1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e

59 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện E
Tác giả Bùi Sơn Nhật
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thị Ly Hương, ThS. Lê Anh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Tổng quan về thông tin thuốc (13)
      • 1.1.1. Khái niệm thông tin thuốc (13)
      • 1.1.2. Yêu cầu của thông tin thuốc (13)
      • 1.1.3. Phân loại thông tin thuốc (15)
      • 1.1.4. Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc (16)
      • 1.1.5. Vai trò của thông tin thuốc (18)
    • 1.2. Hoạt động về thông tin thuốc trên thế giới và tại Việt Nam (19)
      • 1.2.1. Hoạt động thông tin thuốc trện thế giới (0)
      • 1.2.2. Hoạt đông thông tin thuốc tại Việt Nam (0)
      • 1.2.3. Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện (22)
    • 1.3. Hoạt động của dược sĩ lâm sàng trong công tác thông tin thuốc (24)
      • 1.3.1. Điều kiện của dược sĩ lâm sàng (24)
      • 1.3.2. Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc (25)
    • 1.4. Một số nét về hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện E (26)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (28)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (28)
      • 2.3.2. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế (29)
    • 2.4. Xử lí số liệu (29)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (30)
    • 3.1. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (30)
      • 3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu (30)
      • 3.1.2. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (31)
      • 3.1.3. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc (32)
      • 3.1.4. Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (36)
    • 3.2. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế (36)
      • 3.2.1. Đánh giá mức độ cần thiết của thông tin thuốc (37)
      • 3.2.2. Nhu cầu về nội dung thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên (37)
      • 3.2.3. Hình thức trao đổi thông tin thuốc muốn nhận được (39)
      • 3.2.4. Mục đích của tra cứu thông tin thuốc (40)
      • 3.2.5. Nguồn tài liệu tra cứu thông tin thuốc (40)
      • 3.2.6. Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc (41)
      • 3.2.7. Tỷ lệ tham gia tập huấn công tác thông tin thuốc (42)
      • 3.2.8. Đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện (42)
      • 3.2.9. Mức độ thường xuyên tra cứu thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện (43)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (44)
    • 4.1. Về nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (44)
      • 4.1.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (44)
      • 4.1.2. Đặc điểm nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (45)
      • 4.1.3. Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc (0)
    • 4.2. Về nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế (46)
      • 4.2.1. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên (46)
      • 4.2.2. Thực hành tra cứu thông tin thuốc của cán bộ và nhân viên y tế (47)
      • 4.2.3. Đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện (48)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (50)
    • 5.1. Kết luận (50)
      • 5.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu (0)
      • 5.1.2. Đặc điểm nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (0)
    • 5.2. Đề xuất .................................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)
  • PHỤ LỤC (54)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tổng quan về thông tin thuốc

1.1.1 Khái niệm thông tin thuốc

“Thông tin thuốc” được định nghĩa là “việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc” [6]

“Thông tin thuốc” có thể được mô tả là thông tin dưới dạng in trong văn bản hoặc được phát ngôn ra mà gắn liền với thuốc [21] Trong nhiều trường hợp, cụm từ này được sử dụng gắn liền với các cụm từ khác nhau tương ứng với các văn cảnh khác nhau, cụ thể là:

 Chuyên gia/dược sĩ/người cung cấp

 Trung tâm/dịch vụ/thực hành

 Chức năng/kĩ năng Với thực tế vô cùng đa dạng và phức tạp của các thuốc điều trị cũng như các tài liệu liên quan đến thuốc, thuật ngữ “Thông tin thuốc” thường được gắn liền với các khái niệm “Trung tâm thông tin thuốc” và “chuyên gia thông tin thuốc”, có nghĩa là nói tới thông tin thuốc là nói đến hoạt động chuyên môn của người dược sĩ cũng như nói đến một hệ thống thông tin hoạt động với các chức trách chuyên biệt [3]

1.1.2 Yêu cầu của thông tin thuốc 1.1.2.1 Yêu cầu về nội dung thông tin thuốc

Một thông tin thuốc phải có đầy đủ những yêu cầu sau:

 Rõ ràng và dứt khoát [3]

Nội dung thông tin thuốc bao gồm [12]:

 Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác;

 Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc;

 Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc

Nội dung thông tin thuốc được xây dựng căn cứ theo những tài liệu [12]:

 Dược thư Quốc gia Việt Nam

 Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt

 Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận

Tài liệu thông tin thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc [12]

1.1.2.2 Yêu cầu về hình thức thông tin thuốc

Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải có dòng chữ "Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: (a) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế XXXX/XX/QLD-TT, ngày tháng năm , (b) ngày tháng năm in tài liệu [5]

Phần tài liệu chứng minh và phần trích dẫn để minh hoạ cho nội dung thông tin phải trung thực, cập nhật và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tài liệu Các thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theo dõi sản phẩm trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thông tin khoa học kèm theo tài liệu chứng minh Phần thông tin mới phải ghi dòng chữ:

“Phần thông tin này chỉ dùng để tham khảo” [6]

1.1.2.3 Yêu cầu về trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc

Những tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin thuốc bao gồm [12]:

 Cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm cập nhật thông tin thuốc của cơ sở đang lưu hành trên thị trường cho cơ quan quản lý nhà nước về dược và cung cấp thông tin thuốc phù hợp cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng thuốc

 Người của cơ sở kinh doanh dược giới thiệu thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định

 Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh

Cơ quan quản lý nhà nước về dược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm công bố thông tin về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc

1.1.3 Phân loại thông tin thuốc [3]

1.1.3.1 Phân loại theo nguồn thông tin

Thông tin thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: dựa trên đối tượng được thông tin (thầy thuốc kê đơn, y tá điều dưỡng, dược sĩ, người bệnh,

…) theo nội dung chuyên biệt của thông tin (đặc tính và cách sử dụng của thuốc, giá cả,…) Một cách phân loại phổ biến là phân loại theo nguồn thông tin

 Nguồn thông tin cấp một: Các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí hoặc đưa lên mạng Internet, các báo cáo chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, …

 Nguồn thông tin cấp hai: Bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc các bài tóm tắt của các thông tin thuộc nguồn thông tin thứ nhất, được sắp xếp theo các chủ đề nhất định

 Nguồn thông tin cấp ba: Các thông tin được xây dựng bằng cách tổng hợp các thông tin từ hai nguồn thông tin trên Tác giả của nguồn thông tin thứ ba thường là các chuyên gia về thuốc trong một lĩnh vực nào đó; từ các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đó, họ sẽ phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan để đưa ra thông tin mang tính khái quát về một vấn đề Các thông tin thuộc nguồn cấp ba thường được công bố dưới dạng sách giáo khoa, bản hướng dẫn điều trị chuẩn,…[3]

1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng được thông tin

 Thông tin cho cán bộ y tế:

 Cho cá nhân: Thầy thuốc kê đơn; y tá điều dưỡng; dược sĩ (bệnh viện, cửa hàng)

 Cho tổ chức: Hội đồng thuốc và điều trị; Bảo hiểm y tế…

 Thông tin cho người sử dụng:

 Bệnh nhân, người dùng thuốc

 Nhân dân, người tiêu dùng thuốc

1.1.3.3 Phân loại theo nội dung thông tin [3]

 Các thông tin liên quan tới đặc tính và cách sử dụng của thuốc: Bao gồm các thông tin về:

 Dạng bào chế và sinh khả dụng của thuốc

 Đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc

 Hướng dẫn sử dụng thuốc (chế độ liều, phác đồ điều trị, lưu ý khi dùng…)

 ADR, độc tính của thuốc

 Tác dụng gây quái thai, đột biến

 Sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt

 Độ ổn định, tính tương kị của thuốc

 Các thông tin về luật, chính sách y tế, số đăng kí…

 Thông tin về giá cả

1.1.4 Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc

Hoạt động về thông tin thuốc trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Hoạt động thông tin thuốc trên thế giới 1.2.1.1 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước phát triển

Năm 1962, Trung tâm thông tin thuốc đầu tiên được thành lập tại Trung tâm y tế Kentucky - Mỹ, do một bộ phận tách ra khỏi khoa Dược chuyên làm nhiệm vụ cung cấp thông tin thuốc Nhiều trung tâm thông tin thuốc khác cũng được lập ra sau đó – vào năm 1973, có 54 trung tâm như vậy do dược sĩ điều hành tại Mỹ [21]

Sang thập kỉ 70, tại nhiều nước đã hình thành hệ thống các trung tâm thông tin thuốc từ trung ương đến địa phương Tại Úc, trung tâm thông tin thuốc đầu tiên được thành lập năm 1968 tại bệnh viện Royal Melbourne, Victoria - đến cuối thập kỉ 70, các trung tâm thông tin thuốc đã được hình thành ở hầu hết các bệnh viện đa khoa địa phương [23]

1.2.1.2 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước đang phát triển

Tại các nước đang phát triển, hoạt động thông tin thuốc bắt đầu muộn hơn

Cho đến những năm 80, các trung tâm thông tin thuốc đầu tiên mới được thành lập như Zimbabwe (1979), Costa Rica (1983), Hong Kong (1988) [16,19,20] Hoạt động thông tin thuốc mặc dù đã có những bước tiến nhưng còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn Các cơ sở hạ tầng, vốn, có sẵn tại các nước phát triển như dịch vụ bưu điện và viễn thông, còn thiếu thốn, khiến cho việc tiến hành các dự án tại các nước đang phát triển khó khăn hơn nhiều Bên cạnh đó, còn những vấn đề về các mặt khác như: kinh tế, văn hóa, chính trị… [24]

Ví dụ tại châu Phi, những khó khăn sau được nhận dạng:

 Kinh tế: Thiếu thốn nguồn vốn, cơ sở hạ tầng và khoa học kĩ thuật làm thiếu hụt nguồn dữ liệu thông tin, làm hạn chế khả năng thu thập thông tin thuốc các cơ quan y tế và hành pháp cũng như khả năng mở ra các dịch vụ thông tin thuốc

 Nhân lực: Các cơ quan Nhà nước không có đủ ngân sách để chi cho việc thuê một người chuyên trách công tác thông tin thuốc hoặc thuê các tổ chức, cơ quan bên ngoài làm Các công chức thường phải đảm nhận nhiệm vụ này song song với nhiệm vụ chính của họ, dẫn tới quá tải và trì hoãn công việc

 Hệ thống y tế: Nhiều nguồn dữ liệu thiết yếu cho công tác thông tin thuốc không hề tồn tại, ví dụ như tỉ lệ tử vong chỉ có một số quốc gia châu Phi lưu trữ

Nhiều hệ thống dữ liệu đang trong quá trình xây dựng phải phụ thuộc vào dữ liệu từ các cơ quan hành pháp Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu chuyên biệt, ví dụ như các khảo sát trong trường, hiếm khi được tiến hành và nếu có thì thường có quy mô hạn chế do thiếu nguồn tài chính cũng như nhân lực đủ trình độ

 Trình độ: Số lượng người được đào tạo về những lĩnh vực chuyên sâu như dịch tễ thuốc là có hạn do cơ hội học lên cao ở châu Phi hạn chế Vì vậy, số liệu hiện có sẽ thiếu độ tin cậy và thiếu chất lượng

 Tầm quan trọng: Các quốc gia châu Phi phải đối mặt với những tình trạng cấp bách như nạn đói, đại dịch HIV/AIDS; các hoạt động trước mắt như đảm bảo nước sạch, vaccine…là quan trọng và cấp thiết hơn

 Liên lạc, giao tiếp: Tình trạng bất đồng ngôn ngữ cũng như văn hóa làm cản trở việc thu thập thông tin và xây dựng hệ thống thông tin thuốc

 Chính trị: Bất ổn chính trị kéo dài và xung đột liên miên khiến cho khả năng thực hiện hoạt động thông tin thuốc trở nên bị hạn chế; các cá nhân thực hiện công tác này có thể không đủ năng lực hoặc không công tác được lâu dài

Những vấn đề trong việc thiết lập hệ thống thông tin thuốc tại châu Phi không chỉ có riêng tại đây mà còn là những vấn đề chung với các nước đang phát triển [24]

1.2.2 Hoạt động thông tin thuốc tại Việt Nam

Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại Hà Nội vào năm 1994 với sự hỗ trợ về chuyên gia cũng như trang thiết bị và cơ sở dữ liệu từ tổ chức SIDA (Thụy Điển) Năm 2003, Bộ Y tế ban hành công văn 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ

Y tế ngày 19/5/2004 cũng một lần nữa hướng dẫn các BV trên toàn quốc phải thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện

Ngày 9/6/2009, Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đã được thành lập Đây là đơn vị đầu ngành về thông tin thuốc và cảnh giác dược ở tuyến trung ương, có chức năng giúp Bộ y tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về thông tin thuốc và cảnh giác dược [5]

Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả Trung tâm Quốc

Hoạt động của dược sĩ lâm sàng trong công tác thông tin thuốc

1.3.1 Điều kiện của dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp ứng một trong ba điều kiện sau:

 Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng

 Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng

 Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý - dược lâm sàng Đồng thời, dược sĩ lâm sàng phải được đào tạo và cập nhật thường xuyên các hướng dẫn điều trị của Việt Nam, của thế giới, tài liệu về y dược có liên quan, các vấn đề khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động thực hành dược lâm sàng Dược sĩ lâm sàng cũng phải được tham dự các hội thảo khoa học, lớp học chuyên đề để tiếp cận với dược lâm sàng trong nước, khu vực và trên thế giới [8]

1.3.2 Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc

Sự phát triển của các trung tâm thông tin thuốc và các chuyên gia thông tin thuốc đã dẫn tới sự khởi đầu của khái niệm “dược lâm sàng” Đây là nền tảng cho dược sĩ thể hiện khả năng tham gia tích cực hơn vào việc chăm sóc cho bệnh nhân

Bằng việc sử dụng kiến thức chuyên ngành về thuốc cũng như mở rộng nền tảng kiến thức ở một số lĩnh vực nhất định, dược sĩ có thể đóng vai trò cố vấn trong sử dụng thuốc trong điều trị [21]

Hiện tại, dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (tại bệnh viện, phòng khám, chăm sóc sức khỏe tại nhà,…) thường xuyên trả lời các câu hỏi thông tin thuốc cũng như tham gia đánh giá liệu trình điều trị sử dụng cho bệnh nhân và đánh giá sử dụng thuốc Việc cung cấp thông tin thuốc có thể diễn ra bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc theo một cách có khuôn khổ hơn, ví dụ như thuyết trình trước một nhóm bệnh nhân hay nhóm y tá trong khoa điều trị Dược sĩ có thể tham gia giảng dạy, giám sát sinh viên trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân hoặc trong các môi trường thực hành dược Trong bất cứ vai trò nào kể trên, người dược sĩ cần có kĩ năng thu thập thông tin và đánh giá để đảm bảo rằng mình có được những thông tin chính xác và cập nhật nhất để phục vụ cho việc cung cấp thông tin thuốc cho khách hàng Dược sĩ cũng cần kĩ năng giải quyết vấn đề tốt để đánh giá tình hình, có chiến lược tìm kiếm thông tin thuốc, đánh giá thông tin và đưa ra câu trả lời Bên cạnh đó, kĩ năng giao tiếp tốt cũng quan trọng không kém vì người dược sĩ cần đưa ra câu trả lời rõ ràng, mạch lạc với cách diễn đạt phù hợp với đối tượng được cung cấp thông tin [21] Để trở thành một người cung cấp thông tin thuốc hiệu quả, người dược sĩ phải có khả năng diễn đạt tốt cả qua nói chuyện cũng như qua sử dụng văn bản, đồng thời phải có khả năng [15]:

 Dự đoán và đánh giá đúng nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân cũng như cán bộ y tế

 Thu thập đầy đủ thông tin ban đầu

 Sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng nhu cầu thông tin thuốc, bằng cách tìm kiếm, thu thập và đánh giá văn bản (ví dụ như đánh giá thiết kế nghiên cứu, thống kê, sai số, hạn chế, khả năng ứng dụng) một cách có hiệu quả

 Tổng hợp, truyền đạt, lưu trữ và ứng dụng thông tin có được vào tình huống chăm sóc bệnh nhân cụ thể

Tùy theo môi trường hành nghề cũng như nhu cầu của khách hàng mà các hoạt động thông tin thuốc khác nhau được tiến hành Các dược sĩ cần có các kĩ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thông tin thuốc sau [15]:

 Cung cấp thông tin thuốc cho người bệnh cũng như cán bộ y tế

 Thiết lập nên cũng như duy trì lưu hành các tài liệu thông tin, cả ở dạng in lẫn dạng số, cho bệnh nhân và nhân viên y tế về các chủ đề như: tối ưu hóa sử dụng thuốc, sức khỏe chung hoặc các câu hỏi lâm sàng chọn lọc

 Giáo dục các nhân viên y tế về các chính sách và quy trình sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bao gồm việc xây dựng nguồn lực để thực hiện thông tin thuốc

 Đảm trách, hoặc tham gia, công tác giáo dục liên tục cho các nhân viên y tế

 Giám sát và giảng dạy cho các học viên

 Tham gia các đề tài nghiên cứu về tăng chất lượng và các đề tài phân tích về giá thành thuốc

 Tham gia đóng góp bài báo cho lĩnh vực y sinh học và đóng góp ý kiến về công trình của các tác giả khác.

Một số nét về hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện E

Khoa Dược bệnh viện là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin thuốc trong bệnh viện Khoa Dược của Bệnh viện E gồm có 24 người (trong đó có 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ, 6 dược sĩ đại học) Nhân lực đảm trách công tác thông tin thuốc gồm 6 người, đều là dược sĩ kiêm nhiệm thêm công tác dược lâm sàng

Nhiệm vụ chính của các dược sĩ làm công tác thông tin thuốc bao gồm:

 Cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ và điều dưỡng

 Viết bản tin thông tin thuốc gửi xuống cho khoa lâm sàng

 Ra 2 số tập san/năm về thông tin thuốc, với nội dung được chia theo từng chuyên đề

Về trang thiết bị và cơ sở vật chất, các dược sĩ được trang bị với sách, báo, tài liệu chuyên ngành và máy tính nối mạng Internet để hoàn thành nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó, các dược sĩ làm công tác thông tin thuốc còn cập nhật thông tin từ Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng như các công ty dược

Tuy nhiên, hoạt động thông tin thuốc ở viện E còn gặp một số hạn chế như sau:

 Nhân lực cho hoạt động thông tin thuốc không tập trung, còn phân tán do phải

 Chưa triển khai hoạt động tư vấn thông tin thuốc cho bệnh nhân

 Nhận thức của cán bộ y tế và bệnh nhân về hoạt động thông tin thuốc còn hạn chế.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Để khảo sát nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ tại bệnh viện E, chúng tôi tiến hành trên hai nhóm đối tượng sau:

 Bệnh nhân: Bệnh nhân đến khám và đang chờ lấy thuốc tại khu vực phòng khám và quầy thuốc của bệnh viện E trong thời gian nghiên cứu

 Cán bộ, nhân viên y tế: Các bác sĩ và điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện E trong thời gian nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Nghiên cứu mô tả, dựa vào 2 bộ câu hỏi cho hai nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ghi lại câu trả lời vào phiếu điều tra Sau đó, tập hợp và phân tích số liệu để đưa ra các kết quả về nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ y tế tại bệnh viện E

 Với bệnh nhân: lấy mẫu thuận tiện trên các bệnh nhân đến khám và đang chờ lấy thuốc tại khu vực phòng khám và quầy thuốc của bệnh viện E Thời gian từ ngày 14/02/2017 đến ngày 11/04/2017

 Với cán bộ, nhân viên y tế: Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi phỏng vấn ngẫu nhiên ở mỗi khoa lâm sàng 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn lắng nghe ý kiến của lãnh đạo các khoa lâm sàng nên với mỗi khoa sẽ phỏng vấn thêm 01 lãnh đạo (là trưởng, hoặc phó khoa lâm sàng) Thời gian từ ngày 14/04/2017 tới 05/05/2017

2.3.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

 Tỉ lệ bệnh nhân mong muốn được cung cấp thông tin thuốc

 Nội dung thông tin thuốc theo nhu cầu của bệnh nhân

 Thời gian và hình thức cung cấp thông tin thuốc theo mong muốn của bệnh nhân

 Mối quan hệ của các yếu tổ (tuổi, giới, nghề nghiệp, chế độ khám và số bệnh mắc phải) với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

2.3.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế

 Đánh giá mức độ cần thiết của thông tin thuốc

 Nhu cầu về nội dung thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên

 Hình thức trao đổi thông tin thuốc muốn nhận được

 Mục đích của tra cứu thông tin thuốc

 Nguồn tài liệu tra cứu thông tin thuốc

 Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc

 Tỷ lệ tham gia tập huấn công tác thông tin thuốc

 Đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện

 Mức độ thường xuyên tra cứu thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện

Xử lí số liệu

Thu thập số liệu và nhập vào phần mềm SPSS 20 và Microsoft Excel 2016, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến nghiên cứu, phân tích mối liên quan giữa các biến bằng tỷ suất chênh odds ratio (OR) Trị số p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ

Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng các bệnh nhân đến khám và đang chờ lấy thuốc tại khu vực phòng khám và quầy thuốc của bệnh viện E trong thời gian từ ngày 14/02/2017 đến ngày 11/04/2017 theo mẫu phiếu khảo sát (phụ lục I)

Trong quá trình điều tra và phân tích số liệu, tổng số mẫu điều tra thu thập được là

110 bệnh nhân Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1 : Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân (%)

> 60 tuổi Thấp nhất Cao nhất Trung vị Mode

Nghề nghiệp Học sinh-sinh viên 24 (21,82%)

Bệnh mắc phải Răng hàm mặt 2 (1,82%)

Sinh dục – Tiết niệu 9 (8,18%) Tai mũi họng 12 (10,91%)

5 (4,55%) Diện khám chữa bệnh Bảo hiểm

Trong tổng số 110 bệnh nhân được phỏng vấn, phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi trên 60 tuổi (48,18%), tuy nhiên tuổi có độ lặp lại nhiều nhất lại là 19 và 21 (đều có

8 bệnh nhân) Tỷ lệ nữ đến khám nhiều hơn nam (61,82% nữ so với 38,18% nam)

Phần lớn bệnh nhân ở diện hưu trí (57,27%), tuy nhiên đối tượng học sinh – sinh viên cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (21,82%) 94,55% đối tượng đi khám theo diện bảo hiểm

Tỷ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất thuộc nhóm bệnh tim mạch ( 31%), gấp đôi nhóm thứ 2 là các bệnh thuộc hệ xương khớp, nội tiết, tiêu hóa (với tỷ lệ tương ứng là 16,36%, 15,45% và 13,64%) Nhóm bệnh có ít bệnh nhân đến khám nhất thuộc về hệ hô hấp, răng hàm mặt và truyền nhiễm Đa số bệnh nhân đến khám vì một bệnh (chiếm 75,45%), chỉ có 4,55% (5 bệnh nhân) đến khám vì 3 bệnh

3.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

Hình 3.1: Nhu cầu cung cấp thông tin thuốc của bệnh nhân

Nhận xét: đa số bệnh nhân có mong muốn được tư vấn thông tin thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn (79 bệnh nhân - 71,82%)

Có nhu cầu Không có nhu cầu

3.1.3 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Bảng 3.2: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân (%)

> 60 tuổi Thấp nhất Cao nhất Trung vị Mode

Nghề nghiệp Học sinh – sinh viên 18 (22,78%)

Diện khám chữa bệnh Bảo hiểm

Nhận xét: So với sự phân bố tỷ lệ chung thì số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn thông tin thuốc có xu hướng:

 Trẻ hơn: trung vị là 55 so với nhóm bệnh nhân chung có trung vị là 59 Tuổi cao nhất có nhu cầu thông tin thuốc là 82, trong khi phân bố chung tuổi cao nhất là 85

 Học vấn cao hơn: 14% là tri thức so với tỷ lệ chung là 12%, số học sinh – sinh viên có nhu cầu thông tin thuốc là 23% so với tỷ lệ chung là 22% Trong số 63 cán bộ hưu trí (chiếm 57,27% quần thể nghiên cứu), chỉ có 42 bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc (tỉ lệ 53,16% tổng số bệnh nhân có nhu cầu)

 So sánh tỉ lệ các bệnh của nhóm bệnh nhân chung và nhóm có nhu cầu thông tin thuốc

Hình 3.2: Tỉ lệ bệnh trên các hệ cơ quan của hai nhóm bệnh nhân

Hình 3.3: Tỉ lệ số bệnh mắc phải ở hai nhóm bệnh nhân

Hô hấp Răng hàm mặt Truyền nhiễm

Hệ tạo máu Thần kinh Sinh dục – Tiết niệu Tai mũi họng Tiêu hóa Nội tiết Xương khớp Tim mạch

T ỉ lệ ph ần tr ăm

Nhận xét: Kết quả từ hình 3.2 và hình 3.3 cho thấy: mặt bệnh thường gặp nhất vẫn là tim mạch (27%) Trong khi ở nhóm chung, các nhóm bệnh thường gặp tiếp theo là xương khớp, nội tiết, tiêu hóa; thì ở nhóm có nhu cầu thông tin thuốc, các mặt bệnh thường gặp tiếp theo là tiêu hóa, xương khớp, tai mũi họng Đa số bệnh nhân thuộc nhóm có nhu cầu thông tin thuốc mắc một bệnh; có 4 bệnh nhân (5,06%) thuộc nhóm này mắc 3 bệnh

 Nội dung thông tin thuốc theo nhu cầu của bệnh nhân

Hình 3.4: Nhu cầu được cung cấp theo nội dung thông tin thuốc

Nhận xét: Trong số 79 bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn thông tin thuốc: Về nội dung thông tin thuốc, đa số các bệnh nhân mong muốn được cung cấp thông tin về tác dụng (89,87%), lưu ý khi sử dụng (86,08%), tác dụng không mong muốn (84,81%) Có 75,95% bệnh nhân quan tâm tới hiệu chỉnh liều và 54,43% quan tâm tới bảo quản thuốc

 Thời gian và hình thức cung cấp thông tin thuốc theo mong muốn của bệnh nhân

Tác dụng Lưu ý sử dụng thuốc Tác dụng không mong muốn

Hiệu chỉnh liều Bảo quản

Hình 3.5: Thời gian tư vấn thông tin thuốc phù hợp

Hình 3.6: Hình thức tư vấn thông tin thuốc mong muốn

Nhận xét: Kết quả ở hình 3.5 và 3.6 cho thấy đa số bệnh nhân thuộc nhóm có nhu cầu thông tin thuốc chọn khoảng thời gian tư vấn hợp lí là 5-10 phút (31,65%), tuy nhiên một tỷ lệ không nhỏ (30,38%) bệnh nhân chọn không giới hạn thời gian tư vấn (có thể trên 20 phút) Đa phần các bệnh nhân đều thích hỏi đáp trực tiếp (53,16%), một số chọn tư vấn qua điện thoại và email, chỉ có 3,80% chọn sử dụng phiếu tư vấn

5-10 phút 10-15 phút 15-20 phút Trên 20 phút

Không giới hạn thời gian

T ỉ lệ ph ần tr ăm

Hỏi đáp trực tiếp Qua điện thoại

E-mail Sử dụng phiếu tư vấn

T ỉ lệ ph àn tr ăm

3.1.4 Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

Bảng 3.3: Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

STT Các yếu tố liên quan OR p 95%CI

4 Chế độ khám chữa bệnh

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tuổi và nhu cầu thông tin thuốc: cứ tăng 01 tuổi thì đối tượng có xác suất có nhu cầu thấp hơn 0,938 lần so với những đối tượng có tuổi thấp hơn (OR = 0,938; 95% CI: 0,887 – 0,992; p

Ngày đăng: 05/12/2022, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
DANH MỤC BẢNG (Trang 5)
DANH MỤC HÌNH - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
DANH MỤC HÌNH (Trang 6)
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí của đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện [1] - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí của đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện [1] (Trang 22)
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu (Trang 30)
3.1.2. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
3.1.2. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (Trang 31)
Hình 3.1: Nhu cầu cung cấp thông tin thuốc của bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.1 Nhu cầu cung cấp thông tin thuốc của bệnh nhân (Trang 31)
Bảng 3.2: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.2 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc (Trang 32)
Hình 3.3: Tỉ lệ số bệnh mắc phải ở hai nhóm bệnh nhân1.821.821.823.645.457.277.278.1810.9113.6415.4516.36 30.911.272.532.532.535.067.597.5911.3912.6617.7211.3916.4626.58 - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.3 Tỉ lệ số bệnh mắc phải ở hai nhóm bệnh nhân1.821.821.823.645.457.277.278.1810.9113.6415.4516.36 30.911.272.532.532.535.067.597.5911.3912.6617.7211.3916.4626.58 (Trang 33)
Hình 3.2: Tỉ lệ bệnh trên các hệ cơ quan của hai nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.2 Tỉ lệ bệnh trên các hệ cơ quan của hai nhóm bệnh nhân (Trang 33)
Nhận xét: Kết quả từ hình 3.2 và hình 3.3 cho thấy: mặt bệnh thường gặp - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
h ận xét: Kết quả từ hình 3.2 và hình 3.3 cho thấy: mặt bệnh thường gặp (Trang 34)
Hình 3.6: Hình thức tư vấn thơng tin thuốc mong muốn - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.6 Hình thức tư vấn thơng tin thuốc mong muốn (Trang 35)
Hình 3.5: Thời gian tư vấn thơng tin thuốc phù hợp - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.5 Thời gian tư vấn thơng tin thuốc phù hợp (Trang 35)
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tuổi và - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
h ận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tuổi và (Trang 36)
Bảng 3.3: Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.3 Mối quan hệ của một số yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân (Trang 36)
Hình 3.7: Đánh giá mức độ cần thiết của thông tin thuốc với công việc của bác sĩ  - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.7 Đánh giá mức độ cần thiết của thông tin thuốc với công việc của bác sĩ (Trang 37)
Hình 3.9: Các nội dung thông tin thuốc mà cán bộ, nhân viên y tế quan tâm - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.9 Các nội dung thông tin thuốc mà cán bộ, nhân viên y tế quan tâm (Trang 38)
3.2.3. Hình thức trao đổi thơng tin thuốc muốn nhận được - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
3.2.3. Hình thức trao đổi thơng tin thuốc muốn nhận được (Trang 39)
Hình 3.11: Nguồn tài liệu tra cứu thông tin thuốc của bác sĩ và điều dưỡng - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Hình 3.11 Nguồn tài liệu tra cứu thông tin thuốc của bác sĩ và điều dưỡng (Trang 40)
2: Tài liệu phát tay 8:Bảng tin khoa Dược - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
2 Tài liệu phát tay 8:Bảng tin khoa Dược (Trang 41)
Bảng 3.6: Tỉ lệ tham gia tập huấn thông tin thuốc - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.6 Tỉ lệ tham gia tập huấn thông tin thuốc (Trang 42)
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.7 Ý kiến đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện (Trang 42)
Bảng 3.8: Mức độ thường xuyên tra cứu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e
Bảng 3.8 Mức độ thường xuyên tra cứu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN