Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa không còn là một khái niệm mới Một số định nghĩa đã được đưa ra để giải thích cụm từ này Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại nh, định nghĩa ngoại giao văn hóa là “là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại.” Nhà nghiên cứu Milton C Cummings Jr thuộc Trung tâm nghệ thuật và văn hóa
Mỹ ở Washington cho rằng ngoại giao văn hóa là “sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.” Bên cạnh đó, giáo sư Joseph S Nye thuộc đại học Harvard, đồng thời là nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ năm 1977 đến năm
1979, nhận định ngoại giao văn hóa là “một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự.” Ở Việt Nam, một số định nghĩa đã được đưa ra để giải thích ngoại giao văn hóa Theo Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, ngoại giao văn hóa là “một trong những trụ cột của ngoại giao chứ không phải là bộ phận của văn hóa đối ngoại Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa Trong đó các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia.” Đối tượng của ngoại giao văn hóa là những chủ thể quốc gia khác, chính phủ và người dân ở những quốc gia đó Ngoại giao văn hóa hướng đến quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế của đất nước, dân tộc và không hướng tới mục đích lợi nhuận.Mục đích của ngoại giao văn hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa là ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam 1
Ngoại giao văn hóa có ba vai trò chính, đó là chính trị, kinh tế và phát huy bản sắc dân tộc Về chính trị, vai trò của ngoại giao văn hóa có sự khác biệt giữa các quốc gia Đối với những nước lớn, ngoại giao văn hóa là phương tiện để tăng tầm ảnh hưởng của mình với thế giới Ví dụ, đối với Mỹ, mục tiêu hàng đầu là “mở rộng những giá trị về dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới nhằm tạo lập sự thống trị và ảnh hưởng rộng khắp” Về kinh tế, ngoại giao văn hóa góp phần thu hút đầu tư, phát triển du lịch và khai thác các ngành công nghiệp văn hóa Ở Hàn Quốc, thông qua phim ảnh, văn hóa Hàn Quốc đã được đưa đến những đất nước trong vực, mang lại cho chính phủ và quốc gia những khoản lợi nhuận lớn Ở Singapore, chính phủ quảng bá văn hóa gắn liền với phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và lao động nước ngoài có tay nghề làm việc tại nước này Trong việc phát huy bản sắc dân tộc, ngoại giao văn hóa không phải là một hoạt động một chiều mà là tương tác có sự qua lại giữa các quốc gia Sự trao đổi này sẽ khiến các quốc gia tiếp nhận các giá trị và thành tựu văn hóa nổi bật của nhân loại, làm giàu kho tàng văn hóa của đất nước, định hướng việc gìn giữ, phát huy và điều chỉnh các giá trị văn hóa riêng cho phù hợp với dòng chảy phát triển chung của thế giới 2
Nhìn chung, ngoại giao văn hóa có thể được hiểu là một hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa làm phương tiện để đạt được những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối ngoại, quảng bá hình ảnh và văn hóa của đất nước, đồng thời góp phần vào việc gia tăng ảnh hưởng và củng cố an ninh Ba yếu
1 Trần Thị Thu Hà (2012) Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986 đến nay
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012) 185-193
2 Phạm Thủy Tiên (2016) Ngoại giao văn hóa ( ultural diplomacy) Truy xuất từ http://nghiencuuquocte.org/2016/01/23/ngoai-giao-van-hoa-cultural-diplomacy/ tố chính ngoại giao văn hóa đóng góp là chính trị, kinh tế và phát huy bản sắc dân tộc Ngoại giao văn hóa hướng đến việc gây ảnh hưởng lên những chủ thể quốc gia khác, chính phủ và người dân ở những quốc gia đó Ngoại giao văn hóa đã đem lại những lợi ích đáng kể cho quốc gia Mỗi quốc gia và chính phủ sẽ có cách sử dụng ngoại giao văn hóa khác nhau.
Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
Khái niệm về sức mạnh mềm xuất hiện ở Nhật Bản vào những năm 90 của thế kỉ XX Luận thuyết về sức mạnh mềm đã được chính phủ Nhật Bản vận dụng sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai Với mục đích cải thiện hình ảnh, truyền thông điệp về một Nhật Bản yêu hòa bình, phát triển và thân thiện, phương hướng chiến lược phát triển văn hóa của Nhật Bản đã xác định và triển khai trên mọi khía cạnh, gồm những giá trị kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục mang đặc trưng nền văn hóa Nhật Bản hính sách văn hóa Nhật Bảo được chia thành nhiều giai đoạn: giai đoạn trong những năm 1950 –
1960, giai đoạn 1960 – 1970, giai đoạn đầu những năm 1980 và giai đoạn từ năm 1990 trở đi Trong giai đoạn 1950 và 1960, Nhật Bản tập trung vào quảng bá hình ảnh đất nước, thay đổi từ một nước quân phiệt trong chiến tranh sang một đất nước vì hòa bình Từ năm 1960 đến năm 1970, Nhật Bản chú trọng vào hình ảnh một đất nước hòa bình, có nền kinh tế phát triển Vào đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản đã lớn mạnh và có ảnh hưởng toàn cầu, đối tượng trong chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản là các quốc gia châu Á Từ những năm 1990, Nhật Bản bắt đầu phát triển văn hóa đại chúng (Pop Culture) với mục đích quảng bá hình ảnh, truyền tải “bản sắc Nhật Bản” sang các nước khác 3 Có thể thấy rằng, trong giai đoạn đầu triển khai, Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của đất nước với toàn thế giới, chuyển từ một đất nước quân phiệt trong chiến tranh thành một nước hòa bình, có nền
3 Ngô Phương nh (2015) Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt
Nam Tạp chí Lý luận chính trị điện tử số 9-2015 kinh tế phát triển Khi nền kinh tế trong nước đã đủ mạnh mẽ, thay vì hướng tới toàn cầu như trước, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản hướng đến những quốc gia lân cận, cụ thể là những nước châu Á Với vị trí gần, Nhật Bản sẽ quảng bá văn hóa, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa đại chúng một cách dễ dàng, từ đó sẽ thuận lợi cho việc lan tỏa rộng ảnh hưởng Vào năm 2004, khái niệm sức mạnh mềm đã chính thức được công nhận trong
“Sách Xanh” ngoại giao Nhật Bản Ngoài ra, khái niệm “sức mạnh mềm” được nhắc đến nhiều trong những cuộc bàn luận và văn bản hoạch định chính sách của Chính phủ Nhật Bản Một viện nghiên cứu mang tên “The Japan Soft Power Research Institute” đã được thành lập ở Nhật Bản đề nghiên cứu về sức mạnh mềm Sức mạnh mềm cũng là chủ đề trong cuốn sách “Soft Power Superpowers: Cultural and National Assets of Japan and the United States” do hai tác giả Yasushi Watanabe và David L Mc onnell đồng thực hiện Cuốn sách đã nghiên cứu những ưu điểm và khuyết điểm về sức mạnh mềm của Nhật Bản và Hoa Kì Có thể thấy rằng sức mạnh mềm của Nhật Bản ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những nghiên cứu trong nước lẫn quốc tế
Chính sách ngoại giao văn hóa được thể hiện trong chiến dịch “ ool Japan”, với mục tiêu đẩy mạnh hình ảnh một “Nhật Bản thú vị” Đây là chiến dịch để Nhật Bản cải thiện, quảng bá hình ảnh của mình với những nước khác và thúc đẩy kinh doanh thông qua việc xuất khẩu sản phẩm văn hóa ngoại chúng ra nước ngoài Thuật ngữ “ ool Japan” lần đầu xuất hiện thông qua một bài báo của tác giả Douglas McGray đăng trên tờ Chính sách Ngoại giao vào năm 2002 Bài báo đó mang tên "Japan's Gross National ool" (Tổng sản lượng thú vị quốc gia của Nhật Bản) Trong bài viết của mình, McGray (2002) đã chỉ ra những thành công Nhật Bản đạt được và trở thành một đất nước siêu cường văn hóa thông qua những loại hình văn hóa đại chúng lan tỏa trên thế giới, mặc cho những vấn đề kinh tế và chính trị gặp phải trong giai đoạn đó.Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản còn được thể hiện qua việc lựa chọn những đại sứ văn hóa vào cuối những năm 1990 – đầu thế kỉ XXI Những đại sứ văn hóa trong giai đoạn này là những nhân vật manga được yêu thích như Doraemon, Hello Kitty thay thế những nghệ sĩ nổi tiếng để đảm nhiệm việc quảng bá, giao lưu văn hóa đến các nước khác Trong thời gian này, chính sách ngoại giao của Nhật Bản đã chuyển đổi sang “hướng về hâu Á” Thông qua hình ảnh những nhân vật truyện tranh dễ thương, Nhật Bản hướng đến mục tiêu tăng thiện cảm và hình ảnh đẹp đến các nước lân cận Đã có nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích về tính hấp dẫn của các sản phẩm văn hóa đại chúng Nhật Bản Iwabuchi (2002) cho rằng các sản phẩm Nhật Bản thu hút được khán giả toàn cầu là vì những sản phẩm đó không còn nhiều thuộc tính Nhật Bên cạnh đó, theo Leheny (2006), khán giả ở các nước châu Á ít bị thu hút bởi đất nước Nhật Bản mà đa phần bị hấp dẫn qua những hình ảnh hiện đại thể hiện trong các sản phẩm văn hóa của Nhật Bản Ngoài ra, khi bàn về “công cuộc quyến rũ” của Nhật Bản, Jung Sun
(2012) cho rằng công cuộc này diễn ra vì kinh tế Nhật Bản đang giảm sút, quyền lực cứng về mặt kinh tế không vững chắc nên Nhật Bản khó có thể quảng bá bản thân như một hình mẫu 4 Bên cạnh đó, Võ Thị Mai Thuận
(2012) chỉ ra rằng “ ool Japan” đã mở ra cái hình mới về Nhật Bản “ ool Japan” đã khiến người nước ngoài bị thu hút từ văn hóa Nhật đương thời là manga và anime, cho đến môn đấu vật sumo [14, tr 64] Ngoài việc gián tiếp mở rộng quan hệ của Nhật Bản với các nước ngoài, tính thiết thực của manga và anime với quan hệ quốc tế Nhật Bản còn có một số hạn chế Võ Thị Mai Thuận (2012) cho rằng manga và anime có thể thu hút một số người nước ngoài, tuy nhiên sự hấp dẫn của chúng hơi cường điệu, đặc biệt là với những quốc gia châu Á bảo thủ Ở những đất nước này, manga và anime được cho
4 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa: sức sống của quan hệ Việt Nam –
Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực tr 203 rằng là sản phẩm dành cho người trưởng thành, có yếu tố bạo lực và dâm tục, không phù hợp với đạo đức xã hội ở nước họ Bên cạnh đó, những sản phẩm này có thể hấp dẫn và là thứ giải trí hữu ích với một số người, nhưng một số khác có thể thấy rằng chúng trẻ con và không thấy thích thú Không những vậy, trong thời đại toàn cầu hóa, người dân ở những quốc gia châu Á cũng chịu ảnh hưởng bởi những sản phẩm văn hóa từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ và nhiều nước khác chứ không chỉ bị thu hút duy nhất bởi sản phẩm của Nhật
Tóm lại, khái niệm sức mạnh mềm bắt đầu được chính phủ Nhật Bản chú ý vào những năm 90 của thế kỉ XX Các loại hình văn hóa đại chúng Nhật
Bản từ lâu đã lan tỏa rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới và được yêu thích ở rất nhiều nơi Đến cuối thập niên 1990 – đầu thế kỉ XXI, khi chính sách ngoại giao trong thời kì hiện nay đã chuyển sang “hướng về hâu Á”, những quốc gia châu Á là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng ngoại giao văn hóa đã đem về nhiều lợi ích, một số nghiên cứu chỉ ra những mặt hạn chế của nó Sự thu hút từ các loại hình văn hóa này không phải từ chính bản thân văn hóa hay đất nước Nhật Bản mà từ hình ảnh thể hiện trên những sản phẩm văn hóa Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức lôi cuốn của các loại hình văn hóa Nhật Bản Một trong những công cụ của ngoại giao văn hóa là truyện tranh Nhật Bản, hay còn được gọi là manga.
Khái niệm truyện tranh Nhật Bản - Manga
Manga là một phần của văn hóa đại chúng Văn hóa đại chúng (popular culture) được PGS TS Lương Hồng Quang định nghĩa “là một kiểu loại văn hóa cần được chúng ta nghiên cứu sâu hơn bởi là sản phẩm của xã hội đô thị, xã hội tiêu thụ, của quan niệm văn hóa là cái của đời sống hằng ngày thay vì chỉ tất cả là tinh túy, cao siêu Hiểu biết hơn về văn hóa đại chúng sẽ là nền tảng lý luận cho chúng ta phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo” 5 Thuật ngữ “manga” được cho rằng sử dụng lần đầu vào những năm 1770 [22, tr
20] Đến thế kỉ 19, từ ngữ này trở nên thông dụng hơn và được dùng để chỉ tranh khắc gỗ có chủ đề truyện tranh, như loạt tranh biếm họa khắc gỗ (Hyakumenso) của họa sĩ Katsushika Hokusai Yuichiro(2014) cũng có nhận định tương tự Cụm từ “manga” được họa sĩ Hokusai sử dụng vào năm 1814, để đặt tên cuốn sách về tác phẩm của mình Cuốn sách đó mang tên Hokusai Manga Quyển sách có 15 tập, tổng hợp gần 40.000 bức tranh về con người, động vật, yêu quái, đời sống, phong tục và nhiều đề tài khác [15, tr 22]
Từ ngữ “manga” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Về mặt dịch thuật, “manga” được định nghĩa là vô tư, “những hình vẽ kì dị” và
“những bức tranh vẽ vì bản thân” [21, tr 28] Thêm vào đó, Schodt (1996) miêu tả manga là sự kết hợp của nghệ thuật hội họa truyền thống của Nhật và những yếu tố phương Tây [26, tr 21] Schodt (1996) nói rằng người Nhật Bản đã gắn bó với hội họa từ lâu Hội họa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nổi tiếng nhất là những đường nét đơn sắc Những tạp chí manga và truyện có nguồn gốc từ thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19 [26, tr 22] Cách các họa sĩ vẽ trong manga hiện đại, với khung tranh và bong bóng thoại, là bị ảnh hưởng từ những mẩu chuyện nhỏ trên các tờ báo Mỹ.Về mặt từ ngữ, chữ Hán của manga là “漫画”, nghĩa là “Mạn họa” Theo Yuichiro (2014), thuật ngữ manga đã xuất hiện một lần nữa trong tác phẩm “Tiên sinh Đông Tâm tạp họa đề kỷ” do nhà văn Kim Đông Tâm sáng tác vào thời nhà Thanh Từ “Mạn họa” trong tác phẩm được sử dụng với ý nghĩa vẽ tranh vô tư, vẽ tranh theo ý thích của mình Hạ Thị Lan Phi (2017) cũng đề cập việc về mặt ngữ nghĩa, trong nghĩa Hán – Việt, manga có nghĩa là “mạn họa”, có thể hiểu là “bức họa mang tính trào phúng.”Về mặt mĩ thuật, trong một số nghiên cứu, các nhà
5 Hà Hương (2012) Làn sóng Hàn Quốc: thành công của văn hóa đại chúng Truy xuất từ https://thanhnien.vn/van-hoa/lan-song-han-quoc-thanh-cong-cua-van-hoa-dai-chung-49137.html chuyên môn định nghĩa manga là “tên gọi chung của một loại hình hội họa về cơ bản lấy sự châm biếm và hài hước làm nội dung, dựa trên cách vẽ giản lược hay khoa trương Nó là một phương tiện giải trí truyền tải thông tin đến người xem thông qua thị giác dưới hình thức các bức tranh vẽ mang tính liên hoàn” 6 Manga có thể được hiểu là “một hình thức đồ họa mang tính ngẫu hứng hoặc ứng tác, áp dụng những thủ pháp cường điệu (intensification), cách điệu (stylization) hay biến (caricature)” để thể hiện sự ngộ nghĩnh, dí dỏm, hài hước, kì lạ và khác thường Theo từ điển Quốc ngữ Nhật Bản, Manga có hai khái niệm Đầu tiên là “loại tranh hoạt hình, hài hước, loại tranh gây cười, hóm hỉnh (comics) Nghĩa còn lại là “loại tranh đả kích, châm biếm nhân tình thế thái” 7 Nhìn từ góc độ lịch sử, nét phác họa đơn giản nhưng hài hước của manga có nguồn gốc từ một loại tranh vẽ của Nhật Bản Loại tranh này xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ VI và VII Vào thời gian đó, những cuộn giấy da có hình khắc đã được những thầy tu sử dụng để làm một loại lịch để theo dõi thời gian Hình vẽ thường là những hình tượng phổ biến có thể tìm thấy trong tự nhiên như hoa anh đào và lá phong đỏ để báo hiệu sự chuyển giao mùa, hoặc những động vật như cáo, gấu trúc, những con vật được xem là đại diện cho thời gian Những hình ảnh này được vẽ bằng những nét đơn giản nhưng rất ngộ nghĩnh và dí dỏm
Cụm từ “manga” có ý nghĩa khác nhau ở Nhật Bản và nước ngoài Ở Nhật Bản, cụm từ này dùng để chỉ các thể loại truyện tranh Tuy nhiên, ở những nước khác, cụm từ này lại có ý nghĩa khác biệt Như ở Đức, “manga” dùng để chỉ nghệ thuật truyện tranh có xuất xứ từ Nhật Bản Ngoài ra, đi đôi với manga là “anime” nime có nguồn gốc từ từ “animation” trong tiếng nh, dùng đẻ chỉ phim hoạt hình Manga và anime là hai thứ không thể tách
6 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Đại học Văn hóa Hà Nội tr 23
7 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Đại học Văn hóa Hà Nội tr 23 rời Cả hai cũng có vị trí quan trọng trong văn hóa của người dân Nhật Bản
Có thể tìm thấy những hình minh họa manga trong nhiều thể loại sách khác nhau, như sách nấu ăn hay sách hướng dẫn Có thể thấy rằng niềm yêu thích dành cho loại hình nghệ thuật này đến từ mọi tầng lớp xã hội và các nhóm ngành nghề khác nhau Trong tiếng Anh, từ ngữ “manga” được hiểu là
“truyện tranh Nhật Bản” Theo Gravett (2004), người Tây thường cho rằng các nhân vật trong manga có đôi mắt to và lấp lánh, những quyển tạp chí truyện tranh dày như từ điển, nhiều người say mê đọc truyện tranh trên xe điện, truyện tranh có nhiều yếu tố bạo lực và dâm tục Ngày xưa, khi dịch sang tiếng Anh, cụm từ “manga” được hiểu là “Japan’s comics”, phiên âm sang dạnh chữ Katakana của Nhật Bản và giữ nguyên âm đọc là “komiku” Đến cuối thập niên 1980, khi manga đã đạt đến đỉnh cao, khiến cả người đọc và giới nghiên cứu quan tâm, khái niệm “manga” không chỉ đơn thuần là
“comic” (truyện tranh) nữa, mà còn được coi là một danh từ riêng để chỉ loại hình truyện tranh của Nhật Bản, được phiên âm ra chữ latinh là “manga” ác nhà xuất bản trong nước không chỉ dùng chữ Hán khi nói về loại hình này mà còn sử dụng cả chữ Katakana, bảng chữ của Nhật dùng để phiên âm từ ngoại lai Đây là hình thức để khẳng định sự riêng biệt và độc nhất của Manga Nhật Bản [4, tr 26]
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng truyện tranh manga bắt nguồn từ lịch sử hội họa Nhật Bản Những đặc điểm trong những thể loại tranh truyền thống kết hợp với một số đặc điểm từ truyện tranh phương Tây đã được kế thừa và tiếp tục trong truyện tranh manga hiện nay Một hướng nhìn nhận khác về manga đó là cho rằng đây là tạo vật của xã hội hiện đại Kinsella (2000) đã chỉ ra rằng trước khi manga là một đại diện của văn hóa, nó là một ngành công nghiệp Theo Kinsella (2000), manga là một hiện tượng của văn hóa cận hiện đại Gracia (2010) cũng có nhận định tương tự Garcia (2010) cho rằng để hiểu về xã hội Nhật Bản cận đại thì không thể không chú trọng vào hiện tượng manga Theo Gracia (2010), manga gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản và đây là thứ đã giúp Nhật Bản lan tỏa văn hóa của mình đến thế giới [18, tr 100] Từ Gracia (2010), có thể hiểu rằng manga có ảnh hưởng cả ở trong đất nước sản sinh ra nó và cả trên toàn thế giới
Về thể loại, truyện tranh manga có rất đa dạng về thể loại Truyện tranh manga có thể được phân loại dựa theo lứa tuổi Một số những thể loại manga cơ bản bao gồm:
“Kodomo” : truyện tranh hướngđến đối tượng thiếu nhi, nhi đồng Một ví dụ tiêu biểu làtruyện tranh Doraemon
“Shoujo (sô-giô)” : Đây là thể loại manga hướng đến những bạn nữ ở độ tuổi thiếu niên Thể loại truyện này tập trung khai thác những câu chuyện tình cảm, những rung động đầu đời, cuộc sống trường học, thời học sinh…
“Shounen (sô-nên)” : Đây là thể loại truyện hướng đến nam thiếu niên
Chủ đề của thể loại này thường là các cuộc phiêu lưu, thể thao, hành động,…
“Seinen (Sê-nên)” : Đây là thể loại truyện tranh dành cho nam trung niên Loại Manga này có nội dung phức tạp hơn so với thể loại hướng đến nam thiếu niên, có thể đề cập các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội
“Jousei (Giô- sê)” : Đây là thể loại truyện Manga hướng đến nữ trung niên Nội dung của thể loại này nhiều khi giống với truyện hướng cho các thiếu nữ, nhưng được khai thác dưới góc nhìn người lớn hơn Hai loại truyện Seinen và Josei thường rất hiếm được mua bản quyền và xuất bản ở Việt Nam
“Boy’s Love” : Thể loại truyện đồng tính Nam Boy’s Love thường chia ra làm hai thể loại chính là Shounen Ai và Yaoi
“Shounen- Ai” : Đây là thể loại truyện khai thác tình yêu giữa hai nhân vật nam, thường không có quan hệ thể xác
“Yaoi (Ya-ôi)” : Thể loại truyện đồng tính nam, có yếu tố quan hệ thể xác
“Girl’s Love” : Thể loại truyện tranh đồng tính nữ, thường chia ra làm hai thể loại nhỏ là Shoujo Ai và Yuri
“Shoujo Ai” : Đây là thể loại truyện khai thác tình yêu giữa hai nhân vật nữ, không đề cập đến quan hệ thể xác
“Yuri” : Thể loại truyện tranh đồng tính nữ, có yếu tố quan hệ thể xác
Manga được hiểu đơn giản là truyện tranh nói chung Tuy nhiên, ở nước ngoài, “manga” là cụm từ dùng để chỉ riêng truyện tranh có xuất xứ từ Nhật Bản
Những nghiên cứu trước đó về truyện tranh Nhật Bản
Những nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản trên thế giới
Cùng với sự lan rộng của mình, manga đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều học giả Nghiên cứu về manga được bắt đầu tiến hành ở Nhật Bản vào những năm cuối thập kỉ 1950 Trong thời gian này, các nghiên cứu chủ yếu là các bài báo viết về những ấn phẩm manga bị coi là “xấu” với thanh, thiếu niên Đến những năm cuối ở thập kỉ 1980, khi manga đã phát triển đến đỉnh cao, đem lại nhiều thành công ở cả thị trường nội địa và quốc tế, trong giai đoạn này, những nghiên cứu về manga đã từng bước có tính học thuật Những thuật ngữ cơ bản như khái niệm về manga hay các thuật ngữ sử dụng trong quá trình sáng tác đã được ghi chép lại trong cuốn sách “Từ điển Manga Nhật Bản: Quà tặng cho người hâm mộ Manga toàn quốc” của tác giả Shimizu Isao (1985) Bên ngoài Nhật Bản, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về manga nhằm giải đáp nguyên nhân tạo nên sự lôi cuốn của manga Nổi trội là những công trình như Manga! Manga! The World of Japanese omics
(1983) của tác giả Frederik L Schodt, Adult Manga: Culture and Power in Contemporary Japanese Society (2000) của tác giảSharon Kinsella, Manga:
Sixty Years of Japanese Comics (2004) của tác giả Paul Gravett, Reading Manga: Local and Global Perceptions of Japanese Comics (2006) của tác giả Steffi Richter và Jaqueline Berndt, và nhiều công trình khác Những nghiên cứu này đã tổng hợp đầy đủ sự ra đời, quá trình phát triển, nghệ thuật thể hiện, nội dung, ảnh hưởng của manga tại thị trường Nhật Bản và tầm quan trọng của loại hình giải trí này Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về manga ở thị trường phương Tây, như Dreamland Japan: Writings on Modern Manga (1996) của tác giả Frederik L Schodt, Japanese Visual Culture: Explorations in the World of Manga and Anime (2008) của tác giả Mark W MacWilliams và nhiều tác phẩm khác
Có nhiều hướng tiếp cận khi nghiên cứu về manga, điển hình là phân tích mặt nghệ thuật biểu hiện của manga hoặc tập trung phân tích mặt văn học trong manga, như nội dung, cốt truyện và sự đa dạng về chủ đề Ngoài ra, một số nghiên cứu khác tập trung vào quá trình manga vượt biên giới Nhật Bản và du nhập sang những quốc gia khác Một mảng khác được chú trọng khi nghiên cứu về manga là coi manga là phương tiện ngoại giao của Nhật Bản
Những nghiên cứu tiếp cận manga từ góc độ nghệ thuật biểu hiện bao gồm
“Văn hóa Manga Nhật Bản” của tác giả Natsume Fusanosuke, “Nhập môn Tâm lý học Manga” (2001) của tác giả Kyo Taro và Naga Oka; “Ponchi:
Nghiên cứu văn hóa biểu hiện” của tác giả Misuzu Kubota (2002); “Manga:
60 Years of Japanese omics” (2004) của tác giả Paul Gravett; “Nghiên cứu lí luận biểu hiện trong Manga” của tác giả Kyotaro Nagano (2005) và nhiều nghiên cứu khác Những nghiên cứu khai thác manga từ góc độ văn học gồm có “Xã hội học Manga” (2001) của hai nhà Xã hội học Miyahara Kojiro và Ogino Masahiro, “Nhật Bản đất nước của Manga: Văn hóa đại chúng của Nhật Bản tính khả năng của văn hóa thị giác” (2007) của học giả người Đức Jaqueline Berndt và nhiều nghiên cứu khác 8 Bên cạnh đó, manga và ảnh hưởng của loại hình này cũng là một chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều học giả Vào cuối thập niên 1950, những nghiên cứu về ảnh hưởng của manga chỉ dừng lại ở các bài báo phê phán, chỉ trích các ấn phẩm manga bị coi là “độc hại” đối với bộ phận thanh, thiếu niên Đến những năm 1980, khi đời sống
8 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kinh tế của người dân Nhật Bản được nâng cao, xã hội phát triển, có một nền văn hóa mở, tiệm cận với văn hóa phương Tây, một nền văn hóa đại chúng dành ch tầng lớp thanh niên trẻ đã được hình thành Đồng thời, vào giai đoạn này, manga Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật biểu hiện, phong phú và đa dạng về thể loại lẫn nội dung, nghiên cứu về manga đã có chiều hướng thay đổi và xuất hiện sự phân hóa Hai luồng nghiên cứu trái chiều về ảnh hưởng của manga xuất hiện trong thời gian này bao gồm:
(1) Những nghiên cứu cho rằng manga có ảnh hưởng tiêu cực đến thanh, thiếu niên Do đa dạng, phong phú về nội dung, chủ đề và các thức biểu hiện, manga được cho rằng có chứa đựng cả sự “hỗn tạp”, tiêu cực, không lành mạnh và thiếu chuẩn mực Nhiều vụ án xảy ra bị cho rằng có liên quan đến việc đọc truyện tranh Với lí do đó, nhiều nghiên cứu đã ra đời để tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của manga đến thanh, thiếu niên Một số công trình tiêu biểu về hướng nghiên cứu này là “Khái quát và triển vọng nghiên cứu liên quan đến Manga dước góc độ Tâm lý học” (2007) của tác giả Ieshima Akihiko thuộc trường đại học Kyoto Trong nghiên cứu, ông đã đưa ra cách phân loại “Manga độc hại” và “Manga không độc hại” Ngoài ra, công trình nghiên cứu “Tại sao phải ban hành qui chế đối với Manga” (2010) của tác giả Nagaokao Kayoshi Yuki đã giới thiệu và giải thích lí do cần có những qui chế qui định đối với những manga bị đánh giá là có yếu tố khiêu dâm
Một số thể loại manga được cho rằng có cảnh miêu tả về bạo lực và giới tính, bị đánh giá là tác nhân xấu đến thanh, thiếu niên và ảnh hưởng đến quá trình hình thành tâm sinh lí của lứa tuổi này, đồng thời có khả năng dẫn đến những hành động trái pháp luận của trẻ vị thành niên Tác giả của những nghiên cứu theo hướng này thường là các nhà nghiên cứu giáo duc, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Hội Cha mẹ học sinh Nhật Bản, các nhà nghiên cứu xã hội học và nghiên cứu tội phạm, và nhiều học giả khác 9
9 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
(2) Những nghiên cứu cho rằng manga đem lại ảnh hưởng tích cực đến thanh, thiếu niên Vào những năm cuối thế kỉ XX, khi “làn sóng manga” lan rộng và được nhiều nước trên thế giới yêu mến, có nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn nhận và đánh giá lại tác động của manga lên thanh, thiếu niên Sang thế kỉ XXI, khi Nhật Bản quyết định manga là một trong những phương tiện để tiến hành ngoại giao văn hóa, các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của manga đã phát triển Một số nghiên cứu tiêu biểu của giai đoạn này là “Mô hình nhân vật lí tưởng ảnh hưởng đến cuộc sống lí tưởng” (2006) của tác giả Ieshima Akihiko
Nghiên cứu đã khái quát năm ảnh hưởng của manga đến thanh thiếu niên Nhật Bản, đó là: tình yêu, tình bạn, sự nỗ lực, nhân sinh quanh và thế giới quan, và kiến thức Trong công trình nghiên cứu “Khái quát và triển vọng nghiên cứu liên quan đến Manga dước góc độ Tâm lí học” (2007) của tác giả Ieshima Akihiko, tác giả cho rằng ngoài những manga bị cho rằng có tác động tiêu cực thì cũng có nhiều manga mang đến ảnh hưởng tích cục cho thanh, thiếu niên Vào thời kì này, manga đã được thừa nhận có ảnh hưởng tích cưc đến trẻ nhỏ, đặc biệt hình ảnh động trong truyện tranh đã kích thích sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ em nhiều hơn những loại ấn phẩm khác Nội dung truyện và hình tượng nhân vật có tác động tốt đến hình thành nhân cách, nhân sinh quan, thế giới quan, đồng thời nâng cao tri thức và giúp trẻ nhỏ học chữ Hán tốt hơn 10
Có thể thấy rằng những nghiên cứu về manga trên thế giới rất đa dạng
Manga là chủ đề thu hút sự quan tâm của cả học giả Nhật Bản và quốc tế
Những công trình nghiên cứu tiếp cận manga ở nhiều góc độ khác nhau, tạo nên góc nhìn đa chiều về loại hình này.
Những nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam
Mặc dù đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 nhưng phải đến những năm 2000, những công trình nghiên cứu với đề tài là manga Nhật Bản mới
10 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xuất hiện, ví dụ như luận văn Thạc sĩ “Truyện tranh Manga Nhật Bản và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, chuyên ngành văn hóa học của tác giả Hạ Thị Lan Phi Nghiên cứu đã đề cập khái quát khái niệm, đặc điểm và thể loại của manga Tuy nhiên, nghiên cứu mới đề cập đến phân loại manga theo độ tuổi chứ chưa đưa ra được cách phân chia theo thể loại và chủ đề của manga Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa chỉ ra được những đặc điểm tạo nên sự lôi cuốn của manga không chỉ ở Nhật Bản mà cả trên thế giới 11 Ngoài ra, một số bài báo và tạp chí viết về manga đã xuất hiện Một vài bài viết bao gồm “Vài nét về Manga Nhật Bản” của tác giả Hạ Thị Lan Phi (2004) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, “Manga qua các thời kỳ lịch sử” (2005) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, hội thảo “Khám phá bản sắc văn hóa trong truyện tranh (Manga) và Anime (phim hoạt hình) Nhật Bản” do quỹ Toyota, Lãnh sứ quán Nhật Bản tại thành phố
Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2005 Bên cạnh đó còn có triển lãm “Không gian mới của Manga: Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản” do Quĩ giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức vào năm 2011, “Truyện tranh Việt Nam: Nhìn từ kinh nghiệm Manga Nhật Bản” của tác giả Lê Văn Sửu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Mĩ thuật (2011), “Sơ lược về quá khứ và hiện tại của văn hóa Manga của Việt Nam” (ベトナムの漫画文化:その過去と現在の概説) của tác giả Nguyễn Hồng Phúc, đăng vào năm 2014 trên Tạp chí International Manga Research Center, Kyoto Seka University công bố bằng tiếng Nhật Các bài viết đó đã đề cập đến lịch sử hình thành, phát triển, vai trò và vị trí của manga trong xã hội Nhật Bản, nhưng chưa đi sâu và chỉ dừng lại ở mức giới thiệu khái quát những vấn đề được nêu ở trên 12
11 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
12 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tr 10 Đầu thế kỉ XXI, nhiều bài báo về tác động của manga Nhật Bản đến trẻ em Việt Nam đã xuất hiện Ví dụ như bài viết “Truyện tranh Việt Nam: Một nhu cầu lớn” đăng trên báo Phụ nữ ngày 27 tháng 9 năm 2003, “ ần quan tâm đến trẻ em đọc truyện tranh Nhật Bản” của tác giả Thanh Hoa đăng trên báo Phụ nữ Thủ đô năm 2004 Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Truyện tranh Manga Nhật Bản và những bài học rút ra cho Việt Nam” của tác giả Hạ Thị Lan Phi đã nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của manga ở Việt Nam Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ tổng hợp và phân tích các tài liệu trước đó, tính thực chứng của tài liệu chưa cao 13 Vào năm 2009, tác giả Đinh Thị Thu Nga đã có nghiên cứu về việc xuất bản truyện tranh ở Việt Nam, mang tên “Hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (Qua khảo sát Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin)” 14 Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận từ góc độ khoa học xuất bản để từ đó chỉ ra những vấn đề lý luận chung của thực trạng và hoạt động xuất bản sách truyện tranh ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, nghiên cứu có đưa những kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng xuất bản các sách truyện tranh giáo dục dành cho thiếu nhi Vào năm 2012, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có bài viết tạp chí mang tên “Sự du nhập và ảnh hưởng của manga ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hạ Thị Lan Phi 15 Bài viết chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của manga đến trẻ em Việt Nam và đưa ra những ý kiến để quản lí việc xuất bản manga ở Việt Nam Năm 2014, tác giả Đặng ao ường cũng có một đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất bản mang tên
“nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh tại nhà xuất bản Kim Đồng hiện
13 Hạ Thị Lan Phi (2017) Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tr 11
14 http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/4921
15 Hạ Thị Lan Phi (2012) Sự du nhập và ảnh hưởng của manga ở Việt Nam hiện nay Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á nay” 16 Ở nghiên cứu này, tác giả đã xác định những vấn đề lí luận chung của truyện tranh như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò Từ đó, tác giả tập trung vào những yêu cầu trong chất lượng truyện tranh được xuất bản, làm rõ thực trạng chất lượng của những tựa truyện tranh được NXB Kim Đồng xuất bản hiện nay, những nguyên nhân, thành tựu và hạn chế của những truyện tranh đó Ngoài ra, tác giả đưa ra phương hướng và hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng truyện tranh xuất bản của NXB Kim Đồng Năm 2014, luận văn thạc sĩ “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến nay: “Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật Bản được phát hành tại Việt Nam” của tác giả Kurokawa Yuichiro đã nghiên cứu những truyện tranh Nhật Bản khi du nhập vào Việt Nam Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tập trung chỉ ra lịch sử manga du nhập và lan tỏa ở Việt Nam, nghiên cứu dịch thuật trong manga, khác biệt về quan niệm truyện tranh giữa Việt Nam và Nhật Bản, và ảnh hưởng của manga thể hiện trong truyện tranh Việt Nam Vào năm
2016, tác giả Ngô Thanh Mai đã có bài viết về manga mang tên “Những ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đối với trẻ em Việt Nam hiện nay” Bài viết khai thác những điểm tích cực và tiêu cực manga mang lại cho trẻ em Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị để chọn lọc truyện tranh cho trẻ em đọc một cách tốt hơn
Nhìn chung, chủ đề manga đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật Bản và quốc tế khai thác và tiếp cận từ nhiều góc độ Những nghiên cứu trước đó đã tổng hợp, phân tích, khái quát những nét cơ bản của manga, đồng thời so sánh với truyện tranh (comics) của các nước phương Tây qua góc độ hội họa, văn học và quá trình sáng tác để tìm ra sự khác biệt và lí giải sự thu hút của loại hình này đối với thanh, thiếu niên Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về manga chủ yếu khai thác những ảnh hưởng, tích cực và tiêu cực của
16 Đặng ao ường (2014) “Nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng” Học viện Báo chí và Tuyên truyền manga đến trẻ em, đưa ra những phương hướng về giáo dục trẻ em Đây là hướng nghiên cứu thiết thực, nhưng vẫn có một số giới hạn Gần đây, chủ đề nghiên cứu về manga đã mở rộng hơn Một số nghiên cứu tiếp cận manga từ góc độ xuất bản Những nghiên cứu này đã chỉ ra được thực trạng xuất bản manga ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xuất bản manga Những nghiên cứu về xuất bản manga ở Việt Nam đã bước đầu nói về sự thay đổi trong hình thức và chất lượng xuất bản Tuy nhiên, những nghiên cứu về manga ở Việt Nam chưa được phong phú và đa dạng Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam 2 thập kỉ, còn thiếu nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi về manga trên thị trường Việt Nam, các thể loại được xuất bản và độ tuổi của những manga được xuất bản ở Việt Nam Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khai thác ảnh hưởng của loại hình này đến trẻ em nhưng vẫn còn ít nghiên cứu tập trung ảnh hưởng của manga đến độ tuổi lớn hơn
Trên cơ sở những nghiên cứu trước đó, luận văn chú trọng nghiên cứu những ảnh hưởng manga mang đến với lứa tuổi thanh thiếu niên và quan điểm của thanh niên Việt Nam về manga Ngoài ra, luận văn hi vọng có thể tìm hiểu cách những độc giả nhìn nhận đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản thông qua manga như thế nào ƢƠ TÌNH HÌNH TRUY N TRANH NH T BẢN MANGA Ở VI T NAM
2.1 Manga đƣợc phổ biến trên thế giới
Từ xưa, đã có một số hoài nghi về việc xuất khẩu manga nói riêng và các loại hình văn hóa đại chúng nói chung ra nước ngoài Trong cuốn sách
“Manga! Manga! The World of Japanese omics”, Schodt (1983) đã chỉ ra một số trở ngại manga gặp phải khi xuất khẩu sang những quốc gia khác Những trở ngại đó là khi xuất khẩu ra các nước khác, manga phải được đảo ngược lại để đọc từ trái sang phải, thay vì phải sang trái như trong nước, vấn đề dịch thuật, nội dung của truyện và nhiều vấn đề khác Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, Schodt (1983) cũng đề cập đến một số thành công của manga ở thị trường châu Á Do vị trí gần hơn nên manga dễ dàng thâm nập vào các nước Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan hơn Tuy nhiên, manga không hoàn toàn thu về được lợi nhuận Ở Thái Lan, một phiên bản lậu của truyện tranh Doraemon do tác giả Fujio Fujiko sáng tác đã trở thành một hiện tượng Ở Hàn Quốc, chính phủ đã hạn chế nghiêm ngặt sự thâm nhập của manga do sự phổ biến thể loại này có được ở đây (Schodt, 1983, tr 157) Trong nghiên cứu của mình, mặc dù Schodt (1983) cho rằng manga sẽ tạo được ảnh hưởng trên thế giới bằng những phương pháp gián tiếp, như thông qua đồ chơi, trò chơi điện tử và các sản phẩm ăn theo khác nhưng vẫn có sự hoài nghi về việc manga xuất khẩu và được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài Schodt (1983) đã nhận định đúng về việc manga sẽ tạo hiệu ứng thông qua những phương thức gián tiếp như đã chỉ ra, nhưng trái với sự hoài nghi, manga đã dần dần lan tỏa sang nhiều nơi trên thế giới, trở thành một hiện tượng Ở nhiều nước châu Á, truyện tranh Nhật Bản được phổ biến không thông qua con đường chính thức Trong nghiên cứu của mình, Yuichiro
(2014) cũng nhắc đến việc bộ truyện tranh Doraemon được dịch và tạo ra một thị trường không theo bản quyền Vào năm 1990, sau Trung Quốc chính thức tham gia công ước Bern, Doraemon đã được dịch và xuất bản có bán quyền
Tuy nhiên, ở một số nước khác, hiện tượng phát hành trái phép vẫn tiếp diễn
Tiếp theo đó, nhà xuất bản Thanh Văn đã tiến hành dịch manga Nhật Bản, trở thành trung tâm phân phối truyện tranh ở khu vực châu Á đến những nơi có nhiều cư dân Hoa kiều như Singapore và Mã Lai [15, tr 33] Ngoài ra, bộ truyện tranh thiếu nhi Doraemon đã đến Hàn Quốc vào đầu thập niên 80 và đến Thái Lan vào năm 1982
Cần nói thêm rằng ở cách phản ứng và đón nhận đối với manga Nhật Bản ở mỗi nước có sự khác nhau Mặc dù Doraemon được đón nhận nồng nhiệt ở các nước thuộc khu vực châu Á song, ở Mỹ, bộ truyện thiếu nhi này không tạo nên hiện tượng mạnh Ở Mỹ, Doraemon không được độc giả yêu thích Nguyên nhân của việc này là vì người Mỹ có tư duy độc lập, tự làm tự chịu trách nhiệm nên họ không đồng cảm với một nhân vật ngốc nghếch, chậm chạp và mãi không trưởng thành như Nobita[15, tr 34] hưa kể, ở Mỹ, họ đã có sẵn thị trường với đủ sản phẩm phục vụ cho thiếu nhi Đối với người
Mỹ, giái trí và giáo dục là hai yếu tố tách biệt, không liên quan đến nhau nên sản phẩm trong thị trường Mỹ không đặt nặng yếu tố giáo dục như manga Nhật Bản Bộ truyện được chỉnh sửa nội dung, địa phương hóa để phù hợp với thói quen và tư duy của người Mỹ Ở phương Tây, Doraemon chỉ có bản dịch Tây Ban Nha Trái lại, phim hoạt hình rất được ưa chuộng Ở Ý, phim hoạt hình được phát hành từ năm 1982 và đã được tái bản nhiều lần Đến năm
2003, phim hoạt hình chính thức được phát hành 1 tuần 5 buổi Ở Tây Ban Nha, phim cũng được phát hành từ năm 1993 và Pháp phát hành từ năm 2003
Một quốc gia ở châu Á mà bộ truyện Doraemon không thu hút được độc giả, đó là Philippines Độc giả Philippines không đón nhận Doraemon nồng nhiệt so với các độc giả ở những nước trong khu vực Lí do là vì đa số người Philippines theo Kitô giáo và họ thường xuyên tiếp xúc với văn hóa phương
Tây và Mỹ Chính vì vậy, Doraemon cũng không được đón nhận ở đây như ở
Mỹ Tuy nhiên, bộ phim hoạt hình Nhật “Voltes V” rất được yêu thích ở đất nước này
NHỮNG Ả ƢỞNG CỦA TRUY N TRANH NH T BẢ MA A ẾN GIỚI TRẺ VI T NAM HI N NAY
Kết quả điều tra
Tổng đối tượng tham gia khảo sát là 100 người, trong đó có 45 nam và
55 nữ Về độ tuổi, những đối tượng này hiện đang học phổ thông Khảo sát được thực hiện trên hai lứa tuổi chủ yếu, đó là độ tuổi 16 và độ tuổi 17 Trong đó, có 58 người đang ở độ tuôi 16 và 42 người đang ở độ tuổi 17
Hình 3.1: Độ tuổi khảo sát của luận văn
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài) 3.2.1 Thực trạng việc đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội
Khi hỏi 100 người với câu hỏi: “Bạn đã bao giờ đọc Truyện tranh Nhật Bản - Manga chưa?”, câu trả lời của nhận được như bảng sau:
Bảng 3.1: Thực trạng việc đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội
Giới trẻ và việc đọc Truyện tranh Manga Số người trả lời (người)
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Kết quả của câu hỏi cho thấy không phải đối tượng nào cũng tiếp tục đọc truyện tranh Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hầu hết các đối tượng đã từng đọc truyện tranh manga Phần lớn đối tượng của cuộc điều tra vẫn duy trì thói quen đọc truyện, trong khi đó một số ít đã ngừng đọc
Khi hỏi rằng: “Bạn bắt đầu đọc truyện tranh manga từ khi nào?”, câu trả lời nhận được như bảng sau:
17 tuổi Độ tuổi khảo sát
Hình 3.2: Độ tuổi lần đầu tiên đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Khi nhìn vào hình 3.2, có thể nhận thấy rằngđộ tuổi bắt đầu tiếp xúc với truyện tranh manga chủ yếu rơi vào từ mẫu giáo và cấp 2 Trong đó, số lượng trả lời rằng đã đọc truyện từ mẫu giáo cao hơn từ cấp 2 một chút Số lượng người bắt đầu đọc truyện tranh từ cấp 3 là thấp nhất, chỉ với 2% Số lượng người đọc truyện tranh bắt đầu từ mẫu giáo là nhiều nhất, với 37% Số lượng người bắt đầu đọc truyện tranh từ cấp 2 là 36%, không chênh lệch số lượng người bắt đầu từ mẫu giáo quá lớn Số lượng người bắt đầu đọc truyện tranh manga từ tiểu học chiếm 25% Đối với những người không đọc truyện tranh manga, khi được hỏi về nguyên nhân ngừng đọc, câu trả lời nhận được như sau:
Lứa tuổi bắt đầu đọc truyện tranh
Hình 3.3: Lí do không đọc truyện tranh manga nữa Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Nhìn vào biểu đồ3.3, lí do ngừng đọc vì “muốn chú tâm vào học hành” là nguyên nhân chiếm đa số Lí do được chọn nhiều thứ hai là “quan tâm đến hình thức giải trí khác” Nguyên nhân này chiếm 2% Lí do “đọc nhiều nên chán” và
“ý kiến khác” bằng nhau, mỗi lí do chiếm 4% Ý kiến khác của việc ngừng đọc truyện tranh được đưa ra là không thích nữa 8% ngừng đọc truyện tranh vì cho rằng nó không phù hợp với độ tuổi hiện tại nữa Lí do “gia đình không cho phép” là lí do thấp nhất, với 2% Biểu đồ cho thấy thói quen đọc truyện tranh ở những đối tượng 16-17 tuổi không bị ảnh hưởng nhiều từ lí do gia đình mà chủ yếu từ bản thân đối tượng
Khi tìm hiểu về việc mua truyện, luận văn đưa ra câu hỏi “Bạn đã từng mua truyện bao giờ chưa?”, câu trả lời nhận được như sau:
Lí do ngừng đọc truyện tranh đọc nhiều nên chán không phù hợp với tuổi hiện tại quan tâm đến hình thức giải trí khác gia đình không cho phép muốn chú tâm vào học hành ý kiến khác
Hình 3.4: Số lượng người đã từng mua truyện Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Với câu hỏi “Bạn đã mua truyện bao giờ chưa?”, có thể thấy rằng phần lớn đã từng mua truyện tranh Số người đã từng mua truyện tranh chiếm 94%, chỉ có 6% trả lời rằng chưa từng mua truyện tranh bao giờ
3.2.2 Cảm nhận về truyện tranh manga
Việc độc giả nghĩ gì về truyện tranh manga cũng là một vấn đề quan trọng Khi được hỏi rằng: “Bạn thấy truyện tranh manga thế nào?”, câu trả lời nhận được như sau:
6% Đã từng mua truyện Đã từng mua Chưa từng mua
Hình 3.5: Cảm nhận về truyện tranh manga Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Theo biểu đồ3.5, khi nhận xét về truyện tranh manga, 45% cho rằng truyện tranh manga có tính giải trí cao Ý kiến được nhiều người lựa chọn kế tiếp là “có thể học hỏi được nhiều thứ từ truyện tranh” Ý kiến này chiếm 37% 9% người được khảo sát cho rằng truyện tranh manga chỉ có tính giải trí và không thể truyền tại kiến thức 5% người có ý kiến khác Những ý kiến khác được đưa ra bao gồm “vừa có tính giải trí vừa có thể học hỏi một số điều từ việc đọc truyện tranh” hay “có tính giáo dục” Ngoài ra, có ý kiến cho rằng truyện tranh “bình thường” và không cảm thấy gì 1% cho rằng truyện tranh không tốt trong việc cảm nhận từ ngữ
Cảm nhận về truyện tranh manga
Có tính giải trí cao
Có thể học hỏi được nhiều thứ từ truyện tranh Chỉ hợp với trẻ em
Chỉ có tính giải trí chứ không truyền tải kiến thức
Không tốt cho khả năng cảm nhận từ ngữ Ý kiến khác
3.2.3 Hình thức và phương thức đọc manga
Hình thức và phương thức đọc truyện tranh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đọc truyện tranh của giới trẻ Khi được hỏi:
“Bạn thường đọc truyện tranh bằng hình thức nào?”, câu trả lời nhận được như sau:
Hình 3.6: Hình thức đọc truyện tranh manga Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Nhìn vào hình3.6, về hình thức đọc truyện tranh manga, 47% người được khảo sát trả lời rằng họ đọc cả hai hình thức, đó là truyện giấy và đọc online Trong đó, đọc online nhiều hơn đọc truyện giấy và chênh lệch 31%
Từ biểu đồ, có thể nhận thấy rằng hình thức đọc trực tuyến được yêu thích hơn đọc truyện giấy Để tìm hiểu về phương thức các bạn trẻ đọc truyện tranh, luận văn đã đưa ra câu hỏi: “Bạn thường đọc truyện tranh bằng phương thức nào?” âu trả lời nhận được như sau:
Hình 3.7: Phương thức đọc truyện tranh manga Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Theo hình3.7, về phương thức đọc truyện tranh, hai đáp án được lựa chọn nhiều nhất là hình thức mua truyện và hình thức đọc trên điện thoại hoặc máy tính Trong đó, phương thức mua truyện cao hơn 2% so với phương thức đọc trên điện thoại Kết quả này hơi khác với biểu đồ hình thức đọc truyện tranh phía trên, khi hình thức đọc online được chọn nhiều hơn hình thức truyện giấy Có thể thấy rằng mặc dù hình thức đọc truyện trên mạng phát triển nhưng những người thích đọc truyện tranh vẫn có thói quen mua truyện Phương thức mượn của bạn bè, người quen chiếm 22% Phương thức thuê truyện chiếm thấp nhất, chỉ có 2% Có thể thấy rằng độc giả tự chủ về việc đọc truyện hơn là phụ thuộc vào người khác
3.2.4 Thời gian dành cho việc đọc manga
Thời gian độc giả trẻ tuổi dành cho việc đọc truyện tranh manga là một vấn đề quan trong Khi được hỏi “Bạn thường độc truện tranh trong khoảng thời gian nào?”, câu trả lời nhận được như sau:
Mua truyện Thuê truyện Mượn của bạn bè, người quen Đọc trên điện thoại hoặc máy tính
Phương thức đọc truyện tranh
Hình 3.8: Khoảng thời dành để đọc truyện tranh manga Đơn vị: %
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của đề tài)
Từ hình3.8, có thể nhận thấy rằng về khoảng thời gian dành cho việc đọc truyện, hai lựa chọn nhiều nhất là “vào bất cứ khi nào được nghỉ từ thứ 2 đến thứ 6” và “vào giờ nghỉ giải lao” Trong đó, thời điểm “vào bất cứ khi nào được nghỉ từ thứ 2 đến thứ 6” cao hơn lựa chọn “vào giờ nghỉ giải lao” 1%
Thời điểm “vào các buổi tối các ngày trong tuần” chiếm 12% Thời điểm “vào buổi tối cuối tuần” và “vào buổi chiều cuối tuần” có kết quả bằng nhau là 9%
Thời điểm “vào buổi sáng cuối tuần” là lựa chọn thấp nhất, chiếm 7%
KẾT LU N
Kết luận
Sau hai thập kỉ xâm nhập vào thị trường Việt Nam, truyện tranh manga đã có những tác động đáng kể lên độc giả Vì đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, thế hệ độc giả của truyện tranh manga cũng đã thay đổi Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu tác động của truyện tranh Nhật Bản manga lên thế hệ độc giả trẻ tuổi hiện nay, mức độ quan tâm và yêu thích đọc truyện tranh của họ, đồng thời tìm hiểu những gì độc giả rút ra được từ việc đọc truyện tranh manga
Sự quan tâm của độc giả với truyện tranh manga đầu tiên thể hiện thông qua thời gian dành để đọc truyện tranh, lựa chọn thể loại truyện đề đọc và số tiền dành để mua truyện Về thói quen đọc, khi so sánh riêng truyện giấy và đọc trên mạng, sô người đọc truyện trên mạng nhiều hơn đọc truyện giấy Có thể thấy rằng thói quen đọc truyện của người trẻ hiện nay đã có phần thay đổi so với thế hệ trước Điều này cũng không ngạc nhiên khi hiện giờ, việc truy cập mạng internet dễ dàng hơn và mạng xã hội ngày càng phổ biến, đồng thời việc sở hữu điện thoại thông minh cũng gia tăng, trái lại, số lượng hàng thuê truyện ngày càng giảm Những yếu tố này đã góp phần khiến độc giả trẻ tiếp cận truyện tranh manga trên mạng dễ dàng hơn Mặc dù việc đọc truyện tranh trên mạng phát triển, số lượng người mua truyện tranh manga cũng không nhỏ Theo khảo sát, số lượng tiền dành để mua truyện và số bộ truyện sở hữu tương đối nhiều Qua đó, có thể thấy rằng nhiều độc giả có tình yêu dành cho manga đủ lớn để mua sở hữu hoặc ủng hộ tác giả Khi được hỏi về thời gian đọc truyện tranh, hầu hết trả lời rằng họ đọc từ 30 – 60 phút Đây là một khoảng thời gian tương đối dài Thông qua việc độc giả có thể dành một khoảng thời gian dài để đọc truyện, có thể thấy rằng truyện tranh manga là một hình thức giải trí khá được ưa chuộng Tuy nhiên, khi so sánh với loại hình giải trí khác như trò chơi điện tử, thời gian dành để đọc truyện tranh ngắn hơn Nhiều trò chơi điện tử bị cho rằng thường dễ thu hút người chơi, dẫn đến việc họ bị thu hút và không để ý đến thời gian Khi so sánh như vậy, có thể thấy rằng việc đọc truyện tranh manga lành mạnh hơn và là một hình thức giải trí tốt trong những lúc giải lao khi học tập hoặc làm việc Ngoài ra, những thể loại truyện tranh được ưa thích cũng chỉ ra được hứng thú và sự quan tâm hiện giờ ở lứa tuổi được khảo sát
Manga tác động lên độc giả trẻ ở một số khía cạnh Mặc dù qua khảo sát, đối với yếu tố giao tiếp, hành vi, ngôn ngữ và học tập, hầu hết những người được khảo sát cho rằng việc đọc truyện tranh không ảnh hưởng nhiều hoặc không hề ảnh hưởng đến những yếu tố đó, nhưng những điều manga đem đến cho độc giả không nhất thiết là những bài học mang tính áp dụng vào thực tiễn hay giáo dục, những bài học đó có thể là về cách sống, đức tính, gợi mở trí tưởng tượng và đem lại cái nhìn mới.Thông qua manga, độc giả học được những bài học bổ ích về những đức tính tốt, những hướng nhìn mới về cuộc sống để phát triển bản thân và trở thành một người tốt hơn Khía cạnh tiếp theo manga ảnh hưởng là những nguồn cảm hứng Thông qua khảo sát, có thể thấy rằng manga là nguồn động lực cho nhiều độc giả thử tham gia nhiều hoạt động hay hình thành sở thích mới Những cảm hứng đến từ việc đọc manga tiêu biểu là học vẽ và học tiếng Nhật Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng những ảnh hưởng manga mang lại thường là những yếu tố tinh thần, như những bài học để hình thành nhân sinh quan hoặc những nguồn cảm hứng mới
Về khía cạnh kinh tế, manga cũng là một ấn phẩm quan trọng đối với những nhà xuất bản Lợi nhuận từ phát hành manga đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của các NXB Lứa tuổi thiếu niên và trưởng thành là đối tượng chủ yếu được NXB nhắm đến vì đây là đối tượng chủ động trong kinh tế
Bên cạnh những tác động nhất định lên độc giả, sự phổ biến của manga ở Việt Nam đã kéo theo nhiều yếu tố khác Về phía độc giả Việt Nam, manga là một trong những công cụ đã đưa hình ảnh nước Nhật đến với độc giả Việt
Nam Thông qua truyện tranh, người đọc có thể hiểu được một vài khía cạnh về Nhật Bản Từ việc đọc truyện tranh, độc giả có thể hình thành và đưa ra nhiều nhận định thú vị về nước Nhật Sự yêu thích đối với loại hình giải trí này đã kéo theo nhiều hoạt động giao lưu văn hóa có chủ đề truyện tranh
Những trào lưu như cosplay đã xuất hiện và ngày càng thu hút nhiều người hơn Những người yêu thích cosplay đã tập hợp thành một cộng đồng, cùng chia sẻ, chung vui và thỏa mãn sở thích hóa thân thành các nhân vật yêu thích
Các hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Nhật phát triển ở Việt Nam Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa thường sẽ có một số hoạt động gắn với manga Đặc biệt hơn nữa, gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đã xuất hiện những gian hàng dành cho họa sĩ Việt Nam Việc này từ trước đến nay chưa có Đây là một dấu hiệu tốt cho họa sĩ, độc giả Việt Nam và những người yêu thích truyện tranh
Cuối cùng, luận văn hi vọng đưa ra được một số khuyến nghị cho những nghiên cứu rong tương lai Luận văn hi vọng có thể đem đến một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa truyện tranh và độc giả.
Khuyến nghị
Luận văn đưa ra một số khuyến nghị cho các độc giả của truyện tranh, nhà xuất bản và những nghiên cứu có chủ đề manga trong tương lai Đối với độc giả trẻ, mặc dù manga là một thể loại giải trí tốt, những độc giả trẻ nên biết phân bổ thời gian hợp lý và cân bằng giữa việc đọc truyện tranh với các hoạt động khác, không quá sa đà vào “thế giới ảo” mà truyện tranh xây dựng Ngoài ra, khi lựa chọn truyện để đọc, độc giả cần lựa chọn một cách sáng suốt để chọn được bộ truyện có ích và phù hợp với bản thân Ngoài việc cân bằng thời gian giải trí và học hành, những độc giả cũng cần chú ý đến số tiền bỏ ra khi mua truyện Đối với các nhà xuất bản và các cấp quản lý, cục xuất bản cần quan tâm hơn nữa tới việc quy định độ tuổi đối với các đầu truyện manga trước khi được phát hành Một khung quy định rõ ràng ở độ tuổi nào thì đọc những truyện nào là rất cần thiết để các độc giả trẻ có thể đọc những cuốn truyện phù hợp với độ tuổi của mình Đối với những nghiên cứu trong tương lai, những nghiên cứu có thể khai thác ảnh hưởng của truyện tranh manga lên sự phát triển của truyện tranh Việt Nam chứ không chỉ riêng lên giới trẻ, sự thay đổi về cách tiếp nhận truyện tranh manga thay đổi qua từng thế hệ và nhiều khía cạnh khác Ngoài ra, những nghiên cứu về truyện tranh tương tự có thể nghiên cứu về truyện tranh Việt Namvà sự phát triển của loại hình này
Luận văn hi vọng có thể mang lại cách nhìn mới về tác động của truyện tranh manga đến độc giả Việt Nam
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO
I Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1 Đặng ao ường (2015), Nâng cao chất lượng xuất bản truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2 Hà Hương (2012), Làn sóng Hàn Quốc: thành công của văn hóa đại chúng, Truy xuất từ https://thanhnien.vn/van-hoa/lan-song-han-quoc- thanh-cong-cua-van-hoa-dai-chung-49137.html
3 Hạ Thị Lan Phi (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của manga ở Việt Nam hiện nay, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
4 Hạ Thị Lan Phi (2017), Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội
5 Hằng Nga (2011), Nhật Bản tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực mềm và cứng, Truy xuất từ http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-dong- bac-a/1806-1806
6 Hoàng Minh Lợi (2013), Quan điểm của Nhật Bản và Hàn Quốc về
"quyền lực mềm", Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
7 Hoàng Minh Lợi (2013), Đối sách của Nhật Bản về sự gia tăng quyền lực mềm (từ năm 2000 đến nay), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Truy xuất từ http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-dong-bac-a/1806-1806
8 Ngô Phương nh (2015), Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật
Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử số 9-2015 Truy xuất từ http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc- te/item/1497-chien-luoc-quang-ba-suc-manh-mem-cua-nhat-ban-va- kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam.html
9 Ngô Thanh Mai (2018), Tác động văn hóa của truyện tranh tới trẻ em Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án tiến sĩ, đã được sự cho phép của tác giả
10 Nông Thế Linh (2011), Hình và nét trong thiết kế tranh truyện Luận văn thạc sĩ mỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
11 Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia
12 Phạm Thủy Tiên (2016), Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy), Truy xuất từ http://nghiencuuquocte.org/2016/01/23/ngoai-giao-van-hoa- cultural-diplomacy/
13 Trần Thị Thu Hà (2012), Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986 đến nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại
14 Võ Thị Mai Thuận (2012), Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21, Đại học Quốc gia Hà Nội
15 Yamada, S (2014), Nghiên cứu Nhật Bản qua Manga (truyện tranh) và Anime (hoạt hình) Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản- Viện nghiên cứu Đông Bắc Á http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsidu5, Ngô Hương Lan dịch
16 Yuichiro, K (2014), Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm
1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật Bản được phát hành tại Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội
17 Lễ hội văn hóa Nhật Bản, truy xuất từ https://www.fahasa.com/le-hoi- van-hoa-nhat-ban-manga
18 Có gì hot tại [MANGA FESTIVAL IN VIETNAM] lần đầu tổ chức ở Việt Nam truy xuất từ http://truyenbanquyen.com/2018/01/21/co-gi-hot- tai%E3%80%90manga-festival-in-vietnam%E3%80%91lan-dau-to- chuc-o-viet-nam/
II Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
19 Bragg, S., Kehily, M J., & Buckingham, D (2014), Youth Cultures in the Age of Global Media, Palgrave Macmillan
20 Garcia, H (2010), A Geek in Japan, Tuttle Publishing
21 Gravett, P (2004), Manga: Sixty Years of Japanese Comics, Laurence
22 Iwabuchi, K (2002), “Soft” nationalism and narcissism: Japanese popular culture goes global, truy xuất từ https://www.blackwellpublishing.com/content/BPL_Images/Journal_Sa mples2/ASRE1035-7823~26~4/138.PDF
23 Kelts, R (2006), Japanamerica: How Japanese Pop Culture Has Invaded the U.S, St Martin's Press
24 Kinsella, S (2000), Adult Manga: Culture and Power in Contemporary
25 McGray, D (2009), Japan’s Gross National Cool, Foreign Policy Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019
26 Nakamura, T (2013), Japan’s New Public Diplomacy: Coolness in Foreign Policy Objectives truy xuất từ https://www.lang.nagoya- u.ac.jp/media/public/mediasociety/vol5/pdf/nakamura.pdf
27 Schodt, F, L (1983), Manga! Manga! The World of Japanese Comics,
28 Schodt, F, L (1996), Dreamland Japan: Writings on Modern Manga,
29 Special issue: cultural diplomacy: beyond the national interest?, truy xuất từ https://www.cultureinexternalrelations.eu/cier- data/uploads/2016/08/Report17.pdf
30 Japan International Manga Award, truy xuất từ https://www.manga- award.mofa.go.jp/index_e.html
PHỤ LỤC 1 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
I hông tin người được phỏng vấn
- Họ và tên: Đặng ao ường
- Nghề nghiệp: BTV truyện tranh
Hỏi: Anh đã làm biên tập viên bao lâu rồi ạ?
Trả lời: Mình gắn bó với nghề được khoảng 3 năm rồi
Hỏi: Vì sao anh lại yêu thích và quyết định gắn bó với Manga?
Trả lời: Vì ở truyện tranh chúng ta sẽ học được rất nhiều những bài học không có ở bất cứ đâu, về tình bạn, tình đồng đội, tình yêu quê hương, đất nước và quan trọng nhất là những trải nghiệm của bản thân mỗi khi đồng hành cùng các nhân vật trong quá trình khẳng định bản thân mình hưa kể manga cũng là một kho kiến thức lịch sử, văn hóa nghệ thuật, khoa học vô cùng phong phú
Hỏi: Truyện tranh mang về doanh thu cho NXB như thế nào?
Trả lời: Về doanh thu, truyện tranh manga chiếm khoảng 40% doanh số, so với các mảng sách khác.”
Hỏi: Tiền bản quyển truyện tranh chiếm bao nhiêu?
Trả lời: Tiền bản quyền nằm trong phần doanh thu Tiền này không rõ lắm vì nó nằm trong hợp đồng với đối tác, không thể tiết lộ
Hỏi: Vì sao NXB ưu tiên lựa chọn mua bản quyền manga để xuất bản mà không lựa chọn truyện tranh của nước khác?
Trả lời: Có một số yếu tố Đầu tiên, về hình thức, truyện tranh Nhật Bản rất đa dạng Hiện giờ, truyền tranh Hàn Quốc đã chuyển sang thể loại webtoon (truyện tranh đăng trên mạng), ít ra sách giấy, khiến cho việc du nhập và phát hành ở Việt Nam khó khăn hơn Truyện tranh Trung Quốc không còn đầu sách nào đủ ấn tượng và cũng đang dần chuyển sang webtoon nên không có sách cho NXB của Việt Nam mua Yếu tố thứ hai là nội dung Hàn Quốc và Trung Quốc chỉ là hai nước đi sau nước Nhật Truyện tranh Hàn Quốc và truyện tranh Trung Quốc có quá nhiều đề tài trùng lặp với truyện Nhật Trong khi đó, truyện tranh Nhật có quá nhiều yếu tố nổi bật Ngoài ra, văn hóa Nhật Bản có nhiều nét tương đồng văn hóa với Việt Nam.Về nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản là đất nước vẫn giữ được truyền thống cho đến bây giờ Yếu tố truyền thống của Nhật là yếu tố thu hút tất cả các quốc gia khác chứ không chỉ Việt Nam Bên cạnh đó,văn hóa Nhật Bản được lồng ghép vào truyện tranh rất khéo léo Ví dụ như các ngày lễ truyền thống của Nhật, hình ảnh samurai, ninja, biểu tượng của Nhật như hoa anh đào đều được đưa vào truyện tranh Nhật Bản một cách khéo léo và tinh tế Ngoài ra, một lí do đơn giản nữa là ở Nhật đã là một ngành công nghiệp, hay còn gọi là “ngành công nghiệp không khói” Nền công nghiệp này đã có lịch sử phát triển nhiều năm
Ngoài ra, giá thành của truyện Nhật cũng rẻ hơn nhiều so với truyện nước khác
Hỏi: Vậy tại sao NXB không lựa chọn xuất bản mua những truyện tranh của các nước phương Tây?
Trả lời: Đối với truyện tranh phương Tây, thể loại truyện này phát triển theo một dòng khác Nét vẽ và nội dung khó để tiếp cận với độc giả Việt Nam Nét vẽ trong truyện tranh phương Tây mang phong cách tả thực rất nhiều, nội dung thì phức tạp hơn hưa kể, về giá thành, truyện tranh Nhật có giá rẻ hơn so với truyện tranh phương Tây hay truyện tranh webtoon của Hàn Quốc và Trung Quốc
Hỏi: Từ trước và sau khi công ước Bern, manga xuất bản ở Việt Nam có thay đổi gì không?
Trả lời: 100% ý thức tôn trọng bản quyền đã được nâng cao Mặc dù tình trạng đọc không bản quyền trên mạng vẫn còn nhưng sách giấy hoàn toàn đã không còn việc in lậu Không còn NXB nào còn in truyện tranh không bản quyền nữa ách đây 1-2 năm còn một vài NXB nhưng bây giờ là không còn nữa Đây là yếu tố nổi cộm nhất
Hỏi: Thể loại thường được lựa chọn để xuất bản ở Việt Nam là gì?
Trả lời: Rất nhiều, hành động, giả tưởng, phiêu lưu, trinh thám…
Hỏi:Lứa tuổi thịnh hành nhất là khoảng bao nhiêu?
Trả lời: Lứa tuổi thịnh hành nhất bao giờ cũng là lứa tuổi 14 tuổi đến 24 tuổi
Thiếu nhi thụ động trong việc mua truyện vì được bố mẹ mua cho Đối tượng có khả năng mua truyện là những lứa tuổi từ 14 đến 24 tuổi
Hỏi: Anh có thể cho biết mỗi năm NXB phát hành bao nhiêu quyển truyện tranh manga được không?
Trả lời: Mỗi năm, trung bình ở Việt Nam có khoảng 400 quyển truyện tranh manga được xuất bản, không kể tái bản
Rất cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
BẢNG HỎI VỀ THÓI QUEN C TRUY N TRANH NH T BẢN (MANGA) CỦA H C SINH TRUNG H C PHỔ THÔNG HÀ NỘI HI N NAY
Chào bạn! Tôi là nghiên cứu sinh của trường ĐH Việt- Nhật Hiện nay, tôi đang làm luận văn với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (manga) đến giới trẻ Việt Nam” và rất cần sự đóng góp của bạn thông qua bảng hỏi này Bạn hãy trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu “X” vào những câu trả lời trắc nghiệm và viết câu trả lời đối với những câu hỏi mở rộng
Rất cảm ơn sự đóng góp của bạn!
I hông tin người được phỏng vấn
Câu 1: Bạn đã bao giờ đọc Truyện tranh Nhật Bản- Manga chưa? a Có (chuyển sang câu 1a) b Đã từng đọc nhưng hiện tại không còn đọc nữa(chuyển câu 1b)
Câu 1a: Bạn bắt đầu đọc truyện tranh manga từ khi nào? a Mẫu giáo b Tiểu học c Từ cấp 2 d Từ cấp 3
Câu 1b: Tại sao bạn không đọc truyện tranh nữa? a Đọc nhiều nên chán b Cảm thấy truyện tranh không phù hợp với tuổi hiện tại c Quan tâm đến hình thức giải trí khác d Gia đình không cho phép e Muốn chú tâm vào học hành f Ý kiến khác (xin cho biết cụ thể):
Câu 2: bạn đã mua truyện bao giời chƣa a Có b Không
Câu 3: Bạn thấy truyện tranh Manga thế nào? a Có tính giải trí cao b Có thể học hỏi được nhiều thứ từ truyện tranh c Chỉ hợp với trẻ con d Chỉ có tính giải trí chứ không truyền tải kiến thức e Không tốt cho khả năng cảm nhận từ ngữ f Nếu có ý kiến khác xin nêu cụ thể:
Câu 4: Bạn thường đọc truyện tranh bằng hình thức nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Truyện giấy b Đọc online c Đọc cả 2 hình thức
Câu 5: Bạn thường đọc truyện tranh bằng phương thức nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Mua truyện b Thuê ở hàng truyện c Mượn của bạn bè, người quen d Đọc trên điện thoại hoặc máy tính e Phương tiện khác (xin cho biết cụ thể)