TỔNG QUAN
Tổng quan về nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến tác động đáng kể đến nguồn lực y tế, kinh tế xã hội và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh Người ta ước tính rằng 0,7% trường hợp cấp cứu là do nhiễm trùng tiết niệu, mỗi năm có khoảng 7 triệu lần khám ngoại trú ở phụ nữ là do nhiễm trùng đường tiểu [14,25] Tại Hoa Kỳ, khoảng 15% số KS theo quy định được phân phối cho NKTN [15] NTĐTN là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến thứ tư trong số những nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế với tỷ lệ nhiễm 12,9% và 2/3 là liên quan ống thông [23] NTĐTN đại diện cho 40% của tất cả các nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh viện, bao gồm NKĐTN liên quan cộng đồng và NKĐTN liên quan đến chăm sóc y tế Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc NKÐTN toàn cầu gần đây cho thấy 10 - 12% bệnh nhân nhập viện tại các khoa tiết niệu có nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế Các chủng vi khuẩn lấy từ những bệnh nhân này thậm chí có nhiều khả năng kháng thuốc cao [7,17]
1.1.2 Tác nhân gây về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện
Môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong xác định tác nhân gây NKÐTN bệnh viện Các tác nhân thường là do E coli, Klebsiella spp ,Proteus mirabilis, staphylococci, các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác, Pseudomonas aeruginosa và enterococci [12,21,28] Ðặt ống thông niệu đạo - bàng quang là một yếu tố nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện, đặc biệt trong các trường hợp tắc nghẽn đường tiết niệu Khoảng 20% bệnh nhân nằm viện phải đặt ống thông niệu đạo - bàng quang, và từ đây có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết [7,12,21,28]
Các tác nhân ít gặp hơn bao gồm các trực khuẩn Gram âm như Acinetobacter và Alcaligenes spp., các Pseudomonas spp khác, Citrobacter spp., Garnerella vaginalis, và các streptococci tiêu huyết beta Các tác nhân Mycobacteria,
Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Campylobacter spp.,
Haemophilus influenzae, Leptospira, và một số Corynebacterium (như C renale) là hiếm gặp hơn [12,21,28] Salmonella có thể phân lập được từ nước tiểu trong giai đoạn sớm của bệnh thương hàn và kết quả nuôi cấy này phải được thông báo khẩn cấp cho bác sĩ lâm sàng biết để điều trị đặc hiệu thương hàn Tác nhân denovirus type 11 và 21 đã được ghi nhận là tác nhân gây viêm bàng quang xuất huyết ở trẻ em [12,21,28]
Vi khuẩn xâm nhập và gây NKÐTN qua hai con đường: ngược dòng hay theo đường máu [21,21]
Con đường ngược dòng thường được ghi nhận ở nữ vì cấu tạo giải phẫu niệu đạo ngắn và/hay sinh hoạt tình dục, tuy nhiên NKÐTN ngược dòng do đặt dụng cụ qua niệu đạo như ống thông niệu đạo - bàng quang là rất dễ xảy ra cho cả nam lẫn nữ và là nguy cơ cao nhất gây NKÐTN bệnh viện [12,21,28] Tác nhân gây NKÐTN ngược dòng thường là trực khuẩn Gram âm đường ruột và các tác nhân khác có nguồn gốc từ hệ tiêu hoá và có khả năng quần cư ở vùng quanh miệng niệu đạo Trong bệnh viện, các tác nhân này thường từ môi trường bệnh viện rồi quần cư ở da và hệ tiêu hóa của bệnh nhân nằm viện sau đó quần cư tại vùng quanh miệng niệu đạo của bệnh nhân [3]
Con đường NKÐTN từ máu là hậu quả của nhiễm khuẩn huyết vì bất cứ nhiễm khuẩn huyết nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn ở thận, đặc biệt đối với một số tác nhân xâm lấn như Staphylococcus aureus hay Salmonella spp
[12,21,28] Các tác nhân như nấm men (Candida albicans), M tuberculosis,
Salmonella spp., hay S aureus là những tác nhân nếu phân lập được từ nước tiểu thì có thể là chỉ điểm nguy cơ viêm thận bể thận do con đường NKÐTN từ máu [12,21,28] NKÐTN từ máu có thể chiếm 5% NKÐTN nói chung [12,21,28]
Các yếu tố thuộc về bệnh nhân và yếu tố vi khuẩn
Những yếu tố giúp thuận lợi cho NKĐTN xảy ra trên bệnh nhân bao gồm các thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, trong thời kỳ mãn kinh; tình huống phải nhịn tiểu lâu làm mở khúc nối niệu quản - bàng quang tạo cơ hội nhiễm khuẩn ngược dòng, hay hoạt động tình dục tạo cơ hội vi khuẩn cư trú xâm nhập qua miệng niệu đạo [12,21,28] Ðối với tác nhân vi khuẩn, đã có những ghi nhận cho thấy chỉ có một số type huyết thanh của vi khuẩn E coli là có khả năng quần cư mạnh ở quanh miệng niệu đạo và xâm nhập đường tiết niệu gây NKĐTN ngược dòng [12,21,28]
Bên cạnh đó, một số yếu tố độc lực giúp vi khuẩn bám dính vào vùng sinh dục niệu đạo đã được xác nhận, bao gồm adhesins, sản xuất alpha - hemolysin, chất kháng tác động giết vi khuẩn của huyết thanh Tầm quan trọng của yếu tố giúp vi khuẩn bám dính cũng được tìm thấy trên các vi khuẩn như Proteus spp., Klebsiella spp., và S saprophyticus Ngoài ra, vi khuẩn Proteus spp với khả năng tiết urease gây thủy phân urea trong nuớc tiểu đã làm cho nuớc tiểu bị kiềm hoá dễ dẫn đến độc cho thận và gây nguy cơ sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn Cuối cùng, yếu tố giúp vi khuẩn di động cũng tạo thuận lợi cho vi khuẩn ngược dòng và kháng nguyên nang cũng là một yếu tốc độc khác vì giúp vi khuẩn chống được thực bào [12,21,28]
1.1.4 Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể phân ra thành
NKĐTN trên: viêm thận bể thận
NKĐTN dưới: viêm niệu đạo, bàng quang, viêm tuyến tiền liệt [7]
- Cũng có thể chia ra thành:
NKĐTN đơn thuần: bệnh nhân không có cấu trúc bất thường của đường tiết niệu, hoặc không có thay đổi về niệu động học
NKĐTN phức tạp: ở bệnh nhân nam giới hoặc ở bệnh nhân có bất thường về cấu trúc đường tiết niệu hoặc có thay đổi về niệu động học [7]
1.1.5 Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tùy vào vị trí NKĐTN mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác nhau như:
- NKĐTN dưới: thường liên quan với số lần đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt, tiểu khó, đau khi đi tiểu Nhiễm khuẩn bàng quang còn có biểu hiện tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau tức vùng trên xương mu hay vùng bụng dưới [7]
- NKĐTN trên: thường có đau vùng hông lưng và các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi [7]
Trong trường hợp nghi ngờ NKĐTN cấp tính hay mạn tính, có triệu chứng hay không có triệu chứng, bác sĩ lâm sàng đều nên cho cho chỉ định cấy nước tiếu để tìm vi khuẩn, và nên yêu cầu bệnh nhân cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu [8]
- Thời điểm lấy nước tiểu: tốt nhất phải lấy nước tiểu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh [8]
- Mẫu nước tiểu: có thể lấy ở giữa dòng, lấy trực tiếp từ bàng quang (chỉ nên thực hiện khi không thể lấy được giữa dòng do bệnh nhân không tự đi tiểu được), hoặc lấy nước tiểu từ bệnh nhân thường trực mang ống thông
- Các xét nghiệm sàng lọc
Khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm Gram: Rất có giá trị khi số luợng vi khuẩn là = 10 5 cfu/ml
Ðếm bạch cầu trong nước tiểu: Nếu bệnh nhân có trên 400.000 bạch cầu đa nhân thải ra trong nước tiểu trong mỗi giờ thì có thể thấy được khoảng
8 tế bào bạch cầu/ml nước tiểu và có thể kết luận được bệnh nhân NKÐTN [7]
Phát hiện nitrate reductase, leukocyte esterase, catalase: Dựa trên nguyên tắc là các vi khuẩn gây NKÐTN thường có enzyme nitrate reductase, catalase và khi NKÐTN thì sẽ có bạch cầu trong nuớc tiểu nên sẽ có hiện diện enzyme leukocyte catalase [7]
- Cấy nước tiểu: là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định NKĐTN Lưu ý là mẫu nước tiểu gửi cấy phải được lấy, bảo quản và chuyên chở đúng cách để tránh nhiễm bẩn và tránh vi khuẩn bị tăng sinh, hoặc bị giảm số lượng trước khi nuôi cấy [7]
1.1.6 Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Chẩn đoán xác định NKĐTN dựa trên triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Phân loại NKĐTN dựa trên triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm vi sinh [12,21,28]
NKĐTN cấp đơn thuần ở nữ
Tiểu khó, gắt, và lắt nhắt, đau trên xương mu Không có triệu chứng 4 tuần trước khi xuất hiện
Không sốt hay đau hông
≥ CFU /ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS
Viêm thận bể thận cấp đơn thuần
Sốt, ớn lạnh Ðau hông khi khám
Loại trừ các chẩn đoán khác
Không có tiền sử hay bất thường về tiết niệu ng
≥ cfu/ml tác nhân vi khuẩn trong CCMS
NKÐTN phức tạp Có các triệu chứng liệt kê trên
Có một hay nhiều yếu tố kèm với NKÐTN phức tạp
≥ cfu/ml vi khuẩn trong CCMS ở nữ
≥ cfu/ml vi khuẩn trong CCMS ở nam hoặc lấy qua ống thông thẳng ở nữ
Không có triệu chứng tiết niệu
≥ cfu/ml vi khuẩn trong CCMS khảo sát cách nhau > 24 giờ
1.1.7 Điều trị bằng kháng sinh một số bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu
Không phải NKĐTN nào cũng cần điều trị kháng sinh Theo truyền thống, số lượng vi khuẩn có ý nghĩa trong NKĐTN là 10 5 vi khuẩn/ml, nhưng theo nhiều nghiên cứu gần đây, và theo một số hướng dẫn điều trị thì nhiễm khuẩn có triệu chứng có thể xảy ra ngay cả với số lượng 10 3 vi khuẩn/ml Với những trường hợp lâm sàng có khuẩn niệu nhưng không có triệu chứng thì không cần điều trị kháng sinh [7] Điều trị NKĐTN với mục tiêu sau cùng là phải loại trừ sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu Điều này có thể xảy ra trong vòng vài giờ nếu sử dụng đúng kháng sinh Hiệu quả của kháng sinh phụ thuộc rất lớn vào nồng độ kháng sinh trong nước tiểu và khoảng thời gian mà nồng độ kháng sinh duy trì trên nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi sinh vật Nồng độ kháng sinh đạt được trong máu không quan trọng trong NKĐTN đơn thuần, song lại rất quan trọng ở những bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết hoặc có sốt trong NKĐTN có tổn thương nhu mô thận và tuyến tiền liệt [7]
Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị NKĐTN và thời gian điều trị kháng sinh phải xét đến các yếu tố sau:
- Phổ tác dụng của kháng sinh kháng lại vi khuẩn đã biết hoặc vi sinh vật có khả năng lây bệnh nhất
- NKÐTN đơn thuần hoặc phức tạp
- Tiềm năng, các biến cố bất lợi của thuốc và chi phí [7]
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tiết niệu
Một số nhóm kháng sinh dùng trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Penicillin phổ rộng: Ampicillin, amoxicillin
Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp vách tế bào
Phổ tác dụng: tác dụng với cả vi khuẩn Gram dương và âm
+ Với khuẩn gram âm: các thuốc có tác dụng trên các chủng ưa khí và kị khí như: Escherichia coli, Enterococci, Salmonella, Shigella
+ Với khuẩn gram dương: Tác dụng kém penicilin và cũng mất hoạt tính bơi beta lactamase
+ Các chủng vi khuẩn kháng aminopenicilin: Pseudomonas, Klesbsiella, Serratia, Acinetobacter, Bacteroid và các Proteus indol (+) [2]
Amoxicillin và ampicillin nên tránh khi điều trị theo kinh nghiệm cho UTIs; Tuy nhiên, các thuốc này có hiệu quả điều trị dứt khoát ở bệnh nhân viêm bể thận cấp tính [11]
Thường gặp: Tiêu hóa: Ỉa chảy Da: Mẩn đỏ (ngoại ban)
- Phối hợp kháng sinh nhóm betalactam và thuốc ức chế betalactamase:
Ampicilin - sulbactam + Cơ chế tác dụng: Sulbactam có ái lực cao và gắn với một số beta - lactamase là những enzym làm bất hoạt ampicilin bằng cách thủy phân vòng beta - lactam, nên phối hợp sulbactam với ampicilin tạo ra một tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của ampicilin đối với nhiều loại vi khuẩn sinh beta - lactamase đã kháng lại ampicilin dùng đơn độc [2]
+ Cơ chế tác dụng: Acid clavulanic giúp cho amoxicilin không bị beta - lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicilin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicilin, kháng các penicilin khác và các cephalosporin [2]
Cơ chế tác dụng: diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn
Gram dương như: tụ cầu, liên cầu, phế cầu
Tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như: E Coli, Klesbsiella pneumoniae, Shigella, Proteus mirabilis [3]
Các phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay
Thuốc gây độc với thận như viêm thận kẽ
Bội nhiễm nấm ở miệng, âm đạo [3]
- Các cephalosporin thế hệ II
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu
Phổ tác dụng tương tự thế hệ I Tuy nhiên, tác dụng trên vi khuẩn gram dương yếu hơn, còn trên vi khuẩn gram âm mạnh hơn thế hệ I
Không có tác dụng với Pseudomonas và Enterococcus
- Các cephalosporin thế hệ III
Phổ tác dụng Tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm, bền vững với betalactamase và đạt nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tủy Trên vi khuẩn gram âm tác dụng kém so với thế hệ I, II
TDKMM Tương tự như cephalosporin thế hệ I và II [2,3]
- Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp protein
Các kháng sinh nhóm aminoglycosid có phổ kháng khuẩn chủ yếu tập trung trên trực khuẩn Gram (-) Tobramycin và gentamycin có hoạt tính tương tự nhau trên các trực khuẩn Gram (-) nhưng tobramycin có tác dụng mạnh hơn trên P aeruginosa và Proteus spp., trong khi gentamycin mạnh hơn trên Serratia Amikacin vẫn giữ dược hoạt tính trên các chủng kháng gentamycin [2]
Giảm thính lực và suy thận
Dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn [2]
Các kháng sinh thường dùng: Ciprofloxacin, Norfloxacin
- Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp acid nucleic
- Phổ tác dụng: Chủ yếu trực khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae
Ciprofloxacin còn có tác dụng trên P aeruginosa Không có tác dụng trên phế cầu và trên các vi khuẩn Gram dương
- TDKMM: Tiêu hóa gây buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác [2,3]
- Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp acid nucleic
- Phổ tác dụng: phổ kháng khuẩn trên Enterobacteriaceae, trên các chủng vi khuẩn không điển hình Khác với thế hệ 2, KS thế hệ 3 có tác dụng trên phế cầu và một số chủng vi khuẩn Gram dương
- TDKMM: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da [2,3]
- Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp acid folic của vi khuẩn
- Phổ tác dụng: Phổ rộng, trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và gram dương:
Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, Shigella, Salmonella
Các vi khuẩn kháng thuốc: Enterococcus, Campylobacter, vi khuẩn kị khí
- TDKMM: Thường do sulfamethoxazol gây ra
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi
Thận: viêm thận kẽ, soi thận
Da: ban đỏ, mụn phồng, mày đay [2,3]
- Cơ chế tác dụng: Ức chế sự tổng hợp acid nucleic
- Phổ tác dụng: đơn bào (Trichomonas, Chlamydia, Giardia…) và hầu hết các vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides, Clostridium…)
- TDKMM: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, chán ăn [2,3]
- Cơ chế tác dụng: Gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm và ức chế tổng hợp protein
- Phổ tác dụng: Có phổ tác dụng rộng, chủ yếu là kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương, Gram âm và các vi khuẩn khác bao gồm Mycoplasma, Spirochetes, Chlamydia và Rickettsia
TDKMM: Tiêu hóa: Ðau bụng, nôn mửa, ỉa chảy Da: Ngoại ban [2,3]
- Cơ chế tác dụng: ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm
- Phổ tác dụng: Phổ rất rộng, lên nhiều vi khuẩn Gram âm, Gram dương, vi khuẩn kị khí, hiếu khí, xoắn khuẩn, vi khuẩn nội bào, kí sinh trùng sốt rét
Hiện nay ít dùng trên các bệnh do vi khuẩn gram dương do tỉ lệ kháng thuốc cao
TDKMM: Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, bội nhiễm nấm ở miệng Biến màu răng ở trẻ em [2,3]
Bảng 1.3 Liều thông thường và liều cho bệnh nhân suy thận một số kháng sinh thường dùng trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu [2,3,25]
Nhóm KS Kháng sinh Liều thông thường Liều cho bệnh nhân thận
250 mg - 500 mg, cách 8 giờ một lần Tiêm bắp với liều 500 mg, cách 8 giờ một lần Ðối với trường hợp nặng có thể dùng 1 g/lần, cách nhau
Clcr ≥ 30 ml/phút/1,73 : 1,5 – 3,0g trong 6-8 giờ.Clcr 15-29 ml/phút/1,73 : 1,5- 3,0 g trong 12 giờ Clcr 4-15 ml/phút/1,73 : 1,5- 3,0g trong 24 giờ
Người lớn: Liều uống thường 0,25 g - 1 g ampicilin/lần, cứ 6 giờ một
Clcr ≥ 30 ml/ phút: không cần thay đổi liều thông thường ở người lớn lần, phải uống trước bữa ăn
30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ Với bệnh nặng, có thể uống 6 - 12 g/ngày Ðường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch gián đoạn thật chậm từ 3 - 6 phút, 0,5 - 2 g/lần, cứ 4 - 6 giờ/lần, hoặc truyền tĩnh mạch
Clcr ≤ 20 ml/phút: cho liều thông thường cách 8 giờ/lần
Người bệnh chạy thận nhân tạo phải dùng thêm 1 liều ampicilin sau mỗi thời gian thẩm tích
-1 viên 250 mg (chứa 250 mg amoxicilin và 125 mg acid clavulanic) cách 8 giờ/lần
-Ðối với nhiễm khuẩn nặng: 1 viên 500 mg (chứa
500 mg amoxicilin + 125 mg acid clavulanic) cách 8 giờ/lần, trong 5 ngày
Dạng tiêm: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Tiêm
TM trực tiếp rất chậm hoặc tiêm truyền nhanh 1 g/lần, cứ 8 giờ tiêm 1 lần Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, có thể hoặc tăng liều tiêm (cứ 6 giờ tiêm 1 lần) hoặc tăng liều lên tới
6 g/ngày Không bao giờ vượt quá 200 mg acid clavulanic cho mỗi lần tiêm
Clcr > 30 ml/phút: không cần hiệu chỉnh
Clcr 10 – 30 ml/phút: 25 mg/kg, 2 lần mỗi ngày
Clcr < 10 ml/phút: 25 mg/kg/ ngày
Uống 250 - 500 mg cách 6 giờ/1 lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn Liều có thể lên tới 4 g/ngày
- Nếu Clcr 50 ml/phút, creatinin huyết thanh (CHT)
132 micromol/l, liều duy trì tối đa (LDTTÐ) 1 g, 4 lần trong 24 giờ
- Nếu Clcr : 49 - 20 ml/phút, CHT:133 - 295 micromol/lít, LDTTÐ: 1 g, 3 lần trong 24 giờ Nếu Clcr: 19 - 10 ml/phút, CHT: 296 - 470 micromol/lít, LDTTÐ: 500 mg, 3 lần trong 24 giờ
Nếu Clcr 10 ml/phút, CHT
125 mg hoặc 250 mg, 12 giờ một lần, trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng
Người lớn: Liều thông thường là 750 mg, 8 giờ một lần, nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch 1,5 g, 8 giờ hoặc 6 giờ một lần
Có thể cần giảm liều tiêm
Khi Clcr: 10 - 20 ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750 mg, 12 giờ một lần Khi độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750 mg mỗi ngày một lần
2 - 6 g chia làm 2 hoặc 3 lần/ngày
Clcr ≤ 10 ml/phút: Sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn
Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12 g mỗi ngày, truyền TM chia làm 3 đến
6 lần giữ nguyên số lần dùng thuốc trong một ngày; liều tối đa cho một ngày là 2 g cefoperazon Ðối với các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình, liều thường dùng là 1 - 2 g, cứ
12 giờ một lần Ðối với các nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng đến 12 g/24 giờ, chia làm 2 - 4 phân liều
Không cần hiệu chỉnh Nếu có dấu hiệu tích lũy thuốc, phải giảm liều cho phù hợp
Cefepim Ðiều trị nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng (kể cả có viêm bể thận kèm theo): cứ 12 giờ, tiêm tĩnh mạch 2 g, trong 10 ngày
Clcr 30 - 60 ml/phút: Liều trong 24 giờ như liều thường dùng; Clcr 10 - 30 ml/phút:
Liều trong 24 giờ bằng 50% liều thường dùng; Clcr < 10 ml/phút: Liều trong 24 giờ bằng 25% liều thường dùng ceftriaxon
Liều thường dùng mỗi ngày từ 1- 2 g, tiêm một lần (hoặc chia đều làm hai lần)
Clcr ≤ 10 ml/phút: liều ceftriaxon không vượt quá 2 g/24 giờ
15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.Liều hàng ngày không ược vượt quá 15 mg/kg hoặc 1,5 g
7,5 mg/kg thể trọng/ ngày
Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần tiêm bắp
Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách
Aminosid nhân trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa
2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng Trong trường hợp này, sau khi tiêm
1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mười (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít)
-NKĐTN dưới: 100 mg x 2 lần/24 giờ
-NKĐTN trên: 250 - 500 mg x 2 lần/24 giờ
Clcr ≤ 20 ml/phút: uống 250 mg – 500 mg/12 giờ Tiêm
-NKĐTN (không biến chứng): Uống 400 mg, ngày uống 2 lần, cách nhau
Uống 400 mg, ngày uống 2 lần, cách nhau 12 giờ, trong 10 đến 21 ngày
400 mg/lần/ngày, khi độ thanh thải creatinin bằng 30 ml hoặc ít hơn trong 1 phút
-Viêm bàng quang do E coli hoặc K pneumoniae: uống 200 mg, cách nhau 12 giờ/1 lần, trong 3 ngày
-Viêm bàng quang do các
-Clcr > 50 ml/phút: Liều không thay đổi, uống cách
-Clcr: 10 - 50 ml/phút: liều không đổi, uống cách 24 vi khuẩn khác: Uống 200 mg, cách nhau 12 giờ/1 lần, trong 7 ngày
-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: Uống
200 mg, cách 12 giờ/1 lần, trong 10 ngày giờ/1 lần
-Clcr < 10 ml/phút: Uống nửa liều, cách 24 giờ/1 lần
Uống hoặc TM 250mg - 500mg/24 giờ
500mg sau đó giảm liều xuống 250mg/ngày
-Clcr < 20 ml/ phút: mg sau đó giảm liều xuống 125 mg / ngày [25]
Người lớn: 800 mg sulfamethoxazol + 160 mg trimethoprim, cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày
Hoặc liệu pháp 1 liều duy nhất: 320 mg trimethoprim +1600mg sulfamethoxazol
Clcr > 30 ml/phút, xem liều thường dùng cho người lớn;
Clcr ≥ 15 - 30 ml/phút: 50% liều thường dùng;
Clcr < 15 ml/phút, không nên dùng
5-nitro- imidazol Metronidazol Ðiều trị nhiễm vi khuẩn kỵ khí: Uống: 7,5 mg (base)/kg, cho tới tối đa 1 g, cách 6 giờ/1 lần, cho trong 7 ngày hoặc lâu hơn
Truyền tĩnh mạch 1,0 - 1,5 g/ngày chia làm 2 - 3 lần
Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận
Từ 1 đến 2 g/ngày chia làm
2 - 4 lần, khi nhiễm khuẩn nặng Có thể tăng đến 4 g/ngày, chia làm nhiều lần
Liều tiêm tương đương với liều uống
Clcr < 10ml/ phút: 250 - 500mg (uống)
Người lớn là 100 mg, cứ 12 giờ một lần, trong 24 giờ đầu; tiếp theo là 100 mg, ngày một lần hoặc ngày 2 lần khi nhiễm khuẩn nặng
-Liều thường dùng tiêm truyền TM: 200 mg, truyền làm một lần hoặc chia làm
2 lần trong ngày thứ nhất, và 100 đến 200 mg trong những ngày sau
Không cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu
Các số liệu, thông tin được thu thập từ các bệnh án thuộc đối tượng nghiên cứu, dựa theo mẫu Phiếu thu thập thông tin ở phụ lục 1 (Phiếu 1), và phụ lục 2 (Phiếu 2)
Bệnh án tại phòng lưu trữ bệnh viện E
Bệnh án phù hợp Bệnh án không phù hợp
Phiếu 2 Lựa chọn bệnh án
2.2.2 Nội dung nghiên cứu Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu và mô hình bệnh nhiễm khuẩn tại khoa
- Phân bố bệnh nhân theo tuổi
- Phân bố bệnh nhân theo giới
- Số bệnh mắc phải khi vào khoa
- Phân bố bệnh nhân theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Các thủ thuật được tiến hành tại khoa
- Thời gian điều trị trung bình tại khoa
- Phân bố bệnh nhân theo chức năng thận Chức năng thận được tính theo công thức Cockcroft & Gault (ở thời điểm trước khi bắt đầu điều trị) thông qua trị số Độ thanh thải creatinin :
Bảng 2.1 Phân loại chức năng thận theo Clcr[10]
(Clcr) Phân loại chức năng thận
Clcr ≥ 80 ml/phút Bình thường
50 ≤ Clcr < 80 ml/phút Suy thận nhẹ
10 ≤ Clcr < 50 ml/phút Suy thận trung bình
Clcr < 10 ml/phút Suy thận nặng
Tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Thận - Tiết Niệu, Bệnh viện E
- Danh mục các kháng sinh sử dụng tại khoa, tỷ lệ bệnh nhân dùng
- Tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm
- Đổi kháng sinh: o Tỷ lệ đổi kháng sinh o Số lần đổi kháng sinh o Thời gian đổi kháng sinh: được tính bằng số ngày từ khi dùng kháng sinh thứ nhất đến thời điểm chuyển sang kháng sinh thứ 2
Sự đổi thuốc có thể là đổi thuốc sử dụng, đổi đường dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai
- Phối hợp kháng sinh: o Số lượng kháng sinh được phối hợp trong một đơn (đơn thuốc của bệnh nhân nội trú được định nghĩa là số thuốc được kê cho một ngày điều trị) o Danh mục các cặp kháng sinh phối hợp thường gặp
- Thời gian sử dụng kháng sinh
- Liều dùng của kháng sinh Để đánh giá về sử dụng kháng sinh, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá sử dụng kháng sinh, dựa trên các tài liệu tham khảo sau
Bảng 2.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá sử dụng kháng sinh Tiêu chí Tài liệu tham khảo để xây dựng bộ tiêu chuẩn
Chế độ liều 1 Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh năm
2 PGS.TS Nguyễn Đạt Anh (2016), Hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm, NXB Y học, Hà Nội
3 Liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận trưởng thành của
Uỷ ban hướng dẫn chống vi khuẩn Nottingham, bệnh viện đại học Nottingham (2015- review 2017) [16]
Phối hợp 1 Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh năm
2 Bộ Y Tế (2012), Dược lý học tập 2, NXB Y học, Hà Nội
3 PGS.TS Nguyễn Đạt Anh (2016), Hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm, NXB Y học, Hà Nội
Số liệu được tổng hợp và phân tích thống kê dựa vào phần mềm STATA Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm
P < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu và mô hình bệnh nhiễm khuẩn tại khoa
Được sự chấp thuận của bệnh viện E, chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ số bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thận – Tiết Niệu trong thời gian từ 01/01/2015 đến 31/08/2015 Có tổng số 898 bệnh án được thu thập trong thời gian nghiên cứu, nhưng số bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu chỉ là 707
Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên 707 bệnh án này
3.1.1 Tuổi và giới tính bệnh nhân
Sau khi tiến hành khảo sát tuổi và giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi Độ tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả cho thấy bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa chủ yếu từ 20 tuổi trở lên, trong đó độ tuổi từ 41- 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,55%), độ tuổi ≤ 20 hiếm gặp nhất (1,56%) Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 91 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi
Tuổi thường gặp nhất là 47 tuổi
Hình 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Kết quả cho thấy trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, nam giới (424 bệnh nhân) chiếm tỷ lệ cao hơn (xấp xỉ 1,5 lần) so với nữ giới (283 bệnh nhân)
Tỷ lệ bệnh mắc kèm khi vào khoa Tổng số bệnh nhân điều trị: 707
Số bệnh mắc phải trung bình/bệnh nhân: 1,2 0,5
1 2 3 4 Tổng số bệnh nhân số bệnh mắc phải
Hình 3.2 Phân bố số lượng bệnh mắc phải trên bệnh nhân
Nhận xét: Kết quả khảo sát tất cả các bệnh mắc phải trên bệnh nhân cho thấy đa phần bệnh nhân chỉ mắc một bệnh duy nhất với 605 bệnh nhân (tương ứng 85,57%) Số bệnh nhân mắc phải 4 bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,14%)
3.1.2 Các bệnh nhiễm khuẩn gặp tại Khoa Thận – Tiết Niệu
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
STT Tên bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng 292 41,30
2 Viêm thận bể thận cấp 284 40,17
5 Viêm niệu đạo không do lậu 3 0,42
Nhận xét: Trong số 707 bệnh án có sử dụng kháng sinh, tỷ lệ bệnh nhân có sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng và viêm thận bể thận cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (với 41,30% và 40,17% tương ứng) Viêm bàng quang cũng chiếm một tỷ lệ đáng chú ý với 10,89% Chỉ có một số ít bệnh nhân mắc viêm mào tinh hoàn và viêm niệu đạo không do lậu Đáng chú ý là có tới 5,38% số bệnh nhân chưa xác định rõ được bệnh nhiễm khuẩn
3.1.3 Các thủ thuật đƣợc tiến hành tại khoa
Số bệnh nhân có trải qua thủ thuật chiếm 50,50% nhóm bệnh nhân nghiên cứu, với 357 bệnh nhân Kết quả khảo sát số lượng thủ thuật trên nhóm bệnh nhân được biểu diễn ở hình 3.3
Tổng số bệnh nhân có thủ thuật:
Số thủ thuật trung bình/ bệnh nhân:
Hình 3.3 Số thủ thuật của các bệnh nhân trên mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân này, số bệnh nhân vào phẫu thuật 1 lần chiếm tỷ lê cao (72,55%) Và bệnh nhân dùng 5 và 6 thủ thuật chiếm tỷ lệ thấp 0,28% (1 bệnh nhân) và 0,56% (2 bệnh nhân)
3.1.5 Thời gian điều trị tại khoa
Kết quả khảo sát trên 707 bệnh án về thời gian điều trị tại khoa được mô tả trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Đặc điểm về thời gian điều trị
Trung bình (ngày) Khoảng dao động
6,45 5,40 Thời gian ngắn nhất: 1 ngày
Thời gian dài nhất: 91 ngày
3.1.6 Đặc điểm chức năng thận
Chức năng thận được đánh giá theo công thức Cockcroft & Gault, dựa vào các chỉ số tuổi, cân nặng, creatinin huyết thanh (công thức tính được trình bày ở trên) Trong số 707 bệnh án, chỉ có 463 bệnh án có đủ thông số để tính chức năng thận Kết quả chức năng thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo chức năng thận
Loại chức năng thận Độ thanh thải Clcr (ml/phút)
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Suy thận trung bình 10 ≤ Clcr < 50 107 23,11
Nhận xét: trong số 463 bệnh nhân có đủ thông số để tính chức năng thận, chỉ có 39 bệnh nhân có chức năng thận bình thường (chiếm 8,42%) Đa phần bệnh nhân có suy thận mức độ nhẹ (58,53%) Có 153 bệnh nhân (chiếm 33,05%) suy thận mức độ trung bình đến nặng
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận - tiết niệu
Kết quả khảo sát các kháng sinh được sử dụng tại khoa cũng như tần suất sử dụng của chúng được thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5 Danh mục và tần suất sử dụng của các kháng sinh
TT Tên kháng sinh Số lƣợt bệnh nhân dùng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Có 5 nhóm kháng sinh với tổng 16 loại kháng sinh được kê tại Khoa Thận – Tiết Niệu Kết quả khảo sát trên 1270 tổng lượt kháng sinh sử dụng cho thấy nhóm kháng sinh được kê nhiều nhất là betalactam với 1069 lượt kê (chiếm 84,17%), tiếp theo là nhóm kháng sinh quinolon với 176 lượt kê (chiếm 13,86%) Trong số các kháng sinh nhóm betalactam, amoxicilin là kháng sinh được kê nhiều nhất (23,62%), tiếp theo đó là sulbactam 22,76%); cefoperazon và cefuroxim cũng chiếm một tỉ lệ lớn trong nhóm betalactam nói riêng và toàn cảnh kháng sinh tại khoa nói chung với tỷ lệ lần lượt là 18,97% và 14,95% Ngược lại, có những kháng sinh chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất như neomycin, polymyxin B, metronidazol, vancomycin
Bảng 3.6 Sử dụng kháng sinh theo mục đích điều trị Tên bệnh TT Thuốc sử dụng Số lƣợt bệnh nhân
Viêm thận bể thận cấp
Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng
Viêm niệu đạo không do lậu
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy trong số 699 bệnh án xác định được mục đích điều trị phân bố chủ yếu vào 5 bệnh lý Trong đó, bệnh lý viêm thận bể thận cấp và viêm bàng quang sử dụng nhiều loại kháng sinh nhất 12 loại
3.2.2 Tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm
Số lượt kháng sinh được sử dụng trên nhóm 707 bệnh nhân nghiên cứu là
1270 lượt, như vậy tổng số lượt đường dùng tương ứng cũng là 1270 lượt Đường dùng kháng sinh được sử dụng theo 2 hình thức là đường uống và đường tiêm Tỷ lệ phân bố giữa 2 đường dùng được thể hiện bằng hình dưới đây:
Hình 3.4 Đặc điểm về đường dùng kháng sinh
Nhận xét: Kết quả cho thấy số lượt kháng sinh sử dụng bằng đường tiêm chiếm đa số và gấp khoảng 3 lần so với đường uống
3.2.3 Sự đổi kháng sinh o Tỷ lệ đổi kháng sinh
Hình 3.5 Phân bố tỷ lệ đổi kháng sinh trên bệnh nhân
Nhận xét: Trong tổng số 707 bệnh nhân nghiên cứu, có tới gần 1/5 (155 lượt) số bệnh nhân có sự chuyển đổi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị o Số lần đổi kháng sinh
Hình 3.6 Phân bố số lần chuyển đổi sử dụng kháng sinh
Nhận xét: Khảo sát trên 155 bệnh nhân có sự chuyển đổi kháng sinh, nhận thấy đa số (83,23%) bệnh nhân có 1 lần chuyển đổi kháng sinh Tuy nhiên, cũng có
2 bệnh nhân (chiếm 1,29%) có tới 4 lần chuyển kháng sinh o Thời gian đổi kháng sinh
Bảng 3.7 Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng đầu tiên
Thời gian đổi kháng sinh (ngày) Số bệnh nhân (người) Tỷ lệ (%)
Thời gian chuyển đổi trung bình: 2,50 2,21 (min = 1, max = 12)
Nhận xét: Khảo sát trên 155 bệnh nhân có ít nhất 1 lần được chuyển đổi cho thấy có tới 12 mốc thời gian cho lần chuyển đổi đầu tiên Bệnh nhân được chuyển đổi kháng sinh sau 1 ngày sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (45,81%), tiếp đến là chuyển đổi sau 2 ngày (20,65%) và 3 ngày (13,56%) Có những bệnh nhân chuyển đổi sau 9,10 và 12 ngày chiếm tỷ lệ tương đương nhau (0,65%)
Số lần chuyển đổi trung bình là 2,50 2,21 ngày và thời gian chuyển đổi ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 12 ngày
Bảng 3.8 Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng thứ 2
Thời gian đổi kháng sinh
Thời gian chuyển đổi trung bình: 3,00 2,02 (min = 1, max = 8) (ngày)
Nhận xét: Trong tổng số 155 bệnh án có sự chuyển đổi sử dụng thuốc thì chỉ có 26 trường hợp có sự chuyển đổi lần thứ 2 Trong đó, thời gian chuyển đổi đợt 2 sau 1 ngày cũng chiếm tỷ lệ cao 30,77%, sau đó giảm dần sau 2 ngày sử dụng là 19,23% và sau 3 ngày sử dụng là 15,37% Sau 6, 7, 8 ngày vẫn có bệnh nhân đổi thuốc lần 2 (chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 3,85%)
Bảng 3.9 Thời gian đổi kháng sinh sau lần dùng thứ 3 và thứ 4
Thời gian đổi kháng sinh (ngày)
Số bệnh nhân (người) Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân
Thời gian chuyển đổi trung bình: 2,70 1,77 (ngày)
Thời gian chuyển đổi trung bình: 5,00 (ngày)
Nhận xét: Trong 10 bệnh án có sự chuyển đổi thuốc lần 3, tỷ lệ đổi thuốc sau
1 ngày điều trị vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 30% Trong mẫu nghiên cứu, chỉ có duy nhất 2 bệnh án có sự chuyển đổi sử dụng thuốc lần thứ 4 với thời gian đổi thuốc lần lượt là sau 3 ngày và sau 7 ngày o Đặc điểm về hình thức chuyển đổi sử dụng kháng sinh
Các hình thức của sự chuyển đổi sử dụng kháng sinh được mô tả trong hình 3.7
Hình 3.7 Tỷ lệ phân bố về hình thức chuyển đổi sử dụng kháng sinh
Nhận xét: Khảo sát 155 bệnh nhân có sự chuyển đổi kháng sinh cùng với 5 hình thức chuyển đổi được thể hiện trên hình 3.10 cho thấy hình thức chuyển đổi
Cùng nhóm cùng đường dùng
Khác nhóm cùng đường dùng
Cùng nhóm khác đường dùng
Khác nhóm khác đường dùng
Hỗn hợp khác nhóm cùng đường dùng (uống/tiêm) chiếm tỷ lệ cao nhất (40,00%) Bên cạnh đó, 27,74% bệnh nhân được giữ nguyên nhóm kháng sinh nhưng có sự chuyển đổi đường dùng (có thể từ tiêm sang uống hoặc từ uống sang tiêm) Ngoài ra, 21,29% số bệnh nhân có sự chuyển đổi cả về thuốc cả về đường dùng, 5,81% số bệnh nhân có sự chuyển đổi các thuốc trong cùng nhóm nhưng vẫn giữ nguyên đường dùng
Số còn lại là 5,16% bệnh nhân có sự chuyển đổi hỗn hợp
3.2.3 Sự phối hợp kháng sinh
Số lượng kháng sinh được phối hợp trong một đơn thuốc
Khảo sát 707 bệnh án, chúng tôi thu được 3778 đơn có kê kháng sinh với tổng số lượt kháng sinh được kê là 5833 lượt (Đơn thuốc trong điều trị nội trú được hiểu là thuốc được kê cho một ngày điều trị)
Các đơn có thể chứa từ 1 đến tối đa là 5 kháng sinh Tỷ lệ phân bố số lượng kháng sinh trong 1 đơn được thể hiện trong hình 3.8 dưới đây
Hình 3.8 Phân bố số lượng kháng sinh có trong 1 đơn thuốc
Nhận xét: Trong tổng số 3778 đơn thuốc có kháng sinh được khảo sát, đa số các đơn được kê 1 kháng sinh với 1984 đơn (chiếm 52,51%), tiếp đến là các đơn có
500 1000 1500 2000 2500 Đơn có 1 KS Đơn có 2 KS Đơn có 3 KS Đơn có > 3 KS
Số lượng đơn mặt 2 kháng sinh với 1570 lượt (41,56%) Đơn có ≥ 3 kháng sinh chiếm tỷ lệ thấp với tổng 229 đơn (chiếm 5,93%), trong đó có 189 đơn được kê 3 kháng sinh, 33 đơn kê 4 kháng sinh và có tới 2 đơn kê 5 loại kháng sinh
Danh mục các cặp kháng sinh phối hợp thường gặp
Bảng 3.10 Danh mục các cặp phối hợp 2 kháng sinh STT Tên cặp kháng sinh Số lƣợt đơn Tỷ lệ (%)
STT Tên cặp kháng sinh Số lƣợt đơn Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả cho thấy các cặp phối hợp 2 kháng sinh hay gặp nhất là phối hợp một kháng sinh nhóm betalactam với một chất ức chế enzym betalactamase (1252 đơn, chiếm 71,54%), tiếp theo là phối hợp kháng sinh nhóm cephalosporin với nhóm quinolon (244 đơn, chiếm 13,94%) Có 18 đơn phối hợp kháng sinh nhóm aminosid với nhóm quinolon/hoặc cephalosporin, 1 đơn phối hợp giữa nhóm imidazol với cephalosporin Đặc biệt có 31 đơn (chiếm 1,83%) phối hợp
2 kháng sinh của cùng nhóm cephalosporin
Bảng 3.11 Danh mục các cặp phối hợp 3 kháng sinh STT Tên cặp kháng sinh Số lƣợt đơn Tỷ lệ (%)
STT Tên cặp kháng sinh Số lƣợt đơn Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Trong tổng số 189 đơn được kê 3 kháng sinh, sự kết hợp giữa 1 kháng sinh nhóm betalactam với 1 chất ức chế betalactamase và 1 kháng sinh nhóm quinolon gặp với tỷ lệ tương đối cao (64 trường hợp, chiếm 33,86%); tiếp theo là sự kết hợp giữa 1 kháng sinh nhóm betalactam với 1 thuốc nhóm quinolon và 1 thuốc diệt vi khuẩn gram âm, kỵ khí như gentamicin, amikacin, metronidazol (24 trường hợp, chiếm 12,70%); nhóm betalactam phối hợp với ức chế enzym betalactamase và
1 kháng sinh diệt vi khuẩn gram âm, kỵ khí chiếm tỷ lệ ít nhất (11 trường hợp, chiếm 5,82%) Cặp có 2 kháng sinh cùng nhóm betalactam phối hợp với 1 chất ức chế betalactamase hoặc quinolon chiếm tỷ lệ cao nhất (90 trường hợp, chiếm 47,62%)
Bảng 3.12 Danh mục các cặp phối hợp trên 3 kháng sinh
STT Tên cặp kháng sinh Số lƣợt đơn
Nhận xét: Trong số 35 đơn được kê ≥ 4 kháng sinh, có khá nhiều đơn thuốc được kê 2 kháng sinh cùng nhóm (betalactam, hoặc quinolon), đặc biệt như đơn thuốc số 9 (kết hợp 5 kháng sinh) thì có tới 2 kháng sinh cùng nhóm betalactam và