TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DULỊCH 4 1.1 KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DU LỊCH
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa Cung – Cầu về một sản phẩm dịch vụ nào đó và toàn bộ các mối quan hệ
Là tập hợp những hoạt động kinh doanh được tạo ra để sẵn sàng giúp cho việc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan
Là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành các cuộc hành trình lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, giao lưu tình cảm, công vụ… những yếu tố tác động đó gồm: khả năng chi tiêu, nhu cầu, sở thích, thời gian nghổ ngụi…
Giữa cung và cầu du lịch có một quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Tuy nhiên, cung – cầu du lịch có một đặc điểm riêng là cung – cầu cách xa nhau về không gian địa lý Do đó công tác Marketing, tuyên truyền quảng bá, để kéo cung – cầu gặp nhau là hết sức cần thiết
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”
Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”
Sản phẩm du lịch nhiều đặc tính riêng biệt Những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch Sau đây là những đặc tính sản phẩm du lịch:
+ Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm
+ Sản phẩm du lịch thường là một dịch vụ nên dễ bắt chước
+ Khoảng thời gian mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm cũng trong một thời điểm (không quá lâu)
+ Sản phẩm du lịch thường là những điểm ở xa khách hàng
+ Sản phẩm du lịch là sản phẩm sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau
+ Sản phẩm du lịch( như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng ) không thể để tồn kho
+ Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khác có thể gia tăng hoạc sút giảm
+ Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với công ty bán sản phẩm
+ Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay dổi trong sự giao động về tiền tệ, chính trị.
CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững có các nguồn lực sau:
Thiên nhiên là môi trường sống của con người bao gồm mọi sinh vật trên trái đất, song chỉ có một số thành phần và các thế tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch thiên nhiên Các tài nguyên du lịch thiên nhiên gồm: ắ Địa hỡnh: Cỏc dạng địa hỡnh tạo nờn cho phong cảnh, một số kiểu địa hỡnh đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch Khách du lịch có tâm lý và sở thích chung là muốn đến những nơi có phong cảnh đẹp, khác lạ so với nơi họ đang sinh sống Những tài nguyen địa hình được khai thác cho du lịch thường là: các phong cảnh đẹp, hang động, các bãi biển, các đảo và quần đảo ven bờ, các di tích tự nhiên ắ Khớ hậu: Là một dạng tài nguyờn du lịch quan trọng Cỏc điều kiện khớ hậu được xem như các tài nguyên khí hậu du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau ắ Nguồn nước: Đối với hoạt động du lịch, thuỷ văn cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước chính và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp như mặt nước và vùng ven bờ, tài nguyên nước khoáng ắ Sinh vật: Tài nguyờn sinh vật cú giỏ trị tạo nờn phong cảnh làm cho thiờn nhiên đẹp và sống động hơn Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá rất đặc trưng trong vùng nhiệt đới, là việc tạo nên những phong cảnh mang dáng dấp của vùng nhiệt đới và ôn đới lạ mắt đối với những người sống ở vùng nhiệt đới Tài nguyên sinh vật được khai thác cho du lịch thường là các vườn quốc gia, các khu rừng đặc dụng, hệ sinh thái đặc biệt, các khu sinh vật nuôi
Trên đây là các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu dựa trên các thành phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loại hình du lịch và có định hướng khai thác chúng theo những chủ đề và chường trình nhất định Nhưng trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên cần được xem xét dưới góc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian xác định
1.3.2 Tài nguyên nhân văn a) Dân cư, dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mạnh những sác thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định Những đặc thù của từng dân tộc có sực hấp dẫn riêng đối với khách du lịch
Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Mỗi dõn tụùc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thỏi riờng biệt của mỡnh để thu hút khách du lịch Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hoá Phlamanco và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè ở Châu âu Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp… là những cái nôi của văn minh Châu Aâu,kho tàng văn hoá, sinh hoạt văn hoá đặc thù là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp du lịch phát triển b) Di tích lịch sử – văn hoá: Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại Di tích lịch sử – văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành: ắ Di tớch văn hoỏ khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giỏ trị văn hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại ắ Di tớch lịch sử: di tớch lịch sử thường bao gồm (1) di tớch ghi dấu về dõn tộc học; (2) di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương; (3) di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược; (4) di tích ghi dấu những kỷ niệm; (5) di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; (6) di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến và độc tài ắ Di tớch văn hoỏ nghệ thuật: là cỏc di tớch gắn với cỏc cụng trỡnh kiến trỳc cú giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần (Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, khu đền Angkor Wat Kampuchea, Kim tự tháp Ai Cập…) c) Lễ Hội: Là nét độc đáo đặc trưng cho mỗi dân tộc Nhìn bên ngoài có thể lễ hội mang tính chất cổ không phù hợp với tính hiện đại trong thời kỳ thông tin bùng nổ hiện nay, nhưng nếu thực sự để tâm nghiên cứu sẽ thấy được những nét hết sức độc đáo và không khỏi kinh ngạc về giá trị phi thời gian, đồng thời thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về sinh hoạt về nhu cầu tâm linh của người xưa được minh họa rõ nét cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Điều đó chính là điều du khách mong muốn khám phá Mong muốn của du khách không chỉ đơn thuần chỉ ngắm nhìn thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, những di tích cổ xưa, nghe những huyền thoại về đất nước con người mà còn có nhu cầu hiểu biết phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hoá truyền thông dân gian cũng như đời sống hiện đại
Do đó lễ hội là nguồn cung cấp những nhu cầu đặc biệt đó cho du khách Do đó lễ hội tạo nên sức hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt d) Các loại hình nghệ thuật ca múa, nhạc, sân khấu: các loại hình nghệ thuật ca múa nhạc sân khấu cũng là một di sản của con người có khả năng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Có thể nói trong sinh hoạt văn hoá có tính đặc trưng của mỗi địa phương mỗi vùng đóng vai trò hết sức quan trọng Trong chuyến du ngoạn trên những dòng kênh rạch len lõi trong miệt vườn đầy hoa trái, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên nếu được nghe những điệu lý, lời ca vọng cổ, bay bổng giữa trời đất mênh mong, cỏ cây sông nước thì tính hấp dẫn sẽ tăng lên gấp bội lần Nếu bạn đến Angkor Wat có kèm theo những điệu múa dân gian, những trang phục của vua chúa cổ xưa hẳn sẽ làm du khách thú vị hơn gấp nhiều lần Những đội ca nhạc của chùa, nhà thờ, những ngày tết đất nước, những ngày hội đua thuyền trên sông… sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng ngoạn của khách e) Nghề và làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc Đấy cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hoá và là sức hấp dẫn của các nghề và làng thủ công truyền thống Những nghề thủ công truyền thống bao gồm: nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt – thêu ren truyền thống, nghề sơn mài và khảm f) Các sự kiện văn hoá, thể thao: Những hoạt dộng mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điển hình… cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách
Thông thường những đối tượng văn hoá này thường tập trung ở những thành phố lớn, và những thành phố này là những hạt nhân của các trung tâm du lịch quốc gia, vùng và khu vực
1.3.3 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế quốc
VAI TRÓ CỦA NGÀNH DU LỊCH
Một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nguồn tiềm năng cho ngành du lịch là chủ trường chính sách đầu tư cảu nhà nước Kinh nghiệm của một số nước cho thấy khi Chính phủ đầu tư mạnh cho ngành du lịch thì tốc độ tăng trưởng của ngành rất cao, khả năng cạnh tranh với ngành du lịch của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất mạnh như Thái Lan, Trung Quốc,…
1.4 VÀI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH 1.4.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển nền kinh tế
Ngành du lịch đóng một vài trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một khi ngành du lịch phát triển thì nó sẽ kéo theo tỷ trọng trong GDP tăng lên và cùng lúc đó tỷ trong nông nghiệp giảm Ngoài ra ngành du lịch còn đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong GDP của một quốc gia
Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 48,25% tổng thu của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 2002-2006; đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60% toàn ngành dịch vụ Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao đọng, là ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia Trong năm 2002, thống kê về ngành du lịch đã đóng góp 8,8% vào GDP thế giới, trong đó du lịch nội địa chiếm 75% WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gian tiếp của ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ lên tới tỷ lệ 12,5% và năm 2015
Ngành du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triẻn các ngành kinh tế khác, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở…
Ngoài ra, ngành du lịch còn là ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước
1.4.2 Vai trò của du lịch trong lĩnh vực văn hoá – xã hội
Ngành du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, đặc biệt là lao động tại các vùng miền có điểm du lịch
Du lịch thể hiện trong việc giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân Trong chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người
Du lịch là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, nhờ có du lịch mà quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tình thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đực tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn…
1.4.3 Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường sinh thái
Ngành du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch Đến lược mình du lịch lại kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Việc làm quen với các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm về thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.
THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sư hiểu biết giữa các dân tộc
Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau Mỗi năm, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (năm 1967) “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (năm 1983)… kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc
1.5 THỰC TIỄN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUOÁC GIA
Nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành những giải pháp phát triển du lịch, công việc nghiên cứu tham khảo mô hình phát triển du lịch của các quốc gia điển hình trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng là công việc hết sức cần thiết Dưới đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị lớn để học hỏi
1.5.1 Thực tiễn phát triển du lịch một số quốc gia ắ Kinh nghiệm của Trung Quốc: Quốc gia này đó định hướng chiến lược phỏt triển trong 20 năm qua và đã tạo nên một bước đột phá trong lịch sử về nguồn khách đa dạng và phong phú Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ dễ dàng nhận ra ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẫn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề và rất đa dạng
Du lịch văn hoá – di tích lịch sử: là một yếu tố cực kỳ quan trọng của ngành du lịch Trung Quốc, là quốc gia có nền văn hoá lâu đời – đa dạng phong phú và đã giữ gìn, bảo tồn tốt như: phong tục tập quán dân tộc, vạn lý trường thành…
Du lịch xanh: là một chủ đề chính của ngành du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999 từ đó , chính phủ đã không ngừng phấn đấu bảo vệ môi trường Trung Quốc đã tổ chức hội thảo về: Phát triển du lịch bền vững; Quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; Xây dựng và truyền bá những thuận lợi của các tiện nghi du lịch Kết quả của những hội thảo ấy đã hướng Trung Quốc đi vào việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững
Vào năm 2000 Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10; Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, Chính phủ quản lý sâu, rộng hệ thống xanh Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường
Vào tháng Giêng năm 2003, Trung Quốc là nơi đã phát hiện bệnh dịch SARS rất nguy hiểm và đã đe doạ thế giới Tổ chức WHO đã cảnh báo khách du lịch đừng đến những quốc gia có bệnh dịch SARS này Hiện náy Chính phủ và các công ty du lịch Trung Quốc đang khắc phục tình trạng này với một số chương trình quảng bá để thế giới biết là nơi an toàn sức khoẻ nhằm thu hút du khách trở lại như: Hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc vừa diễn ra tại thành phố Côn Minh từ 20-24/11/2003 với sự tham gia gần 10 nghìn quan chức và doanh nghiệp du lịch đến từ 49 quốc gia nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác giữa ngành du lịch Trung Quốc với thế giới
Thêm vào đó, Cục phát triển Du lịch Hong Kong vừa phát động đợt vận động mới quảng bá du lịch từ ngày 28/11/2003 đến ngày 04/1/2004 với chủ đề “Những ngày rực rỡ cuối năm” [2] Đây là một trong những nội dung tiếp theo của chiến dịch quảng bá du lịch quy mô lớn “Kế hoạch mở rộng du lịch toàn cầu” của Hong Kong với mục đích là vị trí “đô thị du lịch, giải trí và tổ chức các hội nghị lớn Châu Á”
Ngành du lịch Trung Quốc cũng như Cục Du lịch Hong Kong đã đưa ra các chiến dịch như : Hong Kong kính chào quý khách, trở thành là chiến lược quý khách của chúng ta vì thế giới,bây giờ Cathay’s thăm quan Hong Kong, Hẹn gặp lại Trung Quốc…nhằm phục hồi ngành du lịch sau đại dịch SARS Những hoạt động trên là chính sách và thực tiễn của ngành Du lịch Trung Quốc đã thực hiện thành công trong việc thu hút du khác quốc tế ắ Kinh nghiệm của Thỏi Lan: Thỏi Lan là một trong những điểm thu hỳt khách du lịch nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ưu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn lại khá tốt Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 1997 – 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hướng ưu tiên chính là: bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát trieồn du lũch
Chính phủ đã phát động phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hoá và đất nước của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan Mặt khác, Cơ quan Du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai các chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cư
Ngoài ra, Thái Lan còn xây dựng nhiều chương trình du lịch rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch Bên cạnh đó Thái Lan còn thiếp lập những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút chương trình Thai – Amazing, Du lịch kiến tạo nên hoà bình, “Road Show” quảng bá mạnh mẽ tại Toyo, Osaka và Fukuoka, “Luck is in the Air” nhằm đẩy mạnh lượng khách đến Thái Lan bằng chương trình khuyến mãi vé của Thai Airways… ắ Kinh nghiệm của Malaysia: Ngành du lịch nước này tập trung phỏt triển du lịch với bảo vệ các giá trị văn hoá, truyền thống Maylasia đã xây dựng và phát triển du lịch văn hoá trên cơ sở phối hợp của cộng đồng địa phương theo hướng bền vững Bộ văn hoá – Nghệ thuật và Du lịch của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hoá Maylasia truyền thống tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững và độc đáo
Chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân là sản phẩm du lịch rất hấp dẫn và được Chính phủ phê duyệt cho tiến hành tại 5 làng thí điểm Mục đích chính của chương trình này nhằm giúp cho du khách có điều kiện được tiép xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương
Sau đại dịch SARS, để phục hồi ngành du lịch Chính phủ Malaysia đã đưa ra chiến dịch mới, được sự hỗ trợ trị giá một tỷ RM từ quỹ hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Chính phủ cũng đã cam kết: Giảm 5% tiền điện cho các khách sạn trong vòng 6 tháng, Giảm 50% thuế cầu đường trong vòng 6 tháng cho Taxi, Giảm thuế dịch vụ cho các khách sạn và nhà hàng trong vòng 6 tháng, xoá bỏ thuế dịch vụ tại các phòng ngủ, hoãn thanh toán thuế thu nhập cho các hãng lữ hành trong vòng 6 tháng Đây là tiền để tạo điêu kiện cho sự phát triển ngành du lịch của Malaysia trong thời gian qua và những năm gần đây ắ Kinh nghiệm của Việt Nam: Nhỡn chung ngành du lịch Việt Nam đó đạt được những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2004 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 2,9 triệu lượt khách quốc tế và thu được 26 ngàn tỷ đồng Những thành tựu này do sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam Từ kết quả phát triển du lịch Việt nam tác giả rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình phát triển du lịch Vieọt Nam :
• Từng bước xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn
• Tận dụng tốt những thế mạnh như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia được quảng bá rộng rãi
• Từng bước xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hoá du lòch
• Đã phát huy được vai trò của công tác tuyên chuyển, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hướng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị – hội chợ – triển lãm (MICE), du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử chiến tranh chống Pháp – chống Mỹ
• Các doanh nghiệp và ngành du lịch ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch như các tour du lịch liên vùng.Tuy nhiên cũng có thể rút ra những bài học từ những hạn chế
• Chưa phát huy hết các tiềm năng du lịch hiện có, đặc biệt là sự thiếu hẳn các khu du lịch nghỉ mát cao cấp (resort)
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH(KAMPUCHEA)
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH
2.1.4 Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Thủ đô Phnom Penh :
Kể từ năm 1995, chính Phủ và Bộ Du Lịch Kampuchea bắt đầu thúc đẩy phát triển du lịch bằng việc chủ trương xây dựng ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời triển khai các chính sách phát triển như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và đầu tư tại các địa điểm quan trọng, đẹp nhất của khu du lịch trọng điểm như : Thủ đụ Phnom Penh, Tỉứnh Siờm Riep, Tỉứnh Sihanouk, Tỉứnh Cụmpong Chham, Tỉnh Cụmpong Thụm và Tỉnh Preach Vihear Trong bối cảnh đó, Thủ đô Phnom Penh cũng được sự trực tiếp chỉ đạo từ Chính Phủ và Bộ du lịch về chính sách và chủ truơng phát triển, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, sở kế hoạch Thủ đô đã triển khai các kế hoạch đầu tư 03 năm 2000-2003 và từ 2003-2005 sẽ triển khai kế hoạch đầu tư 05 năm 2005-2010 và còn tiếp tục lập các kế hoạch mới nữa
2.2 Thực trạng phỏt triển du liùch Thủ đụ Phnom Penh : 2.2.1 cơ sở hạ tầng :
2.2.1.1 Mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông :
Thủ đô Phnom Penh là một Thủ đô đẹp nhất của đất nước Kampuchea, có hệ thống đường sá bao gồm : Đường bộ, Đường thủy, Đường hàng không,Đường xe lửa Trong tình hình hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong toàn Thủ đô đang được cải thiện Tuy nhiên, hệ thống đường sá vẫn chưa tốt và làm cho hệ thống giao thông gặp rất nhiều khó khăn trong mùa mưa do 30% đã bị hư hỏng và xuống cấp, hiện đang được sửa lại và xây thêm như :
+ Đường bộ: từ Thủ đô Phnom Penh đến các tỉnh trong cả nước gặp rất nhiều khó khăn trong mùa mưa, nên giao thông chưa thuận lợi
+Đường thủy: từ Thủ đô Phnom Penh đến các tỉnh chỉ đi được trong mùa mưa (khoảng 4 tháng/năm)
+Đường hàng không: có một sân bay ở Pô Chân Tông đó là sân bay lớn nhất của Kampuchea, có 3 chuyến bay đi tới 3 tỉnh như : Tỉnh Siem Reap, Tỉnh Bat Tom Bang và Tỉnh Côm Pông Chham, cũng có một vài chuyến bay khác nhưng không ốn định, chỉ dùng cho những may bay có cỡ nhỏ ví dụ đường bay Phnom Penh đi Preach Vihier
+Đường xe lửa : Gồm có 2 chuyến, thứ nhất đi theo tỉnh Porsat, Bâtam bang, Pôy Pêt và thứ hai đi theo tỉnh Compôt
Trong thời gian qua sở giao thông phối hợp với sở du lịch cùng vơi Thủ đô đã khắc phục hệ thống giao thông đường sắt đang sửa chữa và xây dựng thêm một số đường lớn nữa để đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách Chính phủ đã và đang tiếp tục đầâu tư phát triển thêm theo kế hoạch phát triển Nông thôn trên cả nước Kampuchea
2.2.1.2 Phương tiện thông tin liên lạc :
Tình hình thông tin liên lạc chưa đảm bảo việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các tỉnh và các nước trong khu vực và trên thế giới
Hiện nay, toàn Thủ đô có kênh truyền thông tin chủ yếu như đài truyền hình, báo chí, internet, hệ thống kênh truyền thanh,…Nhưng mà chưa đáp ứng nhu cầu để truyền trực tiếp từ đài phát thanh và đài truyền hình của Thủ đô Phnom Penh tới các khu du lịch trong và ngoài nước
2.2.1.3 Hệ thống các công trình cấp điện, nước :
Dùng để phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch đến Thủ đô Phnom Penh Hiện nay hệ thống các công trình công cộng như điện, nước, khu giải trí, công viên,… trong toàn Thủ đô cũng còn yếu và thiếu
Hệ thống điện lực, chủ yếu là sử dụng máy phát điện cá nhân và một số máy phát điện công cộng có công suất nhỏ và do nhà nước yêu cầu đâu tư
Hệ thống nước, sử dụng hệ thống nước công cộng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm có hệ thống nước máy công cộng cung cấp trong toàn Thủ đô
2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch :
Bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất nhằm thực hiện dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, bao gồm” cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch nhử thửụng nghieọp, dũch vuù,…
2.2.2.1 cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú :
Bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà khách, khách sạn trung chuyển du lịch, khách sạn thông thường, khách sạn du lịch lớn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của du khách Dịch vụ ăn uống gồm các nhà hàng cũng đất tiêu chuẩn, phục vụ các món ăn theo sở thích trong và ngoài nước rất ngon
2.2.2.2 Mạng lưới của hàng thương nghiệp :
Bao gồm từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến cỏc cửa hàng bỏn đồ chuyờn dựng cho du liùch, bỏn hàng tiờu dựng(bằng ngoại tệ hay nọâi tệ….)
Ngoài ra tại Thủ đô có 12 chợ lớn và tiếp tục xây thêm một số nữa, có 5 chợ hiện đại (Super Market)và tiếp tục xây thêm một số nữa
Các cơ sở thể thao trong Thủ đô hiện nay còn quá ít, chỉ có hai sân vận động bóng đá : thứ nhất là sân vận động gọi là (Stat Olympic) gồm có 2 hồ bới, 2 phòng lớn tập thể dục thể thao,1 sân bóng chuyền, một sân vận động bóng đá và thứ hai sân vận động gọi là (Stat Chash) chỉ có một sân vận động bóng đá Ngoài ra có sân vận động bóng đá, bóng chuyên thuộc các bộ và sở khác quản lý
Tuy nhiên các cơ sở thể thao còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thể thao giải triù của khách du lịch và của người dân, đặc biệt là các công trình thể thao như sân Golf, sân quần vợt, nhà thi đấu là hoàn toàn chưa có đầy đủ
2.2.2.4 Cơ sở y tế : Bao gồm các trung tâm chữa bệnh, các phòng y tế với các trang thiết bị như phòng tắm hơi, massage cũng chưa có đầy đủ,…
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THUÛ ẹOÂ PHNOM PENH
Như đã trình bày ở trên ngành du lịch Thủ đô trong những năm qua đã đặt được một số kết quả sau:
Trong năm 2001 lượng khách đàng tăng lên , tuy nhiên sau những khó khăn khi Thái Lan đóng cửa khẩu vào tháp Preah Vihear vào năm 2002 và 2003 như vậy có sự ảnh hưởùng đến Thủ đô Phnom Penh, thì từ đó đến nay khách du lịch nhìn chung là có khuyên hướng tăng nhanh du khách vào năm 2004 và tăng lên lượt khách thêm càng mạnh trong năm 2005
2.3.1.2 Chính sách đầu tư phát triển :
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch Thủ đô không ngừng nỗ lực trong việc đầu tư phát triển các khu du lịch trong hệ thống đường sá đến các điểm du lịch dần được cải thiện, đã đầu tư cải thiện và xây dựng đường sá từ Thủ đô đến các tỉnh có điểm khu du lịch quan trọng nhất, đặc biệt là mở đường từ khu đền (tháp Angkor Wat) ở Thủ đô Siêm Reap, đến khu đền (tháp Preah Vihear) nằm ở trong tỉnh Preah Vihear và khu đền (tháp Sam bô prey coup) nằm ở trong tỉnh Côm Pông Thôm
Ngoài ra, Bộ du lịch trong Thủ đô còn đầu tư khám phá và mở đường vào các khu du lòch thieân nhieân,…
2.3.1.3 Nguồn nhân lực trong ngành :
Ngành du lịch cũng coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố mấu chốt để phát triển ngành du lịch, xem công tác đào tạo cán bộ ngành là công việc thường xuyên và từng bước đưa cán bộ đi đào tạo ở các nơi khác trong và ngoài nước
Trong thời gian qua Bộ du lịch Thủ đô đã tăng cuờng cán bộ cấp dưói bằng cách cử cán bộ tham gia hội thảo, đào tạo và gửi đi học các ngành kỹ thuật trong đó có:
-Tham gia hội thảo và đánh giá (1 học kỳ)
-Khóa bồi dưõng và xây dựng kế hoạch phát triển trong Thủ đô ( 1khóa)
-Khóa bồi dưỡng tìm hiểu về luật (1 học kỳ)
-Khóa bồi dưỡng dự án 3 năm tới và chương trình đầu tư dưới sự chỉ đạo của sở kế hoạch
-Tham gia hội thảo của Uỷ ban quốc gia sông Mekong tại Thủ đô Siêm Reap, Tỉnh Kômpông Cham, Tỉnh Cômpông Thôm và Tỉnh Preach Vihear
-Cử cán bộ nghiên cứu theo ngành ở Việt Nam 3 tháng, Thái Lan 3 tháng và các nước khác trong khu vực để nghiên cứu về quản lý phát triển du lịch
- Đồng thời đưa cán bộ sang Trung Quốc và các nước khác đáng phát triển học quản lý và phát triển về ngánh du lịch
Thủ đô Phnom Penh cũng đã chú trọng rất nhiều đến vấn đề môi trường được thể hiện qua việc thành lập sở môi trường và hiện nay đang thực hiện các dự án về bảo vệ an ninh môi trường nước như sông suối, bảo vệ tài nguyên rừng, sắp xếp lại trật tự sinh sống và cải thiện các bãi rác công cộng
2.3.2 Những hạn chế yếu kém :
- cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật :
Thủ đô Phnom Penh có tình hình phát triển kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nờn cơ sở hạ tầng võùt chất kỹ thuật du lịch cũn yếu kộm, chưa thể đỏp ứng được cho việc phát triển ngành du lịch trong Thủ đô kip thời
Cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu, hầu hết các tuyến đường bộ đi vào Thủ đô và trong các tỉnh bắng đất đỏ và chật hẹp Ngoài ra, cũng chưa có những tuyến đường trọng yếu đến các điểm du lịch khác Mặt khác, hệ thống đường hàng không trong nước và quốc tế đến Thủ đô chưa có, chỉ có một sân bay còn lại có hệ thống đường sắt và đường thuỷ chỉ đi được vào mùa mưa nhưng số lượng hạn cheá
Hệ thống các công trình công cộng còn quá yếu và thiếu, không có các công trình công cộng như điện, nước,… Các cơ sở truyền thông đại chúng, thông tin liên lạc có như đài truyền hình, cơ quan báo chí,…
Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn lạc hậu và yếu kém, các cơ sở kinh doanh lưu trú trong Thủ đô không đáp ứng được yêu cầu nghỉ ngơi của khách du lòch
- Nguồn nhân lực : Đội ngũ nguồn nhân lực trong ngành chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triên du lịch, đội ngũ này thiếu hẳn về kỹ năng, trình độ chưa qua công tác đào tạo về chuyên ngành du lịch và quản lý, đồng thời cũng thiếu về số lưọng Trong khi đó sở du lịch và chính quyền Thủ đô chỉ cử một số lưọng cán bộ đi đào tạo cho đủ nhu cầu điều hành, quản lý và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn hiện nay, hơn nữa việc cử đi đào tạo này chỉ trong thời gian ngắn hạn, không có các khoá đào tạo dài hạn trong và ngoài nước Chính vì lý do này cũng góp phần không nhỏ vào việc kiềm hãm phát triển ngành du lịch
- công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch :
Như đã trình bày ở trên, hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông của Thủ đô còn quá yếu, không thực hiện được chức năng đưa thông tin về tiềm năng du lịch Thủ đô đến với cộng đồng và thế giới Công tác tuyên truyền và quảng bá về tiềm năng du lịch Thủ đô chưa được thực hiện trong và ngoài nước
- Sự tham gia của chính quyền và của công đồng địa phương :
Trong thời gian qua, chính quyên địa phương ở các huyện và công đồng địa phương chưa thật quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch Do đó công tác phát triển du lịch liên vùng gặp rất nhiêu khó khăn từ việc giao tiếp ý thức của người dân
- Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành du lịch :
Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành du lịch còn hạn chế như các chương trình ca múa nhạc, lễ hội, các cửa hàng lưu niệm, các chương trình vui chơi giải trí, ngoài ra, trong Thủ đô cũng chưa thực hiện tổ chức các chương trình như trưng bày đồ cổ, hội chợ, triễn lãm, viện bảo tàng,
Còn các dịch vụ khác như ăn uống, nghỉ ngơi và đi lại, còn hạn chế bởi ngưòi dân chưa hiểu biết về ngành này,…
- công tác tổ chúc tour và sản phẩm du lịch :
Hiện nay, sở du lịch Thủ đô chưa có kế hoạch tổ chức tour kết hợp Thủ đô với tỉnh Siêm Reap, Côm pông Som, Preach Vihear và Cômpông Thôm Chính vì vậy, mà khách du lịch đến Kampuchea nhưng không đến Phnom Penh và các nơi khác ở các tỉnh Ngoài ra sản phẩm du lịch còn quá yếu chỉ có một loại hình duy nhất là thăm viếng các khu du lịch sinh thái, du lịch tôn giáo,
- Chiến lược quy hoạch đầu tư và phát triên :
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI THỦ ĐÔ PHNOM PENH (KAMPUCHEA)ĐẾN NĂM 2015
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH 43
Để phát triển mạnh và nhanh chóng ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh trong thời gian tới cần phải dựa trên hệ thống các quan điểm sau:
3.1.1 Coi việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh
Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên kết với nhiều ngành khác, trong đó ngành giao thông và dịch vụ công cộng là rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch Vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng là bước đầu tiên cho các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch Thủ đô nói riêng
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực để phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào trong đó có cả ngàng du lịch Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Thủ đô Phnom Penh cũng vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu
3.1.2 Phát triển ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh là rất cần thiết trong việc đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Thủ đô Do đó cần phải kết hợp nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài, trong nước và liên kết với nhau
Theo kinh nghiệm mà tác giả được biết, để phát triển ngành du lịch của bất kỳ một địa phương hay quốc gia nào thành công thì đều phải kết hợp mọi nguồn lực đầu tư trong nước cũng như ngoài nước Vì vậy, để phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh thành công thì phải kết hợp nhiều nguồn lực đầu tư, đặc biệt là nguồn lực đầu tư nước ngoài vì tình hình kinh tế của Thủ đô Phnom Penh cũng còn nghèo và lạc hậu
3.1.3 Du lịch cần phát triển trong mối quan hệ liên ngành liên vùng với nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hóa cao
- Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế – xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa, thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh,… Mặt khác, mọi phương án du lịch cần có sự phối kết chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài
- Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch Với lịch sử hàng ngàn năm, Vươn quốc Khmer có nguồn tài nguyên lịch sử văn hóa – lịch sử phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu Nội dung văn hóa cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch
- Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân
3.1.4 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần tham gia, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển
- Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên như các tỉnh có khu tháp lớn, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra
- Phát triển du lịch bền vững, theo hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
- Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình Kampuchea hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế
3.1.5 Phát huy du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế – xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá:
- Đẩy mạnh du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối thoại, mở rộng giao lưu, hội nhập Trong giai đoạn tới cần hướng đến thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồng khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế Kampuchea nói chung và Thủ đô Phnom Penh nói riêng
- Song song với phát triển du lịch quốc tế cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương và tăng cương hiệu quả kinh doanh du lịch
- Đối với Thủ đô Phnom Penh, việc thu hút khách du lịch nội địa trong thời gian tới là rất quan trọng với cơ sở hạ tầng còn yếu
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH ĐẾN NĂM 2015
3.2.1 Căn cứ xây dựng chiến lược
Các chiến lược mà tác giả nghiên cứu đề xuất dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với hoạt đông phát triển ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh nói riêng và Kampuchea nói chung Về nội dung của các chiến lược được tác giả trình bày chi tiết qua ma trận SWOT sau:
S1: Sự quan tâm đến việc đầu tư cho khả năng phục hồi các nguồn tài nguyên
S2: ẹieàu kieọn thieõn nhieõn ổn định, và có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên lịch sử và nhân văn
S3: Có mối quan hệ tốt và đoàn kết với thành phố Phnom Penh các tỉnh
S4: Thủ đô PP là trái tìm của đất nước Kampuchea là Thủ đô lớn nhất trong nước Kampuchea ẹieồm yeỏu (Weaknesses-W)
W1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn quá yếu kém
W2: Nguồn nhân lực trong ngành vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức môi trường và xã hội-lịch sử
W3: Tình hình an ninh quốc gia và an toàn xã hội còn lỏng lẻo
W4: Sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu và chất lượng chưa cao
W5: Công thị trường và xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa được chú trọng và hạn chế
O1: Kampuchea là thành viên của WTO và ASEAN và hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA)
O2: Nhu cầu du lịch của con người trên thế giới ngày càng tăng
O3: Theo dự đoán của tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch đến thị trường Đông Bắc Á ngày càng tăng nhanh
O4: Chính sách đầu tư và luật pháp thông thoáng, Chính phủ ưu tiên cho việc phát triển ngành du lịch
S1+O1: Đẩy mạnh tiến độ hội nhập và hợp tác quốc teá
S1S2S3+O4: Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch
W1W5+O1O4: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
W4W3+O3O1: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch và tạo sản phẩm độc đáo
W5+O1O2: Nâng cao hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quản bá du lịch
T1: Tỡnh hỡnh baỏt oồn ủũnh veà moõi trường thiên nhiên trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng như động đất, sóng thần, thiên tai,…
T2: Môi trường chính trị không ổn định, hiện tượng khủng bố quốc tế và dịch bệnh toàn cầu ngày càng gia taêng
T3: Tình hình cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng khốc liệt
T4: Các yếu tố xã hội như: Tệ nạn, cướp giật, chèn ép khách, ăn xin…
Làm mất lòng tin của du khách
T5: Nền kinh tế còn yếu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp
T6: Sự xâm nhập của văn hóa bên ngoài tạo nên hiện tượng kinh doanh mại dâm, ma túy …
S3+T4T6: Bảo vệ an ninh và an toàn cho du khách
S2S4+T3T4T3: Củng cố và mở rộng thị trường
S2S4+T5T6: Bảo vệ và tôn tạo môi trường
W2+T3T8: Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
W1+T2T4: Oồn định chớnh trị và tăng cường công tác pháp luật
Ngoài ra việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Kampuchea còn được tác giả sử dụng đến khả năng tác động biện chứng của môi trường trong và ngoài nước
3.2.2 Chiến lược phát triển Thủ đô Phnom Penh đến năm 2015 :
3.2.2.1 Chiến lược phát triển thị trường, xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lòch :
* Mục tiêu: Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế quan trọng, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Thủ đô Phnom Penh, chú trọng triển khai và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, đặc biệt là các tài nguyên du lịch của Thủ đô, tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Thủ đô là "điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, văn hóa- lịch sử và tôn giáo" với các cộng đồng trong khu vực và thế giới
Song song với mục tiêu định tính ở trên, thì Thủ đô cần phải dự kiến các mục tiêu định lượng là:
(1) đến năm 2010, khách du lịch quốc tế vào Thủ đô phải đạt 500 ngàn lượt khách, và đến năm 2015 phải đạt 800 ngàn lượt khách
(2) khách du lịch nội địa dự kiến đến năm 2010 đạt 300 ngàn lượt và đến năm
* Các biện pháp thực hiện: a/ Khai thác thị trường quốc tế:
Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Aâu, Bắc Mỹ, trong đó cần chú trọng các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Pháp, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc Aâu, Uùc, Newzealand Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống như Thái Lan, Lào, Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô Phnom Penh cần tận dụng sự giúp đỡ của Bộ du lịch và liên kết với các công ty lữ hành trong nước nhằm đưa khách đến Thủ đô Phnom Penh Thiết lập đại diện du lịch của Thủ đô tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài, đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn b/ Khai thác thị trường nội địa:
Khuyến khích người dân trong nước đi du lịch nhiều hơn, đặc biệt là du lịch trong nước bằng cách giảm chi phí du lịch cho người dân để kích cầu du lịch nội địa, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc đi du lịch như : phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng giao lưu, đồng thời góp phần vào việc phát triển nhanh ngành du lịch trong Thủ đô và cả nước
Liên kết với nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Thủ đô Phnom Penh có điều kiện đi du lịch quốc tế ra nước ngoài ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng tài chính của nhân dân trong Thủ đô Phnom Penh, nhằm tạo nguồn thu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Thủ đô c/ Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Thủ đô Phnom Penh:
Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh Kampuchea cũng như các khu du lịch khác trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dần, góp phần thức hiện tuyên truyền đối nội và đối ngoại cần được chú trọng trong thời gian tới tập trung vào:
- Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo Theo nghiên cứu về thị trường của các nước cho thấy tâm lý khách du lịch Tây Âu thích du lịch sinh thái sông nước, đền tháp, núi non Cho nên cần quảng bá về điều kiện du lịch sinh thái và lịch sử tại khu du lịch khác có đặc điểm quan trọng nhất Ví có đầy đủ tiềm năng du lịch : có 237 tháp cổ trong đó có bảy tháp lớn, đặc biệt tháp ở trong tỉnh Preah Vihear vá tháp Angkor Wat của tỉnh Siem Reap, ngoài ra còn có núi non trùng điệp chiếm khoảng 90% diện tích có hệ thống động thực vật rất phong phú, có cả hệ thống sông nước phong cảnh rất đẹp,…
- Liên kết với các hãng lứ hành, công ty du lịch của Siêm Reap,Preah Vihear, Côm Pông Thôm, Côm Pông Sôm và Phnom Penh để quảng bá về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh, đồng thời gian Phnom Penh vào các tour du lịch Kampuchea
- Thông qua đại diện du lịch Kampuchea để giới thiệu tiềm năng du lịch của Thuỷ ủoõ Phnom Penh
- Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau như đăng bài phóng sự ngắn về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh trên đài truyền hình Kampuchea tại Phnom Penh, liên kết với tạp chí quốc tế về du lịch nổi tiếng của Kampuchea là APSARA TOURS Cambodia – Discovering the World Heritage để đăng bài về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh
- Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để cộng tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả
3.2.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm
* Mục tiêu: Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Thủ đô Phnom Penh, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch tôn giáo và du lịch sinh thái Đây là 3 loại hình du lịch hoàn toàn có khả năng tận dụng triệt để với nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Thủ đô Phnom Penh, đặc biệt là nguồn tài nguyên lịch sử – nhân văn phong phú và đa dạng, bên cạnh hệ sinh thái đặc sắc gồm 90% là rừng tự nhiên, không khí trong lành và mát dịu quanh năm
Ngoài ra, cần xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tài chính của nhân dân trong tỉnh Preah Vihear có (tháp Preah Vihear) trong tỉnh Siêm Riêp có (tháp Angkor) nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho khách du lịch các tỉnh và các quốc giá trên thế giới đến tham quan nhằm góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
*Các biện pháp thực hiện: a/ Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định lượng phát triển: Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định hướng phát triển: