Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học

27 4 0
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học

I PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện Ngay ở bậc tiểu học trong đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 - 2020 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trình chính phủ Dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đang tồn tại một hiện tượng kỳ lạ là học sinh học xong không thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã trình Chính phủ sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ…Việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần.Với những trường có điều kiện học sinh được học thêm một tiết tiếng anh tăng cường với giáo viên nước ngoài Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình Sự phát triển của xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Cùng với những thay đổi về nội dung cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học Một trong những trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào người học, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ Người học chỉ có thể học tập thật sự và phát triển nếu họ có cơ hội hoạt động Tổ chức hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của học sinh, kích thích nỗ lực của mỗi cá nhân Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành những con 2 người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống Trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận tranh luận trong tập thể, đóng vai, ý thức mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ Trong những năm học vừa qua, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Quyết Thắng đã đạt được một số kết quả tốt đẹp Đa số các giờ dạy đều có sử dụng rất nhiều phương pháp đổi mới khác nhau Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng.Tôi nhận thấy phương pháp tổ chức hoạt động nhóm còn chung chung, hình thức, có tiết dạy chưa thực sự mang lại hiệu quả cao Chính vì vâỵ trong đề tài này, tôi xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ nói về việc “Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học” 2 Mục đích nghiên cứu Từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng Anh trong trường TH, thấy được hạn chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh, từ khâu lĩnh hội từ mới, ngữ liệu mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ các em học Để giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó, đề tài “Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học” là sự kết hợp các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhầm nâng cao chất lượng day Tiếng Anh cho học sinh TH, đặc biệt là học sinh từ khối 4 ở trường Tiểu học Quyết Thắng Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh để đi đến khảng định tính đúng đắn của những biện pháp đó 3 3 Thời gian và địa điểm - Thời gian : Từ tháng 9 năm học 2021- 2022 đến tháng 4 năm học 20212022 - Địa điểm : Tại trường Tiểu học Quyết Thắng với các đối tượng là học sinh bậc Tiểu học khối lớp 4 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 4.1 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Quyết Thắng 4.2 Đối tượng nghiên cứu Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4 ở trường Tiểu học Quyết Thắng 5 Đóng góp mới về mặt thực tiễn Học sinh Tiểu học là khối học sinh đầu tiên được học Tiếng Anh một cách bài bản Do vậy các em gặp nhiều khó khăn , đó là sự khác nhau về chữ viết, cách đọc, ngữ pháp và cả về phong tục tập quán, cùng một lúc các em phải học và tìm hiểu cả 4 vấn đề đó Ngoài ra các em còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, hơn nữa các em là những đứa trẻ sống ở cả thị trấn và vùng nông thôn, các em còn nhút nhát ít va chạm và môi trường giao tiếp, thực hành hạn chế “Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học” được sử dụng trong các tiết dạy ,bài dạy giúp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhanh hơn, thực tế hơn, tự nhiên hơn Muốn vậy giáo viên cần nghiên cứu nội dung từng bài học trong sách giáo khoa, nghiên cứu đối tượng học sinh, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, quan sát, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường để lựa chọn và tổ chức cho học sinh hoạt động theo căp, nhóm phù hợp với bài học, với khả năng nhận thức của các em, thu hút sự chú ý của các em ,tạo cho không khí tiết học sinh động hơn , bớt căng thẳng Với phương châm “ học mà chơi , chơi mà học” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức 4 II PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan 1.Cơ sở lý luận Bản chất của lý luận dạy học mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên là ngưòi tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận chi thức mới, luyện tập ngôn ngữ thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, nhóm Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động tổ, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt Thông qua hình thức học tập này các em có diều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông tin mà cá nhân xử lý Lượng thông tin của học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần Thông qua cặp, nhóm cá em trả lại thông tin cho người dạy Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em Quá trình này được diễn ra theo hai chiều Xét về lý luận dạy học thì đây lá mối quan hệ biện chứng Ngoài ra được trao đổi cặp, nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày vấn đề trước một tập thể Thông qua hoạt động này, các kỹ năng nghe, nói, đọc viết của học sinh ngày càng được nâng cao 2 Cơ sở thực tiễn Trong giảng dạy lấy người học làm trung tâm, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều Trong giai đoạn thứ nhất, giáo viên cần tìm kinh nghiệm của học sinh và các phương pháp học tập mà các em ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng day phù hợp Trong giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham gia tích cực của học sinh vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của các em Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ, tham gia vào 5 các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo Do đó việc tổ chức hoạt động học tập cho hoc sinh trong các giờ học nói chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý trong bước thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng Làm việc theo nhóm (Groupwork) là một trong hai hình thức tổ chức lớp học phổ biến Chương 2 Nội dung vấn đề nghiên cứu 1 Thực trạng 1.1.Thuận lợi : - Học sinh lớp với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động - Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập - Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề - Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp - Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây 1.2 Khó khăn: - Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 4 Hơn nữa đối với học sinh mọi điều kiện tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế Trong năm học vừa qua do tình hình dịch bệnh nên các e không được học trực tiếp tại trường nên việc thực hành lại càng bị hạn chế hơn - Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học 6 - Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ không đơn giản là chỉ áp dụng một cách máy móc phương pháp này vào quá trình dạy học Nó tuỳ thuộc vào môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của người thày tổ chức hình thức này như thế nào có hiệu quả Bởi vậy việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm trong quá trình dạy học môn tiếng Anh ở trường tiểu học vẫn luôn là vấn đề mới mẻ và thú vị Đây là một vấn đề cần sớm được tiến hành trong dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới đặt ra đối với môn tiếng Anh ở các trường tiểu học hiện nay 1.3 Nguyên nhân Như chúng ta đã biết, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Khi nghiên cứu về nhóm phương pháp dạy học tích cực thì tổ chức hoạt động nhóm không những nó hoàn toàn có khả năng đó mà còn vượt trội hơn các phương pháp khác và bản thân nó còn tiềm ẩn một sức mạnh cực kỳ to lớn, có nhiều khả năng phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học Cho nên việc vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học không còn là vấn đề nên hay không nên, mà chúng ta phải làm sao để mọi giáo viên thực hiện một cách tự giác và học sinh chủ động hưởng ứng, đồng thời bàn cách vận dụng nó như thế nào cho có hiệu quả và tìm 7 ra được nguyên nhân vì sao phần lớn GV-HS lại không “mặn mà” với phương pháp ấy Nhưng nhìn chung hầu hết tất cả các tiết dạy mà tôi có điều kiện đi dự giờ đều không đạt được kết quả như mong muốn trong phần thảo luận nhóm Từ đó, kéo theo kết quả của cả tiết học cũng không đạt kết quả cao Thậm chí có những tiết do sự chuẩn bị chưa chu đáo của giáo viên, hoặc là do giáo viên chưa quen với việc điều khiển, hướng dẫn, quản lí học sinh trong thảo luận nhóm, nên thường mất bình tĩnh tự tin, mất chủ động, chiếm nhiều thời gian dẫn đến “cháy giáo án” hay phân bố thời gian không hợp lí trong từng đề mục của bài học Đồng thời làm cho lớp học trở nên lộn xộn, ồn ào…dẫn đến phản tác dụng trong giáo dục, giáo viên thì ngại thực hiện phương pháp này Nhưng cũng phải nói rằng, việc thiếu thiết bị dạy học (nam châm, bảng phụ, bút bảng trắng….), việc giáo viên ít có kĩ năng về tin học (đánh, in phiếu trả lời, phiếu thảo luận…), cộng thêm tính tự giác, trách nhiệm, và tình yêu nghề nghệp của giáo viên chưa cao, nên việc thảo luận nhóm trong từng môn học chưa được sử dụng rộng rãi và thường xuyên Khảo sát qua đối tượng học sinh, tất cả các lớp đều cho rằng, các tiết học có thảo luận nhóm các em đều tham gia một cách tự giác, sôi nổi với tinh thần thoải mái, gây hứng thú cao, đặc biệt là các em đã làm chủ được việc chủ động tiếp thu kiến thức bài học, và làm chủ được”sân khấu”, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, người đạo diễn cho các em cách tiếp nhận các kiến thức Qua việc thảo luận nhóm, các em được cùng nhau hợp tác gải quyết một nội dung học tập, được bàn bạc và nêu ý kiến của mình Từ đó, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó giữa các em, tạo nên sự tự tin và ý thức, trách nhiệm trong sinh hoạt tập thể của các em để nắm bắt kiến thức và gần gũi nhau hơn trong học tập và trong cuộc sống Qua thực tế giảng dạy, trong năm học 2021-2022 bản thân tôi trực tiếp giảng dậy khối lớp 4 với thời lượng là 4 tiết/ tuần Trong đó có khoảng 2/3 số tiết có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm Qua các tiết dạy bản thân cảm thấy phương pháp thảo luận nhóm có những mặt tích cực cụ thể như sau: 8 - Ngoài những vấn đề tích cực nêu ở trên, qua thảo luận nhóm thời gian làm việc của học sinh tăng lên, tất cả các học sinh đều được tham gia giải quyết vấn đề học tập Điều này học sinh đã thực sự trở thành chủ thể trong việc dạy và học, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong học tập Nó khác với phương pháp truyền thống là phát vấn, chỉ có 2 đến 3 học sinh tham gia sau đó giáo viên kết luận vấn đề và các học sinh khác phải ghi nhận kết quả một cách áp đặt và coi đó là “chân lí” Số học sinh này trở thành đối tượng thụ động trong học tập, dẫn đến chây ì, không cần động não suy nghĩ… - Thứ hai là giáo viên chủ động được việc thực hiện nội dung bài học, chỉ là người hướng dẫn học sinh, thời gian thuyết trình ít, tăng được thời gian làm bài tập thực hành, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, cũng cố kiến thức đã học… 2 Các giải pháp 2.1 Mục tiêu của giải pháp Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì mỗi giáo viên có thể có những cách thức tổ chức lớp khác nhau tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như trình độ thực tế của học sinh Tuy nhiên theo tôi để tổ chức nhóm học có hiệu quả, cần có các bước sau: Thứ nhất, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung để học sinh thảo luận bằng cách thành lập hệ thống những câu hỏi và cả những đáp án gợi ý có thể Thứ hai, giáo viên cần đưa ra những ví dụ và phân tích ví dụ thật cụ thể để đảm bảo tất cả học sinh đều biết và hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm.Giáo viên cũng có thể làm mẫu cùng một vài học sinh hoặc gọi một số học sinh khá giỏi đứng lên làm mẫu để đảm bảo tất cả học sinh đều bắt đầu làm việc sau khi đã giao nhiệm vụ và hướng dẫn kĩ cách làm Ngoài ra giáo viên cũng cần quy định rõ thời gian tiến hành hoạt động để học sinh chủ động trong khi tiến hành hoạt động Thứ ba, trong khi học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên có thể đi quanh lớp để kiểm tra việc thực hiện hoạt động của học sinh trong lớp 9 Giáo viên cũng có thể dừng lại ở một số nhóm để theo dõi và đưa ra những hướng dẫn cho học sinh nếu thấy cần thiết Sau khi học sinh kết thúc việc thảo luận theo cặp, nhóm giáo viên có thể yêu cầu một vài nhóm nhắc lại những gì các em đã thảo luận trước lớp Những học sinh khác nghe và bổ xung hoặc nhận xét ý kiến.Với hoạt động nhóm, giáo viên có thể kiêm tra bằng việc gọi một vài đại diện của từng nhóm thông báo kết quả thảo luận trước lớp Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét Thứ tư: Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được Tuy nhiên giáo viên cũng có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc theo từng kĩ năng Ví dụ, nếu đó là giờ nói giáo viên nên hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói trong trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai 2.2.Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm 2.2.1 Qui trình các bước trong dạy học hợp tác nhóm: Bước 1: Chia nhóm Bước 2: Giao nhiệm vụ Bước 3: Làm việc trong nhóm Bước 4: Báo cáo kết quả Bước 5: Tổng kết 2.2.1.1 Chia nhóm: *Mục tiêu: giúp học sinh chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm.Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào: Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm và thời gian hoạt động nhóm nhỏ: 10 *Giải pháp: + Chia nhóm theo cặp, nhóm bạn bè Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các cặp và nhóm Có hai cách thành lập cặp và nhóm.Thứ nhất là hãy để các em tự thành lập các cặp và nhóm của mình Nếu cách làm thứ nhất gặp khó khăn giáo viên có thể trọn cách thứ hai là yêu cầu HS viết tên các bạn theo cặp hoặc nhóm trên cơ sở đó GV sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập + Chia nhóm theo khả năng của học sinh Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ HS Thứ nhất là tổ chức cặp, nhóm hỗn hợp giữa HS khá, giỏi với HS kém, trung bình Hình thức này tạo điều kiện cho các HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm HS có cùng trình độ giỏi, khá, trung bình, kém + Chia nhóm theo tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên GV có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi như các em ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa nhau theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các em đang mặc * Các hoạt động Post của một bài ( reading/ writing/ listening ,speaking ) ở tất cả khối lớp Example: English 3 Unit 10- Listen and tick Post: T ask students work in group of 6, using the cues words to play (chain game) S1:I play football S2:I play football and chess S3: I play football , chess and voleyball S4: 13 Giáo viên cần đưa ra những ví dụ và phân tích ví dụ thật cụ thể để đảm bảo tất cả học sinh đều biết và hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm.Giáo viên cũng có thể làm mẫu cùng một vài học sinh hoặc gọi một số học sinh khá giỏi đứng lên làm mẫu để đảm bảo tất cả học sinh đều bắt đầu làm việc sau khi đã giao nhiệm vụ và hướng dẫn kĩ cách làm Ngoài ra giáo viên cũng cần quy định rõ thời gian tiến hành hoạt động để học sinh chủ động trong khi tiến hành hoạt động *Hiệu quả đạt được: Với việc giao nhiệm vụ cụ thể học sinh làm việc hiệu quả và đảm bảo thời gian đúng công việc mình được giao đảm bảo thời gian theo quy định *Ưu điểm: Khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc thì mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó Các thành viên tham dự trong nhóm bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò của mình đối với nhóm 2.2.1.3 Làm việc trong nhóm *Mục tiêu: Giáo viên cần phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định như: nhóm trưởng, thư ký Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò cá nhân *Giải pháp: Trong khi học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên có thể đi quanh lớp để kiểm tra việc thực hiện hoạt động của học sinh trong lớp.Giáo viên cũng có thể dừng lại ở một số nhóm để theo dõi và đưa ra những hướng dẫn cho học sinh nếu thấy cần thiết Practise speaking(Luyện nói): Hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả trong các giờ nói vì đây là giờ học đặc trưng của đường hướng “dạy ngôn ngữ giao tiếp” Thông qua tiết dạy nói đều được thiết kế theo 3 cấp độ luyện tập là: Luyện theo mẫu, luyện tập có kiểm soát và luyện nói tự do Trong cả ba cấp độ luyện tập trên giáo viên đều có thể tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia luyện nói 14 Example: English 3 - Unit 16: Do you have any pets ? - Part 3 Let’s talk ( while speaking- pair work - practice ) *Writing exercises: Đây là tiết học mà phần thực hành theo nhóm được tổ chức phổ biến nhất - (Luyện viết) Trong tiết viết, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cặp nhóm để thảo luận trước khi viết và cho học sinh trao đổi bài sau khi viết để các em tự chữa lỗi cho nhau *Doing exercises(Làm bài tập) Với những bài tập ngữ pháp cũng có thể đạt hiệu quả cao khi cho học sinh thảo luận theo nhóm sau đó so sánh kết quả với những nhóm khác để đi tới đáp án đúng nhất *Hiệu quả đạt được: Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề *Ưu điểm: Học sinh mạnh dạn tự tin và có tinh thần trách nhiệm tập thể khi giải quyết vấn đề được giao.Hơn nữa học sinh mạnh dạn trao đổi đưa ra ý tưởng quan điểm của mình 2.2.1.4 Báo cáo kết quả *Mục tiêu: Đại diện các nhóm trình bày kết quả Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng hoặc trên giấy trong và dùng máy chiếu hắt *Giải pháp: Sau khi học sinh kết thúc việc thảo luận theo cặp, nhóm giáo viên có thể yêu cầu một vài nhóm nhắc lại những gì các em đã thảo luận trước lớp Những học sinh khác nghe và bổ xung hoặc nhận xét ý kiến.Với hoạt động nhóm, giáo viên có thể kiêm tra bằng việc gọi một vài đại diện của từng nhóm 15 thông báo kết quả thảo luận trước lớp Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét *Hiệu quả đạt được: Khi kết thúc quá trình thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm Thường, công việc này do thư kí nhóm trình bày Tùy vào điều kiện, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện Khi ấy, giáo viên chính là trọng tài có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng vào đề tài, tránh lệch hướng *Ưu điểm: Học sinh, có khả năng tổng hợp và trình bày vấn đề trước tập thể Đây là kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên Kỹ năng này rất có ích cho các em sau này khi bước vào đời Giáo viên cũng nên tạo cơ hội cho tất cả được thử sức, không nên quá tập trung vào một em duy nhất 2.2.1.5.Tổng kết *Mục tiêu: Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận Vấn đề cốt lõi của khâu này là phải tìm ra được vấn đề - có thể xem như chân lý mà mỗi nhóm đã đạt được hoặc chưa đạt được Ngoài ra cũng cần đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không? Những ai tích cực, những ai lười biếng, hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì?… Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em *Giải pháp: Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được Tuy nhiên giáo viên cũng có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc theo từng kĩ năng Ví dụ, nếu đó là giờ nói giáo viên nên hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói trong trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai 16 *Hiệu quả đạt được: Quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chỉ số tiến bộ hay chỉ số cố gắng của nhóm) *Ưu điểm: Giáo viên có thể nghe được các ý tưởng của các nhóm trình bày và đánh giá, khen thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm 2.3 Tính mới của sáng kiến: Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen làm việc theo nhóm các em làm việc một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước Thử nghiệm phương pháp chia nhóm theo nhóm bạn bè do các em tự thành lập hoặc các em viết tên các bạn theo nhóm cặp giáo viên sẽ quyết định cặp nhóm để luyện Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động nhóm Nhân rộng mô hình hoạt động cặp nhóm trong các khối lớp trong trường Với những giải pháp trên thì giáo viên sẽ hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em, luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú, tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em Việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cần phải được áp dụng một các khoa học có hiệu quả, tránh lạm dụng, hình thức không sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy hàng ngày Thử nghiệm và phát triển tham gia vào các hoạt động nhóm một cách say mê và hứng thú để có cơ hội tham gia luyện nói trong cặp, nhóm Tạo cơ hội cho người học tham gia hoạt động cặp nhóm một cách nghiêm túc hiệu quả, tránh tạo cơ hội cho việc nói chuyện, lãng phí thời gian ảnh hưởng đến lớp học 2.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được khi áp dụng sáng kiến mang lại 17 Phương pháp dạy học theo cặp, nhóm phát huy trực tiếp sự tham gia của người học vào các hoạt động trong giờ học Người học phải tự lực học tập hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên Dạy học theo cặp, nhóm còn đánh thức và khơi dạy tiềm năng, trí tuệ của người học bằng cách đặt họ vào tình huống, vấn đề cụ thể Người học phải bằng suy nghĩ và hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức, giúp hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời hiện đại như tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác và kỹ năng sống và làm việc cùng người khác trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, biết đánh giá bản thân và thừa nhận giá trị của những người xung quanh, biết học từ người khác và khảng đinh mình 3 Kết quả 3.1.Tiêu chí đánh giá 3.1.1 Về phía nhà trường - Luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cở sở vật chất như phòng học Tiếng Anh, loa, đài ,máy chiếu và các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Tiếng anh - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động nhóm - Nhân rộng mô hình hoạt động cặp nhóm trong các khối lớp trong trường 3.1.2 Về phía giáo viên - Tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tham gia đày đủ các buổi tập huấn của chuyên môn để vận dụng có hiệu quả hoạt động cặp nhóm trong giảng dạy mang lại hiệu quả cao 18 - Việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cần phải được áp dụng một các khoa học có hiệu quả, tránh lạm dụng, hình thức không sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy hàng ngày 3.1.3 Về phía học sinh - Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm một cách say mê và hứng thú để có cơ hội tham gia luyện nói trong cặp, nhóm - Học sinh phải tham gia hoạt động cặp nhóm một cách nghiêm túc hiệu quả, tránh tạo cơ hội cho việc nói chuyện, lãng phí thời gian ảnh hưởng đến lớp học 3.2 Kết quả sau khi đánh giá Hoạt động nhóm có thể được tổ chức trong quá trình giảng dạy tất cả các kỹ năng Tiếng Anh như: Nghe, Nói, Đọc, Viết.Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy bộ môn tôi thấy hình thức tổ chức lớp học này đặc biệt đạt hiệu quả trong một số hoạt động sau đây: *Các hoạt động Post của một bài ( reading/ writing/ listening/ speaking) ở tất cả khối lớp Example: English 3 Unit 10- Listen and tick Post: T ask students work in group of 6, using the cues words to play (chain game) S1:I play football S2:I play football and chess S3: I play football , chess and voleyball S4: S5: * Các hoạt động vào bài (Warm- up ) : 19 Đây là phần đầu trước khi vào nội dung chính tiết học, thường là những hoạt động đơn giản để học sinh làm quen với chủ đề của bài và không đươc mất quá nhiều thời gian của tiết học cho nên giáo viên cho học sinh thảo luận đưa ra ý kiến là rất phù hợp và sẽ tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trước bài học Example: Tiếng Anh 4- Unit 16 – Let’s go to the bookshop? GV cho chủ đề của bài “the place “và 1 ví dụ Sau đó yêu càu học sinh làm việc theo nhóm 4, viết về những địa điểm mà các bạn biết Unit 14: Are there any poster in the room? (lớp 3) Warm up: Giáo viên cho Hs làm việc theo nhóm 6 Thực hiện trò chơi “Chain game” ôn lại chủ đề đồ vật trong các phòng S1: There is a sofa in the livingroom S2: There is a sofa in the livingroom.There is a sTV next to the table *.Practise speaking (Luyện nói): Hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả trong các giờ nói vì đây là giờ học đặc trưng của đường hướng “dạy ngôn ngữ giao tiếp” Thông qua tiết dạy nói đều được thiết kế theo 3 cấp độ luyện tập là: Luyện theo mẫu, luyện tập có kiểm soát và luyện nói tự do Trong cả ba cấp độ luyện tập trên giáo viên đều có thể tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia luyện nói Example: English 5 - Unit 12: Talk ( while speaking- pair work - practice ) *Writing exercises: Đây là tiết học mà phần thực hành theo nhóm được tổ chức phổ biến nhất - (Luyện viết) Trong tiết viết, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cặp nhóm để thảo luận trước khi viết và cho học sinh trao đổi bài sau khi viết để các em tự chữa lỗi cho nhau 20 *Doing exercises (Làm bài tập) Với những bài tập ngữ pháp cũng có thể đạt hiệu quả cao khi cho học sinh thảo luận theo nhóm sau đó so sánh kết quả với những nhóm khác để đi tới đáp án đúng nhất Phương pháp dạy học theo cặp, nhóm phát huy trực tiếp sự tham gia của người học vào các hoạt động trong giờ học Người học phải tự lực học tập hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên Dạy học theo cặp, nhóm còn đánh thức và khơi dạy tiềm năng, trí tuệ của người học bằng cách đặt họ vào tình huống, vấn đề cụ thể Người học phải bằng suy nghĩ và hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức, giúp hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời hiện đại như tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác và kỹ năng sống và làm việc cùng người khác trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, biết đánh giá bản thân và thừa nhận giá trị của những người xung quanh, biết học từ người khác và khảng điịnh mình 3.3 Kết quả so sánh với cùng kì năm trước Qua quá trình áp dụng phương pháp kể trên tôi nhận thấy là học sinh ham học hơn, linh hoạt hơn trong luyện tập, biết cách học bài và làm bài một cách hiệu quả, học sinh hứng thú hơn với giờ học, môn học, giờ học sôi nổi hơn, chất lượng giờ học cũng nhờ đó mà tăng lên rất nhiều, tuy còn chưa cao lắm - Các em, do nắm vững đặc điểm của bài học nên lý giải phù hợp được, nhiều học sinh trong lớp đồng tình thông qua việc giáo viên lấy ý kiến đóng góp của học sinh Các em cũng có kiến giải rất non nớt, thiếu căn cứ song số này không nhiều Căn cứ vào cách thảo luận như thế học sinh đó tự bổ sung cho mình những điều còn thiếu trong nhận thức, tích cực suy nghĩ tìm tòi, lý giải vấn đề tạo được sự hứng thú - Giáo viên làm việc bớt căng thẳng, bớt đi những lời thuyết giảng - Không khí lớp học sôi nổi hơn 21 Trên đây là một vài kết quả trong qua trình vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở tiểu học Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp này vào dạy học vẫn còn 1 số hạn chế sau: * Hạn chế: + Sự hợp tác chưa triệt để, chưa phát huy cao được hiệu quả của phương pháp Hình thức tổ chức chưa được phong phú * Nguyên nhân Theo tôi thuộc về cả 2 phía giáo viên và học sinh cùng rất nhiều tác động khách quan khác + Về phía giáo viên - Thời gian 1 tiết học (35 phút) không thể chờ cho học sinh suy nghĩ và thảo luận hết các vấn đề như mong muốn Có nhiều khi, vì lo cho giáo án bị cháy nên giáo viên đặt ra vấn đề rồi mà học sinh chậm trả lời thì giáo viên lại phải tự giải thích - Trong 1 tiết giáo viên không phải chỉ sử dụng 1 phương pháp, 1 thao tác mà còn phải sử dụng nhiều phương pháp và thao tác khác + Về phía học sinh: - Trình độ và ý thức không đồng đều dẫn đến ngay trong nhóm có em làm việc tích cực, có em thờ ơ không quan tâm hoặc làm việc khác - Lớp chia nhiều nhóm nhỏ, học sinh được phép tự do trao đổi sự quán xuyến của giáo viên tời từng nhóm không thể hết được - Trước 1 vấn đề cần thảo luận trong nhóm học sinh chưa biết phân công công việc cụ thể và sau đó là sự hợp tác để trình bày vấn đề nên còn lung túng vụng về - Việc đọc bài, chuẩn bị trước bài học ở nhà chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn mang tư tưởng đối phó nên sự hợp tác nhiều khi không thành công Sau khi tập trung nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở khối lớp 4” Tôi 22 tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4A, 4B tôi nhận thấy rằng trong thời gian áp dụng ngoài việc đáp ứng được nhu cầu đổi mới, học sinh hứng thú tham gia vào hoạt động học tập * Kết quả chất lượng học kì 1 năm học 2021-2022 Lớp 4A ( 42 HS) Tốt 12 = 4B (40 HS) 10 = 29 % Đạt 28 = 67% Không đạt 2 = 4% 25 % 25 = 62,5 % 5 = 12,5% * Chất lượng học kì 2 năm học 2021-2022 ( Đánh giá sự tiến bộ bộ của học sinh qua các tình huống cụ thể ở các giờ dạy bộ môn Tiếng Anh và kết quả của bài kiểm tra học kì 2) Lớp 4A ( 42 HS) Tốt 18 = 4B (40 HS) 14 = 35 % 43,1 % Đạt 24 = 56,9 % 26 = 65% Không đạt 0 = 0% 0 = 0% Khi chưa áp dụng số học sinh HTT lớp 4A là 12 học sinh = 29% Lớp 4B là 10 =25% Sau khi áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm kết quả học sinh HTT tăng đáng kể 4A: 18 học sinh = 43,1%; 4B: 14= 35% Số học sinh hoàn thành trước khi áp dụng 4A: 28 = 67% ; 4B: 25= 62,5% Sau khi áp dụng số học sinh hoàn thành giảm 4A: 24 học sinh = 56,9%; 5B: 26= 65% Số học sinh chưa hoàn thành khi chưa áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm 4A: 2 học sinh;4B: 5 = 12,5% sau khi áp dụng các phương pháp này thì số học sinh chưa hoàn thành 4A: 0 = 0% ; 4B: 0= 0% Khi chưa áp dụng các phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong công tác giảng dạy thì tôi thấy học sinh còn rụt rè nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm và ngại trình bày các vấn đề trước đám đông Các kĩ năng của học sinh còn hạn chế đặc biệt kĩ năng nói Sau khi áp dụng học sinh tự tin hơn không còn nhút nhát khi trình bày ý kiến của mình trước tập thể nữa Tuy chất lượng chưa phải là cao nhưng với tôi quan trọng nhất là sự yêu thích học môn Tiếng Anh của các em học sinh đã tăng lên , các em đã lắm được mẫu câu , biết diễn đạt ý của mình theo các chủ đề, chủ điểm của bài học hoặc giao tiếp với nhau bằng kiến thức đã học một cách tự nhiên hơn 23 4 Bài học kinh nghiệm Để có một tiết dạy Tiếng Anh thành công thì việc tổ chức hoạt động nhóm trong một tiết dạy có hiệu quả là rất quan trọng - Giáo viên cần xác định tốt các chủ đề để học sinh có thể phát triển được khả năng diễn đạt và biểu đạt theo chủ đề và thể hiện ý tưởng quan điểm của mình khi hoạt động nhóm Qua đó giúp học sinh tự tin, có khả năng ứng xử, giao tiếp linh hoạt và khả năng sử dụng Tiếng Anh trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày -Trước khi vào bài mới, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài học để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp - Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh Giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài - Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học - Nắm rõ đặc điểm về tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi - Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy - Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị trong phòng Tiếng Anh Quá trình giảng dạy của tôi từ đầu năm học 2021 đến nay Tôi thấy trước khi chưa áp dụng phương pháp hoạt động nhóm học sinh nhút nhát không tự tin và kĩ năng làm việc nhóm chưa cao nhưng từ khi áp dụng các phương pháp này vào giảng dạy hiệu quả và học tập của các em đều nâng lên rõ rệt Học sinh ham mê, hào hứng trong các tiết học Kết quả đạt được rất khả quan 24 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Từ việc nghiên cứu qua các tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi đã rút ra cho mình một phương pháp tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả Để tổ chức hoạt động nhóm có kết quả cao đối với giáo viên: - Cần kiên trì vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp truyền thống - Dành thời gian đọc bài và các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực để lựa chọn vấn đề tổ chức thảo luận nhóm cho phù hợp - Xây dựng các câu hỏi thảo luận theo tranh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp - Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở để học sinh chủ động, tích cực hợp tác học tập - Làm cho các em hiểu tác dụng tích cực của phương pháp dạy học hợp tác cả về lý thuyết và thực hành - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức đoàn động viên, lôi cuốn các em vào các hoạt động tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học cho học sinh Có như vậy người giáo viên mới có thể đạt được sự thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học hợp tác nhóm 2 Kiến nghị Trên đây là một vài ý kết quả bước đầu trong quá trình vận dung phương pháp dạy học hợp tác nhóm trong môn Tiếng Anh Tôi tự nhận thấy bản thân đã nắm vững yêu cầu cũng như phương pháp đổi mới dạy học, say mê với phương pháp dạy học hợp tác và đó thực hiện trong các giờ dạy của mình.Tuy nhiên không khỏi có những lúng túng, hạn chế Rất mong sự đóng góp ý xây dựng để tôi có thể thực hiện tốt hơn Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ và sự quan tâm chỉ đạo sát sao hiệu quả của các cấp lãnh đạo - Nhanh chóng ổn định chương trình thời lượng hợp lý cho việc dạy - học 25 - Thay đổi tư duy trong giáo viên và lãnh đạo về việc quản lý giờ học của giáo viên tạo một môi trường dạy - học tích cực “Ồn ào học tập” chứ không phải là ồn ào do ý thức kém Bản sáng kiến này không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự bổ sung và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp 26 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO –PHỤ LỤC VI.1.Tài liệu tham khảo Sách giáo viên -Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 4-Sách bài tập tiếng anh lớp 4 VI.2.Phụ lục Trang I.Phần mở đầu 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………2 3.Thời gian, địa điểm: …………………………………………………………3 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ……………………………………………3 5 Đóng góp về mặt thực tiễn II Phần nội dung Chương 1: Tổng quan 1.Cơ sở lí luận …………………………………………………………………3 2.Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………….4 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1.Thực trạng …………………………………………………………………….5 2.Các giải pháp …………………………………………………………………8 3.Kết quả ……………………………………………………………………….15 III Kết luận, kiến nghị 1 Kết luận ……………………………………………………………………18 2 Kiến nghị ………………………………………………………………….19 V Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./ Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Đông Triều, ngày 25 tháng 04 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Thu NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Thùy Linh 27 ... Tiểu học Quyết Thắng 4.2 Đối tượng nghiên cứu Tổ chức hoạt động nhóm hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp trường Tiểu học Quyết Thắng Đóng góp mặt thực tiễn Học sinh Tiểu. .. tiếp, thực hành hạn chế ? ?Tổ chức hoạt động nhóm hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Anh tiểu học? ?? sử dụng tiết dạy ,bài dạy giúp cho việc truyền thụ kiến thức giáo viên thuận... giao tiếp ngoại ngữ em học Để giúp em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với ngơn ngữ đó, đề tài ? ?Tổ chức hoạt động nhóm hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tiểu học? ?? kết hợp phương

Ngày đăng: 02/12/2022, 08:40

Hình ảnh liên quan

Hiệu quả đạt được: Sự thay đổi giũa các hình thức thành lập cặp, nhóm - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học

i.

ệu quả đạt được: Sự thay đổi giũa các hình thức thành lập cặp, nhóm Xem tại trang 11 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan