GIỚ I THI Ệ U T Ổ NG QUAN V Ề TH Ờ I TRANG NHANH VÀ
Đôi nét về ngành công nghiệp thời trang nhanh
Bùng nổ từ năm 1960, thời trang nhanh (fast fashion) thu hút rất đông người mua sắm, bởi mẫu mã đa dạng, hợp xu hướng và xoay vòng liên tục, giá lại không cao Tuy nhiên, phải đến năm 1989, khi Zara bước chân vào Mỹ, các đế chế thời trang nhanh mới bắt đầu được hình thành với hàng loạt thương hiệu bành trướng ra thế giới
Tình hình dần thay đổi khi 5 năm trở lại đây, ngành thời trang nhanh tại Mỹ và châu Âu đối mặt với nhiều thách thức chưa từng thấy Theo CNBC, chỉ riêng trong nửa đầu năm 2019, các nhà bán lẻ ở Mỹ đã đóng cửa 5.994 cửa hàng Hãng nghiên cứu Retail Metrics ước tính doanh thu ngành bán lẻ thời trang ở Mỹ giảm 24% trong quý I/2019 Trước đó, vào năm 2017, Topshop đã rút lui khỏi các thị trường Úc, New Zealand và Tây Ban Nha Một năm sau, thương hiệu này cũng tuyên bố đóng cửa hàng và thương mại điện tử tại Trung Quốc Tại quê nhà Anh Quốc, trong năm 2019, Topshop dự kiến đóng cửa 23 cửa hàng Đây được đánh giálà khơi mào chấm dứt thời đại của các đế chế fast fashion khi Forever 21, H&M, Banana Republic… cũng rơi vào tình cảnh tương tự
Trong “cơn bão” ấy, duy nhất Zara là trụ vững Với cửa hàng truyền thống, Zara thường xuyên thay đổi bố cục, tạo trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng và đẩy mạnh bán hàng trực tuyến với những bức ảnh online rất đẹp và liên tục trao đổi tin tức về sản phẩm, khiến khách ghé thăm website thường xuyên Zara còn tổ chức các đợt giảm giá cùng với việc ra mắt sản phẩm mới, sản xuất với sốlượng vừa phải để tạo cảm giác khan hiếm hàng
Nhưng mua sắm trực tuyến đang là một nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của nhiều cửa hàng fast fashion Người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ, có xu hướng đánh giá và chọn một sản phẩm trên Internet, khiến doanh thu tại cửa hàng fast fashion tụt dốc không phanh.
Theo số liệu của Cục Điều tra thương mại Mỹ, ước tính doanh số bán lẻ trực tuyến các sản phẩm thời trang trong quý I/2019 đạt 137,7 tỷ USD, tăng 12,4% so với
5 cùng kỳ năm 2018 Sai lầm bắt đầu được chỉ ra: các “ông lớn” fast fashion mải ngủ mê trên thành công và lờ đi sức mạnh mua sắm trực tuyến Thay vì tập trung đầu tư vào thương mại điện tử, các hãng lại đua nhau mở rộng diện tích và số lượng cửa hàng tại các trung tâm thương mại trong khi giá thuê mặt bằng ngày càng đắt Ở New York (Mỹ), chi phí thuê mặt bằng tăng khoảng 89% kể từ năm 2008, trong khi doanh thu bán lẻ chỉ tăng 32% Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại London (Anh) và Dubai (UAE)
Còn một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là xu hướng thời trang bền vững góp phần làm doanh thu fast fashion giảm mạnh Dệt may nói chung và thời trang nói riêng là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới Thì thời trang bền vững trở thành xu hướng thiết yếu đòi hỏi không chỉ trách nhiệm của người tiêu dùng mà còn là trách nhiệm của các hãng sản xuất H&M là thương hiệu đi đầu trong xu hướng bền vững khi tích cực thu gom quần áo từ nhiều thương hiệu để tái chế, đồng thời tung ra các bộ sưu tập thời trang thân thiện với môi trường.
Thực tế, những con số về kết quả kinh doanh của hãng thời trang Zara đã chứng minh rõ tiềm năng thị trường thời trang Việt Nam có sức hấp dẫn như thế nào đối với các thương hiệu quốc tế Chỉ trong 4 tháng đầu tiên hoạt động tại Việt Nam (năm 2016) Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng, bình quân đạt doanh thu 2,8 tỷ đồng/ngày
Sang năm 2017, theo số liệu do Mitra Adiperkasa – đối tác đại diện cho Inditex vận hành hệ thống Zara tại Việt Nam công bố mở mới các cửa hàng Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti cùng thuộc hệ thống Zara và mở thêm cửa hàng Zara tại
Hà Nội vào cuối năm 2017; cùng với đó doanh thu của toàn hệ thống tại Zara Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ đồng Và trong nửa đầu năm 2018, doanh thu của hệ thống thời trang nhanh này tại Việt Nam tăng trưởng 133% và đạt gần 950 tỷ đồng
Nhưng cho đến đầu năm 2019, Dịch covid-19 bắt đầu phát tán, đánh một đòn thật mạnh vào rất nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là ngành thời trang nhanh Trong thời gian phong tỏa, tất cả các cửa hàng buộc phải đóng cửa, doanh thu tập đoàn Inditex đã giảm 44%, tương đương với 410 triệu euro thất thu trong quý đầu tiên của năm 2020 Để so sánh, tập đoàn này đã thu được 734 triệu euro lợi nhuận, vào cùng thời kỳ năm 2019 Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, 88% các địa điểm bán hàng Zara trên thế giới đều phải ngưng hoạt động
Thích nghi với hoàn cảnh mới, Zara hy vọng tăng cường các dịch vụ kinh doanh trên mạng bằng cách bơm 2,7 tỷ euro từ đây cho tới năm 2022 nhằm mục tiêu tăng cường công nghệ thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ bán hàng trực tuyến Nhờ vậy hiện giờ kinh doanh trên mạng của Zara tương đương với 14% tổng doanh thu hàng năm.
T ổ ng quan v ề t ập đoàn H&M và Zara
1.2.1 Tổng quan về H&M a) Giới thiệu chung về H&M
H&M là một trong những công ty thời trang lớn nhất thế giới Với các cửa hàng và thị trường mới được thêm nhiều hơn vào mỗi năm, tập đoàn đang không ngừng phát triển bởi các thiết kế của H&M tạo ra một sự lựa chọn thời trang cho phụ nữ, nam giới, thanh thiếu niên và trẻ em lớn trên toàn thế giới Tập đoàn H&M sử dụng hơn 94000 người và có khoảng 2600 cửa hàng trải rộng trên thị trường ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.
H&M là từ viết tắt của Hennes & Mauritz; bao gồm năm thương hiệu độc lập khác nhau - H&M, COS, Monki, Weekday, Cheap Monday
H&M, mở cửa hàng đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 1947, hiện đang đại diện hơn 40 thị trường Trong một số quốc gia, các bộ sưu tập cũng có sẵn trực tuyến Thiết kế của H&M tạo ra một phạm vi rộng và đa dạng của thời trang dành cho nam giới, phụ nữ và trẻ em Ngoài mỹ phẩm quần áo, phụ kiện và các sản phẩm dệt may gia đình là tất cả các phần của H&M đã cung cấp
Thương hiệu H&M theo đuổi bản chất là quần áo có chất lượng cao và hợp mốt nhưng giá cả phải chăng Đây được coi là quyết định mang tính cách mạng của nhà sáng lập giúp phát triển và duy trì H&M cho đến bây giờ
H&M đảm bảo một hiệu suất làm việc cực kì cao từ công đoạn thiết kế tới sản xuất và phân phối H&M có một sự quản líchặt chẽ với các nhà cung ứng của mình để đảm bảo hoạt động kinh doanh được suôn sẻ và đúng theo kế hoạch Để H&M có thể đạt được hiệu quả cao như thế, ý tưởng “mua và mượn” các ý tưởng thiết kế để sử dụng cho các sản phẩm của mình thực sự là một bước đi đúng đắn mang tính chất đột phá
7 trong quá trình kinh doanh của H&M Đặc trưng về các sản phẩm của H&M là đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng ở mọi lứa tuổi và tầng lớp Điều này không cho phép H&M chậm trễ trong quá trình thiết kế và sản xuất cũng như phân tải liên tục Một yếu tố không thể không nhắc đến trong sự hiệu quả của H&M đó là chiến lược phân phối sản phẩm và Marketing của công ty H&M liên tục mở các cửa hàng phân phối tại rất nhiều các quốc gia và liên tục thực hiện các show diễn giới thiệu những bộ sưu tập của mình Chính điều này đã góp phần đẩy mạnh doanh số bán hàng của H&M và vươn lên trở thành một trong những công ty thời trang lớn nhất thế giới.
H&M đã và đang được vận hành bởi hệ thống giá trị cốt lõi: H&M luôn nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn cụ thể, đơn giản nhất giúp công việc đạt được hiệu quả Môi trường làm việc luôn tiếp thu ý kiến cá nhân, sẵn sàng giúp đỡ và phản hồi tích cực, giúp nhân viên thoải mái bày tỏ quan điểm và sáng tạo riêng H&M kinh doanh với triết lý sáng tạo là nền tảng của phát triển ổn định Việc tạo ra các thiết kế mới, độc đáo, hợp xu hướng và mong đợi của khách hàng giúp công ty có thểcạnh tranh với các đối thủ khác Nhân viên của H&M luôn cùng nhau vượt qua thách thức và có trách nhiệm với công việc của mình Để mang đến sản phẩm với giá cả hợp lý mà chất lượng cao cấp và thân thiện với môi trường, H&M luôn ý thức giảm chi phí đến mức có thể, sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có, tránh lãng phí H&M tạo môi trường làm việc luôn gắn kết các thành viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc Giá trị trung tâm nhất là niềm tin của H&M đặt ở con người H&M luôn quan tâm đến các cá nhân để tạo ra môi trường làm việc an toàn, nơi các cá nhân có thể thoả sức sáng tạo và làm việc hăng say b) Chuỗi cung ứng của H&M
• Mô hình chuỗi cung ứng của H&M
Với tư cách là nhà bán lẻ thời trang đứng thứ 2 trên thế giới, H&M sở hữu một chuỗi cung ứng linh hoạt giúp nó đứng vững trên thị trường thời trang hiện nay
Hình 1 Mô hình chuỗi cung ứng của H&M
• H&M lập kế hoạch và tìm nguồn cho chuỗi cung ứng
Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng
H&M thu mua vật liệu và gia công từ 750 nhà cung ứng và 21 trung tâm giám sát sản xuất được đặt phần lớn tại châu Âu và châu Á Theo kế hoạch sản xuất, các nhà máy chỉ sản xuất 80% tổng sản lượng và chừa 20% mặt hàng còn lại để đáp ứng kịp thời xu hướng thời trang trên thị trường, nhằm giảm “leadtime” và chi phí tồn kho phát sinh.
Trên thực tế, việc kiểm soát và đảm bảo các nhà cung ứng tuân thủ mọi quy tắc cho của các chủ hàng luôn là bài toán “hóc búa” nhất dành cho các doanh nghiệp Do đó, khả năng vượt qua bài toán này chính là điểm nổi bật nhất của H&M Bằng việc không ngừng hợp tác, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng chính là yếu tố làm nên thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới với chất lượng sản phẩm ở mức giá tuyệt vời nhất
Cụ thể, năm 2015, H&M đã triển khai chương trình quản lý nhà cung ứng SIPP
(Sustainable Impact Partnership Programme – Chương trình Hợp tác Bền vững) Chương trình này yêu cầu tất cả nhà sản xuất và cung ứng phải thỏa thuận “Cam kết vì sự phát triển bền vững” (Sustainability Commitment) trước khi trở thành nhà cung cấp hay sản xuất chính của H&M Từ năm 2016, H&M chú trọng hơn việc hợp tác gián tiếp
9 với các nhà cung ứng thứ cấp (second-tier supplier) khi lượng sản phẩm từ các nhà cung ứng này chiếm gần 60% Theo đó, mọi nhà cung ứng dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt buộc phải ký kết chương trình “Sustainability Commitment”
Nguồn lực tài chính: H&M đã tạo được một nền tảng tài chính vững chắc cho phép họ tiếp tục đầu tư và phát triển các nhãn hiệu thời trang khác làm gia tăng hệ thống sản phẩm H&M, có một nguồn lực tài chính khá dồi dào vì thế có thể huy động một lượng tài chính lớn bất cứ lúc nào nhờ vào giá trị thương hiệu của mình
Nguồn lực tổ chức: trụ sở quản lý của H&M tại Stockholm Thụy Điển, đây cũng là nơi có đầy đủ các quản lý của các bộ phận như thiết kế, mua, tài chính, tài khoản, mở rộng, thiết kế nội thất và màn hình hiển thị, quảng cáo, truyền thông, IR, nhân sự, hậu cần, an ninh và tính bền vững
Tại các quốc gia bán hàng khác H&M đã có hơn 20 văn phòng chịu trách nhiệm cho các phòng ban khác nhau Ngoài ra còn có văn phòng sản xuất H&M liên lạc quản lý địa phương 700 nhà cung cấp độc lập
Về tiếp cận nguồn nguyên liệu: H&M không sở hữu bất kỳ nhà máy nào Thay vào đó, quần áo và các sản phẩm khác được ủy nhiệm từ khoảng 700 nhà cung cấp độc lập, chủ yếu ở châu Á và châu Âu H&M mua các nguyên liệu chủ yếu từ chuỗi cung ứng của mình H&M mua bộ phận kế hoạch phạm vi, sau đó xử lý tất cả các khía cạnh thực tế với cơ quan sản xuất của H&M
PHÂN TÍCH THỰ C TR Ạ NG HO ẠT ĐỘ NG NHÀ CUNG C Ấ P
Chiến lược thuê ngoài các nhà thầu phụ ở châu Á đối với các sản phẩm áo phông, quần jeans của Zara
2.1.1 Lý thuyết căn cứ thuê ngoài a) Tầm quan trọng
Thuê ngoài là chiến lược sử dụng các nguồn lực bên ngoài để thực hiện các chức năng kinh doanh mà theo truyền thống được thực hiện bởi các nguồn lực và lao động nội bộ.
Hoạt động thuê ngoài thường dẫn đến các mối quan hệ dài hạn, trong đó các dịch vụ sẽ được cung cấp liên tục Mối quan hệ trong thuê ngoài không chỉ đơn thuần là mối quan hệ người mua - người bán mà là quan hệ giữa nhà cung cấp với khách hàng sử dụng Mối quan hệ này thường được duy trì lâu dài và có những ràng buộc khá chặt chẽ từ hai phía Việc xác định mối quan hệ phù hợp, trong đó dịch vụ liên tục được cung ứng trong thời gian dài đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về thời gian và công sức ở giai đoạn lập kế hoạch Việc quản lý các mối quan hệ này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như: Thường khi hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp cao; chia sẻ rủi ro và trao thưởng; coi các nhà cung cấp giống như một đối tác tiềm năng Thuê ngoài cho phép doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động thể hiện năng lực lõi, do đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong khi vẫn có thể giảm chi phí Vì thế, việc doanh nghiệp thuê ngoài sẽ nhằm mục đích tập trung vào mục tiêu gia tăng hiệu suất công việc hơn là tìm kiếm các dịch vụ cần thiết thông thường
Có thể nhận thấy rằng đối với những mặt hàng quy mô sản xuất nhỏ thì doanh nghiệp thường chuyển dịch ra ngoài, thuê ngoài để sản xuất Còn những mặt hàng có quy mô sản xuất lớn thì họ giữ lại cho nhà máy của doanh nghiệp để đạt được tỉ lệ khai thác công suất sản xuất cao nhất cho các nhà máy sản xuất doanh nghiệp đang vận hành
Về mức độ ổn định có thể thấy rằng đối với những tác nghiệp vận hành thường xuyên, tầm quan trọng cao thì doanh nghiệp có thể tự thực hiện và không thực hiện việc thuê ngoài Còn đối những tác nghiệp mang tính chất thời vụ thì sẽ cân nhắc đến việc thuê ngoài
19 b) Năng lực của Zara tương quan với năng lực của đối tác bên ngoài
Trong trường hợp năng lực của doanh nghiệp so với các đối tác có cung cấp thuê ngoài của tác nghiệp đó trên thị trường cao hơn nghĩa là khi doanh nghiệp tự mình thực hiện tác nghiệp đó có hiệu quả hơn thì doanh nghiệp có thể tự làm hoặc nếu thuê ngoài thì thuê trong tình huống doanh nghiệp muốn can thiệp về mặt chi phí trong tác nghiệp đó.
Ngược lại khi năng lực của doanh nghiệp so với các đối tác có cung cấp thuê ngoài của tác nghiệp đó trên thị trường không cao bằng tức là nhà cung cấp bên ngoài có khả năng tốt hơn, có năng lực tốt hơn hoặc phù hợp hơn thì doanh nghiệp nên cân nhắc việc thuê ngoài để tập trung cao hơn vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi Chẳng hạn như khi doanh nghiệp phát sinh những dự án mà nguồn nhân sự hiện tại không thể đáp ứng thì đây là lúc doanh nghiệp nên thuê ngoài Sau khi làm việc một vài tháng, nhân sự được thuê sẽ kết thúc hợp đồng hoặc tiếp tục làm nếu có Việc này không gây nên sức ép về nhân sự mà về công việc vẫn được đáp ứng, vừa phù hợp nhu cầu vừa nhanh chóng, tiện lợi
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần thuê ngoài những dịch vụ không phải là thế mạnh của mình hoặc phải tốn nhiều thời gian và chi phí để tổ chức triển khai Thông thường, doanh nghiệp chỉ thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi vì lí do bảo mật, bí quyết kinh doanh hay thông tin khách hàng
2.1.2 Chiến lược thuê ngoài của Zara
Theo một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, khi hầu hết những thương hiệu lớn trên thế giới đều sản xuất ở những nước có nguồn nhân công giá rẻ thì Zara lại phá vỡ quy luật này Zara tự thực hiện từ thiết kế, sản xuất đến phân phối để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất Hơn 50% sản phẩm của Zara được sản xuất ở nhà máy tại La Coruna, Tây Ban Nha vì ông chủ của thương hiệu này có quan điểm: chiến lược này dù có chi phí sản xuất cao hơn nhưng tốc độ đẩy hàng đến điểm bán sẽ sớm hơn và vì thế đồng nghĩa với lợi nhuận mang về nhanh, nhiều hơn, rút ngắn vòng quay sản phẩm
Zara sử dụng cách tiếp cận “sản xuất và mua” - Họ sản xuất các mặt hàng thời trang và rủi ro hơn (cần thử nghiệm và thử nghiệm) ở Tây Ban Nha đồng thời thuê ngoài sản xuất các thiết kế tiêu chuẩn hơn với nhu cầu dễ dự đoán hơn cho Maroc, Thổ Nhĩ
Kỳ và châu Á để giảm chi phí sản xuất Các mặt hàng thời trang và rủi ro hơn (chiếm khoảng một nửa số hàng hóa của nó) được sản xuất tại hàng chục nhà máy thuộc sở hữu của công ty ở Tây Ban Nha (Galicia), miền bắc Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ Quần áo có thời hạn sử dụng lâu hơn (tức là quần áo có kiểu nhu cầu dễ dự đoán hơn) chẳng hạn như áo phông cơ bản, được thuê ngoài cho các nhà cung cấp chi phí thấp, chủ yếu ở châu Á Ngay cả khi sản xuất ở châu Âu, Zara vẫn cố gắng giảm chi phí bằng cách thuê ngoài các xưởng lắp ráp và tận dụng nền kinh tế phi chính thức của các bà mẹ
Zara thuê ngoài các nhà thầu phụ: 300 nhà máy quy mô vừa và nhỏ tại Châu Âu chuyên thực hiện công đoạn cuối (may ráp); các nhà thầu phụ ở châu Á phục vụ chuỗi cung ứng chi phí thấp cho các sản phẩm ít thay đổi theo xu hướng thời trang như áo thun và quần jeans
Các sản phẩm có nhu cầu không chắc chắn có nguồn gốc từ châu Âu trong khi sản phẩm được dự đoán nhiều hơn có nguồn gốc từ châu Á Và sản phẩm áo phông, quần jeans là trang phục phổ biến của các khách hàng chính của Zara nên dễ dự đoán và ít có sự biến đổi Các mặt hàng thời trang cao cấp, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng của Zara, được sản xuất tại 22 nhà máy ở Tây Ban Nha, chủ yếu nằm gần trụ sở chính Trong quy trình sản xuất này, chỉ có công đoạn sử dụng nhiều lao động nhất là may gia công Nó được thực hiện bởi các xưởng bên ngoài đặt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc Vì mục tiêu chính của Zara không chỉ là giảm thiểu chi phí mà còn đạt được khả năng đáp ứng cao đối với các mặt hàng thời trang và đắt tiền hơn, nên các sản phẩm may mặc thời trang cao cấp được sản xuất tại Tây Ban Nha để cắt giảm thời gian tiêu thụ Khoảng 40% sản lượng được thực hiện bởi các nhà sản xuất bên ngoài, có thể được chia thành hai loại Các mặt hàng bán thời trang được sản xuất ở châu Âu và Bắc Phi, chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc, để tận dụng chi phí lao động thấp và thời gian bán hàng tương đối ngắn Các mặt hàng tiêu chuẩn giá rẻ với nhu cầu dự đoán cao, như áo thun unicolor, được sản xuất tại Châu Á để giảm thiểu chi phí lao động
Như vậy, đối mặt hàng phổ thông thì Zara lựa chọn thuê ngoài và sản xuất với quy mô lớn còn đối mặt hàng sản xuất có quy mô nhỏ hơn nhưng có tính chất nhanh và có tính chất đổi mới thì Zara tự mình thực hiện Điều này hoàn toàn có thể hiểu được khi Zara đang theo đuổi thời trang nhanh, những sản phẩm mà Zara tự mình thiết kế, sản xuất thay vì thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng ngay lập tức sự thay
21 đổi về nhu cầu của khách hàng cũng như trong thời gian ngắn có thể cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng, đặc biệt với tâm lý thông thường thì khách hàng sẽ rất ưa thích việc một cửa hàng, một doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp nhu cầu của mình, như vậy thì Zara có thể bán sản phẩm với giá cao hơn, thu lợi nhuận nhanh và nhiều hơn.
Chiến lược thực hiện công đoạn nhuộm thay vì yêu cầu nhà cung cấp vải nhuộm từ ban đầu của Zara
Hơn 70% nguyên vật liệu đầu vào của Zara đến từ các nhà cung cấp ở Châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp), 30% còn lại từ các quốc gia Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc) Các NCC ở Châu Âu có thể giảm thiểu rủi ro về chất lượng và cung ứng một cách nhanh chóng cho chuỗi cung ứng của Zara NCC Châu Âu chủ yếu cung cấp vải, còn các nhà NCC châu Á cung cấp cúc và khóa Để lựa chọn NCC, Zara áp dụng việc đánh giá theo tiêu thức 3T: Thời gian, Tin tưởng và Tính minh bạch
Zara mua lượng lớn một số ít loại vải (4-5 loại) rất cơ bản (Ví dụ: từ cotton biến đổi thành những tấm vải có thể đưa vào khai thác được) Họ không yêu cầu NCC phải nhuộm màu vải, bước này sẽ được Zara tự thực hiện ở những công đoạn sau Việc mua vải chưa nhuộm có thể giúp việc thay đổi thiết kế nhanh trong một mùa thời trang, thay đổi toàn bộ dòng sản phẩm nếu nó không bán chạy bằng cách nhuộm cả bộ sưu tập sang màu mới và tạo ra dòng mẫu mới trong vài ngày
2.2.2 Kết hợp kéo/ đẩytrong công đoạn nhuộm
Trong chuỗi cung ứng sử dụng cơ chế đẩy, hàng hóa được đẩy từ phía nhà sản xuất tới nhà bán lẻ và NTD qua các kênh phân phối Nhà sản xuất thường thiết kế sản lượng dựa trên số lượng dự báo từ các đơn hàng trước đây của các nhà bán lẻ Hàng hóa được đẩy đi khi hàng dự trữ trong kho đạt đến một mức nhất định.
Hình 2.1 Trình tự các hoạt động tác nghiệp trong chuỗi cung ứng đẩy
Mức độ tích hợp thông tin cao trong chuỗi cung ứng của Zara, từ hệ thống POS tại các cửa hàng đến hệ thống CNTT trong kho hàng của Zara, làm tăng tính chính xác và thống nhất của các nguồn dữ liệu về hành vi tiêu dùng, sở thích của khách hàng và xu hướng thời trang cập nhật nhanh chóng Điều này cho phép đáp ứng nhanh hơn với những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên phân tích thị trường để nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Sau khi dự báo thị trường dựa trên các phân tích Zara tiến hành việc đặt mua vật liệu trong đó có vải (chưa nhuộm) từ các NCC và tiến hành khẩu sản xuất (nhuộm vải theo màu hot trend của năm, các mẫu mã mà người dùng có khả năng ưa chuộng cao) sau đó dự trữ thành phẩm, bán hàng và giao hàng
Trong chuỗi cung ứng sử dụng cơ chế kéo, việc thu mua, sản xuất và phân phối dựa theo nhu cầu thực thay vì dự đoán Đơn đặt hàng được tiếp nhận sẽ được chuyển ngay tới khâu phụ trách vật liệu đầu vào và bộ phận sản xuất Khâu này tiếp nhận, sử dụng tất cả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để sản xuất theo đúng yêu cầu đơn hàng, từ đó sản phẩm chuyển sang bộ phận giao hàng khi đã hoàn thành.
Hình 2.2 Trình tự các hoạt động tác nghiệp trong chuỗi cung ứng kéo
Sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, Zara tiến hành sản xuất (trong công đoạn nhuộm vải, Zara nhuộm đúng màu mà khách hàng đặt) và tiến hành phân phối
Các nhãn hiệu Zara thời thượng cao cấp như Zara RTF, bao gồm các trang phục thời trang cao cấp được sản xuất tại các nhà máy ởchâu Âu Điều này làm rút ngắn được thời gian ra mắt sản phẩm, giúp Zara đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng, mặc dù nhược điểm là chi phí sản xuất cao hơn Tại các cửa hàng của Zara, khách hàng luôn tìm
Tiếp nhận đơn hàng Mua vật liệu
23 thấy sản phẩm mới mặc dù nguồn cung hạn chế Điều này tạo ra cảm giác khan hiếm và độc quyền vì chỉ có một số mặt hàng được trưng bày trong các cửa hàng mặc dù có rất nhiều không gian (quy mô của một cửa hàng Zara trung bình là khoảng 1.000 mét vuông) Điều này còn được nâng cao hơn nữa khi Zara loại bỏ một sản phẩm trong cửa hàng khi nó đã hết các kích cỡ phổ biến, mặc dù nó có thể vẫn còn các kích cỡ khác trong kho Tất cả những điều này phục vụ cho việc tạo ra yếu tố kéo của chuỗi cung ứng của Zara
PHÂN TÍCH ĐIỂ M KHÁC BI Ệ T C Ủ A CHU Ỗ I CUNG Ứ NG
Phân tích điểm khác biệt của chuỗi cung ứng Zara và H&M
Chuỗi cung ứng Zara Chuỗi cung ứng H&M
Zara cố gắng cung cấp thời trang mới nhất cho thị trường đại chúng với giá cả phải chăng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Mô hình kinh doanh chung có thể được chia thành ba điểm chính:
• Duy trì số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng
• Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm
• Đáp ứng các mặt hàng với thời gian nhanh chóng Điều này cho thấy sản phẩm của Zara có giá cả hợp lý và khả năng cung cấp các mặt hàng thời trang mới nhất, nhanh nhất đến khách hàng so với đối thủ cạnh tranh Zara bán các loại quần áo khác nhau được chia thành bốn loại chính: Phụ nữ, Trafaluc
(TRF), Nam giới và trẻ em Sản phẩm phải tuân theo các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe từ khâu thiết kế đến đóng gói Nhiều
Tạo ra chuỗi cung ứng kịp thời:
Khi nhắc đến H&M, định vị của họ xoay quanh châm ngôn: quần áo hợp xu hướng với giá cả phải chăng H&M cung cấp đầy đủ mặt hàng cần thiết: từ quần áo thời trang, đến đồ bơi, giày dép, đồ lót và phụ kiện Để làm được điều này, H&M buộc phải tạo ra một chuỗi cung ứng cho phép họ phản ứng kịp thời với những xu hướng đang thay đổi đồng thời đảm bảo chất lượng để duy trì niềm tin với khách hàng và nhất thiết phải kiểm soát được mức giá
Họ tìm thấy giải pháp thích hợp: hợp tác với các nhà sản xuất có kinh nghiệm ở các nền kinh tế đang phát triển cho các mặt hàng cơ bản, H&M đã giảm thiểu chi phí đầu vào trong khi vẫn có chất lượng ở mức chấp nhận được Các sản phẩm cao cấp hơn, cũng như những sản phẩm đòi hỏi thời gian sản xuất nhanh hơn chỉ trong 20 ngày, được sản xuất tại thổ Nhĩ
Kỳ và khắp Châu Âu
25 các cuộc kiểm duyệt được thực hiện mỗi năm để đảm bảo các tiêu chuẩn này.
Trong cả 2 trường hợp các văn phòng sản xuất có vị trí chiến lược cho phép H&M giữ mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác sản xuất của mình Với việc bổ sung hàng tồn tại cửa hàng hàng ngày, H&M có thể điều chỉnh các dịch vụ tại cửa hàng trên cơ sở từng địa điểm từ dữ liệu bán hàng thông qua các phần mềm quản lý của họ
3.1.2 Cách thức tổ chức Cách thức tổ chức.
Cả H&M và Zara đều rời bỏ cách làm truyền thống của ngành thời trang là cung cấp 2 bộ sưu tập (collection) mỗi năm, cho mùa xuân/hè và thu/đông “Chu kỳ không theo mùa” của H&M, Zara là việc liên tục giới thiệu các sản phẩm mới một cách luân phiên trong suốt cả năm.Điều này cho phép các nhà thiết kế cập nhật liên tục phản ứng của khách hàng đối với các sản phẩm mới và nhanh chóng điều chỉnh các sản phẩm tiếp theo
Zara có thể thiết kế, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng vì Zara sở hữu một nhóm các nhà máy ở Tây Ban nha để thực hiện các công việc cần nhiều vốn sau đó gửi đến một cơ sở
Zara để ủi, kiểm tra và gửi đến các cửa hàng bán lẻ Trong đó số sản phẩm của Zara có 50% sản xuất ở
Tây Ban Nha và 24% được thuê sản xuất ở Châu Á và Châu Phi
H&M đem các thiết kế đi thuê sản xuất ở các nước như Campuchia và Bangladesh, nơi có chi phí nhân công rẻ H&M không trực tiếp sở hữu bất kỳ nhà máy nào, mà thay vào đó hợp tác với 900 nhà cung cấp trên toàn cầu, chủ yếu nằm ở khu vực Châu Âu và Châu Á
Sở hữu 2200 cửa hàng, trải rộng tới 93 quốc gia khác nhau
Zara dựa trên việc cung cấp số lượng mẫu mã cao hơn hẳn các đối thủ trên thị trường Trong khi những nhà bán lẻ khổng lồ nhất cũng chỉ tung ra được từ 2000 đến
4000 mẫu mã mỗi năm Zara và
200 nhà thiết kế của mình mỗi năm tung ra hơn 12000 mẫu khác nhau
Với số lượng mẫu mã khổng lồ nhưng số sản phẩm trên mỗi mẫu được hạn chế Zara tạo ra được một cảm giác độc quyền cho người mua và luôn bắt kịp những xu hướng mới nhất, thôi thúc người tiêu dùng quay lại cửa hàng liên tục để theo kịp “mốt”
Sở hữu 4351 điểm bán lẻ tại 64 quốc gia
Các thiết kế của H&M thường được kết hợp giữa các mẫu mã đã được thống nhất từ hơn một năm trước, với các mẫu mã phản ứng theo nhu cầu thị trường H&M chọn cách dựa vào việc cung cấp những bộ thiết kế hợp tác với những tên tuổi lớn như Versace hay nhà thiết kế Alexander Wang Bằng cách thu hút các tín đồ thời trang tới cửa hàng bằng những cái tên lừng lẫy này, H&M kết hợp cung cấp cho họ những mẫu mã và thiết kế đa dạng khác trong một lần mua sắm
Quần áo của nam, nữ giới và trẻ em, Sản phẩm của Zara cung cấp đáp ứng nhanh nhu cầu của người tiêu dùng
Sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng từ đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên đến trẻ em Các sản phẩm H&M đều mang xu hướng hiện đại
Zara thì chia sản phẩm thành một nhóm cấp thấp hơn và một nhóm cao cấp hơn Mục tiêu của hãng là được nhìn nhận như một nhà bán lẻ thời trang cao cấp với mức giá phải chăng Cửa hiệu chính của hãng luôn được đặt tại khu vực đắc địa ở
H&M muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng mua sắm thời trang hơn Mỗi thương hiệu của hãng có một tầm giá và ý tưởng phong cách riêng Chẳng hạn, Collection of Style có giá cao hơn giá trung bình của sản phẩm H&M và tập trung chủ yếu vào
27 các thành phố lớn trên thế giới, nới giá thuê mặt bằng rất đắt đỏ, chẳng hạn ở Fifth Avenue ở New York thị trường Châu Âu Trong khi đó các sản phẩm thương hiệu Monki có giá chỉ bằng nửa giá sản phẩm Collection of Style, với các thiết kế trẻtrung hơn
Lý gi ả i s ự khác nhau gi ữ a 2 doanh nghi ệ p ngành th ờ i trang nhanh Zara và H&M
Do chiến lược kinh doanh của Zara và H&M khác nhau: Đối với Zara thì điểm ưu việt chính là tốc độ cho ra đời sản phẩm mới đáng nể phục theo kiểu “lấy thịt đè người”, Zara liên tục cho ra đời các sản phẩm mới với tốc độ chóng mặt Zara tuyên bố họ chỉ cần một tuần để phát triển sản phẩm mới và sẵn sàng bày bán tại cửa hàng, trong khi những hãng khác mất trung bình khoảng 6 tháng Đều đặn hàng năm, hãng thời trang Tây Ban Nha cho ra đời 12000 thiết kế Nếu như một loại trang phục không bán chạy sau 1 tuần, nó sẽ bị rút khỏi cửa hàng và hủy ngay, và đội thiết kế sẽ bắt tay vào thực hiện các thiết kế mới, không một mẫu hàng nào có mặt ở cửa hàng Zara quá 4 tuần Rút ngắn vòng đời sản phẩm cũng giúp hãng dễ dàng nắm bắt sở thích của người tiêu dùng Chính tính cập nhật liên tục này khiến khách hàng quen bị thôi thúc trở lại cửa hàng thường xuyên, trung bình 17 lần trong vòng 1 năm Còn các thiết kế của H&M lại hướng vào mục tiêu giá rẻ, phương châm của hãng là “bán những món đồ thời trang với giá mà một người dân với mức thu nhập trung bình ở thành thị có thể dễ dàng mua được, sử dụng thoải mái và hài lòng về phương diện mốt và cảm thấy tương đối ổn về chất lượng”, H&M không đạt được mức “khủng” về việc cho ra đời các mẫu mới ồ ạt như Zara Nhưng nhà mốt Thụy Điển có chiến lược tiếp cận thị trường rất đặc biệt, đó là liên tục hợp tác với các nhà thiết kế tên tuổi như Alexander Wang, Balmain hay những ngôi sao nổi tiếng như David Beckham Nhờ kết hợp giữa thời trang bình dân cùng những cái tên cao cấp, danh tiếng của H&M đã tăng nhanh chóng Song song với đó, hãng vẫn duy trì dòng sản phẩm giá rẻ, bình dân với chất lượng tương xứng giá tiền, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng
Zara chủ động về thiết kế, sản xuất và vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí Nguyên liệu là một trong những yếu tố được Zara cực kỳ chú trọng Hãng mua nguyên vật liệu vải từ Châu Á với số lượng cực lớn, cùng các phụ kiện may mặc để dự trữ đảm bảo nhu
28 cầu Việc nhuộm vài và tạo vải thành phần được hệ thống robot tự động hóa đảm nhiệm, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, ít xảy ra lỗi và tiết kiệm chi phí Trong khi đó, H&M không sở hữu các dây chuyền nhà máy, xí nghiệp mà thay vào đó hãng là đối tác với 900 nhà cung cấp với nguồn nhân công giá rẻ tại các nước như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc Nguyên liệu chính cho sản phẩm của H&M là chất liệu bông (cotton), được cung cấp bởi những công ty trung gian với khối lượng cực lớn
Do tính chất sản phẩm của 2 thương hiệu khác biệt với Zara thì kiểu dáng quen thuộc của zara không quá đa dạng, những sản phẩm thường thấy nhất có thể kể đến: áo cardigan len mỏng, áo lệch vai, khoác vest, váy suông, quần skinny Nhưng chi tiết của họ thì biến hóa không ngừng và luôn hợp thời, học hỏi rất nhanh các thiết kế mới nhất từ sàn catwalk Vì tính chất sản phẩm Zara không thường xuyên kết hợp những tên tuổi đình đám, mà dựa vào hoàn toàn vào đội ngũ gồm khoảng 350 nhà thiết kế riêng được chia thành ba nhóm riêng biệt với các chức năng khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ Còn H&M lại liên tục hợp tác với nhà thiết kế tên tuổi như Alexander Wang, Balmain hay những ngôi sao nổi tiếng như David Beckham để làm tăng danh tiếng nhanh chóng
Sự khác biệt về giá cả: Một điều đặc biệt giúp Zara hạ giá thành sản phẩm là bởi họ không quan tâm đến quảng cáo So với mức chi phí trung bình 3,5% doanh thu dành cho quảng cáo của các hãng bán lẻ thời trang khác, thì cả Inditex, công ty mẹ của Zara chỉ dành có 0,3% Hãng không có bộ phận báo chí ngoài Tây Ban Nha, không quảng cáo trên tivi, cũng không cho tạp chí thời trang mượn đồ để chụp hình Còn H&M lại rất tích cực tìm kiếm công cụ quảng bá qua các phương tiện mạng, tốn ít chi phí vớiđộ tương tác cao như Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đến Google+…
Đánh giá, nhậ n xét, k ế t lu ậ n
3.3.1 Chuỗi cung ứng Zara a) Ưu điểm
Do đặc thù hoạt động trong ngành thời trang nhanh cùng chiến lược cạnh tranh tập trung vào việc dự báo các xu hướng thời trang mới nhất và sản xuất những gì mà thị trường yêu cầu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng Do đó, chuỗi cung ứng của Zara cần phải rất linh hoạt, nhanh nhẹn và nhạy bén Công ty tin rằng sự tích hợp
29 dọc theo chuỗi cung ứng cho phép đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và linh hoạt trong khi vẫn giữ được lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Chuỗi cung ứng của Zara bao gồm các thành phần chính: Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, trung tâm thiết kế và sản xuất, trungtâm phân phối, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
• Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào:
Zara hình thành một bộ tiêu chí 3T (Thời gian, Tin tưởng và Tính minh bạch) để lựa chọn và đánh giá các nhà cung cấp Hơn nữa, việc phân bổ nguồn cung ứng nguyên liệu chính, phụ đối với các nhà cung cấp dựa trên bộ tiêu chí trên cũng giúp Zara đồng bộ, nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm Ví dụ như nhà cung cấp nguyên liệu chính (vải) của Zara là các NCC châu Âu, NCC châu Á chủ yếu cung cấp cúc và khóa Điều này giúp giảm rủi ro về chất lượng cho thành phẩm của Zara và cũng giúp quá trình cung ứng, vận chuyển nguyên liệu của Zara diễn ra một cách nhanh chóng
Việc chỉ mua một số loại vải cơ bản với số lượng lớn mà không yêu cầu NCC phải thực hiện công đoạn nhuộm cũng là một bước đi rất khôn khéo của Zara trong mô hình vận hành chuỗi cung ứng giúp giảm chi phí đầu vào cũng như thay đổi linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và khách hàng, giảm lượng hàng tồn kho đáng kể trong ngành thời trang nhanh đặc thù
Mỗi năm, Zara điều chỉnh loại vải đặt mua từ NCC → NCC có thể giao thẳng số lượng vải lớn đến Zara DC - the Cube trong thời gian ngắn (5 ngày)
• Trung tâm thiết kế và sản xuất:
Trong chuỗi cung ứng của Zara, Zara DC - the Cube được coi là “Trái tim của toàn bộ chuỗi cung ứng” và được đặt ở một vị trí hợp lý, gần các nhà máy sản xuất đã đem đến lợi thế về tốc độ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng như giảm chi phí vận tải nhờ được kết nối với các nhà máy sản xuất bởi các đường ray ngầm riêng có của Zara, tránh những rủi ro khách quan khiến hàng bị giao chậm trễ
Thiết kế cũng là khâu đặc biệt quan trọng được Zara quan tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng Zara xây dựng một quy trình đồng bộ và nhanh chóng giữa khâu thiết kế với khâu sản
30 xuất và phân phối sản phẩm bao gồm từ khâu thiết kế với đội ngũ nhà thiết kế làm việc chặt chẽ với các chuyên gia phân tích thị trường để kịp nắm bắt chính xác nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để đưa ra mẫu thiết kế phù hợp, nhanh chóng phác thảo và sản xuất đại trà để có thể sẵn sàng đưa hàng lên kệ chỉ trong thời gian ngắn (4 - 6 tuần), sản phẩm cũ sẽ được điều chỉnh và quay lại thị trường sau 2 tuần cùng với việc đều đặn ra các bộ sưu tập thời trang mới chứ không theo mùa như phương thức truyền thống Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh về tốc độ cũng như sự đa dạng sản phẩm của hãng trong ngành thời trang nhanh.
Các sản phẩm của Zara cũng bao phủ tất cả các nhóm đối tượng bao gồm: phụ nữ, nam giới và trẻ em với phong cách cuộc sống đời thường, giá cả phải chăng nên dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng cũng như tăng quy mô và thị phần của hãng trên thị trường
Với việc ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong sản xuất, hệ thống robot làm việc tự động trong các nhà máy sát sao từng giây từng phút với tỷ lệ lỗi dưới 0,5%, các nhà máy đảm nhận công đoạn chính đều do Zara trực tiếp sở hữu và điều hành, các công đoạn may ráp cuối cùng hay chuỗi cung ứng chi phí thấp cho các sản phẩm ít thay đổi được Zara thuê ngoài vừa giúp đảm bảo chất lượng, cung ứng nhanh sản phẩm, vừa giúp tiết kiệm chi phí ở những khâu sản xuất phụ cho chuỗi cung ứng chi phí thấp những sản phẩm ít thay đổi.
Trung tâm phân phối của Zara được đặt ở vị trí logistics hub lớn của Tây Ban Nha, rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển Hơn nữa, nhờ cách phân bổ và linh hoạt sử dụng các phương thức vận chuyển đối với các thị trường khác nhau với mức độ đáp ứng sản phẩm khác nhau đã giúp Zara phân phối sản phẩm của mình đến thị trường thế giới một cách nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất
Phương thức quản lý dự trữ tích hợp cũng giúp Zara linh hoạt và rút ngắn thời gian giao hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng.
Zara lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường bằng cách nhượng quyền, đồng sở hữu hoặc sở hữu các cửa hàng bán lẻ của mình trên toàn thế giới Điều này giúp Zara dễ dàng làm cho quy mô hệ thống phân phối dễ dàng được mở rộng Việc hoạt động marketing của Zara chỉ tập trung vào việc tìm vị trí đắc địa, đặt cạnh các thương hiệu lớn như Gucci, Prada và thiết kế không gian cửa hàng sang trọng, ấm cúng cũng là một bước đi khá hiệu quả của Zara để tăng độ nhận diện thương hiệu của mình với tệp khách hàng tiềm năng
Nhóm thiết kế bao gồmnhà thiết kế và các chuyên gia thị trường thường xuyên làm việc với quản lý cửa hàng Từ đó giúp Zara nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, hiểu được khách hàng cần gì, hiểu được xu hướng của thị trường để đưa ra những quyết định cải tiến sản phẩm kịp thời
Công nghệ RFID được áp dụng cũng giúp nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tốc độ kiểm kê sản phẩm, dòng thông tin được dịch chuyển nhanh hơn, giúp nhân viên có thể giành thời gian để chăm sóc khách hàng nhiều hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, mức độ đáp ứng khách hàng b) Nhược điểm
Tăng chi phí vận tải: Các phương thức vận tải của Zara bao gồm đường bộ, đường biển và đường hàng không, đây đều là những loại hình phương tiên sử dụng nhiên liệu hóa thạch có chi phí khá cao và sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai, đặc biệt chi phí vận chuyển đường hàng không có chi phí khá cao sẽ làm tăng chi phí vận chuyển trong chuỗi
Bài học kinh nghiệm trong ngành thời trang nhanh
Như vậy, thông qua việc phân tích và đánh giá 2 chuỗi cung ứng của 2 tên tuổi lớn trong ngành thời trang nhanh là Zara và H&M, có thể dễ dàng thấy để có thể tồn tại và phát triển trong ngành thời trang nhanh thì các thương hiệu cần phải đáp ứng tốt 2
36 khía cạnh, đó là: năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo người tiêu dùng và vận hành chuỗi cung ứng nhanh gọn, hiệu quả
• Về năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo người tiêu dùng:
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, vì thế đòi hỏi các thương hiệu phải không ngừng cập nhật những nhu cầu mới của khách hàng, những phản hồi của khách hàng cũng như những xu hướng mới của thị trường để có thể kịp thời điều chỉnh và cho ra những sản phẩm mới, mẫu mã mới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Việc cập nhật và thường xuyên cho ra những mẫu sản phẩm mới sẽ tạo ra sự mới mẻ, khuyến khích khách hàng không chần chừ và mua sắm nhiều hơn, thường xuyên ghé lại cửa hàng với những sản phẩm mới
• Về vận hành chuỗi cung ứng nhanh gọn, hiệu quả:
Mỗi thương hiệu sẽ có một cách vận hành chuỗi cung ứng riêng, song vẫn hướng đến mục tiêu xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh gọn, hiệu quả, nơi mà các thành phần trong chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm chất lượng với chi phí tối ưu nhất Chuỗi cung ứng cần đạt được ưu thế về mặt thời gian giao hàng, thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển cũng như loại bỏ các khâu thừa không tạo giá trị cho chuỗi cung ứng để đạt được lợi thế về giá cả, về hiệu suất của chuỗi cung ứng
Tốc độ trong chuỗi cung ứng chính là chìa khóa thành công cho một chuỗi cung ứng trong ngành hàng thời trang nhanh, nơi cần đáp ứng một cách nhanh nhất những nhu cầu mới mẻ và không ngừng thay đổi của khách hàng Tốc độ này có thể được đẩy mạnh nhờ việc phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng để tạo ra một dòng chảy liền mạch, thống nhất, đặc biệt là dòng thông tin, việc dự báo chính xác nhu cầu của thị trường, mong muốn của khách hàng sẽ giúp chuỗi cung ứng nâng cao giá trị tạo ra cho khách hàng, sản xuất đúng và đủ lượng
Việc linh hoạt trong cấu trúc và vận hành chuỗi cung ứng trong từng thời kỳ cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi nhà quản trị phải nhanh nhạy nắm bắt được những xu thế mới của thị trường, chẳng hạn như qua thời kỳ đại dịch Covid-19 khiến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đón đầu được thị
37 trường, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng mà vẫn đạt được mục tiêu giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho chuỗi cung ứng
Sau thời gian nghiên cứu chuỗi cung ứng của H&M và Zara, chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “tài “ Chuỗi cung ứng nhanh nhạy và linh hoạt của các hãng thời trang quốc tế ” Bài tiểu luận đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tập đoàn H&M và Zara nói chung và chuỗi cung ứng mặt hàng quần áo thời trang nhanh, đã đưa ra về thực trạng các hoạt động quản lý mua hàng và nhà cung cấp, quản lý dự trữ, quản lý phân phối, nêu ra những ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng và bài học kinh nghiệm rút ra cho H&M và Zara và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nhanh
Chuỗi cung ứng của H&M Và Zara cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong chuỗi cung ứng của Gartner Tuy nhiên, trong thời điểm có nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay, H&M và Zara vẫn cần cố gắng hơn nữa để phát triển hơn hoạt động kinh doanh kiểu mình Như việc quản lý chặt chẽ hoạt động mua hàng, giành thế chủ động nhiều hơn trong sản xuất, tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp; áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả, dự trữ lượng hàng hoá hợp lý, tích hợp công nghệ thông tin nhằm hiệu quả tối đa chuỗi cung ứng; xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ chất lượng đồng đều hơn, tối ưu hoá việc sử dụng những cửa hàng này giúp giảm chi phí cơ sở hạ tầng và tăng cường hoạt động trên trang mua bán trực tuyến khiến khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.
Trong quá trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng mặt hàng quần áo của Hennes & Mauritz AB (H&M) và Zara Nhóm chúng em rất mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn