GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP NGÓI CAO CẤP AMADO
Giới thiệu chung
Công ty CP ngói cao cấp AMADO chính thức đi vào hoạt động từ ngày
- Công Ty Cổ Phần Ngói Cao Cấp AMADO phấn đấu là một trong những đơn vị dẫn đầu Việt Nam trong nghành sản xuất ngói đất sét nung, Ngói xi măng màu, Ngói tráng men để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất và tiện ích nhất nhằm thỏa mãn cao cho khách hàng.
- Thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho CB.CNV và tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo cho từng cán bộ nhân viên phát huy một cách toàn diện năng lực, trí tuệ để phát triển bản thân và phát triển Công Ty Từ đó mang lại lợi ích thỏa đáng cho người lao động, Công ty, Khách hàng, Cổ đông, Cộng đồng và Xã hội.
- Là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu về sản phẩm ngói đất sét nung, Ngói xi măng màu và Ngói tráng men, Công Ty đảm bảo tất cả các sản phẩm được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015.
- Bình ổn giá bán sản phẩm trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các Tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giá trị cốt lõi của Công Ty cũng chính là lý do để tồn tại và phát triển trong nhiều năm qua đó là luôn hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng với phương châm
“Chất Lượng Đẳng Cấp - Dịch Vụ Vượt Trội ”
- Xây dựng văn hóa Công Ty theo phương châm tạo dựng một tập thể : “ Đoàn kết, đổi mới sáng tạo để cùng phát triển có hiệu qủa”
- Địa chỉ : KCN Tam Dương II, Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc Điện thoại: (0211) 3686388
Sản phẩm dịch vụ
Ngói nóc tiểu tráng men
Ngói âm dương tráng men
Hình 1.1 Một số sản phẩm của công ty
NỘI DUNG THỰC TẬP
Tìm hiểu về hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng
* Máy biến áp trạm toàn công ty
Loại : máy biến áp 3 pha ngâm dầu
Dòng điện không tải : 1% Điện áp ngắn mạch : 6%
Công nghệ : Lõi tôn cắt chéo
Hãng sản xuất : Công ty CP chế tạo biến áp TBĐ Đông Anh Hà Nội
Vật liệu chế tạo tôn silic cắt chéo, dây cuốn bằng đồng
Máy biến áp trong phân xưởng để cung cấp nguồn vào cho hệ thông dây truyền
2.1.2 Hệ thống máy phát điện dự phòng
Tác dụng: Tác dụng chính của máy phát điện đó là ngăn ngừa và cung cấp điện khi mạng lưới điện gặp sự cố.
+ Bảng điều khiển. Động cơ chạy bằng dầu diesel Đầu phát: +Stato/phần cảm: Bộ phận này là tĩnh, gồm các dây dẫn điện quấn lại thành cuộn trên một lõi sắt.
+ Roto/phần ứng: bộ phận chuyển động để tạo ra một từ trường quay.
Trong roto/phần ứng gồm bộ kích thích: Dùng để kích thích bằng dòng điện một chiều nhỏ để thêm sinh lực cho chính Roto thông qua một tập hợp các vòng tiếp điện và chổi điện.
Sự di chuyển của Roto quanh Stato tạo nên sự khác biệt điện áp giữa các cuộn dây của stato, tạo nên dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.
Hệ thống nhiên liệu: ngoài hệ thống nhiên liệu được lắp trên khung máy so với máy phát điện công suất nhỏ thông thường thì máy phát điện công nghiệp này có cài đặt thêm bình chứa nhiên liệu bên ngoài.
Phần ống nối từ bồn chứa nhiên liệu tới động cơ: là dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu vào và ra của động cơ. Ống thông gió bình nhiên liệu: Hầu hết bồn chứa nhiên liệu đều có một đường ống thông gió, việc này giúp ngăn sự gia tăng áp lực hoặc là chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa.
Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu tới các đường ống cống: dự phòng khi bị tràn trong quá trình bơm khiến nhiên liệu không đổ lên máy phát điện.
Bơm nhiên liệu: giúp chuyển nhiên liệu từ bể chứa chính vào bể chứa trong ngày, thường hoạt động bằng điện.
Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng giúp bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn có thể gây tắc nghẽn.
Kim phun: Có nhiệm vụ phun nhiên liệu dưới dạng sương vào buồng đốt của động cơ. Ổn áp :
Là bộ phận quản lý điện áp đầu ra của máy phát điện, được chia ra làm nhiều thành phần, dưới đây là chức năng của một vài thành phần chính: Ổn áp: biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chiều và chuyển đổi thành điện áp một chiều Điều chỉnh điện áp một chiều tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato (cuộn dây kích thích).
Cuộn dây kích thích: Biến đổi dòng điện mọt chiều thành dòng xoay chiều, các cuộn dây kích thích tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ và được kết nối với các đơn vị được gọi chung là chỉnh lưu quay.
Bộ chỉnh lưu quay: giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều, việc chỉnh lưu được phát sinh bởi các cuộn dây kích thích rồi chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều Dòng điện một chiều này giúp cho Roto tạo ra một trường điện từ, bên ngoài trường quay của roto.
Roto: giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. Thực chất, Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, và các máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở phần đầu ra.
Hệ thồng làm mát bằng nước sạch
Tủ RMU trung thế hợp bộ ABB 35kV, 630A, 20kA được dùng trong các hệ thống phân phối điện trung thế, các trạm compact substations.
*Tính năng kỹ thuật Điện áp lên đến 35 KV
Chịu đựng dòng ngắn mạch đến 20kA
Dòng định mức cho tải 630A
Dòng định mức cho thanh góp 630A
Giám sát từ xa thông qua GPRS….
*Lợi ích và ưu điểm
Kín hoàn toàn Kích thước nhỏ gọn Không bị sự cố bởi yếu tố môi trường: độ ẩm, bụi bậm, hóa chất, hơi muối Không cần bảo trì bảo dưỡng Thiết kế dạng module có thể mở rộng tùy ý
Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 35kV xuống 0.4kV-AC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải Dòng điện định mức có thể đến 1500A Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS.
Nguồn điện từ tủ phân phối từ trạm biến áp phân bố đến các vùng tiêu thụ điện như: các phòng làm việc, văn phòng, xưởng sản xuất, phòng máy……… nguồn chuẩn (1 pha 220VAC,3 pha 380VAC, tần số 50Hz) Các tủ điện phân phối hạ thế có chức năng chính là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.
Các thiết bị, khí cụ điện trong phân xưởng
2.2.1.1 Khái quát và công dụng:
Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ điện dùng để chuyển đổi, đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ với điện áp một chiều lên đến 440V và xoay chiều lên đến 500V.
Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt cuộn dây của contactor nối cho động cơ.
Tiếp điểm đơn thường hở :
Tiếp điểm đơn thường đóng:
Tiếp điểm kép: tiếp điểm thường hở liên kết với tiếp điểm thường đóng.
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển hàng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Theo số cặp tiếp điểm:
2.2.1.4 Các thông số kĩ thuật của nút nhấn :
- Uđm: điện áp định mức.
- Iđm: dòng điện định mức.
- Điện áp cách điện Ưcđ
2.2.2.1 Khái quát và công dụng:
Công tắc là loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay, có 2 hoặc nhiều trạng thái ổn định, dùng để chuyển đổi, đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ.
Công tắc thường được dùng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển, tín hiệu đo, đóng ngắt các thiết bị công suất nhỏ Do có bố trí cơ cấu lò xo nên việc đóng cắt xảy ra nhanh và dứt khoát hạn chế hồ quang sinh ra.
- Công tắc 3 pha Theo phương thức tác động :
2.2.3.1 Khái quát và công dụng
Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khỏi bị ngắn mạch, cầu chì sẽ tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải (lớn) hoặc ngắn mạch.
Yêu cầu đối với cầu chì như sau:
- Đặc tính Ampe -giây của cầu chì phải thấp hơn đặc tính ampe -giây của đối tượng cần được bảo vệ.
- Khi có ngắn mạch cầu chì phải làm việc có chọn lọc.
- Đặc tính làm việc của cầu chì phải ổn định.
- Công suất của thiết bị càng tăng, cầu chì càng phải có khả năng cắt cao hơn.
- Việc thay thế dây chảy phải dễ dàng, tốn ít thời gian.
Hình 2.2 : Đặc tính Ampe - giây cầu chì. Đặc tính cơ bản của cầu chỉ là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt của dây chảy với dòng điện chạy qua (Đặc tính Ampe - giây) Để có tác dụng bảo vệ, đường đặc tính ampe -giây của cầu chì (đường 1) tại mọi điểm đều phải thấp hơn đường đặc tính của thiết bị cần được bảo vệ (đường 2). Đường đặc tính thực tế của cầu chì (đường 3) cắt đường cong 2 Trong miền quá tải lớn (Vùng B) cầu chì bảo vệ được thiết bị, trong vùng quá tải nhỏ cầu chỉ không bảo vệ được thiết bị.
CB thường được chết tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). b Hộp dập hồ quang: Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là kiểu nửa kín và nửa hở.
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA.Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp).
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận tiện cho việc dập tắt hồ quang. c Cơ cấu truyền động cắt CB:
Truyền động cắt thường có 2 cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, đóng cơ điện) Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A.Điều khiển bằng điện tử (nam châm điện) được ứng dụng các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A) Để tăng lực điều khiển bằng tay dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén. d Móc bảo vệ:
CB tự đóng cắt nhờ các phần tử bảo vệ, gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ Người ta thường dùng hệ thống điện từ và role nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB.
Móc điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của
CB mở ra Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động Để giữ thời gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian.
Móc kiểu role nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rờ-le nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tang vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu role nhiệt trong một CB Loại này được dùng ở CB có dòng điện định mức đến 600A.
Tìm hiểu thiết bị trong tủ MSB
2.3.1.1 Role bảo vệ quá áp kém áp
Hình 2.9 Sơ đồ đấu nối Nguyên lý hoạt động :
Hình 2.10 Quá dòng Hình 2.11 Sụt áp thông số Thông số : Điện áp định mức : 400/230v
Dòng điện định mức: 9A Điện áp cách điện: 690V Điện áp hoạt động: 690V
Tần số: 50/60HZ Điện áp chịu đựng được Ui 6kV
Khả năng cắt: 1800 lần/1 giờ
Số tiếp điểm: 1NC, 1NO
2.3.1.3 PLC LOGO 230RC a, Thông số: Điện áp cấp trong khoảng 115-240VAC/DC.
Có tích hợp hàm thời gian thực.
Có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào số và 4 ngõ ra số.
Khả năng mở rộng: 4 modul số và 4 modul tương tự. b, Cách đấu dây:
Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 ngõ vào Các đầu vào trong cùng 1 nhóm chỉ có thể cấp cùng một pha điện áp Các đầu vào trong hai nhóm có thể cấp cung pha hoặc khác pha điện áp. c, Kết nối ngõ ra:
Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra Ví dụ: đèn, motor, contactor, relay
Tải thuần trở: tối đa 10A.
Tải cảm: tối đa 3A. d, Lập trình:
Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 danh sách sau đây:
Co: danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ ra, ngõ vào, ), các hằng số.
GF: danh sách các hàm cơ bản như AND, OR,
SF: danh sách các hàm đặc biệt (on delay, off delay, ).
BN: danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch.
Hình 2.12 Bảng điều khiển ATS hoàn thiện.
Relay bảo vệ quá dòng chạm đất (OC/EF)
Hình 2.14 Sơ đồ đấu nối.
Tần số: 50 – 60Hz Điện áp hoạt động: 198V - 265V.
2.3.3 Bộ điều khiển tủ bù (PFR):
Hình 2.16 Sơ đồ đấu nối 33 a, Đặc tính:
Sử dụng bộ vi xử lý thông minh để điều khiển đóng cắt.
Tự động điều chỉnh hệ số C/K và số cập định mức.
Tự động đổi cực tính của biến dòng.
Hiển thị thông số: Hệ số công suất, dòng điện và tổng sóng hài của dòng điện.
Lập trình được độ nhạy.
Cấp cuối cùng có thể lập tình báo động, điều khiển quạt.
Báo động thiếu áp, quá áp, bù thiếu, bù lố, tổng sóng hài quá cao.
Giao diện sử dụng thân thiện. b, Thông số: Điện áp 240V AC/ 415V AC.
Bước 1: Cài đặt hệ số cos(phi)
Cấp nguồn cho bộ điều khiển, nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đènSet Cos(phi) sáng Nhấn nút PROGRAMS để cho phép chỉnh hệ số Cos(phi). này thường được đặt từ 0.90 đến 0.98 cảm (Đèn IND trong hiển thị b sáng). Thông thường cài đặt Cos(phi)=0.95.
Bước 2: Cài đặt hệ số C/K
Hệ số C/K của bộ điều khiển tụ bù Mikro có thể cài đặt tự động Tuy nhiên nếu việc cài đặt tiến hành tại xưởng lắp đặt thì ta nên cài đặt bằng tay hệ số này thì bộ điều khiển tụ bù hoạt động sẽ chính xác hơn.
Tiến hành chính: Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn C/K sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị C/K Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt hệ số C/K là 0.56 Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi giá trị C/K.
Bước 3 : Cài đặt các bước tụ: Giả sử rằng ta dùng 4 cấp có cùng dung lượng 20KVar Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn RATED STEPS sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị các bước tụ Lúc này ta sẽ thấy đèn số 1 sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị này Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt giá trị 001 Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi Nhấn nút UP, đèn số 2 sáng Ta tiến hành thay đổi bước tụ số 2 thành 001 như trên Tiến hành nhập 001 cho các bước tụ 3,4 Tiến hành nhập các giá trị
000 cho các bước tụ 5,6 (vì không sử dụng) Kết thúc cái đặt các bước tụ.
Bước 4: Cài đặt chương trình điều khiển: Trước tiên ta sẽ cài đặt chương trình điều khiển bù bằng tay để kiểm tra hoạt động của các contactor Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển bằng tay (n-A) Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi Để kiểm tra chương trình điều khiển bù bằng tay, ta nhấn nút MODE/ SCROLL cho đến khi đèn MANUAL sáng Nhấn nút UP từng lượt và quan sát Nếu sau mỗi lần nhấn có 1 contactor tác động thì phần mạch điều khiển và chương trình bù bằng tay hoạt động tốt Nhấn nút DOWN để cắt các cấp tụ bù ra.
Sau khi đã kiểm tra điều khiển bù bằng tay, ta tiến hành chuyển sang chương trình điều khiển bù tự động như sau: Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển tự động (Aut) Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi.
Hình 2.17 ATS OSUNG loại Strong OSS-TN 60 - 600A
Sơ đồ đấu nối của ATS OSUNG