Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đặt trước những vận hội mới cũng nhƣ những khó khăn phải đối mặt Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và ngược lại Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh và quản lý rủi ro để có thể tồn tại và phát triển bền vững
Với tốc độ mở rộng của ngành ngân hàng trong điều kiện hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu, quản lý rủi ro trong các NHTM là vấn đề quan trọng trong cả lý thuyết và thực tiễn Rủi ro trong hoạt động ngân hàng đƣợc xem xét là những sự kiện bất ngờ xảy ra dẫn đến việc mất mát tài sản, sự suy giảm lợi nhuận hay phá sản của ngân hàng Trong số những rủi ro này, vấn đề thanh khoản đang đƣợc xem là một trong những rủi ro đáng quan tâm Rủi ro thanh khoản liên quan đến việc mất khả năng để tài trợ cho sự gia tăng tài sản hay không đáp ứng đƣợc nguồn vốn sử dụng cho các nghĩa vụ khi đƣợc yêu cầu
Trong bối cảnh của thị trường tài chính hiện tại, các NHTM đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản Vậy làm thế nào để hạn chế những rủi ro thanh khoản ở mức thấp nhất để có thể đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là yêu cầu trước mắt các NHTM Việt Nam đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay Là một trong những ngân hàng có thương hiệu uy tín và lợi nhuận dẫn đầu trong hệ thống các NHTM, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín cũng đang phải đối mặt với vấn đề chung của toàn hệ thống Trên cơ sở đó, việc chọn lựa đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” là cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay của ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, thời gian nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2012.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sử dụng phương pháp định tính bao gồm diễn dịch, quy nạp, so sánh với nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng cục thống kê, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và các báo cáo liên quan Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý kết quả khảo sát và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống lại các lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại, cho thấy được vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro thanh khoản đối với sự phát triển của ngân hàng thương mại, cụ thể là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Những điểm mới của luận văn
Đề tài liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các NHTM Việt Nam Nhìn chung các luận văn này đều đánh giá tình hình và cách thức
3 quản trị rủi ro thanh khoản tiếp cận theo chỉ số thanh khoản, sau đó đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản áp dụng cho ngân hàng đƣợc nghiên cứu và hệ thống các NHTM
Từ việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2008 – 2012 đến việc phân tích các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, luận văn đã đƣa ra một số khuyến nghị cho vấn đề thanh khoản có thể ứng dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Qua đó rút ra được ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế vững mạnh Sự sụp đổ của một ngân hàng không những có thể kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, mà còn có thể khiến cho các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế đi đến bờ vực phá sản Vì vậy, quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng cần phải đƣợc quan tâm hợp lý và đúng mức hơn nữa, để hướng tới mục đích đảm bảo sự an toàn và phát triển cho nền kinh tế
Bên cạnh việc kế thừa cách tiếp cận chỉ số thanh khoản của các đề tài trước đó, luận văn
“Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” còn thể hiện phương pháp kiểm tra sức chịu đựng mà ngân hàng đang áp dụng Ngoài ra, luận văn còn đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp với tình hình ngân hàng dựa trên ý kiến khảo sát của các chuyên gia hoạt động trong cùng lĩnh vực
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về thanh khoản tại ngân hàng thương mại
Thanh khoản là thuật ngữ tài chính nhằm để chỉ khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền nhanh nhất mà thiệt hại về giá trị không đáng kể Trong lĩnh vực ngân hàng, thanh khoản là thuật ngữ chỉ khả năng thanh toán của ngân hàng cũng nhƣ khả năng đáp ứng các nhu cầu nhƣ rút tiền, thanh toán, vay mới Thanh khoản của ngân hàng tốt khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu này và dễ dàng huy động vốn với một mức lãi suất hợp lý Theo định nghĩa của Ủy ban
Basel về giám sát Ngân hàng: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức”
Như vậy thanh khoản của một ngân hàng liên quan đến tiền mặt và các dòng lưu chuyển tiền tệ để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán tại một thời điểm Cụ thể hơn, thanh khoản có thể đƣợc định nghĩa là khả năng đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm
Một nguồn vốn đƣợc coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh Một tài sản đƣợc gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể đƣợc xem xét qua mô hình cung cầu về thanh khoản Trong đó, cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản tiền gửi; doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi; thu hồi các khoản tín dụng đã cấp; bán các tài sản đang có; vay mượn trên thị trường tiền tệ Trong khi đó, cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm khách hàng rút tiền từ tài khoản; yêu cầu vay vốn khách hàng; thanh toán các khoản vay phi tiền gửi; chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ; thanh toán cổ tức bằng tiền
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) đƣợc xác định nhƣ sau:
NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba trường hợp có thể xảy ra là thặng dư thanh khoản, thâm hụt thanh khoản và cân bằng thanh khoản Thặng dƣ thanh khoản xảy ra khi cung vƣợt quá cầu thanh khoản, tức là
NPL dương Trong trường hợp này, nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dƣ này để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần đƣợc sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai Ngược lại, khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản, tức là NPL âm, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản và tiết giảm chi phí Cuối cùng, khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản tức là NPL=0, trường hợp này được gọi là cân bằng thanh khoản Đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế vì cung và cầu luôn có sự chênh lệch nhất định
1.1.1.4 Vai trò của thanh khoản tại ngân hàng thương mại
Thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi lẽ NHTM cần dự trữ thanh khoản để đáp ứng tất cả những biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền, chi trả những chi phí thường xuyên, đáp ứng yêu cầu vay mới và đảm bảo an toàn cho những cú sốc thanh khoản không mong đợi mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có kỳ hạn khác Bên cạnh đó, đôi khi các ngân hàng có đủ tài sản để thanh toán nhƣng vẫn rơi vào mất khả năng thanh khoản do các khoản đầu tƣ, cho vay không thu hồi kịp để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn Khi đó nguy cơ phá sản là điều có thể xảy ra Nếu không muốn mất thanh khoản nghiêm trọng thì ngân hàng sẽ chịu vay vốn với lãi suất cao, điều này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho kết quả kinh doanh của ngân hàng
Với tính chất đặc thù và hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì thanh khoản đóng vai trò cực kỳ quan trọng Một khi thanh khoản của một NHTM có vấn đề thì sẽ lan nhanh cùng với sự lan tỏa của thông tin tạo nên hậu quả khôn lường và sự khủng hoảng tâm lý Việc rút tiền ồ ạt xảy ra tại một ngân hàng bị mất thanh khoản sẽ kéo theo một loạt các ngân hàng khác vào tình cảnh tương tự Khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia, đến mọi lĩnh vực trong xã hội từ thị trường chứng khoán đến thị trường bất động sản, thị trường lao động, ảnh hưởng đến tiền gửi của
6 người dân và ảnh hưởng đến tình hình tín dụng cho nền kinh tế Do vậy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của một quốc gia
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán Rủi ro thanh khoản đƣợc hiểu là nguy cơ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, điều này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ NHTM nào là bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ Do đó, NHTM hoặc có sẵn lƣợng vốn khả dụng, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mƣợn bên ngoài với chi phí hợp lý; hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh Rủi ro thanh khoản cũng có thể đƣợc hiểu là sự đánh đổi giữa lợi ích ngắn hạn của ngân hàng và rủi ro tiềm ẩn trong dài hạn Đó cũng là một phần hệ quả của tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng nhiều năm liền Khi bong bóng tín dụng xuất hiện, ngân hàng mất khả năng thanh toán những nghĩa vụ nợ đã cam kết thì việc đổ vỡ của hệ thống ngân hàng là điều có thể xảy ra
Việc mất khả năng thanh toán là kết quả của một quá trình quản trị rủi ro thanh khoản chƣa phù hợp
1.1.2.2 Phân loại rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản có thể chi tiết thành hai loại rủi ro là rủi ro thiếu vốn khả dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán
Rủi ro thiếu vốn khả dụng: Để thu lợi nhuận lớn, các ngân hàng tích cực thực hiện chức năng chuyển hóa các phương tiện tiền tệ hay còn gọi là quá trình chuyển đổi tài sản theo kiểu đi vay ngắn hạn nhƣng cho vay dài hạn Quá trình này đem lại lợi nhuận cực đại cho ngân hàng đồng thời cũng có thể đem lại rủi ro thiếu vốn khả dụng Ngân hàng có thể vấp phải hai tình huống khó khăn là không thể đáp ứng các cam kết ngắn hạn và kỳ hạn của nguồn vốn ngày càng ngắn lại trong khi kỳ hạn của sử dụng vốn vẫn không đổi Tình huống thứ nhất đƣợc gọi là rủi ro thiếu vốn khả dụng tức thời
Gặp tình huống này, ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn ngoài dự kiến của khách hàng hay của các tổ chức tín dụng khác Tình huống thứ hai đƣợc gọi là rủi ro chuyển hóa vốn Để hạn chế rủi ro này, cần xem xét giữa vốn tự có và nguồn
7 vốn thường xuyên ổn định, nhằm mục đích hạn chế nhiều khoản nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay dài hạn
Rủi ro mất khả năng thanh toán: Sự an toàn của các ngân hàng vẫn luôn là mối quan tâm với nhiều người vì những vụ phá sản ngân hàng ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất kỳ vụ phá sản ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng không những làm các cổ đông mất vốn đầu tƣ, mất mát các khoản tiền gửi bao gồm các khoản tiết kiệm của khách hàng cá nhân và vốn hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và chuyển sang các thành phần kinh tế khác mang tính chất dây chuyền Mặc dù khó nhận ra một cách chính xác nguyên nhân của những vụ phá sản, tuy nhiên việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng cũng là một nguyên nhân góp phần quan trọng
Rủi ro mất khả năng thanh toán thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng không lường trước được Việc phân tích rủi ro này chủ yếu là nghiên cứu vốn tự có của ngân hàng vì đây là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng
1.1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Có ba nguyên nhân chính khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản:
Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản là quá trình tiếp cận rủi ro thanh khoản một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng được rủi ro, từ đó có chiến lược, phương pháp để phân tích, đo lường nhằm phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi do rủi ro thanh khoản gây ra Nói cách khác, quản trị rủi ro thanh khoản đƣợc hiểu là việc quản lý có hiệu quả tính thanh khoản của tài sản, quản lý tốt danh mục tài sản và các biện pháp tài trợ khi xảy ra rủi ro thanh khoản
Thông thường, hiện tượng thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang đối mặ với tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng và đó là nguyên nhân chính đƣa đến việc phá sản Điều này đã khẳng định rằng quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng là vô cùng quan trọng và càng không thể bỏ qua trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế
1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản
1.2.2.1 Nhận diện rủi ro thanh khoản
Có thể nhận diện rủi ro thanh khoản mà một ngân hàng phải đối mặt qua những dấu hiệu để ngân hàng xem xét lại chính sách và thực tế quản trị rủi ro thanh khoản từ đó có các quyết định thay đổi phù hợp:
Tiền gửi giảm do các cá nhân và tổ chức lo ngại ngân hàng thiếu tiền mặt hoặc không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn
Ngân hàng đang trả mức lãi suất cao hơn trên tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn và các khoản vay so với các ngân hàng khác cùng quy mô và địa bàn hoạt động Phần bù rủi ro này nếu cao hơn mức bình quân trên thị trường, điều đó thể hiện nhà đầu tư có những lo ngại về tương lai phát triển của ngân hàng
Giá cổ phiếu giảm sút vì nhà đầu tƣ lo ngại về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra đối với ngân hàng
Ngân hàng bán tài sản một cách vội vã với giá trị thấp hơn đáng kể để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
Ngân hàng không thể đáp ứng tất cả những yêu cầu hợp lý về tín dụng của khách hàng hay áp lực thanh khoản buộc ngân hàng khước từ một số yêu cầu vay vốn có đủ điều kiện đáng đƣợc chấp nhận
Ngân hàng thường xuyên vay mượn và hoặc ở trong tình huống bắt buộc phải vay những khoản lớn từ NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán
Các vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản có thể phát sinh khi số tiền gửi đƣợc rút ra quá mức bình thường và không dự tính trước Điều này xảy ra khi khách hàng lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng, hoặc sự sụp đổ của ngân hàng khác làm khách hàng mất niềm tin vào khả năng thanh toán chung của hệ thống ngân hàng, hoặc khi hệ thống chính trị có sự bất ổn như chiến tranh, bạo loạn và sự mất lòng tin của người dân về tính ổn định của đồng tiền
1.2.2.2 Đo lường rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản được đo lường dựa trên kinh nghiệm riêng của mỗi ngân hàng và thường thông qua các chỉ số thanh khoản Các chỉ số này đơn giản, dễ tính toán và bao quát đƣợc tình hình thanh khoản của ngân hàng
Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR)
Vốn điều lệ là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng khi mới hoạt động và đƣợc ghi vào điều lệ của ngân hàng Theo quy định của pháp luật, để đƣợc phép hoạt động, một TCTD phải có vốn điều lệ thực tế lớn hơn vốn pháp lệnh tối thiểu.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thể hiện mức độ rủi ro mà các ngân hàng đƣợc phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn, nói cách khác, đó chính là thước đo khả năng chống lại những cú sốc về tài chính của các ngân hàng
Vốn tự có CAR Tổng TSC rủi ro quy đổi
Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1)
Chỉ số này nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vƣợt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả
Chỉ số vốn tự có trên tổng tài sản Có (H2)
Chỉ số này để đánh giá mức độ rủi ro của tổng TSC của một ngân hàng Để đảm bảo an toàn, ngân hàng cần duy trì chỉ số này sao cho TSC đƣợc phép sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có
Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3)
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN và tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD so với tổng TSC Tỷ lệ này càng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời càng lớn
Chỉ số năng lực cho vay (H4)
Chỉ số này phản ánh năng lực cho vay trong tổng TSC và đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng càng thấp
Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng (H5)
Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) Tổng TSC
Tổng các khoản cho vay và cho thuê Chỉ số năng lực cho vay (H4) Tổng TSC
Tổng các khoản cho vay và cho thuê Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng (H5) Tiền gửi khách hàng
Vốn tự có Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1) Tổng nguồn vốn huy động
Vốn tự có Chỉ số vốn tự có trên tổng TSC (H2) Tổng TSC
Sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản, chỉ số này phản ánh việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng Tỷ lệ này càng cao thì thanh khoản càng thấp Tỷ lệ này càng gia tăng cho thấy ngân hàng có ít nguồn hơn để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột Khi tỉ lệ này tăng tương đối cao, ngân hàng cần phải thắt chặt tín dụng, khiến lãi suất có chiều hướng tăng lên
Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6)
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có tính thanh khoản cao trên tổng TSC của ngân hàng Chỉ số này càng cao, số lƣợng chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng lớn, trạng thái thanh khoản càng tốt.
Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng (H7)
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tiền gửi và cho vay TCTD so với tiền gửi và vay từ TCTD
Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng
Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H8)
Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại
Lehman Brothers đƣợc thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman, từng là tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tƣ lớn thứ 4 của Hoa Kỳ
Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tƣ, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng nhƣ nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới
Từ năm 2006, Lehman quyết định thay đổi chính sách, đường lối để phát triển mạnh mẽ nhƣng lại có nhiều rủi ro hơn Năm 2007, khi khủng hoảng về vay mƣợn địa ốc bùng nổ,
Lehman cho rằng đây chỉ là khủng hoảng tạm thời, đổ tiền nhiều hơn vào địa ốc với hy vọng sau cơn khủng hoảng sẽ thu lợi nhuận lớn Qua năm 2008, Lehman thua lỗ nặng nề
Dù vậy, Ban lãnh đạo luôn thông báo Lehman có đủ phương tiện tài chính đối phó với những dao động kinh tế Riêng trong nửa đầu năm 2008, giá trị thị trường của Lehman
Brothers mất giá tới 70%, từ đỉnh 80 tỷ USD vào năm 2007 xuống còn 20 tỷ USD Lòng tin của các nhà đầu tƣ tiếp tục giảm đi khi cổ phiếu mất giá thêm 50% vào ngày 9/9/2008 Một ngày sau, Lehman tuyên bố đã thua lỗ 3,9 tỷ USD, tổng số dự phòng giảm giá lũy kế cho danh mục đầu tƣ liên quan đến bất động sản lên tới 8 tỷ với một danh mục bất động sản rủi ro lên tới 60 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản Giá trị thị trường của ngân hàng sụt không phanh xuống dưới 4 tỷ USD Việc Moody’s đe dọa hạ định mức tín nhiệm của Lehman đã xóa đi mọi nỗ lực cứu chữa Hạ mức tín nhiệm đồng nghĩa với việc phải thực hiện tăng tài sản đảm bảo cho các giao dịch với khách hàng, chƣa kể đến việc khách hàng hạ hạn mức giao dịch với Lehman và chi phí huy động vốn tăng cao
Ngày 15/9/2008, tập đoàn tuyên bố phá sản với khoản nợ 768 tỷ USD bao gồm 613 tỷ USD nợ ngân hàng và 155 tỷ USD nợ trái phiếu sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại Giá trị tài sản xác định trên giấy tờ là 639 tỷ USD, bao gồm nhiều tài sản mà giá trị thực tế có thể thấp hơn nhiều giá trị sổ sách Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ Cơn địa chấn mang tên Lehman Brothers đi vào lịch sử bởi ngân hàng này
17 là nạn nhân của chính mình khi kiếm tiền thông qua quản trị rủi ro, kéo theo sự hoảng loạn trong hệ thống ngân hàng, đe dọa tới trật tự tài chính thế giới
1.3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Sự kiện xảy ra vào tháng 10 năm 2003 và là sự kiện lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi lần đầu tiên hàng nghìn khách hàng đổ xô đến rút tiền tại ACB, bắt nguồn từ tin đồn Tổng giám đốc bỏ trốn Thống đốc NHNN đã lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này và hỗ trợ cho ACB 1.900 tỷ đồng và cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VNÐ, ngoại tệ và vàng để ACB thực hiện chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền khi khách hàng yêu cầu Sau đó, tình hình hoạt động của ACB ổn định trở lại, thanh khoản đƣợc đảm bảo
Từ những kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng thanh khoản vào năm 2003, ACB đã chuẩn bị mọi tình huống đối phó trước thông tin vài lãnh đạo ACB bị bắt được đăng tải trên báo chí vào tháng 8 năm 2012 Phản ứng đầu tiên của ACB sau khi lệnh bắt nguyên Phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB đƣợc loan báo ngày 20/8/2012 là thông báo phát đi khẳng định rằng vị Phó chủ tịch này không còn là cổ đông lớn, cũng không phải thành viên
HĐQT, không tham gia ban điều hành của ACB, do vậy không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng Ngay trong tối 20/8/2012, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những tình huống cụ thể để kiểm soát tình hình Theo đó, ACB đề ra 5 tình huống bao gồm bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, từ đó đưa ra 5 phương án để giải quyết Dự trữ thanh khoản của ACB hiện đang ở mức khoảng 30.000 tỷ đồng và hoàn toàn không lo về thiếu hụt thanh khoản Trong ba ngày cao điểm từ
20/8/2012 đến 23/8/2012, ACB đã liên tiếp sử dụng nhiều cách thức trấn an khách hàng
ACB cam kết chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang để tại ACB nếu khách hàng có nhu cầu rút và đưa ra chương trình ưu đãi cho những khách hàng gửi lại Theo đó, nếu khách hàng đã lỡ rút tiền trước khi đáo hạn, nay nếu gửi lại, ACB sẽ tiếp tục tính lãi suất cam kết như trước đây ACB không để khách hàng rút tiền ngay mà đưa ra lịch hẹn nhằm mục đích giúp khách hàng bình tĩnh hơn Sau những nỗ lực công bố thông tin của NHNN và ACB, một vài ngày sau, tình hình thị trường ổn định trở lại Khách hàng không còn rút tiền nhiều như trước, số tiền huy động vốn của ACB đã bắt đầu tăng trở lại
Như vậy, với việc áp dụng thành công bài học kinh nghiệm trước đây, lãnh đạo ACB đã giúp ngân hàng vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn về thanh khoản, đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh, duy trì vị thế của thương hiệu ngân hàng
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
1.3.2.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Lehman Brothers
Từ trường hợp của Lehman Brothers, bài học lớn nhất cho Sacombank là không được chủ quan với những tác động của rủi ro thị trường, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng; không đầu tƣ mạo hiểm và lạc quan quá mức vào tình hình chung của nền kinh tế hay của ngân hàng mà cần sự phân tích thấu đáo và sự hỗ trợ vốn từ NHNN Bên cạnh đó, cần phải coi trọng quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản Tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới tình hình thanh khoản ngân hàng Các hoạt động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm, nhƣ bất động sản, chứng khoán, các sản phẩm tín dụng phái sinh, khi phát sinh rủi ro sẽ làm giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu về ngân quỹ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, và có thể gây nên sự sụp đổ ngân hàng Ngân hàng cần nâng cao quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc tập trung dự tính thay đổi tổng tiền gửi và tổng cho vay trên cơ sở xây dựng các mô hình và phân tích các tình huống dẫn đến sự thay đổi để có những biện pháp phù hợp trong huy động vốn và cho vay
1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Mặc dù ACB đã kiểm soát đƣợc tình hình, đảm bảo khả năng thanh khoản nhƣng hậu quả sẽ bớt nặng nề nếu ACB không chủ quan trước tin đồn thất thiệt để chủ động trong ứng phó với khủng hoảng Qua sự việc nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro thanh khoản cho Sacombank:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tên viết tắt tiếng Anh: Sacombank
Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: 9320420 Fax: 9320424
Website: www.sacombank.com.vn
Giấy phép thành lập: 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP HCM
Giấy phép hoạt động: 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Thống đốc NHNN
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0301103908
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nước, cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các
TCTD khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
Kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép Hoạt động bao thanh toán
2.1.1 Các giai đoạn phát triển
Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại TP.HCM năm 1991 từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia Ngoài ra, đây là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng năm 1996 với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn
Nhờ có sự tham gia góp vốn của tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings năm
2001, Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC) vào năm 2002
21 và Ngân hàng ANZ năm 2005, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại
Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE năm 2006 với tổng số vốn niêm yết là
Việc khai trương chi nhánh tại Lào vào tháng 12 năm 2008 và thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia tháng 10 năm 2011 đã đánh dấu giai đoạn mới của chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại khu vực Đông
Dương Năm 2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011 vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006 - 2010
Thời gian gần đây, kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, thị trường bất động sản đóng băng và thị trường chứng khoán chịu nhiều biến động
Sacombank đã đƣa ra nhiều quyết định kịp thời và đảm bảo an toàn nguồn vốn, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động đầu tư hiện tại và trong tương lai Trong năm 2013, Sacombank tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tƣ, tập trung vào các ngành nghề mang lại hiệu quả sinh lời cao, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và ngân hàng trong hoạt động đầu tư, cũng như tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng Hầu hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng của ngân hàng đều đƣợc đặt chỉ tiêu vƣợt trên 10% so với 2012 Ngoài ra, các chỉ tiêu về an toàn hoạt động của Sacombank cũng nằm trong mức kiểm soát
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của Sacombank ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu tài chính trọng yếu Năm 2013 Chênh lệch với
Tổng dƣ nợ tín dụng 108,600 12%
Chỉ tiêu an toàn hoạt động
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >9%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn