1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ? doc

8 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 169,46 KB

Nội dung

Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ? Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ. Chưa bao giờ đội ngũ doanh nhân VN có được các điều kiện để phát triển như hiện nay. Đây là quan điểm của nhà Sử học Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN tại buổi phỏng vấn của Báo DĐDN, nhân ngày Doanh nhân VN (13/10). - Dưới góc độ một nhà sử học, ông có thể tạo dựng lại hình ảnh của doanh nhân VN gắn với từng thời kỳ hình thành và phát triển của lịch sử ? Trước tiên phải nói rằng, doanh nhân VN là một sản phẩm của lịch sử. Chúng ta có thể trở lại chân dung của tầng lớp doanh nhân qua từng thời kỳ của lịch sử. Bắt đầu từ thuật ngữ thương nhân, một thuật ngữ Hán Việt. Người xưa thường gọi thương nhân là những người buôn bán, với vai trò giao lưu, lưu thông hàng hóa, sản vật. Tuy nhiên, văn hóa làng xã của VN đã chi phối rất mạnh mẽ sự phát triển của thương nhân thời phong kiến. Về cơ bản, nền kinh tế thời phong kiến theo kiểu tự cấp, tự túc. Mỗi làng thường có một cái chợ để giao lưu hàng hóa với quy mô nhỏ, lẻ. Ngay đến Thăng Long được gọi là kinh kỳ – kẻ chợ thì thực tế bên cạnh cơ quan chính trị trung ương cũng chỉ là một mô hình chợ lớn hơn. Hơn nữa, nhiều giai đoạn, việc buôn bán, giao lưu hàng hóa phần lớn do người Hoa nắm giữ. Chỉ trừ một số trường hợp được coi là đột biến như Gốm Chu Đậu, hay Hội An Vì một số cảng của VN thời đó nằm ở con đường tơ lụa trên biển nên việc giao lưu hàng hóa có phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, xã hội phong kiến VN không phát triển về thương mại. Do vậy, tầng lớp thương nhân cũng chưa phát triển. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã du nhập phương thức sản xuất tư bản vào VN. Cùng với nó là hình thành một bộ phận tư sản VN (thuật ngữ chính trị). Nhưng trên thực tế, khi lực lượng này chưa đủ lớn mạnh thì cách mạng đã nổ ra thành công. Lực lượng này cũng bị triệt tiêu theo. Chỉ có một bộ phận chủ đồn điền, chủ các DN khá phát triển ở Nam bộ. Do thực dân Pháp áp dụng chế độ trực trị, bô phận này đã phát triển với tiểm lực kinh tế không nhỏ, tuy nhiên, để trở thành một lực lượng chính trị thì chưa. Chiến tranh thống nhất nước nhà thành công, lực lượng này cũng cuốn theo cuộc chiến. Như vậy, có thể nói, nhìn lại toàn bộ những giai đoạn trước, doanh nhân VN chưa phát triển. - Xét cả về mặt thuật ngữ và tầm nhìn, ông có thể phân tích bức thư của Bác Hồ gửi giới công thương, ngày 13/10/1945? Chỉ riêng cách gọi “giới công thương” của Cụ Hồ đã thể hiện phần nào một cách nhìn biện chứng. Với cách gọi này, Cụ Hồ đã loại bỏ ngôn ngữ chính trị (tầng lớp tư sản) ra khỏi những tư duy cũ kỹ và lỗi thời. Cụ Hồ đã coi hoạt động công nghiệp, thương nghiệp là một nghề nghiệp, phi nông nghiệp. Mối quan hệ cực kỳ quan trọng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi nhà nước đã được đặt ra rất biện chứng. Dân có giàu – nước mới mạnh. Chỉ với một dung lượng ngắn, nội dung bức thư đã thể hiện đầy đủ một tầm nhìn đi trước thời đại tới nửa thế kỷ. Trong thư, Cụ Hồ đã thể hiện sự quan tâm, tạo mọi điều kiện để giới công thương phát triển. Quyền lợi của cá nhân và quyền lợi của Nhà nước không đối lập nhau. “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau”. Chính vì vậy, giới công thương đã đồng lòng đi theo Cụ Hồ, đi theo cách mạng. Thể hiện rõ nhất lúc bấy giờ là Tuần lễ vàng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công cuộc phát triển, kiến thiết đất nước nói chung, phát triển giới công thương nói riêng đã thể hiện rất biện chứng không chỉ qua bức thư gửi giới công thương mà còn là một quan điểm xuyên xuốt. Hồ Chí Minh đã coi Chủ nghĩa Mác – Lê Nin như một kim chỉ Nam, khi áp dụng ở VN thì cần căn cứ vào thực tế. Từ lúc đó, Hồ Chí Minh đã có tư tưởng VN là nước dân chủ, sẵn sàng mở cửa cho các quốc gia đến đầu tư khai thác từ tài nguyên, bến cảng, đất đai, miễn là hai bên cùng có lợi. - Thực tế thành tựu của 20 năm đổi mới của VN vừa qua cũng chính là nhờ một cách nhìn đổi mới, thưa ông ? Chúng ta đã có một thời áp đặt khuôn mẫu mô hình kinh tế từ bên ngoài vào. Hậu quả là chúng ta đã rơi vào khủng hoảng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nền kinh tế VN đã có lúc nằm bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, với việc đổi mới tư duy, cách nhìn nhận và những tư tưởng từ trước đó nửa thế kỷ của Hồ Chí Minh đã được đặt lại đúng vị trí của nó. Với khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật” và “tự cởi trói chính mình”, chúng ta đã thiết lập lại những giá trị cơ bản của nền kinh tế. Những chính sách hội nhập và nền kinh tế thị trường không những tạo điều kiện tốt cho phát triển mà thực tế nó còn lôi chúng ta theo nhịp phát triển của kinh tế thế giới. Và cùng với sự đổi mới này, thuật ngữ doanh nhân VN đã thực sự ra đời và thể hiện đầy đủ vai trò của nó. 20 năm chỉ là một thời gian rất ngắn của lịch sử. Tuy nhiên, đội ngũ doanh nhân VN đã tiến những bước dài để trưởng thành. Giai đoạn 5 năm tiếp theo 20 năm đó lại càng minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của doanh nhân VN. Ví du như Cà phê Trung Nguyên, FPT, Gạch Đồng Tâm Chưa bao giờ đội ngũ doanh nhân VN có được các điều kiện để phát triển như hiện nay. - Thực tế doanh nhân VN đã phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, theo ông đâu là hạt nhân để làm giàu và tích lũy ? Để làm giàu và tích lũy được tài sản thời gian qua chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: đất đai, quyền lực và cơ hội (theo cả nghĩa tích cực và tiêu cực). Việc dịch chuyển quyền sử dụng về đất đai thời gian qua đã giúp rất nhiều DN giàu lên. Rồi đến việc sử dụng những lợi thế về quyền lực chính trị cũng khiến cho không ít người trực tiếp hoặc gián tiếp có được những tài sản đáng kể. Tiếp đến là những cơ hội như chứng khoán, cổ phần hóa, sự biến động của thị trường, cơ hội giao thương Tuy nhiên, đây cũng chính là những sản phẩm của lịch sử phát triển. Về cơ bản, nó cũng sẽ qua đi và nhường chỗ cho những hạt nhân mới. Ví dụ như sự nhanh nhạy về thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ mới, cơ hội mới Và một điều quan trọng mà các hạt nhân kinh tế cũ để lại là kinh tế thị trường và dân chủ (quyền được sống với những tài sản của mình, do mình tích lũy được). - Ông đánh giá thế nào về cơ hội để doanh nhân VN tiếp cận được những hạt nhân kinh tế mới ? Chúng ta đang hình thành một đội ngũ doanh nhân trẻ, doanh nhân mới. Đây là một lực lượng nhanh nhạy và năng động. Với việc hội nhập và mở cửa mạnh mẽ như hiện nay, đội ngũ này sẽ sớm trở thành một lực lượng quan trọng. Từ sự hỗ trợ về mặt cơ chế, đến những cơ hội để học hỏi, cộng tác, doanh nhân trẻ hiện nay có thể ngay lập tức tiếp cận với công nghệ mới, cơ hội mới Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Nhà nước đã coi doanh nhân VN là những chiến sĩ thời bình. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho họ phát triển, Nhà nước cũng cần bảo trợ họ. Đã là chiến sĩ thì có anh hùng và cũng có cả thương binh, liệt sĩ. Không nói tới sự đào thải tự nhiên của nền kinh tế, những sai sót về mặt cơ chế chính sách cũng khiến không ít doanh nhân phải “thân bại, danh liệt”. Chính vì vậy, một cơ chế bảo hộ với những đối tượng này là điều Nhà nước cần tính đến. Có được như vậy, đội ngũ doanh nhân VN mới thực sự yêu tâm “chiến đấu” trên thương trường. . Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ? Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công. rằng, doanh nhân VN là một sản phẩm của lịch sử. Chúng ta có thể trở lại chân dung của tầng lớp doanh nhân qua từng thời kỳ của lịch sử. Bắt đầu từ thuật ngữ thương nhân, một thuật ngữ Hán Việt. . vượt bậc của doanh nhân VN. Ví du như Cà phê Trung Nguyên, FPT, Gạch Đồng Tâm Chưa bao giờ đội ngũ doanh nhân VN có được các điều kiện để phát triển như hiện nay. - Thực tế doanh nhân VN đã

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w