối với các DNNN dạng này, Nhà nước đòi hỏi phải tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả và phải nộp các khoản thu ngân sách một cách nghiêm ngặt
Có thể thấy rằng, mặc dù còn có một vài điều chưa rõ ràng (về tính chất trách nhiệm của các khoản nợ, nguồn vốn) nhưng nhìn chung khái niệm DNNN trong luật DNNN là một định nghĩa phù hợp với quan niệm của thế giới, đáp ứng yêu cầu cơ bản trong giai đoạn đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay
Sự ra đời và phát triển của DNNN không phải là ý muốn chủ quan tùy tiện của một cá nhân hay tổ chức nào, mà đó là một tất yếu khách quan do điều kiện KTXH chi phoái
1.2.1 Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn và chi phối của nhà nước: Có 2 loại
— Loại DNNN nắm 100% vốn nhà nước, gồm các nhóm: ê Cỏc Tổng cụng ty 91 do Chớnh phủ quyết định thành lập, gồm 7 đơn vị thành viên trở lên và có vốn từ 1000 tỷ đồng trở lên theo quyết định 91/TTg ngày 07/3/1994 ê Cỏc tổng cụng ty 90 do Chớnh phủ ủy quyền cho cỏc bộ, cơ quan ngang bộ quyết định thành lập, gồm từ 5 đơn vị thành viên trở lên và có vốn từ
500 tỷ đồng trở lên theo quyết định 90/TTg ngày 07/3/1994 ê Cỏc DNNN là thành viờn hạch toỏn độc lập hoặc hạch toỏn phụ thuộc trong các tổng công ty 91 và 90 ê Cỏc DNNN độc lập do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập
— Loại DNNN nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước nắm cổ phần (CP) chi phối hoặc CP đặc biệt, loại này có các dạng như: ê Cụng ty cổ phần (CTCP) mà trong đú CP của Nhà nước chiếm trờn 50% toồng soỏ CP cuỷa coõng ty ê CTCP mà trong đú CP của nhà nước ớt nhất gấp 2 lần CP của cổ đông (CĐ) lớn nhất khác trong công ty ê CTCP mà trong đú nhà nước khụng cú CP chi phối nhưng cú quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của công ty theo thỏa thuận trong điều lệ coâng ty ê Cỏc cụng ty liờn doanh được thành lập do liờn doanh giữa DNNN với các DN, các thành phần kinh tế khác, trong công ty này có phần sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối (trên 50% tổng số vốn điều lệ của công ty)
1.2.2 Căn cứ vào cấp quản lý : Có 2 loại
— DNNN trung ương: trực thuộc các bộ ngành trung ương và do nhà nước trung ương thành lập và quản lý DNNN trung ương có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu KTXH mang tầm quốc gia và đóng góp trực tiếp ngân sách Nhà nước trung ương
— DNNN địa phương: do Uûy Ban Nhân Dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý nhằm phục vụ các mục tiêu KTXH cũng như tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương
1.2.3 Căn cứ vào qui mô của DNNN:
Qui mô DN là khái niệm tổng quát phản ánh mức độ và trình độ sử dụng của các nguồn lực (lao động, vốn) và khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội Ở Việt Nam hiện nay hệ thống DNNN được phân chia làm 2 loại:
— DNNN có qui mô vừa và nhỏ: Là những DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ
— DNNN có qui mô lớn: Là những DNNN không thuộc diện trên
1.3 Định hướng phát triển và một số chính sách đổi mới DNNN trong giai đoạn hiện nay
Nhằm phát huy vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện cho DNNN cũng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường với các thành phần kinh tế khác trong nước, cũng như có đủ sức mạnh để đối mặt với sự xâm nhập của đối thủ nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đổi mới DNNN cho phù hợp với xu thế phát triển mới
CÁC HÌNH THỨC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DNNN
2.1.1 Đối với DN hoạt động kinh doanh
— Nhà nước giữ 100% vốn đối với DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu
— Nhà nước giữ CP chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác các khoáng sản quan trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí …; chủ yếu là các DN có quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô Những DN hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vuứng xa
2.1.2 Đối với DN hoạt động công ích
— Nhà nước giữ 100% vốn đối với các DN công ích hoạt động trong các lĩnh vực: in bạc và chứng chỉ có giá; điều hành bay; bảo đảm hàng hải; kiểm soát và phân phối tầng số vô tuyến điện; sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; DN được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt và các DN tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Chính phủ Các DN của quân đội và công an được sắp xếp và phát triển theo định hướng này
— Nhà nước giữ 100% vốn hoặc CP chi phối đối với những DN công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới lớn; xuất bản sách giáo khoa, … , sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ
2.2 DNNN cần tiến hành CPH 2.2.1 Khái niệm CPH DNNN
CPH DNNN là quá trình chuyển một số DNNN thành CTCP Đây là quá trình chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các Cổ đông (CĐ) nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của DN, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ DN CPH DNNN không phải là tư nhân hóa DNNN
CTCP Nhà nước là công ty mà Nhà nước nắm CP chi phối hay CP đặc biệt, có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán DNNN khi tiến hành CPH có thể chọn 1 trong 4 phương thức
(Phụ lục 1 – Những hình thức CPH DNNN)
Với những đặc tính trên, thực hiện CPH DNNN đúng đắn sẽ là một giải pháp tốt, khắc phục những vấn đề yếu kém trong khu vực DNNN hiện nay
2.2.2 Mục tiêu cổ phần hoá DNNN
Nhằm tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển SXKD; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của CĐ và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với DN; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN và người lao động Đối tượng CPH là những DNNN hiện có, mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả SXKD Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển DNNN và điều kiện thực tế của từng DN mà quyết định chuyển DNNN hiện có thành CTCP, trong đó Nhà nước có CP chi phối, CP đặc biệt, CP ở mức thấp, hoặc Nhà nước không giữ
2.3 DNNN cần thực hiện các hình thức đa dạng sở hữu khác 2.3.1 DNNN cần thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê Đối với DN quy mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỉ đồng Nhà nước không cần nắm giữ và không CPH được, tùy thực tế của từng DN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê Khuyến khích DNNN đã giao, bán được chuyển thành CTCP của người lao động
Mục tiêu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ hay một DNNN nhaèm:
— Tạo điều kiện cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động
— Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý
DN, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển SXKD
2.3.1.1 Giao DNNN cho tập thể người lao động
Là việc chuyển DNNN và tài sản nhà nước tại DN thành sở hữu của tập thể người lao động có điều kiện ràng buộc Các điều kiện cụ thể sau:
— Tập thể người lao động trong DN do Ban chấp hành Công Đoàn đại diện hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong DN bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao DN
— Cam kết đầu tư thêm để phát triển SXKD, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong DN
— Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của DN theo thoả thuận giữa bên giao và bên nhận DN
— Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể DN trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao
— Khi đủ điều kiện chuyển nhượng phải thanh toán lại cho Nhà nước 30% giá trị CP tại thời điểm được giao DN
Là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của DNNN sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán DN của cấp có thẩm quyền, Giám đốc DN thông báo cho toàn thể người lao động trong DN và trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đăng ký danh sách người mua DN trong thời hạn 30 ngày, theo 2 hình thức:
— Tổ chức bán DN theo phương thức đấu thầu
— Tổ chức bán DN theo phương thức trực tiếp
2.3.1.3 Khoán kinh doanh đối với DNNN
SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DNNN 1 Những cơ sở để thực hiện việc sắp xếp, đổi mới DNNN
Sau khi đất nước thống nhất, nước ta đứng trước những khó khăn để xây dựng và phát triển Vì xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Trình độ, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như kết cấu hạ tầng phổ biến lạc hậu Cơ cấu kinh tế vẫn mang đặc trưng của một số nước nông nghiệp kém phát triển, duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và sự bất ổn trong quan hệ với một số nước Tuy nhiên công cuộc đổi mới nền kinh tế đã được Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) cụ thể hóa và triển khai thực hiện, mang lại những thành tựu to lớn và rất quan trọng mà chúng ta đã đạt được trong thời gian vừa qua là:
Một laứ, đất nước đó thoỏt khỏi khủng hoảng KTXH, vượt qua khú khăn nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao, năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990 Nền kinh tế từ chỗ sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, kể cả nhu cầu thiết yếu, thì nay lương thực, thực phẩm, nhiều mặt hàng tiêu dùng không những bảo đảm đủ nhu cầu và chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn tăng được xuất khẩu
Hai là, cơ chế quản lý kinh tế đã có những thay đổi cơ bản Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN; từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo
Ba là , từ chỗ bao vây, cấm vận, chúng ta đã từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, phát trieơn quan heụ kinh teẩ vụựi haău khaĩp caực nửụực, gia nhaụp vaứ coự vai troứ ngaứy caứng tích cực trong nhiều tổ chức quốc tế và khu vực Cụ thể là cho đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 167 ngước; quan hệ buôn bán song phương với 154 nước; có 70 nước và khu vực lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Hiện nay nước ta là thành viên của khối ASEAN, gia nhập các các tổ chức AFTA, APEC, OPEC và chuẩn bị gia nhập WTO
3.1.2 Những cơ sở pháp lý
Chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN của Đảng và Nhà nước ta lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng khóa VII (tháng 11/1991)
“Chuyển một số DN Quốc doanh có điều kiện thành CTCP và thành lập một số công ty Quốc doanh CP mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp” ; chủ trương đó được tiếp tục khẳng định và thực hiện kiên quyết hơn ở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã triển khai, thực hiện từng bước các Nghị quyết nói trên thông qua việc ban hành các văn bản luật và dưới các bộ có liên quan để triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN ở nước ta
(Phụ lục 2 - Các văn bản luật và dưới luật về công tác sắp xếp, đổi mới DNNN) Đặc biệt với quyết định số 111/1998/QĐ-TTg ngày 29/06/1998 của Thủ Tướng chính phủ “Về việc thành lập ban đổi mới quản lý DN Trung ương” , nghị định 103/1999/NĐ-CP về “biện pháp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN” và Nghị định 64/2002/NĐ-CP của chính phủ ban hành“ Về việc chuyển DNNN thành CTCT ” và đã tỏ rõ quyết tâm đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN của chính phủ
3.2 Quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở nước ta trong thời gian qua 3.2.1 Các giai đoạn sắp xếp
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn mười năm qua, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tiến hành ba đợt sắp xếp lớn để các DN hoạt động có hiệu quả hơn là: Đợt thứ nhất (1990 – 1993): Đây là giai đoạn thực hiện các giải pháp có tính chất tình thế nhằm tập trung giải quyết về tổ chức xây dựng cơ chế, chính sách và tài chính để sắp xếp các đơn vị cơ sở Căn cứ pháp lý cho đợt này là quyết định số 315 – HĐBT (ngày 01/9/1990) về chấn chỉnh và tổ chức lại SXKD trong khu vực kinh tế quốc doanh và nghị định số 388 – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày (20/11/1991) ban hành qui chế về thành lập và giải thể DNNN Đây là lần đầu tiên tiến hành “kiểm kê” toàn bộ DNNN, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động, trên cơ sở đó đưa ra những quy định tối thiểu về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh, qui mô sản xuất, luận chứng về thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong việc thành lập DNNN Đợt thứ hai (1994 – 1997): Thực hiện các quyết định số 90/TTg, số 91/TTg ngày 07/3/1994, chỉ thị số 500/TTg ngày 28/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục sắp xếp tổng thể để hình thành hệ thống DNNN, giải thể những liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty có tính chất hành chính trung gian, đồng thời qua lần sắp xếp này tạo điều kiện thực hiện một bước tập trung hóa bằng việc tổ chức những tổng công ty có qui mô lớn (TCT91) và qui mô vừa (TCT 90) phù hợp với yêu cầu khách quan, nâng cao khả năng tích tụ của các tổng công ty trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Trong tổ chức quản lý, bỏ dần chế độ chủ quản và các cấp hành chính chủ quản, phân biệt quản lý nhà nước và quản lý SXKD, vừa nâng cao hơn nữa tính chủ động, tự chủ, vừa tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý của chính quyền các cấp Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 07/5/1996 về chuyển một số DNNN thành CTCP Đợt thứ ba : thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII từ giữa năm 1998 đến nay Chính phủ đã ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành CTCP, nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN Tiến hành phân loại và sắp xếp DNNN, xác định danh mục DNNN chưa tiến hành CPH,
DN CPH mà nhà nước nắm CP chi phối; thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê những DNNN qui mô nhỏ, thua lỗ kéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước; củng cố và hoàn thiện tổng công ty nhà nước; thực hiện các biện pháp lành mạnh hóa tài chính; lập kế hoạch đổi mới DN, hoàn thiện quản lý, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của DNNN
3.2.2 Các thành tựu đạt được
Qua hơn 10 năm sắp xếp, chuyển đổi, hệ thống DNNN từng bước được củng cố và đóng góp tích cực vào thành tựu của quá trình đổi mới nền kinh tế
Như vậy, qua ba đợt sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN, đã đạt một số thành tựu như sau:
Thứ nhất , quá trình thực hiện cơ chế chính sách thời gian qua đã bước đầu hình thành được khung pháp lý tương đối cơ bản để chuyển DNNN sang kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xác lập dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong SXKD, xóa dần bao cấp và bảo đảm các chính sách xã hội Trong quá trình sắp xếp lại DNNN, nhiều DNNN đã từng bước được củng cố, phát triển và thích ứng trong kinh tế thị trường, đã chủ động huy động vốn đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, sử dụng có hiệu quả tiền vốn và tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh ổn định, tăng việc làm và cải thiện đời sống của người lao động
Thứ hai , một trong những kết quả khả quan quan trọng đạt được trong quá trình sắp xếp lại DNNN trong những năm qua là số DNNN đã giảm đáng kể, từ 12.084 DN hạch toán độc lập tại thời điểm 31/12/1989 xuống còn 5.605 DN vào thời điểm 31/12/1999 Tính chung từ năm 1990 đến 12/2000 số lượng DNNN là 5.280, trong đó có 732 DN công ích và 4.548 DN kinh doanh Như vậy số lượng DNNN đã giảm xuống trên một nữa, trong đó 48% là sáp nhập vào các DN lớn hơn, hiệu quả hơn, 52% giải thể (chủ yếu là các DN do tỉnh và huyện quản lý)
Thứ ba, đến nay cả nước có 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90 đang hoạt động Các tổng công ty được thành lập chủ yếu ở các ngành và các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, thủy sản, thương mại dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm… các tổng công ty này có 1.605 DN thành viên, chiếm 28,4% tổng số DN cả nước và chiếm 66% về vốn nhà nước, 61% về lao động
Thứ tư , hiện có 732 DNNN hoạt động công ích chiếm 13% tổng số DNNN, trong đó 184 DN công ích của các bộ, ngành, tổng công ty nhà nước và 548 DN của cỏc địa phương DNNNứ cụng ớch sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của nhà nước, do nhà nước giao kế hoạch đặt hàng và qui định giá, khung giá hoặc phí, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNN TẠI TỈNH CẦN THÔ
Tỉnh Cần thơ nằm giữa Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) về phía Tây sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp, phía Nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, phía Đông giáp Vĩnh Long, Trà Vinh và phía Tây giáp Kiên Giang
Với diện tích tự nhiên 2.986 km 2 chiếm 7,8% diện tích ĐBSCL, qui mô dân số năm 2000 là 1.834.019 người, mật độ dân cư 614 người/km 2 ; chiếm 11,45% dân soỏ ẹBSCL
(Niên giám thống kê năm 2000 – Cục thống kê tỉnh Cần Thơ)
Tỉnh Cần Thơ có 9 đơn vị hành chánh gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố (đô thị loại 2); 114 xã, phường và thị trấn Tỉnh Cần Thơ có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của cả nước, đó là một trong những vựa lúa, mía, nguyên liệu, trái cây, thủy sản của vùng ĐBSCL Cần Thơ nằm trên trục lộ giao thông thủy bộ quan trọng, quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, quốc lộ 91 nối các huyện phía Bắc, cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, nối liền với các tỉnh, các vùng, các nước trong khu vực và quốc tế Thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch và công nghiệp đang từng bước được khẳng định, với 2 khu coõng nghieọp–cheỏ xuaỏt, khu coõng nghieọp–tieồu thuỷ coõng nghieọp, heọ thoỏng trung tâm thương mại–dịch vụ, bến cảng–sân bay
(Bảng 2 - Một số chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp - tình hình phát triển và dự kiến cho những năm tới)
Cần Thơ nằm giữa một vùng nguyên liệu nông, thủy hải sản lớn đã và sẽ cung cấp 50% sản lượng thóc, xuất khẩu hơn 80% lượng gạo, 50% lượng thủy sản và cây ăn trái của cả nước Đồng thời là vùng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn của cả nước
Cần Thơ cách không xa TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam Đây là một thị trường lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và chuyển giao công nghệ, thông tin Yếu tố này vừa là lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư Song đây cũng là một thách thức lớn trong điều kiện cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám và chiếm lĩnh thị trường trong vùng
(Phụ lục 3 - Bản đồ Kinh tế - Hành chính Tỉnh Cần thơ)
Ngoài ra Cần Thơ còn có hệ thống giáo dục, khoa học và tỷ lệ đô thị hóa lớn nhất vùng ĐBSCL, tạo cho tỉnh một khả năng lớn trong việc khai thác tiềm năng nhân lực làm động lực, thúc đẩy toàn bộ sự nghiệp phát triển KTXH của tổnh
(Bảng 3 -Thống kê nguồn đào tạo Chính quy của Cần Thơ các năm)
Với vị trí địa lý thuận lợi, đã tạo điều kiện cho Cần Thơ phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu KTXH với các tỉnh trong cả nước và quốc tế
Trên địa bàn tỉnh Cần Thơ có nhiều DNNN qui mô khá lớn so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL bao gồm các DNNN do Trung ương và địa phương quản lý
1.2 Đặc điểm quá trình họat động của các DNNN tỉnh Cần thơ
Năm 1976 toàn tỉnh có 202 DNNN, trong đó có 3 đơn vị do Trung ương quản lý Số lượng DNNN tăng lên so với ban đầu là do kết quả của quá trình cải tạo công thương nghiệp, đến cuối năm 1980 số lượng và tình hình hoạt động của các DNNN được thể hiện trong
(Bảng 4 - Tình hình hoạt động của DNNN năm 1976-1980)
Từ năm 1981 đến 1991 là một quá trình phát triển dài của các DNNN trực thuộc huyện, thị xã, các cơ sở ban ngành tỉnh Cần Thơ
Trong thời kỳ này tại mỗi huyện, thị, thành có đầy đủ các loại hình DNNN hoạt động trên các lãnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ – thương nghiệp, xuất nhập khẩu,… sự gia tăng DNNN và hợp doanh gắn liền với việc phân cấp kế hoạch và ngân sách cho huyện, thị
Dự kiến phát triển các DNNN theo ngành kinh tế của huyện, thị từ năm
1980 trở về sau xuất phát từ những nguyên nhân sau:
— Trong phân cấp quản lý của hệ thống chính quyền, Nhà nước xây dựng cấp ngân sách kế hoạch, chịu trách nhiệm tự cân đối thu – chi đối với các nhu cầu xã hội về y tế, giáo dục, an ninh,… cho nên UBND huyện, thị trở thành đơn vị chủ quản lập ra các đơn vị SXKD với bất kỳ một điều kiện nào mà mình có được, tự tạo ra nguồn vốn cho hoạt động kinh tế với mọi hình thức như đi vay, hợp tác, liên doanh,… với mục đích duy nhất tạo nguồn thu nhiều để đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu chi tại địa phương
Kết quả, sau một thời gian các DNNN cấp huyện, thị được thành lập và phát triển tràn lan đưa đến hoạt động chồng chéo, nợ nần lẫn nhau đến khi giải thể hoặc không còn khả năng hoạt động đã để lại rất nhiều khoản nợ vô chủ trong thanh toán mà ngân sách Nhà nước phải gánh chịu
— Nhà nước thiếu quy định mang tính chất pháp lý trong việc giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể đối với các cấp được phép thành lập DN, không quy định những điều kiện tối thiểu về vốn, trách nhiệm vật chất của người quản lý và điều hành DN
— Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ V xác định sự tồn tại 5 thành phần kinh tế Nhưng trên thực tế Nhà nước thiếu những hướng dẫn, qui định và tạo ra môi trường pháp lý đối với thành phần kinh tế tư nhân Vì vậy họ thường có khuynh hướng mượn danh nghĩa quốc doanh che đậy cho hoạt động SXKD của mình
Sự phát triển nhanh chóng của DNNN cấp huyện, thị trong giai đoạn đầu tạo được sự đa dạng, phong phú Nhưng về sau đã nảy sinh tình trạng phân tán chồng chéo trong hoạt động sản xuất, thiếu đồng bộ kinh doanh xuyên suốt trong chính sách quản lý kinh tế thống nhất của Nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp địa phương Trước tình trạng này, đến năm 1990 UBND Tỉnh Cần Thơ đã có chủ trương xóa bỏ các công ty thương nghiệp cấp huyện thị bằng cách giải thể hoặc sáp nhập vào các DNNN cấp tỉnh và cho đến nay tại huyện, thị chỉ còn các công ty thương mại trực thuộc Sở Thương Mại Tỉnh Cần Thơ, cấp huyện trở thành cấp dự toán ngân sách, không còn làm nhiệm vụ quản lý kinh tế nữa
1.3 Tình hình họat động của các DNNN tỉnh Cần thơ
Thực hiện Nghị quyết của Đại Hội lần thứ VII của Đảng, Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh đã triển khai đầy đủ chính sách, chủ trương nhằm từng bước hình thành cơ cấu quản lý mới trong quá trình chuyển sang “Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN”
QUÁ TRÌNH SẮP XẾP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
(Bảng 5 - Tỉ trọng giá trị sản xuất, gía trị tăng thêm và thu ngân sách cuỷa DNNN Tổnh Caàn thụ)
Tuy nhiên, nếu so với khối lượng vốn đầu tư cho DNNN: 188,781 tỷ đồng và khoản tín dụng ưu đãi của ngân hàng: 627,452 tỷ đồng, nếu phân tích rõ hơn trong cơ cấu nộp thuế của các DNNN thì mức độ đóng góp trên chưa tương xứng, cho thấy hoạt động SXKD của các DNNN chưa thật sự đem lại hiệu quả và đồng vốn chưa được bảo toàn
2 QÚA TRÌNH SẮP XẾP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DNNN Ở TỈNH CẦN THƠ
Vấn đề sắp xếp lại các DNNN là một chủ trương, chính sách lớn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ “Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN và công dân đầu tư và phát triển SXKD” Việc tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN hiện nay được nghị quyết trung ương 3 khóa IX khẳng định “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”
Quán triệt được đường lối của đại hội IX, xuất phát từ thực tiễn của địa phương, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần thơ lần thứ 10 đã xác định: Tiếp tục củng cố các DNNN theo hai loại hình, DN công ích và DN SXKD Đối với các DNNN làm ăn có hiệu quả cần được kiện toàn công tác quản lý, tổ chức và cán bộ, tài chính và tiếp thị, ưu tiên bổ sung vốn lưu động, cho vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Tập trung đầu tư xây dựng một số DNNN đầu đàn của tỉnh Đối với
DN làm ăn kém hiệu quả hoặc thua lỗ kéo dài cần sắp xếp theo hướng sáp nhập, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản… Tiếp tục CPH một số DN có đủ điều kiện theo sự chỉ đạo của trung ương Với tinh thần trên UBND tỉnh đã lập ngành căn cứ vào chủ trương của nhà nước, tiến hành sắp xếp lại các DNNN trong ngành mình quản lý, báo cáo ban quản lý đổi mới DNNN tỉnh để tập hợp, báo cáo về Ban đổi mới DN trung ương, nhằm sắp xếp lại các DN để củng cố hoàn thiện hơn nữa quan hệ sản xuất, củng cố kinh tế nhà nước vững mạnh, làm vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế
Việc tổ chức sắp xếp lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện theo hướng chỉ giữ lại, củng cố phát triển những DNNN có qui mô vừa và lớn ở những ngành và lĩnh vực quan trọng, kinh doanh có hiệu quả để thực hiện vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước, còn những DN làm ăn không hiệu quả nhưng nằm ở vị trí then chốt của nền kinh tế thì chuyển đổi bằng nhiều hình thức khác nhau như là sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN yếu kém thua lỗ kéo dài mà nhà nước không cần nắm giữ, để khu vực DNNN có cơ cấu và qui mô hợp lý
2.2 Quá trình tiến hành sắp xếp, đổi mới DNNN
Vào cuối năm 1995, tỉnh Cần Thơ đã lập Phương án sắp xếp DNNN từ
1996 – 2000 trình Chính phủ theo hướng hợp nhất, sáp nhập một số DN nhỏ hiệu quả thấp hoặc khó khăn thua lỗ để tập hợp vốn, giảm bớt đầu mối, CP một bộ phận DNNN để tăng cường vốn và hiệu quả kinh doanh theo chủ trương của Chính phuû
Quá trình sắp xếp lại, đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 56 DN do địa phương quản lý, trong đó có 08 DN công ích, 05 DN Đảng và Đoàn thể, 43 DN SXKD Cuù theồ nhử sau:
2.2.1 Diện hợp nhất: đã hợp nhất thành 03 DN mới:
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp thành phố Cần Thơ hợp nhất với Công ty Dịch vụ Tổng hợp thành phố Cần Thơ thành Công ty Thương nghiệp Caàn Thô
— Xí nghiệp Tấm lợp gạch bông hợp nhất với Xí nghiệp Bê tông thành Công ty SXKD vật liệu xây dựng số 2
— Công ty Xây dựng số 1 hợp nhất với Công ty Xây dựng số 2 thành Công ty Xây dựng Cần Thơ
2.2.2 Diện sáp nhập: đã củng cố và sáp nhập được 05 DN:
— Đã sáp nhập bộ phận cầu đường thành phố Cần Thơ thuộc Công ty Công trình đô thị thành phố Cần Thơ vào Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Cần Thơ và đổi tên thành Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị thành phố Cần Thô
— Xí nghiệp Gạch ngói 1 sáp nhập với Công ty SXKD vật liệu xây dựng soá 2
— Công ty Bảo vệ Thực vật sáp nhập vào Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghieọp Caàn Thụ
— Công ty Vận tải thủy gia nhập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Vieọt Nam
— Công ty Lương thực gia nhập vào Tổng Công ty Lương thực Miền nam
2.2.3 Diện giải thể: đã giải thể 03 DNNN, cụ thể:
— Công ty Lâm sản Cần Thơ
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp ÔMôn
— Công ty khai thác thủy sản xuất nhập khẩu Cần Thơ
2.2.4 Diện đổi tên: đã củng cố và đổi tên 07 DNNN, cụ thể:
— Công ty Xây dựng và Phát triển khu chế xuất thành Công ty Phát triển khu coõng nghieọp Caàn Thụ
— Công ty Quản lý và Kinh doanh nhà thành Công ty Phát triển Kinh doanh nhà Cần Thơ
— Xí nghiệp Chế biến thủy hải sản Cần Thơ thành Công ty Chế biến thực phẩm Cần Thơ
— Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi thành Công ty Khai thác công trình thủy lợi Cần Thơ
— Xí nghiệp xây dựng thủy lợi thành Công ty Xáng, Xây dựng và Phát trieồn noõng thoõn Caàn Thụ
— Công ty Chiếu bóng Cần Thơ thành Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng Cần Thơ
— Xí nghiệp Nhựa thành Công ty Nhựa Cần Thơ
Thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP Tỉnh Cần Thơ đã thực hiện công tác CPH DNNN từ nữa cuối năm 1998 đến tháng 12 năm 2001 đã thực hiện được 10 đơn vị, tuy nhiên vốn CĐ ngoài DN còn thấp và số lao động được giải quyết việc làm chưa cao, cụ thể số liệu được trình bày ở bảng 6
(Bảng 6 - Thống kê tổng hợp tình hình CPH DNNN
CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển, đẩy mạnh SXKD, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân lao động, tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Tiến trình CPH diễn ra còn chậm, kết quả còn hạn chế, vì đây là một công việc mới mẻ, các chính sách liên quan chưa có sức hấp dẫn cần thiết, thủ tục CPH còn rườm rà đã được khắc phục sửa đổi bằng Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 “Về việc chuyển DNNN thành CTCP” Trưởng ban chỉ đạo đổi mới quản lý DN tỉnh Cần Thơ đã nhận định về vấn đề CPH DNNN là thúc đẩy cung cách làm ăn, chứ không phải thua lỗ, thiếu vốn mới CPH, CPH là tạo kênh thu hút vốn từ các thành phần kinh tế Nhà nước chỉ nắm giữ những DN đáp ứng mục tiêu công ích và tỉ lệ nhất định trong các DN được CPH
2.2.6 Công tác giao DNNN cho tập thể lao động :
Theo tinh thần Nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ, năm 2000 tỉnh Cần Thơ giao được 01 DNNN cho tập thể lao động là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Cần Thơ Theo quy định, đơn vị đã đăng ký kinh doanh theo luật DN với tên gọi là CTCP Chế biến thực phẩm Cần Thơ Sau khi hoạt động với hình thức mới, công ty hoạt động có hiệu quả ngay với doanh thu tăng 38,7%, thu nhập DN tăng 22%, lao động tăng 9,1%, thu nhập người lao động tăng 40%, nộp thuế tăng 2,42 lần so với năm 1998
2.3 Hiệu quả quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động DNNN:
Bước đầu quá trình sắp xếp các DNNN cho thấy, hiệu quả SXKD khá rõ nét qua việc tăng quy mô, giảm chi phí quản lý, giảm sự cạnh tranh trong nội bộ DNNN cùng ngành nghề, số DN bị lỗ từ 13 DN năm 1996 giảm xuống còn 7 DN vào năm 1997 Tuy nhiên tiến độ sắp xếp còn chậm, số DN làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm Việc sắp xếp chậm nhằm mục đích kéo dài sự tồn tại của DN chỉ làm cho tài sản của Nhà nước bị tổn thất nhiều hơn, đời sống người lao động trong DN ngày càng gặp khó khăn, phương hướng hoạt động của DN càng ngày càng lúng túng thêm
Trong chương trình hành động của Tỉnh Ủy Cần Thơ, trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả qua các loại hình DN” Đồng thời UBND Tỉnh cũng khẳng định với tinh thần dám chịu trách nhiệm trong quá trình sắp xếp, CPH DNNN, đã mạnh dạn đưa ra những những giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình này Cụ thể việc sắp xếp DNNN tỉnh Cần thơ đạt được những hiệu quả sau:
Một là , thực hiện nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về CPH một bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100% vốn, để huy động thêm vốn tạo thêm động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển Với kết quả đạt được của các CTCP đã cho thấy chủ trương CPH DNNN là đúng đắn, có tác dụng là phát huy tinh thần làm chủ của người lao động với tư cách là CĐ tại DN và là người quản lý DN, bước đầu thu hút một phần vốn, tăng thu nhập cho người lao động trong các DNNN đã CPH, đồng thời tạo động lực phát triển KTXH của địa phương
Hai la ứ, Đảng bộ và chớnh quyền địa phương đó thực hiện nghị định số
ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THỰC HIỆN SẮP XẾP NHẰM NÂNG
3.1 Những mặt tích cực đã đạt được
Từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường hầu hết các DN đều thích nghi với cơ chế mới; để thực hiện lộ trình gia nhập AFTA, APEC và thực thi Hiệp định Thương mại Việt - My,õ các DN đều năng nổ, sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt thông tin thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường; nhiều DN đạt chuẩn ISO như CAFATEX, Công ty May Tây Đô, Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, Công ty Liên doanh xi măng Hà Tiên II, Công ty Mía đường; có DN đạt chuẩn GMP của ASEAN như Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang; sản phẩm các DN có mặt nhiều nước trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trường EU, Nhật, Mỹ
DNNN đã góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần; chi phối được các ngành lĩnh vực then chốt; là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế trong xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách nhà nước; bảo đảm các cân đối lớn và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, là lực lượng chính trong việc bảo đảm các sản phẩm và dịch vụ công ích chủ yếu của xã hội
Các DNNN bước đầu thực hiện được vai trò nòng cốt trong các thành phần kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, số DN hoạt động có hiệu quả chiếm 80-90%; nộp ngân sách năm 2001 đạt 188,9 tỉ đồng, góp phần quan trọng trong việc ổn định nguồn thu ngân sách tỉnh
Giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh năm 2001 tăng 25%, nhiều DN giá trị sản xuất tăng cao như thủy sản đông lạnh tăng 89%, nước giải khát tăng 23%, bao bì tăng 23%, giày dép tăng 65%, xi măng tăng 26%…
Các đơn vị DNNN sau khi CPH nhìn chung hoạt động tốt, ổn định, có kết quả khả quan, SXKD năm 2001 so với trước khi CPH có doanh thu bình quân tăng 19,5% (cá biệt CTCP Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt doanh thu tăng 43,3%), lợi nhuận tăng 16%, lao động sử dụng tăng 18,9%, thu nhập của người lao động tăng 18,9%
(Bảng 7 - Bảng tình hình SXKD năm 2001 của các CTCP)
Việc sắp xếp lại các DNNN đã góp phần làm thay đổi cơ cấu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật; có tác động nhất định đến việc tích tụ và tập trung vốn kinh doanh, lao động có tay nghề đạt được một số thành tích khả quan Cụ thể
— Hiệu quả SXKD trong một số DNNN ngày càng tăng Số DNNN này đã tăng cường tập trung đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh, tạo thị trường ổn định và mở rộng xuất khẩu
— Qua quá trình sàng lọc, tuyển chọn đã xuất hiện nhiều nhà quản lý giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo, công nhân có tay nghề cao nên bước đầu đã thích nghi được với nền kinh tế thị trường góp phần tăng dần hiệu quả sử dụng vốn, tăng mức nộp ngân sách mặc dù lợi nhuận còn rất thấp so với yêu cầu tích lũy để phát triển
— Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, trong đó một bộ phận lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm SXKD giỏi Nguồn lao động tỉnh Cần Thơ sẵn sàng đáp ứng cao cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lao động và đầu tư Đạt được những thành tựu nói trên là do Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành chức năng đã điều hành kiên quyết; sâu sát các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Thực tế cho thấy nhiều cơ chế chính sách đã ban hành và hoàn thiện để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường Nhiều DN đã có tinh thần chủ động, sáng tạo, học hỏi vươn lên, mạnh dạng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh Ngoài ra tỉnh cũng đã tích cực tháo gỡ những DN khó khăn như huy động vốn, mở rộng thị trường, hỗ trợ xuất khẩu… nhờ đó mà môi trường kinh doanh của các DN được cải thiện Như vậy qua những thành tựu trên đã chứng tỏ việc sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN đến nay đã phát huy được hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH của địa phửụng
Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, Nhà nước sửa đổi luật và ban hành nhiều văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý cho các DN hoạt động, nhiều cơ chế chính sách thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư vào SXKD Đặc biệt luật DN, luật Khuyến khích đầu tư trong nước, luật Thống kê tác động mạnh mẽ đến quá trình SXKD của các DN
3.2 Những khó khăn tồn tại
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được trong quá trình vận hành cơ chế mới
Quản lý vĩ mô của Nhà nước vẫn còn nhiều thiếu sót, sơ hở tạo nên những hạn chế nhất định làm cho hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp và chưa đáp ứng được những mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh Mặt khác, môi trường pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, cơ chế vĩ mô còn nhiều điểm chưa phù hợp, DNNN chưa thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ, chưa chấp hành đúng chế độ kế toán và kiểm toán, hiệu quả hoạt động SXKD còn thấp chưa tương xứng với nguồn lực đã có
— Nhiều DN công nợ nặng nề, DNNN khó khăn thua lỗ chiếm 18-20%, trong đó 12% thua lỗ năm 2001, một vài DN thua lỗ kéo dài chưa có hướng xử lý dứt khoát Tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu chiếm tỉ lệ khá cao, phần lớn các
DN thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị, làm cho sản phẩm mang tính cạnh tranh không cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, một số DN thiếu năng động, chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị Mặt khác, số lượng DNNN nhiều nhưng quy mô nhỏ tập trung chủ yếu ở thành phố Cần Thơ, ở các nơi khác không đáng kể,
— Việt Nam chuẩn bị tiến tới gia nhập WTO và thu hẹp thuế quan trong lộ trình gia nhập AFTA với thuế suất giảm dần đến 2003 và bằng 0-5% (2006), chắc chắn các DN sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt Mặt khác, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn nhiều, gây không ít khó khăn trong hoạt động các DN
— Công tác CPH thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra do sự chuyển động trong đội ngũ cán bộ chưa mạnh và do chưa làm tốt khâu tư tưởng trong các DN, mặt khác do công nợ còn kéo dài và mất rất nhiều thời gian trong xác định giá trị thực tế của các DN Một số DN chấp hành chế độ báo cáo kế toán, hạch toán chưa nghiêm, chưa thực hiện tốt chế độ kiểm toán định kỳ làm cho độ tin cậy không cao Trong 10 đơn vị CPH cá biệt có 01 đơn vị là CTCP Bao Bì PP thua lỗ do công tác quản lý và điều hành không tốt, cần tiếp tục củng cố
MỘT SỐ GIẢI PHÁP SẮP XẾP, ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN TRÊN ĐỊA BÀN TặNH CAÀN THễ
TRIỂN KHAI SÂU RỘNG CHỦ TRƯƠNG SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DNNN
1.1 Làm cho các cấp, các ngành, các DNNN quán triệt sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách
— Nhận thức được chủ trương chính sách sắp xếp, đổi mới DNNN, Đảng bộ và chính quyền Cần Thơ đề ra những định hướng cụ thể cho từng năm, từ đó triển khai tổ chức thực hiện với hành động kiên quyết, mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển biến vượt bậc ngay trong năm 2002 này Đồng thời cho nhân dân đặc biệt là người lao động trong các DNNN hiểu rõ mục tiêu về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN làm cho khu vực DNNN mạnh thêm, có sức mạnh và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, vốn đầu tư của Nhà nước vào DN có hiệu quả kinh tế xã hội tốt hơn, việc làm và thu nhập của người lao động được đảm bảo công bằng, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng cường các chính sách hỗ trợ của nhà nước Người lao động và nhà đầu tư có cơ hội làm
— Đa dạng hóa sở hữu DNNN ở Việt Nam là hình thức chủ yếu, quan trọng hàng đầu có nội dung, mục đích, bản chất, cách làm khác hẳn ở các nước Đông Âu hoặc các nước khác, là hình thức xã hội hóa một bộ phận DNNN, làm cho nhiều người cùng tham gia sở hữu DN theo tỷ lệ CP của mình
— Trên cơ sở đó loại bỏ mọi sự mơ hồ, hoài nghi đối với công cuộc đổi mới quản lý DNNN và có hành động thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hoạch định chính sách, chỉ đạo đến cơ sở thực hiện Trên nền tổng thể kế hoạch của tỉnh, các cấp, ngành, DN phải tổ chức thực hiện bằng được chương trình của mình về CPH, chuyển đổi sở hữu, đổi mới quản lý DNNN thuộc phạm vi quản lý đã được Thủ tướng phê duyệt
1.2 Kiện toàn công tác chỉ đạo sắp xếp, đổi mới DNNN
Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và chất lượng công việc của các thành viên trong ban đổi mới quản lý DN Cần phải xác định chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN là một chính sách lớn của Nhà nước, được thực hiện trong một thời gian dài, do đó nên từ bỏ bớt tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều chức năng của các cán bộ chỉ đạo then chốt công cuộc sắp xếp, đổi mới nhất là ở địa phương Việc theo dõi bám sát diễn biến của tiến trình, có sơ tổng kết và khen thưởng kịp thời đúng mức cũng là một biện pháp hữu hiệu
Thực tế quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN vừa qua ở Cần thơ cho thấy việc chỉ đạo và bám sát diễn biến từng bước của qui trình không được diễn ra đều đặn, xuyên suốt Có những khoảng thời gian dài công việc chỉ đạo gần như trầm lắng hoàn toàn, nó chỉ bừng lên trong những thời khắc có sự kiểm tra của trên hay sau các kỳ họp Hội đồng Nhân Dân Tỉnh, thông qua những ý kiến chất vấn của những thành viên về kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chỉ đạo sắp xếp, đổi mới DNNN, nhất là chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ CPH, Tỉnh cần thực hiện một số nội dung sau:
— Bố trí một nhân viên trực tiếp chịu trách nhiệm ở mỗi bộ phận sắp xếp, CPH làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và phản ánh kịp thời cho Ban đổi mới quản lý DN về tình hình thực hiện, tiến độ qua các bước của qui trình, cùng những khó khăn vướng mắc của DN, trên cơ sở thực tiển đặc thù của mỗi đơn vị có ý kiến đề xuất với lãnh đạo DN và Ban đổi mới về những giải pháp tháo gở
— Xây dựng lịch trình CPH cụ thể cho từng đơn vị, tùy thuộc vào qui mô, mức độ của cả qui trình và chi tiết cho từng bước thực hiện
— Cần có sự phối hợp, gắn bó chặt chẽ giữa Ban đổi mới quản lý DN Tỉnh cùng với các ban ngành như tài chính, thuế, kho bạc, cơ quan đăng ký kinh doanh… bảo đảm không để phát sinh thời gian chết trong quá trình CPH
— Kiên quyết xử lý đối với những phát sinh bất lợi cho quá trình sắp xếp, đổi mới, CPH Do thời gian thực hiện CPH một DN diễn ra trong nhiều tháng, do đó có thể xảy ra những phát sinh bất ngờ ngoài dự trù Trong trường hợp này phải phối hợp tìm ngay biện pháp giải quyết, nếu không khắc phục được, nên mạnh dạn đình chỉ CPH đối với DN có phát sinh vấn đề để không gây ảnh hưởng đến tiến trình chung của Tỉnh
— Việc xây dựng đề án CPH phải thật cụ thể, thật chi tiết, mức độ chi tiết càng nhiều thì khả năng thực hiện càng cao Trường hợp các đề án CPH sau khi đã được điều chỉnh, bổ sung vẫn không có tính khả thi, không đáp ứng về hiệu quả kinh doanh sau khi chuyển thành CTCP thì không nên phê duyệt và xem xét chuyển DN này sang các hình thức sắp xếp, đa dạng hóa sở hữu khác Có như thế mới bảo đảm cho các DN sau khi CPH hoạt động tốt, đó là một sự khích lệ tích cực đối với những DN còn lại hăng hái bước vào tiến trình CPH.
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN SẮP XẾP VÀ PHÁT TRIỂN DNNN TRÊN PHẠM VI TOÀN TỈNH
Sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN là một việc làm vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính lâu dài là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp, các ngành, các DN trước hết là của các cơ quan quản lý DN Để thực hiện nhiệm vụ này một cách chủ động, cần phải có quy hoạch và kế hoạch tổ chức trieồn khai cuù theồ
Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng
DNNN thành CTCP, nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN Chỉ thị số 20/1998-CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới DNNN và nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, trên cơ sở phương án sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2005 của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt và nghị quyết hội nghị của BCH Tỉnh ủy Cần thơ khóa 10, cơ quan quản lý DNNN của tỉnh cần phải quan tâm xây dựng quy hoạch và có kế hoạch sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trên địa bàn theo hướng sau:
2.1 Về đào tạo bố trí cán bộ quản lý DN
Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng chiến lược và có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để có đủ đức, đủ tài bố trí vào những vị trí then chốt, trực tiếp quản lý điều hành DN, nhằm đưa DN phát triển hòa nhập vào khu vực và hội nhập quốc tế Trước mắt chú ý bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ trẻ đang quản lý DN có đạo đức tốt, trung thực, nhiệt tình công tác, đủ năng lực và điều hành hoặc tham gia điều hành SXKD có kết quả; đồng thời đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại thương, đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu phát triển DN
2.2 Về cơ cấu chính sách
— Xử lý các tồn tại : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN tỉnh cùng các ngành chức năng có liên quan rà soát lại những tồn tại của các DN, đề xuất hướng giải quyết trình cấp có thẩm quyền quyết định
— Về vốn: Đi đôi với hình thức sáp nhập, hợp nhất, CPH, liên doanh để tăng và khuyến khích DN huy động vốn trên thị trường Phấn đấu trong 04 năm
2002 – 2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho DN Có chính sách đầu tư vốn đối với caực DN coự nhửừng dửù aựn ủaău tử lụựn, coự hieụu quạ theo keẩ hoỏch phaựt trieơn KTXH
5 năm, 10 năm của tỉnh, trong đó ưu tiên các dự án nuôi trồng và chế biến nông sản, thủy sản
— Về CPH DNNN : Các DN được chọn lựa để tiến hành thực hiện CPH trong năm theo kế hoạch, vẫn tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN của tỉnh, cần khẩn trương thực hiện tốt công tác này theo tiến trình đã đề ra khi được thông qua Đối với các DN còn lại chưa thực hiện CPH trong năm 2002 thì có bước chuẩn bị cho các năm tiếp theo trong năm 2003 Việc chủ động thực hiện CPH theo kế hoạch của tỉnh là trách nhiệm của các DN được chọn phù hợp với qui định hiện nay theo chủ trương CPH mà trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo
2.3 Về thị trường tiêu thụ
Thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại để cung cấp thông tin hướng dẫn, hỗ trợ các DN trong việc xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu gạo, thủy sản; đồng thời hoạch định chiến lược dài hạn để hỗ trợ DN đầu tư phát triển về thương mại – du lịch
2.4 Về tăng cường quản lý nhà nước đối với các DN
Giao cho Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan:
— Tổ chức triển khai thực hiện từng năm và đề xuất phương án lâu dài xây dựng các DNNN thành DN có qui mô lớn
— Dự thảo qui chế quản lý DNNN ở tỉnh, trong đó qui định rõ sự phân công phối hợp giữa các cơ quan quản lý DN, giúp UBND tỉnh trong quản lý DN, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động SXKD và xây dựng kế hoạch SXKD theo qui định của pháp luật
2.5 Về công tác thanh tra, kiểm tra DN
— Hàng năm DN phải tiến hành kiểm toán, các cơ quan có chức năng quản lý DN tỉnh phải có kế hoạch phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra 01 lần trong 01 năm tại 01 DN (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật) và phải được UBND tỉnh chấp thuận Kết quả thanh tra, kiểm tra sau khi kết thúc tại DN, tối đa không quá 30 ngày báo cáo UBND tỉnh
— Phát huy vai trò tổ chức chính trị – xã hội trong DN, đặc biệt là trong thực hiện các qui định công khai, dân chủ trong DN Hàng năm, khi kết thúc niên độ kế toán, giám đốc các DN phải thực hiện đúng qui chế dân chủ tại DN (nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999) và báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động SXKD, những thuận lợi khó khăn; đồng thời phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng trực tiếp kết quả hoạt động của DN, giám đốc DN phải tổ chức đánh giá kịp thời, chính xác nguyên nhân lỗ lã, xác định trách nhiệm đề ra hướng chấn chỉnh khắc phục
— Ban đổi mới và phát triển DN phối hợp các sở, ngành có liên quan có kế hoỏch toơ chửực trieơn khai vaứ hửụựng daờn caực DNNN thửùc hieụn cụng coẩ, saĩp xeõp
DN theo kế hoạch này, đồng thời hàng năm giúp UBND tỉnh tổ chức sơ kết tình hình củng cố, sắp xếp DNNN, đặc biệt là tình hình thực hiện CPH, để đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện, bổ sung hoàn thiện những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các năm tiếp theo.
CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DNNN CẦN NẮM 100% VỐN
Từ nay đến năm 2005 hoàn thành cơ bản việc sắp xếp DNNN, giải quyết lành mạnh tình hình tài chính DN, giải quyết cơ bản công nợ không khả năng thanh toán và ngăn chặn tái phát, giải quyết lao động dôi dư, có kế hoạch mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị, công nghệ các DNNN
Căn cứ chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN Căn cứ Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Cần Thơ khóa X và kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp các DNNN
UBND tỉnh Cần Thơ cần lập phương án sắp xếp DNNN, trong đó chú trọng củng cố và phát triển các DNNN cần nắm 100% vốn như những DNNN hoạt động công ích, những DN có qui mô vốn trên 20 tỉ đồng và có 3 năm liền kề nộp ngân sách bình quân từ 3 tỉ đồng trở lên, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghiệp cao góp phần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, cung cấp dịch vụ công ích và những DNNN mang tính đặc thù, bao gồm các DNNN dưới đây:
3.1 DNNN hoạt động công ích
Hiện có 08 DNNN hoạt động công ích, nay sắp xếp lại còn 02 DNNN sau ủaõy:
— Công ty Cấp nước Cần Thơ
— Công ty Công trình đô thị Tỉnh Cần Thơ (đủ điều kiện công ích)
Trong 02 DN công ích nêu trên chỉ có 01 DN đủ điều kiện theo hướng dẫn là Công ty Công trình đô thị, còn Công ty Cấp nước tạm thời giữ công ích vì hiện nay giá nước các huyện, thị trấn chưa hạch toán đầy đủ được (vì suất đầu tư cao, thu hoài voán thaáp)
3.2 DNNN hoạt động kinh doanh
— Xí nghiệp Liên hiệp dược Hậu Giang
— Coõng ty Xoồ soỏ kieỏn thieỏt Caàn Thụ
— Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà Cần Thơ
— Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ
— Công ty Nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ (Công ty CATACO), là
DN của Đảng quản lý chuyển sang
Trong 09 DN nêu trên, theo hướng dẫn có 04 đơn vị có vốn trên 20 tỉ đồng và có đủ các điều kiện khác là: Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ, Xí nghiệp Liên hiệp dược Hậu Giang, Công ty CATACO Riêng 02 Nông trường mang tính đặc thù, sẽ thực hiện theo chủ trương riêng của Nhà nước
3.4 DNNN cần duy trì củng cố, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành CPH
— Công ty Mía đường Cần Thơ
— Công ty SXKD vật liệu xây dựng số 2 (Chủ yếu là XN gạch Tuynen)
— Công ty Xây lắp và Kinh doanh phát triển nhà
3.5 DNNN cần thực hiện công ty hóa Đó là việc chuyển đổi các DNNN còn 100% vốn sở hữu Nhà nước thuộc lĩnh vực kinh doanh thành Công ty TNHH một thành viên, nhằm để DNNN được hoạt động trong môi trường pháp lý bình đẳng với những DN khác DNNN Sau khi chuyển sang hình thức Công ty TNHH một thành viên vẫn duy trì sở hữu Nhà nước và hoạt động của Công ty vừa chịu tác động của luật DN
Tại Cần thơ, trong quí II năm 2002 chọn Xí nghiệp Liên hiệp Dược Hậu theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi DNNN, DN của các tổ chức chính trị – xã hội thành Công ty TNHH một thành viên Cuối năm sẽ rút kinh nghiệm để thực hiện chuyển đổi mạnh trong năm
ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CPH DNNN
CPH là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại hệ thống DN hiện giữ 100% vốn Nhà nước, là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước đối với người lao động trong DN và các tổ chức, cá nhân ngoài DN thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện dân chủ hóa và xã hội hóa trong hoạt động kinh tế; thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Mục tiêu CPH DNNN là nhằm tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển SXKD, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ tập thể của người lao động, của CĐ và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với DN; đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, DN và người lao động
Với những mục tiêu như vậy, CPH là giải pháp đáp ứng yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách DNNN, phát huy tiềm lực con người
— Việc lựa chọn đơn vị CPH phải căn cứ vào yêu cầu tái cấu trúc vốn và sắp xếp DNNN trong qui hoạch tổng thể của tỉnh kết hợp với lộ trình chung của cả nước Trên cơ sở, đó thực hiện việc phân loại DN dựa theo hướng dẫn danh mục các loại DNNN để lựa chọn CPH, ban hành keứm theo nghũ ủũnh 44/1998/NẹCP
— Việc phân nhóm chính xác sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình CPH, mặt khác bảo đảm cho tỉnh vẫn duy trì chức năng điều hành kinh tế, phục vụ quá trình xây dựng và phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh
— Cần xác định thứ tự ưu tiên của các DNNN CPH, những DN tiến hành triển khai trước phải là những đơn vị có hiệu quả hoạt động cao
(trước và sau CPH), có đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình với chủ trương CPH, bảo đảm bán hết CP theo dự kiến… Nên khuyến khích và ưu tiên nhằm khai thông bế tắc của tiến trình trong thời gian qua, củng cố niềm tin của mọi người đối với chủ trương CPH Ngoài ra các khoản thu về từ CPH, sẽ có nguồn chi dùng cho các mục tiêu nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH ở địa phương
— Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu số lượng DN tiến hành CPH phải được tính toán phù hợp với khả năng thực hiện của Ban đổi mới quản lý DN của tỉnh với sức mua của xã hội, không nên thực hiện dồn dập, tràn lan để rồi sau cùng đẩy hết số CP không bán được cho CĐ Nhà nước Đối với các DN xét thấy không có khả năng CPH được thì nên mạnh dạn áp dụng các hình thức đa dạng hóa sở hữu khác, nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động sau khi hoàn thành CPH, tránh xu hướng chạy theo số lượng để tạo thành tích
4.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN ở tỉnh Caàn thô
Việc CPH DNNN Tỉnh Cần thơ mấy năm qua diễn ra tương đối chậm và gặp nhiều khó khăn Tính từ khi có chủ trương CPH đến nay, Cần thơ mới CPH
10 đơn vị Quá trình CPH DNNN diễn ra chậm bởi các nguyên nhân sau:
— Nhận thức chưa được nhất quán trong các cấp, ngành, không ít nơi còn do dự không muốn chuyển đổi sở hữu, vì sợ mất quyền quản lý của mình đối với
DN, người lao động trong DN đều sợ mất sự bao cấp, bảo hộ và giúp đở của nhà nước, sợ mất quyền lợi và mất việc làm
— Một số nội dung cơ chế, chính sách về CPH chưa đồng bộ, chưa thật sự bám sát đời sống DN Việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, các văn bản hướng dẫn nội dung chưa đầy đủ và rõ ràng về phương pháp xác định giá trị còn lại, do đó khi vận dụng đã có nhiều ý kiến khác nhau Các khoản nợ khó đòi, khó giải quyết dứt điểm Các cơ chế chính sách để giải quyết lao động dôi dư chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc không thực hiện được
— Cơ cấu DNNN còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề manh mún, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau, điển hình là trong các lĩnh vực thương mại, tư vấn…
— Môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế chưa thật sự bình đẳng DNNN vẫn được hưởng nhiều ưu đãi hơn đối với các DN khác, vì vậy các DNNN chưa muốn CPH hoặc làm cho quá trình thực hiện các biện pháp chuyển đổi sở hữu gặp nhiều khó khăn Để thực hiện tốt nghị định 44/1998 NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP, trước mắt tỉnh sẽ lựa chọn một số DN có qui mô vừa và nhỏ, không thuộc diện những DN cần thiết giữ 100% vốn nhà nước, có hiệu quả khá để CPH làm mẫu
Những mục tiêu này, tỉnh cần xây dựng phương án đánh giá tổng thể trên các mặt tình hình vốn, tài sản, kết quả hoạt động SXKD, lao động và nhiều chỉ tiêu khác như tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả DNNN do tỉnh quản lý, sau đó chỉ định cụ thể một số DN thực hiện CPH
Theo chúng tôi, việc CPH một bộ phận cũng như CPH toàn bộ các DN hiện tại sẽ thuận lợi đối với những DN đang SXKD ổn định, có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao Ngược lại đối với những DN yếu kém hơn thì CPH sẽ gặp khó khăn do vậy nên chuyển sang hình thức giao, bán, khóan, cho thuê DNNN theo nghị định 103/CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ Làm như vậy tỉnh sẽ đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại DNNN, vừa tạo sự ổn định dài hạn cho DN, vừa hoàn thành kế hoạch đặt ra
4.3 Phương án cụ thể CPH DNNN tỉnh Cần thơ
Thực hiện Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP UBND tỉnh Cần Thơ xây dựng phương án CPH DNNN không cần duy trì 100% vốn Nhà nước, cần tiến hành CPH, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sở hữu để DN tự chủ huy động vốn mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình SXKD Cụ thể từ nay đến năm 2005, bao gồm các DNNN sau đây:
— Công ty Bia, nước giải khát Cần Thơ
— Coâng ty Du lòch Caàn Thô
— Công ty Liên doanh Du lịch Sài Gòn – Cần Thơ
— Coõng ty May Taõy ẹoõ
— Công ty Nhựa Cần Thơ
— Công ty Phát hành sách tỉnh Cần Thơ
— Công ty Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ
— Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp
— Coõng ty Xaõy laộp ủieọn Caàn Thụ
— Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị TP Cần Thơ
— Công ty Vật tư thuốc thú y
— Công ty Xáng xây dựng và phát triển nông thôn
— Công ty Thiết kế Tư vấn xây dựng Cần Thơ
— Coâng ty Coâng trình giao thoâng Caàn Thô
— Công ty Vận tải Ô tô
— Công ty MeKong (chuyển sang từ DN do Đảng quản lý)
— Công ty Ninh Kiều (chuyển sang từ DN do Đảng quản lý)
— Công ty Dịch vụ Du lịch (chuyển sang từ DN do Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý)
Trước mắt, các DNNN thực hiện CPH năm 2003 bao gồm:
— Xí nghiệp Thuốc sát trùng thuộc Công ty Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp
— Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ thuộc Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
— Công ty Nhựa Cần Thơ (đối tượng CPH năm 2001 chuyển sang)
— Xí nghiệp Chế biến thủy súc sản xuất khẩu Cần Thơ (CAFATEX)
— Công ty Phát hành sách
— Khách sạn Á Châu (thuộc Công ty Thương nghiệp tổng hợp thành phố Caàn Thô)
— Công ty Xáng Xây dựng và Phát triển nông thôn
— Công ty Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ
Tóm lại, việc phân chia CPH các đơn vị trong tỉnh theo thứ tự thời gian như trên nhằm mục đích gấp rút hoàn thành một số CTCP một cách mỹ mãn, tái lập một tiền lệ mới, xóa đi không gian u ám trên lãnh vực CP của Tỉnh trong thời gian qua Trên nền tảng của thành quả đó tạo sức bật để hoàn thành trọn vẹn
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DNNN
Mục đích của giải pháp này là làm cho khu vực DNNN không còn các DN hoạt động kinh doanh có qui mô nhỏ, công nghệ quá lạc hậu, làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nhà nước phải bao cấp thường xuyên và để sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà nước, bảo đảm việc làm, thu nhập và quyền lợi hợp pháp cho người lao động Để thực hiện giải pháp này, Tỉnh có thể áp dụng các hình thức như: giao, bán, khóan, cho thuê hoặc giải thể, phá sản các DNNN qui mô nhỏ, thua lỗ kéo dài không CPH được hoặc nhà nước không cần nắm giữ để sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà nước
Mặt khác, các ban, ngành địa phương cần hướng dẫn, chỉ đạo phương án nói trên đối với từng DN, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ, xác định giá trị thực tế của
DN, bảo đảm việc làm ở các DN sáp nhập, giao, khoán kinh doanh, cho thuê và quyền lợi hợp pháp của người lao động ở các DN giải thể phá sản Số tiền thu được qua thực hiện phương án trên nộp vào ngân sách nhà nước Đối với DNNN thuộc diện nói trên, nhà nước không cần nắm giữ và cũng không CPH được, tùy thực tế của từng DN mà cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu quyết định một trong các hình thức như giao, bán, khóan, cho thuê hoặc giải thể, phá sản, sáp nhập DNNN Cần có chính sách khuyến khích tổ chức và cá nhân tiếp cận các DNNN thuộc loại này, để tiếp tục đầu tư phát triển nhằm bảo toàn vốn và giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản nhà nước tại DN ẹađy laứ vieục laứm khaự mụựi caăn phại tieẩn haứnh ủoăng boụ, khi tieõn haứnh cođng tác này cần phải bám sát chiến lược phát triển của từng ngành và từng địa phương Hết sức tránh việc muốn giữ lại các DN và cho rằng chỉ có DNNN mới đảm bảo được việc làm cho người lao động, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động, đặt họ ở vị trí trung tâm trong các chính sách của Đảng và nhà nước ta Để thực hiện nội dung này một cách thuận lợi cần phải xúc tiến nhanh một soỏ vieọc sau ủaõy:
— Tổ chức giáo dục, tuyên truyền động viên người lao động ở các DN này để họ thấu hiểu ý nghĩa tích cực của giải pháp, cũng như nhận thức rõ lợi ích mà họ được hưởng, khi sáp nhập, giao, bán, khoán, cho thuê DN Đồng thời phải hoạch định chính sách đền bù xứng đáng cho những người không muốn tiếp tục làm việc ở các DN sau khi sáp nhập, giao, bán, khoán, cho thuê
— Chuẩn bị kỹ thuật định giá và tổ chức chào bán của DNNN kỷ càng chu đáo nhằm tránh thất thoát tối đa vốn của nhà nước, đồng thời đảm bảo người mua có thể chấp nhận được Kết hợp giá định của hội đồng định giá cho cấp có thẩm quyền thành lập
— Tạo điều kiện sáp nhập, giao, bán, khoán, cho thuê để các DN sau chuyển đổi có thể hoạt động bình thường Nhất là các thủ tục về lao động, dôi dư, giấy tờ sở hữu, chế độ khuyến khích, quan hệ tín dụng…
5.2 Phương án cụ thể thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê DNNN 5.2.1 Giao doanh nghieọp Đối tượng là các DNNN có vốn nhà nước dưới 5 tỉ đồng, hoạt động khó khăn, thua lỗ, nhưng chưa đến mức phải giải thể
— Công ty Giày Cần Thơ
— Công ty Phát hành phim và chiếu bóng
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Vị Thanh
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Long Mỹ
5.2.2 Bán doanh nghiệp Đối tượng là các DNNN có vốn nhà nước dưới 5 tỉ đồng, hoạt động bị lỗ, không có phương án sản xuất khả thi Cụ thể Công ty Nước giải khát Hậu Giang
— Công ty TNHH Vị Thanh (DN do Đảng quản lý)
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Phụng Hiệp
— Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Châu Thành
— Công ty Sách thiết bị trường học
5.2.4 Sáp nhập trước khi CPH
Sáp nhập XN Khai thác đá và cát vào Công ty Xây dựng Cần Thơ
5.2.5 Hợp nhất trước khi CPH
Hợp nhất Công ty Thương mại Cần Thơ với Công ty Nông sản Thực phẩm Xuaỏt khaồu Caàn Thụ
5.2.6 Gia nhập Tổng công ty
— XN Muối iốt và dịch vụ thương mại gia nhập Tổng công ty muối VN
— Công ty Vận tải Sông biển: Chọn phương án gia nhập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (theo tinh thần cuộc họp ngày 04/3/2002 giữa UBND tỉnh, các ngành hữu quan và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN)
— Công ty Cơ khí điện máy Cần Thơ: Gia nhập Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp theo Công văn số 2775/UB ngày 21/12/2001 của UBND tổnh Caàn Thụ
Công ty Phát triển khu Công nghiệp Cần Thơ
Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Cần Thơ do kinh doanh thua lỗ và công nợ lớn không có khả năng thanh toán
5.2.9 DNNN chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu
— Công ty Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ chuyển thành Trạm Đăng kiểm cơ giới đường bộ, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ
— Xí nghiệp Bến xe tàu chuyển thành Bến Xe tàu Cần Thơ, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ
— Sáp nhập Lâm trường Phương Ninh và Lâm trường Mùa Xuân thành lập Ban quản lý dự án Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là đơn vị sự nghiệp có thu.
TĂNG CƯỜNG NỘI LỰC CHO CÁC DNNN ĐÃ ĐƯỢC SẮP XẾP
Hiện nay trong bối cảnh đất nước đang thực hiện quá trình CNH-HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian thực hiện cam kết ASEAN năm
2006 đang đến gần và hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được Quốc hội thông qua Đề phù hợp với xu thế trên, các DN phải có kế hoạch vươn lên, cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước Vì vậy cần phải tăng cường năng lực khoa học công nghệ trong các DN, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đạt yêu caàu
Vấn đề này đang là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ ở các DN hiện này còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới
Qua đánh giá thực trạng thiết bị công nghệ ở các DNNN tỉnh Cần Thơ, việc đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học – công nghệ trong các DN để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đa số còn yếu, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD các DN Vì vậy trong thời gian tới, để đảm bảo không bị tụt hậu về kỹ thuật và công nghệ so với các nước tiên tiến trên thế giới, nhất là tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, cần phải đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cho các DNNN, nhằm tăng cường năng lực SXKD có hiệu quả của DN Đối với DN phải tiến hành điều tra, nắm lại tình hình tòan bộ máy móc thiết bị và công nghệ ở các DNNN hiện có, nếu loại nào có thể cải tiến, thì mạnh dạn đầu tư cải tiến nâng cao năng lực, chất lượng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả cao phù hợp với điều kiện thực tế của từng DN Ngoài ra loại nào không còn phù hợp, thì phải đổi mới mua sắm những thiết bị công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ mới, kết hợp với đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để nâng cao năng lực của
DN Đồng thời đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật hợp tác hóa sản xuất nội bộ, từng DNNN phải tăng cường đầu tư và ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học, mở rộng liên kết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào SXKD của DN, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả SXKD của DN, phục vụ đắc lực vào quá trình CNH-HĐH ở địa phương
Về phía Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc đầu tư sử dụng những thiết bị công nghệ của các DN, có biện pháp khắc phục tình trạng nhập khẩu, sử dụng máy móc thiết bị đã qua sử dụng, công nghệ trung gian hoặc công nghệ lạc hậu; có chính sách khuyến khích các DNNN tăng cường nâng cao hơn nữa áp dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với chiến lược SXKD của mình Để thực hiện được nội dung này:
Trước hết , Nhà nước (UBND tỉnh) nên thành lập cơ quan tư vấn, dịch vụ để thẩm định các phương án đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới thiết bị công nghệ của các DNNN trên địa bàn, hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý nhà nước (Sở khoa học công nghệ và môi trường) đảm nhận việc thẩm định này trước khi thực hiện nhằm đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả về năng suất, chất lượng, giá cả và phù hợp thị trường
Hai là, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn đầu tư dài hạn hoặc tích lũy đầu tư phát triển sản xuất với tỷ lệ cao hơn, đồng thời cho phép các DN dùng vốn để làm khoa học, miễn giảm thuế cho các DN sử dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, chú trọng trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ thu hoạch, sấy, chế biến và bảo quản nông sản, rau quả và thủy sản Đồng thời đánh thuế cao đối với các DN sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ sử dụng nhiên liệu và nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường… hơn nữa cần có cả chính sách phù hợp đối với những người nghiên cứu khoa học như thu nhập, nắm bí quyết công nghệ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật…
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN
7.1 Nâng cao năng lực vận dụng và triển khai cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của quá trình tiến hành CNH-HĐH Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân của ta hiện nay có năng động, thích nghi với cơ chế mới, nhưng kinh nghiệm còn ít, năng lực còn hạn chế, tổ chức quản lý chuyên môn, kỹ thuật còn bất cập, kém hiệu quả, quan hệ với nước ngoài còn sơ hở mất cảnh giác một số cán bộ tha hóa, biến chất… cho nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của DN
Vì vậy để củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả của DNNN nhất thiết phải đào tạo lại, lực lượng này phù hợp với thực tiễn Hiểu biết sâu sắc các quan điểm kinh tế của Đảng và Nhà nước, có phẩm chất, đạo đức, cần kiệm, liêm chính; có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh; hiểu biết khoa học công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc tế; có khả năng tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao Để tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động, đòi hỏi phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ này là một việc hết sức cần thiết và cấp bách Đối với cán bộ quản lý DN, phải chú trọng bồi dưỡng, đào tạo về đường lối, chính sách và pháp luật, kiến thức kỷ năng hiện đại quản lý SXKD trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có tư duy chiến lược trong SXKD và năng lực đón bắt những xu thế hiện đại trong khoa học công nghệ, trong tổ chức quản lý DN; phong cách làm việc và phương pháp phát huy trí tuệ, nỗ lực của người lao động và phát triển SXKD … có chính sách bồi dưỡng đào tạo trong nước và nước ngoài, kết hợp việc làm bồi dưỡng qua trường lớp với khuyến khích bồi dưỡng trưởng thành qua hoạt động thực tiễn
Mặt khác để DN hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, công nhân có trình độ, tay nghề Đây là đội ngũ có trình độ quyết định sự thành đạt của DN Đầu tư cho công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển DN là một việc cấp bách
7.2 Các giải pháp cụ thể của Tỉnh nhằm nâng cao năng lực đội ngũ Cán bộ Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, lao động lành nghề của các DNNN, trong thời gian tới tỉnh đã tập trung mấy vấn đề
Mộõt la ,ứ cải tiến phương thức đào tạo, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyờn môn tối thiểu, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cần phải được đào tạo như: Kinh tế thị trường, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, hành chính… đặc biệt là những kỷ năng kỷ xảo trên thương trường
Hai la ứ , cú chớnh sỏch thu hỳt cỏn bộ cú trỡnh độ cao, cụng nhõn lành nghề, chuyờn gia giỏi vềứ làm việc tại địa phương, nhất là làm việc ở cỏc DNNN như:
Chính sách về nhà ở, về lương, việc làm… đồng thời tiến hành đào tạo, quản lý, chuyên gia để thực hiện các dự án phát triển trong tương lai
Ba là, thực hiện chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ quản lý với hiệu quả SXKD Đồng thời đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần những cán bộ quản lý tốt, nhưng cũng xử lý nghiêm minh những người khụng hoàn thành nhiệm vu,ù hoặc tham ụ xõm phạm tài sản cụng daân.