1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Phạm Hoàng Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Hà Văn Dũng
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (9)
    • 1.1. L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI (9)
    • 1.2. M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.3. P HẠM VI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.4. P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (11)
    • 2.1. K HÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (11)
      • 2.1.1. Định nghĩa (11)
      • 2.1.2. Đặc điểm (11)
      • 2.1.3. Vai trò (12)
      • 2.1.4. Các hình thức của thị trường (12)
        • 2.1.4.1. Căn cứ vào phương tiện pháp lý của hình thức thị trường tổ chức thị trường… (12)
        • 2.1.4.2. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành của chứng khoán (13)
        • 2.1.4.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch (14)
        • 2.1.4.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán:… (14)
    • 2.2. K HÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN (14)
      • 2.2.1. Khái niệm (14)
      • 2.2.2. Đặc điểm (15)
      • 2.2.3. Vai trò (16)
    • 2.3. G IÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH , ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN (16)
      • 2.3.1. Định nghĩa (16)
      • 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán (17)
        • 2.3.2.1. Các yếu tố ngoại sinh (17)
        • 2.3.2.2. Các yếu tố nội sinh (17)
        • 2.3.2.3. Các yếu tố khác (18)
    • 2.4. P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN (19)
      • 2.4.1. Phân tích cơ bản (19)
        • 2.4.1.1. Phân tích vĩ mô và ngành (19)
        • 2.4.1.2. Phân tích doanh nghiệp (19)
      • 2.4.2. Phân tích kỹ thuật (32)
  • CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN (38)
    • 3.1. P HÂN TÍCH CƠ BẢN (38)
      • 3.1.1. Phân tích vĩ mô (38)
        • 3.1.1.1. Tăng trưởng GDP (42)
        • 3.1.1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa (43)
        • 3.1.1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu (44)
        • 3.1.1.4. Chỉ số PMI (45)
        • 3.1.1.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) (47)
        • 3.1.1.6. Lạm phát (48)
        • 3.1.1.7. Lãi suất (49)
        • 3.1.1.8. Tỷ giá (51)
        • 3.1.1.9. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI (53)
      • 3.1.2. Phân tích ngành (54)
      • 3.1.3. Phân tích hoạt động kinh doanh (56)
    • 3.2. P HÂN TÍCH KỸ THUẬT (60)
      • 3.2.1. Các khái niệm phân tích kỹ thuật – tín hiệu và ứng dụng (60)
        • 3.2.1.1. Xu hướng (60)
        • 3.2.1.2. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự (62)
        • 3.2.1.3. Đường xu hướng – kênh giá (63)
        • 3.2.1.4. Các chỉ số kỹ thuật (65)
      • 3.2.2. Tâm lý của nhà đầu tư (78)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TẾ (79)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (86)

Nội dung

GIỚI THIỆU

L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong một vài năm trở lại đây Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi trên con đường hội nhập quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO nền kinh tế càng có bước phát triển mạnh mẽ, biểu hiện điển hình là sự sôi nổi của thị trường chứng khoán trong năm

2006 và 2007 đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vượt lên xếp thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ta cũng gặp phải những khó khăn không ít Từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng Do sự phát triển quá nhanh và quá nóng đối với một thị trường còn quá non trẻ và sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết của những nhà đầu tư ngắn hạn đã tạo ra những rủi ro đáng tiếc, cùng với sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường bất động sản, vàng,… đã làm cho thị trường chứng khoán nước ta có nhiều biến động đáng kể, biểu hiện rõ ràng nhất là sự biến động về giá, bởi giá cả chính là yếu tố quyết định trong chứng khoán

Giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động trên trên thị trường chứng khoán cũng diễn ra theo chu kỳ Vào thời kỳ giá gia tăng, TTCK gọi nó là “bull market” Người ta dùng tiếng lóng “bull” để chỉ người lạc quan thường đẩy cho giá cả tăng Thời kỳ giá giảm sút được gọi là “bear market” Người ta gọi “bear” nhìn tình hình bi quan và làm cho giá giảm xuống Giá cả ở TTCK là một cuộc đấu tranh giữa hai loại người này Vậy tại sao lại có sự lên xuống của giá cả? Những nhân tố nào đã làm nên sự thay đổi này? Đây chính là mối quan tâm nhất của nhiều nhà đầu tư tham gia vào TTCK và cũng là lý do chọn đề tài “ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN ” với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về các nhân tố ảnh hưởng tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua để các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng

2 khoán có thể khắc phục hay làm giảm sự ảnh hưởng đó đến mức tối thiểu đối với việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp.

M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị pháp luật đến giá chứng khoán

P HẠM VI NGHIÊN CỨU

Các nhân tố kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội, pháp luật và một số chứng khoán tiêu biểu minh họa sự ảnh hưởng từ các nhân tố qua phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng các phương pháp phân tích giá chứng khoán là phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như các đồ thị minh hoạ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

K HÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi

- Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành

- Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp

Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm

- Được hình thành bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;

- Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu

- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn

Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;

- Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;

- Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô

2.1.4 Các hình thức của thị trường

2.1.4.1 Căn cứ vào phương tiện pháp lý của hình thức thị trường tổ chức thị trường

- Th ị trườ ng ch ứ ng khoán chính th ứ c ( The stock exchange ) hay còn gọi là thị trường chứng khoán tập trung, là thị trường chứng khoán hoạt động theo các quy định pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng ký TTCK chính thức có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt, giá cả được định theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán TTCK được thực hiện bằng các Sở giao dịch chứng khoán

- TTCK phi chính th ứ c ( Over the counter market – OTC ) hay còn gọi là TTCK phi tập trung là TTCK mua bán chứng khoán ngoài Sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở Sở giao dịch chứng khoán, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán được thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và vi tính Các chứng khoán giao dịch trên thị trường này thường là các loại chứng khoán không được đăng ký, ít người biết hay ít được mua bán

2.1.4.2 Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành của chứng khoán

- TTCK sơ cấp : TTCK sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành các loại chứng khoán Đây là nơi diễn ra các loại hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu, cho phép các chủ thể cần nguồn tài chính tiếp nhận được các nguồn tài chính bằng việc phát hành các chứng khoán mới, những chứng khoán bán cho người đầu tiên mua nó nhằm thu hút vốn đầu tư

- TTCK sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành Thị trường này tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư về phía các đơn vị phát hành, đồng thời các chứng khoán được chuyển đến tay các nhà đầu tư lần đầu Thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo ra hàng hóa chứng khoán cho thị trường thứ cấp Việc phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, tiết kiệm vào phát triển kinh tế Đối tượng mua bán trên TTCK sơ cấp là quyền sử dụng các nguồn tài chính Thị trường này chỉ được tổ chức một lần, việc phát hành chứng khoán được bắt đầu kể từ khi đơn vị phát hành chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng và chấm dứt khi toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành đến tay các nhà đầu tư thứ nhất

- TTCK thứ cấp : là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đến tay người thứ hai, tức là thị trường diễn ra việc mua bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp

TTCK thứ cấp là một loại thị trường cạnh tranh tự do Trên thị trường này, các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các nhà kinh doanh chứng khoán được tự do tham gia Mặt khác, giá cả của chứng khoán phản ánh nguyên tắc cạnh tranh và kết quả của quan hệ cung cầu chứng khoán Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục không ngừng nghỉ Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần trên thị trường này

2.1.4.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch:

- Th ị trườ ng giao ngay (Spots market) còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp sau đó hai ngày

- Th ị trường tương lai (Future market) là thị trường mua bán chứng khoán theo một hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong tương lai

2.1.4.4 Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán:

Theo căn cứ này, TTCK được chia làm 3 loại thị trường:

 Thị trường các công cụ và nguồn gốc chứng khoán.

K HÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt

Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính

Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty ) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi - Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn) Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có

7 tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn Trong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ "sàn giao dịch chứng khoán"

Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử

Tính thanh khoản (Tính lỏng):

Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau

Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức mà người ta sẽ

8 không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm

Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý như mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn

Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà Nước và tư nhân.

G IÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH , ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN

2.3 Giá chứng khoán và các yếu tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán

- “Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu của những vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, mà đặc biệt là sức khỏe của doanh nghiệp Giá cả chứng khoán phản ứng với các tin tức và đầy những sự kiện bất ngờ mà ta khó đoán trước được và cũng là một đại lượng ngẫu nhiên mà người ta không thể nhận dạng được một cách chắc chắn, mặc dù thông tin vẫn được hấp thụ một cách nhanh chóng Giá cả chứng khoán là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư và xã hội quan tâm.” (Trích:”TS Nguyễn Thị Mỹ Dung – Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013”)

- Trên TTCK người ta mua bán chứng khoán là mua bán quyền sở hữu của công ty

Sự biến động của giá chứng khoán rất phức tạp, chúng ta chỉ có thể xác định được nó khi phiên giao dịch kết thúc Còn tương lai thì phải phỏng đoán qua lịch sử, những biến động của những nhân tố ảnh hưởng như vĩ mô, tình hình hoạt động của công ty, và cung cầu đối với cổ phiếu đó trên thị trường

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

“Giá chứng khoán là một chỉ số nhạy cảm trong tổng thể kinh tế xã hội Độ an toàn của nền tài chính quốc gia có quan hệ mật thiết với giá chứng khoán Nếu xét một cách tổng quát, thì có rất nhiều yếu tố can dự vào sự hình thành và biến động của giá chứng khoán như: các yếu tố ngoại sinh, nội sinh và những yếu tố khác.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS Nguyễn Thị Mỹ Dung”)

2.3.2.1 Các yếu tố ngoại sinh

“TTCK chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính.Do vậy, các yếu tố vĩ mô như chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, lạm phát, giảm phát… và những yếu tố phi kinh tế như thiên tai, chiến tranh… đều ảnh hưởng đến giá chứng khoán Nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có xu hướng đổ vào thị trường càng lớn và ngược lại.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS Nguyễn Thị Mỹ Dung”)

2.3.2.2 Các yếu tố nội sinh

“Các yếu tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với công ty niêm yết được gọi là yếu tố nội sinh Các yếu tố quyết định sự tồn tại của chứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các yếu tố vô hình khác mà công ty đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty Nói cách khác, giá trị của chứng khoán là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng

10 hóa thực và xu thế hoạt động của công ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS Nguyễn Thị Mỹ Dung”)

Sự lệ thuộc của công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác, nếu các đối tác đó bị sụp đổ hay khủng hoảng kéo công ty niêm yết cũng sụp đổ theo Các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả chứng khoán bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán

Ngày này, kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán quốc tế nói riêng đã có một sự liên kết chặt chẽ đối với nhau Do vậy, TTCK của các quốc gia đều bị chi phối bởi TTCK thế giới, tình hình kinh tế - chính trị của các nước đứng đầu Khi một TTCK của các nước lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác Ngược lại, nếu quyết định về chính thị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tư của một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong đó có TTCK

Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động giá cả chứng khoán bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp Khi cầu chứng khoán tăng cao mà lượng cung không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán tăng nóng Khi cung chứng khoán không đổi nhưng lượng cầu lại giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán sụt giảm Có thể nói, trên TTCK, giá cả các chứng khoán luôn vận động và biến đổi theo quy luật cung cầu – quy luật phổ biến và đặc trưng của nền kinh tế thị trường Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội

11 sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả của các chứng khoán

Tóm l ạ i : Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mô Vấn đề về giá cả chứng khoán là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp.

P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN

Phân tích cơ bản: phân tích các yếu tố xác định giá trị công ty như triển vọng thu nhập Suy cho cùng, thành công kinh doanh của công ty sẽ xác định cổ tức mà công ty có thể chi trả cho các cổ đông và mức giá cổ phiếu mà công ty có thể đòi hỏi trên thị trường chứng khoán

2.4.1.1 Phân tích vĩ mô và ngành

Giá chứng khoán gắn liền với triển vọng của nền kinh tế rộng lớn hơn, nên việc phân tích đánh giá phải xem xét đến môi trường kinh doanh mà các công ty niêm đang hoạt động Đối với một số doanh nghiệp, bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với kết quả tương đối của doanh nghiệp trong phạm vi ngành

Khái ni ệ m : Phân tích doanh nghiệp là quá trình chọn lọc, xử lý, phân tích những chỉ số tài chính từ những con số trên BCTC nhằm đánh giá và xác định về tình hình kinh doanh, điểm mạnh và những điểm yếu… trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra những triển vọng về tương lai của doanh nghiệp

M ục đích : đánh giá cơ cấu vốn hiện tại, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các yếu tố tác động làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường cũng như triển vọng, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

 Các phương pháp phân tích tài chính

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính

 Tiêu chuẩn so sánh: ố liệu kì trước: So sánh với số kỳ này để đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp ố liệu kế hoạch: So sánh với số thực tế để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra ỉ tiêu trung bình ngành, các doanh nghiệp khác trong ngành So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với bình quân ngành hoặc các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá hoạt động

 Kỹ thuật so sánh: ằng số tuyệt đối: xác định được quy mô, thường dùng để so sánh các số liệu tuyệt đối trên báo cáo tài chính ằng số tương đối: xác định được cấu trúc và mối quan hệ của các chỉ tiêu, tốc độ phát triển, mức độ biến đổi ằng số bình quân: phản ánh tương đối mặt bằng chung của tổng thể Đây là dạng đặc biệt của số tuyệt đối và số tương đối và triển vọng của doanh nghiệp

- Phương pháp phân tổ: Phân tổ là phân chia chỉ tiêu nghiên cứu thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định Thông thường có thể phân chia theo các tiêu thức sau: ời gian: tháng, quý, năm… ịa điểm và phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước, miền Bắc, Trung, Nam, theo tỉnh thành hay khu vực địa lý khác… bộ phận cấu thành: như giá bán, sản lượng và doanh thu từng loại sản phẩm, mảng hoạt động… trên tổng doanh thu

- Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phân tích tỷ lệ là xem xét một tỷ lệ thông qua phân tích các yếu tố cấu thành tỷ lệ đó (giá trị tuyệt đối và sự biến động của các yếu tố cấu thành)

Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (một tỷ số) thành tích của một chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả với nhau Điều này cho phép phân tích những ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp

Dupont được dùng nhiều hơn khi phân tích ROE thông qua phân tích chi tiết: Tỷ suất lợi nhuận, Hiệu suất sử dụng tài sản, và Đòn bẩy tài chính

 Các chỉ số phân tích tài chính

 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khi phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán, cần phân tích qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán bao gồm:

- Khả năng thanh toán hiện hành:

- Khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán tức thời

- Khả năng trả nợ vay

- Khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền CFO

- Nợ phải trả/Tổng tài sản: Hệ số này cho biết tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp đang được tài trợ bằng nợ thay vì bằng vốn chủ sở hữu (VCSH)

Hệ số tự tài trợ (VCSH/Tổng tài sản) = 1 – Nợ phải trả/Tổng tài sản

- Tổng nợ phải trả/VCSH

Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn so với nợ phải trả, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt Các doanh nghiệp thường có xu hướng chủ động tăng vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh khi điều kiện thị trường thuận lợi và khiến tỷ lệ Nợ/VCSH gia tăng Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, dòng tiền của doanh nghiệp có thể sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay Ngoài ra, việc duy trì tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH cao cũng có thể do sự yếu kém trong quản lý dẫn đến doanh nghiệp bắt buộc phải vay nợ quá nhiều

Do đó, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ, cần phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai, gánh nặng chi phí lãi vay lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, áp lực và kế hoạch trả nợ như thế nào

Tỷ lệ này được phân tích tương tự như tỷ lệ tổng nợ phải trả/VCSH, trong đó, chú trọng đến các khoản nợ dài hạn, tức là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới Phân tích tỷ lệ này giúp xác định được chiến lược sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp (dùng vốn vay dài hạn tài trợ cho các dự án đầu tư lớn hay dùng vốn tự có), cách thức doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn vay dài hạn (có dùng vốn vay đúng mục đích hay không), tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành khác, hay mức độ chấp nhận rủi ro của ban lãnh đạo doanh nghiệp…

- Tổng tài sản/VCSH (Chỉ số đòn bẩy)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN

P HÂN TÍCH CƠ BẢN

Nghiên cứu kinh tế của các quốc gia lớn trên thế giới giúp hình dung được nền kinh tế ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng gì bởi những quốc gia lớn này Hiện tại, xu hướng Việt Nam ngày càng hội nhập, dòng tiền từ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất lớn, do đó đánh giá các quốc gia lớn khi nghiên cứu vĩ mô là một

31 phần rất quan trọng Các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật

Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP của Mỹ từ 1961 - 2015

Nguồn: FPTS Biểu đồ 5: Chỉ số DJIA và S&P 500 từ 1961 - 2016

- Trong khoản năm 1974, GDP của Mỹ giảm 0.52% do sự kiện khủng hoảng dầu mỏ (OPEC) làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống mức dưới 100 điểm

- Năm 1982, do cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran cũng làm cho GDP của nước Mỹ giảm xuống kéo theo là sự sụt giảm của chỉ số DJIA và S&P 500

- Năm 1991, GDP ở Mỹ giảm cũng làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống vì cuộc chiến ở Iran

- Năm 2001, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh điểm vào ngày 14/1/2000, đóng cửa ở mức 11,722.98 điểm, nhờ sự bùng nổ ở các doanh nghiệp Internet Tuy nhiên, chỉ số này bắt đầu rơi ngay sau đó, chạm đáy đầu tiên 9,796 điểm vào tháng 7 Chỉ số này tăng lên trở lại cho đến khi thị trường đóng cửa sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001 Khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày 17/9/2001, chỉ số Dow Jones giảm xuống 8,920.70 điểm Các mối đe dọa chiến tranh đã khiến Dow Jones rơi xuống cho đến ngày 09/102002 đóng cửa ở mức 7,286.27 điểm, giảm 37.8% so với mức đỉnh của nó

- Giai đoạn năm 2008-2009, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm hơn 50% chỉ trong vòng 17 tháng Ngày 09/10/2007, chỉ số Dow Jones đóng cửa đạt mức cao nhất trước khủng hoảng 14,164.43 điểm Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý 4 của Mỹ là âm 1% (vì trước đó GDP của Mỹ được tái ước tính ở mức 2.9%), báo hiệu bắt đầu của cuộc suy thoái kinh tế, Dow Jones bắt đầu giảm dần Sau thất bại của việc cấp cứu ngân hàng đầu tư Bear Stearns vào tháng 4/2008, và báo cáo GDP âm trong quý 2/2008 , chỉ số Dow Jones giảm xuống còn 11,000 điểm Nhiều nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm 20% này đã tạo đáy của thị trường

Nh ậ n xét : Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy sự tăng giảm chỉ số GDP của Mỹ từ năm 1961 – năm 2015 có tỷ lệ thuận với các chỉ số chứng khoán của Mỹ là DJIA và S&P 500

Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường chứng khoán trong năm 2016

Nguồn: Báo cáo triển vọng 2017 - VCBS

- 11 tháng đầu năm VN-Index và HNX-Index tăng trưởng lần lượt 16,04% và 2,64% Nhịp giảm mạnh trong tháng 1 nhanh chóng đi qua và bị lu mờ bởi nhịp tăng kéo dài gần 10 tháng VN-Index thiết lập mức đỉnh trong năm tại ngưỡng 690 điểm (tương ứng với mức tăng 32,69% kể từ đáy 520 điểm) Những động lực quan trọng đóng góp vào xu hướng này bao gồm:

 Tốc độ hồi phục chậm của nhiều nền kinh tế lớn khiến các Ngân hàng Trung ương mở rộng chương trình nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán

 Sự phục hồi của giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là dầu thô

 Hoạt động tích cực của khối ngoại

 Trạng thái dồi dào từ thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng như diễn biến lãi suất, tỷ giá ổn định Các yếu tố hỗ trợ này giúp chỉ số nhanh chóng hồi phục sau những diễn biến bất ngờ trên thế giới nổi bật là sự kiện Brexit vào tháng 6

 Áp lực điều chỉnh lớn sau chuỗi tăng dài của chỉ số khiến xu hướng suy giảm tiếp diễn ít nhất cho tới hết Quý 4 Tính từ mức đỉnh ghi nhận cuối tháng 10, nếu loại trừ ảnh hưởng của ROS, VN-Index suy giảm gần 11% và đánh mất xu hướng tăng trung hạn

Nh ậ n xét : Ta có thể thấy rằng tình hình vĩ mô trên thế giới hay ở trong nước đều có tác động đến giá chứng khoán trên thị trường Tình hình vĩ mô có chuyển biến tốt sẽ kéo theo giá của TTCK tăng theo và ngược lại, sự kiện trên thế giới có xu hướng tác động xấu sẽ làm cho giá chứng khoán giảm theo

Biểu đồ 7: Tương quan giữa chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP từ 2001 - 2015

- Từ năm 2005 đến năm 2007, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 8.40% lên 8.48% kéo theo đó là sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index đạt mức hơn 300 điểm

- Năm 2008 là sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm cho GDP giảm xuống còn 5.32%, đồng thời là chỉ số VN-Index cũng giảm mạnh xuống mức dưới 100 điểm

- Sau sự kiện khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng hồi phục dần và chỉ số chứng khoán cũng dần hồi phục theo

Nh ậ n xét: Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được sự tương quan dương giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và tăng trưởng GDP Khi GDP có xu hướng giảm làm tác động xấu đến TTCK, và ngược lại, khi GDP có sự tăng trưởng thì TTCK cũng tăng trưởng theo

3.1.1.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Biểu đồ 8: Doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2016

Nguồn: VBCS Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thể hiện cầu tiêu dùng, trong 11 tháng đầu năm ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá ước tăng 7,6%, thấp hơn so với con số 8,3% sau khi loại trừ yếu tố giá của cùng kỳ 2015 Theo đó, cầu tiêu dùng vẫn chỉ đang ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải và chưa bứt phá Thiên hướng tiết kiệm chi tiêu và tâm lý thận trọng trong tiêu dùng vẫn đang hiện hữu Việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là Giáo dục, Y tế và Xăng dầu, có thể xem như một trong những yếu tố tác động không tích cực lên cầu tiêu dùng

3.1.1.3 Hoạt động xuất nhập khẩu

- Khái ni ệ m : Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là toàn bộ giá trị hàng hoá đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu), làm tăng (nhập khẩu) nguồn của cải, vật chất của Việt Nam trong một thời kì nhất định và được tổng hợp theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng

Biểu đồ 9: Xuất nhập khẩu từ 2015 - 2016 và xuất nhập/GDP từ 2000 - 2016

Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2015, cải thiện so với tháng trước (tăng 4,63% trong tháng 10.2016) nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 10,3% của cùng kỳ 2015 Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt hơn 159,94 tỷ USD, tăng 7,8%, gần tương đương con số 7,9% của 11 tháng đầu năm 2015 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7%, thấp hơn nhiều con số 12,7% của cùng giai đoạn năm 2015 Theo đó, việc ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,98 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2016 chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu suy yếu

P HÂN TÍCH KỸ THUẬT

3.2.1 Các khái niệm phân tích kỹ thuật – tín hiệu và ứng dụng

- Xu hướng là chiều biến động của giá Có 3 chiều biến động của giá: xu hướng tăng, giảm, và đi ngang

 Xu hướng tăng: Có các đỉnh và đáy tăng dần Có nghĩa là bên mua đang chiếm ưu thế - số đông kỳ vọng thị trường tăng

Biểu đồ 18: Giá cổ phiếu BFC

 Xu hướng giảm: Có đỉnh và đáy giảm dần Có nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế - số đông kỳ vọng thị trường giảm

Biểu đồ 19: Biểu đồ biểu thị giá cổ phiếu ITA giai đoạn 11/2016 – 6/2017

 Xu hướng đi ngang: Có đỉnh và đáy bằng nhau Có nghĩa là cung cầu – kỳ vọng cân bằng với nhau

Biểu đồ 20: Biểu đồ giá cổ phiếu EMC giai đoạn tháng 9/2016 – tháng 7/2017

3.2.1.2 Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

- Hỗ trợ là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng trở lại thường là các vùng lõm hay đáy giá

- Kháng cự là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm trở lại thường là các đỉnh giá

- Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng để làm phương pháp giao dịch

Nguồn: fireant.vn Biểu đồ 21: Biểu đồ Giá cổ phiếu PVD

Sự đảo ngược vai trò của ngưỡng hỗ trợ - kháng cự – Kỳ vọng mới dẫn đến mức giá mới mà sự kỳ vọng thì luôn thay đổi – Kỳ vọng thay đổi có thể phá vỡ các mức hỗ trợ - kháng cự

 Mức kháng cự bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ

 Mức hỗ trợ bị phá vỡ sẽ thành kháng cự

3.2.1.3 Đường xu hướng – kênh giá a Đường xu hướng

- Đường xu hướng tăng là một đường thẳng hướng lên sang phải, nối liền những đáy thấp nhất

Biểu đồ 22: Biểu đồ giá cổ phiếu BFC

- Đường xu hướng giảm là một đường thẳng hướng xuống nối liền các đỉnh hồi phục

Biểu đồ 23: Biểu đồ giá cổ phiếu PVD

- Tầm quan trọng của đường xu hướng:

 Thời gian tồn tại càng lâu, càng đáng tin cậy

 Số lần kiểm nghiệm thành công càng nhiều càng tốt

 Độ dốc khoảng 45 độ cho thấy xu hướng có khả năng bền vững

- Cách sử dụng các đường xu hướng:

 Xác định chiều hướng của thị trường

 Xác định dấu hiệu đảo chiều của xu hướng

 Xác định các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự b Kênh giá

- Khái niệm: là biến thể của đường xu hướng – Được vẽ song song với đường xu hướng

 Xác định độ rộng của xu hướng

 Báo hiệu sự tăng tốc của xu hướng hiện tại khi bị phá vỡ

 Chốt lãi trong kinh doanh ngắn hạn

Biểu đồ 24: Biểu đồ giá cổ phiếu HAX

3.2.1.4 Các chỉ số kỹ thuật a Đường trung bình động (MA)

Dùng để xác định xu hướng của giá trong một giai đoạn nhất định

- Được tính toán bằng cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày

 Ngắn hạn: MA (14), MA (21), MA (25)

 Trung hạn: MA (50), MA (55), MA (75)

 Dài hạn: MA (100), MA (200), MA (250)

Biểu đồ 25: Chỉ số giá VN-Index và đường MA (20)

Nh ậ n xét : Đường MA(20) là giá trung bình của thị trường trong 20 ngày qua, nên nó đại diện cho mong muốn của các nhà đầu tư trong 20 ngày tới Do đó, nếu giá chứng khoán nằm trên đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng hiện tại của nhà đang cao hơn so với kỳ vọng trung bình của họ trong 20 ngày qua, và nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn làm cho giá cổ phiếu có thể sẽ tăng

Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tư đang thấp hơn so với giá trung bình trong 20 ngày qua, thể hiện sự bi quan của nhà đầu tư dẫn đến giá cổ phiếu có thể sẽ giảm b Chỉ báo MACD

MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ) Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá

Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

- Đường MACD: EMA(12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất -

EMA(26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất

- Đường tín hiệu MACD: là đường EMA(9) của đường MACD

- Đường biểu đồ MACD (Histogram): đường MACD - đường tín hiệu MACD

Biểu đồ 26: Chỉ số giá VN-Index và MACD

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn

EMA(26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA(26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero

Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD

Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD

Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

- Hội tụ: Biểu đồ MACD thu hẹp lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD

- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao ( không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn

Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới c RSI (Relative Strength Index)

Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày

Biểu đồ 27: Biểu đồ giá của cổ phiếu BFC và đường RSI

- Tín hiệu thông dụng: RSI > 70 => Vùng quá mua

- Sử dụng hiệu quả nhất là khi giá đang đi ngang và có đỉnh đáy xác định d Fibonacci

Dãy số 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 sáng tạo bởi nhà toán học Leonardo

- Mỗi số sau được tính bằng tổng hai số liên tiếp phía trước

- Bỏ qua 4 số đầu tiên, tỷ lệ của bất kỳ của con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.618

- Lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.382

- 0.618 và 0.382 gọi là tỷ lệ vàng trong dãy Fibonacci

Fibonacci trong phân tích kỹ thuật có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều nhất là

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci Projection (Fibonacci mở rộng)

Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback) Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng Fibonacci đó Thường ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất nên được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio)

Biểu đồ 28: Biểu đồ giá cổ phiếu CTG giai đoạn tháng 10/2015 – 5/2016

Nguồn: vietstock.vn Như đồ thị của mã CTG cho thấy ngưỡng 61.8% kết hợp với khoảng trống ngay trên đó đã hỗ trợ tốt cho CTG và giá đi lên mạnh từ ngưỡng này Tương tự ngưỡng 38.2% hiện đang là ngưỡng hỗ trợ tạm thời cho giá

Biểu đồ 29: Biểu đồ giá DXG giai đoạn 6/2015 – 12/2015

Nguồn: fireant.vn Như biểu đồ ta có thể thấy giá của DXG có xu hướng biến động quanh các ngưỡng Fibonacci

Các mốc mạnh là 61.8% 100% và 161.8% Trong đó mốc kháng cự 100% là mạnh nhất và thường sẽ xảy ra sự đảo chiều mạnh ở đây Việc tính Fibonacci Projection để dự đoán đỉnh của sóng tăng rất quan trọng Cách sử dụng Fibonacci Projection phải linh hoạt và kết hợp với các chỉ số khác cũng như kháng cự khác Nếu các kháng cự khác cũng trùng với kháng cự do Fibonacci Expansion tạo ra thì kháng cự này trở nên mạnh mẽ hơn e Bollinger Band

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư Dùng để xác định xu hướng và độ dao động của giá trong một giai đoạn nhất định

Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu

- Một đường trung bình ở giữa

- Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)

- Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)

Biểu đồ 30: Biểu đồ giá BFC giai đoạn 4/2016 – 4/2017 và Bollinger band

PHÂN TÍCH THỰC TẾ

 Tóm tắt tình hình cổ phiếu VNM trong 11 tháng của năm 2016

Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index

SCIC công bố chào bán 130,630,680 cổ phần tương ứng 9% vốn điều lệ của VNM Hiện tại đại diện SCIC cho biết, chưa có bất kỳ lời đề nghị chính thức mua lại số cổ phần từ bên nào Giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của VNM vào ngày chào bán 2/12/2016 (dựa trên giá đóng cửa ngày 1/12/2016)

 Tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk trong năm 2016

Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 vẫn đạt mức tăng trưởng cao, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VNM lần lượt là 17.54% và 27.97% so với cùng kỳ 2015 Doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 tăng do tăng sản lượng bán Góp phần làm LNST tăng

Bảng 4: So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 - 2016

Nguồn: FPTS ROE và ROA có xu hướng được cải thiện trở lại kể từ năm 2014 Rủi ro từ giá sữa NVL tăng được dự báo không xảy ra vào 3-5 năm tới Rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của VNM là giá sữa nguyên liệu, theo bà Mai Kiều Liên, giá sữa nguyên liệu sẽ khó tăng lên lại đỉnh năm 2014 trong vòng 3-5 năm nữa Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm tới khoảng 8%/năm Động lực chính cho sự tăng trưởng này sẽ đến từ: (i) triển vọng còn rất lớn của thị trường nội địa khi mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, (ii) sự gia tăng thị phần, đặc biệt ở thị trường nông thôn, và (iii) việc mở rộng các thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 33: Kết quả kinh doanh của VNM

Từ năm 2012 đến năm 2016, tăng trưởng doanh thu thuần hợp nhất của VNM có xu hướng giảm Do quy mô doanh thu lớn, tính trên giá trị tuyệt đối, doanh thu của VNM tăng đều khoảng 5,000 tỷ đồng/năm Về cơ cấu doanh thu, chủ yếu đến từ mảng sữa chiếm trên 95%, còn lại đến từ nước giải khát, kem, pho mai Trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 80% doanh thu và xuất khẩu chiếm 20% Mức độ đóng góp vào doanh thu từ thị trường nội địa giảm dần, thị trường xuất khẩu tăng dần Trong đó, nhu cầu thị trường trong nước tăng chủ yếu đến từ vùng nông thôn

Bảng 5: Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015

Về mạng lưới bán hàng, VNM có mạng lưới rộng khắp cả nước, chỉ đứng sau quy mô mạng lưới của Masan Năm 2015, kênh bán hàng truyền thống mang lại 85% doanh thu, kênh bán hàng hiện đại mang lại 15% doanh thu Ở kênh truyền thống, VNM có

243 nhà phân phối độc quyền từ đó phân phối đến các điểm bán lẻ trong khu vực địa lý của mình Ở kênh hiện đại, ngoài siêu thị và cửa hàng tiện lợi, VNM còn có khoảng 200

Biểu đồ 34: Giá nguyên liệu sữa bột

Giá NVL sữa năm 2016 bắt đầu tăng từ tháng 3 đến nay, so với cuối năm 2015 đã tăng 25-30%, đỉnh giá cao nhất là vào năm 2014 Theo bà Mai Kiều Liên, trong vòng 3-

5 năm nữa lịch sử này sẽ không lặp lại Năm 2014 giá NVL sữa tăng cao do Trung Quốc thiếu hụt nguồn cung Đến nay, cung toàn cầu đã tốt lên, ở thị trường Trung Quốc cung đã tăng và cầu tiêu thụ suy giảm Giải thích cho việc giá NVL sữa tăng 25 - 30% từ đầu năm 2016 đến nay là do giá NVL sữa đi từ đáy lên, ở mức đáy người dân Châu Âu từ chối chăn nuôi, khiến cho nhà nước phải trợ giá đẩy giá tăng

Trong xu hướng giá tăng này, VNM đã có những công tác chuẩn bị đối với NVL nhập từ Mỹ và Châu Âu VNM hiện tại đã có các hợp đồng ký kết về giá NVL đến tháng 5 năm sau Nhờ việc ký hợp đồng tương lai (nhiều kỳ hạn khác nhau nhưng tối đa là 1 năm tùy vào dự báo giá của doanh nghiệp) đã giúp cho VNM không chịu hoàn toàn áp lực từ việc giá NVL tăng 25-30% này

Biểu đồ 35: Hiệu quả quản lý chi phí

Nguồn: FPTS Kết quả kinh doanh 9 tháng 2016 cải thiện đáng kể so với năm 2015 Biên lợi nhuận được củng cố Chi phí NVL sữa bột chiếm đến 70% chi phí nguyên liệu đầu vào Năm 2014, giá NVL sữa bột tăng mạnh làm biên lợi nhuận của VNM bị ảnh hưởng Đến

75 năm 2015-2016 giá NVL sữa bột giảm so với năm 2014 là nguyên nhân chính làm biên lợi nhuận của VNM tăng trở lại

 Triển vọng trong những năm tới

Tăng trưởng của ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 tăng bình quân 14%/năm, dự báo từ năm 2015 đến 2020 tốc độ tăng trưởng này là 9%/năm (theo VNM- dữ liệu ngành công nghiệp) Ngành sữa nói riêng còn nhiều triển vọng, sức mua còn tăng cao

Bên cạnh tăng trưởng ngành, tăng trưởng trong tương lai của VNM đến từ tăng trưởng thị phần 49% thị phần ngành sữa thuộc về VNM, còn lại thuộc về các hãng khác là FrieslandCampina, Abbot, MeadJohnson, Nestle, Nutrifood, IDP, Mộc Châu, TH, Yakult, Kinh Đô…

Doanh thu tăng trưởng chủ yếu đến từ dòng sản phẩm sữa nước và sữa bột, năm

2015 thị phần 2 dòng sản phẩm này lần lượt tăng 1.1% và 1.2%

Từ những phân tích trên, có thể thấy được VNM có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tối thiểu bằng với mức trung bình ngành khoảng 8%/năm trong 3 năm tới đây

Ngày đăng: 03/12/2022, 11:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế; - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
nh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế; (Trang 12)
- Đồ thị hình nến (candlesticks) - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
th ị hình nến (candlesticks) (Trang 34)
Hình 1: Mơ hình nến đơn giản - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Hình 1 Mơ hình nến đơn giản (Trang 35)
Hình 2: Mơ hình dạng thanh - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Hình 2 Mơ hình dạng thanh (Trang 37)
Nhận xét: Ta có thể thấy rằng tình hình vĩ mơ trên thế giới hay ở trong nước đều - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
h ận xét: Ta có thể thấy rằng tình hình vĩ mơ trên thế giới hay ở trong nước đều (Trang 42)
Bảng 3.1: Những ngành bị tác động bởi sự thay đổi tỷ giá - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.1 Những ngành bị tác động bởi sự thay đổi tỷ giá (Trang 52)
- Môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến tăng trưởng, tình hình của ngành. Do đó  cần  tiến  hành  phân  tích  kỹ  các  yếu  tố  về  môi  trường  kinh  doanh  để  hiểu  được  nó  đang hoạt động và ảnh hưởng tới ngành như thế nào?  - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
i trường kinh doanh tác động rất lớn đến tăng trưởng, tình hình của ngành. Do đó cần tiến hành phân tích kỹ các yếu tố về môi trường kinh doanh để hiểu được nó đang hoạt động và ảnh hưởng tới ngành như thế nào? (Trang 55)
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh 9 tháng/2016 một số doanh nghiệp BĐS niêm yết - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả kinh doanh 9 tháng/2016 một số doanh nghiệp BĐS niêm yết (Trang 58)
- Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
ng giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện (Trang 72)
- Các mẫu hình đỉnh thường tồn tại ngắn hơn và biến động mạnh hơn các mẫu hình đáy.  - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
c mẫu hình đỉnh thường tồn tại ngắn hơn và biến động mạnh hơn các mẫu hình đáy. (Trang 73)
 Mẫu hình hai đáy: - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
u hình hai đáy: (Trang 75)
- Thời gian thiết lập các mẫu hình củng cố xu hướng thường ngắn hơn các mẫu hình đảo chiều - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
h ời gian thiết lập các mẫu hình củng cố xu hướng thường ngắn hơn các mẫu hình đảo chiều (Trang 76)
 Tóm tắt tình hình cổ phiếu VNM trong 11 tháng của năm 2016. Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index  - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
m tắt tình hình cổ phiếu VNM trong 11 tháng của năm 2016. Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index (Trang 79)
 Tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk trong năm 2016 Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016  - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
nh hình kinh doanh của công ty Vinamilk trong năm 2016 Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 (Trang 79)
Bảng 4: So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 -2016 - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4 So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 -2016 (Trang 80)
Bảng 5: Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015 - Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 5 Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015 (Trang 81)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN