1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng phương án điều tra pptx

25 3,4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 50,72 KB

Nội dung

Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập nhữngthông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy lu

Trang 1

Luận văn Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng phương án điều tra

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một

trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Trước khi trở thành mộtmôn khoa học độc lập, thống kê học đã có một lịch sử phát triển khá lâu Đó là mộtquá trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được rút dần thành lý luậnkhoa học và ngày càng hoàn chỉnh

Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là

sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của thống kê học Kể từ đó thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngàycàng hoàn thiện Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụquản lý vĩ mô quan trọng Đồng thời các con số thống kê cũng là cơ sở quan trọngnhất để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và cácchính sách kinh tế- xã hội Trên giác độ quản lý vĩ mô, thống kê không những cóvai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

mà còn phải xây dựng cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá các hoạt độngkinh tế - xã hội của các tổ chức đơn vị

Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập nhữngthông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên

cơ sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được mộtvấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả các công việcnày được gọi là hoạt động thống kê

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê Làmột khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụthu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Đây là những thông tin

sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thập được mộtcác trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thựchiện tốt các giai đoạn tiếp theo Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiềulĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đíchnghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, tôi quyết định lựa chọn đề

tài: “ Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng

phương án điều tra.”

Việc nghiên cứu bao gồm điều tra thống kê và sử dụng số liệu thu được từđiều tra để phân tích

Chất lượng học tập của sinh viên K47D, trường Đại học Thương Mại

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo đã giúp chúng em hoànthành đề tài này

Trang 3

Mục lục

Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

I Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê.

1 Khái niệm

2 Ý nghĩa của điều tra thống kê

II Các loại điều tra thống kê.

1.Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệthai loại điều tra thống kê

a Điều tra thường xuyên

b.Điều tra không thường xuyên

2.Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê đượcphân thành 2 loại:

a.Điều tra toàn bộ

b.Điều tra không toàn bộ

III Hình thức của điều tra thống kê.

1.báo cáo thống kê định kỳ

2.điều tra chuyên môn

IV Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê.

1 phương pháp trực tiếp

2 Phương pháp gián tiếp

V Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê.

Trang 4

1 Mục đích điều tra.

2.Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra

3 Nội dung điều tra

4 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

5 biểu mẫu và bảng ghi chép cách ghi biểu

Chương II: Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê điểm trung bình thực hành của sinh viên K47D trường đại học Thương Mại.

1.Mục đích thống kê

2.Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra

3.Nội dung điều tra

4.Phiếu điều tra

5 Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu

6 Phương pháp điều tra

7 Kế hoạch tiến hành điều tra

8 Tổ chức thực hiện

Trang 5

Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

I: Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê

1.Khái niệm.

Sau khi xác định được nội dung nghiên cứu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu

cụ thể, người ta tiến hành thu thập tài liệu cần thiết của từng đơn vị tổng thể thuộcđối tượng nghiên cứu.Việc thu thập thông tin của từng đơn vị cụ thể gọi là điều trathống kê Điều tra thống kê thường tiên hành điều tra các hiện tượng như là: tìnhhình dân số, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, sản lượng các loại cây trồng,…

Định nghĩa: Điều tra thống kê là tổ chức thu thập tài liệu về hiện tượng

nghiên cứu một cách khoa học và theo khái niệm thống nhất, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định

Điều 3 Luật Thống kê 2003 định nghĩa “Điều tra thống kê là hình thức thu

thập thông tin thống kê theo phương án điều tra” Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên bởi lẽ phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục đích, ý nghĩa, toàn bộ quá trình tổ chức, điều kiện thời gian, không gian…của cuộc điều tra Tính khoa học, tính kế hoạch của cuộc điều tra được thể hiện rõ trong phương án này.

Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó việc thu thập tài liệu thườngtiến hành trong phạm vi rộng, gồm nhiều đơn vị tổng thể rất phức tạp, đòi hỏi việcthu thập tài liệu phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức khoa học và theo kế hoạchthống nhất, mới đem lại kết quả điều tra đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu

Điều tra thống kê được thực hiện đối với các tổ chức, hộ gia đình và cánhân trong trường hợp:

- Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải từ chế độ báocáo thống kê

- Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thốngkê

Trang 6

- Thu thập thông tin từ các hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cánhân.

- Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất

Ví dụ : - Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ,…trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh do đócông tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu

- Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân tộc, tôn giáo,…

2 Ý nghĩa của điều tra thống kê.

Đây là giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu thống kê Nó có nhiệm vụ thu thập số liệu ban đầu để làm căn cứ cho các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứuthống kê Số liệu điều tra thống kê là cơ sở để xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Nó giúp Đảng và Nhà nước năm được thực trạng nền kinh tế đất nước, từ đó có biện pháp tích cực để khai thác tài nguyên khoáng sản và nhân lực của đất nước Trên cơ sở tài liệu của điều tra thống kê Đảng và Nhà nước có chủ trương đường lối chính sách phát triển

và quản lý kinh tế xã hội phù hợp

Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học, chặtchẽ, sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau về lý thuyết cũng như thực tế

Trước hết, tài liệu do điều tra thông kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểmtra, đánh giá thực trạng của hiện tượng nghiên cứu Điều tra thống kê sẽ giúp chocác doanh nghiệp, các tổ chức và đặc biệt là các cơ quan quản lý sẽ đánh giá kháchquan , chính xác hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa Từ đó, các doanh nghiệp

có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho công ty mình để thu được nhiều lợinhuận hơn từ việc đầu tư kinh doanh Nhà nước nắm được tình trạng của đất nước,

có biện pháp tích cực để khai thác tài nguyên khoáng sản và nhân lực của đất nước

và từ đó đề ra được chủ trương đường lối chính sách phát triển cho đất nước

Trang 7

Thứ hai, tài liệu điều tra là cơ sở tiến hành các bước tiếp theo của quá trìnhnghiên cứu thống kê Vì thế, tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung

và đảm bảo đầy đủ về số lượng chỉ tiêu, số đơn vị tổng thể Mặt khác, tài liệu điềutra phải cung cấp đúng thời gian quy định mới tạo điều kiện thuận lợi để tiến hànhcác bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê

Thứ ba, những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách hệ thống còn làcăn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng

và dự đoán tình hình trong tương lai Đây là một căn cứ quan trọng để giúp cho cáccông ty nắm bắt được xu thế phát triển để có quyết định kinh doanh chính xác

II Các loại điều tra thống kê

1 Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê:

a Điều tra thường xuyên: là việc tiến hanh thu thập ghi chép tài liệu ban đầu

của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục có hệ thống và thường là theosát quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng

Ví dụ:- việc tổ chức phân công lao động của một doanh nghiệp

- Điều tra nhân khẩu địa phương (đến, đi, sinh, tử….)

- Theo dõi số công nhân đi làm hằng ngày tại doanh nghiệp, ghi chép sốsản phẩm xuất nhập kho

- Hình thức tổ chức của điều tra thường xuyên: Báo cáo thống kê định

kỳ.Đây là một hình thức thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo ghi

số liệu vào biểu mẫu và gửi lên cấp trên Các báo cáo này được ghi thườngxuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp, biểu mẫu và chế độ báo cáo đãđược quy định sẵn

b Điều tra không thường xuyên: là tiến hành thu thập , ghi chép tài liệu ban

đầu của hiện tượng một cách không liện tục, không gắn với quá trình phátsinh, phát triển của hiên tượng

- Đối tượng điều tra: hiện tượng ít biến động, biến động chậm hoặc không cầntheo dõi thường xuyên, liên tục Tuy nhiên để tiện cho viêc theo dõi phântích sự biến động của hiện tượng các cuộc điều tra không thường xuyêncũng được lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định

Trang 8

Ví dụ: tổng điều tra dân số 10 năm một lần, điều tra bão lụt thiệt hại thiên tai,

điều tra nông nghiệp

- Hình thức tổ chức điều tra : các cuộc điều tra chuyên môn, mỗi cuộc điều trađược tiến hành với phương pháp quy định riêng

2 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống

kê được phân thành 2 loại:

a Điều tra toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn

vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào

Ví dụ: các cuộc tổng điều tra dân số ở nước ta vào ngày 1/10/1979, ngày

b Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số

đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung

Ví dụ: điều tra giá cả của một số hàng hóa

- Đặc điểm: vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra vừa thu thập số liệuchi thiết trên nhiều mặt của hiện tượng vừa có thể kiểm tra, đánh giá độchính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi Tuy nhiên nó luôn phátsinh sai số do chỉ dựa trên có sở số liệu của một số ít đơn vị đẻ nhận địnhđánh giá cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu

- Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra ta có thể phân chiađiều tra không toàn bộ thành 3 loại:

+ Điều tra chọn mẫu : là một loại điều tra không toàn bộ trong đó người tachỉ chọn ra một số đơn vị để tiến hành điều tra thực tế kết quả điều tra được

sử dụng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng

Trong điều tra chọn mẫu người ta lưu ý đến 2 vấn đề:

 Lựa chọn các đơn vị mẫu sao cho đại diện cho toàn bộ tổng thể

 Sử dụng công thức nào để tính toán cho toàn bộ tổng thể

Trang 9

Ví dụ : điều tra một số hộ gia đình trong 1 địa phương nào đó để thu thập

tài liệu về thu nhập, nghề nghiệp,…… Để suy đoán về đời sống nhân dânđịa phương đó

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, điều tra năngsuất cây trồng vật nuôi

+ Điều tra trọng điểm: người ta chỉ tiến hành điều tra ở một bộ phận chủ yếucủa tổng thể chung Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng cho toàn

bộ tổng thể Loại điều tra này thích hợp với đối tượng có những bộ phận

tương đối tập trung, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể Ví dụ : nghiên cứu

tình hình trồng dưa hấu ở Tiền Giang, trồng cà phê ở Tây Nguyên…

+ Điều tra chuyên đề: là loại điều tra được tiến hành trên một số rất ít, thậmchí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiềukhía cạnh khác nhau của đơn vị đó Loại điều tra này thường dùng để nghiêncứu những vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị

tiên tiến,… ví dụ: điều tra hiệu quả của thâm canh một số loại cây trồng,

điều tra trình độ phát triển hàng hóa của các hộ gia đình

III: Các hình thức của điều tra thống kê

Điều tra thống kê có thể tổ chức theo hai hình thức đó là báo cáo thống kê vàđiều tra chuyên môn

1.Báo cáo thống kê định kỳ

Báo cáo thống kê định kỳ: thu thập thông tin thống kê một cách thường

xuyên, định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáothống nhất do cơ quan có thẩm quyền quyết định Ví dụ phiếu thu thập thôngtin DN thương mại tháng

Đặc điểm: Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và

thường xuyên, thu thập thông tin gián tiếp

Nội dung: Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho các

kế hoạch và quản lý của doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong nền kinh tếquốc dân Những chỉ tiêu trong báo cáo thống kê được cụ thể thành các biểu

Trang 10

mẫu thống nhất cho các thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp.Ví dụ: báo cáothống kê hàng mua, hàng dự trữ, giá trị sản xuất lao động, doanh thu, chi phícủa doanh nghiệp.

2 Điều tra chuyên môn.

 Điều tra chuyên môn: là hình thức điều tra không thường xuyên, được tiếnhành theo một kế hoạch và phương pháp riêng cho mỗi lần điều tra

Đặc điểm: khi cần thì mới tiến hành điều tra

Nội dung: những tài liệu TK định kỳ chưa hoặc không cung cấp được;

hoặc để kiểm tra chất lượng của báo cáo TK định kỳ Nội dung của điều trachuyên môn thường đầy đủ hơn, phong phú hơn so với báo cáo thống kêđịnh kỳ

IV, các phương pháp thu thập tài liệu điều tra thống kê.

Trong điều tra thống kê là một vấn đề cốt lõi để đưa đến phân tích, kết luận chính xác trong nghiên cứu thống kê Chính vì vậy phương pháp thu thập thông tin cũng rất cần được quan tâm Nhưng khi tiếp xúc với một đối tượng hay một cuộc điều tra thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của nhân viên điều tra mà ta cần phải lựa chọn phương pháp điều trathích hợp để đạt được những thông tin tốt nhất

1 Phương pháp điều tra trực tiếp

Là phương pháp ghi chép tài liệu ban đầu mà nhân viên điều tra phải tiếp xúc với đối tượng điều tra,trực tiếp tiến hành cân đong, đo đếm và ghi chép tài liệu vào phiếu điều tra.Kết quả điều tra trực tiếp đảm bảo mức độ chính xác cao,có thể phát hiện sai sót để chỉnh lý kịp thời.Phương pháp này tốn kém về chi phí và thời gian,vì vậy theo yêu cầu nghiên cứu mà người ta áp dụng phương pháp điếu tra trực tiếp hay điều tra gián tiếp.VD: Thống kê vật liệu tồn kho,kiểm kê tài sản cố định…

2 Phương pháp điều tra gián tiếp

Trang 11

Là phương pháp thu thập thông tin mà nhân viên điều tra có được qua sự trả lời của đơn vị điều tra qua điện thoại,phiếu điều tra,báo cáo thống kê,thư từ,fax,internet.

 Phương pháp phái viên điều tra( phỏng vấn trực tiếp): nhân viên điều tra gặp trực tiếp đối tượng điều tra đặt câu hỏi và nghe câu trả lời

 Phương pháp tự ghi báo cáo:đối tượng được điều tra sau khi nghe hướng dẫn tự ghi số liệu vào phiếu điều tra rồi nộp cho cơ quan điều tra

 Phương pháp thông tấn (gửi thư): Cơ quan điều tra và đối tượng điều tra không trực tiếp găp nhau mà chỉ trao đổi tài liệu hướng dẫn và phiếu điềutra băng cách thông qua bưu điện

Kết quả điều tra phụ thuộc vào đơn vị điếu tra,chất lượng và mức độ chính xác của tài liệu còn hạn chế,nhân viên điều tra khó phát hiện sai sót để xử

lý kịp thời.Phương pháp này ưu điểm là tiến hành nhanh gọn,kịp thời và đỡ tốn kém

Bên cạnh đó, người ta thường chia thành các phương pháp sau:

1 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua

sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời Căn cứ vào điều kiện thực tế người nghiên cứu sẽ quyết định lựa chọn phương pháp nào để tiếp xúc với người được phỏng vấn

Trang 12

Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như công sức cán bộ điều tra

- Thông tin thu được khách quan, không bị ảnh hưởng bởi thái độ người hỏi

- Dễ trả lời những vấn đề tế nhị

- Nguyên tắc nặc danh được đảm bảo trong phỏng vấn

Hạn chế:

- Chất lượng thông tin thu được không thật cao

- Không biết được thái độ người trả lời

Lưu ý: trong phương pháp này muốn tăng số phiếu trả lời cần chú ý một sốbiện pháp như:

- Tạo điều kiện dễ dàng tối đa cho việc trả lời

- Gửi thư nhắc tại kèm theo bảng câu hỏi đề phòng thư lần trước thất lạc

- Khuyến khích vật chất

b Phương pháp phỏng vấn trực diện

Là phương pháp mà người phỏng vấn và người trả lời tham gia một cuộc nóichuyện riêng hay còn gọi là trò chuyện có chủ định Tức đây là một cuộc nóichuyện có mục đích và là quá trình giao tiếp một chiều do người phỏng vấnđiều khiển

Ưu điểm:

- Việc tiếp xúc trực tiếp tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tượng sâu sắc hơn

- Do tiếp xúc trực tiếp nên đã đồng thời kết hợp phỏng vấn với quan sát

- Có thể phát hiện sai sót và sửa đổi kịp thời

Ngày đăng: 22/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w