GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết của đề tài
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giữ ở mức cao, đồng thời tốc độ tăng dân số giảm, dẫn đến GDP bình quân đầu người ngày một tăng Đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như giải trí, mua sắm, du lịch… càng nhiều, việc mang theo nhiều tiền mặt để chi tiêu lại trở nên không an toàn, người tiêu dùng tìm đến phương thức thanh toán an toàn hơn đó là thanh toán không dùng tiền mặt Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn
Trên bước đường hội nhập thế giới, là thành viên chính thức của khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC và trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã bắt kịp xu hướng thế giới, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, các ngân hàng ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ phong phú với các lợi ích khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: internet banking, mobile banking, ví điện tử…phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới
Xuất phát từ những lý do trên, Chính phủ luôn xem việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình xây dựng nền kinh tế trong thời đại mới, là điều kiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước
Ngày 29/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, tiếp nối là Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 với mục đích đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn Đề án đã được giao cho Ngân hàng nhà nước, các bộ ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức, triển khai xây dựng và thực hiện các đề mục thành phần Có thể nói, mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án là khá toàn diện; sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ, ngành cũng khá chi tiết Nhờ vậy đến nay, sau mấy năm triển khai, đã đem lại kết quả tương đối khả quan, tuy nhiên chỉ mới tập trung ở khu vực công và doanh nghiệp, thanh toán không bằng tiền mặt vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn đối với khu vực dân cư
Nhân dịp kết thúc thời gian thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, đồng thời, xem xét riêng trường hợp của Tp.HCM, Tp HCM luôn là địa phương tiên phong trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế- xã hội, về mặt công nghệ, quy mô đầu tư của các tổ chức tín dụng và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, Tp.HCM đã gần như hội tụ các yếu tố cần để làm cơ sở nền tảng cho phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đối với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư vẫn còn hạn chế Vậy đâu là các nhân tố đủ để giúp đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại Tp HCM luôn là vấn đề quan tâm nổi bật của các ngân hàng khi các ngân hàng xem việc mở rộng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những kế hoạch trọng tâm của ngành trong những năm tới Vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài:” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM”, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Tp.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM, từ đó giúp đưa ra một số giải pháp ở góc độ vĩ mô và vi mô nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
- Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
- Khảo sát các nhân tố và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp dựa trên các nhân tố đã tìm ra để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
- Đối tượng khảo sát: Đề tài mong muốn xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu để tạo được tính khái quát cao Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, không gian nghiên cứu, kinh phí hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài chỉ chọn mẫu nghiên cứu tại một số quận/ huyện tại Tp.HCM Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đề tài rút ra được những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định của đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: khách hàng cá nhân tại một số quận/ huyện tại TP
HCM bao gồm quận 1, 2, 3, 4, 7, 5, 10, 9, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, trong thời gian: từ 01/03/2016 – 01/06/2016
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp định tính: dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và các nhân tố ảnh hưởng
- Phương pháp định lượng: Từ cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và các yếu tố ảnh hưởng, cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả xây dựng mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM” dựa trên sự kế thừa có điều chỉnh mô hình Wendy Ming-Yen Teoh; Siong Choy Chong; Binshan Lin; Jiat Wei Chua (2014) Từ đó sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, tổng hợp, kiểm định và đánh giá các số liệu cũng như kết quả đã được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16 để xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và các nhân tố ảnh hưởng
Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
Chương 4: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
Chương 5: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
- Với mục đích nghiên cứu nhằm nhận biết thành phần của các nhân tố quan trọng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM và xây dựng thang đo đo lường chúng, kết quả của nghiên cứu này sẽ trực tiếp giúp các nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn, tập trung tốt hơn trong việc hoạch định và đưa ra chiến lược phù hợp, đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM
Trong nội dung chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM Cụ thể chương 1 đã đưa ra sự cần thiết khi thực hiện đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả cũng đề cập về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1 đã khái quát phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài đó là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng
Từ các nội dung trên, tác giả đã khái quát ý nghĩa của đề tài nghiên cứu đối với khoa học và thực tiễn.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời cùng với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của hình thức thanh toán không dùng tiền gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ Nó có một số đặc điểm sau:
- Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
- Vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu Hàng – Tiền – Hàng mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán Đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt
- Ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình
Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và thanh toán giá trị của nền kinh tế
2.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng hay rút tiền ra bất cứ lúc nào Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào tín dụng Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng:
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền như chi phí in tiền, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ
Vì là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất nên hoạt động thanh toán liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội Do đó việc tổ chức tốt công tác thanh toán áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có một ý nghĩa và vai trò to lớn, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường, song lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà ngân hàng Trung ương hoạch định các chính sách cần thiết, thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 2.2.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt (Al-Qeisi, K I., 2009)
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng , đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
Một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả (Al-Qeisi, K I., 2009)
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan
Trước đây, trong nước và trên thế giới đã có khá nhiều bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài Tiêu đề Đối tượng nghiên cứu Phát hiện của đề tài
Các yếu tố quyết định việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Tác giả Lukasz Goczek, Bartosz Witkowski (Balan, 2015)
Sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ cho phép giảm chi phí lưu thông tiền tệ Một số bài nghiên cứu đã tìm ra nhân tố tác động đến sự phát triển của phương thức thanh toán bằng thẻ
Bài nghiên cứu này tiếp tục tìm hiểu các nhân tố xuyên quốc gia ảnh hưởng đến việc sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ Bài nghiên cứu đưa ra 2 mô hình, một mô hình sử dụng dữ liệu của Balan, một mô hình sử dụng dữ liệu của
Những năm gần đây, khối lượng giao dịch qua thẻ tăng trưởng một cách vượt bậc Bên cạnh đó, thanh toán qua thẻ trở thành phương tiện thanh toán được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch tại Châu Âu Mục đích của bài nghiên cứu là tìm ra các nhân tố tác động đến mức độ sử dụng thẻ bao gồm giá trị của các giao dịch thẻ và số lượng thẻ được phát hành Bài nghiên cứu sử dụng 2 mô hình Mô hình vi mô được chạy dựa trên dữ liệu thu thập thông qua các cuộc khảo sát cá nhân tại Balan, kết các nước Châu Á giai đoạn 2000- 2012 Dựa trên kết quả của mô hình thứ 2, tác giả dự đoán số lượng thẻ sẽ được sử dụng và khối lượng giao dịch thẻ trên một người quả của mô hình cho thấy các nhóm nhân tố về đối tượng khách hàng, xã hội, kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến mức độ sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ Mô hình vĩ mô tập trung điều tra các nhóm biến xuyên quốc gia ảnh hưởng thế nào đến mức độ sử dụng thẻ
Qua thời gian, ngày càng nhiều các nhân tố được phát hiện, bên cạnh các nhân tố GDP, thói quen còn có các nhân tố về công nghệ, sự đa dạng, tiện ích…điều này giúp nhóm tác giả có thể đưa ra dự toán về khối lượng sử dụng thẻ tại Balan bao gồm giá trị giao dịch và số lượng thẻ được phát hành
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thanh toán điện tử Tác giả: Wendy Ming- Yen Teoh; Siong Choy Chong;
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thanh toán điện tử tại Malaysia
Bài nghiên cứu đưa ra các nhân tố lợi ích, niềm tin, hiệu quả, tính đơn giản, tính bảo mật ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng thanh toán điện tử Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát và nhận được 200 bảng trả lời, trong đó có 183 trả lơi có thể sử dụng được
Kết quả hồi quy của đề tài cho thấy các nhân tố lợi ích, hiệu quả, tính đơn giản ảnh hưởng đến việc chấp nhận thanh toán điện tử Biến niềm tin và tính bảo mật có tác động không đáng kể Ý nghĩa thực tiễn: Thanh toán điện tử là một thị trường tiềm năng, bài nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các nhà làm chính sách, ngân hàng, công ty phần mềm, tổ chức giao dịch trực tuyến để đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển thị trường này
Hạn chế: Bài nghiên cứu đưa ra
5 nhân tố tác động đến việc chấp nhận thanh toán điện tử được đúc kết từ các nước khác nhau
Tuy nhiên kích thước mẫu nhỏ làm giảm khả năng tổng quát hóa nên một vài biến không có ý nghĩa
Nghiên cứu: Kiểm định yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng tại Việt Nam Nhóm tác giả Đại học FPT (Tp.HCM, 2010) Đối tượng nghiên cứu: Những năm gần đây, các ngân hàng rất chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Đặc biệt, việc sử dụng thẻ đã trở nên ngày càng phổ biến hơn ở khu vực nông thôn, mục tiêu của bài nghiên cứu đánh giá mức độ phát triển của thẻ tín dụng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực Tp.HCM và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi với phương pháp đo lường Likert để thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp EFA, KMO và kiểm định Bartlett cũng được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc (mức độ phát triển của thẻ tín dụng tại Việt nam) và 5 biến độc lập (cải tiến công nghệ, thói quen khách hàng, sản phẩm đa dạng, chính sách xúc tiến và khung pháp lý)
Phát hiện của nghiên cứu: Phát hiện của nghiên cứu là sự phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thói quen khách hàng, chính sách xúc tiến, khung pháp lý, sản phẩm đa dạng, cải tiến công nghệ Mặc dù vẫn còn tồn tại vài vấn đề cần cải tiến nhưng thị trường thẻ tín dụng Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng Cuối cùng bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ Việt Nam
Như vậy, đa số các bài nghiên cứu phân tích chuyên về một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán thẻ, thanh toán điện tử,…có rất ít các bài nghiên cứu cho thấy cái nhìn toàn diện về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân, đây chính là khe hở còn lại làm cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh đó, điểm chung của các bài nghiên cứu trước đây đều sử dụng mô hình theo phương pháp EFA, KMO Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây
Nội dung chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Trong đó nêu cụ thể các lý thuyết về: đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Bên cạnh đó lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới và ở Việt Nam
Từ cơ sở lý thuyết nền tảng và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, tác giả cũng đề xuất mô hình nghiên cứu sử dụng trong đề tài làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo ở các chương sau
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI TP.HCM
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, trong các năm vừa qua dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố phát triển nhanh, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến
Về mặt công nghệ, sự chủ động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tp.HCM và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã tạo cơ sở nền tảng cho phát triển thuận lợi đối với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt
Tình hình thanh toán bằng Séc
Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005) thì số lượng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD ; thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu người hàng năm ở Pháp là 80 món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản, an toàn và tiết kiệm, vì vậy, người dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM, cụ thể thanh toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ người/ năm, ở Pháp 15% với 21 món/ người/năm
Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng dưới 0,4% trong tổng thanh toán phi tiền mặt
Tại Tp.HCM, năm 2012, thanh toán bằng Séc có khoảng 42.436 lượt giao dịch với tổng giá trị là 16.000 tỷ đồng chiếm 0,39% trong tổng giá trị thanh toán phi tiền mặt Năm 2013, giá trị thanh toán bằng séc là 10.350 tỷ đồng chiếm 0,22% trong tổng giá trị thanh toán phi tiền mặt Giá trị này của năm 2014 là 6.930 tỷ đồng chiếm 0,14% trong tổng giá trị thanh toán phi tiền mặt Năm 2015, thanh toán bằng séc chỉ đạt 8.820 tỷ đồng chiếm 0,23% trong tổng giá trị thanh toán phi tiền mặt Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: NHNN,2015) Hình 3.1 Giá trị thanh toán bằng Séc giai đoạn 2012 – 2015
(Nguồn: NHNN,2015) Hình 3.2 Tỷ trọng thanh toán bằng Séc /Giá trị TTKDTM giai đoạn 2012 – 2015
Tình hình thanh toán bằng thẻ thanh toán
Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành, lắp đặt ngày càng nhiều Nếu như trước đây khách hàng, đặc biệt là đối tượng công nhân, người lao động có thói quen rút tiền mặt, thì hiện nay thói quen này đã được cải thiện nhiều, khách hàng đã sử dụng ngày càng phổ biến hơn các tiện ích thẻ để thanh toán, chuyển tiền, mua hàng và giữ tiền lâu hơn trên thẻ
Tốc độ tăng trưởng thị trường thẻ trong những năm qua đã có sự phát triển khá mạnh Năm 2007, số lượng thẻ phát hành trên địa bàn thành phố chỉ gồm 0,85 triệu thẻ Nhưng đến năm 2010, số lượng thẻ ATM đã phát hành ra thị trường của các ngân hàng là khoảng 2,85 triệu thẻ, con số này không ngừng gia tăng qua các năm đạt 3,80 triệu thẻ vào năm 2011 tăng 33% so năm 2010 Năm
2012 lượng thẻ phát hành là 4,94 triệu thẻ tăng 30% so năm 2011 Năm 2013 số thẻ phát hành là 5,95 triệu thẻ tăng 20% so với cuối năm 2012 Năm 2014, các ngân hàng đã phát hành được 6,85 triệu thẻ tại Tp.HCM Tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế hết năm 2015 đạt 9,9 triệu thẻ, trong đó thẻ ATM đạt 7,7 triệu thẻ, chiếm khoảng 77% tổng số thẻ ngân hàng, tăng 3,5% so với năm 2014 Trong
06 tháng đầu năm 2016 đạt 10.250 thẻ (bình quân 1 người/ thẻ) Đvt: Triệu thẻ
(Nguồn: NHNN,2015) Hình 3.3 Tình hình phát hành thẻ giai đoạn 2007 – 2015 Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân, các ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán Năm 2007, tính trên phạm vi toàn thành phố thì các ngân hàng đã lắp đặt khoảng 1.149 máy ATM và 3.923 máy POS phục vụ giao dịch cho khách hàng tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng,… Nhưng đến năm 2010 đã lên đến 2.924 máy ATM tăng gấp 2,54 lần so năm 2007 và 10.790 máy POS tăng gấp 2,7 lần so năm
2007 Năm 2011 có 3.395 máy ATM tăng 16,11% so năm 2010 và 15.429 máy POS tăng 43,62% so với năm 2010 Năm 2012, tổng số máy ATM là 3.610 máy tăng 6,33% và tổng số máy POS là 20.885 tăng 35,3% Năm 2013, số lượng máy ATM là 3.800 máy tăng 5,24% so năm 2012, lượng máy POS là 25.920 máy tăng 24,10% so năm 2012 Trong năm 2015, hệ thống máy ATM trên địa bàn Tp
HCM đạt 4.180 máy, tăng 147 máy so với cuối năm 2014 Đến cuối tháng 06/
2016 đạt 4.214 máy Riêng hệ thống POS phát triển mạnh hơn, với gần 34.000 máy được lắp đặt trong năm 2015 và 34.500 máy trong 06 tháng đầu năm 2016, thực hiện thanh toán tại 17.480 điểm chấp nhận thanh toán thẻ Đvt: Máy
(Nguồn:NHNN,2015) Hình 3.4 Mức độ phát triển hệ thống ATM 2007-2015 Đvt: Máy
(Nguồn:NHNN,2015) Hình 3.5 Mức độ phát triển máy POS 2007-2015
Như vậy, tốc độ tăng số lượng máy POS khá cao qua các năm, riêng về số lượng máy ATM sắp đi vào quá trình bão hòa nên số lượng tăng không cao Điều đó cũng cho thấy rằng người tiêu dùng hiện nay ngày càng thích thú với những tiện ích của hình thức TTKDTM mang lại Nó cũng cho thấy hiện nay các ngân hàng đã có những biện pháp gia tăng mức độ an toàn bảo mật đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức TTKDTM dần đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
Máy POS có mặt từ những cửa hàng quy mô nhỏ như cửa hàng tiện ích, Coop Food, siêu thị nhỏ ở các chung cư, quán ăn, quán cà phê, taxi đến những khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại… trên địa bàn TP.HCM
Chất lượng dịch vụ thẻ ATM đã được cải thiện nhiều so với những năm trước đây, ngoài các tiện ích của thẻ trong thanh toán, chuyển tiền, nhận lương, rút tiền, thấu chi… các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã được cải thiện nhiều, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng thẻ
Riêng về doanh số thanh toán qua tẻ tăng mạnh trong những năm qua:
Doanh số đạt hơn 20.000 tỷ đồng năm 2012 chiếm 0,20% trong tổng giá trị TTKDTM Năm 2013 doanh số này tăng mạnh và đạt hơn 30.000 tỷ đồng chiếm 0,24% trong tổng giá trị TTKDTM Năm 2014, doanh số này tăng lên đến hơn 37.000 tỷ đồng chiếm 0,28% trong tổng giá trị TTKDTM Năm 2015, doanh số thanh toán qua thẻ là 49.000 tỷ đồng chiếm 0,46% trong tổng giá trị TTKDTM
Nguyên nhân của việc thanh toán qua thẻ tăng mạnh qua các năm là do các NHTM đã tích cực mở tài khoản, phát hành thẻ miễn phí, đồng thời phổ biến những lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ cho khách hàng Đồng thời, các NHTM tăng cường đầu tư các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) ngày càng xuất hiện nhiều hơn
Tuy nhiên, hiện các ngân hàng vẫn khó tiếp cận đối với lĩnh vực công như bệnh viện, trường học, các chợ đầu mối… Theo NHNN chi nhánh Tp HCM việc mở rộng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những kế hoạch trọng tâm của ngành ngân hàng Theo đó, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thanh toán ở khu vực công, với sự hỗ trợ của NHNN chi nhánh TP.HCM, các ngân hàng đã lắp đặt POS ở các bệnh viện: Đại học Y dược TP.HCM, Chợ Rẫy, Từ Dũ, Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM… và đang triển khai thẻ học đường tại một số trường phổ thông trung học công lập của thành phố Cùng với đó, các ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, internet banking, mobile banking… gắn liền với các biện pháp về dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo tiện ích tối đa cho khách hàng; thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng Ngoài ra, hệ thống POS cũng sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ngân hàng Trong đó mở rộng tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường để tạo thói quen sử dụng thẻ ở bộ phận tầng lớp dân cư, người lao động.
Tình hình thanh toán bằng các hình thức khác
Ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trong nhiều năm qua, chiếm tỷ lệ cao so với các phương tiện TTKDTM khác Tuy nhiên, tỷ trọng có chiều hướng giảm dần qua các năm do sự phát triển của các hình thức TTKDTM khác Năm 2012, ủy nhiệm chi chiếm khoảng 75% tổng giá trị TTKDTM, đến năm 2015 tỷ lệ này giảm còn khoảng 65% tổng giá trị TTKDTM
Nhờ thu cũng là hình thức TTKDTM được sử dụng trong những năm qua
Năm 2012, tổng giá trị nhờ thu đạt mức 1,91% trong tổng giá trị TTKDTM Năm
2013, tỷ lệ này chiếm 1,63% trong tổng giá trị TTKDTM Năm 2014, tỷ lệ nhờ thu đạt 1,76% trong tổng giá trị TTKDTM Năm 2015, tỷ lệ này đạt 7,23% trong tổng giá trị TTKDTM Cho thấy hình thức nhờ thu đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn
Về thương mại điện tử (TMĐT): trong những năm gần đây, TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng khá nhanh hiện có tới
100% số doanh nghiệp đã kết nối internet Cụ thể, tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%
Thanh toán qua Internet, đã đạt được kết quả ấn tượng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn, số lượng và giá trị giao dịch tăng cao (năm 2015 tăng tương ứng 83% và 42% so với năm 2012), tạo thêm kênh thanh toán mới, thuận tiện và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng
Tổng doanh thu giao dịch TMĐT tham gia khảo sát năm 2012 chiếm khoảng 22% trong tổng giá trị TTKDTM, tỷ trọng có chiều hướng tăng dần tuy nhiên khá chậm Năm 2015, chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị TTKDTM
Tuy thương mại điện tử đã gia tăng nhưng do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến TMĐT Việt Nam vẫn chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng TMĐT Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử ) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể Đến nay, NHNN đã cho phép 9 tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện thí điểm dịch vụ ví điện tử thông qua 33 TCTD Đến 31/12/2013, tổng số ví điện tử phát hành tại Tp.HCM đạt trên 0,35 triệu; lượng giao dịch đạt gần 9 triệu với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng Năm 2014 số ví điện tử phát hành là tương đương 0,4 triệu, với giá trị khoảng 6.500 tỷ đồng Năm 2015 với xấp xỉ 0,5 triệu ví điện tử phát hành có giá trị đạt khoảng 7.000 tỷ đồng So với quy mô của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, con số này còn khiêm tốn
Mobile Banking là một dịch vụ không thể thiếu với khách hàng Mobile Banking ra đời năm 2010 và đang được 32 ngân hàng triển khai (internet banking là 42 ngân hàng) với nhiều tiện ích mới, đơn giản và thuận tiện cho khách hàng giao dịch Theo NHNN, thanh toán qua điện thoại di động đang trở thành xu hướng trên thế giới, qua đó tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các sản phẩm thanh toán dựa trên nền điện thoại di động đem lại tiện ích và thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt đối với những nơi mà người dân ít có điều kiện tiếp xúc với ngân hàng cũng như đối với giới trẻ thích trải nghiệm về công nghệ Hiện nay, tại Việt Nam đã có 19 NHTM cung cấp dịch vụ mobile banking cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp
Theo số liệu của công ty dịch vụ thẻ Smartlink, toàn thị trường Tp.HCM hiện có hơn 0,8 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ mobile banking với 3,5 triệu giao dịch được thực hiện hằng tháng, tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của dịch vụ này khoảng 20-30% mỗi tháng Sự tăng trưởng có bởi tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng và phương thức thanh toán qua điện thoại di động bắt đầu phổ biến
3.4 Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM trong thời gian qua
Trong những năm qua, việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM đã đạt được những thành công nhất định:
Cơ sở hạ tầng và công nghệ TTKDTM đã có sự tiến triển vượt bậc, cụ thể: NHNN đã thiết lập được hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, kết nối 63 tỉnh, thành phố với hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ thanh toán hiện đại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lượng ngày càng cao của nền kinh tế Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại đã phát triển cả về quy mô và mạng lưới hoạt động Các ngân hàng đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) và hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Đồng thời, cũng đã hình thành một số công ty chuyển mạch của các liên minh thẻ, kết nối các giao dịch thẻ giữa các ngân hàng thành viên như Banknetvn và Smartlink Đặc biệt là ngành viễn thông, công nghệ thông tin đã thiết lập được hệ thống hạ tầng kỹ thuật rộng khắp, đáp ứng tốt các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ và phương tiện thanh toán mới trên toàn quốc Nhờ đó, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm mạnh qua các năm
Hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM đã từng bước được xác lập dựa trên Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật giao dịch điện tử, các Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về hoạt động thanh toán, các Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại và những văn bản pháp lý đã được ban hành để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán
TTKDTM trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư đều có sự chuyển biến: Hoạt động TTKDTM phục vụ cho việc thu, chi Ngân sách đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính – các NHTM đã được hình thành Bên cạnh đó, dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả khả quan Theo thống kê, đến nay hầu hết các đơn vị hưởng lương từ NSNN trên địa bàn thành phố đều chuyển lương qua tài khoản Đây cũng là đội ngũ được đánh giá là hình mẫu trong việc thúc đẩy TTKDTM Ngoài ra, một số lĩnh vực công như trường học, bệnh viện công cũng bắt đầu thực hiện thí điểm việc thu viện phí, học phí qua thẻ hoặc các hình thức không bằng tiền mặt Đặc biệt, nhận thức, thói quen của các tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận người dân trong thành phố về TTKDTM đã có sự thay đổi tích cực, các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế đã được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã từng bước được triển khai phục vụ nhu cầu thanh toán của xã hội Thời gian vừa qua, sự phát triển của một số phương tiện và dịch vụ thánh toán mới, tiện ích như Mobile banking, Internet banking, Ví điện tử, đã xuất hiện và đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của thời đại mới
Nhìn chung, thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới bước đầu phát triển và thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biển Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư TTKDTM tuy được cải thiện, nhưng thực tế cho thấy khối lượng tiền mặt ngoài lưu thông ngày càng tăng Chất lượng, tiện ích mới trong TTKDTM còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) hay các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Vi điện tử mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp ở các khu vực nội thành, chưa triển khai trên diện rộng toàn thành phố
Thời gian qua, tuy tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao Cụ thể:
Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong thời gian qua
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM TRONG KHU VỰC DÂN CƯ
Thiết kế nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt và các yếu tố ảnh hưởng, cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả xây dựng mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM” dựa trên sự kế thừa có điều chỉnh mô hình Wendy Ming-Yen Teoh; Siong Choy Chong; Binshan Lin; Jiat Wei Chua (2014) và sẽ bao gồm 6 khái niệm Cụ thể, Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM (sau đây gọi chung là Hoạt động TTKDTM) của người dân chịu ảnh hưởng các thành phần: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật Mối quan hệ này được minh họa rõ ràng hơn bởi mô hình dưới đây:
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
4.1.2 Các giả thuyết của mô hình
H1: Sự tiện lợi có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân
H2: Niềm tin có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân
H3: Hiệu quả có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân
H4: Đơn giản có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân
H5: Tính bảo mật có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật; Hoạt động TTKDTM
Cụ thể để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau:
Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung hòa (trung bình), Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý) Chúng tôi đã tham khảo bảng câu hỏi đã được phát triển bởi Wendy Ming-Yen Teoh; Siong Choy Chong; Binshan Lin;
Jiat Wei Chua (2014), đồng thời phát triển, mở rộng và chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình cụ thể ở Tp.HCM
Riêng những biến phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ
Bảng 4.1: Thang đo các thành phần Hoạt động TTKDTM
I- Sự tiện lợi MÃ HÓA
Tiết kiệm được thời gian và chi phí khi sử dụng các phương thức TTKDTM
Các phương thức TTKDTM thuận tiện cho người sử dụng STL2
Tốc độ thực hiện TTKDTM nhanh chóng hơn so với thanh toán truyền thống
Thanh toán và quá trình giao dịch TTKDTM được xử lý chính xác
Các phương thức TTKDTM giúp việc thực hiện các giao dịch tài chính dễ dàng hơn
Các phương thức TTKDTM luôn đảm bảo sự riêng tư của khách hàng
Các phương thức TTKDTM luôn đảm bảo không dẫn đến gian lận giao dịch
Thông tin bảo mật được phân phối một cách an toàn cho khách hàng
Các rủi ro liên quan đến các phương thức TTKDTM là rất thấp
Phương thức TTKDTM giúp giao dịch nhanh hơn hẳn phương thức thanh toán truyền thống
Các phương thức TTKDTM giúp người dùng quản lý tài chính hiệu quả cao hơn phương thức thanh toán truyền thống
Người dùng luôn được đảm bảo quyền lợi khi sử dụng các phương thức TTKDTM
Cấu trúc và nội dung của các phương thức TTKDTM là dễ hiểu, đơn giản ĐG1
Thực hiện giao dịch với các phương thức TTKDTM là rất dễ dàng ĐG2
Người dùng dễ dàng học cách sử dụng các phương thức TTKDTM ĐG3
Thông tin người dùng các phương thức TTKDTM luôn được ngân hàng đảm bảo an toàn
Vấn đề về bảo mật đã khiến người dùng chọn sử dụng các phương thức TTKDTM
Khách hàng không phải lo lắng về các rủi ro khi thực hiện các giao dịch các phương thức TTKDTM
Các phương thức TTKDTM là phương thức thanh toán hiện đại, độ tin cậy cao hơn so với các kênh thanh toán truyền thống
Tôi thường xuyên sử dụng các phương thức TTKDTM để thực hiện thanh toán, giao dịch
Phương thức TTKDTM là phương thức thanh toán hàng đầu mà tôi lựa chọn khi có nhu cầu giao dịch
Phương thức TTKDTM là phương thức thanh toán tôi tin tưởng giới thiệu cho người thân và bạn bè sử dụng
Nguồn: tác giả tổng hợp
4.2.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Khung chọn mẫu của đề tài là: những cá nhân thực hiện các phương thức TTKDTM
“Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, p.207) Do vậy đề tài này sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện
Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1
Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 10 (ước lượng có 22 biến ~ 220 mẫu khảo sát)
Việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Đối tượng khảo sát sẽ là: những cá nhân thực hiện các phương thức TTKDTM
Bảng câu hỏi sẽ được tác giả gởi đi với nhiều hình thức: thiết kế bảng câu hỏi trực tuyến trên Googledocs và gửi địa chỉ để đối tượng khảo sát trả lời trực tuyến và thông tin trả lời được ghi vào cơ sở dữ liệu, phát bảng câu hỏi đã được in sẵn trực tiếp đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất
Phạm vi khảo sát: trong địa bàn TP HCM
Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 220 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 215 phản hồi từ các đáp viên trong đó có 200 bảng trả lời hợp lệ Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:
Bảng 4.2 Tỷ lệ hồi đáp
Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng phát hành
In và phát bảng câu hỏi trực tiếp 100 100 100% 95 Đăng trực tuyến trên Googledocs, gởi qua Facebook, Google mail và Yahoo Messenger mời khảo sát trực tuyến
4.2.3 Phương pháp xữ lý số liệu
Xữ lý số liệu thống kê bằng SPSS 16:
Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ có số Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp
Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tương quan trong tổng thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố
Phân tích hồi quy tuyến tính Linear Regression phân tích mối tương quan của các nhân tố và Hoạt động TTKDTM của người dân
Phân tích sâu ANOVA xác định sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố nhân khẩu học.
Kết quả nghiên cứu
Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát Sau khi loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông tin quan trọng hoặc có độ tuổi không phù hợp với điều kiện khảo sát), còn lại 200 bảng hợp lệ được tổng hợp và đưa vào phân tích định lượng Những thông tin này được tóm tắt trong bảng sau:
Nhân tố Đặc điểm Tỷ lệ% Tần số
Dưới trung học phổ thông 26.5 53
Trung học phổ thông-Trung cấp
Nguồn: tác giả tổng hợp
Trong 200 đối tượng khảo sát thì:
Theo giới tính thì mẫu tương đối đều không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ, trong đó nữ chiếm 43.0% còn nam 57.0%
Những người có độ tuổi Dưới 30 tuổi chiếm 26.5%, nhóm Từ 30 đến
40 tuổi chiếm 27.0%, nhóm Từ 40 đến 50 tuổi chiếm 24.0%, cuối cùng là nhóm Từ 50 tuổi trở lên chiếm 22.5%
Về trình độ học vấn thì 26.5% mẫu khảo sát có trình độ Dưới trung học phổ thông 29.0%; từ Trung học phổ thông-Trung cấp chiếm 15.5%; trình độ Cao đẳng - Đại học chiếm 29.0%; Trên đại học chiếm 29.0%
Như vậy, mẫu khảo sát có tính đại diện cho đám đông tương đối cao (mẫu tổng thể mẫu từng nhóm theo đặc điểm cá nhân đều đủ lớn để phân tích thống kê vì đều lớn hơn 30)
4.3.2 Phân tích thống kê các nhân tố thành phần
Thang đo cho các khái niệm thành phần tác động đến Hoạt động TTKDTM của người dân bao gồm 18 phát biểu xoay quanh các thành phần: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các thành tố đo lường khái niệm thành phần tác động đến Hoạt động TTKDTM của người dân
Thống kê mô tả Biến quan sát N Giá trị nhỏ nhất
Trung bình Độ lệch chuẩn
HQ3 200 1 5 2.48 1.116 Đơn giản ĐG1 200 1 5 2.78 1.070 ĐG2 200 1 5 2.82 1.270 ĐG3 200 1 5 2.75 1.120
Nguồn: tác giả tổng hợp
Qua Bảng thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình các quan sát nằm trong khoảng [2.48 - 3.04] tương đối thấp cho thấy mức độ đồng tình của các đáp viên đối với các phát biểu chưa cao Bên cạnh đó, các phát biểu “Người dùng luôn được đảm bảo quyền lợi khi sử dụng các phương thức TTKDTM”, “Các phương thức TTKDTM giúp người dùng quản lý tài chính hiệu quả cao hơn phương thức thanh toán truyền thống” có giá trị thấp nhất là 2.48 và 2.60 cho thấy theo đánh giá của các đáp viên thì Hiệu quả của phương thức TTKDTM thật sự chưa cao khi họ sử dụng Đây là những điều mà các nhà quản lý tại các ngân hàng cần xem xét trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động nhằm phát triển hình thức TTKDTM hơn nữa trong khu vực dân cư
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Độ tin cậy thang đo được kiểm định với kết quả như sau:
Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Nhân tố Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Cronbach Alpha nếu biến bị loại
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.791
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.840
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.750 Đơn giản ĐG1 2.79 1.070 0.581 0.627 ĐG2 2.83 1.270 0.533 0.688 ĐG3 2.75 1.120 0.571 0.635
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.735
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.829
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.821
Kết quả cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 Trong đó:
Sự tiện lợi với hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0.791 và hệ số tương quan biến tổng 0.499 – 0.643 cho thấy các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ
Niềm tin có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.840 và hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0.488 – 0.582
Hiệu quả với Cronbach’s Alpha 0.750 và hệ số tương quan biến tổng từ 0.518 – 0.667 nên các biến sẽ được giữ lại
Đơn giản với hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị 0.735 và hệ số tương quan tổng 0.533 – 0.581
Tính bảo mật có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.829 với các hệ số tương quan tổng 0.633 – 0.754
Hoạt động TTKDTM cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0.821, các biến quan sát thành phần cũng có hệ số tương quan tổng khá tốt 0.579 – 0.728
Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình bao gồm 6 nhân tố là: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật; Hoạt động TTKDTM Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 5 biến độc lập:
Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy gồm 5 biến độc lập là: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật với 18 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê Các biến độc lập này sẽ tiếp tục được đưa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích EFA cho 5 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể Kết quả phân tích thu được tóm tắt như sau:
Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể
Hệ số KMO = 0.838 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu
Có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích EFA với:
Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu
Giá trị tổng phương sai trích = 66.340% (> 50%): phân tích nhân tố khám phá đạt yêu cầu Như vậy, 5 nhân tố được rút trích này giải thích cho 66.340% biến thiên của dữ liệu
Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0.3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao
Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Biến quan sát Nhân tố Tên nhân
HQ3 0.755 ĐG1 0.693 Đơn giản ĐG2 0.732 ĐG3 0.801
Nguồn: tác giả tổng hợp
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc Hoạt động TTKDTM:
Thang đo về Hoạt động TTKDTM bao gồm 4 biến quan sát Kết quả phân tích EFA cho thấy:
4 biến quan sát được nhóm thành 1 nhân tố Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0.5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực
Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố
Hệ số KMO = 0.694 > 0.5 phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu
Thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị mức ý nghĩa là 0.000 Do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể Phương sai trích đạt 65.221% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải thích được 65.221% biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra được chấp nhận Rút trích nhân tố với Eigenvalue = 2.609 đạt yêu cầu
Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố
Nguồn: tác giả tổng hợp
Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết:
Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu Do đó, mô hình nghiên cứu gồm 5 biến thành phần Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật dùng để đo lường cho biến Hoạt động TTKDTM được chấp nhận
4.3.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Hoạt động TTKDTM và các biến độc lập như: Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật Đồng thời cũng phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.8 Kết quả phân tích tương quan Pearson
STL NT HQ ĐG TBM
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
STL Hệ số tương quan 0.659
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
NT Hệ số tương quan 0.622
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
HQ Hệ số tương quan 0.564
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
N 200 200 200 200 ĐG Hệ số tương quan 0.594
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
TBM Hệ số tương quan 0.531
Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía)
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Theo kết quả, các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p