Giới thiệu lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng Tân Cảng Cát Lái – thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tăng trưởng đáng kể bất chấp tình hình kinh tế thế giới và tình hình Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng nói chung và của ngành vận tải biển nói riêng, Năm 2006, từ mức sản lƣợng thông qua chƣa đến 1,5 triệu TEU, đến mốc 2 triệu TEU trong năm 2008; đạt 2,8 triệu TEU năm 2010 và đạt hơn 3,5 triệu TEU năm 2012 vừa qua Trong quá trình phát triển đó, nhiều cảng biển khác trong khu vực cũng đang ngày càng phát triển nhanh chóng, yêu cầu về việc phải cung cấp những dịch vụ hữu ích cho các hãng tàu biển, đại lý, các công ty giao nhận vận tải và khách hàng xuất nhập khẩu theo hướng hiện đại hóa với chất lƣợng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, trọn gói, tăng sức cạnh tranh của Cảng là rất cần thiết để ngành khai thác cảng biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường trong khu vực và trên thế giới Theo hướng đó, cảng Cát Lái cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mình với các doanh nghiệp khác
Có thể hiểu logistics theo 2 cấp độ cơ bản: cấp độ vi mô - trong lĩnh vực quản trị sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cấp độ vĩ mô nhƣ một ngành kinh tế Ơ cấp độ vi mô, logistics đƣợc hiểu là chuỗi hoạt động cung ứng nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực,… cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc hiệu quả, liên tục Xét ở cấp độ kinh tế vĩ mô, logistics là một ngành kinh doanh dịch vụ hoàn chỉnh, nhằm thực hiện chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng với nhiều dịch vụ rất phong phú đa dạng Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ logistics còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp và cả các nhà quản lý Một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận – kho vận, là một công đoạn của dịch vụ logistics Số lƣợng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này khoảng 800, trong đó chỉ khoảng 1/10 gia nhập Hiệp hội giao nhận và kho vận Việt Nam (VIFFAS)
Dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và Tổng Công ty nói riêng, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay Có thể khẳng định nền kinh tế càng mở cửa, vai trò kinh doanh dịch vụ logistics càng quan trọng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Đây còn là một loại hình dịch vụ hoàn chỉnh có giá trị gia tăng lớn mà trong định hướng của Tổng Công ty đã nhấn mạnh cần phát triển Ơ Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện dịch vụ logistics ở các mức độ khác nhau, nhưng vấn đề này còn tương đối mới nên chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ Các sách viết về lý thuyết logistics ở những góc độ khác nhau có khá nhiều, nhưng tuyệt đại đa số là sách nước ngoài Sách tiếng Việt hiện tại chỉ có bộ sách chuyên khảo “Quản trị logistics” của PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, cung cấp những kiến thức ban đầu và thường thức về logistics
Trong bối cảnh đó, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện Dịch vụ Logistics tại Cảng Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đến năm 2020” đƣợc đặt ra nghiên cứu nhằm phát huy một ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistic tại cảng Cát Lái đến năm 2020 trên cơ sở:
- Khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics, làm nền tảng cho phân tích thực trạng logistic của cảng Cát Lái
- Nhận diện và đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ logistics cảng Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn trong những năm qua
- Trên cơ sở thực trạng hoạt động logistics Cảng, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái đến năm 2020.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Logistics mang một ý nghĩa rộng và bao quát Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn, do đó đề tài chỉ xem xét logistics dưới góc độ là một mảng dịch vụ của Cảng Cát Lái trong Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn, có xét đến xu hướng phát triển của logistics Đề tài tập trung việc phân tích hoạt động logistics tại Cảng Cát Lái - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để phát hiện những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái
Chúng ta đã biết hoạt động logistics có tính chất liên kết chặt chẽ và thường có địa bàn hoạt động rất rộng Nhƣng trong phạm vi nguồn lực của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tại Cảng Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, là doanh nghiệp đi đầu cả nước về sản lượng container xuất nhập khẩu.
Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, đề tài khảo cứu các tài liệu cơ bản về logistics để giới thiệu một cách tổng quát về các khái niệm và xu hướng phát triển của ngành dịch vụ logistics trên thế giới Phần lý luận này sẽ làm nền tảng cho việc nhận diện và phân tích thực trạng hoạt động logistics tại Cảng Cát Lái - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Như vậy, các phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Phương pháp điều tra: thu thập số liệu từ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, điều tra và khảo sát khách hàng
- Phương pháp thống kê để xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc
- Và phối hợp với phương pháp phân tích so sánh, và phương pháp chuyên gia để tổng hợp báo cáo kết quả nghiên cứu.
Kết cấu luận văn
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI - TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
Những vấn đề cơ bản về logistics và dịch vụ logistics
Logistics dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng
Khoảng 10 năm trước đây, các nhà quản trị hiếm khi sử dụng cụm từ “chuỗi cung ứng” Họ chỉ mới sử dụng các cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy hàng hoá Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả đƣợc gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa Quá trình hợp nhất ban đầu này sẽ sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu, sản xuất, phân phối vào một quy trình thống nhất
Vậy dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, đƣợc thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Vị trí của logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất thực chất là sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức và quản lý quá trình lưu chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện và địa điểm khác nhau Các hoạt động này phải tuân thủ đặc tính của dây chuyền: vận tải - lưu kho - phân phối và hơn thế nữa chúng phải đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời
Hình 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa chức năng logistics với chuỗi cung ứng
Logistics trong giao nhận vận tải
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, nhƣ: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay đƣợc (Inventory level) Chính vì vậy khi nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics system chain) Với hệ thống chuỗi dịch vụ này người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống logistics nêu trên
1.1.2 Phân loại và các cấp độ của dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác nhau Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistics đƣợc phân loại nhƣ sau:
Thứ nhất, các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
Sản xuất Bán buôn Khách hàng
Dòng thông tin Dòng sản phẩm
Dòng tiền tệ logistics hoạch bốc dỡ hàng hóa Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container
Thứ hai, Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường bộ Dịch vụ vận tải đường sắt
Thứ ba, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
Các cấp độ của dịch vụ logistics ( Nguyễn Hồng Gấm, 2012) Phổ biến hiện nay, trên thế giới người ta phân lọai logistics theo các hình thức sau (Một số người dịch là bên thứ 1, 2, 3, 4, 5) Cụ thể là: Logistics cấp độ 1 (1PL- First Party Logistics) : là hình thức mà theo đó người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân
Logistics cấp độ 2 (2PL-Second Party Logistics) : Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các họat động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chƣa tích hợp hoạt động logistics Logistics cấp độ 3 (3PL- Third Party Logistics): là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng Do vậy, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng Logistics cấp độ 4 (4PL-Forth Party Logistics): là người tích hợp, hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sơ vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tƣ vấn logistics, quản trị vận tải, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics Logistics cấp độ 5 (5PL-Fifth Party Logistics): còn có tên là e-logistics, phát triển dựa trên nền tảng của thương mại điện tử Các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý tòan chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ logistics
Giống các hàng hóa dịch vụ khác dịch vụ logistics có đặc điểm :
(1) Dịch vụ Logistics không hiện hữu : Dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể Tính không hiện hữu đƣợc biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ
Nhờ đó người ta có thể xác định mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu Trong dịch vụ logistics người ta cung cấp cả sản phẩm hữu hình và vô hình (dịch vụ, tƣ vấn…) đôi khi cũng không có ranh giới rõ ràng, ví dụ nhƣ: Trên góc độ logistics từ hàng hóa hữu hình tới dịch vụ phi hữu hình có 4 mức độ:
+ Hàng hóa hiện hữu: Cung ứng tàu biển đồ ăn, nước uống (là bán hàng)
+ Hàng hóa hoàn hảo: Gồm hàng hóa hoàn hảo và khi tiêu dùng phải có dịch vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn: Ví dụ: Đóng gói hàng hóa…
+ Dịch vụ: Thỏa mãn thông qua sản phẩm dịch vụ kèm phương tiện Vận tải + Dịch vụ hoàn hảo: Hoàn toàn không hiện hữu: Khai thuê hải quan … + Mức độ hữu hình và vô hình của sản phẩm gây khó khăn trong đáng giá của khách hàng
Mô hình hoạt động logistics và vai trò của nó đối với doanh nghiệp
1.2.1 Mô hình hoạt động logistics của doanh nghiệp
Nếu như trước đây người ta chỉ tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu tổ chức vận chuyển ( Đầu vào) và phân phối sảm phẩm ( Đầu ra) thì ngày nay, người ta đã kết hợp nghiên cứu luôn cả dòng vật từ, nguyên vật liệu trang thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính cũng nhƣ thông tin cho đầu vào Chính sự kết hợp này đã tạo ra logistics Chi tiết nhƣ hình 1.5: Mô hình hoạt động logistics của Doanh nghiệp
Hình 1.3: Mô hình hoạt động logistics của Doanh nghiệp
(Nguồn: Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2011)
Logistics là 1 quá trình tiên lƣợng nhu cầu và yêu cầu cuả khách hàng; lo liệu vốn, vật tƣ, nhân lực, công nghệ và thông tin cần thiết để có thể làm theo nhu cầu và yêu cầu của khách hàng; tối ưu hóa mạng lưới hàng hóa, dịch vụ làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng; và tận dụng mạng lưới này làm tăng lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ tiết kiệm thời gian, không gian, phân phối hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Các hoạt động chính mà logistics phải quản trị bao gồm: Dịch vụ khách hàng/Dự báo nhu cầu/Quản lý dự trữ /Liên lạc logistics/Mua sắm vật tƣ/Xử lý đơn hàng/Đóng gói/Dịch vụ hậu mãi (bảo hành, cung cấp phụ tùng )/Lựa chọn kho/Lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa/Quản lý vận tải và theo dõi hành trình hàng hóa vật tƣ
Việc quản lý logistics là hết sức cần thiết đối với các nhà sản xuất, cung ứng, thậm chí trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đã trở nên phẳng hơn, nó trở thành vấn đề tồn tại hay không không tồn tại đối với các công ty Các hoạt động logistics đƣa lại nhiều dịch vụ cho các nhà cung ứng dịch vụ logistics Đây là điều mà những người làm vận tải và các dịch vụ liên quan hết sức quan tâm Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ Nhƣ vậy bản chất của logistics là quản lý các dòng vật tƣ từ nhà cung cấp( đầu vào) và đưa sản phẩm đến tay khách hàng( đầu ra) Nếu như trước kia người ta chỉ quan tâm đến việc lưu thông phân phối sản phẩm, dịch vụ, thì logistics đề cập cả việc sản xuất hình thành hàng hóa, dịch vụ qua việc cung ứng vật tƣ kĩ thuật, lao động, thông tin, để làm ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đó, và nhất là điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình logistics là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
1.2.2 Vai trò của Logistics trong hoạt động của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ƣu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…Logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lí, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lí hàng tồn kho và giao nhận hàng đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc chuẩn hoá chứng từ Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Thông qua dịch vụ logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm kí kết một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đƣa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận cuối cùng
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của logistics Đứng ở góc độ này, logistics đƣợc xem là công cụ hiệu quả để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tập trungLogistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Nếu xem xét dưới góc độ tổng thể ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định (Ở Việt Nam chi phí cho hoạt động logistics chiếm khoảng 20% giá thành sản phẩm) Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả trong hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing hỗn hợp Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm /dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đƣợc với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm qui định Việc ứng dụng Quản trị chuỗi cung ứng và logistics một cách hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu hoá của mình Và một khi doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào quá trình đổi mới kinh tế và sự cạnh tranh đã mở rộng ra toàn cầu, sự cạnh tranh không còn diễn ra giữa hoạt động của doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác mà là sự đối đầu giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này và giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế Hơn nữa trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn đƣợc xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lƣợc đầu tƣ của các tập đoàn đa quốc gia Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thu hút đƣợc đầu tƣ của các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vƣợt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây nhất là Trung Quốc là minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics
1.2.3 Các hoạt động trong dịch vụ logistics
Dịch vụ kho vận giao nhận: Trước tiên tác giả khái niệm kho bãi (Kho bãi được xem xét dưới 2 góc độ):
Góc độ kỹ thuật (hoặc hình thái tự nhiên): kho bãi là những công trình dùng để dự trữ, bảo quản các loại vật tư, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông một cách liên tục, bao gồm: nhà kho, sân bãi, các thiết bị
Góc độ kinh tế - xã hội: kho bãi là một đơn vị kinh tế có chức năng và nhiệm vụ dự trữ, bảo quản, giao nhận vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất, lưu thông, bao gồm đầy đủ các yếu tố của một quá trình sản xuất, kinh doanh (cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động, các yếu tố môi trường hoạt động khác)
Vai trò của kho bãi: Kho bãi là nơi cất giữ, bảo quản, trung chuyển hàng hoá và có những vai trò quan trọng sau: Giúp các tổ chức tiết kiệm đƣợc chi phí vận tải: nhờ có các tổ chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận chuyển một lần; Tiết kiệm chi phí trong sản xuất: kho giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hƣ hỏng, giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng…; Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng; Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứ không phải là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt những nhu cầu của khách hàng
Dịch vụ kiểm hóa máy soi + Đón thẳng: Máy soi container (bao gồm máy soi cố định, dạng cổng và di động) được trang bị tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa điểm kiểm tra hàng hóa trong khu vực cảng Các container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra qua máy soi là các container đã được doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải quan, được hệ thống quản lý rủi ro xác định phải kiểm tra thực tế qua máy soi và các container phải chuyển luồng để kiểm tra thực tế do lãnh đạo có thẩm quyền quyết định Quy trình kiểm tra hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy soi container đã hướng dẫn cụ thể các nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy soi container Đến nay, có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm hoá bằng máy soi container (kiểm soi) và kiểm hoá thủ công Có trường hợp, kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (quá tốn kém) Với việc kiểm tra hàng hoá bằng máy soi container Hàng vẫn còn để trong container nguyên niêm seal hãng tàu nước ngoài được vận chuyển qua máy soi và thông quan ngay nếu qua phân tích hình ảnh không có nghi vấn điều này giúp Doanh nghiệp bảo quan hàng hoá tốt hơn sơ với phường pháp thủ công truyền thống Nhất là đối với các lô hàng có giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt
Dịch vụ vận tải thủy, bộ: Vận tải đường bộ cũng như đường thủy là phần không thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng dịch vụ giao nhận kho vận Cung ứng các dịch vụ vận tải theo lịch trình, hàng gom và thuê nguyên chuyến Dịch vụ vận tải bao gồm: Bốc xếp và sắp đặt hàng Giao nhận vận tải hàng trọn gói Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời và hàng đặc biệt Vận chuyển hàng đồ dùng gia đình và tài sản cá nhân Vận chuyển hàng quá cảnh Vận chuyển hàng tạm nhập-tái xuất và tạm xuất-tái nhập Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services)
Giao nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP
Dịch vụ sửa chữa container rỗng: hay còn đƣợc gọi là duy tu bảo dƣỡng và sửa chữa container ( M&R) Sửa chữa container là công việc phục hồi, khắc phục những sự cố hƣ hỏng cho các bộ phận của container
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Trong quá trình hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng chính là đầu ra và là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Trong phạm vi một doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng đƣợc coi là một trong những cách thức nhờ đó mà công ty có đƣợc khả năng phân phân biêt sản phẩm, duy trì sự trung thành của khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận Dịch vụ khách hàng thường xuyên ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của một doanh nghiệp thông qua việc cung cấp sự trợ giúp hoặc phục vụ khách hàng nhằm đạt đƣợc sự hài lòng cao nhất Các chỉ tiêu đo lường dịch vụ khách hàng :
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
Tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn hết sức khó khăn; nhất là hoạt động và khai thác Cảng biển, hầu hết các hãng tàu đều thua lỗ, dẫn đến tạo áp lực giảm giá dịch vụ vận tải, xếp dỡ, dịch vụ kho bãi đối với hệ thống các cảng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước Trong đó có 1 số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics nói chung như sau:
Thứ nhất là yếu tố chính trị, pháp luật : vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước về các chính sách, phương hướng hỗ trợ hoạt động logistic nói chung Trong đó các yếu tố cơ bản ảnh hưởng là : Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao
Sự cân bằng của các chính sách nhà nước Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật Thứ hai là yếu tố kinh tế : Với nền kinh tế hội nhập, Việt Nam đã và đang gia nhập rất nhiều các tổ chức kinh tế thế giới Điều này vừa mở ra những thuận lợi đồng thời cũng là những khó khăn cho hoạt động logistic còn khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến dịch vụ logistic là : tốc độ tăng trưởng của GDP ; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng ; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp ; cán cân thanh toán ; chính sách tài chính, tín dụng ; kiểm soát về giá cả; tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư…
Thứ ba là yếu tố công nghệ: Nền công nghệ của Việt Nam dù còn non yếu nhƣng đang ngày càng hoàn thiện tốt hơn Phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của con người, doanh nghiệp Sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa các doanh nghiệp tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình Điều đó đã làm cho chất lƣợng dịch vụ logistic của các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh
Thứ ba là sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics: đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp logistic ra đời trong thời kỳ mở cửa hội nhập ngày nay, nó không chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp logistic nước ngoài Khi đó các doanh nghiệp cần xem xét đối thủ của mình là ai, số lƣợng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào
Thứ tƣ là yếu tố khách hàng : bất kỳ hoạt động dịch vụ nào cũng nhằm 1 mục đích là phục vụ khách hàng Có khách hàng tức là có doanh thu và lợi nhuận Phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn để gia tăng và giữ chân khách hàng sữ dụng dịch vụ của mình Vì vậy ngành dịch vụ logistic muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thấy đƣợc lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics
Thứ lăm là yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên : đây là yếu tố quan trọng nhất vì nó là nền tảng cho mọi hoạt động phát triển của logistic Nó là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp hoạt động logistic Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thông vận tải ; hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho, điện nước,… hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistic, đặc biệt là dịch vụ vận tải Điều kiện tự nhiên cũng cần đƣợc quan tâm đặc biệt bởi các yếu tố như nắng mưa, thiên tai, lũ lụt… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Đây là các yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát đƣợc
Thứ nhất là tiềm lực doanh nghiệp: thể hiện ở nhiều mặt: quy mô doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo, trình độ tay nghề, sự thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ của lao động, tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn
Doanh nghiệp có quy mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ có thể hoạt động trên thị trường lớn cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc Với các doanh nghiệp dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kỹ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc, thiết bị phục vụ đóng gói , bảo quản hàng hóa… Người lãnh đạo có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển Đồng thời, các nhân viên trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng Vì vậy đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ sự phát triển của dịch vụ logistics Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến doanh nghiệp dịch vụ logistics Doanh nghiệp cần 1 nguồn tài chính lớn để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, kho bãi, … từ đó có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng
Thứ hai là hệ thống thông tin: doanh nghiệp phải thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng… việc thu thập đƣợc thông tin thiết thực, kịp thời, nhanh chóng, chính xác giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiến lƣợc kinh doanh thích hợp
Thứ ba là nghiên cứu và phát triển: việc đầu tƣ và nghiên cứu và phát triển tuy tốn kém, song hoạt động này đem lại hiệu quả khá cao Nó giúp doanh nghiệp đổi mới, đa dạng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ logistics , hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động…
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, lưu trữ và vận chuyển … nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Thực chất logistic đƣợc ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, tuy nhiên hiện nay logistics đƣợc ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả rõ rệt trong tất cả các ngành kinh tế cũng nhƣ xã hội Nó giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý đạt đƣợc mục tiêu với chi phí thấp nhất, và đồng thời nâng hiệu quả công việc của họ
Với mục tiêu ứng dụng logistics nhằm quản trị tốt hơn các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cảng biển và khai thác dịch vụ cảng biển và logistic Từ việc quản trị các hoạt động của doanh nghiệp khai thác cảng biển sẽ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao nhất Nhƣng để phát triển được dịch vụ logistics thì trước hết phải hiểu rõ, phân tích, đánh giá hiện trạng, những lợi thế và khó khăn của dịch vụ logistics Vấn đề này sẽ đƣợc tác giả phân tích và đánh giá chi tiết ở chương sau.
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI
Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công Ty ( gọi tắt là SNP)
15/03/1989 theo quyết định 41/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -Công ty con Ngày 9 tháng 2/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ- BQP chuyển Công ty Tân Cảng Sài Gòn thành Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
(15/3/1989-15/3/2011), Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam Hiện nay Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang dẫn đầu hệ thống cảng biển Việt Nam về thị phần Cảng Cát lái tọa lạc tại cửa ngõ Thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Địa chỉ: Số 1259B, Đường Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí cảng: 10.45.25 N – 106.47.40 E (trên sông Đồng Nai)
- Điểm hoa tiêu: Điểm hoa tiêu: 10.20.40 N – 107.02 E ngoài cửa biển Cần Giờ
- Vũng Tàu Hoa tiêu: Bắt buộc, có trạm hoa tiêu tại Vũng Tàu và TP HCM
Khoảng cách: Từ trạm hoa tiêu Vũng Tàu đến cảng Cát Lái: 43 N.M Mớn nước trung bình: 11m Độ tĩnh không: 42 m
Các cơ sở đang hoạt động của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn
- Cảng Tân Cảng, cảng Tân Cảng - Cát Lái
- Cảng nước sâu Tân Cảng - Cái Mép
- ICD Tân Cảng - Sóng Thần & ICD Tân Cảng – Long Bình
- ICD Tân Cảng -128 Hải Phòng & Cảng Tân Cảng -189 Hải Phòng
- Bến xếp dỡ container Tân Cảng - Nhơn Trạch
- Công ty cổ phần Tân Cảng-Miền Trung
- Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước; Cảng Tân Cảng - Sa Đéc; Cảng Tân Cảng –
Mỹ Thới; Cảng Tân Cảng – Cao Lãnh Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý một hệ thống các cơ sở từ Bắc đến Nam với hàng chục công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế Các Cảng của Tổng Công ty TCSG bao gồm: Cảng Tân cảng, Cảng Tân Cảng-Cát Lái, Cảng Tân Cảng- Hiệp Phước tại TP Hồ Chí Minh, Cảng container nước sâu Tân Cảng - Cái Mép tại Bà Rịa- Vũng Tàu, Cảng Tân Cảng- Miền Trung tại Quy Nhơn Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn rất quan tâm phát triển hệ thống logistics Tổng công ty hiện có các ICD tại các vị trí trung tâm, các khu công nghiệp lớn nhƣ ICD Tân Cảng- Sóng Thầ
- ) và sắp tới sẽ triển khai ICD Tân Cảng- Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) Công ty cũng đã triển khai tuyến vận tải thủy bằng sà lan kết nối Campuchia, khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long tới Cát Lái, các ICD khu vực TP Hồ Chí Minh và các cảng tại Cái Mép, Tổng Công ty đã triển khai kết nối vận tải thủy tới khu vực các tỉnh Miền Trung
Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng Cảng Cát Lái 1
1 Nguồn: Trang web của công ty Tân Cảng Sài Gòn
BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM- PHÒNG NGHIỆP VỤ
TRỰC THUỘC CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
XN cơ giới xếp dỡ Tân
Cty TNHH MTV XD Công trình
Trung tâm dịch vụ logistics
Cty TNHH MTV ICD TC Sóng Thần
Cty TNHH MTV Hoa tiêu Tân Cảng
Cty CP DLGNVT & XD Tân cảng
Phòng Tổ chức lao động Cty CP ICD Tân cảng- Long Bình
Phòng Marketing Cty CP dịch vụ kỹ thuật Tân Cảng
Phòng Kỹ thuật vật tƣ Cty CP địa ốc Tân cảng
Phòng Hành chính hậu cần
Cty CP Cảng Container TC Cái Mép
Phòng Quân sự bảo vệ
Cty TNHH Cảng Quốc tế Tân Cảng- Cái Mép Phòng Quản lý công trình Cty CP Tân cảng- Miền Trung
Phòng CNTT Cty CP ICD 128 Hải phòng
Văn phòng Cty CP Kho vận Tân cảng
Phòng an toàn pháp chế Cty CP Cảng Cát Lái
Cty CP Tân cảng - Cypress Cty TNHH Phát triển NNL Tân Cảng - STC
Cty CP DIC Tân cảng - Cái Mép Cty CP Xây dựng Tân cảng số 1 Cty CP giải pháp CNTT
Cty CP Tân cảng 189 Hải phòng Cty CP dịch vụ lai dắt TC-Cát Lái Cty CP dịch vụ biển Tân Cảng Cty CP dịch vụ hàng hải Tân cảng Cty CP vận tải bộ tân cảng Cty CP vận tải thủy tân cảng
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Là căn cứ phòng thủ trong tuyến phòng thủ miền Đông Nam Bộ và đặc biệt là phía Bắc Tp Hồ Chí Minh khi hòa bình cũng nhƣ lúc chiến tranh Là căn cứ tập kết lực lượng, vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật để tiếp ứng chi viện kịp thời cho các chiến trường miền Đông Nam Bộ và bảo vệ Tp.HCM, phối hợp cùng các lực lƣợng khác của Bộ Quốc Phòng và Quân Khu 7 Là đầu mối vận tải quân sự Bắc - Nam, chi viện cho nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, khu vực Dầu khí 1 mà Lữ đoàn 125 đảm nhiệm Tận dụng công suất nhàn rỗi để hoạt động khai thác kinh tế, góp phần củng cố an ninh quốc phòng
Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ cảng biển, kho bãi Cảng mở, cảng trung chuyển Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, lai dắt tàu biển Dịch vụ ICD, xếp dỡ, kiểm đếm, giao nhận hàng hóa Dịch vụ logistics và khai thuê hải quan Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế Dịch vụ hoa tiêu Dịch vụ hàng hải, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển và đại lý vận tải tàu biển Cung cấp các giải pháp, ứng dụng, trang thiết bị, nguồn lao động, tƣ vấn, huấn luyện đào tạo về công nghệ thông tin Xây dựng sửa chữa công trình thủy, công nghiệp, dân dụng Dịch vụ nạo vét cứu hộ trên biển, trên sông Kinh doanh bất động sản Dịch vụ kỹ thuật cơ khí Các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến việc làm, tƣ vấn về lĩnh vực cảng biển, hàng hải và logistics
2.1.3 Hạ tầng và trang thiết bị
Với hệ thống cơ sở vật chất đƣợc trang bị hiện đại nhất Việt Nam và ngang tầm với các cảng tiên tiến trong khu vực Những cơ sở hạ tầng của Tân Cảng Sài Gòn đều đƣợc xây dựng trên tầm nhìn chiến lƣợc, nằm trong khu vực tứ giác phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và Miền Nam Trung Bộ, tạo ra sự liên kết chuỗi chặt chẽ Với tổng diện tích khai thác lên đến 120 ha, có thể khai thác đƣợc 4.2 triệu teus/ năm, Tân cảng- Cát Lái là cảng biển đƣợc xếp hạng thứ 34 trên thế giới Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với hệ thống cơ sở hạ tầng rộng lớn trải đều từ Bắc đến Nam Trong đó có 07 cảng xà lan bao gồm: Cảng Tân cảng, Cảng Tân Cảng Cát Lái, Cảng Tân CẢng Nhơn Trạch, Cảng Tân Cảng Cái Mép, Cảng Tân Cảng Cao Lãnh, Cảng Tân
Cảng Sa Đéc, Cảng Tân Cảng Mỹ Thới có 03 cảng feeder bao gồm Cảng Tân Cảng Cát Lái, Cảng Tân Cảng Miền Trung, Cảng Tân Cảng 189 Hải Phòng Và có
01 Cảng nước sân Cảng Tân Cảng Cái Mép( TCCT & TCIT) 03 hệ thống ICD:
ICD Tân Cảng Sóng Thần, ICD Tân Cảng Long Bình, ICD Tân Cảng 128 Hải Phòng Chi tiết trong Bảng 2.1: Cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ( phụ lục 7)
Bên cạnh đó, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, số lƣợng lớn, đƣợc trang bị phục vụ cho việc khai thác Cảng đƣợc thuận lợi và nhanh chóng nhất Cảng Tân Cảng - Cát Lái có tổng diện tích trên 100 ha, bến cập tàu, chiều dài cầu tàu 1424m đƣợc trang bị 18 cẩu bờ hiện đại Panamax Năm 2008, Cty đã đầu tƣ thêm 16 cẩu chạy điện RTG 6+1 - lọai cẩu xếp dỡ tại bãi hiện đại đang đƣợc sử dụng tại Các Cảng PSA (Singapore) và Cảng Thƣợng Hải, Hồng Kông Để tiếp tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu về cầu bến và tăng kích cỡ tàu vào Cảng, thời gian qua, cảng đã đầu tƣ thêm một cầu tàu mới tại Cảng Tân Cảng Cát Lái và mở rộng bãi Chi tiết về hệ thống trang thiết bị trong Bảng 2.2:
Số lƣợng trang thiết bị của Tổng Công tyTân Cảng Sài Gòn( phụ lục 8)
2.1.4 Khách hàng và thị trường
Tình hình khách hàng: Công ty có mạng lưới khách hàng lớn tro
, Nhật Bản, Châu Âu… nhƣ: American Presidant Lines (APL);
APM Saigon Shipping Co.Ltd; Cheng Lie Navigation Co.Ltd; China Shipping Container Lines Co.Ltd; Dongnama Shipping Co.Ltd; Evegreen Vietnam Corp;
Galaxy/ New Econ Lines; Hapag Lioyd – Vinalink; I.T.L Shipping Lines Co.Ltd;
Intergrity Shipping Co.Ltd; Mitsuin O.S.K Lines Co.Ltd (Asia) (Mol);
Mediteranain Shipping Company (MSC); P&O Nedlloy; … Tình hình thị trường: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn chiếm 80% thị phần xếp dỡ container xuất nhập khẩu các cảng thuộc khu vực TP.Hồ Chí Minh, 50% thị phần cả nước và được kết nối với các khu chế xuất, khu công nghiệp thuộc khu vực phía Bắc, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, bằng hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc và đường thủy thuận lợi Riêng Cảng Cát lái chiếm khoảng 85% khu vực phía Na, và 64.4% khu vực Cái Mép, Bà Rịa Vũng Tàu Hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6
Hình 2.3: Sản lượng container thông qua Cảng Cát Lái từ 2005 - 2013
Hình 2.4: Thị phần Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn so với thị phần cả nước
Hình 2.5: Thị phần container XNK qua các Cảng khu vực phía Nam năm 2012
Hình 2.6: Thị phần container XNK qua các Cảng khu vực Cái Mép năm 2012
2.1.5 Kết quả HĐSXKD của Cảng trong những năm qua 2.1.5.1 Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Đánh giá chung: Qua bảng số liệu Bảng 2.2: Sản lƣợng hàng hóa thông qua Cảng ta thấy tổng sản lƣợng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng qua từng năm Sản lƣợng trung bình qua 5 năm về xuất khẩu của Cảng Cát Lái là 1.204.662 teus, nhập khẩu là 1.134.658 teus Ta thấy tốc độ phát triển liên hoàn của 3 năm liên tiếp từ 2009- 2011tăng rất đều Trong đó năm 2009 so với năm 2008, sản lƣợng tăng rất mạnh, đặc biệt là hàng xuất ( tăng gần 127%) Nhƣng năm 2010 sản lƣợng xuất khẩu lại đảo chiều so với nhập khẩu Trong khi hàng xuất chỉ đạt 97% thì hàng nhập tăng đến 126%, khiến cho tốc độ phát triển liên hoàn của 2 năm kế tiếp thấp hơn trước và chỉ đạt đƣợc tốc độ phát triển trung bình lần lƣợt là 110,07% và 110,48% Điều này là do Cảng Cát Lái cũng như các doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm đó, bên cạnh đó vào năm 2008 Cảng Cát Lái đang nâng cấp, sửa chữa; phương tiện xếp dỡ bãi có thời điểm hư hỏng nhiều, sản lượng hàng hóa tăng cao, dung lượng kho bãi hạn chế, hệ thống đường bộ kết nối chưa đảm bảo tốt hoạt động của các cảng…Tuy nhiên, điều này cũng không gây nhiều trở ngại cho những năm sau, bởi sau năm 2008 Cảng Cát Lái đã tập trung đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo nhiều thế mạnh hơn là các khuyết điểm của những năm trước nên đã đẩy tốc độ phát triển liên hoàn từ năm 2008-2012 Điều này có ý nghĩa rất cao cả về mặt kinh tế và xã hội khi đã góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tân Cảng ngày càng tốt hơn và làm cho nền kinh tế nước ta phát triển ngày càng mạnh hơn để phù hợp với chủ trương “đi tắt, đón đầu” tránh khỏi tình trạng nhập siêu của Việt Nam những năm qua Và với tốc độ tăng trưởng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhƣ hiện nay, Cảng Cát Lái đang phải nỗ lực đầu tƣ, nâng cao hiệu quả và năng lực vận tải để đáp ứng được nhu cầu trong nước và giữ vững thị phần trước sức ép cạnh tranh của các công ty vận tải trong nước cũng như nước ngoài
Bảng 2.1: Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng (2008-2012)
Sản lƣợng thông qua (Teus)
: Phòng Khai Thác CTy TCSG (2012 )
2.1.5.2 Kết quả HĐSXKD giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,070,563,221,057 1,993,179,799,419 1,505,418,791,268 1,368,562,537,516 1,232,939,222,988
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 358,862,033 627,799,589 475,664,091 432,421,901 389,569,280
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,070,204,359,024 1,992,551,999,830 1,504,943,127,177 1,368,130,115,615 1,232,549,653,708
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 568,949,371,817 492,858,657,763 401,801,866,696 365,274,424,269 329,076,057,900
6 Doanh thu hoạt động tài chính 112,894,038,611 123,596,507,996 117,757,607,641 107,052,370,583 96,443,577,102
-Trong chi phí trả lãi vay 21,782,453,371 12,575,342,679 335,053,333 304,593,939 274,408,954
9 Chi phí quản lý DN 121,195,141,605 118,807,815,065 68,613,223,127 62,375,657,388 56,194,285,935
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 481,246,063,436 447,915,273,912 432,916,187,761 393,560,170,692 354,558,712,335
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 484,144,700,155 450,856,657,891 433,881,105,033 394,437,368,212 355,348,980,371
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 84,842,924,655 92,638,778,525 95,413,741,745 86,739,765,223 78,143,932,633
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 3,417,577,257 -3,417,577,257 0 0 0
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 395,884,198,243 361,635,456,623 338,467,363,288 307,697,602,989 277,205,047,738
Nguồn: Phòng Kế toán Công Ty Tân Cảng Sài Gòn (2012)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế toán CTy TCSG năm 2012
Hình 2.7: Biến động các hệ số hiệu quả HĐKD tại Cảng (2008-2012) hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cảng Cát Lái thể hiện qua các chỉ tiêu trong những năm vừa qua nhƣ sau: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn mà đơn vị bỏ ra Đây là chỉ tiêu mà các nhà quản lý rất quan tâm Họ căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn để đƣa ra những quyết định trong kinh doanh Qua phân tích ta thấy, tỷ suất này tăng qua các năm và dao động từ 0,175 – 0,375 Đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ khả năng quản lý và sử dụng tài sản tại Cảng là khá tốt và hợp lý nên đã đẩy khả năng sinh lời trên tổng tài sản bình quân của Cảng Cát Lái liên tục tăng, đến năm 2012 con số này đã tăng lên 0,375 Nhƣ vậy hiệu quả hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cảng là khá tốt theo thời gian.
Thực trạng hoạt động dịch vụ logistics Cảng những năm qua
2.2.1 Dịch vụ Kho vận – Giao nhận
TT Chỉ tiêu / năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
1 Sản lƣợng rút ruột trong kho Teu 9,613 10,573 10,670 12,097 15,784
2 Sản lƣợng hạ bãi rút ruột Teu 73,156 72,829 73,703 75,254 78,391
3 Sản lƣợng đóng hàng bãi Teu 20,255 26,200 26,514 28,965 31,895
Nguồn Công ty Cổ Phần Kho Vận Cát Lái 2012 Đây là dịch vụ chính mà Công ty Kho Vận Tân Cảng đƣợc Cảng giao nhiệm vụ
Các Kho hàng tại Cát lái có tổng diện tích 24.000 m 2 đƣợc chia thành 03 kho (kho 1 là Kho hàng xuất, Kho 2+3 là Kho hàng nhập) và diện tích bãi là 85.000 m 2 với khẩu hiệu (Slogan) “Dịch vụ chuyên nghiệp, chất lƣợng hàng đầu” Danh mục các khách hàng lớn của Công ty gồm nhiều Công ty lớn nhƣ: Công ty Siêu sao Toàn cầu, Công ty Asaco, Công ty giao nhận Toàn cầu DHL, các Hãng tàu và công ty xuất nhập khẩu Các hệ thống kho bãi đều năm ở vị trí thuận lợi trong Cảng Cát lái
Những mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm từ gỗ, gạo, giày da, cà phê, hàng dệt may, gốm sứ - mỹ nghệ, điện - điện tử… Những mặt hàng nhập khẩu: Chất dẻo, hạt nhựa, hóa chất, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị, vải sợi, dệt nhuộm, nguyên liệu gỗ, nguyên liệu giấy, giấy - giấy cuộn… Tất cả đều đƣợc đóng vào trong bao, thùng, kiện để thuận tiện cho việc xếp dỡ và bảo quản Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Sản lƣợng rút ruột trong Kho biến động tăng giảm qua các năm Nguyên nhân chính là do khách hàng ngày càng chủ động trong việc đóng rút hàng hóa xuất nhập khẩu của mình đối với những lô hàng lớn hoặc hàng đầy 1 container, đơn giả là do chi phí tự đóng rút thường rẻ hơn so với chi phí mà khách hàng thuê Cảng làm
Qua khảo sát và thông kê từ khách hàng: bảng phụ lục 6
NỘI DUNG KHẢO SÁT Đánh giá
1.1 Cơ sở hạ tầng: hệ thống kho, bãi tại Cảng Cát Lái
3.7 Phong cách phục vụ của nhân viên tại KHO HÀNG
3.8 Phong cách phục vụ của nhân viên KHU VỰC ĐÓNG RệT TẠI BÃI
Với số lƣợng 28/ 200 khách hàng đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng kho bãi tại Cát Lái tại mức điểm 5 cho thấy Cảng Cát Lái còn 1 số điểm hạn chế: Một số kho hàng hiện nay vẫn chƣa xây dựng đƣợc kệ để hàng hay các tầng, nên những lô hàng nhỏ lại chiếm nhiều diện tích kho Việc sắp xếp hàng hóa trong kho chƣa thật hợp lý (carton, kiện, pallet của một đại lý xếp chung với nhau) dẫn đến khó khăn trong quá trình rút hàng Việc bố trí giữa văn phòng và hiện trường cũng chưa thực sự hợp lý:
Khách hàng chỉ có lợi khi thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu cũng nhƣ khai báo Hải quan Phòng chứng từ CFS tách hẳn ra ngoài kho, gây khó khăn cho các Đại lý trong trường hợp muốn kiểm tra lại thông tin của hàng hóa trên chứng từ trước khi đóng container
Bên cạnh đó, cũng với 28/199 khách hàng phản ánh phong cách phụ vụ tại kho và 30/199 khách hàng phản ánh phong cách phụ vụ tại khu đóng rút đánh giá mức điểm trung bình cho thấy hiện nay phong cách phục vụ của nhân viên tại các khu vực liên quan đến kho- giao nhận được khách hàng đánh giá ở mức bình thường Đặc biệt với áp lực trong giờ cao điểm khiến phong cách phục vụ của nhân viên
Cảng chƣa thực sự tốt Đôi khi cáu gắt và gây khó dễ với khách hàng Là 1 doanh nghiệp dịch vụ, việc phục vụ khách hàng là điều cốt lõi và quan trọng Do đó, người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc giữ chân cũng nhƣ lôi kéo thêm lƣợng khách hàng cho công ty
Về thủ tục tại kho hàng thì hơi rườm rà, việc đi lại lấy xác nhận cũng phức tạp khi khách hàng cứ phải chạy qua lại để chuyển thông tin nhƣ khách hàng, số container, chủng loại hàng hóa…từ bộ phận chứng từ qua kho, sau đó kho lại phải thông báo ngƣợc lại rằng hàng đã xuất hoặc nhập và đóng dấu Khách hàng kiến nghị nên gộp Bộ Phận Chứng Từ và kho lại chung một nơi? Vừa đỡ mất công, mà lại chặt chẽ ít sai sót hơn
Tuy vậy vẫn còn những mặt đƣợc khách hàng đánh giá cao:
- Tình trạng hàng hóa khi rút hàng vào kho luôn đƣợc đảm bảo chất lƣợng tốt nhất Hàng hóa không bị hƣ hỏng, móp méo… khi đến tay khách hàng
- Quy trình và thời gian giao nhận hàng cũng nhanh chóng, kịp thời Đúng hàng, đúng thời điểm
2.2.2 Dịch vụ kiểm hóa máy soi + Đón thẳng
TT Chỉ tiêu / năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
1 Sản lƣợng kiểm hóa máy soi Teu 6,907 17,185 29,157 Sản lƣợng đón thẳng Teu 9,760 34,171 43,527 45,624 59,060
Nguồn Cty Cổ phần Kho vận Cát Lái 2012
Dịch vụ kiểm hóa bằng máy soi đƣợc thực hiện từ tháng 8/2010 và là cảng duy nhất ở Việt nam thực hiện Qua vận hành Máy soi cho thấy việc kiểm tra, thông quan hàng hóa diễn ra trôi chảy Dịch vụ đón thẳng đƣợc thực hiện từ đầu quí 3 năm
2008, đây là một trong những dịch vụ nhằm tiết kiệm tối đa về chi phí cũng nhƣ thời gian của Cảng và khách hàng đƣợc áp dụng cho khách hàng đăng ký đón thẳng với những lô hàng lớn từ 20 container trở lên Khi có đầy đủ thông tin về lô hàng chuẩn bị nhập Cảng sẽ sắp xếp bố trí hạ thẳng về kho, bãi hoặc hạ tại khu vực riêng
Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy sản lƣợng thực hiện từ 2 loại hình dịch vụ này tăng đều qua các năm Bên cạnh đó với nhiều biện pháp triển khai đồng bộ nhƣ: quy định về thời gian tác nghiệp container đƣợc thông báo rộng rãi đến hãng tàu và khách hàng, quy định về cấm nhận tiền bồi dƣỡng của khách hàng đối với nhân viên của Cảng…đã đƣợc các Hãng tàu và khách hàng đánh giá cao về chất lƣợng dịch vụ Đồng thời thông qua bảng khảo sát khách hàng cho kết quả từ phụ lục 7 cho thấy:
NĂNG LỰC, THÁI ĐỘ PHỤC VỤ Đánh giá
3.6 Phong cách phục vụ của nhân viên tại QUẦY ĐĂNG KÝ CHUYỂN BÃI KIỂM HÓA
4.2 Thủ tục tại CỔNG VÀO/RA CỦA
XE VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
4.4 Thủ tục tại QUẦY ĐĂNG
KÝ CHUYỂN BÃI KIỂM HÓA
4.6 Thủ tục tại KHU ĐÓNG RÚT HÀNG
Hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ kiểm hóa máy soi, đón thẳng đểu đƣợc khách hàng đánh giá ở mức thấp Và xếp hạng gần cuối trong tổng số hơn 40 nghiệp vụ tại Cảng Trong đó quầy đăng ký chuyển bãi kiểm hóa là 1 trong những khâu quan trọng của dịch vụ kiểm hóa máy soi thì lại đƣợc khách hàng đánh giá khá thấp, đạt 4.150 điểm, và xếp hạng thứ 36 trong tổng số 41 nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ logistics Cảng Phong cách cũng nhƣ thái độ phục vụ của nhân viên chƣa tương xứng với 1 doanh nghiệp lớn như Tổng công ty tân cảng sài gòn Khách hàng kiến nghị: Thái độ phục vụ của các nhân viên tại các khu vực hiện trường cần nhiệt tình và hòa nhã hơn với khách hàng
Về quy trình thủ tục cũng chỉ đƣợc đánh giá ở mức 30-33/41 tiêu chí Một số quy trình gây khó khăn cho khách hàng nhƣ: Khách hàng muốn lấy container từ bãi đƣa vào máy soi khách hàng phải thuê xe, sau đó xin giấy phép vào Cảng rồi chạy đôn chạy đáo đi thuê cẩu để gắp container lên xe đƣa vào máy soi Sau khi có kết quả soi lại phải thuê cẩu gắp container xuống bãi để chờ các bước thủ tục tiếp theo
Nếu có nghi ngờ đƣa vào kiểm tra thủ công thì khách hàng lại phải mất thêm một khoản phí tương tự Theo các doanh nghiệp, mỗi container tăng chi phí lên 500.000- 700.000 đồng Dẫn đến: “Người tiêu dùng lãnh đủ vì doanh nghiệp bị tăng chi phí buộc phải tính vào giá thành” Không chỉ thêm chi phí, các doanh nghiệp còn mất thời gian khi kiểm tra hàng qua máy soi Theo quy trình, tờ khai đăng ký tại văn phòng Chi cục Hải quan khu vực 1, nếu lệnh hình thức kiểm tra qua máy soi thì doanh nghiệp tự liên hệ thuê xe, thuê cẩu để đƣa hàng vào máy soi, sau đó chạy ngƣợc về văn phòng hải quan để giải quyết các khâu còn lại rất mất thời gian và cực nhọc
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics Cảng Cát Lái
2.3.1 Những nhân tố bên ngoài
Yếu tố chính trị pháp luật: Hệ thống pháp luật chƣa hoàn chỉnh, thống nhất dẫn đến một số khó khăn trong thực hiện dịch vụ logisitics, khiến doanh nghiệp phải chịu sự điều tiết và quản lý của nhiều cơ quan, điều này không tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn và trách nhiệm Vai trò định hướng của nhà nước trong phát triển dịch vụ logistics chƣa rõ ràng chƣa có sự quan tâm đúng mức
Yếu tố kinh tế, xã hội: Sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong các chính sách chung của Nhà nước, giúp cho Cảng Cát Lái rất nhiều trong việc tiếp cận những khách hàng và kinh nghiệm từ nước ngoài Từ đó nâng cao cơ hội cạnh tranh, mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ Tuy nhiên đây đồng thời cũng là những khó khăn và thách thức cho cảng Cát Lái trong các hoạt động logistics của mình anh
Yếu tố khách hàng: Đôi khi việc giao hàng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác Cảng khác của Tổng Công ty Cảng Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là 1 Cảng lớn nhất trong hệ thống các Cảng biển của Tổng Công ty nói riêng và toàn bộ khu vực kinh tế trọng điểm Phía Nam nói chung Do đó lƣợng hàng hóa thông qua Cảng khá lớn Đặc biệt vào mùa cao điểm( mùa đóng gạo, café, lễ Tết kéo dài…) sẽ khiến lƣợng hàng hóa thông qua tăng cao Việc này cũng ảnh hưởng đến việc giao hàng kịp thời cho khách hàng
Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên:
Cảng Cát Lái nằm tại vị trí địa lý khá thuận lợi: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Do Cảng biển là đấu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải Với sự phát triển khá nhanh và vượt bậc của Cảng Cát Lái từ năm 1989 đến nay (Bảng2.4: Sản lượng container thông qua Cảng Cát
Lái từ 2005 – 2013), đƣợc trang bị hế thống trang thiết bị hiện đại, kinh nghiệm trong khai thác Cảng biển lâu đời Bên cạnh đó còn có hệ thống vận tải Thủy và Bộ nội bộ của Tổng Công ty phát triển mạnh Đó là những nền tảng cho sự phát triển hoạt của động logistics Việc SNP phát triển dịch vụ logistics sẽ gây sự quan ngại từ phía các nhà cung cấp dịch vụ kỳ cựu, điển hình là các FWD Trong tình huống xem SNP như đối thủ cạnh tranh, 1 số FWD có thể sẽ có xu hướng chuyển 1 số dịch vụ sang các đối thủ của SNP SNP hiện đã có thương hiệu Tân Cảng Logistics (TCL) được phổ biến rộng rãi trong giới kinh doanh Thương hiệu/hình ảnh nào sẽ đƣợc lựa chọn để triển khai dịch vụ về lâu dài cũng là một vấn đề, có thể gây rủi ro cho thương hiệu TCL và cả SNP
2.3.2 Những nhân tố bên trong
Các yếu tố về tiềm lực doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ nhân viên còn non trẻ và khá mới mẻ, chƣa thực sự đủ kinh nghiệm và dạn dày trong xử lý công việc bên trong và bên ngoài về lĩnh vực logistics Chƣa đánh giá đƣợc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban Do đó chưa đo lường và đánh giá cũng như tối ưu hóa các nguồn lưc hiện có, phát hiện kịp thời những mắt xích còn yếu kém trong toàn bộ chuỗi mắt xích của công ty Bù lại, sự hăng hái, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc lại thực sự có hiệu quả Đồng thời với kinh nghiệm và uy tín trong ngành dịch vụ khai thác cảng; chất lượng dịch vụ logistics cung cấp tương đối tốt và đang từng bước khẳng định uy tín thương hiệu SNP
Hiện nay, các dịch vụ logistics của Tổng Cty cung cấp cho khách hàng còn rời rạc, manh mún, các ICD nhƣ Long Bình, Sóng Thần, Tân Cảng… cung cấp các dịch vụ cho thuê lưu kho bãi, giao nhận, kiểm đếm hàng hóa, chính sách và giá chưa đồng bộ SNP và TCL cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan, môi giới cước tàu…nhiều công ty thành viên trong hệ thống Tổng Công Ty cùng cung cấp những dịch vụ logisitics nói chung Chƣa thống nhất và quy về 1 mối khiến các việc dịch vụ bị cung cấp 1 cách chồng chéo, khó kiểm soát và quản lý Bù lại các cơ sở logistics (cảng, ICD, depot, kho, bãi) quy mô, hiện đại tại các khu vực trọng điểm gần nguồn hàng hóa, đặc biệt cảng Cát Lái là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Công tác tổ chức chăm sóc Khách hàng đã có nề nếp, chất lƣợng, hiệu quả hơn (tiếp xúc, tìm hiểu, giải đáp, tháo gỡ, hỗ trợ…; chú trọng Khách hàng kim cương, vàng…) Triển khai chương trình tặng coupon ăn uống cho 142 khách hàng và 15 forwarder, 32 văn phòng hiện trường hãng tàu tại Cát Lái và Tân Cảng với số tiền khoảng 230 triệu đồng/tháng Cung cấp thêm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng bằng hình thức thẻ trả trước từ 01/01; cung cấp thêm dịch vụ làm thủ tục hàng xuất và thanh toán qua mạng từ 05/8 Nhờ vậy, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Cảng Cát Lái tăng lên đáng kể Cung cấp phần mềm E-port thông qua internet cho các hãng tàu để thuận tiện trong công tác quản lý (hiện có 17 hãng tàu sử dụng)
Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành logistics còn hạn chế Hệ thống
IT chƣa thực sự hoàn thiện và đƣợc áp dụng triệt để trong các hoạt động logistics, điều đó khiến việc quản lý chƣa đƣợc hiệu quả Các khâu thủ tục chƣa đƣợc rút ngắn và tiết kiệm chi phí.
Đánh giá dịch vụ logistics của Cảng trong thời gian qua
Uy tín, thương hiệu của SNP đang dần được khẳng định: Cảng Cát Lái tiếp tục đƣợc đầu tƣ thêm trang thiết bị (thêm 02 cẩu Kocks; 11 RTG 6+1 và một số xe nâng), mở rộng thêm 14ha (Depot 6, Depot 10, bến đóng gạo 125), kho bãi đƣợc nâng cấp, cùng với công tác chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chât lƣợc dịch vụ nổi trội, đã và đang là sự lựa chọn số một của các khách hàng, hãng tàu đƣa hàng, tàu về cảng Quy mô, địa bàn hoạt động của Cảng tiếp tục đƣợc mở rộng, kết nối tại Khu vực Cái Mép (Cảng TCIT); Đồng bằng Sông cửu Long (Các cảng Đồng Tháp);
Miền Trung (Cảng TC-Miền Trung)…Nhiều dịch vụ mới đƣợc triển khai (Tổng kho phân phối; đóng gạo tại kho khách hàng; làm thủ tục và thanh toán qua mạng; dịch vụ hiện trường các hãng tàu; bán cước vận tải biển…), cùng với các dịch vụ trước đây tạo sự kết nối ty Dịch vụ hậu cảng và logistics có nhiều khởi sắc: Chất lƣợng dịch vụ Kho CFS Cát Lái có sự bứt phá kể từ khi đƣa Kho mới (giai đoạn 1,2) vào hoạt động: tốc độ làm hàng nhanh hơn, hàng hóa đƣợc bảo quản tốt hơn và đặc biệt là đã giảm thiểu tình trạng khách hàng phải mất thời gian tìm hàng trong kho nhờ hệ thống kệ hàng với việc quản lý vị trí từng lô hàng online Bên cạnh đó, chất lƣợng dịch vụ chuyển kiểm hóa tại Cát Lái tốt hơn nhờ thực hiện nghiêm việc chuyển sác xuất, cam kết thực hiện đúng thời gian đã hẹn với khách hàng; đặc biệt kể từ khi đƣa khu nhà chờ cho khách hàng vào hoạt động từ 01/7 (là chỗ tránh mƣa, nắng cho khách hàng, hải quan, góp phần đẩy nhanh tiến độ kiểm hóa…), đƣợc khách hàng đánh giá rất cao
Chuyển đổi mô hình điều hành vận chuyển vòng ngoài từ Tổng công ty về Trung Tâm Điều Độ là một bước tiến dài trong công tác quản lý điều hành Cảng Cát Lái nói chung và công tác điều hành mảng vận chuyển vòng ngoài nói riêng;
Tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong giao dịch với Cảng bằng các dịch vụ trọn gói, thuận tiện, giảm tối đa các khâu, thủ tục trung gian: làm dịch vụ trọn khâu cho 05 hãng tàu; đăng ký nợ qua email cho 26 đại lý Hãng tàu; cấp 80 BAT cố định cho Công ty Âu Châu; Mở tuyến xe buýt nội bộ từ cổng Lê Phụng Hiểu đến Depot 9 từ 15/8; triển khai khu vực nhà chờ tại khu kiểm hóa tập trung từ 01/7; lắp hệ thống máy xếp hàng cho Khu thủ tục Kho bãi Cát Lái; …
Chất lượng dịch vụ Kho, Bãi tại các ICD tiếp tục được tăng cường, tạo được sự khác biệt so với các ICD khác: Tổng Kho phân phối và Trung tâm kiểm tra, vệ sinh rỗng theo chuẩn hiện đại tại ICD Sóng Thần; Hệ thống Kho nông sản cho Tiến Nga tại ICD Long Bình; Dịch vụ hun trùng tại Tân cảng… Mở rộng hoạt động xuống Khu vực Đồng Tháp với chủ trương “đưa Cảng đến khách hàng” bằng các dịch vụ trọn gói” Chất lƣợng dịch vụ tại các cơ sở của SNP có sự cải thiện rất rõ nét
+ Tại Cảng Tân cảng: Chất lƣợng dịch vụ Kho CFS tiếp tục đƣợc khách hàng đánh giá cao; Chất lƣợng dịch vụ đóng hàng cao su đƣợc đƣa vào nề nếp với trọng tâm là chống mất cắp, được khách hàng tin tưởng…
+ Tại Tổng công ty: Công tác chăm sóc khách hàng có nề nếp; phối hợp tốt với Cảng vụ, Hoa tiêu, Hải quan Vũng Tàu tạo điểm nhấn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
+ Tại ICD Sóng Thần: Thành công trong việc nâng cấp chất lƣợng dịch vụ lên tiêu chuẩn 3PL (tổng kho phân phối); thực hiện tốt kế hoạch xây dựng đơn vị điểm về hiện đại hóa (khung servey cont rỗng, hệ thống camera IP…) + Tại ICD Long Bình: Thành công trong việc tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, khai thác hiệu quả diện tích Kho (>100% hiệu suất); chủ động trong SXKD.Tại Depot Long Bình: Có nhiều chuyển biến tích cực hơn từ khi chuyển sang hạch toán độc lập Sản lƣợng rỗng luân chuyển và doanh thu 2012 tăng 77% so với 2011
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông không đáp ứng nhu cầu tại cảng: Hệ thống giao thông đường bộ luôn bị tắc nghẽn, đoạn đường vào cảng, các cửa ngõ qua thành phố đều hẹp, thường bị giới hạn thời gian lưu thông Chất lượng mặt đường kém, nhiều hư hại, không đáp ứng cho lưu lượng đầu kéo trọng tải lớn, xe tải hàng siêu trường, siêu trọng Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc giải phóng hàng khỏi cảng, nhận hàng phập, làm quá tải hệ thống kho bãi, trể tàu và mất uy tín với khách hàng, hãng tàu
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng: Cát Lái luôn chịu áp lực cạnh tranh từ các cảng lớn mới xây dựng tại các khu vực ven thành phố Hồ Chí Minh, khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các ICD và kho bãi khác thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Các cảng mới thường chưa có nhiều khách hàng, họ sẽ áp dụng mọi chiến lƣợc để mời gọi khách hàng, giữ khách thậm chí có thể chịu lỗ trong thời gian đầu để giành thị phần cạnh tranh Thêm vào đó là các hỗ trợ từ vốn bên ngoài, sự liên kết rộng với các cảng lớn đã giúp họ cũng cố hoạt động tại thị phần Việt Nam như PSA Singgapore, SPCT, Hiệp Phước, SITV
Khó khăn trong các thủ tục hành chính: Hiện nay các thủ tục Hải quan đã đƣợc ứng dụng các phần mềm “Hải quan điện tử” nhƣng chƣa áp dụng rộng rãi tất cả, thêm vào đó việc thực hiện các thủ tục Hải quan tại cơ quan Nhà Nước còn rất nhiều bất cập, thời gian chờ đợi kéo dài làm phát sinh nhiều chi phí Khu vực Hải quan luôn quá tải và thường diễn ra sự chậm trể trong quá trình thông quan hàng hóa Chất lƣợng dịch vụ của một số lĩnh vực có những thời điểm suy giảm khiến khách hàng, hãng tàu phản ứng; đặc biệt là chất lƣợng dịch vụ PTI, sửa chữa cont lạnh chƣa đạt yêu cầu, gây hậu quả không tốt cho hoạt động SXKD của cảng và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của SNP; vẫn còn để nhiều hãng tàu phàn nàn về chất lƣợng dịch vụ sửa chữa, vệ sinh container rỗng khô
Yêu cầu đặt ra cho những khó khăn tồn tại trên là: Nhận rõ xu hướng container hóa và tập trung phát triển cảng container: Chiến lƣợc vị trí Chiến lƣợc hiện đại hóa Xây dựng và phát triển theo định hướng khách hàng Chiến lược quản trị nguồn nhân lực Cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng Mở rộng ngành nghề kinh doanh Bên cạnh việc kinh doanh khai thác cảng, Tân Cảng Sài Gòn mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực vận tải đa phương thức, dịch vụ hàng hải, đại lý vận tải, cảng mở, giao nhận, phát triển và kinh doanh bất động sản v.v
Trong chương 2, đề tài đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức nhân sự cũng nhƣ các kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện nay Đặc biệt chương 2 cũng đã giới thiệu về thực trạng hoạt động dịch vụ logistics Cảng trong thời gian qua Thông qua thực trạng và kết quả đánh giá của khách hàng( qua bảng câu hỏi phát ra điều tra khảo sát) đánh giá những ƣu và nhƣợc điểm của dịch vụ logistic Cảng Từ đó làm nền tảng cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp trong chương sau
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI- TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
Mục tiêu, phướng hướng phát triển dịch vụ logistic Cảng
3.1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ logistics hiện nay
Số lƣợng các công ty giao nhận Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt
Từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh đầu thập niên 1990, nay đã có hơn 2.000 công ty giao nhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam Theo sở Kế hoạch và đầu tƣ
Tp Hồ Chí Minh, hiện nay cứ trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận đƣợc cấp phép hoạt động Phát triển ồ ạt về số lƣợng nhƣ thế nhƣng quy mô phần lớn các công ty giao nhận Việt Nam nhỏ và manh mún Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10 – 20 người/công ty Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuê hải quan, dịch vụ xe tải Không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu trong khi đó, đặc điểm của ngành logistics là một chu trình khép kín từ kho nhà sản xuất đến tay khách hàng
Vì là quy trình đòi hỏi tích hợp nhiều dịch vụ có thể diễn ra ở nhiều quốc gia nên những công ty lớn thường cẩn thận kiểm tra năng lực của công ty logistics thông qua mạng lưới rộng khắp Trong khi đó các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại lý ở nước ngoài nên thường gặp khó khăn khi khách hàng cần dịch vụ tích hợp từ đường biển, hàng không cho tới đường bộ ở nước ngoài
Thời gian gần đây Tp Hồ Chí Minh đang nỗ lực phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL và bước đầu đã gặt hái được những thành công rất đáng khích lệ Những người làm dịch vụ 3PL trong khu vực am hiểu từng con đường, từng cây cầu, từng điều khoản luật lệ tại Việt Nam, và đã thành công nhƣ Vietranstimex, Vinatrans, Sotrans, Vietfracht, Gemadept, Tranaco…Đặc biệt mới đây (1/2010) Công ty SplendID Technology đã đƣa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency identification) vào Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang triển khai công nghệ RFID Tương tự, Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý container tại cảng Cát Lái làm giảm đƣợc nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng khỏi cảng, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn tại cảng này Những động thái tích cực này đang mở ra một bức tranh tươi sáng, tràn đầy hy vọng cho ngành logistics nước nhà trong thời gian tới Đồng thời cho ta niềm tin về một tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển logistics, qua đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định nhờ khai thác tốt hệ thống logistic của mình nhƣ Procter & Gamble, Spokane Company…thì nhiều cty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu nhƣ: Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics…
3.1.2 Mục tiêu của dịch vụ logistics đến năm 2020
Với mục tiêu chung là phải phát triển nhanh chiếm lĩnh thị trường và củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics, chúng ta có thể cung cấp thêm rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng chung là logistics Mục tiêu cần đạt đƣợc đầu tiên là khai thác tốt, hiệu quả nhất mọi nguồn lực của Tổng Cty trong tất cả các hoạt động giao nhận, lưu trữ hàng hóa, vận tải cũng như các hoạt động logistics khác Phát triển, nâng tầm dịch vụ của Công Ty Tân Cảng Sài Gòn từ dịch vụ vận chuyển, thuê kho/bãi, khai thuê hải quan… hiện nay lên thành dịch vụ door- to-door hoàn chỉnh, từng bước xây dựng hình ảnh SNP là nhà cung cấp dịch vụ logistics theo chuẩn Quốc tế Khai thác tối đa hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện hữu của SNP, bổ sung nguồn thu, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.Tăng tốc độ giao nhận hàng hóa tới mức cao nhất Đẩy mạnh dịch vụ khai thác cảng biển tại cả khu vực Tp Hồ Chí Minh cũng như khu vực cảng nước sâu Cái Mép Cơ sở hạ tầng: cải tạo, nâng cấp, làm mới các hệ thống hạ tầng cho dịch vụ logistics ói riêng và cho toàn Tổng cty nói chung Đảm bảo dịch vụ vận tải thủy và vận tải bộ tốt để đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, đặc biệt đảm bảo chất lượng tốt, giá thành giảm Dịch vụ kho bãi: tăng diện tích kho bãi nhằm lưu trữ hàng hóa tốt hơn, đảm bảo hàng hóa lưu trữ đạt chuẩn chất lượng cao Đa dạng các lĩnh vực dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics và dần dần hướng tới cung cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn vẹn đúng nhƣ nghĩa của nó
3.1.3 Định hướng phát triển ngành dịch vụ Cảng Đề có thể hoàn thiện và phát triển ngành dịch vụ Cảng, bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn và tồn tại đang gặp phải nhƣ:
Chiến lƣợc khác biệt hóa và cạnh tranh giá thấp: Sử dụng ƣu thế của tổ hợp các cơ sở trực thuộc SNP, kết hợp cùng dịch vụ khai thác Cảng để cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói, chuyên biệt với giá cạnh tranh
Dịch vụ vận tải Nội địa Bắc Nam: Chiến lƣợc cạnh tranh giá thấp: Tận dụng lợi thế của hệ thống các terminal tại Nam – Trung – Bắc của SNP, xây dựng gói cước phí giá thấp để tạo lực hút mạnh sản lượng hàng nội địa (hiện nay thị trường vận tải nội địa đang trong tình trạng cầu vượt cung, dẫn đến giá cước rất cao và thường xuyên thiếu chỗ)
Sử dụng ƣu thế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cùng chiến lƣợc giá để tham gia vào 1 số mắt xích trong chuỗi cung ứng của các Cty Logistics toàn cầu nhƣ Schenker, Thamico, Maersk Log, APL Log, Yusen Log…
Bộ phận dịch vụ logistic Cảng hoàn thiện thiết kế chuỗi logistic door to door cho từng phân khúc thị trường (khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng trung bình và khách hàng đối tác), trở thành nhà cung cấp dịch vụ trọn gói cho các khách hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt tập trung vào những doanh nghiệp tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, vốn hạn chế về công nghệ và phương tiện logistic, lại cách xa các Cảng chính : kết hợp hệ thống kho, bãi cùng các phương tiên vận tải bộ bằng xe đầu kéo, xe tải và phương tiên thủy bằng salan, tàu nội địa
Tuy nhiên do giá trị cốt lõi của SNP hiện nay vẫn là khai thác Cảng, do đó cần thiết xác định rõ khách hàng chiến lƣợc và khách hàng mục tiêu để tránh sự cạnh tranh không cần thiết Khách hàng chiến lƣợc: là các Hãng tàu, các Cty FWD lớn đang sử dụng dịch vụ Cảng: Cần phát triển dịch vụ mới, dịch vụ cộng thêm để cung cấp cho những khách hàng này, tránh xâm phạm, cạnh tranh, lôi kéo những khách hàng của họ (có thể gây nên phản ứng, cạnh tranh, tẩy chay…) Khách hàng mục tiêu: là những khách hàng lớn và những khách hàng đang ở thị trường mục tiêu.
Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics Cảng đến năm 2020
3.2.1 Giải pháp mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ logistics
Với mục tiêu đề ra là toàn Cảng tập trung “Mở rộng dịch vụ - kết nối khách hàng - tăng cường quản lý - tiết kiệm chi phí - kinh doanh hiệu quả ” coi trọng việc tạo thêm giá trị gia tăng trong sự kết nối dịch vụ chất lƣợng cao trong toàn cảng Tập trung đầu tƣ vào các dự án trọng tâm, trọng điểm, khả thi, vững chắc; giữ vững vị thế là cảng biển đứng đầu trong hệ thống cảng biển Việt Nam Do đó giải pháp đặt ra là mở rộng, phát triển các dịch vụ mới, đẩy mạnh kết nối hệ thống logistics toàn Tổng công ty Bên cạnh việc hoàn thiện, chuẩn hóa dịch vụ trong từng khâu của dịch vụ logistics tại các cơ sở trực thuộc SNP cũng nhƣ tại Cảng Cát Lái, thì việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ là giải pháp tiên quyết nhất
Thứ hai là nhanh chóng ổn định và phát triển các dịch vụ tại hệ thống các cơ sở của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn như Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, tiếp tục phát triển các dịch vụ Logicstic cho khu vực Đồng Tháp.….trong đó là các dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu nhƣ là dịch vụ Vận chuyển thủy Bắc Nam, vận chuyển bộ sang Lào, các dịch vụ chuyên biệt cho hàng lạnh, bao gồm vận chuyển (xe lớn/nhỏ, xà lan), lưu kho/bãi, phân loại, phân phối, gom hàng lẻ,… Mở rộng, phát triển thêm các dịch vụ mới tại hệ thống kho, ICD: đóng gói hàng hóa, dán nhãn, kiểm nghiệm, logistics thu hồi; khai thuê hải quan, hoàn thuế và mua bán cước, gom hàng lẻ qua các trung tâm kho vận…
Thứ ba là các dịch vụ liên quan khác nhƣ: Tổ chức làm hàng container nội địa tại Cảng Cát Lái, Tân cảng miền trung, Tân Cảng 189 Hài Phòng Dịch vụ giao nhận hàng hóa ở các Nước (đại lý) Triển khai dịch vụ sửa chữa, vệ sinh container tank Tiếp tục nhân rộng mô hình tổng kho phân phối và dịch vụ logistics 3PL
Tháo gỡ cơ chế, gia tăng sản lƣợng hàng qua Khu vực cảng Mở Đẩy mạnh hơn nữa
“Đề án dịch vụ thủ tục Hải quan một cửa” Tiếp tục thực hiện tốt khẩu hiệu 4G:
Phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung tâm chăm sóc khách hàng; Hợp tác với
Mobivi cung cấp cho khách hàng thẻ thanh toán mang thương hiệu SNP; Triển khai thẻ quản lý khách hàng…
Thực hiện chiến lược khác biệt hóa và vận tải đa phương thức: Thực hiện dịch vụ cho khách hàng ở các khu vực có thể kết hợp vận tải bộ và thủy của SNP nhƣ : khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền Trung, miền Bắc
3.2.2 Giải pháp đẩy mạnh kết nối hệ thống logistics toàn Tổng công ty Đây là giải pháp đồng thời là nhiệm vụ quan trọng cho Cảng Cát Lái trong việc phát triển dịch vụ logistics Với một nền tảng vững chắc như thương hiệu SNP là một thuận lợi không nhỏ khi bước ra thị trường logistics, sự ủng hộ vững mạnh về mọi mặt nhƣ tài chính, nguồn nhân lực, các cơ sở hạ tầng cùng các công ty thành viên xung quanh nhƣ một bệ phóng vững chãi cho bộ phận logistics cảng Cát Lái đi vào đúng quỹ đạo của lộ trình từng bước gia nhập các công ty hàng đầu về logistics tại VN hay thế giới Với những yếu tố trên sự cần thiết để kết nối lại thành một thể thống nhất nhằm tối ưu hoá sức mạnh của thương hiệu SNP là không thể thiếu và bắt buộc Đó là:
Tƣ vấn và thiết kế giải pháp logistics cho khách hàng, chú trọng đến các giải pháp trọn gói Hiện nay dịch vụ logistics Cảng Cát Lái còn khá rời rạc, hầu hết các dịch vụ đều đƣợc giao cho từng bộ phận, công ty con thực hiện mà không theo một nguyên tắc thống nhất nào Do đó việc thành lập Trung tâm logistics Cảng làm nền tảng để kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan đền chuỗi dịch vụ logistics Là đầu mối kết nối các dịch vụ trong Cảng Trung tâm logistics này sẽ có trách nhiệm quản lý thông tin, hoạch định chiến lƣợc phát triển logistics, đảm bảo sự thống nhất trong chuỗi các dịch vụ logistics Để không dẫm lên chân nhau trong công tác quản lý cũng nhƣ quy trình phục vụ khách hàng, nguồn thông tin không bị bƣng bít dẫn tới yếu kém về mặt quản lý hoặc thậm chí làm lợi cho các công ty đối thủ cạnh tranh thì việc quản lý nguồn thông tin trong logistics là yếu tố quan trọng của sự thành công trong kinh doanh, đặc biệt trong các nghành cung ứng dịch vụ nhƣ logistics
Mục tiêu là để kết nối các cơ sở của SNP, kết nối với khách hàng Ngoài chức năng quản lý kết nối thông tin, bộ phận logistics Cảng sẽ là trung tâm điều hành
SNP hoàn toàn có đầy đủ điều kiện và sức mạnh, năng lực để phát triển, chiếm lĩnh thị trường Logistics nội địa Vấn đề hiện nay là giải quyết các mâu thuẫn lợi ích giữa bộ phận logistics Cảng và các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ logistics của Tcty (Cty Vận tải Bộ Tân Cảng, Cty Vận tải thủy Tân Cảng, Tân Cảng Cypress, các ICD…) bằng cách tái cơ cấu bộ phận logistics Cảng trở thành 1 tổ chức phi lợi nhuận của SNP, trong bộ máy quản lý của bộ phận logistics Cảng sẽ có sự tham gia của lãnh đạo Cty Vận tải bộ Tân Cảng và Cty Vận tải thủy Tân Cảng Đồng thời tăng cường năng lực kết nối giữa các cơ sở: Dịch vụ trung chuyển container giữa các cơ sở trực thuộc SNP hiện nay thực chất là dịch vụ logistics đang cung ứng cho các hãng tàu Chất lƣợng dịch vụ này tốt không những nâng cao sức cạnh tranh trong khai thác cảng mà còn là sự hỗ trợ đắc lực cho dịch vụ logistics cho các khách hàng xuất nhập khẩu Tăng cường công tác quản lý, kết nối thông tin hàng hóa giữa các cơ sở bằng hệ thống quản lý thông tin nhƣ đã đề cập ở trên
Phát triển bền vững là một xu hướng phát triển chung hiện nay của các nước trên thế giới với bất kỳ một mô hình nhỏ nhất hay đến một thể chế chính trị của một quốc gia đều bắt đầu hướng tới mô hình phát triển bền vững Do đó để phát triển một thương hiệu SNP về logistics còn non trẻ trong thị trường rộng lớn về Logistics cả chiều sâu và chiều rộng ta cần phải xây dựng theo một lộ trình nhất định với những chiến lƣợc đầu tƣ phát triển lâu dài Thành lập “Trung tâm thông tin, điều hành tổng thể hệ thống Logicstic của Tổng Công ty” để quản lý thông tin, hoạch định chiến lƣợc phát triển Logistic tại tất cả các cơ sở của Tổng công ty, nhằm đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo; tận dụng thế mạnh của từng loại hình dịch vụ, từng cơ sở, địa bàn Thành lập trung tâm Logistics của Tổng Công ty, trong đó các công ty con chuyên trách về từng mảng trong chuỗi Logistics Mỗi công ty sẽ đầu tƣ phát triển, củng cố lại thế mạnh của mình để cung cấp một chuỗi Logistics hoàn hảo Việc liên kết lại sẽ giúp các công ty con của SNP tăng cường sức mạnh, chia sẻ nguồn lực, tận hưởng lợi thế nhờ quy mô
Việc thành lập trung tâm này sẽ là cơ sở để kết nối thông tin thị trường và các dịch vụ của toàn Tổng công ty để từng bước tạo ra các sản phẩm dịch vụ logistics trọn khâu hoàn hảo, nhằm phát huy hết mọi nguồn lực của toàn Tổng công ty, tránh cạnh tranh nội bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ và nâng tầm thương hiệu SNP Các hành động cụ thể nhƣ: Liên doanh với các ICD để tập kết hàng hóa cho Cát Lái, TCCT, TCIT Liên kết hoạt động giữa ICD Sóng Thần và ICD Long Bình Phát triển mạnh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển giữa Khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh và Cái Mép nhằm phục vụ trọn khâu cho các khách hàng có yêu cầu
Các Cảng trực thuộc SNP (Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước ) là trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các Cảng này và các cơ sở khác sẽ do bộ phận logistics Cảng thực hiện Cần vẽ bản đồ khách hàng Phân khúc thị trường cho từng cơ sở Đội xe của các Đơn vị sẽ thực hiện dịch vụ từ Cơ sở quản lý đến khách hàng Cty Vận tải
Bộ Tân Cảng thực hiện dịch vụ từ Cát lái đến khách hàng và từ các Cơ sở đến các Cảng trực thuộc SNP
3.2.3 Giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin
Bản chất của Logistics là sự kết nối và những dịch vụ gia tăng nằm trong sự kết nối đó Có 02 sự kết nối cơ bản trong logistics là kết nối bằng thông tin và kết nối bằng phương tiện Trong đó kết nối bằng thông tin là yêu cầu bắt buộc Do đó rất cần thiết phải đầu tƣ hệ thống quản lý, kết nối thông tin tiên tiến hiện nay và áp dụng cho dịch vụ logistics Cảng Chi phí đầu tƣ là khá cao nhƣng để có thể tham gia vào các mắt xích trong chuỗi logistics của các Tập đoàn, công ty Logistics lớn thì đây là vấn đề bắt buộc, đồng thời nó cũng giúp dịch vụ Logistic của SNP đạt chuẩn Quốc Tế Thực tế ngày 29/11/2010, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ khai trương Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Thông tin Tân Cảng – TCIS Đƣợc thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Realtime Business Solutions (RBS), một công ty đến từ Úc chuyên cung cấp giải pháp phần mềm quản lý và khai thác cảng chuyên nghiệp trên toàn thế giới, TCIS thừa hưởng trọn vẹn kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện thành công các ứng dụng và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến tại Tân Cảng Sài Gòn và các cảng biển trên khắp thế giới TCIS hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chất lƣợng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khai khác cảng biển, kho bãi, hậu cần và chuỗi cung ứng Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ thông tin Tân Cảng (TCIS) hứa hẹn sẽ cung cấp cho Việt Nam đội ngũ nhân sự chất lƣợng lƣợng cao và các giải pháp công nghệ thông tin chất lƣợng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khai khác cảng biển, kho bãi, hậu cần, dây chuyền cung ứng
Việc cập nhật thông tin và dữ liệu về lô hàng xuất nhập tại các khu vực kho Cát Lái chƣa thực sự tốt Nhiều khách hàng vẫn còn thanh phiền về dịch vụ này Do đó cần nâng cấp hệ thống Trung tâm dữ liệu tại hệ thống kho Cát Lái, cũng nhƣ toàn hệ thống Tổng Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và cập nhật thông tin dữ liệu Nâng cấp phần mềm trao đổi dữ liệu EDI với Hãng tàu Hoàn thiện E-port
Lắp đặt hệ thống Camera giám sát an ninh tại Cát Lái Toàn bộ các cơ sở, phương tiện tham gia dịch vụ Logistics của SNP phải đƣợc thiết kế, lắp đặt để quản lý bằng hệ thống Bộ phận dịch vụ logistic sẽ quản lý hàng hóa, phương tiện trong suốt quá trình cung ứng, thực hiện dịch vụ Đồng thời, các khách hàng lớn cũng đƣợc phân quyền để theo dõi, giám sát hàng hóa của họ bất kỳ lúc nào
Ví dụ: Bộ phận dịch vụ logistic quản lý chi tiết về số lƣợng hàng tồn trong từng kho, diện tích kho, bãi còn trống, chi tiết số lượng phương tiện đang hoạt động, vị trí từng phương tiện và chi tiết phương tiện còn có thể cung ứng dịch vụ Mở rộng đến việc kiểm soát, so sánh mức tiêu hao nhiện liệu, chi phí hoạt động cho từng đơn vị, phương tiện Khách hàng A có thể kiểm tra hàng của họ đang ở vị trí nào trong kho, số lƣợng đã giao nhận, số lƣợng tồn Hàng đang đƣợc vận chuyển đến đâu, thời gian, tốc độ vận chuyển…Cụ thể nhƣ: tại hệ thống kho hàng: Chuẩn hóa công nghệ quản lý kho Quản lý, thống kê, báo cáo các chi tiết về hàng hóa xuất nhập kho Kết nối thông tin, hình ảnh về hàng hóa với khách hàng Hệ thống vận chuyển: Quản lý tình hình vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, thời gian chạy – thời gian dừng, tiêu hao nhiên liệu Cập nhật thông tìn về hàng hóa với khách hàng Các dịch vụ khác : Quản lý hàng tồn, thống kê hàng hóa trong kho, kế hoạch phân phối… Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics thông qua hai giai đoạn
Đề xuất và kiến nghị
3.3.1 Đối với cấp Nhà nước
Các đề xuất nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách:
- Tạo thuận lợi cho thương mại và hải quan
- Thực hiện các qui định trong Hiệp định WTO về xác định giá hải quan
- Thực hiện hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới và thực hiện EDI tiến hành nhanh thủ tục khai báo Hải quan
- Thực hiện Khung khổ tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới về tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu
- Tiêu chuẩn hóa thích hợp nhằm tạo sự hoạt động thống nhất trong việc tạo thuận lợi cho thương mại thuộc phạm vi hải quan trong đó có công nghệ thông tin liên lạc
- Ban hành luật pháp trong nước công nhận giao dịch chứng từ điện tử
- Khuyến khích áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của tổ chức Hải quan thế giới
- Danh bạ dữ liệu thương mại Liên hợp quốc, UN-eDocs và việc cung cấp dữ liệu và chứng từ điện tử khi làm thủ tục thông quan
- Khuyến khích ngành hải quan làm việc 24 tiếng/7 ngày để thúc đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với quy chế hài quan quốc gia có liên quan
- Xúc tiến việc chia sẻ các công nghệ liên quan về hệ thống thông tin tiên tiến giữa các cơ quan chính phủ, những người xếp hàng và các doanh nghiệp nhằm đưa ra các sáng liến về an ninh dây chuyền cung ứng
- Phát triển cách tiếp cận việc kiểm tra hải quan một cửa
- Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng điện tử
- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết nhằm tạo nên sự gắn kết các giải pháp đặt kế hoạch, hệ thống lư giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây;
- Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hải quan doanh nghiệp, kể cả bằng phương tiện điện tử;
- Thực hiện việc tiến hành quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn duy trì việc kiểm soát hải quan có hiệu quả;
- Tăng cường an ninh và an toàn giao thông vận tải trong mạng lưới chuỗi cung ứng khu vực thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kết nối mạng kỹ thuật và thường xuyên trao đổi kỹ thuật, cách tiến hành công việc tốt nhất và thông tin có liên quan;
- Thực hiện thường xuyên các cuộc trao đổi chính thức giữa khu vực tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan của chính phủ có liên quan
3.3.2 Đối với các cấp Trung ương
- Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về logistics bằng cách công bố đúng lúc các quy định về đầu tƣ, các tiêu chí cấp phép, các quyết định cấp phép của Chính phủ và có thể tạo thuận lợi cho việc lấy ý kiến của khu vực tƣ nhân trong quá trình hoạch định chính sách
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, tính đến mối tương quan trong cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải trên bộ và các dịch vụ nhằm đạt được sự kết nối với nhau tốt hơn, liên thông hoạt động và liên kết các phương thức vận tải với các cửa ngõ vận tải hàng không, hàng hải của quốc gia, khu vực và thế giới; tăng cường các dịch vụ vận tải biển khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm tăng cường việc tham gia của khu vực tƣ nhân và/hoặc hợp tác công – tƣ trong việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics cũng như việc cung cấp và kinh doanh các phương tiện và dịch vụ logistics vận tải Tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân cung cấp các dịch vụ logistics có liên quan
Trong chương 3 : Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các hoạt động logistics của Cảng Cát Lái trong thời gian qua, luận văn đã đƣa ra được một số mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ logistics Cảng Từ đó đề tài đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái- Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đến năm 2020 Bên cạnh đó còn có những đề xuất và kiến nghị cho các cấp lãnh đạo
Bước sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa đã làm bùng nổ nhu cầu về Logistics, ở đó hoạt động vận tải mà chủ yếu là vận tải biển là mắt xích cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Vì thế mà hầu hết các quốc gia biển trên thế giới đều rất quan tâm đến hoạt động của các cảng biển nhằm gia tăng chuỗi giá trị cho hàng hóa và dịch vụ của mình Để đảm bảo nhu cầu phát triển của dịch vụ Logistics của Cảng đòi hỏi cần phải tăng cường và nâng cao năng lực hơn nữa Với yêu cầu đó, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá các họat động Logistics tại Cảng Cát Lái hiện nay Trên cơ sở đó đƣa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực, chất lƣợng dịch vụ đảm bảo sự phát triển của dịch vụ logistics
Qua nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, luận văn đã làm rõ đƣợc một số vấn đề thuộc lĩnh vực logistics, thu đƣợc các kết quả sau:
- Luận văn đã đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của Cảng Cát Lái đối với sự phát triển của dịch vụ logistics tại khu vực phía nam
- Luận văn đã phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng họat động của dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái
- Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển họat động dịch vụ logistics Cảng Cát Lái, tham khảo kinh nghiệm và tài liệu liên quan, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn rộng, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp, nên luận văn chỉ đề cập đến họat động dịch vụ họat động của dịch vụ logistics tại cảng Cát Lái mà không xem xét đến toàn hệ thống cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn và các cảng khác Đây là mặt hạn chế của luận văn và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo
1 Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2011, Tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại chi nhánh công ty Orion Vina < http://www.doko.vn/luan-van/tang-cuong-hieu-luc- quan-tri-logistics-tai-chi-nhanh-cong-ty-tnhh-thuc-pham-orion-vina-36401> [ ngày truy cập 17 tháng 10 năm 2013
2 Đoàn Thị Hồng Vân, 2006 Logistics những vấn đề cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội
3 Đoàn Thị Hồng Vân, 2006 Quản trị Logistics Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê
4 Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Mỹ Lệ, 2011 Phát triển Logistics Những vấn đề lý luận và thực tiễn Tạp chí Nghiên Cứu và Trao Đổi Số 8(18)- tháng 01-02/2013, trang 27- 30
5 Hiệp Hội Cảng biển Việt Nam,2007.Tóm tắt năng lực các cảng thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh
6 Kim Ngọc Thành, 2012 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiếp Vận Kết Nối.< www.http://tai-lieu.com/> truy cập 2013
7 Mai Hoa, 2012, Pháp luật Việt Nam< http://vietstock.vn> truy cập 2013
8 Michael Hugo, 2010 Quản trị chuỗi cung ứng Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp
9 Nguyễn Đình Thọ, 2011 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động–Xã hội
10 Nguyễn Hồng Gấm, 2012, Phát triển dịch vụ Logistics, hướng chiến lược của ĐBSCL thời kỳ hội nhập, CanThostnews
11 Philip Kotler,1997 Marketing căn bản Nhà xuất bản Thông kê
12 Trường Đại Học Ngoại Thương, 2003 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Nhà xuất bản Giao thông vận tải
13 Một số tài liệu khác Cảng Cát Lái cung cấp.