Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tôn BảoKhánh.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
Câu hỏi nghiên cứu
- Lý thuyết, mô hình hay khung phân tích nào có thể phù hợp cho đánh giá, phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân?
- Năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty Tôn Bảo Khánh và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của công ty là như thế nào?
- Giải pháp nào giúp hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tạiCông Ty TNHH Tôn Bảo Khánh?
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
- Đối tượng điều tra: Tất cả các nhân viên làm việc trong Công Ty TNHH TônBảo Khánh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập số liệu
Dữ liệu thứ cấp: Cơ cấu lao động, tình hình nguồn vốn và kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2015- 2017 được thu nhập dữ liệu từ các phòng ban của của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh,
Ngoài ra còn thu thập trên báo,website của công ty, Internet và các khóa luận khác như là các sản phẩm của công ty, khái niệm của doanh nhân, chức năng và nhiệm vụ của công ty…
Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty bằng bảng hỏi.
Kích thước mẫu: Áp dụng công thức tính mẫu của Hair (2006) về kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần biến quan sát.Trong bài có 31 biến quan sát thì áp dụng công thức củaHair thì nên chọn mẫu là 155 nhưng do công ty có sự hạn chế về nhân viên nên kích thước mẫu mà tôi chọn là 140 Tức là điều tra tổng thể tất cả nhân viên trong công ty.
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích độ tin cậy
Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha) để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào Độ tin cậy đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.8 Tuy nhiên, theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài- nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0.6.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả,
1998) Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Hair
& ctg (1998) Ngoài ra, để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0.3 hoặc lớn hơn (Jabnoun & Al-Tamimi (2003)).
Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Components Factoring với phép xoay Varimax.
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được từ 50% trở lên.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được Thống kê mô tả và thống kê suy luận cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc điểm năng lực của doanh nhân Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải hình thức của mối liên hệ và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là kết quảkinh doanh, còn các biến độc lập là các năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước (Stepwise) với phần mềm SPSS.
Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R 2 điều chỉnh Giá trị R 2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R 2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1Khái niệm và vai trò của doanh nhân
Doanh nhân là ai?Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau. Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển.Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau về danh từ doanh nhân.Từ điển từ và việt Hán – Việt hán của
GS Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những đối tượng khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) Tác giả Nguyễn Đức Thạc (2005) định nghĩa:“Doanh nhân là những người chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệ phân phối Doanh nhân là những “ông chủ” doanh nghiệp tư nhân”.Quan niệm như vậy đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và DNNN khỏi khái niệm doanh nhân.
Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS Trần Ngọc Thêm (2006) chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “Quản lý kinh tế” còn doanh nhân là “Người quản lý” “ là người làm kinh doanh” Cuốn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm và vai trò của doanh nhân
Doanh nhân là ai?Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau. Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển.Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau về danh từ doanh nhân.Từ điển từ và việt Hán – Việt hán của
GS Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những đối tượng khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) Tác giả Nguyễn Đức Thạc (2005) định nghĩa:“Doanh nhân là những người chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệ phân phối Doanh nhân là những “ông chủ” doanh nghiệp tư nhân”.Quan niệm như vậy đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và DNNN khỏi khái niệm doanh nhân.
Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS Trần Ngọc Thêm (2006) chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “Quản lý kinh tế” còn doanh nhân là “Người quản lý” “ là người làm kinh doanh” Cuốn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2006 chọn cách giải thích từ Hán-Viêt “doanh” là lãi, “nhân” là người; “doanh nhân” là nười làm kinh doanh để kiếm lời.
Muốn biết doanh nhân là ai thì cận nhận biết thế nào là kinh doanh Kinh doanh, theo nghĩa rộng, là tất cả các hành vi có mục đích vị lợi, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ thể Doanh nhân là một khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng theo lĩnh vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại…) và quy mô khác nhau (cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp…) Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến doanh nhân là người nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty lớn Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ.
Theo Ông Vũ Tiến Lộc (2005), chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh”. Theo nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn (2007) , trong bài “Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần”, ngày 13/10/2007, Viết: “ Nói một các chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”.
Theo Drucker(1985) cho rằng “Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng Họ là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biết, họ thay đổi giá trị… họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”.
Doanh nhân thành đạt thường có địa vị cao quý trong xã hội và là “Biểu tượng của chủ nghĩa cá nhân, động lực và khả năng trực giác…là hiện thân của chủ nghĩa tài chính” (Ehrlich, 1986).
Bolton và Thompson (2007) thì cho rằng doanh nhân là “Người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh”.
Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiệt”.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và quan niệm về doanh nhân và không có một định nghĩa hay quan niệm nào trong số đó thừa nhận là chính xác và trọn vẹn bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp (Henry, Hills & Leitch, 2003) Các tác giả trên đã đưa ra những khái niệm dưới các khía cạnh và góc độ khác nhau Tuy nhiên, giữa họ có những quan điểm chung khi bàn luận về doanh nhân là người kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị mới cao hơn, không phân biệt hình thức sỡ hữu, loại hình và quy mô kinh doanh Một cách chung nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người cải cách sáng tạo Vì vậy, một doanh nhân có thể được xác định như là người cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và xử lý các yếu tố không chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến DN.
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công ăn việc quản trị trong DN Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các DN, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.
Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm nghiên cứu trên của các tác giả thì trong phạm vi đề tài này “Doanh nhân là chủ doanh nghiệp, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và sự phát triển, là người dám chấp nhận những rủi ro và có khả năng đổi mới sáng tạo”.
1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội
Lịch sử phát triển của doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu với những trang phong phú, sinh động, bước đầu xác định vị trí và vai trò của doanh nhân trong lịch sử hiện đại của dân tộc Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân là người có vai trò quyết định sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia phát triển văn hóa, xã hội Vai trò của đội ngũ doanh nhân còn gắn liền với vai trò của đội ngũ DN ở nước ta Cụ thể:
Một là, doanh nhân là một bộ phận quan trọng của lực lượng xã hội chủ yếu quyết định giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH và tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội. Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong mô hình đó, doanh nhân chính là hạt nhân của mô hình DN Sự phát triển nhanh của đội ngũ doanh nhân gắn liền với sự phát triển nhanh của khu vực DN Thực tế cho thấy, chính sự tăng trưởng và phát triển của DN là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua DN phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nhanh Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng
Năng lực kinh doanh của doanh nhân
Năng lực (NL) có 2 đặc trưng cơ bản: Một là được bộc lộ qua hoạt động; Hai là đảm bảo hoạt động có hiệu quả Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), NL được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ.Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành NL hiểu,
NL làm và NL ứng xử Mỗi NL ứng với một loại hoạt động, có thể phân chia thành nhiều NL bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng (hành vi). Các NL bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau.Cách hiểu về NL là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
Theo tổ chức và hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.”
Chương trình Giáo dục Trung học (GDTH) bang Quesbec, Canada năm 2004 xem năng lực “Là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.
Denyse Tremblay (2012) cho rằng năng lực là “Khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống”.
Còn theo F.E Weinert (2014), năng lực là “ tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sẵn sang của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp.
Theo cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (2009).“NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.
Cách hiểu của Đặng Thành Hưng (2005): NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Dựa vào những khái niệm trên thì theo tôi “Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả”.
1.2.2.Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân
1.2.2.1.Khái niệm năng lực kinh doanh
So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện một cách hiệu quả thông qua những hành vi hợp lý Những hành vi này được kết tinh từ một số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thành công.
Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995).Những đặc điểm này bao gồm các yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân.Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từ quá trình học tập, đào tạo và phát triển.
Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủ những khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác.
Muzychenko và Saee (2004) phân biệt những khía cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hình ảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “Những nhân tố bên trong” và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là
“Những nhân tố bên ngoài” Những thuộc tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuốc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những năng lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sỡ hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001).
Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley
ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA CHỦ DOANH NGIỆP ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÔN BẢO KHÁNH
Tổng quan tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh
Tên công ty: Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
Mã số thuế: 3300464657 Địa chỉ: 199 Bà Triệu, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Đại diện pháp luật: Phạm Thị Quỳnh Như
Ngày hoạt động: 16/1/2007 Điện thoại: 0543932728 Fax: 0543932729
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trong xu thế hội nhập kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa, tôn giáo…của nước ta thì việc tham gia vào tiến trình thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp, công ty sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh Đây chính là động lực chính nhằm thúc đẩy Công ty TNHH-SX TM DV CHIẾN QUÝ ra đời:
Ngày 16 tháng 1 năm 2007 công ty được thành lập.Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp luôn mang thương hiệu đi cùng với sản phẩm nên được người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng sản phẩm.Tiến trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu mang tới thách thức cũng như cơ hội lớn để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Doanh nghiệp không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm và tốc độ cung ứng hàng hoá cho quý khách hàng.Từ khi đi vào hoạt động thì công ty luôn chú trọng đa dạng hoá sản phẩm để cung ứng đúng với thị hiếu của người tiêu dùng, nên được người tiêu dùng đánh giá cao.
01/09/2010 Cơ sở 7 – 169 Bà Triệu – TP Huế được chọn là trung tâm giao dịch lớn là trụ sở chính của công ty. Đến 12/03/2011 Cơ sở 8 Lô số 5, Dãy A1, KQH trung tâm thương mại Quảng Điền, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp trong suốt những năm vừa qua. Đến 2014 công ty đã mở rộng đến 12 chi nhánh trên địa bàn quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng cung ứng Sau 7 năm xây dựng và phát triển đã hình thành 12 cơ sở trực thuộc công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn lợp, tôn la phông, sắt, thép, B40, gạch men, ngói lợp, các thiết bị vệ sinh, cửa cuốn cửa kéo đài loan, bàn ghế salon gỗ….và các vật liệu xây dựng khác, thu hút toàn bộ hệ thống khách hàng trên toàn tỉnh Nếu như trước đây, hoạt động của Công ty Chiến Quý chỉ gói gọn trong phạm vi thành phố Huế thì đến năm 2012, các cơ sở trực thuộc của công ty Chiến Quý đã có mặt và hoạt động rất tốt tại các thị xã, huyện khác nhau của phía Bắc và phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các cơ sở: Phú Bài, Tứ
Hạ, Phong Điền, Sịa, Thuận An, Thủy Dương, Tăng Bạt Hổ, Bà Triệu, QL49, kho sản xuất, kho nội thất, siêu thị gạch men Từ khi công ty được thành lập, tự tìm kiếm thị trường đối tác kinh doanh Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã cố gắng phấn đấu không ngừng đưa công ty phát triển ngang tầm với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.Công ty vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh Nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín trên thị trường công ty đã mở rộng thị trường ra các vùng lân cận: QuảngTrị, Quảng Bình… Sau 7 năm hoạt động và phát triển công ty TNHH SX TM DVChiến Quý đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùngThừa Thiên Huế.Lúc này, tầm quan trọng của thương hiệu được ban lãnh đạo công ty nhân thức rõ hơn bao giờ hết, chính vì vậy vào tháng 3/2014 công ty được đổi tên thành công ty TNHH tôn Bảo Khánh Quyết định đổi tên công ty đã được ban giámđốc thống nhất nhằm mục đích để tạo đà cho sự phát triển bền vững của thương hiệu trong tương lai, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành của công ty Quá trình đổi tên được công ty tiến hành dần dần từng bước để người tiêu dùng có thời gian nắm bắt và thức gỡ bỏ thương hiệu Chiến Quý mà dần dần thay thế các bảng hiệu cùng với tư vấn của nhân viên bán hàng cho các khách hàng biết về thông tin đổi tên của doanh nghiệp. Đầu năm 2018, công ty đã mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh của mình bằng việc mua lại 2 khách sạn ở Đà Nẵng là khách sạn Ana Maison ( quận Ngũ Hành Sơn) và 1 khách sạn đang tu sửa chủng bị đi vào hoạt động.
Hiện nay, Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh đã mở rộng quy mô kinh doanh của mình và hình thành nên 13 cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và 2 khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng,là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao và đứng vững trên thị trường Được sự tin tưởng cao đến từ người tiêu dùng trong địa bàn
2.1.2 Sản phẩm của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
- Tôn - sắt – thép: Lưới B40, Tôn nhựa sáng, Tôn xốp cách nhiệt, sắt hộp, sắt kẽm, sắt thép 6,sắt thép 5….
- Gạch men- Nội thất: Bàn phấn trang điểm, bộ kẹp trà, ghế sắt Đút Hoa Văn, giường, gạch men bạch mã, gạch men viglacera…
- Bàn ghế - Đồ Gỗ: Kệ tivi, kệ tủ, tủ áo quần, bàn học, bàn ăn cơm, bàn ghế trang trí …
- Đá tự nhiên – đá trang trí: Đá trang trí nội thất, đá trang trí phòng khách, đá ánh trăng đen, đá ghép đen, đá ghép vàng, đá lồi vàng…
- Bồn nước : Sonha, Việt Mỹ Toàn Mỹ , Tân mỹ, Tân Á
- Thiết bị vệ sinh: Vòi lavabo, vòi nước, tiểu nam, bồn tắm nằm, chậu inox Sơn
Các đối tác của Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
- Công ty TNHH tôn Bảo Khánh được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế và tiêu dùng.
- Là doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh vật liệu, tôn sắt hộp, phục vụ nhu cầu của xã hội nói chung và cho địa bàn riêng.
- Các ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp:
+ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng kinh doanh.
+ Mua bán vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị cấp thoát nước trong nhà, thiết bị nhiệt, phụ tùng thay thế.
+ Xây dựng nhà các loại, xây dựng các công trình dân dụng.
+ Gia công cơ khí, xửlý và tráng phủkim loại.
+ Gia công các loại Tôn mạ màu, Tôn mạ kẽm.
+ Bán buôn máy móc, thết bịvà phụ tùng máy khác.
+ Mua bán máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện máy phát điện, động cơ điện. + Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng.
+ Buôn bán sắt thép, ống thép, kim loại màu, thép phôi, sắt thép xây dựng, ống kim loại… Và một số loại ngành nghề kinh doanh khác.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hóa.
- Điều hành và tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Nghiêm túc thực hiện chế độnộp thế, ngân sách nhà nước và tiền bán hàng về tổng công ty Chấp hành đúng các chế độ, chính sách của nhà nước và các văn bản quy định của ngành.
- Sử dụng hợp lý nguồn vốn, tài sản, lao động, hạ thấp chi phí bán hàng, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và tăng cường vốn
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.4.1 Địa bàn hoạt động của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh Địa bàn hoạt động
Các đơn vị trực thuộc gồm:Tổng số 14 đơn vị, nhân sự mổi đơn vị có 01 cán bộ Quản lý và 01 Kế toán cùng một số Nhân viên bán hàng.
- Trụ sở chính: 199 Bà Triệu, P Xuân Phú, TP Huế
- Cơ sở 1: Thôn Ngọc Anh, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, TT Huế.
- Cơ sở 3: 275 Tăng Bạt Hổ, phường Phú Bình, TP Huế, TT Huế.
- Cơ sở 4: Thôn 1, phường Thủy Dương, TX Hương Thủy, TT Huế.
- Cơ sở 5: Số 110 Nguyễn Tất Thành, phường Phú Bài, TX Hương Thủy, TT Huế.
- Cơ sở 6: QL1 A, xã Hương Văn, huyện Hương Trà, TT Huế.
- Cơ sở 8: Lô số 5, Dãy A1 KQH TT TM Quảng Điền, TT Sịa,huyện Quảng Điền.
- Cơ sở 9: Thôn Khánh Mỹ, TT Phong Điền, huyện Phong Điền, TT Huế.
- Cơ sở 11: Số 3, Trấn Hải Thành, thôn Minh Hải, TT Thuận An, huyện Phú Vang.
- Cơ sở 12: KQH Nam Vỹ Dạ (giai đoạn 5) phường Vỹ dạ, Thành Phố Huế.TT Huế.
- Cơ sở 14: 54 Phạm Văn Đồng, Thành Phố Huế
- Cơ sở 15: Quốc Lộ 49, Đường Phạm Văn Đồng, Phú Vang, TT Huế
- Cơ sở 16: 824 Nguyễn Tất Thành, P Thủy Dương, TX Hương Thủy, TT Huế
- Cơ sở 17: 70 Phạm Văn Đồng, TP Huế
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
Trong đó hội đồng thành viên gồm 5 người:
Bà: Phạm Thị Như Quỳnh, giữ chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám Đốc Ông: Hoàng Ngọc Gia, giữ chức vụ: Tổng Giám Đốc Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Viết Quang
Giám đốc kế hoạch: Ông Phan Duy Giáp Giám đốc kinh doanh: Bà Phạm Thị Thơm Giám đốc điều hành và giám đốc kế hoạch là 2 người trực tiếp quản lý 13 Cửa
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIÁM ĐỐC KINH
GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VĂN PHÒNG
QUẢN LÝ PHÒNG KẾ TOÁN
QUẢN LÝ PHÒNG KẾHOẠCH cho 13 cửa hàng trưởng còn giám đốc kế hoạch là người lập kế hoạch cho 13 cửa hàng trưởng.
2.1.5 Khái quát về tình hình lao động của Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh
Từ một cửa hàng nhỏ chỉ với vài nhân viên, qua quá trình phát triển, mở rộng quy mô cũng như khai thác sâu tại thị trường Thừa Thiên Huế, tính đến năm 2017 tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh có 140 lao động.
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty Tôn Bảo Khánh
Chỉ tiêu Năm So sánh
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Tôn Bảo Khánh)
Về tổng số lao động: Năm 2015, tổng số LĐ của công ty là 127 người, năm 2016 là 126 người Số LĐ của công ty năm 2016 so với năm 2015 đã giảm 1 người Năm
2017, tổng số LĐ là 140 người, tăng 14 người so với năm 2016 và so với năm 2015 thì tăng 13 người Năm 2016, lực lượng LĐ của công ty giảm đi 1 người Còn năm 2017 số lượng lao động đáng kể để đáp ứng tình hình mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo giới tính: Trong cơ cấu LĐ của công ty qua 3 năm, nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ khoảng 3 lần Số LĐ nam năm 2015 là 96 người, năm 2016 là 95 người, giảm 1 người Lực lượng LĐ chủ yếu là LĐ phổ thông và trung cấp, cao đẳng do đặc điểm của công ty là kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất cần lực lượng vận chuyển, bốc vác và cơ khí lớn nên nam nhiều hơn nữ là điều dễ hiểu Về số LĐ nữ, không biến đổi qua 2 năm 2015 và 2016 Đến năm 2017 thì có tăng lên 11 người do công ty cần tuyển thêm nhân viên nữ bán hàng ở các cơ sở, và một số nhân viên kế toán vì nữ sẽ có khả năng bán hàng mềm mại hơn là nam giới So với năm 2016, năm
2017 số LĐ nam tăng 3 người, do công ty đã mua thêm một vài xe tải để phục vụ hoạt động vận chuyển nên đã thuê thêm một số lao động nam Cơ cấu, sự biến động về LĐ theo giới tính phản ánh đúng thực trạng về nhu cầu nhân sự của một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng.
Đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả
2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 6: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu:
Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất
Từ 25 đến 35 tuổi Trên 35 tuổi
27,1 53,6 19,3 Trình độ học vấn Trung học phổ thông
Trung cấp, cao đẳng Đại học
Số năm làm việc Từ 1 đến 3 năm
Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm
Vị trí công việc Cán bộ quản lý
Nhân viên kho bãi Nhân viên chở hàng Nhân viên giao hàng Nhân viên bốc vác Nhân viên văn phòng Khác
(Nguồn phân tích từ tác giả) Qua số liệu trên ta thấy có đến hơn 70% là nam vì đặc thù công việc ở công ty TNHH Tôn Bảo Khánh đa số là thiên về sức mạnh như bóc vát, chở hàng, giao hàng nên vì vậy nam giới chiếm tỷ lê cao Nữ giới chiếm 30% thường thì những công việc của nữ là kiểm toán, kế toán, bán hàng nên vì vậy nữ thường chiếm tỷ lệ thấp hơn nam ở công ty Trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao (77,1%) bởi vì đặc thù công việc chính của công ty là bóc vát, chở hàng, giao hàng Còn những người có trình độ đại học hay cao học thường là những người làm việc ở văn phòng nghiên về các mãng như kế toán, quản trị kinh doanh nên có tỷ lệ thấp (22,8%) Những người làm việc từ 3-5 năm và trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao (72,1%) Cho thấy Công ty Tôn Bảo Khánh có những chính sách đãi ngỗ về nhân viên tốt vì vậy mà nhân viên gắn bó với công ty lâu dài Về vị trí công việc nhân viên kho bãi, bốc vác chở hàng và giao hàng chiếm tỷ lệ cao (65,7%) vì đây là những công việc đặc thù của công ty Tôn Bảo Khánh.
2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá:
2.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Để xác định số lượng nhân tố tạo ra, nghiên cứu sử dụng hai tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị EIgenvalue.Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
+ Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained criteria): Phân tích nhân tố thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,743 và p- value (sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA Với số lượng 8 nhân tố được rút trích từ 31 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được 76,874% Tuy nhiên, trong các nhân tố mới rút trích này, có một số nhân tố có hệ số tải bé hơn 0,5 nên loại một số biến như: NLCK1, NLCK2, NLCK3, NLTCLD2, NLTCLD4, NLTCLD5, NLTCLD7, NLTLMQH1, NLTLMQH2, NLTLMQH3, NLTLMQH4 Vậy nên nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá lần 2 để loại đi 11 biến quan sát này.
Bảng 7: Bảng kết quả phân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân
Rút trích các nhân tố lần 1
Rút trích các nhân tố lần 2
Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,838 và p- value (sig.=0,000) cua kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA Với số lượng 5 nhân tố được rút trích từ 18 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được là 73.665%.Tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố ở Bảng 7 và có thể đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo.
Bảng 8: Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố năng lực kinh doanh
1 2 3 4 5 6 Định hướng chiến lược- Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn
,860 Định hướng chiến lược- nhận thức những chiều hướng thay đổi của thị trường
,804 Định hướng chiến lược- ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh
,803 Định hướng chiến lược- kết nối những hoạt động hiên tại phù hợp với mục tiêu chiến lược
Nhận thức- áp dụng các ý tưởng kinh doanh
Nhận thức- đánh giá các rủi ro tiềm ẩn
Nhận thức- nhìn thấy vấn đề một các mới mẻ
Nhận thức- chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra
Nắm bắt cơ hội- xác định hàng hóa dịch vụ khách hàng mong muôn
Nắm bắt cơ hội- chủ động tìm kiếm những sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng
Nắm bắt cơ hội- nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt
Học tập- học tập từ nhiều cách thức khác nhau
Học tập- Luôn cập nhật những vấn đề mới mẻ vào trong lĩnh vực kinh doanh
Học tập- áp dụng những kiến thức và kỹ năng vào trong kinh doanh
Năng lực cá nhân- lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng
Năng lực cá nhân- duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh
Năng lực cá nhân- sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân
Năng lực tổ chức lãnh đạo- phối hợp công việc
Năng lực tổ chức lãnh đạo-lập kế hoạch hoạt động kinh doanh
Năng lực tổ chức lãnh đạo- lãnh đạo cấp dưới
(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích, 2018)
Kết quả của phân tích nhân tố cho ta 6 nhân tố mới với 20 biến Giá trị phươngsaitrích đạt được là 73,665% thoả mãn yêu cầu của phân tích nhân tố Nhân tố 1 có giá trị Eigenvalue bằng6,452 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,879. Nhân tố này bao gồm các biến: xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn, nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp, ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược.Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệptại công ty Tôn Bảo Khánh. Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này vẫn có tên làNăng lực định hướng chiến lược.
Nhân tố 2 có giá trị Eigenvalue bằng 2,968 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,861. Nhân tố này bao gồm các biến: áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp, nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ, chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực nhận thức của chủ doanh nghiệp tại công ty Tôn Bảo Khánh Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực cam kết.
Nhân tố 3 có giá trị Eigenvalue bằng 1,691 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834.Nhân tố này bao gồm các biến: Xác định hàng hóa/ dịch vụ khách hàng muốn, chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụ mang lại lợi ích khách hàng, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực nắm bắt cơ hội của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này vẫn có tên làNăng lực nắm bắt cơ hội.
Nhân tố 4 có giá trị Eigenvalue bằng 1,451 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834. Nhân tố này bao gồm các biến: Học tập từ nhiều cách thức khác nhau ( lớp, học từ thực tế công việc ), áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh, luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực học tập của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này vẫn có tên là Năng lực học tập.
Nhân tố 5 có giá trị Eigenvalue bằng 1,167 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,768. Nhân tố này gồm:Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng, duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực cá nhân của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này có tên là Năng lực cá nhân.
Nhân tố 6 có giá trị Eigenvalue bằng 1,003 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,735. Nhân tố này gồm: Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, phối hợp công việc, lãnh đạo cấp dưới Đây là các nhân tố liên quan đến Năng lực tổ chức lãnh đạo của chủ doanh nghiệp Tôn Bảo Khánh Giá trị chuyển tải nhân tố của từng vấn đều lớn hơn 0,5 Do vậy nhân tố này có tên làNăng lực tổ chức lãnh đạo.
2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc:
Kết quả phân tích EFA cho thấy, giá trị kiểm định KMO thu được là 0,705 và p- value (sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn 0,05, tức đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA Với số lượng 2 nhân tố được rút trích từ
5 biến quan sát ban đầu, tổng phương sai trích của phân tích EFA lần 1 thu được là69,614%.Tất cả các nhân tố mới được rút trích đều đảm bảo các điều kiện về giá trịEigenvalue, phương sai trích, cũng như điều kiện về hệ số tải nhân tố ở Bảng 9 và có thể đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo.
Bảng 9: Kết quả phân tích EFA về kết quả hoạt động kinh doanh
Rút trích các nhân tố lần 1
7 2 0,770 0,000 57,813% PDPTC2(Danh tiến và uy tín của công ty tăng) Rút trích các nhân tố lần 2
(Sự hài lòng của nhân viên tăng)
Rút trích các nhân tố lần 3
Bảng 10:Kết quả EFA và độ tin cậy Chronbach alpha cho thang đo các nhân tố biến phụ thuộc
Biến quan sát Nhân tố rút trích
Môi trường làm việc ngày càng được cải thiện 0,814
Mối quan hệ với đối tác ngày càng được phát triển 0,764
Sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp ngày càng tăng
(Nguồn phân tích và xử lý từ tác giả)
Nhân tố trên có giá trị Eigenvalue bằng 2,383 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,699 Hệ số KMO bằng 0,705 > 0,5 và giá trị sig của Bartlett's Test nhỏ hơn 0,05 thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố Nhân tố này bao gồm các biến: Doanh thu tăng, thị phần tăng Đây là các nhân tố liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty Tôn Bảo Khánh Do vậy nhân tố này có tên làPhương diện tài chính.
Nhân tố trên có giá trị Eigenvalue bằng 1,097với hệ số Cronbach’s Alpha là0,721 Hệ số KMO bằng 0,705 > 0,5 và giá trị sig của Bartlett's Test nhỏ hơn 0,05 thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố Nhân tố này bao gồm các biến:Sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, môi trường làm việc ngày càng được cải thiện,môi quan hệ ngày càng phát triển Đây là các nhân tố liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty Tôn Bảo Khánh Do vậy nhân tố này có tên là Phương diện phi tài chính.
2.2.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
2.2.3.1 Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN - CHỦ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TÔN BẢO KHÁNH
Giải pháp nâng cao năng lực định hướng chiến lược
Chủ doanh nghiệp của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh cần phải:
Nắm bắt các cơ hội tốt để từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Phải vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức hay các kỹ năng đã học để xây dựng các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp
Cần xác định những cơ hội kinh doanh ngắn hạng cũng như những cơ hội dài hạn
Chủ doanh nghiệp cần phải xác định những chiến lược nào nên làm trước những chiến lược nào nên làm sau đồng thời phải nhận thức được các chiều hướng thay đổi của thị trường để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thị trường.
Nên ưu tiên những công việc nào gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty đồng thời phải kết nối được những hoạt động hiện tại cho phù hợp với mục tiêu chiến lược
Phải biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả của chiến lược thì mới tạo ra được những chiến lược tốt.
Học hỏi kinh nghiệm thành công của các nhà kinh doanh đi trước trong việc triển khai và xây dựng chiến lược
Nâng cao kỹ năng kiểm tra, giám sát kết quả thực thi và triển khai thực thi chiến lược
Tận dụng và tối ưu hóa các nguồn lực và khả năng tổ chức để tạo ra những lợi thế vững bền
Giải pháp nâng cao năng lực cam kết
Năng lực cam kết là một năng lực hết sức quan trọng cho chủ doanh nghiệp vì nó sẽ giúp chủ doanh nghiệp thực hiện hóa các ước mơ hay hoài bảo của mình.Vì vậy cần phát huy năng lực này thì cần:
Cống hiến hết khả năng của mình cho sự nghiệp kinh doanh đồng thời không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng.
Chủ doanh nghiệp cần phải có ý chí chiến đấu kiên cường, không khuất phục trước các đối thủ cạnh tranh.
Kiên trì theo đuổi sự nghiệp của mình và sẵn sang cống hiến thời gian sức lực và các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu đề ra, đương đầu với những thách thức của thị trường.
Có niềm tin vào khả năng của bản thân và tập thể để từng bước đạt được những kết quả mong muốn
Giải pháp năng lực nhận thức
Suy nghĩ một cách thấu đáo và nhanh chóng trước khi ra quyết định, có cách nhìn đa chiều, cải tiến, đánh giá và chấp nhận rủi ro có thể xảy ra.(Man ,2001)
Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh thì năng lực nhân thức được nhân viên đánh giá khá tốt vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải cố gắng phát huy như:
Chủ doanh nghiệp cần phải phát huy khả năng tư duy chiến lược, tư duy sáng tạo. Cần rèn luyện tính tiên phong, mở đường cho các ý tưởng mới.Tiên phong ở đây bao gồm: tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới, các phương pháp quản trị mới và tiên phong về văn hóa và tri thức.
Phải áp dụng các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoản cảnh phù hợp
Phân tích các tình huống kinh doanh, đánh giá các cơ hội và thách thức
Phải nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ
Chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra đồng thời đánh giá các rủi ro tiềm ẩn
Lập kế hoạch hành động để chủ động ứng phó với các tình huống từ môi trường kinh doanh đồng thời cũng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định kinh doanh.
Giải pháp nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội
Năng lực này bao gồm những hành vi liên quan đến việc nhận diện các cơ hội kinh doanh trên thị trường bằng nhiều cách khác nhau (Man, ctg, 2002)
Kết quả phân tích cho thấy năng lực nắm bắt cơ hội của chủ doanh nghiệp được nhân viên đánh giá thấp thứ 2 chỉ sau năng lực định hướng chiến lược vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải:
Thương xuyên rà soát, phân tích môi trường kinh doanh để nhận diện các cơ may vận hội và cả thách thức rủi ro trong kinh doanh.
Cần phải tìm kiếm và xác định hàng hóa/ dịch vụ mà khách hàng mong muốn một cách thường xuyên.
Phải nhận thức được được các nhu cầu thiếu hụt của khách hàng
Dám máo hiểm và tiên phong trong việc tạo ra cơ hội, đón đợi và chớp lấy thời cơ hiếm hoi đồng thời phải nắm bắt được những cơ hội tốt.
Giải pháp năng lực tổ chức – lãnh đạo
Năng lực tổ chức lãnh đạo là năng lực tổ chức, quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức như là: nhân lực, tài chính, công nghệ cũng như là năng lực làm việc nhóm, động viên và chỉ huy cấp dưới Để hoàn thiện năng lực này thì chủ doanh nghiệp cần phải:
Nâng cao các trang thiết bị máy móc Đưa ra các phương pháp động viên khuyên khích nhân viên đối với các nhân viên có năng lực tốt thì nên khuyên khích động viên.
Tuyển dụng và bố trí nhân viên một cách khoa học trong công tác quản trị nhân sự đồng thời phải phối hợp công việc một cách linh hoạt. Động viên tinh thần làm làm việc nhóm thông qua việc thiết lập các mục tiêu chung, mục tiêu tập thể, có những phần thưởng cho nổ lực của nhóm, xây dựng bộ tiêu chuẩn xác định cơ chế phối hợp và đánh giá hiệu quả của nhóm.
Phải đưa ra phương pháp giám sát cấp dưới một cách hợp lý:
- Không để nhân viên phải phàn nàn
- Không để công việc chậm trể, trì truệ
- Cần phải tạo động lực cho nhân viên để nhân viên cống hiến hết sức mình cho doanh nghiệp.
Giải pháp năng lực thiết lập mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác, duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giao tiếp và đàm phán với người khác (Man, 2001)
Chủ doanh nghiệp muốn có năng lực thiết lập mối quan hệ tốt thì cần phải:
Phải chủ động tương tác, giao tiếp và đàm phán với người khác
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác bằng cách:
Luôn lạc quan, yêu đời, cởi mở với đối tác thì họ sẽ cảm thấy thật dễ chịu khi ở bên bạn
Lắng nghe một cách sâu sắc sẽ giúp chủ doanh nghiệp tiến xa hơn nữa trong việc nhận biết được những từ ngữ và những thông điểm sâu xa nhất từ phía người nói, nó kết nối cảm xúc giữa bạn với đối tác
Thể hiện sự đồng cảm: đồng cảm là cơ sở để tạo ra hai mối quan hệ tốt Chú ý đến vẻ mặt và trạng thái cơ thể, đó là những trạng thái hữu hình nên đối tác sẽ nhận biết ngay trong lúc giao tiếp.Vì vậy hãy thể hiện bằng sự thật lòng và tôn trọng họ.
Hưởng ứng lại một cách khôn khéo: chọn những lời nói sáng suốt, khôn khéo Đo lường cảm xúc của bạn theo tâm trạng của đối tác.Khen ngợi họ, vì sự từng trải và thấu hiểu mà họ đã chia sẻ với bạn. Đồng bộ và hợp tác: một mối quan hệ bền vững được xây dựng trên sự đồng bộ và hợp tác của cả hai bên.
Hành động chính trực: chủ doanh nghiệp cần phải hành động đúng và trung thực để thành công Khi bạn hành động một cách chính trực thì bạn là một người thành thật với chính bản thân của mình và người khác.
Khen ngợi: Tìm kiếm và nhấn mạnh những phẩm chất tốt đẹp của đối tác Khen ngợi những giá trị tốt đẹp của họ, bằng việc bày tỏ sự đánh giá của mình trong cuốc sống và công việc của đối tác.
Giải pháp cho năng lực học tập
Bao gồm học tập từ nhiều cách thức khác nhau, lớp, học từ thực tế công việc, áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh và luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh.( Man,2001).
Qua khảo sát thì nhân viên đánh giá khá cao về năng lực học tập Do đó, để hoàn thiện hơn nữa nhóm năng lực này thì chủ doanh nghiệp cần:
Thường xuyên đánh giá trình độ bản thân để kịp thời bồi dưỡng, bổ sung những khoảng trống thiêu hụt tri thức chung và kiến thức kinh doanh nói riêng.
Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu thực hiện
Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện nhiều cách thức học khác nhau bằng cách:
- Lựa chọn được các nguồn tại liệu phù hợp, các bài báo, sách…
- Học tập từ những sai lầm và thất bại trong quá khứ từ trải nghiệm bản thân và từ người khác, áp dụng được lý thuyết và kiến thức vào tình huống kinh doanh phù hợp
- Luôn tìm tòi, học hỏi và cập nhật những vấn đề kinh doanh mới mẻ để đưa vào kinh doanh.
Giải pháp cho năng lực cá nhân
Năng lực này liên quan đến khả năng kiếm soát thời gian, khả năng duy trì nguồn lực ổn định và dồi dào đồng thời phải nhận diện được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Qua quá trình khảo sát thì nhân viên đánh giá không cao về năng lực cá nhân của chủ doanh nghiệp vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải:
Cần phải có tính sáng tạo trong kinh doanh vì:
- Sáng tạo là trong quá trình làm việc luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới , cách giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Cần phải lắng nghe những lời phê bình, góp ý có tính xây dựng cao.
Trang bị một ý chí mạnh mẽ, một tinh thần lạc quan khi đương đầu với những thách thức khó khăn trong quá trình kinh doanh
Phải hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời phải biết mình cần gì và không cần gì để từ đó đưa ra các biên pháp khắc phục hay là phát huy chúng.
Phải sử dụng hiệu quả thời gian của mình bằng cách:
- Phải lên thời gian cụ thể cho từng công việc
- Xác định thời gian bắt đầu
- Thời gian cho từng bước thực hiện
- Tổng thời gian hoàn thành là bao lâu
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá.