1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Để doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa? docx

3 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Để doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa? Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước có xu hướng tăng cao nhất là vào những năm gần đây. Năm 2008, mặc dù lạm phát cao, tốc độ tăng doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ vẫn tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế. Điều đó chứng tỏ tiềm năng to lớn của thị trường nội địa. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì phải cạnh tranh được trên thị trường nội địa, ngoài ra bán hàng trong nước ít phụ thuộc vào biến động kinh tế thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam có những lợi thế về việc hiểu rõ văn hoá tiêu dùng của người dân, và có nhiều sự lựa chọn cách tổ chức thị trường phù hợp với khả năng và lợi thế vì là doanh nghiệp tại chỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cũng dễ dàng thiết lập các mối liên kết giữa doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất với nhau, hình thành những kênh lưu thông ổn định. Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia cho rằng doanh nghiệp trong nước vẫn còn cơ hội để mở rộng thị trường nội địa. Việc khai thác thị trường nội địa đang đặt ra nhiều vấn đề cần phân tích thấu đáo. Trong bối cảnh hiện tại, như nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, cuộc "tấn công" của các doanh nghiệp vào thị trường nội địa ngoài những khó khăn trên đang sở hữu những thuận lợi mới mà năm 2008 không có, khi lãi suất đã giảm và có thể còn được giảm tiếp. Chính phủ đã ban hành các chính sách chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó có giải pháp kích cầu đầu tư, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra năm 2008 đến nay đã làm kinh tế các quốc gia đang suy giảm nghiêm trọng. lạm phát gia tăng , Tại Việt Nam tình hình khó khăn chung, các doanh nghiệp đang rất quan tâm tới chính sách điều hành của chính phủ, những diễn biến của thị trường, các dự báo của chuyên gia kinh tế để có những định hướng đầu tư kinh doanh cho phù hợp trong những năm tới. Theo ban tổ chức, chương trình hội thảo này sẽ trả lời một câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam - sản phẩm của mình sẽ đi về đâu trong thời kỳ hậu hội nhập WTO? Ngoài tham luận của ông Trương Đình Tuyển, ông Lê Đăng Doanh cũng sẽ có tham luận về chủ đề “Nhìn lại kinh tế năm 2009 và dự đoán kinh tế năm 2010”. Nội dung của tham luận là nhìn lại kinh tế Việt Nam và những chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế từ năm 2008 đến nay; diễn biến của thị trường toàn cầu và những động thái của các quốc gia làm ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam; những diễn tiến của thị trường sau năm 2010 và những vấn đề đặt ra với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Ban tổ chức hy vọng buổi hội thảo sẽ giúp các doanh nhân định hướng phát triển cho doanh nghiệp mình sau năm 2010 nhất là trên thị trường nội đa sản phẩm và chiến lược thị trường đúng đắn trên cơ sở hiểu biết một cách sâu sắc về bối cảnh toàn cầu cũng như thị trường tiêu dùng nội địa. . Để doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa? Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình. năng to lớn của thị trường nội địa. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì phải cạnh tranh được trên thị trường nội địa, ngoài

Ngày đăng: 22/03/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w