TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái quát về thanh khoản
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản
Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh
Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh
1.1.1.1 Tính thanh khoản của tài sản
Ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản của mỗi tài sản và danh mục của tài sản Tính thanh khoản của mỗi tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí Thời gian và chi phí càng cao tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại Tính thanh khoản của tài sản phản ánh rủi ro khi chuyển tài sản thành tiền trong khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh thì chịu chi phí lại lớn Điều này cho thấy tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay đổi theo thời gian giữa các vùng, các nước
Tài sản thanh khoản có 3 đặc điểm sau:
- Tài sản thanh khoản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng
- Giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể
- Thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể
Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau Kết cấu tài sản với tính chất thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản Tính thanh khoản của danh mục tài sản được đo bằng tỷ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản (hoặc trên tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng) Tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của tổng tài sản càng lớn
1.1.1.2 Tính thanh khoản của nguồn vốn
Ngân hàng huy động vốn để tạo lập nên các tài sản, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao Như vậy, khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn vốn càng cao Tính thanh khoản của nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư và tính nhạy cảm của thu nhập với lãi suất, vị trí và mạng lưới ngân hàng
Lợi thế mà ngân hàng có được nhờ tính thanh khoản của nguồn vốn:
- Ngân hàng chỉ thực hiện vay vốn thanh khoản khi cần thiết chứ không phải lúc nào cũng nắm giữ một số tài sản thanh khoản làm giảm thu nhập tiềm năng, do những tài sản này mang lại tỷ lệ thu nhập thấp
- Ngân hàng vẫn có thể duy trì được quy mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu như ngân hàng cảm thấy thoả mãn với danh mục hiện tại
1.1.2 Cung cầu về thanh khoản
Cung thanh khoản: Là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân
- Các khoản tiền gửi đang đến (S1)
- Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ (S2)
- Thu hồi tín dụng đã cấp (S3)
- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4)
- Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5)
Cầu thanh khoản: Là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ ngân hàng Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động sau đây tạo ra cầu về thanh khoản:
- Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)
- Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao (D2)
- Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3)
- Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ (D4)
- Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5)
1.1.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng: Ở bất kỳ thời điểm nào, các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng với nhau và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position – NLP), trạng thái này có thể được xác định như sau:
(NLPt) = (S1+S2+S3+S4+S5) – (D1+D2+D3+D4+D5) Những trường hợp có thể xảy ra như sau:
Thứ nhất: Thặng dư thanh khoản khi NLPt>0: Ngân hàng ở trong trạng thái thừa thanh khoản Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trong tương lai
Thừa thanh khoản là một trạng thái mất cân bằng của các NHTM, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng
Trạng thái thanh khoản ròng
∑ Cầu thanh khoản hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là việc không khai thác hết tiềm năng sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiều tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời (Tồn quỹ tiền mặt quá lớn); hoặc cũng có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả
Thanh khoản thừa thường được ngân hàng sử dụng như sau:
- Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó
- Cho vay trên thị trường tiền tệ (phù hợp với thời hạn nhàn rỗi của số thanh khoản thừa)
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác…
Thứ hai: Thiếu hụt thanh khoản khi NPLtNguyên nhân: Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp, tìm hiểu nguyên nhân thì cho thấy khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc, việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên ; Công tác PR của Northern Rock Bank quá yếu; Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng; Sự
“thổi phồng” thông tin của báo giới,…
1.6.2 Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004
- Vào tháng 7/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn
- Ngày 9/7/2004: Một đại gia trong ngành Ngân hàng Nga- Guta bank- thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp (tương đương 345 triệu USD) Ngân hàng đã đóng cửa 76 chi nhánh và tài khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự Ngày 16/7/2004: Các Ngân hàng Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngoài các tòa nhà ngân hàng để chờ đến lượt rút tiền Ngày 17/7/2004: Ngân hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn Cùng lúc, báo chí trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng lại tiết lộ họ có trong tay danh sách đen 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản Ngày 18/7/2004:
Thống đốc NH trung ương Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố không hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý Ông Sergei Ignatiev quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng từ 7% xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp cứu Guta Ngày 20/7/2004: Nhiều ngân hàng đã sụp đổ, người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời Phản ứng của chính phủ trong giai đoạn này là lên kế hoạch để Vneshtorgbank của nhà nước mua lại Ngân hàng Guta
Ngày 27/7/2004: Phó chủ tịch Ủy ban tài chính Duma Pavel Medvedv tuyên bố trong tuần, các ngân hàng sẽ thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện nay
=> Nguyên nhân: Ở Nga có quá nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp; Các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé, 90% ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10 triệu USD; Ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt các cơ quan quản lý tài chính của Nga chưa đưa ra được biện pháp có hiệu quả nào để giải quyết vấn đề
1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản
- Phải tính toán chính xác nhu cầu, khả năng thanh toán Các ngân hàng có thể sử dụng phương pháp thang đáo hạn để tính toán nhu cầu thanh khoản Ngoài ra các
NHTM có thể áp dụng phương pháp mô phỏng các tình huống xảy ra trong trường hợp thanh khoản đạt mức tốt, trung bình và xấu
- Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán Mỗi ngân hàng cần xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản theo QĐ số 457/2005/QĐ- NHNN (hiện nay là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN)
- Tăng cường các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin
Đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước
- Hỗ trợ các TCTD trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ
- Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì NHNN cần có giải pháp cấp bách, tránh lây lan dây chuyền
- NHNN cần xây dựng chính sách quản lý thông tin đặc biệt đối với các thông tin mang tính nhạy cảm, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các chính sách và sự tuân thủ các quy định của tổ chức tín dụng, thường xuyên thanh tra giám sát hoạt động của TCTD, có khả năng cảnh báo sớm cho các TCTD
- Ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các TCTD không tuân thủ các quy định này
Kết luận chương I: Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế Tùy vào quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản thích hợp NH TMCP Sài Gòn Công Thương nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động thì phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản Chúng ta sẽ phân tích thực trạng thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NH TMCP Sài Gòn Công Thương ở chương 2 để từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NH TMCP
Tổng quan về NH TMCP Sài Gòn Công Thương
NH TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) là Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm
Sự ra đời của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là một bước đột phá của Thành Ủy, Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng
Tính đến 30/06/2012, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ đại lý với 657 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Hiện nay SAIGONBANK là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram
Sau hơn 25 năm hoạt động, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng Ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NH TMCP Sài Gòn Công Thương còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thương Mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP
Các nghiệp vụ kinh doanh chính của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gởi
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn và liên doanh
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế
- Huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép
- Mua bán chế tác, gia công vàng
- Phát hành thẻ nội địa Saigonbank Card
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của NH TMCP Sài Gòn Công Thương
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Saigonbank năm 2012)
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2012
Trong giai đoạn 2009 - 2012, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đối đầu với 04 vấn đề lớn của nền kinh tế: tỷ giá, lạm phát, thâm thụt cán cân thanh toán, đòn cân nợ của ngân hàng Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng đến gần cuối năm 2012, nền kinh tế tuy đang trong tình trạng suy thoái nhưng nguy cơ lạm phát vẫn có thể tái diễn,…
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ kèm theo sự gia tăng nợ xấu đã tác động mạnh đến thanh khoản hệ thống ngân hàng; nhiều ngân hàng đã thiếu hụt thanh khoản nên buộc phải xin tái cấp vốn tại NHNN,… Sau khi NHNN can thiệp, thanh khoản hệ thống ngân hàng tạm thời bình ổn và có xu hướng cải thiện hơn so với cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 3-6% so với cuối năm 2011 và sau khi NHNN áp dụng các biện pháp hành chánh về chính sách lãi suất và các biện pháp quyết liệt như cơ cấu lại nợ, tăng trích lập dự phòng; đến cuối năm 2012, hoạt động hệ thống Ngân hàng còn một số vấn đề tồn tại sau: tín dụng tăng thấp và khả năng mở rộng tín dụng khó khăn, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng…
Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Vệt Nam mà hoạt động của các ngân hàng trong đó có NH TMCP Sài Gòn Công Thương đều không đạt được mức tăng trưởng cao, thậm chí còn có xu hướng giảm so với những năm trước Tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự ổn định trong các hoạt động của Ngân hàng và những kết quả đạt được vẫn vượt chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
NH TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2009 đến năm 2012: ĐVT: tỷ đồng
3 Tổng dƣ nợ cho vay 9,723 10,456 11,183 10,861 733 7.54% 727 6.95% -322 -2.88%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Saigonbank từ năm 2009 đến 2012)
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2009 – 2012 ĐVT: tỷ đồng
Tổng vốn huy động Tổng dư nợ cho vay LNTT
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Saigonbank từ năm 2009 đến 2012) Vốn huy động:
Năm 2010, vốn huy động của ngân hàng tăng 35% so với năm 2009 Mặc dù thị trường tài chính năm 2010 có nhiều biến động và xuất hiện tình trạng cạnh tranh của mình, đồng thời chủ động tìm kiếm, thương lượng các nguồn vốn để tăng nguồn vốn hoạt động Năm 2011 và 2012 vốn huy động của ngân hàng giảm chủ yếu là do ngân hàng chủ động điều chỉnh cơ cấu huy động: giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư để thay thế nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bước tạo cơ sở chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý, bền vững
- Tổng dư nợ năm 2010 và 2011 có sự tăng trưởng so với năm trước nhưng đây là sự tăng trưởng có kiểm soát, ngân hàng luôn trích đầy đủ dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh và hầu hết các khoản nợ vay đều có tài sản đảm bảo Ngoài ra ngân hàng cũng luôn tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nên đã tăng dự trữ thanh khoản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn huy động
- Năm 2012 tổng dư nợ giảm 2,88% so với năm 2011 Tuy nhiên biến động giảm này là khá phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế Chính sách thắt chặt tiền tệ ưu tiên kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm, sự suy giảm năng lực tài chính của doanh nghiệp…là những nguyên nhân chính đã hạn chế việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại, trong đó có NH TMCP Sài Gòn Công Thương Nhưng nhìn chung, mặc dù chưa tăng trưởng dương nhưng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong năm 2012 đã đảm bảo được mục tiêu đề ra: chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khống chế cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý, trích lập đủ dự phòng đối với các khoản nợ xấu để lành mạnh tình hình tài chính
Tuy lợi nhuận trước thuế có sự sụt giảm do bối cảnh chung của nền kinh tế ở giai đoạn hậu khủng hoảng, thị trường tài chính nổi lên nhiều thách thức, biến động về tỷ giá, lãi suất…nhưng NH TMCP Sài Gòn Công Thương vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững
Những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được:
- Vốn điều lệ đã đạt mức 3.080 tỷ đồng, tăng năng lực tài chánh của Ngân hàng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP
- Ngân hàng đã thực hiện thành công bước đầu việc tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động: tập trung huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư, tránh lệ thuộc nguồn vốn trên thị trường liên hàng và vay vốn thị trường mở cũng như vay tái cấp vốn, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản của ngân hàng
- Sau khi củng cố hoạt động, các chi nhánh đã từng bước trưởng thành và phát triển mở rộng thêm các hoạt động, thành lập thêm các phòng giao dịch trực thuộc (mỗi chi nhánh từ loại 1 - loại 3 đều có từ 02 Phòng Giao dịch trực thuộc trở lên), khả năng cạnh tranh được nâng cao, nợ xấu các chi nhánh chiếm 2,18% trên tổng dư nợ toàn hệ thống Mạng lưới chi nhánh - phòng giao dịch được mở rộng, mạng lưới phục vụ đã tăng lên 89 Chi nhánh – Phòng giao dịch (cuối năm 2012)
- Sau khi chấn chỉnh với các biện pháp quyết liệt như: phát mãi tài sản xiết nợ, đeo bám thu nợ từ khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN và Chính Phủ; đến cuối năm 2012, chất lượng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) là 2,93% trên tổng dư nợ, thấp hơn yêu cầu của NHNN
Thực trạng về thanh khoản và công tác nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương
2.2.1 Tổ chức quản lý thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương:
Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban Giám đốc thông qua Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản Quản lý thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động
Quản lý rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản
2.2.2 Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản:
- Bước 1: Nhận diện rủi ro thanh khoản: để hoạt động quản trị rủi ro đạt được hiệu quả cao nhất, ngân hàng phải nhận diện được rủi ro thanh khoản có thể phát sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả
- Bước 2: Đo lường rủi ro thanh khoản: sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gặp phải, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo cả đo lường định tính và đo lường định lượng tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng Việc đo lường rủi ro được thực hiện qua các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản
- Bước 3: Xử lý rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản được nhận diện và đo lường ở bước 1 và bước 2 Sau đó các nhà quản trị rủi ro thanh khoản phải tìm biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản Yêu cầu của bước này là phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất phát sinh cho ngân hàng
- Bước 4: Giám sát rủi ro: việc giám sát rủi ro thanh khoản được cụ thể hóa như sau:
Các hạn mức rủi ro thanh khoản được thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT phê duyệt;
Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hướng diễn biến xấu đi cần báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng;
Khi các hạn mức liên tục bị vi phạm và ngân hàng gặp phải khủng hoảng khả năng thanh toán thì Hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý
2.2.3 Chiến lƣợc quản trị thanh khoản:
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chiến lược thanh khoản hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình, chủ yếu thông qua các hình thức sau: a) Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác (quản trị thanh khoản dự trữ): nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thường xuyên, đều đặn hàng ngày của toàn hệ thống như chuyển tiền thanh toán, các món giải ngân có quy mô nhỏ… b) Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay ngắn hạn NHNN (dưới các hình thức đấu thầu thị trường mở (OMO), vay tái cấp vốn trong trường hợp cấp thiết (quản trị thanh khoản nợ): các phương án này được sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn không đủ đáp ứng Tuy nhiên hình thức vay vốn NHNN chỉ được sử dụng khi thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khó có thể tiếp cận c) Tăng cường huy động vốn từ khách hàng: nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào gói sản phẩm của ngân hàng có linh hoạt, đa dạng và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hay không d) Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng còn có thể bán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ví dụ như bán ngoại tệ (hiếm khi sử dụng vì nó ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của TCTD) Đối với các tài sản khác như chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…) hầu hết có kỳ hạn tương đối dài, giao dịch trên thị trường sẽ mất nhiều thời gian hơn nên cũng ít khi được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp bách Và trên thực tế, cũng ít khi ngân hàng sử dụng phương án bán tài sản mà chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn mà thôi Nguyên nhân của việc các ngân hàng ít sử dụng phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản một phần xuất phát từ yếu tố chủ quan là các tài sản ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán đầu tư (kỳ hạn dài, nắm giữ đến lúc đáo hạn) Tuy nhiên nguyên nhân phần lớn do yếu tố khách quan là thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch mua/bán diễn ra không sôi động và nhanh chóng, trong khi nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng là khẩn cấp
Trường hợp thanh khoản của ngân hàng cực kỳ khó khăn, việc tiếp cận vốn vay trên thị trường liên ngân hàng cũng không hề dễ dàng (dịp cuối năm), ngân hàng còn sử dụng phương án hạn chế giải ngân mới Tuy nhiên phương pháp này chỉ được dùng trong trường hợp bất khả kháng vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng
2.2.4 Thực trạng thanh khoản của NH TMCP Sài Gòn Công Thương:
Học viên chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá và so sánh khả năng thanh khoản của NH TMCP Sài Gòn Công Thương và một số ngân hàng khác:
Bảng 2.2: Vốn điều lệ của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
SGB 1.500 tỷ đồng 2.460 tỷ đồng 2.960 tỷ đồng 3.080 tỷ đồng
VPB 2.117 tỷ đồng 4.000 tỷ đồng 5.050 tỷ đồng 5.770 tỷ đồng
DAB 3.400 tỷ đồng 4.500 tỷ đồng 4.500 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
MB 5.300 tỷ đồng 7.300 tỷ đồng 7.300 tỷ đồng 10.000 tỷ đồng
VIB 2.400 tỷ đồng 4.000 tỷ đồng 4.250 tỷ đồng 4.250 tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009- 2012)
Vốn điều lệ của NH TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) có sự tăng trưởng qua các năm Tuy năm 2010 Saigonbank chưa đạt được mức vốn pháp định theo Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ nhưng Saigonbank vẫn luôn nỗ lực tăng vốn điều lệ qua từng năm Và đến năm 2012, Saigonbank cũng đã đạt được mức vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng Tuy quy mô còn khá nhỏ so với các ngân hàng khác nhưng Saigonbank vẫn đang từng bước phát triển và không ngừng gia tăng vốn điều lệ để tăng cường quy mô và mở rộng hoạt động của mình
Bảng 2.3: Hệ số CAR của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009- 2012)
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà Nước thì hệ số CAR của các ngân hàng đều đạt được tiêu chuẩn Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì hệ số CAR của Saigonbank là khá cao Cụ thể hệ số CAR của
NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), NH TMCP Đông Á (DAB), NH TMCP Quân Đội (MB) và NH TMCP Quốc Tế (VIB) chỉ dao động trong khoảng 9.50% đến 15.00%, chỉ có năm 2012 thì hệ số CAR của VIB tăng cao lên mức 19.43%
Việc duy trì hệ số CAR cao và có xu hướng tăng qua các năm như vậy cho thấy Saigonbank đã quá an toàn trong việc sử dụng vốn Điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Và nó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không đạt được lợi nhuận như mong muốn Vì vậy Saigonbank nên cân nhắc điều chỉnh lại cơ cấu vốn, cụ thể là sử dụng vốn một cách hợp lý hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận đồng thời vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình
Hệ số H 1 và H 2 : Bảng 2.4: Hệ số H 1 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính toán của học viên)
Bảng 2.5: Hệ số H 2 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012
Qua các năm chỉ số H 1 và H 2 của các ngân hàng đều lớn hơn 5% Tuy nhiên
2 chỉ số này của các ngân hàng khác chỉ chênh lệch không nhiều so với mức 5% được đánh giá là tốt trong khi chỉ số của Saigonbank lại khá cao (năm 2010 đến năm 2012 thì 2 chỉ số này đều trên 20%) Nguyên nhân có thể là do vốn điều lệ của Saigonbank phải tăng theo quy định nhưng chưa được sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất trong khi việc thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay Vì vậy ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi khách hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng Điều đó cho thấy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, khi mà nguồn vốn tự có phải dành để cho vay Xét về phương diện này, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy là chưa hiệu quả, nó cho thấy việc huy động vốn đang gặp khó khăn và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
Trong năm 2012, 2 chỉ số này có xu hướng giảm nhưng chưa đáng kể
Chỉ số trạng thái tiền mặt H 3 : Bảng 2.6: Hệ số H 3 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính toán của học viên)
Thực hiện Stress testing để đánh giá rủi ro thanh khoản
- Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2012 (Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính) của NH TMCP Sài Gòn Công Thương
Bảng 2.12: Nguồn dữ liệu để thực hiện Stress testing ĐVT: Đồng
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,662,060,147,905
Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 123,713,976,034
Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 9,284,377,435,373
Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 458,866,270,647
Tài sản có tính lỏng 2,018,340,784,946
Tài sản ít có hoặc không có tính lỏng 12,834,177,109,730
(Nguồn: Báo cáo tài sản nợ có ngày 31/12/2012, báo cáo thường niên năm
2012 và bảng cân đối kế toán hợp nhất quý 1/2013 của Saigonbank) Giả định:
- Có 1 sự cố nào đó dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt của khách hàng và điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
- Giả định có 3 kịch bản đối với tỷ lệ rút tiền mỗi ngày của các loại tiền gửi và không có sự hỗ trợ nào từ bên ngoài, 3 kịch bản như sau:
Bảng 2.13: Các kịch bản giả định
LOẠI TIỀN GỬI TỶ LỆ RÚT TIỀN MỖI NGÀY (%)
Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 7.00 8.00 9.00
Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 5.00 6.00 7.00
Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 3.00 4.00 5.00
Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 1.00 2.00 3.00
(Nguồn: Giả định của học viên)
- Giả định về khả năng đáp ứng ngay trong ngày của:
+ Tài sản có tính thanh khoản cao: 95%
+ Tài sản có tính thanh khoản thấp: 1%
- Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: Tiền và vàng tại quỹ, giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước
- Tài sản có tính thanh khoản thấp = Tổng tài sản có – Tài sản có tính thanh
Kết quả thực hiện Stress testing:
Bảng 2.14: Giả định và kết quả thực hiện Stress testing theo kịch bản 1
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,662,060,147,905
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 7.00
Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 123,713,976,034
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 5.00
Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 9,284,377,435,373
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 3.00
Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 458,866,270,647
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 1.00
Tài sản có tính lỏng 2,018,340,784,946
Tài sản ít có hoặc không có tính lỏng 12,834,177,109,730
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,545,715,937,552 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 117,528,277,232 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 9,005,846,112,312 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 454,277,607,941 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 1) 405,649,894,923 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 1) 100,917,039,247 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 1) 12,705,835,338,633 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 1) 2,045,765,516,796 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,640,115,621,873
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,437,515,821,923 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 111,651,863,371 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,735,670,728,942 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 449,734,831,861 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 2) 388,794,688,939 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 2) 5,045,851,962 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 2) 12,578,776,985,246 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 2)
Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,474,250,473,606
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,336,889,714,388 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 106,069,270,202 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,473,600,607,074 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 445,237,483,543 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 3) 372,776,170,890 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 3) 252,292,598 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 3) 12,452,989,215,394 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 3) 130,581,329,217 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,232,055,631,932
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,243,307,434,381 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 100,765,806,692 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,219,392,588,862 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 440,785,108,707 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 4) 357,546,136,565 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 4) 12,614,630 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 4) 12,328,459,323,240 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 4) 124,769,570,122 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 999,279,065,489
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,156,275,913,975 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 95,727,516,357 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 7,972,810,811,196 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 436,377,257,620 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 5) 343,059,439,494
Tài sản có tính lỏng (sau ngày 5) 630,731
Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 5) 12,205,174,730,008 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 5) 123,296,577,131 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 779,516,203,126
(Nguồn: Kết quả tính toán của học viên)
Bảng 2.15: Giả định và kết quả thực hiện Stress testing theo kịch bản 2
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,662,060,147,905
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 8.00
Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 123,713,976,034
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 6.00
Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 9,284,377,435,373
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 4.00
Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 458,866,270,647
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 2.00
Tài sản có tính lỏng 2,018,340,784,946
Tài sản ít có hoặc không có tính lỏng 12,834,177,109,730
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,529,095,336,073 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 116,291,137,472 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,913,002,337,958 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 449,688,945,234 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 1) 520,940,073,222 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 1) 100,917,039,247 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 1) 12,705,835,338,633 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 1) 2,045,765,516,796 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,524,825,443,574
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,406,767,709,187 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 109,313,669,224 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,556,482,244,440 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 440,695,166,329 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 2) 494,818,967,557 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 2) 5,045,851,962 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 2) 12,578,776,985,246 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 2) 222,929,540,671 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,252,936,016,688
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,294,226,292,452 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 102,754,849,070 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,214,222,954,662 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 431,881,263,003 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 3) 470,173,429,993 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 3) 252,292,598 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 3) 12,452,989,215,394 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 3) 130,581,329,217 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 913,343,915,912
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,190,688,189,056 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 96,589,558,126 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 7,885,654,036,476 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 423,243,637,743 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 4) 446,909,937,787 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 4) 12,614,630 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 4) 12,328,459,323,240 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 4) 124,769,570,122 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 591,203,548,247
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,095,433,133,931 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 90,794,184,638 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 7,570,227,875,017 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 414,778,764,988 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 5) 424,941,462,826
Tài sản có tính lỏng (sau ngày 5) 630,731
Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 5) 12,205,174,730,008 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 5) 123,296,577,131 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 289,558,662,552
(Nguồn: Kết quả tính toán của học viên)
Bảng 2.16: Giả định và kết quả thực hiện Stress testing theo kịch bản 3
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,662,060,147,905
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 9.00
Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 123,713,976,034
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 7.00
Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 9,284,377,435,373
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 5.00
Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 458,866,270,647
Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 3.00
Tài sản có tính lỏng 2,018,340,784,946
Tài sản ít có hoặc không có tính lỏng 12,834,177,109,730
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,512,474,734,594 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 115,053,997,712 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,820,158,563,604 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 445,100,282,528 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 1) 636,230,251,522 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 1) 100,917,039,247 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 1) 12,705,835,338,633 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 1) 2,045,765,516,796 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,409,535,265,274
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,376,352,008,480 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 107,000,217,872 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 8,379,150,635,424 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 431,747,274,052 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 2) 598,537,442,609 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 2) 5,045,851,962 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 2) 12,578,776,985,246 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 2) 222,929,540,671 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 1,033,927,363,336
Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) 1,252,480,327,717 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 99,510,202,621 Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) 7,960,193,103,653 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 418,794,855,830 Luồng tiền mặt ra khỏi NH (trong ngày 3) 563,271,646,007 Tài sản có tính lỏng (sau ngày 3) 252,292,598 Tài sản không có tính lỏng (sau ngày 3) 12,452,989,215,394 Luồng tiền mặt mới (trong ngày 3) 130,581,329,217 Luồng tiền mới ròng khi chạy mô hình 601,237,046,546
Nhận định tổng quát về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NH
2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc
Ngân hàng đã chú trọng hơn đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản, thể hiện ở một số mặt tích cực sau:
- Ngân hàng đã chủ động thực hiện các quy định của NHNN và Chính phủ về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động ổn định
- Ngân hàng đang không ngừng gia tăng quy mô vốn để từng bước mở rộng hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng chống đỡ trước các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro thanh khoản
- Vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng qua từng năm và đang từng bước được chuyển đổi cơ cấu theo hướng bền vững hơn, giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được ổn định, giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng
- Ngân hàng đang cố gắng cải thiện khả năng thanh khoản của mình thông qua việc điều chỉnh lại cơ cấu tài sản nợ, tài sản có theo hướng hợp lý hơn
- Các chỉ số thanh khoản đang có chuyển biến tích cực qua các năm
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
- Cơ cấu tài sản của ngân hàng chưa thực sự hợp lý, ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao vì những tài sản này có tỷ suất sinh lợi thấp Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản cho ngân hàng khi có sự cố đột xuất xảy ra
- Ngân hàng còn yếu trong công tác phân tích và dự báo thị trường do ngân hàng chưa áp dụng tốt chiến lược quản lý kết hợp phương pháp tĩnh với phương pháp động trong phân tích và đánh giá thanh khoản mà ngân hàng chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp tĩnh
- Công tác quản trị rủi ro thanh khoản chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các chính sách cụ thể và khung quản trị rủi ro thanh khoản cho riêng ngân hàng
Chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản chưa thực sự vững chắc và hiệu quả chưa được như mong muốn
- Nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản còn thiếu và chưa đáp ứng kịp yêu cầu công việc
- Hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý thanh khoản chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu về số liệu phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản Cơ sở vật chất của ngân hàng còn một số hạn chế, nhất là cơ sở dữ liệu còn thiếu, đường truyền thông tin còn chậm ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
- Sự phối hợp trong triển khai thực hiện quản lý thanh khoản giữa các đơn vị cũng như sự nghiêm ngặt trong tuân thủ chiến lược thanh khoản còn chưa được phát huy tốt, chưa tạo ra sự đồng bộ nên hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa thực sự tốt
Kết luận chương II: Phân tích thực trạng thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương cho thấy: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả Còn khá nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể đảm bảo an toàn thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đặc biệt là trong trường hợp xảy ra biến động hoặc khi Ngân hàng Nhà Nước thực thi các chính sách tiền tệ như chính sách thắt chặt tiền tệ Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản hoạt động chưa đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ cũng như chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn nhân lực, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này Ngoài ra, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay chưa hợp lý, các tài sản khác như chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt… lại được dự trữ với tỷ lệ khá thấp, cũng làm cho tình trạng căng thẳng thanh khoản trầm trọng thêm Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngân hàng nhìn lại mình và có các giải pháp phù hợp nhằm đạt đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
Định hướng phát triển của NH TMCP Sài Gòn Công Thương đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020
3.1.1 Định hướng phát triển chung:
Thực hiện việc đổi mới các mặt hoạt động ngân hàng như: cơ cấu tổ chức; kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý; phát triển kênh phân phối và sản phẩm theo đối tượng khách hàng; xây dựng và phát triển thương hiệu, nhằm tăng năng lực cạnh tranh, quy mô hoạt động Để thực hiện được mục tiêu trên thì cần tập trung vào 09 nhóm công việc trọng tâm sau:
Nhóm 1: Thay đổi cơ cấu tổ chức/kênh phân phối hướng về khách hàng:
- Thứ nhất là cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động: Do định hướng ngân hàng thời gian tới là ngân hàng bán lẻ nên cơ cấu tổ chức cần phải được điều chỉnh hướng về khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân; do đó, sẽ sắp xếp lại mô hình hoạt động theo đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân; trên cơ sở đó, thiết kế đa dạng sản phẩm cung ứng cùng với những tiện ích theo nhu cầu từng loại đối tượng khách hàng
- Thứ hai là cơ cấu lại mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch: Bên cạnh việc phát triển các chi nhánh/phòng giao dịch mới, việc chấn chỉnh lại hoạt động các chi nhánh/phòng giao dịch yếu kém cần phải tiến hành thường xuyên với các giải pháp phù hợp để tạo mô hình “động” trong tiếp cận khách hàng tại các vùng, miền kinh tế trọng điểm và đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới
- Thứ ba là bên cạnh kênh truyền thống là các chi nhánh/phòng giao dịch hiện có, dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại, ngân hàng sẽ mở rộng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, qua các kênh Internet, thiết bị viễn thông di động,
Nhóm 2: Thay đổi cơ chế hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh:
- Tập trung huy động vốn từ các nguồn khác nhau với cách thức tiếp cận phù hợp, cạnh tranh kèm theo cơ chế tiếp thị linh hoạt, chủ động, kịp thời theo tình hình thị trường để tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư
- Tăng trưởng hoạt động: Bảo đảm hoạt động ngân hàng tăng trưởng ổn định và bền vững với yêu cầu tăng trưởng tối thiểu các mặt hoạt động hàng năm từ Hội sở cho đến các chi nhánh/phòng giao dịch; bố trí hợp lý mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch
Nhóm 3: Lành mạnh tình hình tài chánh
- Phát hành tăng vốn điều lệ theo quy mô hoạt động ngân hàng; trong đó việc tăng vốn điều lệ trong nhiệm kỳ với các đối tượng tham gia là các đối tác trong và ngoài nước và chỉ tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi thị trường phục hồi
- Từng bước lành mạnh hóa tình hình tài chánh ngân hàng qua việc xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng trích hàng năm và phát mãi các tài sản xiết nợ
Nhóm 4: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp lý trong nội bộ ngân hàng: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp lý trong nội bộ Ngân hàng phù hợp với quy định của NHNN từng thời kỳ
Nhóm 5: Kiện toàn đội ngũ nhân sự quản lý điều hành từ Hội sở đến Chi nhánh/Phòng giao dịch:
- Kiên quyết thay đổi các nhân sự quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm; bổ sung các nhân sự mới có đạo đức, năng lực, trình độ, năng động từ nội bộ và bên ngoài để tạo sức bật trong hoạt động ngân hàng
- Tuyển dụng và tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực đủ sức vận hành hệ thống công nghệ mới và quản trị ngân hàng
Nhóm 6: Tăng cường và phát huy vai trò kiểm toán nội bộ:
Trên cơ sở các quy chế ban hành, Ngân hàng tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro phát sinh Việc tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát, không chỉ do Phòng Kiểm toán nội bộ tại Hội sở thực hiện mà còn được thực hiện bởi các phòng chức năng từ Hội sở đến chi nhánh/phòng giao dịch, ngay từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc nghiệp vụ
Nhóm 7: Khai thác hệ thống công nghệ:
Tiếp tục khai thác và phát huy hết các tính năng của hệ thống công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu nhanh, chính xác trong công tác quản lý và phát triển các sản phẩm mới như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking,
Nhóm 8: Phát huy vai trò các tổ chức chính trị đoàn thể:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các mặt hoạt động, chú trọng xây dựng, rèn luyện đạo đức, tác phong của người cán bộ ngân hàng; đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong phát động các phong trào thi đua, chương trình xã hội hướng về cộng đồng để góp phần xây dựng thương hiệu SAIGONBANK trong hoạt động ngân hàng
Nhóm 9: Xây dựng thương hiệu Ngân hàng:
- Việc quảng bá thương hiệu SAIGONBANK phải thực hiện thường xuyên, liên tục trên nhiều kênh truyền thông khác nhau để khách hàng nắm bắt thông tin, nhận biết thương hiệu ngân hàng
- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo
3.1.2 Định hướng về nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản
Trong thời gian tới, NH TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, cụ thể như sau: