1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế

115 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10)
    • 1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
      • 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (11)
        • 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (11)
        • 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (13)
      • 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (13)
    • 5. Kết cấu đề tài (13)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Tổng quan về lý luận (15)
      • 1.1.1. Chất lượng (15)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (15)
        • 1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (17)
      • 1.1.2. Quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng (19)
        • 1.1.2.1. Khái niệm (19)
        • 1.1.2.2. Mục tiêu của HTQLCL (20)
        • 1.1.2.3. Quá trình hình thành và QLCL (21)
        • 1.1.2.4. Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng (24)
      • 1.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (25)
        • 1.1.3.1. Khái quát về ISO (25)
        • 1.1.3.2. Các điều khoản của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (29)
      • 1.1.4. Một số lợi ích khi áp dụng ISO 9001:2015 (35)
    • 1.2. Tình hình áp dụng HTQLCL của CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát những năm trước (35)
    • 1.3. Tình hình áp dụng HTQLCL trong và ngoài nước (36)
      • 1.3.1. Tình hình áp dụng HTQLCL trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế (36)
      • 1.3.2. Tình hình áp dụng HTQLCL trong nước (37)
      • 1.3.3. Tình hình áp dụng HTQLCL trên thế giới (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (42)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát (42)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (42)
        • 2.1.1.1. Khái quát chung (42)
        • 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (42)
      • 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức (43)
      • 2.1.3. Sơ đồ tổ chức- chức năng của từng đơn vị (45)
      • 2.1.4. Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2015-2017 (47)
      • 2.1.5. Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát giai đoạn 2015-2017 (50)
    • 2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát (51)
      • 2.2.1. Phân tích bối cảnh của tổ chức (51)
        • 2.2.1.1. Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức (51)
        • 2.2.1.2. Hiểu nhu cầu và mong đợi cửa các bên quan tâm (53)
        • 2.2.1.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng (55)
        • 2.2.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống (55)
      • 2.2.2. Sự lãnh đạo (57)
        • 2.2.2.1. Sự lãnh đạo và cam kết hướng vào khách hàng (57)
        • 2.2.2.2. Chính sách chất lượng (61)
        • 2.2.2.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức (61)
      • 2.2.3. Hoạch định (62)
        • 2.2.3.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội (62)
        • 2.2.3.2. Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu chất lượng (67)
        • 2.2.3.3. Hoạch định sự thay đổi (69)
      • 2.2.4. Hỗ trợ (69)
        • 2.2.4.1. Nguồn lực (69)
        • 2.2.4.2. Năng lực (79)
        • 2.2.4.3. Nhận thức (79)
        • 2.2.4.4. Trao đổi thông tin (80)
        • 2.2.4.5. Thông tin dạng văn bản (80)
      • 2.2.5. Điều hành (83)
        • 2.2.5.1. Hoạch định và kiểm soát điều hành (83)
        • 2.2.5.2. Các yêu cầu sản phẩm và dịch vụ (84)
        • 2.2.5.3. Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp (85)
        • 2.2.5.4. Sản xuất và cung cấp dịch vụ (88)
        • 2.2.5.5. Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ (93)
        • 2.2.5.6. Kiểm soát đầu ra không phù hợp (93)
      • 2.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động (97)
        • 2.2.6.1. Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá (97)
        • 2.2.6.2. Sự thỏa mãn của khách hàng (97)
        • 2.2.6.3. Xem xét của lãnh đạo (98)
      • 2.2.7. Cải tiến (98)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG (101)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty (101)
    • 3.2. Đào tạo về chất lượng (102)
    • 3.3. Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu (106)
    • 3.4. Hoàn thiện hệ thống tài liệu (108)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (14)
    • 3.1. Kết luận (110)
    • 3.2. Kiến nghị (111)
      • 3.2.1. Kiến nghị với Công ty Cổ phần Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát (111)
      • 3.2.2. Kiến nghị với nhà nước (112)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (114)

Nội dung

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

-Chương 1: Tổng quan vềvấn đềnghiên cứu

- Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TC ISO 9001:2015 tại CTCPĐầu tư –Dệt may Thiên An Phát.

-Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảáp dụng hệthống quản lý chất lượng theo TC ISO 9001:2015 tại CTCPĐầu tư –Dệt may Thiên An Phát.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về lý luận

“Chất lượng”là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đãđược các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

- Theo Philip Bayard Crosby, (năm 1979): “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.

- Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for Quality Control): “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”.

- Theo Feigenbau (1994): “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sửdụng sản phẩm”.

- Theo ISO 9000 - 1994 (TCVN 5814 - 1994): “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thểtạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềmẩn”.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm vềchất lượng khác nhau Tuy nhiên, có một định nghĩa vềchất lượng được thừa nhậnở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổchức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Theo Điểm 1, Khoản 1, Điều 3 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”.

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bịcoi là kém chất lượng cho dù trìnhđộ công nghệsản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sửdụng như nhau, sản phẩm nào thoảmãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

- Theo tiêu chuẩn ISO - 8402 /1994: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến”.

- Theo định nghĩa của ISO - 9000/2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu”.

- Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế: “Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất”.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất Đó là sự phù hợp với yêu cầu Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, do vậy trong quá trình quản lý chất lượng (QTCL) cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất vềchất lượng Có như vậy, việc tạo ra các quyết định trong quá trình quản lý nói chung và quá trình QTCL nói riêng mới đảm bảo đạt được hiêụquảcho cảquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổchức.

1.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng có thểchia làm hai nhóm: các yếu tốbên ngoài và các yếu tốbên trong.

** Nhóm các yếu tốbên ngoài a Nhu cầu của nền kinh tế

Chất lượng của một sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế Tác động này thểhiện như sau:

-Đòi hỏi của thị trường

Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng khách hàng, sự biến đổi của thị trường Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm Điều cần lưuý là cần phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường đểcó các chiến lược và sách lược đúng đắn.

-Trìnhđộ kinh tế, sản xuất Đó là khả năng kinh tế và trình độ kỹ thuật có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế.

Hướng đầu tư, hướng phát triển của các loại sản phẩm và mức độthỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đến chất lượng sản phẩm. b Sựphát triển của khoa học–kỹthuật

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kì sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sựu phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng nó vào sản xuất Kết quảcủaứng dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất là tạo ra sựnhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả Các hướng chủ yếu của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:

+ Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế

+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ

+ Cải tiến sản phẩm cũ, chếtạo sản phẩm mới c Hiệu lực của cơ chếquản lý kinh tế

Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơchếquản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như:

- Kếhoạch hóa phát triển kinh tế

- Tổchức quản lý vềchất lượng

Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thịbằng quy tắc 4M, đó là:

-Men: Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp

- Methods: Phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

- Machines: Khả năng vềcông nghệ, máy móc thiệt bịcủa doanh nghiệp

- Materials: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệthống tổ chức đàm bảo vật tư,nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp

Trong bốn nhân tốnói trên, nhân tố con người được xem là nhân tốquan trọng nhất.

1.1.2 Quản lý chất lượng và hệthống quản lý chất lượng

Chất lượng không tựsinh ra, chất lượng không phải là một kết quảngẫu nhiên, nó là kết quảcủa sự tác động của hàng loạt các yếu tốcó liên quan chặt chẽvới nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tốnày Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là QLCL

Tình hình áp dụng HTQLCL của CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát những năm trước

CTCP Đầu tư – Dệt May Thiên An Phát được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/05/2008 Nhưng phải đến năm 2010 công ty mới chính thức triển khai áp dụng HTQLCL theo TC ISO 9001 Tuy nhiên, trong thời điểm này phiên bản

7 https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO_9001 của HTQLCL ISO 9001 mà công ty áp dụng là phiên bản năm 2008 Công ty đã áp dụng và duy trì việc áp dụng HTQLCL theo TC ISO 9001:2008 trong suốt 6 năm từ năm 2010 đến năm 2016 Cho đến tháng 5 năm 2016, Công ty chuyển sang áp dụng phiên bản mới nhất của HTQLCL theo TC ISO 9001 là phiên bản năm 2015 Và áp dụng phiên bản này cho đến nay Phiên bản năm 2015 của HTQLCL có những bước tiến lớn, rất logic so với các phiên bản trước đây, đáp ứng yêu cầu cả hiện tại và tương lai của các tổchức, nhấn mạnh sựcan dựcủa lãnh đạo vào HTQLCL, đưa vào nội dung tư duy dựa trên rủi ro và gắn chính sách, MTCL vào các chiến lược của tổ chức.

Tình hình áp dụng HTQLCL trong và ngoài nước

1.3.1 Tình hình áp dụng HTQLCL trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế

Như đãđềcậpởmục (1.1.3.1), đối với các doanh nghiệp đã áp dụng phiên bản trước đó của HTQLCL ( ISO 9001:2008) thì bắt buộc phải chuyển đổi sang phiên bản mới (ISO 9001:2015) chậm nhất là đến hết tháng 09/2018 Do đó, các doanh nghiệp trong tất cả các tỉnh thành phố ở nước ta nếu muốn duy trì việc áp dụng HTQLCL buộc phải chuyển đổi sang phiên bản năm 2015, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời điểm mà đề tài khóa luận này đang được thực hiện thì tất cảdoanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huếnếu như vẫn còn tiếp tục duy trì việc áp dụng HTQLCL thì đã hoàn tất việc chuyển đồi từ phiên bản ISO 9001:2008 sang phiên bản ISO 9001:2015.

Trước đó, HTQLCL chủ yếu được triển khai áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất và là doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu Do đó, nhà nước có chủ trương áp dụng HTQLCL cho tất cảcác loại hình doanh nghiệp, cơ quan và công ty Do đó, SởKhoa Học và Công Nghệtỉnh Thừa Thiên Huế đãđưa vào nghiên cứu và nghiệm thu đề tài

“Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVNISO 9001:2008 trên môi trường mạng tại một số cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài “ Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trên môi trường mạng tại một số cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ” do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủtrì và Thạc Sĩ Trần Quốc Thắng làm chủnhiệm.

Theo Sở Khoa Học và Công Nghệtỉnh Thừa Thiên - Huế, mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trên môi trường mạng tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

Triển khai áp dụng thí điểm tại 04 cơ quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Phú Lộc.

Kết quả quan trọng của đề tài là hình thành được một hệ thống thông tin ISO điện tử đóng vai trò chủ đạo góp phần ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công việc và cải cách hành chính trong khối cơ quan nhà nước, và là một trong những thành phần ứng dụng cốt lõi trong hệ thống chính quyền điện tử mà tỉnh đang triển khai Trong quá trình triển khai áp dụng hệthống ISO điện tử, theo góp ý của các đơn vị dùng thử, đã rút ra nhiều ý kiến hữu ích góp phần sửa đổi, cải tiến phần mềm phù hợp và thuận tiện hơn nữa.

Vềmặt thực tiễn, đề tài giúp cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn áp dụng hệthống ISO điện tửthay thếhệthống ISO thủcông 8

1.3.2 Tình hình áp dụng HTQLCL trong nước

Ngành Dệt may Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu nhiều, đóng góp lớn vào GDP, đồng thời cũng là ngành gặp phải cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế Không ít doanh nghiệp trong ngành đã ý thức được việc nâng

8 http://vietq.vn/ap-dung-tcvn-iso-90012008-vao-co-quan-hanh-chinh-o-thua-thien -hue-d150666.html cao năng suất chất lượng sản phẩm là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, giúp cho công tác QLCL tại các đơn vị, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

Công tác quản lý năng suất, chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp dệt may thông qua các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn… được quan tâm, đầu tư đã mang lại hiệu quả cao hơn so với những phương pháp quản lý trước đây Nhưng so với các nước và khu vực, năng suất lao động tại các doanh nghiệp áp dụng vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung.

Theo kết quảkhảo sát 100 doanh nghiệp Dệt maynăm 2015 (Bộ Công thương,

2015), có 47 doanh nghiệp Dệt May đã áp dụng HTQLCL ISO 9001, chiếm tỷlệcao nhất so với các tiêu chuẩn khác (ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001, SA 8001). Theo đó, 100% các công ty Dệt có chứng nhận HTQLCL ISO 9001 đều là các công ty có xuất khẩu Tỷ lệ các công ty nhà nước áp dụng HTQLCL ISO 9001 và tỷ lệ các công ty tư nhân áp dụng HTQLCL ISO 9001 là tương đương, thể hiện áp lực chung của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu (không phân biệt nhà nước hay tư nhân) là thỏa mãn khách hàng quốc tế và cùng chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài Phần lớn các doanh nghiệp Dệt may có chứng chỉ ISO 9001 đều là doanh nghiệp quy mô vừa hoặc lớn(theo quy mô lao động và quy mô vốn đầu tư).

Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo về Môi trường và trách nhiệm xã hội (do đặc thù có nhiều lao động), kết quả khảo sát còn cho thấy các doanh nghiệp Dệt may thường có thêm chứng nhận ISO 14001, OHSAS 18001, SA 8001 và cá biệt có một công ty đã áp dụng ISO 50001 nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng Các công cụ năng suất chất lượng được áp dụng trong HTQLCL ISO 9001 phổ biến là: Thực hành tốt 5S (56%), Quản lý tinh gọn (34%), Phương pháp cải tiến Kaizen (23%), Chỉ số đánh giá KPI (19%), Nhóm kiểm soát chất lượng (QCC) (17%)…và nhiều công cụ khác (Theo Bộ Công Thương 2015). Để thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam nói chung và ngànhDệt may nói riêng; trong đó có HTQLCL ISO 9001; Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình dự án năng suất chất lượng Ở cấp quốc gia, chính phủ đã ban hành quyết định số 712/QĐ-TTg ngày

21 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Trên cơ sở quyết định 712, các bộ và tỉnh/thành phố liên quan đã ban hành chương trình năng suất chất lượng Theo các chương trình này, mức hỗ trợ chứng nhận áp HTQLCL ISO 9001 trung bình từ 20 đến 50 triệu cho một doanh nghiệp như tại tỉnh Quảng Ngãi, Bà Rịa Vũng Tàu… hoặc từ 30% -50% chi phí thực hiện chứng nhận như tỉnh Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Ninh Thuận… 9

1.3.3 Tình hình áp dụng HTQLCL trên thếgiới

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một HTQLCL. ISO 9001 đã được công bố lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 (ISO 9001:2015) Phiên bản này thay thếphiên bản ISO 9001:2008, với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổchức ISO kỳvọng có thểduy trìđến 25 năm.

ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳtổchức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụcung cấp Năm 2015, tổchức ISO quốc tế đã thực hiện khảo sát hiện trạng áp dụng HTQLCL ISO 9001 trên thếgiới kết quảcho thấy, đã có

1034180 chứng chỉ ISO 9001 được cấp, trong đó có 1029990 chứng chỉ ISO 9001:2008 và 4190 chứng chỉ ISO 9001: 2015 Số chứng chỉ này được cấp cho

9 http://nscl.vn/hien-trang-ap-dung-he-thong-quan-ly-chat-luong-iso-9001-trong-nganh-det-may-viet-nam/

Hình 1 1: Sốtổchức đạt chứng chỉ ISO 9001 trên thếgiới theo quốc gia.

(Nguồn: sốliệu khảo sát của tổchức ISO quốc tế)

Theo kết quả khảo sát, các nước áp dụng ISO 9001 nhiều nhất là Ý, Pháp, Trung Quốc, Nhật, đây là nhóm có trên 50.000 chứng chỉ Nhóm có từ 10.000 – 50.000 chứng chỉ gồm 12 nước: Tây ban Nha, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đức, Co-lôm-bi-a,

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển

Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔPHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT

Tên giao dịch quốc tế: THIÊN AN PHAT TEXTILE GARMENT INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.

Vốn điều lệ: 62.500.000.000 (sáu mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng) Địa chỉ: Trụsở chính đường số5, cụm Công nghiệp An Hòa, Phường An Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (+234) 543 548 370

Email: contact@thianco.com.vn

2.1.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển

CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát (tên viết tắt Thianco) được thành lập ngày 19/5/2008 Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc Doanh thu hằng năm trên 500 tỷ đồng, mức tăng trưởng từ12- 15%/ năm. Công ty có 3 nhà máy thành viên với gần 2.000 cán bộ công nhân lao động.

Nhà máy May 1, có địa chỉ tại số 120 Dương Thiệu Tước, phường ThủyDương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huếvới diện tích đất 12500 m2, có 16 chuyền may, thiết bị nhập khẩu từNhật, Đài Loan, với năng lực sản xuất trên 3 triệu sản phẩm/ năm; chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt kim như Polo shirt, T shirt, Jacket.

Nhà máy May 2, cóđịa chỉ tại đường số5, Cụm Công nghiệp An Hòa, phường

An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất 17000 m2, có 16 chuyền may với các thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, sản lượng hàng năm 3 triệu sản phẩm; chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt thoi và thời trang.

Nhà máy Bao Bì, đường số 1, khu Công nghiệp Phú Bài, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích đất 26000 m2, trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu của Đài Loan, Mỹ, năng lực hằng năm 10 triệu m3 thùng carton và 10 triệuống côn giấy.

Xưởng thêu với 12 máy thêu được nhập khẩu từNhật, Đài Loan, với năng lực

16 triệu sản phẩm/ năm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xưởng Wash với 2 máy giặt, 1 máy vắt, 04 máy sấy được nhập khẩu từTrung Quốc, năng lực 2 triệu sản phẩm/ năm.

Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU.

2.1.2 Tầm nhìn, sứmệnh và giá trịcốt lõi của tổchức

Trở thành Công ty thành công, đáp ứng tốt nhất hàng hóa và dịch vụcủa khách hàng trong lĩnh vực Dệt May.

Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụchất lượng cao. Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và tạo môi trường làm việc thân thiện, tin cậy, chế độ đãi ngộ tương xứng, cơ hội thăng tiến cho mọi người lao động.

Giá trịcốt lõi Công ty:

Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược; Công ty vừa là nơi làm việc vừa là trường học Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng.

Với trách nhiệm của một doanh nghiệp, CTCPĐầu tư Dệt May Thiên An Phát hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo môi trường bền vững và góp phần phát triển xã hội.

+ Sáng tạo và chất lượng

Những yếu tố trọng tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.

+ Linh động và hiệu quả

Hệthống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.

Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sởsử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quảvà trách nhiệm.

Chúng tôi coi con người là tài sản quý báu nhất của Công ty và họ được tôn trọng trên cơ sở giá trị của mình chứ không phải vị trí, giới tính, giáo dục Công ty xây dựng chính sách nhân sự linh hoạt, chế độ đãi ngộ và phúc lợi thỏa đáng, công bằng, minh bạch, luôn đảm bảo tính cạnh tranh và cầu tiến cho mỗi cá nhân.

Làm đúng ngay từ đầu;

An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; Đoàn kết, hợp tác, chia sẻvà trách nhiệm xã hội;

Sựthịnh vượng của khách hàng là sựthành công của Thianco.

Slogan:“VỮNG VÀNG NỘI LỰC, VƯƠN TỚI TẦM XA”

2.1.3.Sơ đồtổchức- chức năng của từng đơn vị

Chức năng nhiệm vụcủa từng đơn vị:

- Hội đồng quản trị (HĐQT) : Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có

TRƯỞN G PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

TRƯỞN G PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜN

GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BAO BÌ

Sơ đồ1 1: Bộmáy quản lý của Công ty trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụcủa HĐQT do Luật pháp và điều lệCông ty, các quy chếnội bộcủa Công ty và Nghị Quyết ĐHĐCĐ quy định.

- Chủtịch Hội đồng quản trị (HĐQT): Là người đại diện theo pháp luật của Công ty Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ Công ty và Pháp luật quy định Tổchức quản trị Công ty theo phương thức tối ưu nhằm đảm bảo quyền lợi cho Công ty, CBCNV và các cổ đông, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Tổng giám đốc (TGĐ): Là người đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều lệtổ chức và hoạt động; Quy chếquản lý nội bộ của Công ty về các quyền và nghĩa vụ được giao TGĐ Công ty do HĐQT bổ nhiệm TGĐ Công ty chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó Tổng Giám đốc (PTGĐ): Giúp TGĐ điều hành công tác sản xuất may và một sốcông tác khác theo sựphân công của TGĐ

- Giám đốc nhà máy may I, II, Bao bì: Tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của nhà máy May bao gồm: lao động, nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, vật tư, nguyên phụliệu, cơ kiện phụ tùng… đểtriển khai sản xuất hoàn thành kếhoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo năng suất, chấtlượng, tiến bộ, hiệu quảvà an toàn.

Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát

2.2.1 Phân tích bối cảnh của tổchức

2.2.1.1 Hiểu tổchức và bối cảnh của tổchức

CTCP Đầu tư- Dệt May Thiên An Phát đã xác định bối cảnh của Công ty bao gồm vấn đề bên trong và bên ngoài có liên quan đến mục đích và định hướng chiến lược của Công ty nhằm đảm bảo Công ty có thể đạt được kết quả mong muốn trong quá trình triển khai HTQLCL.

Các vấn đề bên trong bao gồm được xác định bao gồm nguồn lực, chuỗi sản xuất cungứng, văn hóa công ty, trang thiết bị- công nghệ, Đặc biệt, điểm mạnh của Công ty là đã có sẵn chuỗi cungứng hoàn thiện Vải–May–Thêu- Wash- Bao bì Ngoài ra,trong tài liệu về “Bối cảnh của tổ chức” công ty còn xác định một số điểm mạnh thuộc các yếu tốbên trong của công ty là Công ty có nguồn lực tài chính tốt, lãnhđạo

Công ty có tầm nhìn chiến lược, cam kết từng bước đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân lành nghề có khả năng sản xuất được những sản phẩm phức tạp, yêu cầu cao, cần cù, chịu khó, tỉ mỉ.

Hiện tại, các điểm yếu của Công ty cần khắc phục để cải tiến theo tài liệu về

“Bối cảnh của tổchức” đó là số lượng và chất lượng nhân lực chưa cao ở một sốvị trí như cán bộ đơn hàng, quản trị doanh nghiệp,…năng suất lao động thấp, tình trạng di chuyển, biến động lao động vì có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động càng gay gắt hơn, hạn chế về khả năng tự chủnguyên phụ liệu trong sản xuất, hầu hết những nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu nên khiến cho Công ty thiếu chủ động trong sản xuất kinh doanh, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị sản xuất, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn yếu, chất lượng sản phẩm không ổn định Hoạt động marketing mởrộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới còn yếu và chưa được đầu tư thoả đáng Phần lớn các đơn hàng may chủ yếu là đơn hàng gia công,, tỷ lệ FOB thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao Do đó, Công ty nên có các biện pháp để khắc phục các điểm yếu đểphát triển tiềm lực của mình.

Các vấn đề bên ngoài đã đem lại cơ hội cho Công ty về môi trường pháp lí, môi trường ngành, thị trường, văn hóa, xã hội và kinh tế trong nước và quốc tế… Tuy nhiên, việc công ty gia nhập TPP để tranh thủ những lợi ích từ chuỗi sản xuất khép kín đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại do tình hình chính trị của Mỹ có những thay đổi Việc Mỹrút khỏi TPP là một thách thức lớn đối với ngành Dệt May Việt Nam nói chung và CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát nói riêng Mỹchính là thị trường xuất khẩu trực tiếp lớn nhất của Công ty Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May (2016) đưa ra dự báo về tác động ảnh hưởng khi

Mỹ rời TPP, cho biết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may ViệtNam sang hai thị trường lớn là EU và Mỹ trong những năm tới Theo đó, hầu như chẳng có sản phẩm dệt may nào từ Việt Nam được miễn thuế khi XK sang Mỹ, bởi ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công: Vải nhập từ Trung Quốc, sợi chỉ từ

Hàn Quốc, các phụ kiện chủ yếu từ một số nước Đông Nam Á 11 Do đó, Công ty nên xây dựng lại bối cảnh của mìnhđểcó thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, để xác định rõ hơn bối cảnh hiện tại, Công ty còn yêu cầu tất cảcác đơn vị điều phải xác định bối cảnh của mìnhđể:

- Phân tích các cơ hội của từng đơn vị đang có, các thách thức đang gặp phải (bao gồm các đơn vị trong Công ty, nhà cung cấp, khách hàng, ) đem lại cơ hội và thách thức gì chođơn vịcủa mình;

- Và xác định các điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực có sẵn trong đơn vị được nêu tại Điều khoản 7 của Tiêu chuẩn (bao gồm: nhân lực, thiết bị, công nghệ, cách thức quản lý,…) của mỗi bộ phận để phát huy các điểm mạnh, tận dụng cơ hội; khắc phục các điểm yếu và có các giải pháp đối phó với các thách thức để ngày càng cải tiến hoạt động của từng đơn vị.

Căn cứvào tiêu chuẩn (4.1) của HTQLCL, Công ty đã xác định được các điểm yếu của mình và tận dụng được cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, việc xác định các điểm yếu chưa phù hợp với tình hình thực tế Do đó, Công ty cần phải xác định lại bối cảnh trong tình hình hiện tại đểcó các chiến lược kinh doanh phù hợp và phát triển lâu dài.

2.2.1.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi cửa các bên quan tâm Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như thỏa mãn các yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan Theo yêu cầu của tiêu chuẩn (4.2) của HTQLCL, CTCP Đầu Tư - Dệt May Thiên An Phát đã xác định các bên có liên quan bao gồm: khách hàng, các cơ quan nhà nước, nhà cung cấp, các cổ đông, CBCNV, và các nhu cầu của các bên quan tâm để đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với HTQLCL. Đồng thời, để thực hiện tốt các yều cầu của các bên liên quan đãđưa ra, Công ty còn xác định mong đợi của Công ty đối với các bên liên quan các bên liên quan:

11 http://cafef.vn/my-roi-tpp-co-lo-cho-det-may-20161206144033053.chn

-Đố i v ớ i Cán b ộ công nhân viên (CBCNV): Công ty Đảm bảo tốt các quyền lợi cho người lao động về môi trường làm việc, lương, thời gian làm việc Bên cạnh đó, để hiểu được nhu cầu và đáp ứng tốt các mong đợi của các đơn vị, Công ty cũng yêu cầu các đơn vị cung cấp đầy đủ các thông tin về nhân lực; thực hiện đầy đủ nội dung trong thông báo,quy định, quy chế được ban hành và khắc phục các nhược điểm không phù hợp trong các đợt đánh giá.

- Đố i v ớ i khách hàng: Công ty luôn nỗ lực để dịch vụ mà công ty cung cấp tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước, tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng mà khách hàng đã công bố Bên cạnh đó, việc đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng là điều không thểthiếu, đồng thời giao hàng đúngtheo kếhoạch hợp đồng đưa ra, đủvề mặt số lượng Ngoài việc xác định các yêu cầu và mong đợi của khách hàng thì công ty còn vạch ra các cách thức đểviệc đáp ứng các nhu cầu mong đợi đã xácđịnh được thực hiện một cách tối ưu nhất bao gồm: Tiếp tục giám sát và nâng cao chất lượng sản xuất, hoàn thiện hệthống QLCL phiên bản ISO 9001:2015 nhằm nâng cao chất lượng trong từng quá trình, ngăn ngừa rủi ro.

- Đố i v ớ i người lao độ ng: Công ty đã thực hiện chính sách “Trách nhiệm xã hội”đối với người lao động bằng các chính sách được đưa ra như:

+ Chính sách chống cưỡng bức: thực hiện chính sách tăng ca tựnguyện, không được bắt buộc người lao động làm tăng ca vượt quá quy định, không sử dụng lao động hay ký hợp đồng phụ với lao động tù nhân, lao động bị buôn bán, không tham gia hoặc sử dụng bất cứhệthống tuyển dụng bằng các hình thức ràng buộc người lao động…

+ Chính sách tiền lương: người lao động được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thân thể, Bảo hiểm thất nghiệp và được nghỉ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe , Lễ, Tết, phép hàng năm theo quy định của pháp luật lao động; được nâng bậc lương hoặc thi nâng bậc lương theo quy chế nâng lương, nâng bậc của Công ty; được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhà nước quy định,

+ Chính sách không phân biệt đối xử, chính sách an toàn lao động và sức khỏe,chính sách về môi trường, chính sách không sửdụng lao động trẻ em, …

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG

Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty

Trong suốt chặng đường 10 năm tồn tại và phát triển (2008 - 2018), CTCPĐầu

Tư - Dệt MayThiên An Phát đã vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng Công ty lớn mạnh, từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may, cố gắng duy trì các lợi thế có được bao gồm: có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả Mỗi thành công đó điều mang dấu ấn được phát huy trên nền tảng văn hóa Thianco, được các CBCNV Thianco vun đắp, xây dựng và phát triển thành nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của Công ty.

Trong năm 2018, các MTCL được đặt ra được thực hiện tương đối, tuy nhiên vẫn có một sốchỉ tiêu vẫn chưa thực hiện được Do đó, toàn thể CBCNV của CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát thể hiện quyết tâm để hoàn thành những mục tiêu mới trong năm 2019 thông qua một số phương châm được đặt ra dựa trên những nguyên tắc của HTQLCL như sau:

- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng

-Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.

- Người lao động được quyền phấn đấu, làm việc hết mình,được quyền hưởng thụ đứng với chất lượng, hiệu quả cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

Trước đây, Công ty đã áp dụng HTQLCL theo TC ISO 9001:2008 và chuyển sang áp dụng phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 vào năm 2016, áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội theo TC SA 8000:2001, đã được Chương trình chứng nhận trách nhiệm toàn cầu vềsản phẩm may mặc– WRAP và Chươngtrình chống khủng bốcủa Hải quan và Hiệp hội thương mại Hoa Kì (C-TPAT) Nhằm hỗtrợ cho việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụchung của Công ty và thực thi những cam kết vềchất lượng của khách hàng, Ban lãnh đạo đã xác định phát triển và hoàn thiện HTQLCL theo hướng:

- Duy trì và nâng cao chất lượng HTQLCL theo ISO 9001:2015 triển khai áp dụng quản lý mục tiêu cho từng bộ phận, phòng ban, hoàn thiện quy chế tài chính, định mức chi phí cho từng hoạt động nhằm hướng tới tối ưu hóa các chi phí chất lượng.

- Tiếp tục triển khai xây dựng HTQLCL theo TC ISO 9001:2015 cho các nhà máy thành viên, nhà xưởng của Công ty.

Đào tạo về chất lượng

Giáo dục đào tạo là các chiến thuật trong một chiến lược rộng lớn đểthực hiện QLCL Mục tiêu của đào tạo chất lượng là truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến mọi người trong công ty, chỉ ra những lĩnh vực cần cải tiến, những đổi mới trong tương lai, những quyết định mới cần được triển khai Để đạt được hiệu quả, chương trìnhđào tạo cầnđược hoạch định một cách có hệthống và khách quan Công tác đào tạo cần phải được tiến hành liên tục để đáp ứng những thay đổi vềcông nghệ, vềmôi trường hoạt động và cơ cấu của công ty mà đặc biệt là những thay đổi về bản thân

12 GS.Nguyễn Đình Phan (chủ biên) , Giáo trình Quản trị chất lượng trong tổ chức , Trường Đại học Kinh TếQuốc Dân, Nhà xuất bản giáo dục. những người lao động trong công ty Hoạt động đào tạo được triển khai từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên Đào tạo chất lượng xuất phát từ CSCLvà được thực hiện theo một chu trình khép kín sau:

Sơ đồ3 1: Quy trìnhđào tạo chất lượng Đào tạo

Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo

Nêu nhu cầu đào tạo

Chương trình và tài liệu

Thực thi và theo dõi Đánh giá kết quả

Kiểm định tính hiệu lực

Một trong sốcác nội dung quan trọng của CSCL là đưa mọi người cùng tham gia vào quá trình QLCL của công ty Do vậy, chương trình đào tạo chất lượng của công ty phải được tổ chức theo từng ngành nghề của người lao động, những người mới phải nắm được các nội dung cơ bản của QLCL, những người lao động đã có thâm niên thì phải hiểu sâu hơn về QLCL và đẩy mạnh áp dụng các kiến thức đã có được vào thực tiễn Những người quản lý trung gian cũng phải nắm được các kiến thức về QLCLđể quản lý các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của mình một cách hiệu quả hơn Những nhà quản lý cấp cao của công ty cũng cần phải nắm chắc QLCL đểgiải quyết các vấn đề ởtầm công ty.

-Đào tạo cấp lãnhđạo cao nhất của công ty: Người lãnh đạo cao nhất của công ty quyết định chính sách và chiến lược chất lượng của công ty Đào tạo huấn luyện có vai trò làm cho người lãnh đạo nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của HTQLCL để họ cam kết, bắt tay thực sựvào thực thi Mục tiêu của chương trìnhđào tạo là hướng các nhà quản lý vào:

+Đáp ứng các đòi hỏi của khách hàng–bên trong và bên ngoài công ty.

+Xác định chuẩn mực cần đạt được

+ Theo dõi hoạt động chung vềchất lượng–chi phí chất lượng

+ Triển khai một hệthống chất lượng tốt– ngăn ngừa.

+ Áp dụng một phương pháp kiểm soát quá trình.

-Đào tạo cán bộ trung gian: Một cán bộ quản lý tham mưu là trưởng phòng chất lượng cần phải được đào tạo đặc biệt Trưởng phòng QLCL có trách nhiệm quản lý hệthống chất lượng toàn công ty bao gồm: việc thiết kế, vận hành và kiểm tra hệ thống đó Người phụtrách QLCL và các trợ lý cần được huấn luyện cách giúp đỡcác đồng nghiệp trong việc thiết kếvà tác nghiệp các HTQLCL trong phạm vi chức năng của họ, giúp các trợ lý hoàn thành tốt nhiệm vụvà phối hợp các biện pháp khác một cách hiệu quả Các cán bộ quản lý trung gian cần được huấn luyện toàn diện về các khái niệm, kỹ thuật và việc vận dụng những quá trình kiểm soát bằng phương pháp thống kê Nếu thiếu những công cụ đó hệ thống chất lượng sẽ nằm ì, không còn sức sống Nôi dung của việc đào tạo gồm:

+ Giới thiệu về chất lượng và QLCL: nhận thức, cam kết, chính sách, chi phí, khâu cungứng, khách hàng…

+ Kiểm tra một cách có hệ thống: các công cụ và kỹ thuật cơ bản như: phân tích pareto, phân tích nhân quả, đồthị lưu đồvà giải thích vềcác công cụvà kỹthuật này.

+ Kiểm soát sản phẩm: sửdụng phương pháp lấy mẫu, đánh giá hoạt động.

+ Kiểm soát các quy trình của tổchức.

+Các đổi mới cải tiến chất lượng.

-Cấp giám sát thứ nhất: Cấp giám sát thứ nhất là nơi các hoạt động QLCL được quản lý thực tế Nội dung đào tạo là, giải thích rõ ý nghĩa của CSCL, các nguyên tắc của hệ thống, giải thích rõ vai trò của những người quản đốc, giám sát viên ở cấp này trong việc vận hành hệ thống chất lượng, kiểm tra quá trình bằng phương pháp thống kê và yêu cầu cam kết thực hiện đối với họ trong chương trình QLCL Tốt hơn là nên để cấp lãnh đạo trung gian tham gia vào việc đào tạo cho cấp giám sát này để:

+ Đảm bảo được rằng nội dung truyền đạt của họkhông bịbóp méo;

+ Làm cho cán bộthuộc cấp quản đốc phân xưởng hiểu rằng toàn bộlãnh đạo công ty có quan tâm lớn đối với chương trình chất lượng và mong muốn mọi người rèn luyện chăm chỉvà tham gia tích cực vào chương trình chất lượng của công ty.

Cần phải huấn luyện cho họvềcách tác nghiệp phù hợp, hiệu quả, và an toàn, cách bảo quản máy móc, và các quy trình, cách quản lý con người và ban hành các quyết định thực thi đúng đắn Quảnđốc phân xưởng là mắt xích then chốt trong việc đào tạo tất cảcác nhân viên khác.

Khi đào tạo các trưởng nhóm chất lượng cần tránh cả 2 nguy cơ là đào tạo quá đơn giản hoặc đào tạo quá chuyên môn hoá Ngược lại, các huấn luyện viên cần chú trọng vào thực hành.

-Đào tạo cho tất cảcác nhân viên khác:

Nhận thức được vấn đề rằng nếu chương trình QLCL không đến được với những người lao động ởcấp cơ sởthì chương trình QLCL do các nhà quản lý cấp cao khởi thuỷsẽ không thành hiện thực và không thể thành công được Đối với cán bộ,nhân viên nội dung đào tạo gồm: những nội dung cơ bản của chất lượng đặc biệt phải chú ý đến việc sửdụng những ví dụ minh hoạ thật đơn giản, dễhiểu để giải thích các thuật ngữ, khái niệm Mỗi người cần được huấn luyện tỉ mỉ về các quy trình chất lượng liên quan đến công việc của họ Họ cần phải được đào tạo đầy đủ về kỹthuật,nghiệp vụ, nhưng họ cũng cần phải nắm được nhu cầu của khách hàng Ban đầu,HTQLCL còn là một khái niệm khó du nhập, do vậy cần có thời gian để hệ thống ăn sâu bén rễ vào tiềm thức của mỗi người trong công ty Điều quan trọng là chương trình đào tạo chất lượng phải có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ với các nghiệp vụ của người nhân viên Vì vậy khó có thể nêu ra một chương trình đào tạo cụ thể cho nhóm này.

Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu

Quản lí chất lượng là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong mỗi tổ chức, công ty Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đểtạo uy tín và thương hiệu lâu dài, mãi mãi Nhằm đảm bảo các cam kết trong CSCL của công ty được thực thi đồng thời tăng tính hiệu lực vầ hiệu quả của các MTCL, quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu được thực hiện theo quy trình.

Hình 3 1: Quy trình xây dựng và triển khai mục tiêu

Từquy trình trên có thểnhận thấy MTCLcông ty được xác định hàng năm dựa vào nhiệm vụ từng giai đoạn và kết quả hoạt động thự tế Và dựa trên mục tiêu này các bộ phận sẽ xây dựng mục tiêu cho bộ phận mình và đưa ra kế hoạch thực hiện hàng tháng/ quý của mỗi bộphận.

Quá trình triển khai mục tiêu thực hiện phải tuân thủ theo chu trình Deming (Hình 3.2)

Ngày đăng: 02/12/2022, 13:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1: Số tổ chức đạt chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới theo quốc gia. (Nguồn: sốliệu khảo sát của tổchức ISO quốc tế) - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 1. 1: Số tổ chức đạt chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới theo quốc gia. (Nguồn: sốliệu khảo sát của tổchức ISO quốc tế) (Trang 40)
Bảng 2. 2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty giai đoạn 2015-2017 - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Bảng 2. 2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty giai đoạn 2015-2017 (Trang 50)
Hình 2. 1: Phiếu kiểm soát khiếu nại của khách hàng (Nguồn: Phòng Nhân sự) - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 2. 1: Phiếu kiểm soát khiếu nại của khách hàng (Nguồn: Phòng Nhân sự) (Trang 60)
Hình 2. 2: Biểu mẫu đánh giá rủi ro các quá trình (Nguồn: Phòng Nhân sự) - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 2. 2: Biểu mẫu đánh giá rủi ro các quá trình (Nguồn: Phòng Nhân sự) (Trang 65)
Tính đến tháng 10 năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được thểhiện trong bảng sau: - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
nh đến tháng 10 năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được thểhiện trong bảng sau: (Trang 68)
Bảng 2. 4: Tình hình lao động của công ty 10 tháng đầu năm 2018 - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Bảng 2. 4: Tình hình lao động của công ty 10 tháng đầu năm 2018 (Trang 71)
Bảng 2. 5: Quy trình kiểm sốt thơng tin dạng văn bản (Nguồn: Phòng Nhân sự) - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Bảng 2. 5: Quy trình kiểm sốt thơng tin dạng văn bản (Nguồn: Phòng Nhân sự) (Trang 83)
Hình 2. 3: Biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 2. 3: Biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp (Trang 87)
Hình 2. 4: Biểu mẫu báo cáo hành động khắc phục và cải tiến - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 2. 4: Biểu mẫu báo cáo hành động khắc phục và cải tiến (Trang 96)
Hình 2. 5: Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 2. 5: Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ (Trang 99)
Hình 3. 1: Quy trình xây dựng và triển khai mục tiêu - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 3. 1: Quy trình xây dựng và triển khai mục tiêu (Trang 107)
(Hình 3.2) - Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại công ty cổ phần đầu tư – dệt may thiên an phát huế
Hình 3.2 (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w