1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam

130 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng thị trường giao sau hạt điều để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều Việt Nam
Tác giả Lê Minh Nhứt
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NÔNG SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÕNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA (13)
    • 1.1. Rủi ro đối với hàng nông sản và của ngành điều (13)
      • 1.1.1. Rủi ro đối với hàng nông sản (13)
      • 1.1.2. Rủi ro đối với ngành điều (15)
    • 1.2. Thị trường giao sau và sàn giao dịch hàng hóa (16)
      • 1.2.1. Sự phát triển của thị trường giao sau và sự ra đời của sàn giao dịch hàng hóa (16)
      • 1.2.2. Sàn giao dịch hàng hóa (19)
      • 1.2.3. Lợi ích của sàn giao dịch (23)
    • 1.3. Thị trường giao sau đối với việc phòng ngừa rủi ro (25)
      • 1.3.1. Các sản phẩm trên thị trường giao sau (25)
      • 1.3.2. Lợi ích của thị trường giao sau (26)
    • 1.4. Các công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh và sàn giao dịch hàng hóa (30)
      • 1.4.2. Công trình nghiên cứu về sàn giao dịch hàng hóa (32)
    • 1.5. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá hàng hóa trên thị trường giao (33)
      • 1.5.1. Mỹ (33)
      • 1.5.2. Ấn Độ (35)
      • 1.5.3. Trung Quốc (38)
      • 1.5.5. Malaysia (42)
      • 1.5.7. Costa Rica (45)
      • 1.5.8. Guatemala (45)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU TẠI VIỆT NAM (47)
    • 2.1. Vai trò và vị trí ngành điều Việt Nam (47)
      • 2.1.1. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (47)
      • 2.1.2. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả s dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái (48)
      • 2.1.3. Ngành điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động (50)
    • 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu điều (51)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất điều (51)
      • 2.2.2. Tình hình tiêu thụ điều thô trong nước (53)
    • 2.3. Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu điều của Việt Nam (54)
      • 2.3.1. Xuất khẩu điều của Việt Nam (54)
      • 2.3.2. Tình hình nhập khẩu (57)
    • 2.4. Tình hình biến động giá điều (60)
    • 2.5. Nguyên nhân của sự biến động giá điều (64)
      • 2.5.1. Ngu n cung trong nước chưa ổn định (0)
      • 2.5.2. Rủi ro do biến động của giá điều (69)
    • 2.6. Sự cần thiết về sàn giao dịch hạt điều và thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá (72)
      • 2.6.1. Tiềm năng số lượng những người tham gia thị trường lớn (72)
      • 2.6.2. Sự biến động giá điều trong nước và thế giới (73)
      • 2.6.3. Kế hoạch gia tăng ngu n cung từ trong nước để đảm bảo số lượng và chất lượng hạt điều cho giao dịch (0)
      • 2.6.4. Giao dịch hàng hóa cơ sở ngày càng tăng (76)
    • 2.7. Sàn giao dịch hàng hóa hiện nay tại Việt Nam (78)
      • 2.7.1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc (BCEC) (78)
      • 2.7.2. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) (79)
      • 2.7.3. Sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín (STE) (80)
      • 2.7.4. Lý do thất bại của sàn giao dịch nông sản ở nước ta (80)
      • 2.7.5. Sản phẩm phái sinh trong nền kinh tế Việt Nam (82)
    • 2.8. Khảo sát doanh nghiệp và nông dân tr ng điều về sở giao dịch và thị trường (0)
  • CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA ĐỂ PHÕNG NGỪA RỦI RO CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM (104)
    • 3.1. Điều kiện thành lập thị trường giao sau hàng hóa nông sản Việt Nam (105)
      • 3.1.1. Chuẩn bị về số lượng và chất lượng hạt điều đáp ứng nhu cầu cho giao dịch giao sau (0)
      • 3.1.2. Xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển vững mạnh và chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả (107)
      • 3.1.3. Xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ về thị trường giao sau hàng hóa (108)
    • 3.2. Xây dựng sàn giao dịch hạt điều (109)
      • 3.2.1. Vị trí đặt trụ sở chính của sàn (110)
      • 3.2.2. Tạo cơ sở vật chất cần thiết để phát triển giao dịch hàng hóa nông sản 101 3.2.3.Nâng cao chất lượng hạt điều đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch (110)
      • 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình (112)
      • 3.2.5. Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức nhân lực của sàn (113)
      • 3.2.6. Hỗ trợ từ phía nhà nước (114)
    • 3.3. Phát triển thị trường giao sau điều (114)
      • 3.3.1. Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ (115)
      • 3.3.3. Nâng cao tính thanh khoản của các các công cụ giao sau (118)
      • 3.3.4. Tăng cường công tác giám sát để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và bền vững (118)
      • 3.3.5. Tham gia thị trường giao sau của nông dân thông qua Hội nông dân (119)
  • KẾT LUẬN (46)

Nội dung

THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NÔNG SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÕNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Rủi ro đối với hàng nông sản và của ngành điều

Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển và thông qua xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cung cấp ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế Sản phẩm từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn làm phát triển thị trường nội địa thông qua việc người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế

Sự đóng góp này bao g m cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác Việc quan tâm bảo vệ nền nông nghiệp trong nước là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của chính phủ các nước đang phát triển, nhưng trong hội nhập kinh tế thế giới các chính sách bảo trợ của chính phủ dần dần phải dỡ bỏ để đảm bảo công bằng trong giao thương quốc tế Do đó nhu cầu các sản phẩm, công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả trong nông nghiệp rất cần thiết

1.1.1.Rủi ro đối với hàng nông sản:

Sản phẩm nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro thuộc về bản chất, như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh, biến động giá vật tư đầu vào, biến động bất thường giá cả đầu ra, đầu vào đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh nông sản, rủi ro gặp phải còn có thể phân loại thành:

- Rủi ro sản xuất: sự không chắc chắn về số lượng và chất lượng đầu vào Điều này đối với hàng hóa nông sản là thường gặp phải do chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên

- Rủi ro giá: sự biến động về giá hàng hóa nông sản xảy ra do rủi ro trong sản xuất nêu trên, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác, như: chiến tranh, suy thoái kinh tế và các thủ thuật kinh doanh…

- Rủi ro thị trường: do không chắc chắn về đầu ra, vì có thể các đối tác sẽ nhập hàng ít nếu như họ tìm được ngu n cung từ các quốc gia khác

- Rủi ro đối tác: trong giao dịch có những đối tác có thể sẽ không thực hiện tốt hoặc không thực hiện những điều khoản trong hợp đ ng, nhưng về thanh toán, giao hàng, vận chuyển…

- Rủi ro lãi xuất: do các khoản đảm bảo không chắc chắc có bù đắp được vốn lưu động trong suốt mùa vụ và đầu tư cho mùa vụ tới hay không Việc thay đổi lãi xuất trong nước ảnh hưởng đến chi phí s dụng vốn vay của các doanh nghiệp

- Rủi ro thể chế: những thay đổi trong cơ chế, chính sách hỗ trợ từ chính phủ có thể tác động đến sản xuất và kinh doanh của ngành Những cơ chế, chính sách này là những biện pháp hỗ trợ nông nghiệp của nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản của nước ta và đối phó với hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp Bảo hộ nông nghiệp thường thực hiện bằng hai cách:

+ Các rào cản về thương mại hàng hóa nông sản bằng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan

+ Các biện pháp hỗ trợ giá đầu vào, thu mua và bán hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Tùy từng loại sản phẩm, từng thời điểm chính phủ sẽ thực hiện một trong hai cách hoặc phối hợp cả hai cách

- Rủi ro tỷ giá: sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng thu nhập của các đối tượng tham gia xuất nhập khẩu nông sản, cũng như làm thay đổi giá hàng hóa trong nước nhất là đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Rủi ro cạnh tranh: hội nhập kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu hàng nông sản không còn là trở ngại nhưng phải cạnh tranh công bằng hơn khi tự do thương mại được mở rộng Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Những loại rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu Mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam từ trước đến giờ luôn có can thiệp của chính phủ để bảo hộ, hỗ trợ bằng các chính sách thuế quan và phi thuế quan, nhưng hội nhập nên biến động về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chính phủ các nước dần tháo gỡ các biện pháp bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy một sự biến động của một quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có những tác động nhất định đối với thị trường thế giới

1.1.2.Rủi ro đối với ngành điều

Cũng như các mặt hàng nông sản khác, ngành điều cũng có các rủi ro trong nông nghiệp Trong vài năm qua, được nhận xét của nhiều người là ngành dễ làm giàu, nhưng hiện nay ngành điều cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh Việt Nam nhập khẩu điều thô ngày càng tăng, do vùng nguyên liệu điều trong nước chưa ổn định và có chiều hướng giảm diện tích gieo tr ng, biến đổi khí hậu làm cho nâng suất điều giảm

Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều ngày càng tăng, 6 tháng đầu năm

2012 số doanh nghiệp tăng thêm là 47, hiện nay có 291 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó có 181 doanh nghiệp có chế biến Các doanh nghiệp tranh nhau thu mua hạt điều, không qua những quy chuẩn chế biến, việc kiểm soát chất lượng và giá xuất khẩu cũng khó khăn, từ đó làm giảm uy tín sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế Khả năng phân tích thị trường kém, thông tin nắm bắt không đảm bảo, hiệp hội hoạt động kém hiệu quả, giá cả không theo đánh giá dự kiến của doanh nghiệp

Việc tiêu thụ điều thô phải qua nhiều kênh đã làm cho giá hạt điều từ nông dân đến doanh nghiệp có chênh lệch nhiều Do qua nhiều kênh nhỏ nên giao dịch phân tán về mặt địa lý vì vậy sẽ hình thành nhiều giá giao ngay khác nhau, nhiều hộ thu mua ép giá nông dân, đã làm giảm chất lượng điều, một vài doanh nghiệp làm ăn không uy trong thanh toán, giao hàng gây ảnh hưởng đến cho các doanh nghiệp khác, vì vậy đối tác nước ngoài có tâm lý e ngại khi giao dịch hàng hóa với đối tác Việt Nam, ảnh hưởng đến đầu ra trong sản xuất và chế biến điều

Thị trường giao sau và sàn giao dịch hàng hóa

Ngu n gốc của thị trường kỳ hạn được tìm thấy từ thời Trung cổ tại Châu Âu

Do hạn chế trong vận chuyển và thông tin thời đó, nên việc giao thương buôn bán diễn ra hết sức đơn giản Tuy nhiên, bên cạnh đó một số hợp đ ng kỳ hạn trở nên phổ biến…Mối quan hệ trong hợp đ ng kỳ hạn được hình thành giữa người mua, người bán là thương nhân và nông dân Vào những năm mất mùa, người nông dân trữ hàng làm giá cả tăng cao, điều này gây khó khăn cho giới thương nhân Ngược lại, khi bội thu giới thương nhân lại dìm giá xuống, gây khó khăn cho người nông dân Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi mùa vụ để thỏa thuận giá cả trước Như vậy, rủi ro về giá của hai bên đã được giải quyết Đến thế kỷ 16, hợp đ ng kỳ hạn được cải thiện, với sự nổi lên của thị trường chứng khoán Paris Tiếp đến thị trường kỳ hạn được nổi lên thành thị trường chứng khoán Amsterdam vào thế kỷ 17, với nét đặc trưng là hợp đ ng kỳ hạn, quyền chọn về lúa mì, cá Trích và cổ phiếu Mặc dù, các thị trường phái sinh đã t n tại trong nhiều thế kỷ, nhưng sự tăng trưởng của nó là một phần quan trọng của thị trường tài chính chỉ trong 30 năm Bây giờ, sản phẩm phái sinh đã phát triển rộng rãi bởi các tập đoàn, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân Từ những bằng chứng thống kê trong năm 2007 cho thấy, các sản phẩm phái sinh tăng trưởng một cách nhanh chóng trên cả hai phương diện, từ nhu cầu người s dụng và khả năng sáng tạo của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu thị trường

Sự ra đời của sàn giao dịch hàng hóa phải đi từ sự phát triển của thị trường ở Chicago, lịch s phát triển thị trường ở Chicago đã cho thấy rằng, hệ thống thị trường sẽ dần phát triển cùng với sự phát triển của các thị trường này cũng như khi sự tăng tưởng kinh tế chứ không phải xuất phát từ một thị trường phức tạp ngay từ đầu Hay nói khác đi, sở giao dịch Chicago không bắt đầu từ một thị trường phát triển ngay như ngày hôm nay Vào những năm 1840, khi mà việc sản xuất ngũ cốc ngày càng phát triển nhờ sự cải tiến về công nghệ thì những người nông dân ở phía Tây nước Mỹ thường đến Chicago để bán ngũ cốc cho các thương gia, r i sau đó những người này sẽ đưa lượng hàng hoá này đi khắp cả nước Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân Khối lượng sản xuất ngày càng lớn trong khi hệ thống vận tải chưa phát triển phù hợp không thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa Khi những người nông dân này đến Chicago họ không hề biết trước giá cả thị trường, hơn nữa ở Chicago lúc này có rất ít các công cụ để cất trữ hàng hoá và cũng không có một quy trình chuẩn nào để đánh giá chất lượng ngũ cốc, khiến cho nông dân rơi vào thế bị động và phụ thuộc vào thương nhân Thị trường tiêu thụ hỗn loạn, các nhà đầu cơ lợi dụng tình trạng này ép giá làm giá ngũ cốc giảm mạnh sau vụ thu hoạch r i sau đó lại tăng lên khi ngu n cung đã được giải tỏa Những hiện tượng mang tính chu kỳ như vậy đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất lương thực, do đó những người nông dân đã tìm cách tránh rủi ro bằng cách bán ngũ cốc trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, kể cả với mức giá thấp hơn một ít so với giá dự kiến khi ngũ cốc được đưa đến thị trường Người mua và người bán lúc này phải thoả thuận với nhau về số lượng ngũ cốc, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền

Ban đầu, những hoạt động này diễn ra tự phát và đơn lẻ nhưng dần dần do tính ưu việt của nó trong việc tiêu thụ cũng như lưu thông hàng hoá nó lại trở nên ngày càng phổ biến Do vậy, một thị trường mới dần được hình thành, một thị trường mà ở đó người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai Tuy nhiên, ở một thị trường mới như vậy, việc tìm được người mua hay người bán đúng với số lượng và chất lượng hàng hoá nông sản mình cần không phải là một việc dễ dàng Chính vì vậy, trên thị trường lúc này xuất hiện một người thứ ba - người trung gian với vai trò môi giới chắp nối những người cần mua và cần bán lại với nhau Nhưng việc chắp nối của người trung gian thực không đơn giản, để hành nghề họ cũng phải bỏ thời gian và sức lao động và để thu được lợi nhuận họ cũng phải gánh chịu những rủi ro khi không gặp được đúng người mua và người bán Các hiện tương như vậy đã đặt ra cho các nhà kinh tế một nhiệm vụ cần phải giải quyết, một mặt để giải tỏa được những ách tắc trong lưu thông, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác đây cũng là một thị trường kinh doanh hết sức hấp dẫn Chính vì vậy vào năm 1848, Chicago Board of Trade (CBOT) đã được mở ra bởi 82 thương nhân buôn ngũ cốc ở một thị trấn nhỏ là Midwestern như là một trung tâm mua bán nơi mà những người nông dân và các thương nhân gặp gỡ để đổi tiền lấy việc giao ngay những loại hàng hoá nông sản như lúa mì, trên cơ sở những quy định nhất định đã được CBOT thiết lập sẵn về việc đánh giá và cân đo lúa mì, và việc cất trữ những phần lúa mì còn lại chưa được giao dịch, cũng như là việc đấu thầu giá cả, và giải quyết những tranh chấp diễn ra Đây chính là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới

1.2.2.Sàn giao dịch hàng hóa 1.2.2.1.Một số yếu tố trên sàn giao dịch hàng hóa

- Tiền bảo chứng (hay mức ký quỹ): là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đ ng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền bằng với giá trị hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì sở giao dịch chỉ quy định một mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa Mức yêu cầu về tiền bảo chứng thấp khi tham gia vào các hợp đ ng tại sở giao dịch là một trong những nguyên nhân làm cho chúng trở thành những công cụ đòn bẩy tài chính mạnh mẽ Các loại tiền bảo chứng trên sở giao dịch g m:

+ Tiền bảo chứng ban đầu (Initial Margin ): Tiền bảo chứng ban đầu là khoản tiền ký quỹ vào tài khoản bảo chứng để bảo đảm trang trải bất cứ khoản lỗ nào do những biến động xấu trên thị trường Việc ký quỹ tiền bảo chứng ban đầu này được xem như khoản tiền đặt cọc cam kết thi hành hợp đ ng mà hai bên mua bán phải thực hiện Mức tiền bảo chứng ban đầu cũng khác nhau tùy loại hợp đ ng và phải trả trước khi chuyển lệnh cho người môi giới

+ Tiền bảo chứng duy trì (Maintenance Margin): Khi tiền bảo chứng đạt mức duy trì tối thiểu, nhà đầu tư cần phải nộp tiền để đảm bảo đưa mức tiền bảo chứng trở lại tiền bảo chứng ban đầu (Initial margin) Đây là khoản tiền tối thiểu mỗi hợp đ ng mà khách hàng phải ký quỹ mãi mãi Khoản bảo chứng này thường thấp hơn khoản tiền bảo chứng ban đầu, nó thường bằng 75% khoản tiền bảo chứng ban đầu

+ Tiền bảo chứng biến đổi (Variation Margin hay Margin Call): Những khoản lỗ và lãi của những khách hàng của các thành viên được kết toán thông qua trung tâm thanh toán bù trừ Cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán lại xác định các mức giá kết toán cho mỗi hợp đ ng trên cơ sở giá niêm yết trên thị trường vào cuối phiên giao dịch Những thành viên mà bị lỗ ở cuối ngày giao dịch sẽ bị yêu cầu nộp tiền bảo chứng thêm Các thành viên thanh toán lại chuyển thông báo về số tiền phải nộp thêm cho khách hàng của mình

- Giao hàng hữu hình: Kết thúc một vị thế tương lai bằng việc nhận giao hàng thường là biện pháp „nặng nhọc‟ để hoàn thành nghĩa vụ hợp đ ng Việc giao hàng hữu hình đặt ra những chi phí rõ rệt: chi phí kho hàng, bảo hiểm, xếp tàu, và lệ phí môi giới Trên thực tế việc giao hàng hữu hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bởi nó đòi hỏi mua hay bán thực sự một thứ hàng, điều mà các nhà kinh doanh thường không muốn làm trừ khi họ có nhu cầu cụ thể đối với hàng hoá với lý do đó chỉ những công ty kinh doanh hàng hoá mới ưa chuộng hình thức này

- Thanh toán bù trừ (Offsetting): đây là hình thức thanh toán vị thế phổ biến nhất, người mua khởi đầu và kết thúc vị thế của mình bằng việc bán một hợp đ ng tương lai y hệt (cùng một loại hàng và cùng tháng giao hàng)

Tương tự, người bán khởi đầu kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đ ng y hệt Sau khi việc mua bán đó được thực hiện và báo cáo về trung tâm thanh toán thì nghĩa vụ của cả hai bên được xoá đi trong sổ sách của trung tâm thanh toán và của những người môi giới ngoài sở (nếu có)

- Trung tâm thanh toán giám sát việc thực hiện hợp đồng:

+ Trung tâm thanh toán bù trừ đóng một vai trò quan trọng trong các sở giao dịch tương lai và quyền chọn hàng hoá bởi vì nó kiểm soát rủi ro vỡ nợ của tất cả các thành viên của các sở giao dịch đó Người mua và người bán không ràng buộc trực tiếp với nhau trên cơ sở hợp đ ng nhưng đều bị ràng buộc bởi trung tâm thanh toán này Để đảm bảo chức năng của mình thì trung tâm thanh toán bù trừ của các sở giao dịch hàng hóa đều phải thực thi những nhiệm vụ nhất định, bao g m:

+ Thiết lập và thực hiện chức năng của thị trường: nghĩa là thực hiện thiết lập và quản lý các mức giá cả trên sở giao dịch; ghi nhận các giao dịch; giám sát các hoạt động tại sàn; nhập và công cố các mức giá trong suốt phiên giao dịch và các mức giá thực hiện ở cuối ngày giao dịch

+ Giám sát và quản lý các thành viên tham gia thị trường: bao g m những công tác đảm bảo rủi ro tín dụng; duy trì các tài khoản bảo chứng; thực hiện giao hàng đối với những hợp đ ng không được bù trừ trước hạn; phát triển các loại sản phẩm mới: đưa vào áp dụng những công cụ tài chính mới nhằm thu hút nhà đầu tư, đưa thêm các công cụ bảo hiểm

- Nhà môi giới: chính là những người trung gian giữa từng thương nhân với các thành viên giao dịch ở sở giao dịch Họ luôn sẵn sàng cung cấp thông tin, đưa ra những lời khuyên, x lý và thực hiện các giao dịch cho khách hàng, cập nhật thông tin tài khoản từng cá nhân tham gia giao dịch trên sàn Tất cả công ty môi giới đều hoạt động trên cơ sở hoa h ng Cho mỗi giao dịch thì một khoản phí phải được trả cho công ty môi giới bất chấp vụ làm ăn đó thành công hay thất bại Những người muốn tham gia giao dịch thường phải giao dịch thông qua những tổ chức môi giới này r i sau đó lệnh mới được chuyển cho các thành viên tại sàn

1.2.2.2.Vai trò của sàn giao dịch hàng hóa

Các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới là nơi cung cấp một diễn đàn, một thị trường giao dịch hàng hóa tập trung giúp cung và cầu gặp nhau, giúp người mua và người bán đối diện nhau, giảm được chi phí lưu thông hàng hóa trong quá trình giao dịch Sàn có thể giao dịch hợp đ ng giao ngay hay giao sau, hoặc cung cấp thêm các công cụ quản trị rủi ro, hệ thống tài trợ, giảm bớt rủi ro cho bên đối tác bằng cách s dụng trung tâm thanh toán bù trừ

Thị trường giao sau đối với việc phòng ngừa rủi ro

Hợp đồng kỳ sạn: Là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán một loại tài sản nhất định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã xác định trước Hợp đ ng kỳ hạn có các đặc điểm sau:

+ Hợp đ ng kỳ hạn được thực hiện qua thị trường phi chính thức, thường được thực hiện giữa các tổ chức tài chính hoặc giữa các tổ chức tài chính với doanh nghiệp

+ Không phải theo chuẩn của thị trường riêng biệt Ngày giao hàng của hợp đ ng có thể thực hiện bất kỳ ngày nào thuận tiện cho hai bên

+ Đến thời điểm đáo hạn, người giữ vị thế bán phải thực hiện giao tài sản và nhận tiền; người giữ vị thế mua phải thực hiện thanh toán tiền và nhận hàng, thanh toán với mức giá đã được xác định trước, cho dù vào thời điểm đó, giá thị trường có thể cao hay thấp hơn giá xác định trong hợp đ ng

Hợp đồng giao sau: Là một hợp đ ng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đ ng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng Giá được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đ ng được gọi là giá tương lai, còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán

Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đ ng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đ ng bù trừ tiền Để thoát khỏi hợp đ ng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đ ng có thể chuyển nhượng hợp đ ng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đ ng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó

Hợp đồng quyền chọn : Là một hợp đ ng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất đinh

Như vậy, quyền chọn khác với các nghiệp vụ khác trên sở giao dịch bởi khi bán quyền, người bán trao quyền chứ không phải là nghĩa vụ cho người mua để đổi lấy một khoản tiền được gọi là giá quyền hoặc phí quyền Phí quyền chọn được xem như là mức giá của quyền chọn đó; giống như những mức giá khác nó được xác định thông qua các sức mạnh cung cầu của thị trường Do đó phí thường biến động Cho dù người mua quyền chọn có quyết định thực hiện quyền của anh ta hay không thì mức phí này vẫn thuộc về người bán quyền chọn và không phải hoàn lại

1.3.2.Lợi ích của thị trường giao sau:

Các thị trường giao sau chỉ t n tại và hoạt động khả thi khi giá giao ngay bất ổn Nếu như giá ổn định quanh năm thì không có nhà sản xuất nào quan tâm đến phòng ngừa rủi ro giá hàng hóa Công cụ tài chính phái sinh được s dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển rủi ro từ những người muốn loại trừ hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro vì vậy sản phẩm phái sinh giúp cho thị trường tài chính trở nên hiệu quả hơn và tạo ra những cơ hội tốt để phòng ngừa rủi ro Dịch vụ giao dịch hàng hóa tương lai mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thay vì phải chấp nhận rủi ro nhưng qua thị trường giao sau sẽ chuyển giao cho các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm, các nhà đầu cơ Với mức quy định ký quỹ tại các sàn giao dịch tương lai, thay vì bỏ ra một lượng tiền tương đương với lượng hàng hóa được bán thì người mua chỉ bỏ ra một mức ký quỹ rất thấp mà người bán cũng chỉ mất một khoản phí nhỏ Doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi nhuận từ sự biến đổi của thị trường trong khi vẫn thiết lập được phương án bảo hiểm rủi ro Lợi ích của thị trường giao sau được thể hiện như sau:

1.3.2.1.Giá thị trường hình thành công khai minh bạch: Khi biết được các thông tin về ngu n cung – cầu hàng hóa thì người mua và người bán sẽ đưa ra các thông tin này vào trong thị trường Khi người mua và người bán đạt đến thỏa thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố

Giá cả được hình thành qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là biểu hiện của quy luật cung cầu Thay đổi trong giá giao sau mỗi ngày là sự đ ng thuận của người mua lẫn người bán vào ngày hôm đó Giá cả của hàng hóa sẽ được niêm yết công khai trong thị trường giao sau sẽ giúp các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá và nó cũng chính là căn cứ để cho tất cả các nhà kinh doanh thực hiện việc mua bán của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước

1.3.2.2.Công cụ bảo hộ - quản lý rủi ro về giá: Rủi ro về giá trong lĩnh vực nông nghiệp được xem như là một thuộc tính không thể tách rời, hợp đ ng giao sau là một công cụ quản trị rủi ro tốt nhất Những người có nhu cầu phòng ngừa bao g m: người sản xuất, người sở hữu hàng hóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu, các công ty, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng, Chính phủ… là tất cả những người s dụng hợp đ ng giao sau để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của mình Họ bảo hộ cho những rủi ro về giá cả hàng hóa khi giá cả biến động không lường trước được Không những chỉ có giá cả, mà ngay khi tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh Vì vậy, với nguyên tắc người mua (hoặc người nhập khẩu) không muốn mua giá cao (hoặc không muốn đ ng ngoại tệ lên giá) nên đã mua trước bằng hợp đ ng giao sau với mức giá định trước, còn người bán (hoặc người xuất khẩu) không muốn bán rớt giá (hoặc không muốn đ ng ngoại tệ rớt giá) bằng cách bán trước hàng hóa (hoặc bán trước đ ng ngoại tệ thanh toán) bằng hợp đ ng giao sau Vì vậy, lợi ích của người bảo hộ khi mua hợp đ ng giao sau là để chốt giá mua và đạt được mục đích bảo hộ khi giá tăng Còn khi họ bán hợp đ ng giao sau là để chốt giá bán và đạt được mục đích bảo hộ khi giá giảm Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như hợp đ ng, hoặc là thanh toán hợp đ ng bằng thanh toán bù trừ Khả năng bù trừ của hợp đ ng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn, nghĩa là thiệt hại trên thị trường giao sau sẽ được bù trừ bằng lợi nhuận trên thị trường giao ngay Điều này cho phép những người tham gia hợp đ ng giao sau quản lý những rủi ro những bất ổn xảy ra ở giá cả Đây là nhân tố chính của hợp đ ng giao sau hấp dẫn những người phòng ngừa rủi ro

1.3.2.3.Tính thanh khoản: Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như hợp đ ng, hoặc là thanh toán hợp đ ng bằng thanh toán bù trừ Thông thường, vì những lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người bảo hộ vẫn thích thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ để bảo vệ rủi ro của họ thị trường giao sau được hình thành với mục đích ban đầu dành riêng cho những người bảo hộ, nhưng dần dần lực lượng nhà đầu cơ tham gia thị trường ngày càng đông và họ chấp nhận rủi ro, cố gắng kiếm lời từ sự thay đổi giá, nhận lấy những rủi ro về giá cho người bảo hộ Nhà đầu cơ tham gia vào thị trường giao sau, họ không phải bỏ toàn bộ số tiền như mình đã ký kết trong hợp đ ng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền bảo chứng cho mỗi lần giao dịch (đây là quy định của các sàn giao dịch trên Thế Giới) và quy định cụ thể mức duy trì tài khoản bảo chứng (là mức tiền bảo chứng thấp nhất cho phép) Các bên đóng đầy đủ tiền bảo chứng là có thể an tâm rằng hợp đ ng giao sau mà mình ký kết sẽ được thực hiện, trừ trường hợp có lệnh gọi đóng thêm tiền khi tài khoản bảo chứng rơi xuống dưới mức duy trì Sự tham gia của nhà đầu cơ đã tăng tính thanh khoản cho thị trường giao sau Và chính tính thanh khoản là đặc điểm quyết định sự thành công của hợp đ ng giao sau Tất cả thành viên tham gia vào thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được Điều này cho phép họ dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi thị trường với số lượng lớn các giao dịch Số lượng giao dịch lớn nhưng không gây tác động đến giá thị trường thì cho thấy thị trường có tính thanh khoản cao

1.3.2.4.Tính hiệu quả: Thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia giao dịch với khối lượng lớn, nhưng chi phí giao dịch tương đối thấp Tính hiệu quả này thật sự hấp dẫn những người mua và người bán

1.3.2.5.Tổng lợi nhuận bằng không: giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng không, bất cứ lợi nhuận nào của người tham gia thị trường cũng chính là khoản lỗ của người khác tham gia thị trường Đối với những người phòng ngừa rủi ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ trên thị trường giao ngay.

Các công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh và sàn giao dịch hàng hóa

1.4.1 Công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh

- Tác giả Lâm Thị Thùy Trang (2009), đề tài “Ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang”, luận văn thạc sĩ, mã số 60.31.12 Trong ngành thủy sản An Giang, chuyên đề đánh giá tình hình hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, nhận diện những rủi ro hạn chế phát sinh do không dùng các biện pháp quản trị rủi ro tài chính Nghiên cứu ứng dụng các công cụ phái sinh vào trong quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Với các chứng minh về lợi ích của việc ứng dụng các công cụ phái sinh, đề tài kêu gọi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ứng dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro, góp phần tăng cao giá trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế

- Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2011), đề tài “Giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, mã số 603114 Nghiên cứu để thiết lập thị trường chứng khoán phái sinh, những điều kiện cần thực hiện để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam qua việc xác định những khó khăn t n tại trên thị trường chứng khoán cơ sở gây cản trở cho việc thiết lập thị trường chứng khoán phái sinh

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008) nghiên cứu “Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO” đã trình bày thực tế quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp, đề tài được thực hiện với bảng khảo sát và đưa ra số liệu về mức độ am hiểu, mức độ thường xuyên s dụng sản phẩm phái sinh, mức độ quan tâm và nguyên nhân vì sao sản phẩm không phổ biến

Kết quả nghiên cứu là nêu ra mô hình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

- Tác giả Ngô Anh Dũng (2012), đề tài “Ứng dụng công cụ phái sinh vào hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, mã số 60.31.12

Nêu lên về thị trường xăng dầu và hoạt động kinh doanh xăng dầu trong và ngoài nước, trình bày mức độ tham gia thị trường xăng dầu kỳ hạn, giao sau của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu xăng dầu đầu mối, các đại lý bán lẻ, người tiêu dùng, giá cả xăng dầu ở Việt Nam những năm gần đây, phân tích nguyên nhân biến động, tác động giá xăng dầu lên đời sống kinh tế xã hội

Lợi ích đem lại của việc phát triển được thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam

- Tác giả Tô Hải Dung (2009), đề tài “Quản trị rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, mã số 60.31.32 Đối với chuyên đề về ngành thép, mục tiêu nghiên cứu mong muốn có chuyển biến tích cực về quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành, trong tình hình s dụng sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro còn hết sức hạn chế Việc phòng ngừa rủi ro về giá của ngành chủ yếu là dự đoán tăng giảm giá để nhập hàng hay đẩy mạnh hàng t n kho, vì vậy mức độ thành công cũng không cao Nghiên cứu những nguyên nhân hạn chế s dụng sản phẩm phái sinh, tác giả khuyến nghị một số giải pháp lâu dài để phát triển sản phẩm phái sinh

- Tác giả Lê Tường Vy (2007) “S dụng hợp đ ng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu tại Công ty Cà phê Trung Nguyên”, luận văn thạc sĩ Qua nghiên cứu đã đánh giá sự cần thiết, khả năng s dụng hợp đ ng giao sau và quyền chọn bằng cách đưa ra các kịch bản biến động giá cà phê nhân, các chiến lược s dụng sản phẩm phái sinh và các bước triển khai tại công ty cà phê Trung Nguyên từ khâu chuẩn bị tại các bộ phận liên quan, mức độ phân quyền thực hiện

1.4.2.Công trình nghiên cứu về sàn giao dịch hàng hóa

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và nhóm nghiên cứu “Rủi ro giá nông sản và vấn đề người nông dân” Tính bất ổn của giá cả giữa các mùa trong năm và giữa các năm, vấn đề lưu trữ sau khi thu hoạch của nông dân

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang “Kết quả khảo sát về rủi ro biến động giá nông sản ở Việt Nam”, kết quả là: Rủi ro biến động giá là lớn nhất, nông dân có nhu cầu và sẳn lòng muốn giảm thiểu rủi ro này, thiếu kiến thức phòng ngừa rủi ro, kênh thông tin thiếu và kém hiệu quả

- Tác giả Nguyễn Khắc Quốc Bảo và nhóm nghiên cứu đề tài “Có khả năng đầu cơ trên thị trường giao sau Việt Nam” đã kết luận chỉ cần thị trường không thuộc hình thức độc quyền hoàn toàn, chúng ta có thể an tâm là không xảy ra hiện tượng đầu cơ

- Tác giả Nguyễn Khắc Quốc Bảo và nhóm nghiên cứu đề tài “Vai trò của giá giao sau trong việc ổn định giá giao ngay” đã kết luận việc t n kho quá mức khi thu hoạch để dành đến giai đoạn mất mùa đôi khi bị hiểu lầm là đầu cơ tích trữ Nhu cầu lưu kho giảm do giá hiện tại tăng tương quan với giá kỳ vọng mùa sau Vì vậy rất khó có khả năng những thương gia lại trữ hàng của họ trong kho một cách dị thường trong thời kỳ mà giá tăng cao như vậy để r i xả hàng vào giai đoạn giá xuống

Hướng nghiên cứu của đề tài: thực trạng ngành điều Việt Nam, nguyên nhân sự biến động giá và biến động giá điều trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ngành điều Quy trình thu mua điều gây ra sự chênh lệch giá gây thiệt hại cho người sản xuất và kinh doanh điều, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng điều và uy tín của ngành điều Việt Nam Những thuận lợi khi có sàn giao dịch điều hiệu quả, sản phẩm để doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp điều, trong đó quan trọng nhất lá rủi ro do tác động của biến động giá điều.

Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá hàng hóa trên thị trường giao

Mỹ là nước tiên phong phòng ngừa rủi ro do giá cả Sự biến động giá làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước những vụ mùa để ổn định giá cả trước Như vậy rủi ro về giá của hai bên đã được giải quyết

Năm 1948, Trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã được thành lập Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao đủ tiền, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đ ng mới là các bên cùng thỏa thuận mua bán một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến Hai bên ký với nhau một hợp đ ng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”, quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đ ng kỳ hạn Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nổi ngân hàng cho phép s dụng loại hợp đ ng này là vật cầm cố trong các khoản vay Sau đó, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đ ng này trước ngày nó được thanh lý

Giá cả hợp đ ng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì Các quy định cho loại hợp đ ng này ngày càng chặt chẻ và người ta quên dần việc mua bán hợp đ ng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đ ng giao sau lúa mì Vì chi phí cho loại hợp đ ng này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hợp đ ng của họ Từ đó trở đi, người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng 3 cách: Trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn hoặc tham gia vào thị trường giao sau

Năm 1974, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ

Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và nó là công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác Tháng 7/2007, CBOT được sát nhập với sàn Chicago Mercantile Exchange (CME), được thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu, lúa mì…), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Khởi điểm cho Sàn giao dịch hàng hóa là các chợ đầu mối, lúc đầu sàn giao dịch những hàng hóa tại Mỹ chiếm ưu thế về số lượng và chất lượng giao dịch trên thị trường giao ngay, dần phát triển thành sàn giao dịch, ngày nay trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới là sàn CME group Từ khởi đầu các sàn giao dịch tại Mỹ cho Việt Nam kinh nghiệm để thành lập sàn giao dịch hàng hóa nông sản là lĩnh vực mà trong đó có nhiều ngành hàng có được vị trí hàng đầu trên thế giới như gạo, cà phê và điều Thành tựu của Mỹ thông qua việc s dụng các sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro giá hàng nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung Việt Nam cần nghiên cứu triển khai việc s dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong điều kiện hiện nay là cần thiết

Các sàn giao dịch hàng hóa tại Ấn Độ trở thành một trong những sàn giao dịch hàng đầu thế giới với sự phát triển vượt bậc về khối lượng giao dịch và một hệ thống công nghệ hiện đại được trang bị giúp giao dịch dễ dàng, thuận lợi và đội ngủ quản lý, nghiên cứu giỏi là yếu tố quyết định sự phát của sàn

Các thị trường hàng hóa ở Ấn Độ có một lịch s phát triển khá lâu dài Thị trường tương lai hàng hóa có tổ chức đầu tiên giao dịch các loại cotton được hình thành ở Ấn Độ vào năm 1921 Đến những năm 1940, thì việc giao dịch các hợp đ ng tương lai, kỳ hạn cũng như quyền chọn đều bị cấm do những biện pháp kiểm soát giá cả Những biện pháp hạn chế này vẫn tiếp tục cho đến năm 1952 khi chính phủ nước này thông qua luật quy định các hợp đ ng kỳ hạn, điều chỉnh các hợp đ ng kỳ hạn và tương lai, tuy nhiên cho đến những năm 1960 thì các giao dịch tương lai đối với một số mặt hàng vẫn còn bị hạn chế Sự thay đổi mức độ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho số lượng cũng như quy mô các hoạt động kinh tế trên sở giao dịch cũng đa dạng hơn Bởi lẽ trong điều kiện bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ buộc các sở giao dịch phải tìm cho mình những lợi thế riêng trong thị trường hoàng hóa và do đó đã thúc đẩy việc ứng dụng một cách sáng tạo vào các bộ máy thị trường

Cuối những năm 1970, thì giao dịch những hợp đ ng tương lai hàng hóa đã được hoàn toàn hợp pháp hóa, tuy nhiên việc giao dịch các hợp đ ng tương lai vẫn bị cấm, không một sở giao dịch hay một cá nhân nào được phép tổ chức hay tham gia hoặc kinh doanh các hợp đ ng quyền chọn hàng hóa Tuy nhiên, hoạt động này cũng sẽ sớm được đưa vào hoạt động do thị trường ngày càng phát triển, và các nhu cầu về hoạt động giao dịch các hợp đ ng ngày càng tăng lên Với sự thành lập ba sở giao dịch nhiều loại mặt hàng của quốc gia vào năm 2002 và 2003, bao g m sở giao dịch hàng hóa và các công cụ phái sinh quốc gia, Mumbai (NCDEX), Sở giao dịch đa hàng hóa Ahmedabad (NMCE) và sở giao dịch đa hàng hóa Mumbai (MCX) đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch s phát triển sở giao dịch hàng hóa cũng như phát triển kinh tế của nước này

Các sở giao dịch đa hàng hóa quốc gia chính là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế theo hướng toàn diện hơn Trong điều kiện Ấn Độ đang trong quá trình chuyển dịch kinh tế, và ổn định thị trường, việc xuất hiện các sở giao dịch quốc gia không những là tạo ra một công cụ quản lý rủi ro giá cả thông qua các giao dịch tương lai mà còn góp phần đáng kể trong việc phát triển toàn diện nền kinh tế Sự phát triển toàn diện đó là nhờ việc cải thiện đáng kể lu ng thông tin tới những vùng núi và nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các cơ sở hạ tầng vật chất - đặc biệt là hệ thống nhà kho, vận tải ở những trung tâm giao dịch, thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng đáng tin cậy và được công nhận nhờ đó mà những người mua đặc biệt là các nhà xuất khẩu thêm tự tin thực hiện các hoạt động của mình trong các dây chuyền sản xuất của thế giới

Tuy nhiên, sự tham gia của những người sản xuất nhỏ tại các sở giao dịch còn hạn chế, Ấn Độ là một trong những quốc gia kỳ vọng sẽ thu hút nhiều người nông dân nhỏ tham gia trực tiếp vào các thị trường giao dịch tại sở nhằm quản lý rủi ro của mình Điều này có thể là do không được giáo dục, thiếu nhận thức, khả năng tham gia của những người sản xuất nhỏ này, cũng như các thị trường giao ngay vẫn đang trong tình trạng rời rạc và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng Để thực hiện theo định hướng ban đầu, Ấn Độ đã nỗ lực khắc phục những khó khăn đó Trước hết, là việc phổ biến kiến thức cho người nông dân, cung cấp thông tin cho họ Mỗi sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ đều hợp tác với các phương tiện thông tin đại chúng để đưa thông tin đến người nông dân Đặc biệt với việc công nghệ thông tin phát triển, các sở giao dịch đã s dụng các tin nhắn miễn phí g i đến điện thoại di động của người nông dân

Thêm vào đó, MCX kết hợp với sở giao dịch của những quốc gia khác đầu tư những khoản đáng kể vào việc cung cấp thông tin thị trường thông qua các bảng điện t ở những nơi dễ thấy Không những thế, MCX còn kết hợp với bưu điện Ấn Độ để cung cấp thông tin đến tận thôn làng, nhờ đó mà thông tin được truyền từ các trung tâm giao dịch đến tận những nơi xa xôi nhất Kết quả là nông dân Ấn Độ hiện thỏa thuận được những mức giá tốt hơn với những người trung gian và ngày càng hiểu biết hơn về thông tin thị trường tương lai

Việc giới thiệu sàn giao dịch giao ngay điện t , MCX cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia của người nông dân vào các sở giao dịch tương lai hàng hóa hơn

Bởi vì làm cho người nông dân quen với sàn giao dịch điện t , sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận có hiệu quả hơn tới các thị trường, cũng như minh bạch hơn trong quá trình định giá và giao hàng Đó chính là bước đầu để người nông dân chuẩn bị khi tham gia vào các sở giao dịch phức tạp hơn sau này khi đã nhập sàn giao dịch giao ngay và tương lai thành một sàn giao dịch để tạo điều kiện cho các giao dịch trở nên dễ dàng hơn

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Sự phát triển của các sàn giao dịch tại Ấn Độ là một trong những kinh nghiệm đối với việc phát triển sàn giao dịch nông sản cho các nước đang phát triển, cụ thể:

THỰC TRẠNG RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU TẠI VIỆT NAM

Vai trò và vị trí ngành điều Việt Nam

So với các sản phẩm nông nghiệp khác, hạt Điều không phải là sản phẩm dùng làm nguyên liệu thiết yếu như cao su, gạo hay mặt hàng đáp ứng thói quen hàng ngày của người tiêu dùng như cà phê Ngành điều gia nhập thị trường thế giới cũng chậm hơn so với những mặt hàng khác như cao su, gạo, cà phê, h tiêu đã có mặt trên thị trường thế giới trên 20 năm

Hạt điều Việt Nam gia nhập thị trường điều thế giới từ năm 1994, từ đó Việt Nam bắt đầu xây dựng kế hoạch phát triển ngành điều có tổ chức, mở rộng hướng đầu tư cho xuất khẩu Từ chỗ là nước xuất khẩu điều thô, đến năm

1996 -1997 đã dần chuyển sang chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân và đến năm 2000 – 2001, đã trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ và từ năm 2006 đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam luôn đứng ở vị trí số 1 thế giới Vượt số 1 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam từ năm 2009 đến nay

Xuất khẩu nhân hạt điều qua chế biến của nước ta đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong nước, nghành điều đứng hàng thứ 4 về giá trị xuất khẩu sau gạo, cao su, cà phê đã góp phần mở thêm thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam Đây chính là động lực quan trọng trong việc phát huy lợi thế, phát triển ngành hàng xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới

2.1.1.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đất nước ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, do vậy nhu cầu về vốn là rất lớn Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta không chỉ trông chờ vào ngu n vốn trong nước, do đó phải huy động nhiều ngu n vốn khác nhau, trong đó có ngu n vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều, bởi quá trình công nghiệp hóa không những đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới với quy mô lớn mà khả năng trong nước không đáp ứng được Hàng năm, hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim ngạch rất lớn, đóng góp rất nhiều cho ngu n thu ngân sách nhà nước Kim ngạch xuất khẩu hạt điều không ngừng tăng trong những năm qua, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng liên tục tăng

Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có trong nước

Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được s dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và những công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến hạt điều

Khi sản xuất điều phát triển, đời sống của đ ng bào tr ng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng lên, giúp đ ng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đ ng thời điện, đường, trường trạm được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống của người dân Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vô hình chung đã đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu nông sản nói chung và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa

2.1.2.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái Điều có thể tr ng được tại những vùng điều kiện thổ nhưỡng không tốt như chịu được hạn, không kén đất do đó chúng ta có thể tận dụng những vùng đất khô hạn ở phía Nam nước ta Do bản chất bán hoang dại và ngu n gốc nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện khí hậu nóng gió, khô hạn, đặc biệt là vùng Duyên hải Miền Trung Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế khá hơn hẳn một số cây tr ng khác đặc biệt là ở vùng đất trống đ i núi trọc Nhờ tr ng điều, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay s dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả s dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở những vùng tr ng cây điều Các tỉnh Tây Nguyên hiện đang có hàng trăm ngàn hécta đất trống đ i trọc, trong đó có gần 400.000 hécta thích hợp cho tr ng điều Như vậy, nếu không có sự phát triển của cây điều thì một lượng lớn đất đai sẽ bị lãng phí Sự biến động bất lợi thời tiết trong những năm qua đã gây nên hạn hán và thiếu hụt nước trầm trọng ở các vùng đất cao làm hạn chế việc mở mang diện tích của các cây tr ng cần nước tưới trong mùa khô như cà phê và các loại cây ăn quả khác Điều này lại càng làm nổi bật vai trò của cây điều trong cơ cấu cây tr ng ở những vùng đất cao, hiếm nước

Hơn nữa, cây điều không chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đất hoang hóa, khô cằn mà còn chứng tỏ vị thế của mình ở những vùng đất được coi là màu mỡ bởi vì so với các loại cây công nghiệp lâu năm khác như cây cao su, cây cà phê, cây chè thì các yêu cầu về đầu tư của cây điều rất thấp nhưng có hiệu quả kinh tế Do vậy mặc dù bị cạnh tranh bởi các cây tr ng khác qua việc đa dạng hóa các loại cây tr ng tại một số vùng kinh tế trọng điểm nhưng nhiều nơi cây điều vẫn giữ vị trí độc tôn

Việc sản xuất và xuất khẩu điều cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cải biến cơ cấu kinh tế của các vùng tr ng điều Trước đây các vùng này hầu như chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng từ khi điều trở thành sản phẩm của vùng này đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do sự phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến điều gắn liền với các vùng nguyên liệu Hiện nay nước ta có hơn 290 cơ sở chế biến hạt điều và hàng trăm xưởng chế biến nhỏ tập trung chủ yếu ở những vùng nguyên liệu chính như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam

Bộ Đây là những vùng trước đây hầu như là thuần nông, nhưng sự ra đời của các nhà máy chế biến điều đã kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều dịch vụ khác, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế

Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước một thực tế là môi trường nước ta hiện đang bị hủy hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tượng thiên tai d n dập như lũ lụt, bão, đất xói lở, hạn hán Một trong những nguyên nhân của hiện tượng ấy là do sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân hóa học trong tr ng trọt và các hóa chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải phủ xanh đất trống, đ i trọc, hạn chế s dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, tăng độ phì nhiêu và hiệu quả s dụng đất

Trước thực trạng môi trường như vậy, xuất phát từ quan điểm cây điều là một loại cây lâm nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất của đ ng bào dân tộc, đáp ứng được yêu cầu phòng hộ vùng đầu ngu n và được đưa vào trong các chương trình khuyến khích tr ng rừng, việc tr ng cây điều đã góp phần không nhỏ vào việc tr ng, phát triển rừng và giữ gìn môi trường sinh thái

2.1.3 Ngành điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động

Cây điều còn được coi là cây của vùng đất bạc màu, cây của người nghèo bởi đây là một trong những loại cây tr ng chủ chốt trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của nước ta Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây điều càng được khẳng định Nếu đem so với một số cây kinh tế chủ yếu khác của địa phương thì như vậy việc tr ng cây điều sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn mà quá trình thu hoạch, bảo quản sản phẩm lại đơn giản hơn rất nhiều

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu điều

Gần 20 năm hình thành và phát triển, Việt Nam đã trở thành quốc gia chế biến – xuất khẩu điều hàng đầu thế giới hiện nay Việt Nam có hàng triệu hecta đất trống, đ i núi trọc lại nằm ở khu vực có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp cho cây điều phát triển Vì vậy cây điều có thể tr ng tại nhiều địa phương trong cả nước Trong đó Đông Nam Bộ là khu vực có diện tích tr ng điều lớn nhất cả nước do có điều kiện khí hậu đặc trưng 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa), đáp ứng tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây điều Tây

Nam Bộ là khu vực đứng hàng thứ 2 trong nước về tr ng điều, tiếp theo là khu vực Tây Nguyên và cuối cùng là khu vực đ ng bằng sông C u Long

Hình thức sản xuất điều cũng nhưng các mô hình sản xuất cây lâu năm khác, nhưng đối với hạt điều thì nông hộ và trang trại tr ng điều là 2 loại hình tổ chức sản xuất phổ biến, chỉ có một số diện tích điều tr ng tại nông trường (Nông trường Chiến Đàn tỉnh Quảng Nam, Nông trường Vĩnh Hảo), ngoài ra, còn có diện tích điều tr ng ở đất lâm phần nhưng do các hộ nhận khoán giao đất, cho thuê đất theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 và Thông tư Liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính Để giúp đỡ nông dân tr ng điều, các tỉnh đã triển khai thực hiện đề án phát triển điều đến năm 2005 - 2010 và đã hoàn thành tốt việc rà soát quy hoạch phát triển điều, dành ngân sách hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, hỗ trợ đưa giống mới vào sản xuất và hỗ trợ mở rộng diện tích điều cao sản Các doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đ ng cho phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống cho nông dân Nhờ đó, đến nay trong số hơn 400 nghìn ha điều cho thu hoạch, có khoảng 130 nghìn ha điều cao sản, năng suất đạt 2 tấn/ha, cá biệt có vùng đạt gần 2,2 – 2,5 tấn/ha, tăng nhiều lần so với giống điều cũ

- Tuy nhiên, nhìn lại sự phát triển ngành chế biến – xuất khẩu hạt điều Việt Nam, còn quá nhiều hạn chế khiến cho sức cạnh tranh của ngành điều không cao, phát triển thiếu bền vững, khối lượng xuất khẩu mạnh, nhưng sản xuất không ổn định Diện tích tr ng điều liên tục giảm do một số địa phương là vùng nguyên liệu chủ yếu đã không mặn mà với cây điều, như tại Đ ng Nai cây điều của tỉnh giảm mạnh do nhiều vườn điều già cõi, năng suất thấp, nông dân chặt bỏ chuyển sang tr ng cây cao su, sắn và ngô Tại Lâm Đ ng, có nguy cơ xóa sổ cây điều khi nông dân không thể dựa vào cây điều là ngu n sống của gia đình do giá cả bấp bênh, vì vậy trong vài năm gần đây hàng trăm ha điều bị người dân phá bỏ để tr ng các loại cây công nghiệp khác Mới đây chính quyền tỉnh Lâm Đ ng cũng đã công bố sự lựa chọn là phải thay thế ít nhất 2.200 ha điều kém chất lượng bằng cây cao su theo chương trình phát triển cây cao su của tỉnh Tại tỉnh Bình Phước do nắng nóng kéo dài, thời tiết biến đổi thất thường, nhiều sương muối, sâu bọ phát triển đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và tạo quả của cây điều Những hộ dân có kinh tế khá ổn định sẵn sàng cưa trắng vài ha điều Còn những hộ có kinh tế trung bình thì lại lấy ngắn nuôi dài theo phương pháp: chặt tỉa những cành xung quanh, chỉ để lại tán ngọn và tr ng xen cây cao su ở giữa hàng với mục đích tận thu vườn điều một vài năm nữa Sau khi cây cao su trưởng thành (còn khoảng 2 năm cho thu hoạch), người dân sẽ đốn bỏ cây điều

2.2.2.Tình hình tiêu thụ điều thô trong nước

Người sản xuất hạt điều là nông hộ với quy mô nhỏ, nâng suất thu hoạch không lớn, sau mỗi mùa vụ hay trong mùa vụ thường sẽ bán qua các thương lái, những người này thường là những người cùng địa bàn, vì vậy họ có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển, việc thu mua có thể những thương lái sẽ đến mua trực tiếp tại nông hộ, hoặc những người sản xuất đến tận nơi để bán hạt điều cho thương lái Đối với trang trại, hay những nông hộ có quy mô lớn, số lượng hạt điều thu hoạch nhiều, họ sẽ không qua khâu trung gian thu gom là thương lái mà sẽ bán trực tiếp cho đại lý thu mua

Những thương lái bắt đầu xuất hiện từ năm 1986 và phát triển mạnh từ sau năm 2000 Thương lái thường có am hiểu mùa vụ thu hoạch điều của từng xã, huyện có tr ng điều, nhạy bén với thị trường Tuy nhiên, cũng có không ít người mua gom hoạt động có tính thời vụ, quy mô nhỏ, năng lực, trình độ thấp, ít vốn hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp, ít hợp tác chia sẻ thị trường mua và bán hạt điều, nên chất lượng hiệu quả kinh doanh chưa cao

Việc thu mua điều có những t n tại:

- Hiện tượng tranh mua - tranh bán, tạo nên sự bất cập cho cả người tr ng điều và doanh nghiệp chế biến hạt điều

- Xuất hiện tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào hạt điều làm giảm chất lượng hạt điều nguyên liệu khi bán cho doanh nghiệp chế biến

- Phát sinh việc "buôn bán lòng vòng" hạt điều, nhất là ở những năm điều sản xuất trong nước giảm sản lượng và giá xuất khẩu nhân điều ở mức cao.

Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu điều của Việt Nam

2.3.1 Xuất khẩu điều của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu:

- Đầu những năm 1990, Việt Nam chưa chế biến được điều nhân, hạt điều của nông dân làm ra hầu hết đều được xuất thô sang Ấn Độ Chính vì vậy, lợi nhuận do xuất khẩu hạt điều đem lại không cao và giá cả thường xuyên bị khống chế bởi những nước thu mua lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia Hơn nữa, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước cung cấp hạt điều thô của châu Phi Đánh giá về những ưu thế sẵn có về nguyên liệu và nhân công, Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia xuất khẩu nhân hạt điều với thiết bị sản xuất bóc, tách hạt điều không đòi hỏi trình độ quá cao, ngành cơ khí trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được Từ đó đến nay xuất khẩu điều nhân của Việt Nam gia tăng về số lượng và giá trị qua các năm, tạo ra ngành công nghiệp chế biến giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và mang về số lượng ngoại tệ lớn hàng năm Trong năm 5 dẫn đầu thế giới về giá trị xuất khẩu điều nhân, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt

504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm 2009 đạt 850 triệu USD, năm 2010 đạt 1,03 tỷ USD và năm 2011 đạt 1,47 tỷ USD

Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu điều của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 11/2011:

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

- Hiện nay, mặt hàng điều của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 98 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Năm 2011, đứng đầu là Mỹ với 44.256 nghìn tấn điều các loại, kim ngạch 371,56 triệu USD Kế đếnTrung Quốc nhập khẩu điều từ Việt Nam đạt 30,989 nghìn tấn năm 2011 với kim ngạch 251,56 triệu USD Hà Lan là nước nhập khẩu điều từ Việt Nam lớn thứ ba, với kim ngạch 201,98 triệu USD Ngoài những quốc gia nhập khẩu điều từ Việt Nam nêu trên, Việt Nam còn xuất khẩu điều sang thị trường Autralia, Anh, Nga, Canada, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ý, Israel, Newzilan, Tây Ban Nha…

Hình 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam theo lượng 11 tháng đầu năm 2011

Thái Lan Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Ấn Độ Đức

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Giá trị và khối lượng giao dịch hàng năm đều tăng Tuy nhiên, giá điều xuất khẩu biến động thường xuyên và ngày càng nhạy cảm hơn với tình hình biến động của ngành trên thế giới, nhưng với phương thức giao dịch hiện nay doanh nghiệp điều có nhiều thua thiệt so với đối tác

Mặc dù nằm trong top những ngành có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu số lượng điều thô khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu công suất trong ngành Theo báo cáo 3 năm gần đây của Bộ Công Thương, xuất khẩu nhân điều của Việt Nam tăng trưởng liên tục, trong khi tr ng điều của Việt Nam lại có dấu hiệu lùi, diện tích tr ng điều vài năm qua giảm nhiều Sản lượng điều trong nước đã từng chiếm 70 – 80% công suất chế biến của toàn ngành giai đoạn 2005 – 2008 đến năm 2009 chỉ đạt 49% tổng công suất, năm 2010 đạt 39% và năm 2011 ước đạt ước đạt 33% công suất chế biến

- Thị trường nhập khẩu: Điều thô được nhập khẩu từ hơn 20 thị trường, 11 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu 553,87 triệu USD Trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm tỷ trọng 97% tăng 1% so với cùng kỳ năm trước

Bảng 2.2: Thị trường Việt Nam nhập khẩu điều

11 tháng đầu năm 2011 11 tháng đầu năm

Tốc độ tăng trưởng 11 tháng đầu năm 2011/2010

Vị trí Thị trường Kim ngạch

Vị trí Kim ngạch ( USD )

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Kim ngạch nhập khẩu: tăng cao trong 7 tháng cuối của mỗi năm, do thời gian này điều trong nước đã qua mùa vụ thu hoạch, lượng điều thô phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu chế biến

Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu điều thô theo tháng của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011

Năm Tháng Kim ngạch (USD)

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Là nước xuất khẩu điều nhân đứng đầu thế giới đó là một điểm sáng để nhà nước có sự quan tâm nhiều hơn để tạo điều kiện cho ngành điều tiếp tục phát huy thành quả đạt được, tuy nhiên ngu n nguyên liệu nhập khẩu hàng năm tăng làm lệ thuộc nhiều vào ngu n nguyên liệu nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp bị động trong chế biến xuất khẩu và đối mặt với nhiều rủi ro do sự không ổn định của giá điều trong nước, giá điều thế giới

Nhưng tại sao chúng ta không duy trì diện tích thu hoạch để đảm bảo nhu cầu chế biến trong nước, diện tích tr ng điều giảm có nguyên nhân là do chi phí sản xuất trong nước cao như giá phân bón tăng, lãi suất vay cao, giống điều, biến đổi khái hậu ảnh hưởng đến nâng suất, ngoài ra nông dân không tiếp cận kịp thời với thông tin thị trường nên dễ bị ép giá, giá điều thường xuyên biến động, tạo sự khó khăn cho sản xuất và chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt để duy trì mức giá đảm bảo thu nhập cho người tr ng điều.

Tình hình biến động giá điều

Giá điều biến động là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và thường xuyên tác động cho doanh nghiệp Hội nhập kinh tế quốc tế, những can thiệp của chính phủ nhầm hỗ trợ cho ngành điều dần được tháo dỡ, hướng đến nền kinh tế thị trường, do đó giá điều không chỉ chịu tác động từ bên trong nước, còn nhạy cảm với sự tác động của thị trường thế giới Giá Điều thô thế giới chịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những nước sản xuất lớn và các yếu tố khác như tỉ giá ngoại tệ, thuế xuất nhập khẩu cho Điều thô

- Biến động giá điều trong nước: Giá điều hàng năm đều biến động, cụ thể: năm 2010 được đánh giá là năm của giá điều có mức kỷ lục, giá điều liên tục gia tăng và đạt mức khá cao vào cuối năm 2010 cho tới tháng 2/2011 Đầu

40.000 – 42.000 đ ng/kg – mức cao kỷ lục từ trước đến nay Tuy nhiên, ngay sau đó giá liên tục giảm mạnh, xuống tới 24.000 – 25.000 đ ng/kg điều thô ( ngày 24/03/2011 ) Giá điều tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, sau đó lại suy giảm về mức khoảng 28.000 – 29.000 đ ng/kg điều thô Giá điều thô lại giảm vào giữa tháng 5 và dao động ở mức 26.000 – 27.000 đ/kg đến giữa tháng 8, giá điều thô đạt mức 39.000 đ ng/kg Đầu tháng 9 giá điều lại tiếp tục giảm đến tháng 11 chỉ còn 30.000 đ ng/kg và duy trì đến cuối năm

2011 Tháng 2/2012, mùa điều vào đầu vụ giá điều thô trên dưới 20.000 đ/kg

Trong những năm gần đây biến động giá điều càng trở nên khó dự đoán, trái với quy luật trước nay đối với hàng nông sản là “Được mùa rớt giá, mất mùa được giá”, năm 2012 vừa qua do nhiều đợt mưa trái mùa làm cho nâng suất thu hoạch điều thấp, nhưng giá lại ở mức rất thấp khiến cho nhiều nông dân bất mãn với việc tr ng điều, do ảnh hưởng của giá điều thế giới

- Khi xuất khẩu nhân điều, thì giá xuất khẩu lại tùy thuộc diễn biến tình hình giá cả thế giới, giá điều nhân xuất khẩu cũng sẽ biến động

Bảng 2.4: Diễn biến giá điều nhân xuất khẩu trung bình theo tháng trong năm 2010 - 2011:

Năm Tháng Giá điều xuất khẩu trung bình USD/tấn DAF

Giá điều cuất khẩu trung bình USD/tấn FOB

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Tuy nhiên, giá điều thô xuất khẩu sẽ khác nhau cho các thị trường khác nhau

Giá xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường không thực sự đ ng nhất do chất lượng hạt xuất sang từng thị trường không giống nhau cũng như chi phí xuất khẩu (bao g m chi phi vận chuyển và chi phí cho thủ tục thanh toán) đến từng khu vực cũng không giống nhau

Bảng 2.5: Diễn biến giá điều xuất khẩu trung bình của Việt Nam theo tháng:

Năm Tháng Giá điều xuất khẩu trung bình USD/tấn DAF

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

- Giá điều thô trên thị trường thế giới năm 2011: Giá Điều thô thế giới chịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Brazil và các yếu tố khác như tỉ giá ngoại tệ, thuế xuất nhập khẩu Giá điều thô trên thị trường thế giới trong 5 tháng đầu năm

2011 ở mức cao, có thời điểm lên đến 1.800 USD/tấn, tăng đến 80% so với giá điều trung bình của năm 2010 Tại thị trường Ấn Độ, trung bình tháng 6/2011, giá điều các loại hạt vỡ tăng từ 10 - 12% và hạt điều nguyên hạt tăng từ 5 – 6% so với tháng trước Tháng 7/2011 giá điều tiếp tục tăng, sau đó giảm nhẹ vào cuối tháng 8/2011, đến tháng 9/2011 giá điều giảm từ 7 – 10%

Giá tăng một phần bởi do tình hình bất ổn tại Bờ Biển Ngà vẫn tiếp tục vào những tháng đầu năm 2011 khiến ngu n cung điều thô bị thắt chặt Ngoài ra, do ngu n cung cần được bổ sung thêm từ Ấn Độ khoảng 350.000 tấn điều thô vì sản lượng trong nước không đáp ứng được nhu cầu và Brazil cũng dự kiến nhập khẩu 300.000 tấn vì mất mùa dù nước này chưa bao giờ phải nhập khẩu mặt hàng này Chính vì vậy, hầu hết các nước nhập khẩu điều thô đều hướng về thị trường Tây Phi khiến giá điều thô được nhập khẩu tăng cao.

Nguyên nhân của sự biến động giá điều

Nông hộ tr ng điều và doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều trong nước phải đối mặt với nhiều rủi ro về giá, sự biến động về giá do nhiều nguyên nhân từ trong đến ngoài nước:

2.5.1.Nguồn cung trong nước chưa ổn định

Sản lượng điều trong nước đủ đáp ứng cho sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp không phải đối mặt với sự thay đổi giá điều trên thế giới do phải nhập khẩu với các khoản chi phi trong vận chuyển, giao dịch và thanh toán, cũng nhưng rủi ro của việc nhập khẩu khi không có những sản phẩm bảo hiểm rủi ro hiệu quả Sản lượng điều trong nước không ổn định là do thay đổi diện tích tr ng điều trong nước, đã làm giảm lượng cung điều thô cho chế biến Năm 2007 đến nay diện tích tr ng điều có xu hướng giảm

Hình 2.2: Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch điều của cả nước theo năm, 1995-2008 (Ha)

Nguồn: Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Tống Cục thống kê (GSO) và trang www.quadieuvang.binhphuoc.gov.vn

Bảng 2.6: Diện tích gieo trồng điều giai đoạn từ 2006 – 2011, nghìn ha:

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Diện tích gieo tr ng giảm, kỷ thuật tr ng trọt, giống mới chưa đảm bảo vì vậy sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng

Bảng 2.7: Năng suất và sản lƣợng điều của Việt Nam năm 2001 và 2011:

Nguồn: AgroMonitor, Báo cáo thường niên ngành hàng hạt điều 2011-2012, tính theo số liệu của Tổng cục hải quan[18]

Năng suất điều tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân tr ng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật Trong khi đó, tại Braxin, sản lượng điều xuất khẩu thấp hơn nước ta, nhưng năng suất bình quân là 2 tấn/ha Do đó doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện tham khảo giá điều của các nước trên thế giới để chọn được giá nhập khẩu tốt nhất và đảm bảo chất lượng mặc dù đã được thỏa thuận trong điều khoản hợp đ ng Vì ngu n cung trong nước không ổn định, trường hợp doanh nghiệp bị lỗ vẫn phải nhập khẩu để duy trình sản xuất hay thực hiện hợp đ ng cung ứng điều nhân đã ký trước đó và lệ thuộc vào nhập khẩu dễ bị tác động của thị trường nước ngoài, hay bị các thương lái nước ngoài tăng giá

- Không làm chủ chất lƣợng điều: Chế biến điều ngày càng tăng, doanh nghiệp không tổ chức đầu tư cho vùng nguyên liệu cũng như chưa ký hợp đ ng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với các nông hộ tr ng Điều Vì vậy có tình trạng doanh nghiệp tranh nhau thu mua hạt điều trong nước và nhập khẩu điều không có qua sàn giao dịch hàng hóa với quy định về tiêu chuẩn giao dịch nên việc nhận hàng không đảm bảo theo điều khoản hợp đ ng trong ngành điều đã xảy ra Lượng điều trong nước sau khi thu hoạch khoảng 10-20% không đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chưa bóc vỏ, ẩm mốc hoặc đã bóc vỏ nhưng chưa sấy) Thậm chí, một số nông hộ tr ng điều và các người thu mua nhỏ lẻ trong nước còn có hành vi gian lận, trộn tạp chất, bã trái, xịt nước, ngâm ủ hạt điều r i mới đem bán Vì vậy chất lượng không ổn định, nhưng trong xuất khẩu doanh nghiệp nước ngoài thường đem các tiêu chuẩn về chất lượng để ép giá

- Sự biến động tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, hầu hết tất cả các đ ng tiền đều chịu sự chi phối của thị trường tiền tệ toàn cầu hóa, đối với thị trường hàng hóa sự suy yếu hay tăng giá của tiền đ ng hay những nước cung ứng khối lượng một loại hàng hóa lớn trên thế giới làm cho giá hàng hóa đó trên thị trường thế giới biến động, như khi các nước xuất khẩu giảm giá đ ng tiền của mình, giá cũng sẽ giảm trừ khi xảy ra thiếu hụt hàng hóa Đối với ngành điều, hiện nay Việt Nam chiếm khoảng 50% giá trị điều giao dịch trên thế giới Bất kể khi nào Việt Nam giảm giá tiền đ ng, giá điều nhân sẽ giảm ngay lập tức Đ ng thời, Ấn Độ và Brazil cũng sẽ chịu thua lỗ trên thị trường điều nhân Và khi Ấn Độ, Brazil giảm giá đ ng nội tệ để cạnh tranh xuất khẩu, giá một lần nữa lại giảm và ngành điều Việt Nam khi ấy sẽ khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế

Năm 2012, có sự giảm giá điều nhân trên thị trường thế giới chủ yếu do sự giảm giá của đ ng Rupee so với USD, nên việc xuất khẩu điều của Ấn Độ rất được thuận lợi do giá rẻ trên thị trường thế giới Đ ng Real Brazil cũng giảm giá nhưng không cùng tốc độ suy giảm với đ ng Rupee Ấn Độ Những biến động tỷ giá này gây nên lo ngại cho khả năng cạnh tranh giá của điều Việt Nam trên thị trường quốc tế

- Nhiều chủ thể tham gia chế biến và xuất khẩu điều: Tổ chức chế biến của ngành điều cũng hết sức manh mún và tự phát, năng suất lao động còn thấp, sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

Toàn quốc có 291 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhưng hầu hết quy mô nhỏ, kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên chỉ có 48 doanh nghiệp Nhà nước chưa tạo đủ cơ chế, biện pháp cần thiết để kích thích các doanh nghiệp gắn sự t n tại của mình với việc sản xuất, kinh doanh, với khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Một số doanh nghiệp điều kiện tham khảo giá còn hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin thị trường yếu và việc làm ăn tùy tiện, không xem trọng lợi ích của ngành, thu mua điều chất lượng không tốt sản xuất bán với giá thấp làm giảm uy tín của hạt điều Việt Nam Từ đó tạo ra sự so bì về giá của các đối tác, vì không có kênh thông tin nào chính thức cho thấy sự khác biệt về chất lượng nên dẫn đến bị ép giá

- Tác động của lãi suất đến giá điều: Các doanh nghiệp ngành điều chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên điều kiện tiếp cận các kênh huy động vốn còn rất hạn chế, chủ yếu vốn tiếp cận từ các Ngân hàng Do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp Khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng, doanh nghiệp thiếu vốn cũng lo lắng tiếp cận với các khoản vay không mạnh dạn thu gom điều từ nông dân khi mùa vụ đến, việc sản xuất cũng chỉ cầm chừng không mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất Từ đó lượng điều t n trong nông dân lớn, nông dân muốn bán điều để trang trải cuộc sống và thanh toán chi phí phân bón, thuốc trừ sâu bệnh nên bán với giá thấp hoặc bị ép giá

Năm 2008, những doanh nghiệp thu mua, kinh doanh Điều của Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, lượng tiền dành cho thu mua khan hiếm hơn mọi năm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ mới điều chỉnh của Chính phủ Với chính sách tiền tệ này, doanh nghiệp thu mua chế biến Điều phải gánh chịu chi phí lãi suất ngân hàng tăng tới 40-50% bên cạnh chi phí sản xuất đã tăng 40% trước đó

Năm 2011, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay tăng lên 22%/năm của các ngân hàng thương mại trên thị trường đã có những biến động bất thường và tác động nhiều đến khu vực doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp điều, do tình trạng thiếu vốn nên hết nguyên liệu đến đâu nhập hàng đến đó, nên có trường hợp phải thực hiện hợp đ ng dù nhập khẩu giá cao cũng phải thực hiện, nên năm 2011 có nhiều doanh nghiệp trong ngành thua lỗ lớn

2.5.2.Rủi ro do biến động của giá điều 2.5.2.1 Đối với doanh nghiệp

- Như phân tích trên, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu các doanh nghiệp ngành điều đều ở trong thế yếu, nhất là những khi có sự biến động tăng, giảm giá

+ Thể hiện rõ nhất là trong giao dịch, thanh toán tiền trong xuất nhập khẩu

Khi ký được hợp đ ng mua nguyên liệu, doanh nghiệp luôn phải trả tiền trước từ 80% đến 90%, do vậy xem như các thương nhân trung gian đã nắm đằng cán và ở thế chủ động Từ đó, khi giá điều tăng thì họ buộc ta điều chỉnh tăng giá mua, còn khi giá điều xuống thì họ không điều chỉnh xuống Trong trường hợp giá nguyên liệu điều tăng cao quá, nếu các doanh nghiệp không chịu điều chỉnh tăng giá thì việc họ phá bỏ hợp đ ng rất dễ xảy ra Hoặc họ giao cho ta loại hạt điều chất lượng thấp hơn hàng đã thỏa thuận, với hàng loạt lý do như do mưa nhiều, do thời gian vận chuyển

+ Ký hợp đ ng mua hạt điều thì doanh nghiệp buộc phải trả tiền trước, ngược lại xuất khẩu hạt điều đã chế biến thì chỉ khi nào phía đối tác nhận được hàng, và kiểm tra hàng xong thì họ mới chuyển tiền Một bất bình đẳng khác là khi doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều đã chế biến thì hai bên chỉ ký bản ghi nhớ, khi nhập khẩu thì phải ký hợp đ ng Tính pháp lý của “bản ghi nhớ” thấp hơn

“bản hợp đ ng” nên khai tranh chấp xảy ra thiệt thòi là của doanh nghiệp

Sự cần thiết về sàn giao dịch hạt điều và thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá

2.6.1 Tiềm năng số lượng những người tham gia thị trường lớn

Hoạt động sản xuất kinh doanh điều không được tập trung Nông dân tr ng điều nhiều và phân bố mọi nơi, doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều ngày càng gia tăng nên số lượng người có nhu cầu tham gia trên thị trường là rất lớn Thị trường tiên thụ cũng khắp mọi nơi trên thế giới, nắm bắt diễn biến tình hình thị trường cũng khó khăn

Hình 2.3: Chuỗi cung ứng điều Việt Nam [8]

Hạt điều cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác là mang tính thời vụ nên tình trạng cung vượt cầu vào thời kỳ thu hoạch đã dẫn tới giá cả sụt giảm trên thị trường tiêu thụ Để tránh các rủi ro, người sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trước khi vận chuyển đến thị trường kể cả giá có thể thấp hơn so với giá dự kiến khi được đưa đến thị trường tiêu thụ Thay vì đưa hàng để tiêu thụ người sản xuất sẽ thỏa thuận với người mua để “bán trước” nông sản của mình Người bán và người mua sẽ thỏa thuận với nhau về việc mua bán giao hàng và nhận tiền trong tương lai Thêm vào đó Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển diện tích tr ng điều sang campuchia, hiện đã ký văn bản hợp tác tr ng điều trên diện tích 2.000 héc ta tại tỉnh Kampong Cham và Kampong Thom, Campuchia Và theo kế hoạch trong 5 năm diện tích sẽ tăng lên nhiều lần Tuy nhiên, những người sản xuất nông nghiệp Việt Nam không ai đủ khả năng điều tiết thị trường hàng hóa nông sản, nên cần thiết phải có một thị trường giao dịch đủ mạnh để góp phần chắp nối thành công những người sản xuất với người tiêu dùng và những người sản xuất với nhau Ngoài ra, với vị trí là nước xuất khẩu điều số một trên thế giới và chiếm khoảng 50% giá trị giao dịch điều trên thế giới Kim ngạch xuất nhập khẩu điều của Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong thời gian tới do những nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến chất lượng hàng hóa, tìm chọn khách hàng và quảng bá sản phẩm…vì vậy việc thành lập sở giao dịch điều tại Việt Nam có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch và phòng ngừa rủi ro

Hoạt động sản xuất kinh doanh điều trong nước hiện nay gặp nhiều rủi ro, cũng như có nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc s dụng sàn giao dịch hàng hóa và giao dịch hàng hóa giao sau giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro tốt nhất Trước thực tế đó thì sở giao dịch hàng hóa và các công cụ mà nó cung cấp mở ra như một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu

2.6.2 Sự biến động giá điều trong nước và thế giới

Những người tham gia thị trường giao sau ngoài những người đầu cơ mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ sự tăng, giảm giá Nông dân và doanh nghiệp muốn phòng ngừa sự tăng giảm giá để tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh Giá điều biến động thất thường lại không có những biện pháp bảo hiểm khiến cho người nông dân từ bỏ những những sản phẩm truyền thống của mình và chạy theo những sản phẩm thu được lợi cao hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành điều Doanh nghiệp luôn bất an việc tăng giảm

Biến động giá trong nước và thế giới chính là một trong những yếu tố tạo nên nhu cầu ngày càng tăng về việc hình thành thị trường những sản phẩm có thể giúp người sản xuất bảo hiểm cho mình trước những biến động bất lợi Với các sở giao dịch hàng hóa, những người sản xuất ở những quốc gia khác đều có thể tự bảo vệ mình, thì người sản xuất nước ta vẫn phải ngày ngày lo lắng tới vấn đề tiêu thụ và biến động giá Do vậy, sự biến động giá cho thấy sự cần thiết để xây dựng nên sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

2.6.3.Kế hoạch gia tăng nguồn cung từ trong nước để đảm bảo số lượng và chất lƣợng hạt điều cho giao dịch

Bộ nông nghiệp có Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN ngày 02/05/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, theo quyết định này:

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tr ng Điều chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển ngành Điều của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của cả nước Sắp xếp lại các cơ sở chế biến Điều theo hướng đến năm 2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm; thành lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại

- Thực hiện các giải pháp đ ng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà máy, cơ sở chế biến thực hiện ký hợp đ ng đầu tư, bao tiêu sản phẩm đối với người tr ng Điều theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các tổ chức Nhà nước cung cấp dịch vụ, hỗ trợ nông dân trong công tác khuyến nông, cải tạo vườn điều, chuyển giao nhanh các giống tốt vào sản xuất, tổ chức đ ng bộ từ tr ng trọt, thu hái, bảo quản, thu mua đến chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Sắp xếp, tổ chức hoàn chỉnh hệ thống nghiên cứu, chọn, tạo giống Điều trong nước kết hợp với nhập nội giống mới, phấn đấu đến năm 2010 có trên 50% diện tích Điều được tr ng bằng giống mới; Chương trình giống cây tr ng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp ưu tiên nhập khẩu các giống Điều mới về khảo nghiệm, chuyển giao vào sản xuất; Xây dựng và ban hành các quy trình thâm canh phù hợp từng vùng sinh thái, áp dụng nhanh vào sản xuất; tăng cường đầu tư thâm canh để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều; Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông Nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân; Các cơ sở chế biến có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới Đến năm 2010, các nhà máy đạt tiêu chuẩn hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points) có tổng công suất chế biến chiếm trên 70% so với cả nước; Căn cứ nhu cầu thị trường để đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững; đến 2010 có được khoảng 20% nhân Điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều ), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả Điều (rượu, nước giải khát ), dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; Nghiên cứu, áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu chế biến để khắc phục tình trạng thiếu lao động

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống Điều mới; đầu tư các công trình thuỷ lợi và giao thông đầu mối ở những vùng tr ng Điều tập trung; nghiên cứu cơ giới hoá các khâu trong chế biến Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm Điều

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến Điều liên kết, liên doanh hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới; Củng cố, nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội cây Điều Việt Nam để thực hiện tốt việc phối hợp các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dự báo thị trường, khoa học công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quỹ bảo hiểm cho sản xuất, xuất khẩu nhân Điều Đây chính là những giải pháp giúp phát triển ngành điều, tạo điều kiện cho ngành điều pháp triển đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

2.6.4.Giao dịch hàng hóa cơ sở ngày càng tăng Tiêu thụ trong nước:Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều nhân, nên sản lượng điều thô chủ yếu là được giao dịch trong nước Ngoài ra, trong nước còn là thị trường tiềm năng để tiêu thụ điều nhân, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh điều ít quan tâm hoặc còn bỏ ngỏ thị trường nội địa, trong khi nước ngoài đánh giá thị trường của Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 84 triệu dân, vì vậy có sản phẩm phù hợp, chương trình quảng bá sản phẩm tốt, trong nước sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp chế biến điều Trước đây, thị trường tiêu thụ điều nhân trong nước rất hạn chế vì điều không phải là mặt hàng thiết yếu như gạo, hay là mặt hàng đáp ứng nhu cầu thói quen hàng ngày như cà phê, bên cạnh đó giá điều nhân rất cao so với các mặt hàng nông sản khác, nên trong nước chủ yếu là trong các khách sạn, nhà hàng nhưng cũng rất hạn chế

Với kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập, mức sống ngày càng nâng lên, vì vậy việc tiêu thụ điều trong nước ngày càng tăng lên ngoài việc tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, hạt điều đã có mặt tại các chợ, siêu thị trong nước và những nơi vui chơi, giải trí

Về nhập khẩu: Trước tình hình chế biến điều trong nước gia tăng, nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu điều thô từ nước ngoài Năm 1998 là năm đầu tiên nước ta phải nhập điều thô để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất chế biến trong nước (tuy nhiên khối lượng nhỏ, không đáng kể) Cùng với xu hướng chế biến hạt điều thô lột vỏ ngày càng gia tăng nên xu hướng khan hiếm hạt điều thô cũng ngày càng trở nên phổ biến do đó, điều thô được nhập khẩu ngày càng nhiều, năm 2011 giá trị nhập khẩu gần 600 triệu USD

Về xuất khẩu: Hơn 10 năm qua, xuất khẩu điều nhân hàng năm đều tăng cho thấy được những nổ lực của ngành, nhưng giao dịch xuất khẩu có nhiều hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở để tham chiếu giá đáng tin cậy

Hình 2.4: Giá trị xuất khẩu nhân điều các nước xuất khẩu chính trên thế giới [8]

Nguồn: FAO, 2007 và trang http://www.fao.org.vn[8]

Năm 2007, tổng giá trị xuất khẩu điều của cả nước đạt 650,7 triệu USD tương đương với 151,73 ngàn tấn hạt điều các loại, tăng 19,66% về lượng và tăng

29,15% về giá trị so với năm 2006; những năm sau đó kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

Sàn giao dịch hàng hóa hiện nay tại Việt Nam

Giao dịch hàng hóa qua sàn đã được thực hiện từ lâu và hiện nay đã được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới Tại Việt Nam hiện nay có Sàn giao dịch cà phê Buôn Mê Thuộc (BCEC), Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam Nam (VNX), Sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín (STE) thuộc Sacombank

2.7.1.Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc (BCEC)

Trực thuộc Sở Công thương tỉnh DakLak, hoạt động với mục đích hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam và hướng đến lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh cà phê BCEC được thành lập theo quyết định Quyết định 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh ĐắkLắk, trụ sở đặt tại 153 – Nguyễn Chí Thanh – thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh ĐắkLắk Ban đầu, được xây dựng thí điểm là chợ đầu mối của 3 vùng nguyên liệu tập trung đó là chợ An Lạc của Nghệ An, chợ gạo của Cần Thơ và chợ cà phê của ĐắkLắk, sau đó đã được nâng thành sàn giao dịch cà phê Vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 tỷ đ ng Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc là nơi tổ chức giao dịch, mua bán các loại cà phê nhân sản xuất tại Việt Nam, theo phương thức đấu giá khớp lệnh Thời gian đầu giao dịch mua bán giao ngay, từ ngày 11/03/2011 giao dịch mua bán giao sau theo các kỳ hạn

Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đã cùng với các đơn vị ủy thác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Tập đoàn

Cà phê Thái Hòa và Công ty Giám định Hàng hóa Nông sản Xuất khẩu - CafeControl đã thiết lập được thị trường giao dịch cà phê thông qua sàn giao dịch với phương thức giao ngay có hàng thực và giao sau theo từng kỳ hạn của hợp đ ng, với mục đích nhằm giảm khâu trung gian, tạo môi trường mua bán trực tiếp, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh cũng như các nhà đầu tư tài chính s dụng tính công khai, minh bạch, an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, và các dịch vụ: g i kho, kiểm định chất lượng, chế biến, tín dụng, để phục vụ mục đích kinh doanh giao dịch của mình

Sàn hoạt động trong thời gian ngắn, có những hạn chế, thiếu sót chưa được khắc phục như khung pháp lý chưa đ ng bộ nên bước đầu thí điểm cho giao dịch giao ngay chưa được được phát triển thuận lợi, không thu hút được đông đảo người sản xuất tham gia nên làm giảm tính thanh khoản

2.7.2.Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX)

Trụ sở chính tọa lạc tại 18 – 20 Phước Hưng, phường 8, quận 5, thành phố H Chí Minh và có một sàn giao dịch tại số 52 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố H Chí Minh Vốn điều lệ ban đầu của VNX là 150 tỷ đ ng

Sàn được thành lập với mục tiêu làm đầu mối quản lí các giao dịch hàng hoá trên thị trường Việt Nam như: cung cấp thêm công cụ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất, thương mại bảo hiểm, rủi ro biến động giá; kết nối nhu cầu mua bán; trung gian thực hiện hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao dịch giữa các nhà đầu tư tham gia qua Sở

Sở còn cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing; chuẩn hoá quy trình giao nhận đối với hàng hoá vật chất; đảm bảo cơ chế khớp lệnh được thông suốt và hiệu quả

Sự hình thành sở giao dịch hàng hoá sẽ thực hiện chức năng đầu mối giao dịch hàng hoá nhằm giảm thiểu chi phí, đưa hàng hoá Việt Nam đến gần với các chuẩn giao dịch trên thế giới, tránh thiệt thòi về giá, tạo công cụ bảo hiểm biến động giá, tăng cường thanh khoản và bổ sung kênh đầu tư mới cho thị trường

2.7.3.Sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín (STE) Được thành lập vào giữa năm 2009 với vốn điều lệ là 150 tỷ đ ng, thuộc Sacombank Sàn tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM Được đầu tư tranh thiết bị hiện đại, với danh mục các hàng hóa thép, đường, cao su, phân bón, hạt nhựa Thực hiện giao dịch qua internet, điện thoại và có các dịch vụ hỗ trợ về vận chuyển, kho bãi, tín dụng Sàn giao dịch Sơn Tín thực hiện giao dịch hàng hóa minh bạch, công bằng, đ ng thời cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư Phương thức hoạt động là giao ngay và giao sau hàng hóa đối với cao su, sắt thép và đường

+ Khi giao dịch qua sàn Thương Tín, do tính bảo mật của lệnh mua bán nên nhà đầu tư sẽ không biết được mua đường của nhà máy nào, chỉ biết được loại đường, trong khi chất lượng của sản phẩm đường còn được quyết định bởi thương hiệu của nhà máy sản xuất, do đó nhà đầu tư sẽ hoang mang khi không biết được ngu n gốc của sản phẩm

+ Sàn giao dịch Sơn Tín chỉ có 4 kho để nhà đầu tư có thể ký g i hàng hóa, với khối lượng khoảng 30.000 tấn, địa điểm của 4 kho ở Thành phố H Chí Minh, vì vậy khiến cho các nhà máy ở Miền Bắc, Miền Trung hay Đ ng bằng Sông C u Long chở hàng đến kho Thành phố H Chí Minh để giao dịch sẽ tốn nhiều chi phí, còn để tại kho của doanh nghiệp thì không có quy định để bảo đảm chất lượng, hàng hòa có thể bị xuống cấp, việc quy trách nhiệm sẽ khó khăn

2.7.4.Lý do thất bại của sàn giao dịch nông sản ở nước ta

- Quy định pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan không chặt chẻ và chƣa đầy đủ: Luật Thương mại có hiệu lực thi hành năm 2005, trong đó có quy định về Sở giao dịch hàng hóa, những quy định chung nhất và thể lệ sàn giao dịch hàng hóa được quy định tại Nghị định 158/2006/NĐCP để hướng dẫn thi hành Luật Thương mại Đến năm 2009, Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của Sở Giao dịch hàng hóa bằng Thông tư 03/2009/BCT Sau đó, bộ cũng tiếp tục công bố danh mục sản phẩm được mua bán qua sàn giao dịch hàng hóa, g m cao su, cà phê nhân, mủ cao su thiên nhiên và một số loại thép

Thế nhưng điều cần nhất là quy định chi tiết về tổ chức để một sàn giao dịch hàng hóa hoạt động thì cho đến nay vẫn chưa được bộ hướng dẫn cho doanh nghiệp Chưa nói đến việc ban hành chậm trễ các văn bản pháp lý, thành lập từ năm 2002 nhưng đến năm 2005 hoạt động của các Sở giao dịch mới được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 vẫn còn chung chung, đến năm

2006 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được ban hành Chưa kể đến những quy định chưa thống nhất về thuật ngữ giữa các luật, thuật ngữ trong luật và thực tế

- Chƣa thu hút nhiều thành phần tham gia: chỉ một vài công ty sản xuất, nhà đầu tư và một số ít nông dân trực tiếp tham gia sàn giao dịch hàng hóa

Khảo sát doanh nghiệp và nông dân tr ng điều về sở giao dịch và thị trường

Thực trạng và rủi ro do biến động giá của ngành điều đã và đang ngày càng khó lường, mặt dù các doanh nghiệp trong ngành đa số vẫn hoạt động có hiệu quả, nhưng xét về lâu dài tính bền vững chưa được thể hiện, lợi ích các chủ thể không điều, doanh nghiệp thì đua nhau chế biến điều xuất khẩu, nông dân thì không mặn mà với cây điều, do nông dân luôn bị thất thế, doanh nghiệp chỉ thấy được lợi ích trước mắt không quan tâm đến sự t n tại và phát triển của ngành Điều này cũng xảy ra đối vài ngành của một số nước, nhưng sau đó với việc giao dịch qua sàn và s dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro họ đã khắc phục được những khó khăn bảo vệ cho các chủ thể trong ngành, vực dậy và phát triển dần trở thành một quốc gia dẫn đầu ngành trên thế giới

Ngành điều Việt Nam đang phải ứng phó với việc biến động giá mà khó có thể dự đoán trước, nên việc phải có công cụ để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro là cần thiết, ngoài việc hạn chế những khó khăn do tác động từ giá, thì việc giao dịch qua sàn sẽ cung cấp thêm những thông tin về giá cả tình hình tiêu thụ sản phẩm, cũng như giảm được khâu trung gian lợi ích đến với họ trực tiếp hơn

Phát triển thị trường giao sau hạt điều với vai trò, lợi ích của nó giúp hạn chế rủi ro tốt nhất và giao dịch mua bán trên sàn đem lại lợi ích cho các chủ thể tham gia thị trường, cải tiến chất lượng hạt nâng cao uy tín, thương hiệu hạt điều Việt Nam, khắc phục hạn chế t n tại đối với việc giao dịch hiện nay Để phát triển thị trường giao sau, xây dựng sàn giao dịch hàng hóa điều, trong

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA ĐỂ PHÕNG NGỪA RỦI RO CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

Điều kiện thành lập thị trường giao sau hàng hóa nông sản Việt Nam

Phát triển thị trường giao sau mặt hàng điều là quan trọng để bảo vệ ngành điều trước những rủi ro hiện nay Được đánh giá là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới trong năm 2011, nhưng doanh nghiệp điều trong nước luôn có nhiều thiệt thòi so với các doanh nghiệp ngoài nước vì thiếu thông tin, kiến thức trong giao dịch, thanh toán…Việt Nam cần xây dựng và phát triển thị trường giao sau mặt hàng điều có sự liên thông với các thị trường giao dịch trên thế giới Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của thị trường giao sau:

- Thị trường giao sau đã cung cấp một công cụ hữu hiệu và nhiều lợi ít hơn trong việc kiểm soát tính bất ổn của giá cả, việc phòng ngừa biến động giá trên thị trường giao sau ít tốn kém (Gilbert, 1985)[2]

- Thị trường giao sau đã giúp ổn định phần nào giá cả để ổn định thu nhập đã đạt hiệu quả ở hầu hết các nước nhưng có sự khác nhau về mức độ thành công (Gemmell, 1985 )[ 2]

- Thị trường giao sau đã giúp tách biệt rủi ro giá cả khỏi rủi ro sản xuất và như vậy các thị trường giao sau có thể được coi là công cụ làm giảm rủi ro hơn là chỉ đơn giản dùng công cụ bảo hiểm[2]

- Thị trường giao sau góp phần làm ổn định giá giao ngay, vì khi nhà sản xuất cất trữ hàng hóa t n kho nên hàng hóa được cất trữ nhiều hơn và do đó góp phần ổn định giá cả[2]

3.1.1.Chuẩn bị về số lƣợng và chất lƣợng hạt điều đáp ứng nhu cầu cho giao dịch giao sau

Mặc dù, trong 5 năm liên tiếp ngành điều giữ vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới và 2 năm qua liên tục giá trị xuất khẩu điều của nước ta đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và chạm ngưỡng 1,5 tỷ trong năm 2011 Tuy nhiên ngành điều cũng đang đối mặt với nhiều thách thức: không chủ động ngu n cung điều trong nước, xuất khẩu gia tăng nhưng thời gian gần đây diện tích điều đang giảm và có nguy cơ tiếp tục giảm Thiếu lao động cộng với ngu n nguyên liệu điều không ổn định khiến doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và phải nhập khẩu điều để chế biến Một số doanh nghiệp chế biến công nghệ còn lạc hậu

Sản xuất của ngành vẫn trong tình trạng manh mún, thiếu liên kết Dù sản lượng nhiều nhất nhì thế giới nhưng ngành điều Việt Nam chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu và chưa xây dựng thương hiệu cho Việt Nam Để hạn chế được những điều đó, ngành điều phải phát triển bền vững trong tất cả các khâu tr ng, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước Nên quy hoạch ổn định vùng tr ng điều bảo đảm đất tr ng điều phải phù hợp và có khả năng thâm canh cho năng suất cao, theo hướng hình thành những vùng nguyên liệu tập trung; thay thế dần giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hóa, chế biến sâu; chuyển đổi mạnh từ tr ng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung; phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đ ng bộ từ khâu sản xuất- thu mua- chế biến- bảo quản- tiêu thụ, đ ng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp với vùng chế biến (kể cả các sản phẩm phụ) để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng đ ng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

3.1.2.Xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển vững mạnh và chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả Đối với các nước đang phát triển ngành nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, trong sản xuất nông nghiệp giá cả là sự quan tâm hàng đầu Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rủi ro về giá không chỉ phát sinh từ bên trong mỗi quốc gia, nó có thể tìm ẩn từ thị trường thế giới có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường trong nước và gây nên những tổn thất lớn cho nền kinh tế, các công cụ giao sau được s dụng để hạn chế tốt nhất rủi ro về giá trên các sàn giao dịch hàng hóa thế giới Tuy nhiên, để có một thị trường giao sau phát triển đòi hỏi phải có một nền kinh tế ổn định Đó chính là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường giao sau hàng hóa nông sản Ổn định nền kinh tế, phải hoàn thiện nền kinh tế thị trường, làm cho lượng cung và lượng cầu hàng hóa trong xã hội tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu Khi đó, thị trường của chúng ta sẽ tiến gần hơn thị trường thế giới

Thông qua chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, chính sách thu hút đầu tư…nhà nước phải đóng vai trò nhà điều hành nhạy bén để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định; Xây dựng chính sách bảo trợ, bảo hộ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh liên kết công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, các thị trường lớn, đáng tin cậy Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị có hiệu quả Xây dựng các chợ đầu mối là nơi cung cấp thông tin tập trung và là nơi hỗ chợ nông dân làm quen với các giao dịch mua bán hàng hóa có khối lượng lớn

3.1.3.Xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ về thị trường giao sau hàng hóa Đây là vấn đề quan trọng trong các giao dịch, các quan hệ kinh tế, xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật để đảm bảo sự công bằng và bảo vệ bởi pháp luật Như vậy đòi hỏi luật pháp phải đảm bảo đầy đủ các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi hoạt động trong xã hội Hiện nay cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên sàn giao dịch hàng hóa và các quan hệ trong hợp đ ng giao sau còn thiếu sót, ch ng chéo và chưa thống nhất về thuật ngữ, quy định chưa đầy đủ chưa điều chỉnh được các quan hệ trên sàn giao dịch và thị trường giao sau

+ Về thị trường giao sau: Việt Nam, Sàn giao dịch hàng hóa đã có quy định trong Luật Thương mại năm 2005, có Nghị định 158/2006/NĐCP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, nhưng thực tế chỉ là những quy định chung và Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa Như vậy chưa có văn bản pháp lý quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa

+ Về Thị trường giao sau: Chưa có pháp luật quy định cho quan hệ của hợp đ ng giao sau hàng hóa, chủ yếu là các văn bản dưới luật mang tính thí điểm và áp dụng trên thị trường tiển tệ

Do vậy nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật để quy định rõ ràng về: chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của một số cơ quan hữu quan; quy định một số tiêu chuẩn của hàng hóa đưa vào giao dịch, trong đó có mặt hàng điều; quy định về thuế, phí và chế độ kế toán, tài chính liên quan đến mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; qui định về mở tài khoản, cơ chế thanh toán bù trừ, ủy thác thanh toán qua ngân hàng và quy định về cho vay, cầm cố các hợp đ ng và bán khống; quy định về tiêu chuẩn kho hàng, địa điểm giao nhận và việc giao nhận hàng hóa

Xây dựng sàn giao dịch hạt điều

Thực trạng của ngành điều hiện nay, việc xây dựng sàn giao dịch hạt điều với vai trò và lợi ích của nó giúp ngành điều khắc phục được những t n tại và phòng ngừa rủi ro do biến động giá một cách hữu hiệu nhất Hoạt động giao dịch thông qua Sàn sẽ giúp cho tính minh bạch, công khai và công bằng của thị trường được thể hiện rõ hơn, giúp cho giá cả được khớp lệnh trên sàn giao dịch sẽ trở thành giá tham chiếu cho hoạt động mua bán trên thị trường Đ ng thời, thông qua việc theo dõi cung cầu trên thị trường sẽ giúp cho các nhà quản lý lên kế hoạch và quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu hàng hóa bám sát hơn với nhu cầu thực tế Sau đây là giải pháp đề xuất xây dựng Sàn giao dịch hạt điều cho Việt nam:

3.2.1.Vị trí đặt trụ sở chính của sàn

Khi mới thành lập, Sàn giao dịch sẽ đóng vai trò như một chợ đầu mối với hình thức giao ngay là chủ yếu để thu hút các thành phần tham gia trước khi họ làm quen với hình thức giao dịch mới, sau đó Sàn đóng vai trò trung gian giúp người mua và người bán tiếp cận với các hình thức giao dịch mới, trước tiên làm quen và dần s dụng thành thạo hợp đ ng kỳ hạn Khi mới thành lập vị trí đặt trụ sở sàn giao dịch hàng hóa rất quan trọng, điều kiện thuận lợi có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, tập trung được lượng hàng thực lúc này sàn nên được thành lập tại địa phương là vùng chủ lực của ngành, nước ta hiện nay đề nghị thành lập sàn giao dịch tại Thị xã Đ ng Xoài, tỉnh Bình Phước Trong thời gian này song song với việc điều hành một sàn giao dịch vừa hình thành, chuẩn bị cho việc phát triển trở thành một sàn giao dịch phát huy được vai trò và lợi ích của nó tốt nhất, thì dần xây dựng bộ máy hành chính hoàn chỉnh, hoàn thiện một số vấn đề cần thiết như về khâu tổ chức, quản lý sàn, đội ngủ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hệ thống các trang thiết bị giao dịch trên sàn, kho bãi, tiêu chuẩn hàng hóa…Sau đó trụ sở tại những vùng nguyên liệu này sẽ trở thành chi nhánh của sàn giao dịch, với trụ sở chính tại Thành phố H Chí Minh để phát huy hết vai trò của sàn giao dịch

3.2.2.Tạo cơ sở vật chất cần thiết để phát triển giao dịch hàng hóa nông sản

Có được vị trì phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của sàn, cơ sở vật chất là điều kiện để các hoạt động giao dịch thực hiện hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, bao g m:

- Trang bị một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại: mua bán hàng hóa qua sàn theo phương thức khớp lệnh, tổ chức nhận lệnh của nhà đầu tư, người mua và người bán, tất cả các giao dịch diễn ra trong ngày, đều s dụng phần mềm để tiếp nhận các lệnh giao dịch, phục vụ yêu cầu giám sát, đáp ứng cho việc thanh toán bù trừ và quản lý rủi ro Vì vậy phải có hệ thống máy tính tiên tiến, các chương trình quả lý hiện đại, các thiết bị phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra, giám sát để phục vụ cho hoạt đ ng của sàn giao dịch

- Xây dựng hệ thống nhà kho đảm bảo, việc này không chỉ về xây dựng cơ bản trên phần đất được chọn để xây dựng Hệ thống nhà kho phải thể hiện được vai trò của nó với sự phát triển của sàn giao dịch ngoài việc lưu trữ hiệu quả, hệ thống nhà kho đảm bảo cho việc vận chuyển thuận lợi, chi phí thấp, hệ thống bảo quản tốt Đặc biệt phải có cơ sở pháp lý để phục vụ cho việc việc vận hành, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thuê và cho thuê kho được bảo vệ Đặc biệt việc phát hành chứng chỉ lưu kho, đảm bảo được hết chức năng lưu thông của loại chứng chỉ này, vì hàng hóa trong kho chưa đến ngày thực hiện là một tài sản chưa được s dụng hiệu quả, giấy chứng nhận lưu kho phải được xem như chứng nhận sự sở hữu của họ đối với tài sản để họ có thể tiếp cận với các khoản tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nếu làm được việc này thì sự hấp dẫn của sàn giao dịch đối với nông dân, nhà đầu tư càng lớn sẽ thu hút được nhiều chủ thể tham gia thị trường

Tuy nhiên đây là một việc làm khó khăn, để đảm bảo việc này cần có quy định pháp luật về hoạt động cho hệ thống nhà kho, đảm bảo uy tín của giấy chứng nhận lưu kho có tính thanh khoản cao khi chuyển nhượng

3.2.3.Nâng cao chất lƣợng hạt điều đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch

Khi giao dịch qua sàn hàng hóa phải được tiêu chuẩn về chất lượng thông qua hệ thống kiểm định có giấy chứng nhận kiểm định đúng tiêu chuẩn giao dịch, qua đó hạt điều có chất lượng tốt sẽ có giá cả tương ứng

Hiện nay chất lượng điều trong nước chưa đ ng đều, vì tùy thuộc vào thổ nhưỡng của từng địa phương, và thời tiết khí hậu của từng vùng, thêm vào đó số lượng điều nhập khẩu từ nước ngoài cũng khá lớn nhưng khả năng đàm phán, giao dịch hợp đ ng thỏa thuận về chất lượng hàng điều còn yếu nên dễ bị thua thiệt vì giá không đổi mà chất lượng hàng kém Nông dân còn thiếu vốn nên chưa mạnh dạn đầu tư vào kỷ thuật tiên tiến và giống tốt với nâng xuất cao do chi phí quá cao, nhưng sản phẩm có khi chưa được trả giá đúng chất lượng của nó Để giải quyết điều này, chúng ta cần nghiên cứu quy hoạch các vùng sản xuất, đầu tư nghiên cứu tạo ra các giống điều có nâng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, thời tiết của từng vùng Đ ng thời ứng dụng khoa học kỷ thuật, hướng dẫn từ khâu gieo hạt đến khâu thu hoạch Đ ng thời ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển, giúp nông hộ mạnh dạn, an tâm để quan tâm đến cây điều

3.2.4.Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình

Căn cứ hệ thống thông tin thu thập để phân tích, đánh giá đưa ra những dự báo về tình hình là một trong những phương pháp được s dụng để đưa ra những quyết định trong kinh doanh được s dụng rất hữu hiệu trong nền kinh tế hiện đại Những thông tin về tình hình thị trường, giá cả được tham khảo để định giá trong hợp đ ng giao sau và có kế hoạch phù hợp để ký hợp đ ng bao tiêu sản phẩm mà việc này rất ít dùng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành điều Đ ng thời còn xác định thời điểm để giao nhận hàng, có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và phòng ngừa được rủi ro do biến động giá Hiện nay, các doanh nghiệp điều dự báo tình hình giá cả chủ yếu căn cứ vào mùa vụ, nâng suất thu hoạch chưa đánh giá hết tình hình diễn biến giá điều của thế giới, mà giá điều thì chịu ảnh hưởng từ thị trường nước ngoài rất lớn Hiện nay, doanh nghiệp ngành điều dự báo Việt Nam trên cơ sở thông tin của các công ty phân tích và dự báo thị trường Việt Nam sau đó đưa ra quyết định chủ quan của từng doanh nghiệp, việc này thì hiệu quả chưa cao Do đó sở giao dịch cần phải có sự kết nối thông tin giao dịch tại các sàn giao dịch nông sản trên thế giới qua mạng Internet, để cập nhật thông tin chính xác, kịp thời và x lý hiệu quả

3.2.5.Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức nhân lực của sàn giao dịch hàng hóa

Vai trò con người luôn chiếm vị trí quan trọng cho việc thành công của các hoạt động trong đời sống xã hội, quan tâm đầu tư cho con người là một trong những ưu tiên hàng đầu của các lĩnh vực Một ngu n nhân lực được đào tạo chuyên sâu sẽ quản lý, điều hành tốt giúp cho công việc luôn phát triển và ứng phó được các tình huống phát sinh ngoài dự tính Sàn giao dịch hàng hóa với đội ngủ nhân sự quản lý, điều hành sàn được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ giúp sàn phát triển mạnh, đối với Việt Nam lĩnh vực này còn mới vì vậy để có đội ngủ có nhiều kinh nghiệm cần phải có quá trình, vì vậy công tác đào tạo trong giai đoạn này cần được thực hiện nghiêm túc, trước tiên là thành phần nhân lực quyết định sự bền vững của sàn là cán bộ quản lý và các nhà môi giới Đội ngủ quản lý phải có trình độ chuyên môn là điều đương nhiên, nhưng về lâu về dài phải thường xuyên tham gia các khóa đào tạo kiến thức mới của các sàn giao dịch phát triển của thế giới để không lạc hậu Còn các nhà môi giới, theo kinh nghiệm các nước thì phải qua các lớp đào tạo và đủ các yếu tố điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề mới được phép tác nghiệp, nhưng tại Việt Nam việc quy định về cấp giấy phép hành nghề môi giới trên sàn giao dịch chưa được quy định, nhưng thực tế khách quan đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định, vì vậy việc tham gia các khóa đào tạo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nghề

3.2.6.Hỗ trợ từ phía nhà nước

Sàn giao dịch hàng hóa là một sàn giao dịch tập trung, nơi cần có sự tự do và quyền quyết định của nhà đầu tư, sự can thiệp quá nhiều của nhà nước là điểm hạn chế của sàn giao dịch hàng hóa của Việt Nam Tuy nhiên nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng cho sàn giao dịch hoạt động hiệu quả, ngoài việc công nghiệp hóa nền nông nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sàn hoạt động, sàn giao dịch hàng hóa cần có sự hỗ trợ của nhà nước đối với các mặt sau:

- Bảo vệ người đầu tư: Các nhà đầu tư cần phải được bảo vệ không bị xâm phạm bởi các hoạt động gian lận, lừa đảo, thao túng giá, tung tin đ n sai sự thật, phong tỏa thông tin, thiếu trung thực, không công bằng… Yêu cầu công bố thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời và công bằng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ người đầu tư giao dịch trên sàn

- Đảm bảo sàn giao dịch công bằng, ổn định và hiệu quả: Nhà nước phải đảm bảo tính tin cậy, công bằng và hiệu quả của sàn giao dịch, tạo một sàn giao dịch có kỷ luật, trật tự, an toàn, hạn chế rủi ro thì nhà nước cần phải xác định tiêu chuẩn các đối tượng của sàn giao dịch, xác định đối tượng để quản lý và giám sát nhằm đảm bảo sự an toàn, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, khuyến khích các thành viên tham gia phải có thái độ xây dựng sàn giao dịch

- Đảm bảo sự phát triển của sàn giao dịch: Tạo môi trường, điều kiện để sàn phát triển toàn diện, thích ứng với mọi thay đổi thực tiễn Nhà nước phải tạo động lực thu hút các đối tượng và hàng hóa tham gia giao dịch.

Ngày đăng: 29/11/2022, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu điều của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 11/2011:  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.1 Trị giá xuất khẩu điều của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 11/2011: (Trang 55)
Hình 2.1: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu điều của Việt Nam theo lƣợng 11 tháng đầu năm 2011 - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.1 Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu điều của Việt Nam theo lƣợng 11 tháng đầu năm 2011 (Trang 56)
Bảng 2.2: Thị trƣờng Việt Nam nhập khẩu điều - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.2 Thị trƣờng Việt Nam nhập khẩu điều (Trang 58)
Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu điều thô theo tháng của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.3 Giá trị nhập khẩu điều thô theo tháng của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 (Trang 59)
Bảng 2.4: Diễn biến giá điều nhân xuất khẩu trung bình theo tháng trong năm 2010 - 2011:  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.4 Diễn biến giá điều nhân xuất khẩu trung bình theo tháng trong năm 2010 - 2011: (Trang 62)
Bảng 2.5: Diễn biến giá điều xuất khẩu trung bình của Việt Nam theo tháng:  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.5 Diễn biến giá điều xuất khẩu trung bình của Việt Nam theo tháng: (Trang 63)
Hình 2.2: Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch điều của cả nƣớc theo năm, 1995-2008 (Ha)  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.2 Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch điều của cả nƣớc theo năm, 1995-2008 (Ha) (Trang 65)
Bảng 2.7: Năng suất và sản lƣợng điều của Việt Nam năm 2001 và 2011: - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.7 Năng suất và sản lƣợng điều của Việt Nam năm 2001 và 2011: (Trang 66)
Hình 2.3: Chuỗi cung ứng điều Việt Nam [8] - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.3 Chuỗi cung ứng điều Việt Nam [8] (Trang 72)
Về nhập khẩu: Trước tình hình chế biến điều trong nước gia tăng, nhiều - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
nh ập khẩu: Trước tình hình chế biến điều trong nước gia tăng, nhiều (Trang 77)
Hình 2.5: Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các NHTM Việt Nam  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.5 Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các NHTM Việt Nam (Trang 85)
Bảng 2.8: Giá trị công cụ tài chính phái sinh của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Bảng 2.8 Giá trị công cụ tài chính phái sinh của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 (Trang 86)
- Tầm quan trọng của rủi ro do biến động giá: - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
m quan trọng của rủi ro do biến động giá: (Trang 89)
Hình 2.7: Nhận thức về tầm quan trọng của nông hộ đối với các  loại rủi ro.  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.7 Nhận thức về tầm quan trọng của nông hộ đối với các loại rủi ro. (Trang 91)
Hình 2.8: Nhận thức về tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro,  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.8 Nhận thức về tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro, (Trang 92)
Hình 2.9: Sự hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phái sinh - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.9 Sự hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phái sinh (Trang 92)
Hình 2.11: Nguyên nhân hạn chế sử dụng sản phẩm phái sinh của nông dân  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.11 Nguyên nhân hạn chế sử dụng sản phẩm phái sinh của nông dân (Trang 95)
Hình 2.10: Nguyên nhân hạn chế sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp,  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.10 Nguyên nhân hạn chế sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp, (Trang 95)
Hình 2.12:Thực trạng phịng ngừa rủi ro của doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.12 Thực trạng phịng ngừa rủi ro của doanh nghiệp (Trang 96)
Hình 2.13: Nhu cầu tham gia sàn giao dịch đối với doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.13 Nhu cầu tham gia sàn giao dịch đối với doanh nghiệp (Trang 99)
Hình 2.14: Giải pháp nâng cao sử dụng sản phẩm phái sinh đối với doanh nghiệp  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.14 Giải pháp nâng cao sử dụng sản phẩm phái sinh đối với doanh nghiệp (Trang 101)
Hình 2.15: Giải pháp nâng cao sử dụng sản phẩm phái sinh  đối với nông dân,  - Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng thị trường giao sau hạt điều đề phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều việt nam
Hình 2.15 Giải pháp nâng cao sử dụng sản phẩm phái sinh đối với nông dân, (Trang 102)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w