1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ

172 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Tác giả Tạ Thị Hồng Thắm
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 3,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (18)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Đóng góp mới của đề tài (18)
  • 6. Kết cấu của luận văn (18)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan (20)
    • 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (29)
    • 1.3. Nhận xét về các nghiên cứu đã được thực hiện (32)
      • 1.3.1. Đối với các nghiên cứu nước ngoài (32)
      • 1.3.2. Đối với các nghiên cứu trong nước (33)
      • 1.3.3. Xác định hướng nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (36)
    • 2.1. Tổng quan về Hợp tác xã Nông nghiệp (36)
      • 2.1.1. Khái niệm Hợp tác xã (36)
      • 2.1.2. Vai trò của HTX Nông nghiệp đối sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (36)
    • 2.2. Tổng quan về tổ chức công tác kế toán (37)
      • 2.2.1. Khái niệm (37)
      • 2.2.2. Nguyên tắc của việc thực hiện công tác kế toán (39)
      • 2.2.3. Nhiệm vụ của việc thực hiện công tác kế toán (40)
      • 2.2.4. Ý nghĩa của việc thực hiện công tác kế toán (41)
      • 2.2.5. Đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu cung cấp thông tin trong các HTX Nông nghiệp (41)
    • 2.3. Nội dung thực hiện công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp (42)
      • 2.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ (42)
      • 2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản (44)
      • 2.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và hình thức kế toán (45)
      • 2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo (46)
      • 2.3.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán (46)
      • 2.3.6. Tổ chức bộ máy kế toán (47)
      • 2.3.7. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán (48)
    • 2.4. Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này (48)
      • 2.4.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information) (48)
      • 2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) (49)
      • 2.4.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) (50)
      • 2.4.4. Lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory) (51)
    • 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán (51)
      • 2.5.1. Hệ thống văn bản pháp lý (51)
      • 2.5.2. Trình độ chuyên môn của người làm kế toán (52)
      • 2.5.3. Cơ sở hạ tầng kế toán (53)
      • 2.5.4. Quy mô HTX Nông nghiệp (53)
      • 2.5.5. Công tác kiểm tra kế toán (53)
      • 2.5.6. Áp lực cung cấp thông tin (54)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (55)
      • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung (56)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (57)
    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu (58)
      • 3.2.1. Xây dựng thang đo (58)
      • 3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (58)
        • 3.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý (59)
        • 3.2.2.2. Trình độ chuyên môn của người làm kế toán (60)
        • 3.2.2.3. Cơ sở hạ tầng kế toán (60)
        • 3.2.2.4. Quy mô HTX Nông nghiệp (61)
        • 3.2.2.5. Công tác kiểm tra kế toán (62)
        • 3.2.2.6. Áp lực cung cấp thông tin (62)
      • 3.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất (64)
      • 3.2.4. Mẫu nghiên cứu (65)
        • 3.2.4.1. Phương pháp chọn mẫu (65)
        • 3.2.4.2. Cỡ mẫu (65)
        • 3.2.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu (65)
      • 3.2.5. Đối tượng và phạm vi khảo sát (66)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo (66)
    • 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi (70)
    • 3.5. Xử lý và phân tích dữ liệu (71)
      • 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả (71)
      • 3.5.2. Phân tích hệ số Cronbach alpha (71)
      • 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (72)
      • 3.5.4. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính (72)
        • 3.5.4.1. Phân tích tương quan (72)
        • 3.5.4.2. Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy (73)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (75)
    • 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (75)
    • 4.2. Phương pháp đo lường các biến trong mô hình (80)
    • 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach α (82)
    • 4.4. Kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA) (86)
      • 4.4.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng (86)
      • 4.4.2. Thang đo việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ (89)
    • 4.5. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh (91)
    • 4.6. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính (91)
      • 4.6.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc (91)
      • 4.6.2. Phân tích tương quan (91)
      • 4.6.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (93)
    • 4.7. Kiểm định mô hình hồi quy (95)
      • 4.7.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (95)
      • 4.7.2. Hiện tượng đa cộng tuyến (96)
      • 4.7.3. Mức độ giải thích của mô hình (96)
      • 4.7.4. Kiểm định phần dư của mô hình (97)
      • 4.7.5. Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình có phương sai không đổi (99)
    • 4.8. Mô hình nghiên cứu chính thức (100)
    • 4.9. Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa (100)
    • 4.10. Mô hình hồi quy chuẩn hóa (102)
    • 4.11. Bàn luận kết quả nghiên cứu (104)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (109)
    • 5.1. Kết luận (109)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (111)
      • 5.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý (111)
      • 5.2.2. Cơ sở hạ tầng kế toán (112)
      • 5.2.3. Trình độ của người làm kế toán (114)
      • 5.2.4. Công tác kiểm tra kế toán (115)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (116)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia mà phần lớn dân cư tập trung sinh sống chủ yếu tại các vùng nông thôn Do đó, ngành Nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế

Thực tiễn những năm qua cho thấy, sản xuất Nông nghiệp nước ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính “phong trào” Với xu hướng hội nhập quốc tế, việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với ngành Nông nghiệp nước nhà Chính bởi lẽ đó, chủ trương chung của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay là nỗ lực phát triển khu vực kinh tế tập thể bằng hình thức Hợp tác xã (HTX) Việc hình thành các HTX Nông nghiệp sẽ giúp người nông dân nắm bắt thông tin, lập kế hoạch sản xuất sát với nhu cầu của thị trường Đồng thời, HTX Nông nghiệp chính là đầu mối trung gian thu mua và đưa hàng hóa đến các thị trường, từ đó tránh được hiện tượng thương lái “ép giá” và mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân để đảm bảo tái sản xuất Do vậy, chỉ có phát triển hiệu quả loại hình Hợp tác xã Nông nghiệp thì nền kinh tế đất nước mới có thể cân bằng và ổn định, đảm bảo đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực

Theo số liệu thống kê của Liên minh HTX Việt Nam, đến cuối năm 2017, cả nước có 19.487 HTX đang hoạt động (tăng 10% so với năm 2016) Song bên cạnh kết quả đạt được, trên thực tế quy mô HTX vẫn còn rất nhỏ, trình độ quản trị còn hạn chế, hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, lạc hậu nên ít doanh nghiệp liên kết bảo đảm đầu vào, đầu ra Bên cạnh đó, những thông tin, số liệu trên BCTC về tình hình hoạt động của các HTX vẫn chưa thực sự đủ sức thuyết phục người dân tự nguyện tham gia cũng như thu hút nguồn vốn tài trợ từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và những nhà đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp Việc chưa đủ sức thu hút ở đây không phải vì con số lợi nhuận kém hấp dẫn mà phần lớn là vì quá trình thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên trong nội bộ lẫn bên ngoài tại các HTX chưa thực sự được chú trọng

Do đó, vấn đề thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, đầu tư phát triển trong tương lai của loại hình kinh tế này Trên thực tế đã có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện xoay quanh vấn đề tổ chức công tác kế toán tại nhiều loại hình, lĩnh vực khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu định lượng nào thực hiện đối với loại hình HTX Nông nghiệp Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Liên minh HTX Việt Nam cuối năm 2017, khu vực Tây Nam Bộ là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước về hình thức HTX Nông nghiệp với tốc độ tăng 26,8% so với năm trước Chính bởi lẽ đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – Nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ ” để làm luận văn tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ

+ Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam

+ Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ.

Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ như thế nào?

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài có những đóng góp về mặt thực tiễn Tác giả đã nghiên cứu mô hình các nhân tố đặc thù phù hợp với bối cảnh các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ có ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toánđể đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các đơn vị này Từ đó, tác giả đưa ra được một số hàm ý giải pháp mang tính khả thi góp phần hoàn thiện việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp hiện nay.

Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và một số phụ lục đính kèm, nội dung chính bao gồm 5 chương:

Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5 : Kết luận và hàm ý chính sách

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan

Cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhóm đối tượng sử dụng

Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở một số quốc gia như Cộng hòa Séc, Hungary, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Mexico… Nội dung của nghiên cứu được tóm lược cụ thể như sau:

Năm 1977, James J Benjamin and Keith G Stanga đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Differences in Disclosure Needs of Major Users of Financial Statements ”

Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh nhu cầu thông tin kế toán của hai nhóm người dùng bên ngoài là các cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại và các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp để đi đến xem xét việc tiết lộ thông tin tài chính cho từng đối tượng

Dựa trên một bảng câu hỏi được xây dựng bao gồm 79 loại thông tin mà các chủ ngân hàng và nhà phân tích tài chính có thể cần cho các mục đích ra quyết định Hầu hết 79 mục thông tin được chọn cho bảng câu hỏi đều được thu thập từ việc xem xét nhiều nghiên cứu, tài liệu về kế toán và tài chính Những người trả lời được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của từng mục thông tin trên thang điểm 5 Tổng cộng có 600 cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại và 600 nhà phân tích tài chính được yêu cầu tham gia vào nghiên cứu Trong số 1200 bảng câu hỏi được gửi qua thư, các phản hồi có thể sử dụng được nhận từ 208 ngân hàng và 207 nhà phân tích tài chính với tỷ lệ phản hồi tổng thể là 34,6% Kết quả nghiên cứu chỉ ra tồn tại những khác biệt về nhu cầu thông tin giữa hai nhóm trên các lớp thông tin chính sau: (1) một số báo cáo tài chính cơ bản và bổ sung (báo cáo thu nhập so sánh, bảng cân đối kế toán, BCTC so sánh và BCTC đã được điều chỉnh cho những thay đổi về sức mua của đồng đô la); (2) doanh thu bán hàng và thu nhập ròng của các công ty con; (3) các khoản chi phí (quảng cáo, bảo trì và sửa chữa, khấu hao, các loại thuế); (4) thông tin cụ thể về khối lượng sản xuất sản phẩm, chính sách cổ tức, loại cổ phần phổ thông, nợ dài hạn, đầu tư nước ngoài, chi phí vốn theo kế hoạch và kế hoạch tài chính; và (5) tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của cổ đông và số lượng cổ đông phổ thông Do đó, kết luận chung được rút ra trong nghiên cứu này là cán bộ tín dụng ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay dài hạn dường như không xem xét các mục thông tin theo cách tương tự như các nhà phân tích tài chính khi thực hiện quyết định đầu tư chứng khoán Như vậy, kết quả này đã gây ra một số nghi ngờ về việc thực hiện công việc kế toán theo những hướng khác nhau để cung cấp thông tin theo nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau Từ kết quả khảo sát kết hợp với phương pháp phân tích thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà cung cấp thông tin đã cố gắng phát triển các bộ thông tin khác nhau cho từng nhóm người dùng khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu không cố gắng chứng minh rằng việc phát triển các bộ thông tin khác nhau là tốt hơn hay không Vấn đề này nằm ngoài phạm vi của cuộc điều tra và có thể là một hướng hiệu quả cho những nghiên cứu tiếp theo

Năm 1979, Michael Firth đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “ The Impact of

Size, Stock Market Listing, and Auditors on Voluntary Disclosure in Corporate Annual Reports ” Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức độ tiết lộ thông tin báo cáo tài chính thường niên của công ty với ba đặc tính là quy mô công ty, việc tham gia Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ và sự tác động của công ty kiểm toán Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1- thiết kế danh mục thông tin, Giai đoạn 2 - đo lường mức độ tiết lộ thông tin

Trong giai đoạn 1, bước đầu tiên là dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây:

Anderson (1962), Backer (1970), Bradish (1965), Buzby (1974), Cerf (1961), Choi (1973)…để xây dựng một danh sách các mục thông tin xuất hiện hoặc có thể xuất hiện nó vẫn đảm bảo những mục được nhắc đến nhiều nhất trong báo cáo kế toán và thực sự hữu ích cho các nhà đầu tư, ngân hàng Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện xem xét một số báo cáo thường niên của các công ty gần đây và thực hiện những cuộc thảo luận với người dùng để hiệu chỉnh danh mục Cuối cùng, danh mục thông tin chính thức được phát hành có 48 mục thông tin Tuy nhiên, mức độ quan trọng của 48 mục thông tin này đối với từng đối tượng sử dụng là không giống nhau: một số thông tin quan trọng hơn đối với người dùng này so với các mục khác…Do đó, nghiên cứu tiếp tục thực hiện xem xét “trọng số” gắn liền với các mục Điều này được thực hiện bằng cách gửi danh sách các mục cho người dùng và yêu cầu họ đánh giá tầm quan trọng của mỗi mục bằng thang điểm năm Chỉ định điểm số 5 có nghĩa là mục rất quan trọng, điểm 4 có nghĩa là mục quan trọng, điểm 3 liên quan đến các mục quan trọng vừa phải, điểm số 2 liên quan đến hơi quan trọng và điểm số 1 có ý nghĩa không quan trọng Danh sách này đã được gửi đến tổng số 120 nhà phân tích tài chính làm việc cho các nhà môi giới chứng khoán và các tổ chức đầu tư Từ đó, danh sách 48 mục hỏi và trọng số cho từng mục hỏi được thiết lập và hoàn chỉnh

Trong giai đoạn 2, nghiên cứu thực hiện đo lường mức tiết lộ theo thiết kế nghiên cứu đã xây dựng Nếu một mục được tiết lộ thì công ty đã nhận được điểm số trọng số; nếu mục nào không được tiết lộ thì công ty đã nhận được điểm bằng không Sau đó, điểm số cho từng mục riêng lẻ cho mỗi công ty được tổng cộng, con số này được gọi là chỉ số tiết lộ thông tin của công ty đó Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979) được mô tả ở hình 1.1

Hình 1.1 - Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào kết quả nêu trên, có thể thấy rằng: (1) Các công ty có danh sách thị trường chứng khoán đã thực hiện công việc kế toán nghiêm ngặt hơn và tiết lộ thông tin nhiều hơn những công ty không có danh sách; (2) Quy mô công ty càng lớn thì điều kiện để chuẩn bị BCTC càng tốt nên mức tiết lộ thông tin cao hơn; (3) Các kiểm toán viên dường như có rất ít ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc kế toán để bảo đảm mức độ tiết lộ thông tin của các công ty trong các báo cáo hàng năm của họ kể cả nhóm kiểm toán viên thuộc 'Big 8' của Anh (Arthur Young McClelland Moores, Coopers và Lybrand, Deloitte Haskins and Sells, Peat Mar- wick Mitchell) , Waterhouse, Thomson McLintock, Touche Ross, và Whinney Murrayj và “những nhóm khác”

Năm 1982, McNally, G., L Eng, and C Hasseldine đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Corporate Financial Reporting in New Zealand: An Analysis of User

Preferences, Corporate Characteristics and Disclosure Practices for Discretionary Information ” Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc cung cấp thông tin trong mối liên hệ với khả năng sử dụng và phân tích thông tin của các đối tượng bên ngoài đơn vị

Nhóm tác giả đã thực hiện gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng có trình độ chuyên môn: kế toán, nhà phân tích tài chính, nhân viên sở giao dịch chứng khoán

Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán

Mức độ tiết lộ thông tin tài chính

Công ty kiểm toán đến những thông tin tài chính khác nhau và thực hiện đánh giá, phân tích tình hình đơn vị khác nhau Chính bởi điều này, các đơn vị khi việc thực hiện vận dụng hướng dẫn thực hành kế toán của tổ chức nghề nghiệp và các quy định pháp luật về yêu cầu tối thiểu trong quá trình công bố thông tin bị tác động đáng kể Như vậy, đây có thể là kết quả của việc chịu ảnh hưởng của áp lực ngầm có nguồn gốc bên trong hoặc bên ngoài tổ chức

Năm 1987, Chee W Chow and Adrian Wong-Boren đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Voluntary Financial Disclosure by Mexican Corporations” Nghiên cứu này báo cáo về thực tiễn tiết lộ thông tin tài chính của các tập đoàn Mexico dựa trên mẫu khảo sát của 52 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Vận dụng lý thuyết người đại diện (Agency Theory), nghiên cứu đã đưa ra một số biến độc lập để giải thích sự thay đổi trong công tác kế toán và tiết lộ thông tin tài chính: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản hiện có Kết quả nghiên cứu của Chee W Chow and Adrian Wong-Boren (1987) được mô tả ở hình 1.2

Hình 1.2 - Kết quả nghiên cứu của Chee W Chow and Adrian Wong-Boren (1987)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin tài chính của các công ty Mexico mang lại những hiểu biết về các yếu tố đằng sau những lựa chọn tiết lộ thông tin tài chính tự nguyện và nâng cao hiểu biết về tổ chức công tác kế toán của các quốc gia Có

Quy mô công ty Đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ tài sản hiện có

Công tác kế toán và mức độ công bố thông tin tài chính thể thấy rằng, công tác kế toán và mức độ tiết lộ thông tin tài chính có liên quan đáng kể theo xu hướng cùng chiều đến quy mô công ty nhưng không liên quan đến đòn bẩy tài chính và tài sản hiện có

Năm 1989, T E Cooke đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “Disclosure in the

Corporate Annual Reports of Swedish Companies” Trọng tâm của nghiên cứu này là xem xét việc chấp hành thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh của các công ty theo quy định về vấn đề công bố và báo cáo thông tin của Đạo luật công ty năm 1975 và Quy định Kế toán 1976 tại Thụy Điển Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát gần 90 công ty công bố báo cáo hàng năm vào ngày 31/12/1985 Mặc dù quy định khuôn khổ về thông tin tài chính của các công ty là giống hệt nhau nhưng không phải tất cả các công ty đều có thể tuân thủ theo “tinh thần” của đạo luật

Các nghiên cứu tại Việt Nam

- Tại Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về công tác kế toán ở các loại hình kinh tế khác nhau đã được thực hiện khá nhiều, cụ thể như sau:

Năm 2007, tác giả Ngô Thị Thu Hồng đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp ” Tác giả tiến hành hệ thống hóa được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông qua khảo sát thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong một số doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này

Năm 2011, tác giả Trần Hải Long đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ” Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế, tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất mang tính khả thi về tổ chức công tác kế toán tại một số doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Năm 2012, tác giả Ngô Thị Thu Hương đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam ” Sau khi hệ thống hóa lý luận, tác giả đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các công ty sản xuất xi măng Việt Nam thuộc các loại hình sở hữu khác nhau Từ đó, tác giả rút ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đối với nhóm công ty này

- Tuy nhiên, những nghiên cứu về công tác kế toán trong lĩnh vực Nông nghiệp, trong HTX vẫn còn khá ít, cụ thể như sau:

Năm 2007, tác giả Vũ Thị Bích Quỳnh đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP HCM với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại HTX

Nông nghiệp các tỉnh phía Nam” Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để có một bức tranh toàn cảnh về cách thức tổ chức bộ máy kế toán, sự vận dụng chế độ chứng từ sổ sách, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để ghi chép các hoạt động kinh doanh tại các HTX Nông nghiệp Từ đó, tác giả tiếp tục tổng hợp và phân tích để khái quát hóa thực trạng về công tác kế toán tại HTX Nông nghiệp các tỉnh phía Nam Đồng thời, tác giả cũng đã nhận ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn về việc thực hiện công tác kế toán tại các HTX Nông nghiệp, có thể kể đến như: (1) Các HTX Nông nghiệp phía Nam đa số là quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động Do đó, HTX chưa thực sự quan tâm đến công tác kế toán, bộ máy kế toán…; (2) Nhiều nguyên tắc được quy định trong pháp luật về kế toán bị vi phạm nghiêm trọng: chứng từ viết giấy tay, không hợp lý, hợp lệ, hợp pháp vẫn được sử dụng hạch toán Trong khi, chứng từ kế toán là nội dung cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán; (3) Nhiều vị trí nhân viên kế toán được bố trí bởi những người không có chuyên môn về kế toán Kế toán kiêm nhiệm các vị trí thủ quỹ, thủ kho trái với quy định của Luật kế toán; (4) Công tác kiểm tra được thực hiện bởi ban kiểm soát chỉ dừng lại ở việc quy định trong điều lệ HTX để đúng theo yêu cầu Trên thực tế, khâu kiểm tra này luôn bị xem nhẹ và ban kiểm soát là những người thiếu kiến thức chuyên môn nên không thể hiểu thấu đáo về nhiệm vụ của mình Trên cơ sở này, tác giả đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại HTX Nông nghiệp các tỉnh phía Nam: hiệu chỉnh một số quy định trong các văn bản Luật và dưới luật, tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo tập huấn cho các HTX, …

Năm 2014, tác giả Trần Thị Thu Hiền đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP HCM với đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các

Doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ” Nghiên cứu vận dụng phương pháp tổng hợp và mô tả để tìm hiểu tổng quan lý luận về công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp Tác giả tiến hành thu thập thông tin các doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu từ Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Sau đó, sử dụng bảng thống kê mô tả để trình bày kết quả thu thập được với 3 nội dung: (a) Thông tin chung của doanh nghiệp; (b) Thông tin về đặc điểm sản xuất; (c) Thông tin về công tác kế toán Song song đó, đề tài cũng vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp điều tra mẫu, phương pháp so sánh đối chiếu…Sau khi tổng hợp, tác giả đã nhận thấy được mối quan hệ giữa đặc điểm sản xuất Nông nghiệp với việc thực hiện công tác kế toán và những điểm hạn chế trong công tác này ở các doanh nghiệp như: (1) Bộ máy kế toán đơn giản do các doanh nghiệp trong ngành sản xuất Nông nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, một số đơn vị chỉ có 1 nhân viên kế toán Điều này dễ dẫn đến rủi ro do kế toán tự kiểm tra, xem xét, đánh giá công việc mình đã làm; (2) Việc ghi nhận giá trị một số tài sản (cây cối, vật nuôi) theo giá trị ban đầu và không tiến hành đánh giá lại qua các năm đã gây ra những sai lệch, không phản ánh đúng giá trị hiện tại; (3) Các doanh nghiệp chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của số liệu kế toán trong việc đưa ra các quyết định trong tương lai Từ đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn, xác đáng hơn trong việc hoàn thiện công tác kế toán trên mọi mặt tại các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Năm 2017, tác giả Bùi Thị Thanh Trà đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP HCM với đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các

Doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ” Luận văn thực hiện chủ yếu bằng phương pháp định tính Ngoài ra, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp khác: phương pháp hệ thống, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích tổng hợp Sau khi tìm hiểu các vấn đề về lý thuyết cơ bản trong công tác kế toán, đặc điểm các hoạt động sản xuất và tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; tác giả đã nhận ra những mặt ưu điểm và nhược điểm trong công tác kế toán Những ưu điểm như: (1) Hình thức tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn, không có chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc; (2) Các đơn vị đã có sự quan tâm đến trình độ chuyên môn của kế toán viên và trang bị phần mềm phù hợp với lĩnh vực hoạt động; (3) Các đơn vị đã tự giác, nghiêm túc trong việc thực hiện những quy định về chứng từ, sổ sách, báo cáo Lựa chọn các nguyên tắc kế toán đơn giản, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp sản xuất nhỏ…Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán tại các đơn vị này vẫn còn một số nhược điểm có thể kể đến: (1) Vì quy mô hoạt động nhỏ nên đa số các doanh nghiệp chỉ có duy nhất một kế toán viên kiêm nhiệm tất cả các phần hành công việc Do đo, công tác kế toán rất dễ gây ra những sai sót; (2) Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến những thông tin do kế toán cung cấp Các thông tin phần lớn dùng để đối phó với cơ quan thuế; (3) Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được chú trọng, mang tính hình thức và chưa phát huy đúng bản chất Từ những vấn đề khó khăn còn tồn tại trong thực tiễn công tác kế toán, tác giả đã đề ra một số giải pháp chung, như: hoàn thiện văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán, ban hành chuẩn mực kế toán riêng về lĩnh vực Nông nghiệp…Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện về chế độ kế toán, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác kế toán và cung cấp thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Nhận xét về các nghiên cứu đã được thực hiện

Sau khi lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng có thể phân thành 2 nhóm như sau:

Các nhân tố bên ngoài: Hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực IAS/IFRS, nhu cầu thông tin của nhóm người dùng bên ngoài, chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo kế toán, chất lượng nhà cung cấp phần mềm kế toán

Các nhân tố bên trong thuộc đặc tính của đơn vị: Quy mô (đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản hiện có, doanh thu hằng năm, tổng tài sản), trình độ chuyên môn và phán đoán của kế toán viên, khả năng am hiểu của nhà quản lý

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy rằng mỗi nghiên cứu nêu trên chỉ thực hiện nhận diện và kiểm định một vài nhân tố xoay quanh việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy vẫn chưa có nghiên nào thực hiện tổng hợp các nhân tố đã được nhận diện, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng được thực hiện chủ yếu ở những quốc gia phát triển mạnh mẽ về kinh tế với mẫu được xem xét chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc công ty niêm yết

Chính vì vậy, khoảng trống nghiên cứu cho việc thực hiện một nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng, đối là với một nước đang phát triển về kinh tế như Việt Nam và nghiên cứu cụ thể ở một loại hình kinh tế đặc thù - HTX Nông nghiệp là rất lớn

1.3.2 Đối với các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán ở các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán trong lĩnh vực Nông nghiệp, HTX nói trung nghiên cứu về công tác kế toán dưới góc độ lý luận Sau đó, các tác giả tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp để đánh giá thực trạng tại địa bàn nghiên cứu

Cuối cùng, từ kết quả thực trạng và góc nhìn cá nhân, các tác giả đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn về công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các bên liên quan Như vậy, phương pháp nghiên cứu được sử dụng tại các nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu định tính hoặc kết hợp với nghiên cứu định lượng, tuy nhiên nghiên cứu định lượng được sử dụng chỉ dừng lại ở mức độ thống kê mô tả

Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp bằng phương pháp định lượng, thực hiện với dữ liệu thu thập thực tế qua bảng khảo sát, từ đó tiến hành xử lý và phân tích số liệu nhằm nhận diện các nhân tố tác động đặc thù là một hướng nghiên cứu mới và vẫn đang là một khoảng trống trong môi trường nghiên cứu Việt Nam

1.3.3 Xác định hướng nghiên cứu

Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán trong lĩnh vực Nông nghiệp, HTX nói riêng, có thể thấy vẫn còn thiếu vắng việc thực hiện những nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu trước đây hầu hết được thực hiện đối với doanh nghiệp niêm yết hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong khi, trên thực tế hiện nay loại hình kinh tế - HTX Nông nghiệp đang tăng lên một cách nhanh chóng về số lượng và đóng vai trò nhất định trong quá trình phát triển của kinh tế tập thể Do đó, để đảm bảo chất lượng công tác kế toán, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng nhằm thu hút đầu tư từ chính phủ, các tổ chức quốc tế…HTX Nông nghiệp cần nỗ lực trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác này tại đơn vị

Chính bởi lẽ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng với nhóm đối tượng khảo sát là các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận diện các nhân tố đặc thù riêng ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán trong vấn đề đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp

Cuối cùng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả công tác này tại các HTX Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – Nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, những nhân tố được nhận diện sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đây chính là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp

Qua chương 1, tác giả đã thực hiện lược khảo kết quả của một số công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến nội dung của đề tài Từ đó, tác giả kế thừa có chọn lọc các nhân tố gây ảnh hưởng và làm căn cứ cho việc thiết kế nghiên cứu ở chương 3 phù hợp với đặc điểm các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về Hợp tác xã Nông nghiệp

2.1.1 Khái niệm Hợp tác xã

Theo điều 3 - Luật Hợp tác xã 2012, “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”

Từ khái niệm trên, có thể rút ra những đặc trưng sau đây của HTX trong Nông nghiệp:

Một là, HTX Nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực

Nông nghiệp Các HTX chủ yếu hoạt động về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Nông nghiệp Đặc biệt, đây còn là một tổ chức kinh tế của người nông dân, gần gũi với hộ gia đình nông thôn

Hai là, mục đích kinh doanh của HTX Nông nghiệp trước hết là đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về số lượng, chất lượng dịch vụ Như vậy trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình kinh doanh khác nhau: tưới tiêu, cung cấp vật tư nông nghiệp… Nông dân gia nhập HTX là vì họ cần được HTX cung cấp dịch vụ, sản phẩm mà từng hộ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệu quả

Ba là, cơ sở thành lập của HTX Nông nghiệp là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và quyền hoàn toàn bình đẳng giữa các thành viên Do đó, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết không phân biệt số vốn góp ít hay nhiều

2.1.2 Vai trò của HTX Nông nghiệp đối sự phát triển kinh tế - xã hội Việt

Trải qua những thăng trầm từ khi quá trình hình thành đến phát triển, phong trào HTX Nông nghiệp Việt Nam đã luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển Nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trước hết, HTX Nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình xã hội hoá trong sản xuất, là cầu nối giữa các cá thể, hộ sản xuất, thành viên HTX với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế

Tiếp đến, HTX Nông nghiệp tăng cường thực hiện đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ, đến với người nông dân trong từng khâu sản xuất Nông nghiệp Đồng thời, HTX Nông nghiệp còn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao khả năng thực hành Nông nghiệp cho bà con; tổ chức phổ biến về những thành tựu khoa học - kỹ thuật và thông tin diễn biến thị trường đến từng thôn, bản

Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp đã góp phần tạo công ăn, việc làm, tăng nguồn thu nhập và đảm bảo ổn định đời sống cho những thành viên HTX và người lao động Từ đó, góp phần hài hòa các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương Đây chính là nền tảng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn Ngoài ra, các HTX Nông nghiệp luôn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn

Ngoài ra, HTX Nông nghiệp cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển hạ tầng nông thôn: mạng lưới điện, hệ thống giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội

Tổng quan về tổ chức công tác kế toán

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc thực hiện công tác kế toán như sau:

Theo Nguyễn Phước Bảo Ấn (2008): “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị”

Theo Đoàn Xuân Tiên (2014): “Tổ chức công tác kế toán cần được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán…mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó”

Theo Đào Ngọc Hà (2015): “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho các đối tượng cần sử dụng”

Theo Luật Kế toán, “Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán”

Từ các quan điểm và luận giải khác nhau, công tác kế toán có thể hiểu là việc sắp xếp những phần việc mà kế toán cần thực hiện nhằm thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin trên BCTC một cách kịp thời, đầy đủ nhằm phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô Ngoài ra, có thể hiểu công tác kế toán là việc tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phương pháp kế toán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin trên BCTC, phù hợp với đặc điểm thực tế của HTX Nội dung cụ thể của công tác kế toán bao gồm:

- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán;

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán;`

- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và lựa chọn hình thức kế toán;

- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán;

- Tổ chức phân tích thông tin kế toán;

- Tổ chức bộ máy kế toán;

- Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán

2.2.2 Nguyên tắc của việc thực hiện công tác kế toán Để thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, công tác kế toán cần thực hiện các nguyên tắc sau:`

Một là, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chính sách và các quy định pháp lý hiện hành về kế toán Cơ sở pháp lý trong công tác kế toán và công tác quản lý tài chính tại các đơn vị nói chung và HTX Nông nghiệp nói riêng là Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán và các chế độ, thông tư do Nhà nước ban hành Việc Nhà nước ban hành chế độ kế toán nhằm thống nhất quản lý về thông tin tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia

Luật kế toán là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất Nội dung của Luật kế toán quy định về: người làm kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán…

Theo điều 7 Luật kế toán Việt Nam, “ Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính” hoặc theo quan điểm kế toán quốc tế, “chuẩn mực kế toán chính là những quy định, hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính”

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn chi tiết về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan nhà nước chuyên trách về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan nhà nước chuyên trách về kế toán ủy quyền ban hành

Hai là, cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất, thể hiện ở việc thống nhất giữa các phần hành trong một bộ máy hoặc giữa đơn vị trung tâm với các đơn vị thành viên Các bộ phận khác nhau có sự liên quan chặt chẽ trong việc quản lý Song mỗi bộ phận khác nhau lại đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau Do đó, tổ chức công tác kế toán phải chú ý đến việc phối hợp giữa các bộ phận để đồng bộ trong việc thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Ba là, cần phải phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất, cách thức quản lý của đơn vị Mỗi HTX Nông nghiệp đều có những đặc điểm riêng về lĩnh vực hoạt động, về trình độ quản lý và quy mô hoạt động Vì vậy, không có một mô hình kế toán nào phù hợp nhất dành cho tất cả HTX Nông nghiệp Do đó, các HTX Nông nghiệp muốn đạt hiệu quả trong thực hiện công tác phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của HTX

Bốn là, cần phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và trình độ chuyên môn của người quản lý, người kế toán Bởi lẽ, kế toán viên - người thực hiện trực tiếp mọi công việc kế toán trong đơn vị dưới sự chỉ đạo của người quản lý

Năm là, cần phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm Đây là nguyên tắc cần thiết trong mọi công tác tổ chức, quản lý Do đó, theo nguyên tắc này cần đảm bảo tổ chức công tác kế toán khoa học, nâng cao chất lượng công việc, kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả

2.2.3 Nhiệm vụ của việc thực hiện công tác kế toán Để thực hiện công tác kế toán trong đơn vị cần thống nhất một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tổ chức hợp lý, khoa học trong công tác kế toán tại đơn vị

Thứ hai, vận dụng đúng đắn, linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán Đồng thời, áp dụng hình thức sổ sách kế toán phù hợp

Thứ ba, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại vào công tác kế toán tại đơn vị

Thứ tư, thiết lập quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban chức năng hoặc bộ phận khác trong đơn vị

Thứ năm, thực hiện kiểm tra hoạt động kế toán trong nội bộ đơn vị

2.2.4 Ý nghĩa của việc thực hiện công tác kế toán

Kế toán là việc thu thập, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế ở dạng: hiện vật, giá trị và thời gian Kế toán cũng là một trong những công cụ phản ánh và quản lý toàn bộ các hoạt động ở đơn vị Bên cạnh đó, kế toán còn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát những khoản thu, chi, thanh toán nợ; quản lý và sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm về pháp luật kế toán

Nội dung thực hiện công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp

Theo điều 3 - Luật Kế toán, “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”

Chứng từ kế toán có nhiều loại khác nhau và được tập hợp thành hệ thống chứng từ, bao gồm: hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn

Công việc liên quan đến chứng từ là công việc đầu tiên trong một quy trình kế toán và có ý nghĩa quyết định đến của số liệu kế toán Đồng thời, chứng từ kế toán cũng chính là cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế phát sinh trong HTX Nông nghiệp Do vậy, theo quy định của pháp luật về chứng từ, người làm kế toán trong HTX Nông nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc về lập và ghi chép nghiệp vụ phát sinh trên chứng từ; quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc ký duyệt chứng từ Đồng thời, các hoạt động kiểm tra; lưu trữ, bảo quản chứng từ; xử lý sự cố đối với chứng từ cần được tuân thủ theo quy định của Luật kế toán và Chế độ kế toán về chứng từ ở Việt Nam nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp Cụ thể:

- Việc lập, ký chứng từ kế toán

Theo Luật kế toán quy định: “các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của HTX Nông nghiệp đểu phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì HTX được tự lập chứng từ nhưng phải có đầy đủ các nội dung theo quy định Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xoá sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ sai Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau

Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký

Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khác sẵn Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật”

- Việc kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán

Chứng từ cần được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo các yêu cầu về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp trước khi ghi sổ Hoạt động kiểm tra chứng từ quyết định đến toàn bộ chất lượng công việc kế toán trong các HTX Nông nghiệp

- Việc luân chuyển chứng từ kế toán

Chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế từ lúc phát sinh đến khi ghi sổ và đưa vào lưu trữ

Vì vậy, cần thiết xây dựng các quy trình luân chuyển chứng từ đối với từng loại nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc ghi chép, cung cấp thông tin được kịp thời, phục vụ trong việc đưa ra quyết định của ban giám đốc HTX về những hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị

Dựa trên những quy định chung về tổ chức hệ thống chứng từ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, các HTX Nông nghiệp thực hiện xây dựng một hệ thống chứng từ nhất quán, tổ chức xử lý, luân chuyển chứng từ hợp lý nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định

2.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Theo Đoàn Xuân Tiên (2014): “Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể” Sử dụng tài khoản kế toán nhằm mục đích tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế có cùng tính chất một cách khoa học từ đó lập nên BCTC của HTX Nông nghiệp Toàn bộ các tài khoản được sử dụng trong kế toán HTX được sắp xếp thành hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản là những quy định chung về loại tài khoản, tên gọi, số hiệu và nội dung ghi chép

Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài chính ban hành, các HTX Nông nghiệp dựa vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để lựa chọn các tài khoản phù hợp nhằm hình thành một bộ tài khoản kế toán riêng dùng trong đơn vị

Theo Chế độ hiện hành, các HTX Nông nghiệp có 2 hệ thống tài khoản để lựa chọn áp dụng:

Thứ nhất, hệ thống tài khoản ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC ngày

28/3/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán HTX và liên hiệp HTX

Thứ hai, hệ thống tài khoản ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày

26/8/2016 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong đó, ghi rõ nếu HTX lựa chọn áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC thì phải hoàn toàn tuân thủ các quy định của Thông tư này về các nội dung: chứng từ, sổ sách, tài khoản, BCTC và các quy định khác Trường hợp HTX phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động tín dụng nội bộ, các khoản hỗ trợ của Nhà nước, khoản trợ cấp cho HTX và một số nội dung không được quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017

2.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và hình thức kế toán

Sổ sách kế toán là phương tiện để hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị Sổ sách kế toán không chỉ dùng để ghi chép số liệu phát sinh trên chứng từ mà còn giúp cho người làm công tác kế toán hệ thống hóa, tổng hợp số liệu và lập BCTC theo yêu cầu quy định

Hình thức kế toán là cách thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp số liệu và lập BCTC Theo hướng dẫn về pháp luật kế toán, HTX được áp dụng một trong các hình thức sau:

(1) Hình thức Nhật ký - Sổ Cái;

(2) Hình thức Nhật ký chung;

(3) Hình thức Chứng từ ghi sổ;

(4) Hình thức Nhật ký- Chứng từ;

(5) Hình thức kế toán máy

Do vậy, việc xây dựng hệ thống sổ sách khoa học, hợp lý và lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm của HTX Nông nghiệp sẽ giúp ích trong việc theo dõi, kiểm tra và đáp ứng thông tin tài chính kịp thời theo yêu cầu của ban giám đốc

2.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo

Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này

Trong nội dung này, đề tài chủ yếu đề cập đến những lý thuyết cơ bản liên quan: Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information), Lý thuyết đại diện (Agency Theory), Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory), Lý thuyết lợi ích xã hội (Public interest Theory)

2.4.1 Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information)

Lý thuyết bất cân xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 Hơn hết, nó đã khẳng định giá trị trong nền kinh tế học hiện đại với sự kiện các nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz – nhóm tác giả cùng nghiên cứu lý thuyết này được vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001

Thông tin không đối xứng hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên liên quan cố ý che đậy thông tin Đặc biệt, trong những trường hợp nhu cầu thông tin của các bên liên quan là không nhiều và quy mô của đơn vị nhỏ hoặc rất nhỏ, hiện tượng bất cân xứng về thông tin càng thể hiện rõ rệt Người chiếm ưu thế về thông tin có thể sẽ cung cấp những thông tin không trung thực cho bên còn lại Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của theo tin hiệu cung cầu của thị trường mà có thể thấp hơn hoặc cao hơn Hậu quả là, bất cân xứng thông tin có thể dẫn đến tình trạng thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ gây ra sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) cho cả hai bên Ngoài ra, bất cân xứng thông tin có thể gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) và độc quyền về thông tin (information monopoly)

Thông tin bất cân xứng ngày càng trở nên phổ biến khi khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan cũng như cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu kém Nghiên cứu của Myers và Majluf vào năm 1984 cũng chỉ ra rằng việc bất cân xứng thông tin có ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đầu tư và tài trợ trong doanh nghiệp

Theo lý thuyết bất cân xứng và dựa trên thực tế có thể thấy rằng, so với các nhà đầu tư bên ngoài, nhà quản lý thường có thông tin đầy đủ hơn về tình hình hoạt động và những triển vọng tương lai của đơn vị đặc biệt trong những đơn vị có quy mô nhỏ, có ít bên liên quan và cơ sở hạ tầng yếu kém Do đó, lý thuyết này chính là cơ sở giải thích cho mối quan hệ của nhân tố Áp lực cung cấp thông tin, Quy mô HTX Nông nghiệp, Cơ sở hạ tầng kế toán đến việc thực hiện công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp

2.4.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu trong nghiên cứu của Freeman (1984) "Các bên liên quan" trong lý thuyết này bao gồm khách hàng, chủ nợ, nhân viên, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn…Họ là những người quan tâm đến những nguồn lực, chịu tác động trực tiếp hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua các chiến lược và kế hoạch kinh doanh Theo đó, những hoạt động của doanh nghiệp cần điều chỉnh công bằng lợi ích của các bên liên quan Trong trường hợp xung đột lợi ích, nhà quản lý phải có nghĩa vụ giải quyết sự cân bằng tối ưu giữa các nhóm và vẫn đạt mục tiêu chiến lược của đơn vị

Theo lý thuyết này, các bên liên quan sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chức

Từ đây, tác giả hình thành ý tưởng về sự tác động của các nhân tố đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng: Trình độ chuyên môn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán

2.4.3 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện được phát biểu bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm

1976 Lý thuyết này giải quyết các vấn đề phát sinh do sự khác biệt giữa mục tiêu hoặc mong muốn giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền

Chẳng hạn, các cổ đông luôn khuyến khích nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường cũng như lợi nhuận của tổ chức và thực hiện khen thưởng dựa trên con số kế toán về báo cáo tình hình lợi nhuận Do đó, nhà quản trị sẽ tìm cách tác động vào BCTC thông qua vận dụng chế độ kế toán để đạt mục đích cá nhân của mình

Hoặc, những trường hợp chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát hoạt động đầu tư, kiểm soát việc chia cổ tức, yêu cầu thông tin để giám sát hoạt động Việc sử dụng các điều khoản hạn chế này đều dựa vào số liệu kế toán tại đơn vị Từ đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chế độ kế toán khi lập BCTC để có lợi nhất khi đơn vị sắp thực hiện các hợp đồng vay

Tóm lại, khi xuất hiện những nhóm lợi ích khác nhau, cần phải xây dựng cơ chế phù hợp để hạn chế sự phân chia lợi ích giữa các bên liên quan thông qua việc thiết lập các quy định về chế độ đãi ngộ cho nhà quản lý và thiết lập hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa những hành vi bất thường, tư lợi riêng của người quản lý

Lý thuyết đại diện giải thích về việc thực hiện kế toán trách nhiệm để đánh giá và kiểm soát các hoạt động của tổ chức (Susan Shapiro, 2005) Hơn hết, trong điều kiện các HTX Nông nghiệp hiện nay, thông tin kế toán cần được kiểm tra định kỳ để cung cấp chính xác và đầy đủ, kịp thời là điều thực sự có ý nghĩa đối với các bên có nhu cầu như: nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tài trợ phi chính phủ… Lý thuyết này giúp tác giả xác định thêm một nhân tố Công tác kiểm tra kế toán tác động đến việc thực hiện kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp

2.4.4 Lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory)

Lý thuyết này được đưa ra bởi Arthur Cecil Pigou - nhà kinh tế học người Anh Lý thuyết đưa ra các đặc trưng của thị trường như cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin bất đối xứng, ngoại tác,… dẫn đến những thất bại thị trường, ảnh hưởng đến những lợi ích xã hội có thể được điều chỉnh bởi những quy định của chính phủ Quan điểm này cho rằng chính phủ sẽ xây dựng những chính sách nhằm cải thiện phúc lợi xã hội nói chung và ban hành các quy định đáp ứng nhu cầu của xã hội

Lý thuyết này đề cập đến sự can thiệp của chính phủ vào những vấn đề khác nhau, trong đó có kế toán nhằm bảo đảm lợi ích của các bên liên quan cũng như toàn xã hội

Do vậy, khi nghiên cứu việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, tác giả hình thành ý tưởng về sự tác động trực tiếp của Hệ thống văn bản pháp luật, Công tác kiểm tra kế toán về vấn đề này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán

Trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện về vấn đề thực hiện công tác kế toán trong nước và nước ngoài và tổng hợp các lý thuyết nền có liên quan, tác giả sẽ kế thừa và tiến hành tổng hợp lại các nhân tố dưới đây để nghiên cứu trong đề tài các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, bao gồm 6 nhân tố:

2.5.1 Hệ thống văn bản pháp lý

Nhân tố này đã được các nghiên cứu John Burns (2000), Nicolae Albu và các cộng sự

Hiện nay, trên thế giới có 2 trường phái kế toán là hệ thống kế toán Châu Âu lục địa dựa trên điển luật và hệ thống kế toán Anglo – Saxon dựa trên thông luật Đối với trường phái kế toán Châu Âu lục địa (Pháp, Tây Ban Nha, Đức…): các quy định kế toán do nhà nước ban hành, mang tính chất thống nhất cao dựa trên cơ sở luật định Vai trò của hội nghề nghiệp ít được biết đến Đối với các trường phái kế toán Anglo – Saxon (Anh, Hoa Kỳ…): các quy định về kế toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức độc lập hay tổ chức phi chính phủ Điều này tạo nên sự linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp cao Vai trò của hội nghề nghiệp được thể hiện khá rõ nét

Trên thực tế, hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng của trường phái Châu Âu lục địa Do đó, Bộ Tài Chính là tổ chức lập quy và chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý về kế toán để hướng dẫn việc thực hiện công tác kế toán như: hệ thống chứng từ có được phép tự thiết kế hay không và phải thỏa mãn những tiêu thức bắt buộc nào, vận dụng hệ thống tài khoản như thế nào để hợp lý, tổ chức bộ máy kế toán như thế nào là phù hợp, … Do đó, một môi trường pháp lý minh bạch, thống nhất và phù hợp sẽ là cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả công tác kế toán tại các đơn vị trong môi trường kinh doanh hiện nay

2.5.2 Trình độ chuyên môn của người làm kế toán

Nhân tố này được thể hiện trong nghiên cứu của Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự

(2010), Cătălin Nicolae Albu và các công sự (2013) Những xét đoán chuyên nghiệp của người làm kế toán là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện công tác kế toán

Làm thế nào để trình độ chuyên môn của người làm kế toán được thể hiện rõ nét khi kế toán viên thích các quy tắc chi tiết hơn những quy định chung (Albu, 2010) Với vai trò

“sản xuất” ra thông tin, năng lực chuyên môn của người làm kế toán sẽ có mối quan hệ thuận chiều với chất lượng thông tin cung cấp Trong trường hợp, người làm kế toán hạn chế về năng lực chuyên môn và nhận thức chưa đúng đắn sẽ dẫn đến hiểu không đúng, vận dụng không đúng theo “tinh thần” của quy định pháp lý Hệ quả là các văn bản pháp lý ban hành mang tính bắt buộc nhưng khi triển khai không đạt hiệu quả (Trần Thị Thanh Hải, 2015)

2.5.3 Cơ sở hạ tầng kế toán

Nhân tố này được thể hiện trong nghiên cứu của Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự

(2010) qua việc bàn về chất lượng giảng dạy và phát triển chuyên môn các chương trình đào tạo kế toán Cơ sở hạ tầng kế toán là các hệ thống và dịch vụ cơ bản cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động kế toán đúng chức năng và thành công, bao gồm tổ chức nghề nghiệp, hệ thống đào tạo kế toán, phần mềm kế toán…Với cơ sở hạ tầng phát triển thì hoạt động kế toán sẽ thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn (Trần Thị Thanh Hải, 2015)

2.5.4 Quy mô HTX Nông nghiệp

Theo Chee W Chow and Adrian Wong-Boren (1987) và T E Cooke (1989), quy mô đơn vị có ảnh hưởng cùng chiều đến việc cung cấp thông tin kế toán Quy mô đơn vị được tính bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách của nợ

Sian và Roberts (2009) đã nhận thấy mối quan hệ tương ứng giữ quy mô doanh nghiệp và việc thực hiện công tác kế toán Trong khi doanh nghiệp lớn rất chú trọng đến việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp lý, các nguyên tắc kế toán… nhằm cung cấp thông tin đúng đắn, phù hợp và đáng tin cậy thì các doanh nghiệp nhỏ lại xem nhẹ trong việc thực hiện các quy định này (Trần Thị Thanh Hải, 2015) Theo đó, mức độ tiết lộ thông tin tài chính cũng sẽ tăng lên theo quy mô doanh nghiệp (Chow,1987)

2.5.5 Công tác kiểm tra kế toán

Dựa vào lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory), nhân tố này đã được đưa vào một số nghiên cứu về việc xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán, vận dụng chế độ kế toán trong nước Tăng cường hoạt động kiểm tra hay yêu cầu BCTC phải được kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011a) Việc vận dụng chuẩn mực kế toán này chính là một trong những nội dung thực hiện công tác kế toán tại các đơn vị

2.5.6 Áp lực cung cấp thông tin

Theo T E Cooke (1989), việc các cổ đông yêu cầu cung cấp thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC theo quy định Giả thuyết được đưa ra là số lượng cổ đông cần thông tin về đơn vị càng lớn thì sự chuẩn xác của thông tin công bố càng lớn Kết quả của giả thuyết về điều này có thể là do áp lực từ cả cổ đông lẫn nhà phân tích để đánh giá tình hình đơn vị Bên cạnh đó, Mc Lean & Delon (2003) cũng đề cập đến vấn đề sự hài lòng của người sử dụng thông tin cũng sẽ tác động đến chất lượng thông tin được cung cấp bởi bộ phận kế toán Ở Việt Nam, kế toán tại các đơn vị nhỏ chủ yếu quan tâm đến vấn đề cung cấp thông tin với cơ quan thuế (Trần Đình Khôi Nguyên, 2013) Bên cạnh đó, có thể thấy rằng những thông tin kế toán do các đơn vị có quy mô nhỏ cung cấp lại có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng sử dụng (Trần Thị Thanh Hải, 2015) Điều này tạo nên sự ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về đặc điểm hoạt động của HTX Nông nghiệp, công tác tổ chức kế toán, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu cung cấp thông tin trong HTX Nông nghiệp Đồng thời, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết nền liên quan và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, từ đó xác định 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ: Hệ thống văn bản pháp luật; Trình độ chuyên môn của người làm kế toán; Cơ sở hạ tầng kế toán; Quy mô HTX; Công tác kiểm tra kế toán; Áp lực cung cấp thông tin Đây là nền tảng vững chắc cho tiến trình nghiên cứu được thực hiện ở những chương sau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ thì việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp Tuy nhiên, phương pháp định lượng chỉ có thể thực hiện khi đã có mô hình nghiên cứu gốc trước đó đã xây dựng Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng nào liên quan đến nội dung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng được công bố Do đó, tác giả đã chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng trong việc thực hiện đề tài này Việc áp dụng phương pháp này sẽ khắc phục những nhược điểm của phương pháp định lượng là dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát theo thang đo đã định sẵn trong nghiên cứu trước đó Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu so với việc chỉ sử sẽ giúp giải thích hiện tượng khi nhà nghiên cứu không hiểu đầy đủ các biến số quan trọng đối với chủ đề và đặc biệt khi chủ đề này còn mới (Creswell và Clark, 2007)

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu chung

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ theo phương pháp kết hợp định tính và định lượng, được tiến hành qua 2 bước:

- Nghiên cứu sơ bộ: sử dụng phương pháp định tính – phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia là các giảng viên, các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm công tác lâu năm trong lĩnh vực HTX và có kiến thức chuyên môn về kế toán Danh sách chuyên gia được phỏng vấn được thể hiện ở phụ lục 01 Bảng phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia được thể hiện ở phụ lục 02

Việc sử dụng phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng có thể đào sâu vào vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kế toán đối với loại hình kinh tế đặc thù này Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp các ý tưởng và trong phạm vi mô tả của bảng câu hỏi sơ bộ để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ Đồng thời, thông qua phương pháp định tính, luận văn sẽ khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát sử dụng trong từng thang đo Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 04) được hình thành sao cho phù hợp về ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu

- Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp định lượng – phỏng vấn đối tượng

Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phát trực tiếp bảng câu hỏi chính thức Danh sách đối tượng khảo sát được thể hiện ở phụ lục 05 Với dữ liệu thu thập thông qua bảng khảo sát chính thức, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để thống kê mô tả, tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng hồi quy tuyến tính bội

Quy trình nghiên cứu của luận văn được trình bày khái quát như hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp Vấn đề nghiên cứu

Phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu định tính n Hoàn chỉnh bảng câu hỏi và thang đo

Nghiên cứu định lượng với N = 180

Xử lý, phân tích dữ liệu:

- Thống kê mô tả các biến

- Đánh giá độ tin cậy

- Kiểm định giá trị thang đo

- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết luận và giải pháp

Thiết kế nghiên cứu

- Bước 1: Xây dựng thang đo

Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng, từ đó tiến hành xây dựng thang đo nháp

- Bước 2: Nghiên cứu định tính

Thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia theo mẫu lập sẵn về các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu (Phụ lục 01), trong đó một số giảng viên Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II - hiện đang là đội ngũ chuyên gia tư vấn HTX về lĩnh vực tài chính, kế toán trong Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” theo quyết định số 445/QĐ-TTg ban hành ngày 21/03/2016

Từ kết quả nghiên cứu định tính, thang đo nháp sẽ được chỉnh sửa và xây dựng thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho nghiên cứu định lượng

- Bước 3: Nghiên cứu định lượng

Tác giả tiến hành kiểm định thang đo thông qua việc phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết sẽ được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính

3.2.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Qua phần lược khảo các công trình nghiên cứu trước, có thể thấy rằng nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới và trong nước đã nhận diện một vài nhân tố cụ thể Trên cơ sở này, kết hợp với tình hình thực tiễn các HTX Nông nghiệp ở nước ta, tác giả xác định một số nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán như sau:

3.2.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý

Các loại hình kinh tế (công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hộ kinh doanh, HTX…) khi tham gia hoạt động đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật Về phương diện công tác kế toán trong các HTX Nông nghiệp cũng cần có một môi trường pháp lý để việc thực hiện công tác kế toán khoa học, từ đó đảm bảo môi trường kinh doanh được hiệu quả “Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán: bao gồm các cấp độ quản lý được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả các nội dung trong hoạt động kiểm toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế Theo thứ tự từ cao đến thấp theo cấp độ được liệt kê như sau: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh” (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2012)

Nền tảng pháp lý đầu tiên của công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp chính là Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 - đây là văn bản pháp lý cao nhất, đưa ra những quy định chung nhất và không có sự phân biệt về quy mô đơn vị Nội dung chính của Luật kế toán bao gồm: những quy định chung về phạm vi điều chỉnh luật; đối tượng áp dụng; nguyên tắc kế toán; các quy định cụ thể về công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán…Từ đó, các đơn vị sẽ tiến hành triển khai vận dụng sao cho phù hợp nhất Cùng với đó là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực Đây là hệ thống các quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả các đơn vị trước các sự kiện thuộc đối tượng kế toán

Ngoài ra, các HTX nông nghiệp được lựa chọn Chế độ kế toán phù hợp để áp dụng, hoặc là sử dụng Thông tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính nhiên, việc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán bắt buộc phải nhất quán trong năm tài chính và phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý HTX

Như vậy, hệ thống văn bản pháp lý thống nhất, quy định chặt chẽ, rõ ràng chính là cơ sở cho việc thực hiện tốt công tác kế toán trong các HTX Nông nghiệp Từ đó, đề tài đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu:

H1: Hệ thống văn bản pháp lý có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

3.2.2.2 Trình độ chuyên môn của người làm kế toán

Nhân tố này được thể hiện trong nghiên cứu của Ismail (2009), Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010), Cătălin Nicolae Albu và các công sự (2013) Ngoài ra, theo Michael Chidiebere Ekwe và Chigozie Kenneth Abuka (2014), kỹ năng và sự nhạy bén của kế toán viên sẽ tăng cường trong quá trình hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị Do đó, nguồn lực kế toán trở thành vấn đề cốt lõi mang tính quyết định đến toàn bộ hệ thống kế toán Bằng việc trực tiếp tạo ra thông tin, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm trong công việc của kế toán viên sẽ có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng thông tin cung cấp

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cần thiết đòi hỏi đội ngũ kế toán có chuyên môn trong nghề nghiệp, khả năng tổ chức điều hành, xử lý công việc nhanh nhẹn, trung thực, khách quan Nếu các HTX có bộ phận kế toán làm việc chuyên nghiệp thì thông tin được cung cấp sẽ chính xác hơn, các báo cáo được lập đầy đủ hơn, chất lượng BCTC được đảm bảo, giúp ích rất nhiều cho Ban giám đốc Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

H2: Trình độ chuyên môn của người làm kế toán có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

3.2.2.3 Cơ sở hạ tầng kế toán

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các phần mềm kế toán chuyên biệt phù hợp cho từng lĩnh vực kinh doanh là nội dung nội bật trong công tác kế toán Từ đó, phần lớn công việc của kế toán do máy tính thực hiện Kế toán viên chỉ có trách nhiệm: kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ phản ánh nghiệp vụ; giám sát hoạt động của hệ thống và phân tích thông tin đầu ra (Nguyễn Đăng Huy,

2010) Do đó, thực hiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu là sử dụng các phần mềm viết sẵn về kế toán để thu thập, xử lý, kết xuất báo cáo và lưu trữ dữ liệu kế toán một cách tự động và chính xác Như vậy, cơ sở hạ tầng vật chất tại mỗi HTX sẽ tác động chi phối tới việc xây dựng bộ máy kế toán, phân chia các phần hành công việc và lựa chọn hình thức kế toán để áp dụng

Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo

Kết quả nghiên cứu định tính thể hiện:

- Các chuyên gia được mời phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố mà tác giả đề xuất trong mô hình có sự tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp;

- Các phát biểu dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình có thể hiểu được

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng đưa ra ý kiến để điều chỉnh nội dung phát biểu sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất (Phục lục 03) Sau khi hiệu chỉnh thang đo, các phát biểu đã thể hiện chuẩn xác và đầy đủ hơn quan điểm của người được phỏng vấn

Bảng 3.2 - Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

STT Mã hóa Các biến quan sát

Hệ thống văn bản pháp lý

1 PL1 Khung pháp lý về kế toán cho dành cho HTX Nông nghiệp là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị

2 PL2 Chế độ kế toán theo Thông tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và đáp ứng nhu cầu ghi nhận, xử lý số liệu tại các HTX Nông nghiệp

3 PL3 Chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và đáp ứng nhu cầu ghi nhận, xử lý số liệu tại các HTX Nông nghiệp

4 PL4 Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về kế toán cho HTX Nông nghiệp là yêu cầu bức thiết hiện nay

5 PL5 Hướng dẫn chế độ chứng từ chi tiết, đầy đủ, dễ dàng và dễ thực hiện

6 PL6 Hướng dẫn về sổ sách kế toán chi tiết, đầy đủ, rõ ràng và dễ thực hiện

7 PL7 Hướng dẫn cách hoạch toán và tài khoản sử dụng phù hợp với hoạt động của HTX Nông nghiệp

8 PL8 Hướng dẫn về hệ thống báo cáo tài chính phải nộp cho cơ quan nhà nước phù hợp với HTX Nông nghiệp

9 PL.9 Hướng dẫn về việc lập và báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước là phù hợp

Trình độ chuyên môn của người làm kế toán

1 CM1 Nhân viên kế toán tại đơn vị có khả năng ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán phù hợp với hoạt động của HTX Nông nghiệp

2 CM2 Nhân viên kế toán nhận thức rõ về mục đích và nhiệm vụ cung cấp thông tin trong nội bộ và bên ngoài

3 CM3 Nhân viến kế toán có khả năng đọc hiểu và nắm vững quy định pháp luật về kế toán sẽ giúp HTX Nông nghiệp hoàn thiện trong công tác tổ chức bộ máy kế toán

4 CM4 Nhân viến kế toán có khả năng đọc hiểu và nắm vững chế độ kế toán sẽ giúp HTX Nông nghiệp thực hiện các báo cáo theo đúng quy định pháp luật

5 CM5 Nhân viên kế toán có những hiểu biết về bản chất HTX sẽ thuận lợi trong việc vận dụng quy định Chế độ kế toán dành cho HTX Nông nghiệp

6 CM6 Việc nâng cao trình độ nhân viên kế toán là điều kiện cần để giúp

HTX Nông nghiệp phát triển bền vững

Cơ sở hạ tầng kế toán

1 HT1 Trang bị vật chất, kỹ thuật thật sự cần thiết cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin

2 HT2 HTX Nông nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán đặc thù

3 HT3 Phần mềm kế toán đang sử dụng mang lại lợi ích cho công tác kế toán tại HTX Nông nghiệp

4 HT4 HTX Nông nghiệp nên xây dựng trang Web, Email phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

5 HT5 Sự quan tâm của các tổ chức trong tư vấn hướng dẫn, tập huấn nâng cao trình độ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện công tác kế toán cho HTX Nông nghiệp

Quy mô HTX Nông nghiệp

1 QM1 HTX Nông nghiệp có quy mô càng nhỏ càng ít quan tâm đến việc thực hiện công tác kế toán

2 QM2 HTX Nông nghiệp không cần thiết phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của công tác kế toán

3 QM3 HTX Nông nghiệp có quy mô nhỏ không đủ nguồn lực tài chính cho việc thực hiện công tác kế toán theo quy định

Công tác kiểm tra kế toán

1 KT1 Công tác tự kiểm tra về kế toán trong HTX Nông nghiệp diễn ra đúng quy định, tránh thực hiện “hình thức” sẽ khiến cho HTX Nông nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác kế toán

2 KT2 Việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ của cơ quan nhà nước sẽ khiến cho

HTX Nông nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác kế toán

3 KT3 Chế tài xử phạt của nhà nước càng mạnh càng khiến HTX Nông nghiệp tuân thủ quy định Áp lực cung cấp thông tin

1 TT1 HTX Nông nghiệp không hiểu rõ nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng

2 TT2 Đối tượng sử dụng thông tin càng đa dạng đòi hỏi việc tuân thủ việc thực hiện công tác kế toán nghiêm ngặt

3 TT3 Nhận thức của đối tượng sử dụng thông tin càng cao càng tạo ra áp lực buộc HTX Nông nghiệp phải tuân thủ những nội dung quy định về việc thực hiện công tác kế toán

Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

1 TH1 HTX Nông nghiệp thực hiện tổ chức chứng từ trong công tác kế toán tại đơn vị

2 TH2 HTX Nông nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán trong công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị

3 TH3 HTX Nông nghiệp thực hiện tổ chức hệ thống sổ sách đúng theo yêu cầu quy định

4 TH4 HTX Nông nghiệp thực hiện chế độ báo cáo kế toán đảm bảo theo yêu cầu cung cấp thông tin

5 TH5 HTX Nông nghiệp thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả

Thiết kế bảng câu hỏi

Trên cơ sở thang đo đã được hiệu chỉnh, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin Bảng khảo sát gồm 3 phần:

Phần thông tin chung: bao gồm những thông tin chung của đối tượng được khảo sát như tên, độ tuổi, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác, thâm niên trong lĩnh vực kế toán…

Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi như quy mô hoạt động của HTX, ngành nghề kinh doanh của HTX có thuộc loại hình HTX Nông nghiệp không

Phần đánh giá: ghi nhận những đánh giá của đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán trên Bảng câu hỏi khảo sát chính thực được được trình bày ở phần phụ lục 04

Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng được khảo sát như sau: (1) - Hoàn toàn không đồng ý, (2) - Không đồng ý, (3) - Không có ý kiến, (4) - Đồng ý, (5) - Hoàn toàn đồng ý.

Xử lý và phân tích dữ liệu

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố tới việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, nghiên cứu sử dụng các phân tích sau:

3.5.1 Phân tích thống kê mô tả

Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả tiến hành phân tích ban đầu về dữ liệu của đối tượng được khảo sát Cụ thể, luận văn sẽ mô tả dựa trên tiêu chí tần suất (%) của các nhóm: nghề nghiệp hiện tại của các đối tượng, trình độ của những người tham gia khảo sát là kế toán, lĩnh vực hoạt động của HTX Nông nghiệp, thời gian hoạt động của HTX nông nghiệp, thời gian làm việc tại HTX Nông nghiệp của người tham gia khảo sát,vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh

3.5.2 Phân tích hệ số Cronbach alpha

Việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Tuy nhiên, độ tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ đánh giá các quan sát có liên kết với nhau hay không nhưng không xác định biến quan sát nào cần bỏ đi hoặc cần giữ lại Do đó, để loại bỏ những biến quan sát không đóng góp cho sự mô tả khái niệm cần đo lường, tác giả sử dụng hệ số tương quan biến tổng

Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu Cùng với đó, một thang đo được xem là có thể chấp nhận được về độ tin cậy nếu Cronbach’s Alpha >= 0,6 (Nguyễn Đình Thọ,

2013) Cronbach’s Alpha càng cao thì thang đo càng đạt độ tin cậy cao, tuy nhiên khi một thang đo có Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì cần phải xem xét vì có thể xảy ra hiện tượng trùng lặp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra Cronbach’s Alpha, công việc tiếp theo là kiểm định giá trị thang đo

Nội dung kiểm định giá trị thang đo được tác giả tập trung vào hai vấn đề: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Trong đó, giá trị hội tụ nói lên mức độ hội tụ của một thang đo được sử dụng để đo lường một khái niệm Giá trị phân biệt nói lên hai thang đo đo lường hai khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt là phù hợp Phân tích nhân tố EFA sẽ xem xét mối quan hệ giữa các biến quan sát với nhau và gộp chúng vào các nhóm biến giải thích cho các nhân tố Phương pháp này sẽ giúp tác giả loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính đồng nhất Phân tích nhân tố khám phá EFA phải thỏa mãn các điều kiện như sau:

- Ngưỡng giá trị hội tụ: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5, nếu biến nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 thì sẽ bị loại Hệ số tải nhân tố lớn nhất nằm ở cột nào thì thuộc vào nhân tố đó

- Ngưỡng giá trị phân biệt: Phương sai trích > 50% và tiêu chí Eigenvalue > 1 được chấp nhận

Bên cạnh đó, để thực hiện phân tích được EFA, chúng ta còn phải kiểm định mức độ quan hệ giữa các biến quan sát Các tiêu chí để đánh giá như:

- Hệ số KMO là trị số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Giá trị KMO phải nằm giữa 0.5 và 1 (0.5 < KMO < 1) mới phù hợp với dữ liệu thu thập được

- Mức ý nghĩa của kiểm định Barrtlett với sig nhỏ hơn 0.05 thì có ý nghĩa thống kê

3.5.4 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính 3.5.4.1 Phân tích tương quan

Trong luận văn này, các biến độc lập là biến định lượng vì vậy kiểm định thích hợp được sử dụng là kiểm định Pearson (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Hệ số tương quan Pearson được dùng để đo lường mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Theo đó, hai biến được coi là có tương quan chặt chẽ khi hệ số tương quan từ 0.8 trở lên tại mức ý nghĩa Sig < 0.05 Kết quả phân tích tương quan chính là cơ sở để bước đầu thực hiện đánh giá dự báo của mô hình

3.5.4.2 Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy

Xây dựng mô hình hồi quy Để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội có dạng như sau:

Kiểm định sự phù hợp của mô hình Để kiểm định sự phù hợp của mô hình và lựa chọn mô hình tối ưu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết :

H0: Tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi = 0) H1: Tập hợp các biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi ≠ 0)

Nếu giá trị F với Sig rất nhỏ (< 0.05) thì giả thuyết H0 bị bác bỏ Khi đó, tác giả đưa ra kết luận các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc Tức là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Mô tả mẫu nghiên cứu

Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp Tổng số phiếu phát ra là 260 phiếu, tổng số phiếu thu về là 246 phiếu Sau đó, tác giả loại ra 8 bảng khảo sát không đạt yêu cầu, cuối cùng có 238 bảng khảo sát đạt yêu cầu Danh sách các đối tượng phỏng vấn được trình bày chi tiết theo từng tỉnh tại Phụ lục 5 – Danh sách đối tượng tham gia khảo sát Như vậy, số lượng mẫu thu về đạt cao hơn yêu cầu ban đầu đề ra (180 mẫu)

Bảng 4.1 dưới đây mô tả thông tin khảo sát của 238 mẫu về nghề nghiệp hiện tại, trình độ của đối tượng khảo sát là kế toán, lĩnh vực hoạt động trong Nông nghiệp, thời gian hoạt động của HTX, Thời gian đối tượng công tác tại HTX và vốn điều lệ của HTX

Bảng 4.1- Sơ lược thông tin của mẫu (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Nghề nghiệp Kế toán HTX 108 45,4 hiện tại Giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên HTX 112 47,1

Chuyên viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc liên minh HTX Tỉnh 18 7,6

Trình độ đào tạo của người tham gia khảo sát là kế toán

Sau Đại học - - Đại học, cao đẳng 4 3,7

Lĩnh vực hoạt động của HTX

Thời gian hoạt động của HTX

Thời gian làm việc tại HTX của người tham gia

Từ 3 đến 5 năm 11 5,0 khảo sát Từ 5 đến 7 năm -

Vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh

Về nghề nghiệp hiện tại của đối tượng tham gia khảo sát có 108 người đang là kế toán tại HTX, 112 người đang là Giám đốc, phó giám đốc và kiểm soát viên trong HTX và 18 người là chuyên viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc liên minh HTX Tỉnh ( Sơ đồ 4.1) Trong 108 kế toán HTX có 4 người trình độ Đại học - cao đẳng, 22 người trung cấp và 82 người có trình độ khác ( Sơ đồ 4.2) Như vậy, có thể thấy đa số đối tượng được khảo sát là những người đang thực tế công tác trực tiếp tại HTX hoặc quản lý về kinh tế tập thể và có hiểu biết về HTX cũng như kế toán HTX

Về lĩnh vực hoạt động của các HTX Nông nghiệp có 211 HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, 1 HTX hoạt động về chăn nuôi, 4 HTX hoạt động về thủy sản và 4 HTX hoạt động về ngành khác (Sơ đồ 4.3) Nhìn chung, phần lớn HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt Đây là lĩnh vực thế mạnh với những điều kiện tự nhiên thuận lợi

Về thời gian hoạt động của HTX có 128 HTX hoạt động dưới 2 năm và 92 HTX hoạt động từ 2 đến 5 năm ( Sơ đồ 4.4) Bên cạnh đó, thời gian các đối tượng khảo sát trực tiếp làm việc tại HTX có 66 người làm việc dưới 1 năm, 143 người làm việc từ 1 đến 3 năm và 11 người làm việc từ 3 đến 5 năm ( Sơ đồ 4.5) Điều này cho thấy, các HTX chủ yếu là vừa mới thành lập và chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn với quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, cụ thể: có 162 HTX có vốn dưới 500 triệu, 48 HTX có vốn dưới

2 tỷ và 10 HTX có vốn trên 2 tỷ (Sơ đồ 4.6) Nguyên nhân HTX Nông nghiệp phần lớn chỉ mới thành lập và hoạt động mạnh mẽ trong những năm gần đây có thể vì còn ảnh hưởng bởi tư tưởng HTX “kiểu cũ” và khối kinh tế tập thể chỉ mới thực sự được quan tâm gần đây khi Chương trình xây dựng Nông thôn mới trở thành chương trình mục tiêu quốc gia 2015 – 2020 với tiêu chí số 13: “Xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012” mới công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới…Do vậy, đối tượng khảo sát hoàn toàn hợp lý với sự phát triển của kinh tế tập thể những năm gần đây

Giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên HTX Chuyên viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc liên minh HTX Tỉnh

76% Đại học, cao đẳng Trung cấp Khác

Sơ Đồ 4.1 - Nghề nghiệp hiện tại của các đối tượng khảo sát

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Sơ Đồ 4.2 – Trình độ của những người tham gia khảo sát là kế toán

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Khác

Dưới 2 năm Từ 2 đến 5 năm

Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm

Nhỏ ( 2 tỷ)

Sơ Đồ 4.3 – Lĩnh vực hoạt động của

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Sơ Đồ 4.4 – Thời gian hoạt động của

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Sơ Đồ 4.5 – Thời gian làm việc tại HTX Nông nghiệp của người tham gia khảo sát

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Sơ Đồ 4.6 – Vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế 2018)

Phương pháp đo lường các biến trong mô hình

Để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu, chúng ta cần phải đo lường chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Mô hình nghiên cứu của đề tài gồm có 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ Do đó, việc sử dụng phương pháp lấy giá trị trung bình cộng các biến quan sát sẽ được vận dụng trong nghiên cứu này Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì giá trị các biến quan sát được giải thích một cách dễ dàng (Hair và các cộng sự) Như vậy, các biến quan sát sẽ nhận giá trị từ 1 đến 5 Bảng 4.2 thể hiện điểm trung bình của các nhân tố

Bảng 4.2 - Giá trị trung bình của các nhân tố (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach α

Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được thể hiện trong bảng dưới đây, cụ thể như sau:

 Thang đo Hệ thống văn bản pháp lý: thang đo này bao gồm 9 biến quan sát Kết quả cho thấy thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.884 > 0.6 Tuy nhiên, trong lần đo đầu tiên biến quan sát “PL2” có hệ số tương quan biến tổng là 0.292 < 0.3

Vì vậy, tác giả đã loại bỏ biến này và tiến hành kiểm định lần 2 Lần 2: tác giả đưa

8 biến quan sát còn lại để kiểm định Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0.898 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn 0.3 Điều này thể hiện các biến quan sát có mối tương quan với nhau

 Thang đo Trình độ chuyên môn của người làm kế toán: thang đo này bao gồm 6 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.861 > 0.6 Đồng thời cả 6 biến quan sát đều có tương quan biến tổng >

0.3 Do vậy, thang đo trình độ chuyên môn của người làm kế toán đáp ứng độ tin cậy

 Thang đo Cơ sở hạ tầng kế toán: thang đo này bao gồm 5 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.832 > 0.6 Đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 Do đó, thang đo cơ sở hạ tầng kế toán là đáng tin cậy

 Thang đo Quy mô HTX Nông nghiệp: thang đo này bao gồm 3 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.828 > 0.6 Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 Do vậy, thang đo quy mô HTX Nông nghiệp đáp ứng độ tin cậy

 Thang đo Công tác kiểm tra kế toán: thang đo này bao gồm 3 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.835 > 0.6 Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 Do vậy, thang đo Công tác kiểm tra kế toán đáp ứng độ tin cậy

 Thang đo Áp lực cung cấp thông tin: thang đo này bao gồm 3 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.797 > 0.6 Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 Do vậy, thang đo Áp lực cung cấp thông tin đáp ứng độ tin cậy

 Thang đo Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng: thang đo này bao gồm 5 biến quan sát Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.852 > 0.6 Đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 Do vậy, thang đo Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng đáp ứng độ tin cậy

Bảng 4.3 dưới đây sẽ tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s alpha từ Phụ lục 6.1 – Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các biến độc lập và biến phụ thuộc

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Hệ thống văn bản pháp lý với Cronbach’s Alpha = 0.898

Trình độ chuyên môn của người làm kế toán với Cronbach’s Alpha = 0.861

Cơ sở hạ tầng kế toán với Cronbach’s Alpha = 0.832

Quy mô HTX Nông nghiệp với Cronbach’s Alpha = 0.828

Công tác kiểm tra kế toán với Cronbach’s Alpha = 0.835

KT3 6.22 5.741 739 729 Áp lực cung cấp thông tin với Cronbach’s Alpha = 0.797

Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng với Cronbach’s Alpha = 0.852

Như vậy, sau khi kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với các thang đo và mức tương quan biến tổng đối với các biến quan sát, các nhân tố trên đều đáp ứng độ tin cậy Từ đó, tác giả tiến hành phân tích nhân tố EFA nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.

Kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA)

đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ

Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo, 28 biến quan sát của 6 nhân tố được vào phân tích EFA (theo mô hình đề xuất ban đầu)

Kết quả đạt được hệ số KMO = 0.840 > 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị 3374.830 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy các biến quan sát của cùng một nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 – Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Sig .000 Đồng thời tổng phương sai trích là 65.617% > 50% cho thấy 6 nhân tố này giải thích 65.617% sự biến thiên của tập dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1.427 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố Bên cạnh đó, tổng phương sai trích cũng khá cao (65.617% > 50%) cho thấy thang đo này đạt giá trị phân biệt (Bảng 4.5)

Bảng 4.5 - Nhân tố và phương sai trích của nhóm biến độc lập

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of

Tiếp theo, tác giả kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo này dựa vào phương pháp rút trích Principal Component và phép quay Varimax Kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 4.6 Kết quả phân tích cho thấy:

- Giá trị hội tụ: Các biến quan sát xếp thành nhóm với nhau và với các hệ số tải nhân tố nằm trên cùng một cột trong cùng một thang đo như đã đề xuất ban đầu

- Giá trị phân biệt: Trên cơ sở bảng 4.6, tác giả nhận thấy không có biến quan sát nào xuất hiện thêm hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 nằm ở hai cột khác nhau Điều đó chứng tỏ các biến quan sát đạt giá trị phân biệt

Như vậy, các biến quan sát đều chỉ xuất hiện một hệ số tải nhân tố và đều lớn hơn 0.5 Điều này chứng tỏ các biến quan sát đều có ý nghĩa thực tiễn và có thể dùng để đưa vào xây dựng mô hình hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra ban đầu

Bảng 4.6 - Ma trận trọng số nhân tố nhóm biến độc lập (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a a Rotation converged in 6 iterations

4.4.2 Thang đo việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam

Thang đo việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng gồm 5 biến quan sát được vào phân tích EFA Kết quả đạt được hệ số KMO = 0.837 > 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị 473.352 với mức ý nghĩa Sig 0.000 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau (Bảng 4.7)

Bảng 4.7 - Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s của biến phụ thuộc

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Sig .000 Đồng thời tổng phương sai trích là 62.878% > 50% và giá trị Eigenvalue = 3.144 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố

Bảng 4.8 - Nhân tố và phương sai trích của biến phụ thuộc

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of

Ngoài ra, các biến quan sát đều chỉ xuất hiện một hệ số tải nhân tố và đều lớn hơn 0.5 Điều này chứng tỏ các biến quan sát có ý nghĩa thực tiễn

Bảng 4.9 - Ma trận trọng số nhân tố của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Extraction Method: Principal Component Analysis a a 1 components extracted

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng cho thấy số biến quan sát đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán giảm từ 29 biến xuống còn 28 biến, nhưng vẫn không làm thay đổi tính chất của từng nhân tố Do đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết vẫn giữ nguyên như ban đầu đã đề ra.

Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng như sau:

TH = β0 + β1*PL + β2*CM + β3*HT + β4*QM + β5*KT+ β6*TT+ ε

• Các biến độc lập: PL, CM, HT, QM, KT, TT

• Biến phụ thuộc (TH): Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

• βk là hệ số hồi quy riêng phần (k = 0…6)

4.6.2 Phân tích tương quan Để có thể phân tích tương quan và hồi quy, biến tổng được hình thành bằng giá trị trung bình (mean) của các biến quan sát:

PL = mean (PL1,PL3,PL4,PL5,PL6,PL7,PL8,PL9)

CM = mean (CM1,CM2,CM3,CM4,CM5,CM6)

QM = mean (QM1,QM2,QM3)

KT = mean (KT1,KT2,KT3)

TT = mean (TT1,TT2,TT3)

TH = mean (TH1,TH2,TH3,TH4,TH5)

Kết quả kiểm tra hệ số tương quan được thể hiện ở Phụ lục 6.3 - Kết quả phân tích tương quan Pearson Với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy 99%) và 0.05 (độ tin cậy 95%) tất cả các biến độc lập: Hệ thống văn bản pháp lý, Trình độ chuyên môn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Quy mô HTX Nông nghiệp, Công tác kiểm tra kế toán, Áp lực cung cấp thông tin đều có hệ số tương quan dương với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại mức ý nghĩa sig < 0.05 do đó các biến này có mối tương quan tích cực ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ nên có thể đưa vào thực hiện hồi quy Cụ thể:

 Hệ số tương quan giữa biến Hệ thống văn bản pháp lý với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.569, với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

 Hệ số tương quan giữa biến Trình độ chuyên môn của người làm kế toán với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.519, với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

 Hệ số tương quan giữa biến Cơ sở hạ tầng kế toán với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.580, với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

 Hệ số tương quan giữa biến Quy mô HTX Nông nghiệp với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.548, với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

 Hệ số tương quan giữa biến Công tác kiểm tra kế toán với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.310, với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

 Hệ số tương quan giữa biến Áp lực cung cấp thông tin với biến Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là r = 0.145, với mức ý nghĩa sig = 0.025< 0.05 Do đó, mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê

4.6.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Tác giả tiến hành chạy hồi quy để kiểm định sự phù hợp giữa 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng Kết quả xác định hệ số hồi quy lần thứ 1 được thể hiện trong bảng 4.10 cho thấy, có 5 biến độc lập đưa vào mô hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, với Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05 Tuy nhiên, biến độc lập Áp lực cung cấp thông tin (TT) với Sig trong kiểm định t là 0.062 > 0.05, do đó cần loại bỏ nhân tố này khỏi mô hình nghiên cứu

Bảng 4.10 – Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 1) (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Hệ số chưa chuẩn hóa

Thống kê đa cộng tuyến

Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận biến

Hệ số phóng đại phương sai VIF

Tác giả tiến hành chạy hồi quy lần thứ 2 để kiểm định sự phù hợp giữa 5 nhân tố (Hệ thống văn bản pháp lý, Trình độ chuyên môn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Quy mô HTX Nông nghiệp, Công tác kiểm tra kế toán) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng Kết quả xác định hệ số hồi quy lần thứ 2 được thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy, 5 biến độc lập đưa vào mô hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, các giá trị Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05 Vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê

Bảng 4.11 – Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 2) (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Hệ số chưa chuẩn hóa

Thống kê đa cộng tuyến

Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận biến

Hệ số phóng đại phương sai VIF

Kiểm định mô hình hồi quy

Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trong bảng 4.12 cho thấy giá trị kiểm định F 73.918 với Sig = 0.000 < 0.05 có ý nghĩa thống kê Do đó, ta bác bỏ giả thuyết H0 Điều đó có nghĩa là các biến độc lập có liên hệ với biến phụ thuộc Vì thế, mô hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.12 - Kết quả phân tích ANOVA (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Tổng 175.033 237 a Dependent Variable: TH b Predictors: (Constant), KT, CM, PL, HT, QM

4.7.2 Hiện tượng đa cộng tuyến Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor - VIF) là rất nhỏ (< 2) Điều này chứng tỏ các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Như vậy, mối quan hệ giữa các biến độc lập sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy

4.7.3 Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4.13 – Mức độ giải thích của mô hình (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Mode R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh

Kết quả bảng 4.12 cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.606 tức là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 60.6% Nói cách khác 60.6% biến phụ thuộc là Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng có thể được giải thích bởi sự tác động của 5 nhân tố: Hệ thống văn bản pháp lý, Trình độ chuyên môn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Quy mô HTX Nông nghiệp, Công tác kiểm tra kế toán

4.7.4 Kiểm định phần dư của mô hình

Tác giả tiến hành kiểm định phân dư bằng hình ảnh trực quan Hình 4.1 Kết quả cho thấy phần dư của mô hình có dạng đồ thị hình chuông úp xuống khá cân đối Điều này cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số với phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std Dev = 0.989 tức là gần bằng 1) Do đó, giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm

Hình 4.1 – Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Ngoài ra, biểu đồ P-P plots (Hình 4.2) cũng thể hiện các điểm quan sát không phân tán quá xa so với đường thẳng kỳ vọng Do đó, có thể kết luận giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Hình 4.2 – Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy (Nguồn: Xử lý từ SPSS)

4.7.5 Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình có phương sai không đổi

Biểu đồ Scatterplot (Hình 4.3) thể hiện các sai số hồi quy phân bố gần như đều về hai phía của đường trung bình (trung bình của các sai số bằng 0) và không theo một quy luật nhất định nào Như vậy, giả thuyết sai số của mô hình hồi quy không đổi là hoàn toàn phù hợp.

Mô hình nghiên cứu chính thức

Sau khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu và sự phù hợp của mô hình, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

Hình 4.4 – Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Xây dựng từ kết quả nghiên cứu)

Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa

Những kết quả kiểm định trên cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê Tiếp theo, tác giả dựa vào hằng số hồi quy (B Constant) và hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa β từ bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.11) để xây dựng mô hình hồi quy

Ta có mô hình hồi quy với hệ số beta chưa chuẩn hóa là (Bảng 4.14)

Bảng 4.14 – Mô hình hồi quy tuyến tính chưa chuẩn hóa của các nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

H1: Hệ thống văn bản pháp luật

H2: Trình độ chuyên môn của người làm kế toán

Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

H3: Cơ sở hạ tầng kế toán

H5: Công tác kiểm tra kế toán

STT Ký hiệu biến Tên biến Độ mạnh tác động

1 PL Hệ thống văn bản pháp lý 2

2 CM Trình độ chuyên môn của người làm kế toán 3

3 HT Cơ sở hạ tầng 1

4 QM Quy mô HTX Nông nghiệp 4

5 KT Công tác kiểm tra kế toán 5

6 TH Việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng -

Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy tổng cộng có 5 nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Tác động của các nhân tố như sau:

 β 1 = 0.263, nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nhân tố hệ thống văn bản pháp lý tăng/giảm 1 điểm thì việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tăng/giảm 0.263 điểm (so với thang điểm 5)

 β 2 = 0.198, nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nhân tố trình độ chuyên môn của người làm kế toán tăng/giảm 1 điểm thì việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tăng/ giảm 0.198 điểm (so với thang điểm 5)

 β = 0 267, nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nhân tố cơ sở hạ

TH = 0.296 PL + 0.212 CM + 0.284 HT + 0.216 QM + 0.170 KT tầng kế toán tăng/giảm 1 điểm thì việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tăng/giảm 0.267 điểm (so với thang điểm

 β 4 = 0.169, nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nhân tố quy mô HTX Nông nghiệp tăng/giảm 1 điểm thì việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tăng/giảm 0.169 điểm (so với thang điểm 5)

 β 5 = 0.122, nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nhân tố công tác kiểm tra kế toán tăng/giảm 1 điểm thì việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tăng/giảm 0.122 điểm (so với thang điểm 5)

Tuy nhiên, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chỉ mang ý nghĩa về mặt toán học Vì nó chỉ phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi lần lượt từng biến độc lập thay đổi xét trong điều kiện các biến độc lập còn lại giữ nguyên, không đổi.

Mô hình hồi quy chuẩn hóa

Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết được biến độc lập nào nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến phụ thuộc Hệ số càng lớn thì tầm quan trọng của biến độc lập đó đối với biến phụ thuộc càng lớn Tác giả dựa vào hằng số hồi quy (B Constant) và trọng số hồi quy chuẩn hóa β từ bảng trọng số hồi quy Bảng 4.11 để xây dựng mô hình hồi quy Ta có mô hình hồi quy với hệ số beta chuẩn hóa Bảng 4.15

Bảng 4.15 - Mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa của các nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Dựa vào mô hình hồi quy chuẩn hóa, ta thấy: Nhân tố hệ thống văn bản pháp lý có tác động mạnh nhất (β 1 = 0.296), kế tiếp là nhân tố cơ sở hạ tầng kế toán (β 3 = 0.284); quy mô HTX Nông nghiệp (β 4 = 0.216); trình độ chuyên môn của người làm kế toán (β 2 = 0.212) và cuối cùng là công tác kiểm tra kế toán (β 5 = 0.170) Bên cạnh đó, các nhân tố đều tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Như vậy, kết quả kiểm định các giả thuyết có thể được tổng hợp như bảng 4.16

Bảng 4.16 - Kết quả kiểm định các giả thuyết

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Giả thuyết Hệ số hồi quy

Hệ thống văn bản pháp lý có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Trình độ chuyên môn của người làm kế toán có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Cơ sở hạ tầng kế toán có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Quy mô HTX Nông nghiệp có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Công tác kiểm tra kế toán có tác động cùng chiều đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp chịu sự tác động cùng chiều của 5 nhân tố: Hệ thống văn bản luật, Trình độ chuyên môn của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Quy mô HTX Nông nghiệp, Công tác kiểm tra kế toán Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận Điều này hoàn toàn trùng khớp với kết quả của các nghiên cứu trước đây: McNally

(1982), Chee W Chow and Adrian Wong-Boren (1987), T E Cooke (1989), Michael Firth (1979), John Burns (2000), Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010), Cătălin Nicolae Albu và các công sự (2013), Trần Đình Khôi Nguyên (2011a), Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Trần Thị Thanh Hải (2015) Theo đó:

- Nhân tố Hệ thống văn bản pháp lý có tác động mạnh nhất đến việc thực hiện công tác kế toán với hệ số Beta là (+0,296) Điều này phản ánh thực tế hiện nay, khi mà Việt Nam đang có những thay đổi về hệ thống văn bản pháp lý nói chung và chế độ kế toán nói riêng để tiến đến quá trình hội nhập Những thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa cũng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng trong thực hiện công tác kế toán

Do đó, người làm công tác kế toán cần kịp thời nắm bắt và có những phản hồi, góp ý để hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về kế toán đối với HTX Nông nghiệp

- Nhân tố Cơ sở hạ tầng kế toán có hệ số Beta là (+ 0,284) Điều này có nghĩa rằng các HTX Nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng (hệ thống máy tính, trang thiết bị làm việc, phần mềm kế toán, …) càng hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp sẽ giúp cho công tác kế toán tại đơn vị thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn

- Nhân tố Quy mô HTX Nông nghiệp có hệ số Beta là (+ 0.216) Điều này phản ánh rõ nét thực trạng các HTX nông nghiệp hiện nay với quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ đều cho rằng công tác kế toán tại đơn vị là đơn giản, không phức tạp nên ít quan tâm thực hiện

- Nhân tố Trình độ chuyên môn của người làm kế toán có hệ số Beta là (+

0.212) Điều này có nghĩa rằng nếu người làm kế toán tại các HTX Nông nghiệp có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài đơn vị

- Nhân tố Công tác kiểm tra kế toán có hệ số Beta là (+ 0.170) Điều này phản ánh thực tế rằng khi mà không phải HTX Nông nghiệp nào cũng để thực hiện đúng đắn công tác kế toán tại đơn vị thì vai trò của công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng Tuy nhiên, nhân tố này lại có mức tác động thấp nhất trong 5 nhân tố được xác định Qua đó phản ánh bức tranh về cơ chế quản lý của nhà nước đối với các HTX Nông nghiệp hiện nay, khi hầu hết các chế tài xử phạt chưa thực sự mang tính răng đe, công tác kiểm tra còn mang tính qua loa, bỏ ngõ, chưa cứng rắn và minh bạch

Do đó, các HTX Nông nghiệp vẫn chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong việc thực hiện các công tác kế toán

Bên cạnh đó, trong số 6 nhân tố ban đầu đề ra, kiểm định đã loại bỏ 1 nhân tố là Áp lực cung cấp thông tin Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của James J

Benjamin and Keith G Stanga (1977), T E Cooke (1989), Mc Lean & Delon (2003) Điều này được giải thích như sau:

Theo kết quả nghiên cứu đã được đề cập ở các chương trước, việc yêu cầu cung cấp thông tin, sử dụng và phân tích thông tin của những nhóm đối tượng có kiến thức chuyên môn về kế toán khác nhau sẽ gây ra những áp lực khác nhau trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin Trên thực tế các HTX Nông nghiệp hiện nay, đối tượng sử dụng thông tin kế toán của HTX Nông nghiệp như đề cập trước đó có thể chia thành 2 nhóm chính như sau: (1) Đối tượng sử dụng bên trong HTX; (2) Đối tượng bên ngoài HTX Trong đó:

(1) Đối tượng sử dụng bên trong HTX: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị Đây là những cá nhân giữ chức vụ trong HTX và đại diện cho HTX để thực hiện ký kết, quyết định phương hướng hoạt động hằng năm Do đó, nhu cầu về thông tin kế toán chính xác, đầy đủ và kịp thời là cần thiết

Tuy nhiên, thực tế hiện nay những cá nhân giữ vai trò chủ chốt trong các HTX Nông nghiệp lại có trình độ rất thấp, phần lớn chưa qua đào tạo và thiếu chuyên môn về đọc, phân tích BCTC Cụ thể: Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, trong 179 HTX Nông nghiệp đang hoạt động, chỉ 6,1% ban giám đốc HTX có trình độ cao đẳng, đại học; trình độ sơ cấp, trung cấp là 16,5%; còn lại hơn 70% không được qua đào tạo Chính vì vậy, ban quản trị HTX vẫn nhận thức chưa rõ về tầm quan trọng của các số liệu trên BCTC nên chưa chú trọng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin của đơn vị có đúng theo quy định pháp luật hay không

(2) Đối tượng sử dụng bên ngoài HTX: Cơ quan thuế, Cơ quan quản lý nhà nước, Các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài

Trên thực tế, nhu cầu thông tin kế toán tại các HTX với đối tượng sử dụng bên ngoài là rất lớn, không chỉ trong nước mà kể cả nước ngoài

Tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài trong nước (Cơ quan thuế, Phòng tài chính kế hoạch cấp Huyện nơi HTX đăng ký hoạt động kinh doanh, Liên minh HTX các tỉnh ) vẫn còn những giới hạn nhất định về trình độ chuyên môn cũng như khả năng đọc, hiểu số liệu được cung cấp bởi các HTX nên vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực, chưa chú trọng đến vấn đề kiểm tra các thông tin kế toán do HTX cung cấp

Song song đó, các tổ chức nước ngoài (SOCODEVI của Canada - Société de pour le Développement, Liên đoàn HTX Raiffeisen CHLB Đức - DGRV,…) cũng tiến hành hỗ trợ phát triển tại các HTX Việt Nam rất nhiều, về những vấn đề như: kỹ thuật, máy móc, công cụ dụng cụ, vốn bằng tiền,…Việc hỗ trợ này chủ yếu dựa trên đánh giá những thông tin về tình hình hoạt động của HTX Như vậy, các đối tượng này tuy có nhu cầu thông tin thực sự nhưng họ không có khả năng am hiểu số liệu trên BCTC của HTX khi chúng được lập theo những quy định riêng của pháp luật Việt Nam

Do đó, việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin một lần nữa bị xem nhẹ

Ngày đăng: 29/11/2022, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.15 - Mơ hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa của các nhân tố tác - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.15 Mơ hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa của các nhân tố tác (Trang 12)
Hình 1. 1- Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Hình 1. 1- Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Trang 23)
đến những thông tin tài chính khác nhau và thực hiện đánh giá, phân tích tình hình đơn vị khác nhau - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
n những thông tin tài chính khác nhau và thực hiện đánh giá, phân tích tình hình đơn vị khác nhau (Trang 24)
Hình 1.3 - Kết quả nghiên cứu của T. E. Cooke (1989) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)    - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Hình 1.3 Kết quả nghiên cứu của T. E. Cooke (1989) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Trang 26)
Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phát trực tiếp bảng câu hỏi chính thức. Danh sách - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
c giả tiến hành khảo sát bằng cách phát trực tiếp bảng câu hỏi chính thức. Danh sách (Trang 57)
Tác giả tiến hành tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đưa vào kiểm định trong bảng 3.1 như sau:  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
c giả tiến hành tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đưa vào kiểm định trong bảng 3.1 như sau: (Trang 63)
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Trang 64)
đúng quy định, tránh thực hiện “hình thức” sẽ khiến cho HTX Nông nghiệp thực hiện nghiêm túc cơng tác kế tốn  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
ng quy định, tránh thực hiện “hình thức” sẽ khiến cho HTX Nông nghiệp thực hiện nghiêm túc cơng tác kế tốn (Trang 69)
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi (Trang 70)
4.2. Phương pháp đo lường các biến trong mơ hình - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
4.2. Phương pháp đo lường các biến trong mơ hình (Trang 80)
Bảng 4.3 dưới đây sẽ tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s alpha từ Phụ lục 6. 1– Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các biến độc lập và biến phụ thuộc - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.3 dưới đây sẽ tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s alpha từ Phụ lục 6. 1– Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các biến độc lập và biến phụ thuộc (Trang 83)
Bảng 4.5 - Nhân tố và phương sai trích của nhóm biến độc lập (Nguồn: Xử lý từ SPSS)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.5 Nhân tố và phương sai trích của nhóm biến độc lập (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 87)
Bảng 4.6 -Ma trận trọng số nhân tố nhóm biến độc lập (Nguồn: Xử lý từ SPSS) - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.6 Ma trận trọng số nhân tố nhóm biến độc lập (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 88)
Bảng 4.7 - Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.7 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 89)
Bảng 4.9 -Ma trận trọng số nhân tố của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS) - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.9 Ma trận trọng số nhân tố của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 90)
Bảng 4.8 - Nhân tố và phương sai trích của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS)  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.8 Nhân tố và phương sai trích của biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 90)
Bảng 4.1 0– Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 1) (Nguồn: Xử lý từ SPSS) - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.1 0– Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 1) (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 94)
Bảng 4.1 2- Kết quả phân tích ANOVA (Nguồn: Xử lý từ SPSS) - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
Bảng 4.1 2- Kết quả phân tích ANOVA (Nguồn: Xử lý từ SPSS) (Trang 96)
Mơ hình Tổng bình - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
h ình Tổng bình (Trang 96)
4.7.4. Kiểm định phần dư của mơ hình - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
4.7.4. Kiểm định phần dư của mơ hình (Trang 97)
Ngoài ra, biểu đồ P-P plots (Hình 4.2) cũng thể hiện các điểm quan sát không phân tán quá  xa  so  với  đường  thẳng  kỳ  vọng - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
go ài ra, biểu đồ P-P plots (Hình 4.2) cũng thể hiện các điểm quan sát không phân tán quá xa so với đường thẳng kỳ vọng (Trang 98)
4.7.5. Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mơ hình có phương sai không đổi  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
4.7.5. Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mơ hình có phương sai không đổi (Trang 99)
4.8. Mơ hình nghiên cứu chính thức - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
4.8. Mơ hình nghiên cứu chính thức (Trang 100)
Mơ hình hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy tổng cộng có 5 nhân tố tác động đến việc thực  hiện  công  tác  kế  toán  để  đáp  ứng  nhu  cầu  thông  tin  cho  các  đối  tượng  sử  dụng - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
h ình hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy tổng cộng có 5 nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng (Trang 101)
Dựa vào mơ hình hồi quy chuẩn hóa, ta thấy: Nhân tố hệ thống văn bản pháp lý có tác động mạnh nhất (β1 = 0.296), kế tiếp là nhân tố cơ sở hạ tầng kế toán (β3= 0.284); quy  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ
a vào mơ hình hồi quy chuẩn hóa, ta thấy: Nhân tố hệ thống văn bản pháp lý có tác động mạnh nhất (β1 = 0.296), kế tiếp là nhân tố cơ sở hạ tầng kế toán (β3= 0.284); quy (Trang 103)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN