Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại tp HCM (Trang 58)

Mơ hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 127.163 5 25.433 89.749 0.000 Phần dư 54.974 194 0.283 Tổng 182.137 199

Với giả thuyết H0: β1=β2=β3=β4=β5= 0 (tất cả hệ số hồi quy bằng 0)

 Giá trị Sig(F) = 0.000 < mức ý nghĩa 5%: giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều

đó có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mơ hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

 Sig(β1), Sig(β2), Sig(β3), Sig(β4), Sig(β5) < mức ý nghĩa 5% nên các biến độc lập tương ứng là Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật có hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

 Phương trình hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Bảng 4.11 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy

Mơ hình Hệ số khơng chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Constant) -0.584 0.171 -3.410 0.001 STL 0.363 0.059 0.309 6.162 0.000 0.620 1.614 NT 0.241 0.050 0.236 4.842 0.000 0.655 1.527 HQ 0.201 0.051 0.190 3.939 0.000 0.666 1.501 ĐG 0.301 0.048 0.288 6.336 0.000 0.754 1.326

TBM 0.136 0.049 0.131 2.768 0.006 0.697 1.435 a. Biến phụ thuộc: HĐTTKDTM

Nguồn: tác giả tổng hợp

hương trình hồi quy rút ra được:

HĐTTKDTM = -0.584 + 0.363*STL + 0.241*NT + 0.201*HQ + 0.301*ĐG + 0.136*TBM + ei

Tầm quan trọng của các biến trong mơ hình:

Để xác định tầm quan trọng của các biến trong mơ hình ta sử dụng hệ số Beta. Theo kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mơ hình đối với Hoạt động TTKDTM như sau:

 Nhân tố Sự tiện lợi có hệ số Beta là 0.309 nên có tầm quan trọng

nhất đối với Hoạt động TTKDTM.

 Đứng thứ hai là Đơn giản với hệ số Beta là 0.288.

 Thứ 3 là nhân tố Niềm tin với hệ số Beta là 0.236.

 Thứ 4 là Hiệu quả có hệ số Beta là 0.190.

 Và cuối cùng là nhân tố Tính bảo mật với hệ số Beta là 0.131.

 Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

Hình 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = 3.80*10-16 -> 0

và độ lệch chuẩn = 0.987 -> 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

 Kiểm định đa cộng tuyến:

Theo kết quả Giá trị VIF của các biến độc lập đều < 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập khơng ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

 Kiểm định tính độc lập của sai số

Hệ số Durbin-Watson là d = 1.799 cho thấy các sai số trong mơ hình thuộc miền khơng có kết luận (với mức ý nghĩa 5%, tra bảng Durbin-Watson với N = 200 và k = 6 là số biến độc lập: dL = 1.718, dU = 1.820 ta tính được miền chấp nhận cho giá trị d thuộc (2.18 – 2.282). Ta thấy dL < d < dU có nghĩa là các phần dư gần nhau thuộc miền khơng có kết luận).

4.3.5.3 Kiểm định các giả thuyết

 Giả thuyết H1: Sự tiện lợi có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0.309, Sig(β1) = 0.000 < 0.05: ủng hộ giả

thuyết H1.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Sự tiện lợi có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân. Như vậy, khi người dân càng cảm thấy

mình càng nhận được nhiều lợi ích từ việc thực hiện Hoạt động TTKDTM thì họ

càng sử dụng phương thức thanh toán này nhiều hơn. Mức độ tiện lời càng cao thì

Hoạt động TTKDTM sẽ càng tăng cao.

Niềm tin

 Giả thuyết H2: Niềm tin có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0.236; Sig(β2) = 0.000 < 0.05: ủng hộ giả

thuyết H2.

Như vậy, Niềm tin có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động TTKDTM của người dân. Điều này cho thấy khi người dân càng cảm thấy tin tưởng vào

Hoạt động TTKDTM thì họ càng sử dụng phương thức thanh toán này nhiều hơn.

Hiệu quả

 Giả thuyết H3: Hiệu quả có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3= 0.190, Sig(β3) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả

thuyết H3.

Như vậy, Hiệu quả có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy Hoạt động TTKDTM của người dân bị ảnh hưởng bởi Hiệu quả của của phương thức

thanh toán này. Sự hiệu quả càng cao thì Hoạt động TTKDTM của người dân càng cao.

Đơn giản

 Giả thuyết H4: Đơn giản có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4= 0.288, Sig(β3) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả

thuyết H4.

Như vậy, Đơn giản có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy Hoạt động TTKDTM của người dân chịu ảnh hưởng bởi tính đơn giản của phương thức

thanh toán này. Mức độ đơn giản càng cao thì Hoạt động TTKDTM của người

dân sẽ càng tăng cao.

Tính bảo mật

 Giả thuyết H5: Tính bảo mật có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt

động TTKDTM của người dân.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5= 0.131, Sig(β5) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả

thuyết H5.

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động

dương (+) từ Tính bảo mật lên Hoạt động TTKDTM của người dân. Khi người

dân cảm thấy sự bảo mật của phương thức TTKDTM càng cao thì họ càng sử

dụng nhiều hơn.

Bảng 4.12 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung Kết quả

H1 Sự tiện lợi có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân Ủng hộ H2 Niềm tin có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân Ủng hộ H3 Hiệu quả có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân Ủng hộ H4 Đơn giản có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân Ủng hộ H5 Tính bảo mật có tác động cùng chiều (+) đối với Hoạt động

TTKDTM của người dân Ủng hộ

Nguồn: tác giả tổng hợp

4.3.5.4 ân tích sự khác biệt

a) Sự khác biệt theo giới tính

Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính:

 Giả thuyết H1: Khơng có sự khác biệt về tác động của Hoạt động

TTKDTM.

Kết quả kiểm định T-test như phụ lục

 Sig > 5%: nghĩa là khơng có đủ cơ sở để bác bỏ H1 . Do đó, khơng tồn tại

sự khác biệt về giới tính trong Hoạt động TTKDTM.

b) Sự khác biệt theo trình độ học vấn

Các giả thuyết sự khác biệt theo trình độ học vấn:

 Giả thuyết H2: Khơng có sự khác biệt về tác động của Hoạt động

TTKDTM theo trình độ học vấn.

 Sig > 5%: nghĩa là chưa có cơ sở để bác bỏ H2. Cho thấy khơng có sự khác biệt giữa trình độ học vấn về Hoạt động TTKDTM.

c) Sự khác biệt theo Độ tuổi

Các giả thuyết sự khác biệt theo Độ tuổi:

 Giả thuyết H3: Khơng có sự khác biệt về tác động của Hoạt động

TTKDTM theo Độ tuổi.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H3 . Do đó, tồn tại sự khác biệt về Độ tuổi trong Hoạt động TTKDTM. Trong đó, nhóm Trên 50 tuổi có

Hoạt động TTKDTM ít hơn nhóm Dưới 30 tuổi và nhóm 30 – 40 tuổi.

4.4 Đánh giá sự tác động của các nhân tố:

Yếu tố niềm tin có được khi mà người dân tin tưởng vào các giao dịch được thực hiện kịp thời, chính xác, đạt được hiệu quả đúng như kỳ vọng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Thực tế cho thấy, thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng ngày phát triển nhanh, giao dịch qua mạng hằng năm đều tăng rất lớn, nhưng thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ đa số, với khoảng 65% tổng phương tiện thanh tốn, nhiều người vẫn thiếu lịng tin, tâm lý lo ngại rủi ro, sợ bị lừa khi mua hàng và đặc biệt khi thanh tốn trực tuyến, vì vậy mà các dịch vụ thanh toán điện tử chưa phát triển. Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM cũng cịn thấp sau khơng ít những vụ việc mất an ninh, giao dịch lừa đảo nên người dân cũng ngại thực hiện các giao dịch trên máy ATM mà khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. Hoặc trong lĩnh vực thu thuế điện tử, thời gian qua, đã có gần 98% số doanh nghiệp tại Tp.HCM đăng ký nộp thuế điện tử, thế nhưng số thuế nộp qua hình thức này mới chỉ đạt 40%, lý do thời gian qua phần mềm quản lý thuế đã khơng ít lần bị lỗi.

Về yếu tố tiện lợi của các giao dịch thanh tốn khơng bằng tiền mặt, nếu như các giao dịch quá khó khăn, phức tạp, không đơn giản, trải qua nhiều lớp xác

thực, quy trình xử lý khơng đồng nhất ở các ngân hàng, thiếu tính đồng bộ thì sẽ khó tạo dựng một thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với người dân.

Ở Tp.HCM, vẫn còn hơn 50% dân số sống ở khu vực ngoại thành, chưa có thói quen mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng cũng như việc vận hành thao tác nghiệp vụ trên máy tính, điện thoại để thực hiện các giao dịch thanh tốn, chuyển tiền. Do đó, khi các giao dịch khơng dùng tiền mặt q khó khăn, phức tạp so với trình độ dân số, người dân có xu hướng e ngại thay đổi và vẫn trung thành với thói quen sử dụng tiền mặt. Thực tế cho thấy, các ngân hàng trong những năm vừa qua dù đã rất nỗ lực để đưa ra những sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tuy vậy, khơng có sự đồng nhất, khơng có những mơ hình chuẩn, vơ hình tạo ra sự khó khăn cho người dân khi phải học cách thích nghi với nhiều quy trình, quy định do mỗi ngân hàng đặt ra. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang phối hợp cùng với các ngân hàng để chuẩn hóa các mơ hình giao dịch điện tử trên tất cả các kênh, dần dần đưa người dân quen dần với việc thanh toán điện tử thay cho thanh toán bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, trước đây, hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung ở các khu vực nội thành, điều này làm thu hẹp đáng kể phạm vi sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Hiện nay, nắm bắt xu hướng gia tăng nhanh chóng về mức độ sử dụng Internet và tỷ lệ người sử dụng điện thoại smartphone, giới trẻ ngày càng ưa chuộng các tiện ích cơng nghệ, các ngân hàng đang nổ lực đưa Home banking, Internet banking, Mobile banking vào áp dụng rộng rãi, nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng thực hiện các giao dịch tự động một cách nhanh chóng và tiện dụng. Kết quả đã mang lại cuộc cách mạng lớn đối với phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của dịch vụ này đạt khoảng 20- 30%/ năm.

Tính bảo mật thơng tin khi sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng là yếu tố rất quan trọng để tạo được yếu tố niềm tin cho người sử dụng. Điều mà đa số người sử dụng quan tâm là độ an tồn thơng tin của các phương

thức giao dịch hiện đại. Khi người tiêu dùng ngày càng có nhiều chọn lựa trong phương thức thanh toán dịch vụ, việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống thanh tốn ngày càng đóng vai trị quan trọng. Bên cạnh những ưu điểm vượt bậc như nhanh chóng, thuận tiện, thì tâm lý lo sợ hệ thống thơng tin khơng an tồn vẫn là rào cản lớn nhất khiến cho những dịch vụ cung cấp các tiện ích giao dịch không tiền mặt chưa được được người dân quan tâm sử dụng. Hệ thống tài chính, ngân hàng, trong đó xương sống là hệ thống thanh toán là hệ thống rất quan trọng và nhạy cảm của nền kinh tế, đã và đang là đích ngắm hàng đầu của các đối tượng phạm tội công nghệ cao. Các dịch vụ thanh tốn nói chung ln tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch khi phải đối mặt với các loại hình tội phạm công nghệ cao cùng phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Do đó, vấn đề an ninh, an tồn bảo mật nhằm hạn chế gian lận trong giao dịch thanh tốn ln được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu, phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán.

Qua thống kê, đánh giá và so sánh với các nước trên thế giới, có thể thấy rằng hệ thống thanh toán của chúng ta hiện nay vẫn được đảm bảo an toàn, với số lượng, tỷ lệ sự cố và vụ việc gian lận xảy ra ít, chỉ bằng 1/3 so với số trung bình trên tồn thế giới. Tính bảo mật được các ngân hàng thương mại rất chú trọng và là một trong những tiêu chí đầu tiên khi triển khai tất cả các giao dịch điện tử, đặc biệt từ sau những rủi ro đã xảy ra đối với dùng dùng thời gian qua, Ngân hàng nhà nước càng yêu cầu các ngân hàng không được rút ngắn các cơng đoạn quy trình nghiệp vụ, các giao dịch điện tử hiện nay của các ngân hàng xác thực rất nhiều lớp.

Nhưng chính vì vậy mà tính bảo mật và an toàn gây ảnh hưởng ngược chiều đến yếu tố tiện lợi. Tuy nhiên, với việc áp dụng công nghệ hiện đại, các ngân hàng đã dần giải quyết bài toán cân bằng giữa yếu tố tiện lợi, đơn giản và yếu tố bảo mật, an tồn.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày chi tiết phần thiết kế nghiên cứu (mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu), phương pháp thực hiện nghiên cứu và kết quả nghiên cứu (thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần).

Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là những cá nhân thực hiện các phương thức TTKDTM tại Tp.HCM.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết là hồn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Trong đó 5 nhân tố thành phần đều tác động dương đến Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM là Sự tiện lợi, Niềm tin, Hiệu quả, Đơn giản, Tính bảo mật.

Ngồi ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy tồn tại sự khác biệt về độ tuổi đối với Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI TP.HCM.

5.1 Định hướng phát triển các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. 5.1.1 Dự báo các yếu tố, xu hướng ảnh hưởng đến định hướng phát triển 5.1.1 Dự báo các yếu tố, xu hướng ảnh hưởng đến định hướng phát triển

các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Sự phát triển của các hình thức TTKDTM chịu sự ảnh hưởng bởi khá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại tp HCM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)