BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN ANH QUÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ BẢO TỒN LOÀI SĂNG ĐÀO (Hopea Ferrea Pierre, 1886).
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở khoa học là yếu tố quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài Săng Đào (Hopea ferrea Pierre) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Việc nghiên cứu và thu thập dữ liệu về loài này sẽ giúp xác định các biện pháp bảo vệ hiệu quả, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của Săng Đào trong hệ sinh thái địa phương Các chương trình bảo tồn cần được triển khai đồng bộ, kết hợp với các hoạt động phát triển bền vững để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài này.
Mục tiêu cụ thể
- Để đạt được mục tiêu chung của đề tài đặt ra, cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Mô tả được đặc điểm lâm học loài Săng Đào (Hopea ferrea Pierre) và các trạng thái rừng nơi loài Săng Đào phân bố tự nhiên.
(2) Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đặc điểm tái sinh của loài Săng Đào.
(3) Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong công tác bảo tồn,phục hồi và phát triển loài Săng Đào.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra cả về lý luận cũng như thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
(1) Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Săng Đào
- Đặc điểm phân bố loài Săng Đào theo kiểu rừng;
- Mối quan hệ loài Săng Đào với các loài khác.
(2) Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài Săng Đào phân bố
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài;
- Đặc điểm cấu trúc mật độ và độ tàn che.
(3) Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài Săng Đào tại khu vực nghiên cứu
- Đặc điểm phân bố, mật độ và chất lượng tái sinh;
- Đặc điểm tái sinh dưới cây mẹ;
- Đặc điểm tái sinh lỗ trống;
- Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh của loài Săng Đào.
(4) Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Săng Đào.
Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp luận Đối tượng nghiên cứu phân bố trong các trạng thái rừng của kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới trong rừng đặc dụng Với đặc điểm, tính chất đặc thù của rừng đặc dụng, cho nên khi tiến hành xem xét phân chia các trạng thái rừng, đề tài sử dụng hệ thống phân loại trạng thái rừng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT trong đó phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng:
1 Đối với rừng gỗ, bao gồm: a) Rừng giàu: Trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha; b) Rừng trung bình: Trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m 3 /ha; c) Rừng nghèo: Trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m 3 /ha; d) Rừng nghèo kiệt: Trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m 3 /ha; đ) Rừng chưa có trữ lượng: Trữ lượng cây đứng dưới 10 m 3 /ha.
2 Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Phương pháp luận của đề tài là dựa trên lý thuyết sinh thái rừng:
1) Rừng là một hệ sinh thái: Trong đó quần thụ là khí hậu, địa hình - đất, sinh vật, con người Vì thế, sự hình thành và phát triển, kết cấu và cấu trúc rừng phải được xem xét trong quan hệ với những yếu tố môi trường.
2) Tái sinh tự nhiên của rừng luôn bị kiểm soát bởi rất nhiều yếu tố; do đó những đặc trưng về tái sinh tự nhiên của rừng phải được xem xét và đánh giá trong quan hệ với kết cấu và cấu trúc quần thụ.
3) Một phương thức bảo tồn và phát triển rừng hợp lý phải cân nhắc đầy đủ những quy luật sống của rừng – đó là quy luật tái sinh, sinh trưởng và phát triển, diễn thế và cấu trúc rừng…Vì thế, những biện pháp bảo tồn và phát triển loài Săng Đào (Hopea ferrea Pierre) phải dựa trên không chỉ đặc trưng kết cấu và cấu trúc rừng, mà còn cả tình trạng tái sinh rừng.
4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 4.2.2.1 Phương pháp kế thừa
Các tài liệu được khai thác bao gồm kết quả nghiên cứu từ luận văn, đề tài, dự án và báo cáo, tập trung vào đặc điểm phân loại, phân bố tự nhiên, hình thái, sinh thái, giá trị và công dụng của loài Săng Đào Bên cạnh đó, các thông tin về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu và các trạng thái, kiểu rừng nơi loài này phân bố cũng được tổng hợp.
Tài liệu này tập trung vào việc kế thừa thông tin sơ cấp và thứ cấp, đồng thời thực hiện việc sàng lọc, so sánh và chắt lọc những thông tin quan trọng liên quan chặt chẽ đến đối tượng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
4.2.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
(1) Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Săng Đào
Thông qua việc điều tra sơ bộ từ bản đồ hiện trạng rừng và thực địa, chúng tôi xác định được các trạng thái rừng đặc trưng nơi quần thể Săng Đào phân bố tự nhiên.
Hình 4 1 Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu
Tại các trạng thái rừng có loài Săng Đào, các ô tiêu chuẩn (OTC) được thiết lập với diện tích 2.500 m² (50m x 50m) để đo đếm Những OTC này được bố trí trong ba trạng thái rừng: rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo, với mỗi trạng thái có 3 OTC, tổng cộng là 9 OTC Trong mỗi OTC, các chỉ tiêu sẽ được đo đếm để thu thập dữ liệu cần thiết.
- Thành phần loài cây gỗ lớn có D1,3 6 cm và sắp xếp theo chi và họ.
- Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3, cm) Chỉ tiêu này được đo hai chiều vuông góc và lấy giá trị trung bình, độ chính xác là 0,5 cm.
Chiều cao thân cây được xác định bởi hai chỉ số: chiều cao toàn thân (Hvn) và chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống (Hdc) Cả hai thông số này đều được đo bằng thước đo cao Blumme-Leise, kết hợp với sào đo cao, đảm bảo độ chính xác lên đến 0,5 m.
- Mô tả cấu trúc tầng thứ (Phân bố loài cây theo tầng hay lớp chiều cao) và xác định độ tàn che của rừng.
- Kết quả điều tra, ghi rõ là các chỉ số đo đếm được ghi lại theo phiếu điều tra 01:
PHIẾU 01: ĐIỀU TRA CÂY GỖ
- Cấp phẩm chất: Ghi ký hiệu a: Sinh trưởng tốt; b: Sinh trưởng trung bình; c: Sinh trưởng xấu
* Phương pháp xác định mối quan hệ loài Săng Đào với các loài khác.
Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây được áp dụng với Săng Đào làm tâm ô Các chỉ tiêu Hvn, D1,3, Dt và khoảng cách của 6 cây gần nhất với đối tượng nghiên cứu được đo đạc Tổ thành của những loài cây này tạo thành rừng tự nhiên hỗn giao, phù hợp nhất với cây Săng Đào.
- Kết quả điều tra, ghi rõ là các chỉ số đo đếm được ghi lại theo phiếu điều tra 02:
PHIẾU 02 ĐIỀU TRA OTC 7 CÂY
TT Tên cây D1.3 Hvn Dt Chất lượng Khoảng cách
(2) Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài Săng Đào phân bố
Trong các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:
- Tầng cây trưởng thành của loài Săng Đào (D1,3 > 6,0 cm)
+ Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: D1,3 (cm), Dt (m), Hvn (m), Hdc (m); phẩm chất sinh trưởng của Săng Đào.
+ Trong đó phẩm chất được phân thành 3 cấp: Sinh trưởng tốt, sinh trưởng trung bình và sức sinh trưởng kém.
Việc phân cấp phẩm chất cây trồng dựa vào dấu hiệu hình thái bên ngoài, trong đó cây có sức sinh trưởng tốt thường có màu lá, hình thái tán và thân cây bình thường, không bị đổ gãy hay sâu bệnh Ngược lại, cây có sức sinh trưởng kém thể hiện qua tán không đều, cong queo, đổ gẫy và màu sắc lá bất thường Cây có phẩm chất trung bình là những cây có đặc điểm nằm giữa cây sinh trưởng tốt và kém.
(3) Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài Săng Đào tại khu vực nghiên cứu
Trong khu vực OTC 2.500 m², cây tái sinh dưới tán rừng được đo đếm bằng các ô dạng bản (ODB) kích thước 5 x 5 m (25 m²) Mỗi OTC thực hiện đo đạc 24 ODB theo cách bố trí cơ giới đều đặn Toàn bộ các cá thể Săng Đào có đường kính D1,3 nhỏ hơn 6 cm được thống kê trong quá trình này.
Nội dung đo đếm được thực hiện trên diện tích 2.500 m², chia thành 10 dải rộng 5m, chạy song song với chiều dài của OTC Mỗi dải được phân đoạn cách nhau 5m, tạo ra 100 ODB cho mỗi OTC Từ 100 ODB này, chọn ra 25 ô theo phương pháp cơ giới cách đều, tức là đo 1 ô cách 3 ô trên mỗi dải (theo sơ đồ hình 4.2) Tổng cộng có 225 ODB được lập cho 9 OTC.
Hình 4 2 Sơ đồ bố trí ODB trong các OTC
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả dự kiến của đề tài thể hiện đầy các nội dung nghiên cứu và bám sát vào mục tiêu nghiên cứu.
(1) Đặc điểm lâm học các trạng thái rừng nơi Săng Đào phân bố;
(2) Mối quan hệ của loài Săng Đào với các loài khác;
(3) Đặc điểm cấu trúc loài Săng Đào;
(4) Ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái đến tái sinh loài Săng Đào
(5) Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Săng đào.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT Tên hoạt động Thời gian Địa điểm thực hiện Kết quả dự Bắt đầu Kết thúc kiến
Phát hiện ý tưởng, xây dựng đề cương luận văn Thạc sĩ 12/2021 01/2022 Phân hiệu ĐHLN, Địa phương
Xây dựng đề xuất, đề cương nghiên cứu
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu Thạc sĩ 01/2021 02/2022 Phân hiệu ĐHLN, Địa phương Đề cương được phê duyệt
3 Thực hiện công tác ngoại nghiệp 02/2022 03/2022
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dữ liệu đề tài nghiên cứu
4 Xử lý số liệu nội nghiệp 04/2021 05/2022 Phân hiệu ĐHLN, Địa phương
Dự thảo báo cáo luận văn nghiên cứu
5 Bảo vệ luận văn tốt nghiệp Kế hoạch của Nhà trường Phân hiệu Trường ĐHLN
Luận văn đạt yêu cầu và được hội đồng thông qua
6 Công tác khác Kế hoạch của Nhà trường Phân hiệu Trường ĐHLN