Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
713,76 KB
Nội dung
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
1
Dự ánxâydựngkhuBTTN
Bắc HướngHoá
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
2
LỜI NÓI ĐẦU
Khu bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Hướng Hóa, đây là vùng địa hình cao nhất
của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1550 m) và đỉnh Voi
Mẹp (1771 m-Voi nằm). Đường Hồ Chí Minh nhánh tây bắt đầu từ thị trấn Khe Sanh
và chạy xuyên qua khu bảo tồn sau đó sang tỉnh Quảng Bình. Trung tâm khu bảo tồn
Bắc HướngHóa cách trung tâm huyện HướngHóa (Khe Sanh) khoảng 50 km về phía
bắc và thị xã Đông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9 đến thị trấn Khe sanh và đường
Hồ Chí Minh nhánh tây.
Khu vực bảo tồn giới hạn trong khoảng toạ độ địa lý:
+ Từ 16
0
43'22’’ đến 16
0
59'55’’ vĩ độ Bắc
+ Từ 106
0
33'00’’ đến 106
0
47'03’’ kinh độ Đông
Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa có ranh giới phía tây giáp với nước
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào khoảng 6 km ; phía bắc giáp với tỉnh Quảng Bình
khoảng 20 km ;phía nam giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh; phía
đông giáp với 3 huyện Vĩnh Linh (1,5 km), Gio Linh và Đakrông. Rừng khu vực đã
và đang đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn quan trọng của 4 hệ thủy lớn là sông Bến
Hải, sông Cam Lộ (sông Hiếu), sông Rào Quán (sông Quảng Trị) và sông Xê Păng
Hiêng (chảy vào sông Mê Kông bên Lào). Đặc biệt quan trọng là hệ thủy Rào Quán
nơi có công trình thủy điện Rào Quán, sắp hoàn thành. Theo kết quả tính toán độ che
phủ rừng tự nhiên trong khu bảo tồn lên tới 83,5%. Về đa dạng sinh học, các kết quả
khảo sát bước đầu của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam cho thấy
đây là điểm nóng về đa dạng sinh học mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Đây là nơi
sinh sống của các loài động thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế. Thú lớn và linh
trưởng có các loài: Saola, Bò tót, Mang lớn, Vooc Hà Tĩnh, Vượn đen má trắng,
Vooc vá chân nâu. Đây là nơi đã phát hiện nhiều loài chim đặc hữu và đang bị đe dọa
ở cấp quốc gia và quốc tế như: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Hồng hoàng, Niệc nâu,
Gà so trung bộ và nhiều loài chim phân bố hẹp khác.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực trong nhiều lĩnh vực, Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập
mới hai khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh Quảng Trị là BắcHướngHóa và Khu bảo vệ
cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại, theo công văn số 2036/TT-UB, ngày
8/10/2004. Bộ NN&PTNT đã có công văn trả lời số 1736/BNN-KL, ngày 13/7/2005
về việc thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Trị. Hai khu rừng nói trên đã
được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam quy hoạch
đến năm 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt (trích nguyên công
văn của Bộ NN&PTNT trả lời tỉnh Quảng Trị). Hơn nữa trong chiến lược phát triển
lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 và định hướng phát triển đến năm
2020 đã được Bộ NN&PTNT góp ý theo công văn số 605/BNN-LN, ngày 23/3/2005
và đã được tỉnh phê duyệt theo quyết định số 1775/QĐ-UBND, ngày 4/8/2005.
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
3
Để có cơ sở đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn rừng, đa dạng sinh học và phòng hộ
đầu nguồn của BắcHướng Hóa, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu tỉnh Quảng Trị phải xây
dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật (Dự án đầu tư) thành lập khu rừng đặc dụng để trình
Bộ NN&PTNT thẩm định.
Thực hiện công văn trên của Bộ NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh được
UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan chức năng thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên
của tỉnh Quảng Trị. Với sự hỗ trợ của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt
Nam về tài chính và chuyên gia quy hoạch bảo tồn. Nhóm xâydựngdựán đầu tư
thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bắchóa đã triển khai thực địa để thu thập: số liệu
đa dạng sinh học; đánh giá tình trạng rừng; xác định phương án quy hoạch ranh giới
ngoài thực địa; thu thập số liệu kinh tế xã hội ở 5 xã vùng đệm của huyện HướngHóa
để xâydựngdựán đầu tư thành lập khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướng Hóa, giai
đoạn 2006-2010.
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
4
Chương 1
TÊN CÔNG TRÌNH, MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ XÂYDỰNGDỰÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tên công trình
Dự ánxâydựngkhu bảo tồn thiên nhiên BắcHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
1.2 Mục đích, nội dung của dựán
Mục đích
Xây dựng một khu bảo tồn thiên nhiên mới cho tỉnh Quảng Trị nhằm bảo vệ đa dạng
sinh học tiêu biểu của vùng và duy trì và phát triển chức năng phòng hộ quan trọng
của rừng BắcHướngHóa đối với phát triển kinh tế của địa phương và của vùng.
Nội dung
Dự án đầu tư khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa bao gồm các nội dung chính
sau:
Mô tả các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực có liên quan đến vùng dự
án
Đánh giá các giá trị của khu vực về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học của
Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa
Xác định và đề xuất phương án quy hoạch về ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên
Bắc HướngHóa
Xác định các mục tiêu của khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa
Xâydựng các chương trình hoạt động để định hình khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Hướng Hóa
Khái toán vốn đầu tư cho các chương trình hoạt động của khu bảo tồn thiên nhiên
Bắc HướngHóa
Hiệu quả đầu tư mong đợi từ các chương trình đầu tư
Kết luận và kiến nghị
1.3 Cơ sở pháp lý và khoa học
1.3.1 Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp lý có liên quan đến quá trình lập dựán đầu tư khu bảo tồn thiên
nhiên BắcHướng Hóa:
Công văn số 605/BNN-LN, ngày 23/3/2005 của Bộ NN&PTNT về góp ý thẩm
định dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Quyết định số 1775 /QĐ-UBND, ngày 4/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010
và định hướng đến năm 2020.
Tờ trình số 2036/TT-UB, ngày 8/10/2004 của UBND tỉnh Quảng Trị giử Bộ
NN&PTNT về việc Đề nghị thành lập hai khu rừng đặc dụng mới thuộc tỉnh Quảng
Trị.
Công văn số 1736/BNN-LN, ngày 13/7/2005, của Bộ NN&PTNT về việc
thành lập hai khu rừng đặc dụng của tỉnh Quảng Trị.
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
5
Căn cứ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, ngày 11/01/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất.
Căn cứ Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành
Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.
Căn cứ vào Thông tư số 43/2002/TT-BTC ngày 07/5/2002 hướng dẫn việc
quản lý, cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho Dựán trồng mới 5 triệu ha rừng.
Tài liệu hướng dẫn của Bộ Lâm Nghiệp tháng 6 năm 1991 về nội dung,
phương pháp xâydựng luận chứng kinh tế kỹ thuật rừng đặc dụng.
1.3.2 Cơ sở khoa học và môi trường
Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học tại BắcHướngHóa các năm 2004 và
2005 của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam phối hợp với Chi cục
Kiểm lâm Quảng Trị đã đánh giá rằng rừng và tài nguyên rừng của BắcHướngHóa
có tính đa dạng sinh học cao; diện tích rừng tự nhiên trong phạm vi khu bảo tồn đề
xuất chiếm 83,5% tổng diện tích dự kiến; khu vực hiện có quần thể của nhiều loài
quý hiếm có liên quan đến bảo tồn như: Saola (Pseudoryx nghetinhesis), Bò tót (Bos
gaurus), Voọc Hà tĩnh (Semnopithecus laotum hatinhensis) Voọc vá chân nâu
(Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) và thỏ vằn.
Rừng BắcHướngHóa là một phần của khu vực chim đặc hữu của Vùng đất
thấp Miền Trung Việt Nam, là điểm nóng về đa dạng sinh học, tại đây đã phát hiện
nhiều loài chim đặc hữu và quý hiếm như Gà lôi lam mào trắng, Gà so trung bộ, Trĩ
sao, Hồng hoàng, Niệc nâu và nhiều loài chim có vùng phân bố hạn hẹp.
Rừng của BắcHướngHóa đã và đang đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn quan
trọng của ba con sông lớn của tỉnh Quảng Trị là sông Bến Hải, sông Cam Lộ (sông
Hiếu) và sông Rào Quán (sông Quảng Trị) và là một chi lưu phòng hộ của sông Mê
Kông (Xê Păng Hiêng). Đặc biệt quan trọng là phòng hộ đầu nguồn, điều tiết cung
cấp nước cho công trình thủy lợi, thủy điện Rào Quán chuẩn bị hoàn thành.
Rừng và thảm thực vật BắcHướngHóa còn có giá trị kinh tế to lớn đối với
cộng đồng địa phương đang sống trong và xung quanh ranh giới khu bảo tồn như
cung cấp cây thực phẩm, các sản phẩm phi gỗ bao gồm cả cây làm thuốc, gỗ củi v.v
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
6
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, SINH HỌC VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa lí sinh học
Khu vực đề xuất khu bảo tồn thuộc vùng núi thấp miền Trung Việt Nam nằm ở
phía đông bắc của bán đảo Đông Dương. Vùng này cũng đã được một số tác giả đề
cập với các tên gọi khác nhau như: đơn vị 18 (King và cộng sự, 1975); đơn vị 05b
(MacKinnon and MacKinnon, 1986); đơn vị 05c (MacKinnon, 1989). Một số tác giả
khác gọi vùng này là Rừng Mưa Đông Dương hay đơn vị 4.5.1 (Udvardy, 1975).
Trong xuất bản gần đây "Các vùng chim đặc hữu thế giới", một số khu vực
thuộc miền Trung Việt Nam, đặc biệt là thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
được xếp trong vùng đất thấp Trung Bộ (đơn vị 143). Vùng này bao gồm vùng đất
thấp, vùng đồi chuyển tiếp bắc Trung Bộ và một phần phụ cận thuộc Trung Lào
(Stattersfield và công sự, 1998).
Từ các quan điểm về địa sinh vật, khu vực đề xuất nằm gần ranh giới phía
đông giữa Đông á và cổ Bắc cực nhưng chính thức nó thuộc vùng Đông Á. Theo
Lekagul và Round, 1991, xác định chi tiết vị trí của khu nghiên cứu theo trật tự dưới
đây:
+ Vùng Đông Á
+ Tiểu vùng Đông Dương
+ Bắc Đông Dương
+ Vùng đất thấp bắc Trung Bộ (Stattersfield và cộng sự 1998).
Tuy nhiên về địa lý động vật Việt Nam (Đào Văn Tiến 1963, Võ Quý 1978)
khu vực này là một phần của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Địa hình
Địa hình khu vực khảo sát là vùng núi thấp ở phía nam của giải Trường Sơn
Bắc với dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc ranh giới
hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt
mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25
o
, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu
vực có các đỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1550m) gần đỉnh đèo Sa Mù và
Động Voi Mẹp/Voi nằm (1771m) ở phía đông nam khu bảo tồn. Trong khu vực ngoài
đồi, núi đất chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi
chạy theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung
tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam.
2.1.3 Địa chất
Khu vực nghiên cứu nằm trên hệ địa máng-uốn nếp Caledon Việt Lào ở Bắc
Trung Bộ, giới hạn bởi đứt gãy sâu Sông Mã ở phía bắc và đứt gãy sâu Tam Kỳ-Hiệp
Đức ở phía nam. Các phức hệ địa máng phát triển từ kỷ Cambri (có thể từ Sini) cho
đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên chúng đã hình thành các lớp phủ nền trẻ
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
7
Epicaledon Paleozoi giữa-muộn, cũng như các võng chồng hoạt hoá-tạo núi trong
Mesozoi-Kainozoi. Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá Granit phân bố
khá phổ biến trong vùng. Các núi thấp được cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên tuổi
Ocdovic-Silur gồm có cát kết Mica, cát kết phân phiến, bột kết và sét kết phân phiến
bị biến chất yếu ở dạng Xirixit. Ngoài đá Granit nêu trên là các đá biến chất yếu tuổi
Cambri-Ordovic hạ bao gồm phiến thạch kết tinh, phiến thạch Xirixit, Pyrit, cát kết bị
quarzit hoá (Theo bản đồ địa chất Việt Nam).
2.1.4 Đất
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có các loại đất sau:
Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá trầm tích và biến chất
có kết cấu hạt mịn.
Đất Feralit vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu
hạt thô.
Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá trầm tích và biến chất có
kết cấu hạt thô.
Đất Feralit vàng nhạt núi thấp phát triển trên đá hỗn hợp.
Đất Feralit vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua.
Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua.
Đất phù sa sông suối.
2.1.5 Khí hậu
Khu vực bảo tồn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5(Biểu đồ khí hậu Việt Nam). Ba tháng có lượng
mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến
sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24
o
C-25
o
C tương đương với tổng nhiệt
năm khoảng 8300-8500
o
C. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của
gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng đồng bằng xuống
dưới 22
o
C, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới
20
o
C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15
o
C ở Khe Sanh vào tháng
12 và tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô.
Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25
o
C,
tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29
o
C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40
o
C. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống
rất thấp, dưới 30%.
Chế độ mưa ẩm
Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới
2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yêú trong mùa mưa, hai tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa toàn năm. Mưa ít bắt
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
8
đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở
Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới
91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng
kéo dài.
Trong bảng là số liệu khí hậu cơ bản thu được từ 3 trạm khí tượng trong vùng,
trong đó trạm Khe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp gianh và có
điều kiện tự nhiên gần với khu bảo tồn.
Bảng 1: Số liệu khí tượng một số trạm có liên quan đến vùng dựán
Các số liệu khí hậu Khe Sanh Quảng Trị Tuyên Hóa
Tổng lượng mưa TB/năm (mm) 2262,0 2563,8 2266,5
Lượng mưa TB tháng lớn nhất (mm)
469,6 (IX) 620,5 (X) 582,0
Lượng mưa TB tháng nhỏ nhất
(mm)
17,3 (II) 66,2 (IV) 34,9
Số ngày mưa TB trong năm 161,1 151,2 -
Nhiệt độ TB năm 22,4 25,0 24,3
Số giờ nắng trung bình trong năm - 1885,7 -
Nhiệt độ KK cao nhất tuyệt đối 38,2 42 -
Nhiệt độ KK thấp nhất tuyệt đối 7,7 (XII) 9,8 (I) -
Độ ẩm trung bình năm (%) 87 82 84
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng,
hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ
tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39
o
C và độ ẩm tối
thấp xuống dưới 30%.
Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình
giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất, đôi khi lũ quét cục bộ
trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít
thuận lợi ở nước ta.
2.1.6 Thuỷ văn
Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ
ra biển theo hướng đông hoặc đông bắc. Trong vùng nghiên cứu có các hệ thống sông
chính sau:
Phía đông bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn đông đều
chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.
Phía tây bắc và nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy
qua Lào vào sông Mê Kông.
Phía đông nam, bao gồm bắc Động Sa Mùi và đông Động Voi Mẹp là thượng
nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị
(Thạch Hãn). Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán đang xây dựng.
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
9
2.2 Thảm và khu hệ thực vật
2.2.1 Thảm thực vật rừng
Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh. Ở độ cao
dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 600m trở lên là kiểu
rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua quá trình tác động lâu dài của con
người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản và ảnh hưởng của chiến tranh, đặc
biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của rừng thường xanh ở
khu vực BắcHướng Hóa.
Bảng 2: Diện tích các loại đất đai khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa
Kiểu sử dụng đất Tổng
Tỉ lệ rừng
TN (%)
Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích
25.200
100
Rừng tự nhiên
20.646,2
82,0
Rừng thường xanh giàu
1.923,0
7,63
Rừng thường xanh trung bình
14.158,1
56,20
Rừng thường xanh nghèo
983,0
3,90
Rừng phục hồi (rừng non)
2.268,1
9,00
Rừng tre nứa
3,0
0,01
Rừng trên núi đá
1.311,0
5,20
Đất trống cây gỗ rải rác
2.224,2
8,82
Đất trống cỏ cây bụi
860,9
3,41
Núi đá không có rừng
889,0
3,52
Đất khác*
579,7
2,30
Ghi chú: * Đất khác bao gồm đất nông nghiệp, thổ cư, mặt nước và sông suối
2.2.1.1 Thảm thực vật nguyên sinh
Phạm vi khảo sát nằm ở phía bắc và tây bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, nơi
đây có nhánh Tây đường Hồ Chí Minh đi qua, khu vực khảo sát là rừng nguyên sinh
rất ít bị tác động kể từ năm 1975 trở lại đây. Thảm thực vật tại đây phản ánh sâu sắc
yếu tố địa hình, địa chất và hoạt động của con người. Phần mô tả thảm chỉ khái quát
những đặc trưng hình thái, ghi nhận những cấu trúc ban đầu trong tổ thành của hệ
thực vật.
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (phân bố dưới 600m)
Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất
Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất chiếm phần lớn
diện tích khu vực nghiên cứu, hầu như không bị tác động (kể từ năm 1975 trở lại
đây), thành phần thực vật có tính đa dạng cao; Trong tổ thành có sự tham gia của rất
nhiều họ thực vật nhiệt đới ẩm, cây lá rộng xanh quanh năm, cây to, tán lớn, tròn.
Những họ thường gặp là: Họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trám
(Burceraceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ
Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Trôm
(Sterculiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Mùng quân (Flacoutiaceae), họ Nhân
sâm (Araliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Nhóm dây leo gỗ
thường to và dài, có thể dài đến 20-30m, đường kính có thể đạt tới 10cm. Thường gặp
Dự ánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá
10
các loài thuộc các họ: họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Thiên lý (Aslepiadaceae), họ Cau dừa
(Arecaceae). Cây gỗ nhỏ, cây bụi dưới tán thường gặp các loài trong họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ gia bì
(Araliaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), Dương xỉ mộc (Cyatheaceae). Trong tầng cỏ
quyết: phổ biến gặp là các loài Dương xỉ (Polypodyophyta), nhiều loài thuộc họ Môn
ráy (Araceae), họ Gai (Urticaceae), họ Dứa gai (Pandanaceae), họ Đao dong
(Maranthaceae), họ Riềng (Zingiberaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Đơn
nem (Myrsinaceae). Ở những khoảng trống nhiều ánh sáng có thể có sự có mặt nhiều
loài của chi Hedyotis họ Cà phê (Rubiaceae), nhiều loài cỏ thuộc họ Hòa thảo
(Poaceae), một số loài thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trên các khe, vách nơi ẩm gặp một
số loài họ Thu hải đường (Begoniaceae).
Đặc trưng về tầng tán: thể hiện rõ sự phân tầng; rừng này thường thấy có 5 tầng.
Tầng 1 (Tầng vượt tán/tầng nhô). Trên khu vực núi đất trong tầng vượt tán có
chiều cao 20-25m đôi chỗ có thể có cây cao trên 25m. Các loài thường gặp trong tầng
này là các cây gỗ cao to, đường kính dao động từ 40 – 80cm. đôi chỗ có thể có cây
đạt tới đường kính 1-1,2m. Tuy nhiên độ phủ của tầng này không cao chỉ ở mức 15-
20%, nghĩa là số cây gỗ cao to vượt tán không nhiều, các loài thường gặp trong tầng
này là loài Cà ná mũi nhọn (Canarium subulatum) và Trám trắng (Canarium album)
thuộc họ Trám (Burceraceae).
Tầng 2 (Tầng ưu thế sinh thái). Thường cây gỗ có chiều cao tương đối đồng đều
10-15m, tán tròn tạo ra một màn có độ che phủ cao đạt tới 50-60%. Cây gỗ có đường
kính trung bình 30-40cm; Tầng này là sự đan xen, có tính đa dạng cao của các họ
thực vật nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh. Xét về số cá thể của các họ khó có thể
khẳng định độ ưu thế thuộc về họ nào; có thể ở nơi này ưu thế thuộc về họ Dẻ
(Fagaceae) thì ở nơi khác vị trí khác lại thuộc họ De (Lauraceae) và có thể ở vị trí
khác ưu thế lại thuộc về các họ khác: họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ
Bồ hòn (Sapindaceae). Tầng này chứa đựng tính đa dạng thực vật cao và có ý nghĩa
lớn về mặt sinh thái và giá trị môi trường.
Tầng 3 (Tầng dưới tán/tầng cây bụi và gỗ nhỏ). Có chiều cao 7-10m. Thường
gặp các cây tái sinh của hai tầng trên và những loài cây gỗ nhỏ thuộc họ Trúc đào
(Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae),
họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam
quýt (Rutaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dung (Simplocaceae),
họ Máu chó (Myristicaceae). Những nơi ẩm thung lũng có Dương xỉ gỗ, chi
Cyatheca, nhiều loài Ficus chi Sung vả (Ficus) họ Dâu tằm (Moraceae); một số loài
chi Sarauja, họ Dương đào (Actinidiaceae), một hai loài Sổ chi Sổ (Dillenia) họ Sổ
(Dilleniaceae) và cũng những khu vực ven suối thung lũng có sự tham gia của Nứa
dại họ Poaceae.
Tầng 4 (Tầng cây bụi): có chiều cao 3-5m thường là các cây bụi chịu rợp sống
dưới tán. Phổ biến hơn cả là các loài họ Mua (Melastomataceae), họ Ôrô
(Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae) với những cây tái
sinh của tầng 1,2,3 do bị che rợp sống còi cọc.
Tầng 5 (Tầng thảm tươi/tầng cỏ quyết). Nhìn chung các khu vực được khảo sát,
có lẽ do tính ổn định cao; rừng ít bị tác động, tàn che của các tầng 1,2,3 và 4 ổn định
[...]... theo Dự ánxây dựng khuBTTNBắcHướngHoá 27 chương trình 661 Hiện tại đang quản lý bảo vệ một số diện tích rừng khu vực Đèo Sa Mù Diện tích này cũng nằm trong phương án quy hoạch của KhuBTTNBắcHướngHóa Thông tin từ văn bản thẩm định và kết quả hoạt động của dựán giai đoạn 2000-2010 như sau: Phạm vi dự án: trên địa bàn 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh Quy mô dự án: ... của tỉnh như Chi Cục Kiểm Lâm trực tiếp tổ chức Dự ánxây dựng khuBTTNBắcHướngHoá 32 quản lý, bảo vệ và tiến hành các chương trình, dựán đầu tư thành lập, xâydựngkhu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHoá khi có tờ trình thẩm định dựán đầu tư của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Bộ NN & PTNT là cơ quan thay mặt Chính Phủ có trách nhiệm hỗ trợ khu bảo tồn về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí... lập một khu rừng đặc dụng tại BắcHướngHóa sẽ phát huy được đầy đủ chức năng của rừng: Bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng của tỉnh Quảng Trị và khu vực; góp phần phát triển kinh tế địa phương và an ninh quốc phòng Dự ánxây dựng khuBTTNBắcHướngHoá 31 Chương 4 QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮCHƯỚNGHÓA 4.1 Tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHoá tỉnh... hoang dã Phương thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải tuân theo Nghị Định 08/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về quản lý rừng đặc dụng Tuy nhiên đối với Khu bảo tồn BắcHướngHóa phương thức quản lý được chi tiết và liệt kê ở Bảng 17 Dự ánxây dựng khuBTTNBắcHướngHoá 35 Bảng 17: Phương thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướng Hoá1 Các hoạt động Khai thác gỗ Đốt... dựán đang tổ chức giao khoán bảo vệ rừng và sẽ kết thúc hợp đồng vào năm 2009 Như vậy diện tích trên cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc quy hoạch lâu dài cho khu Bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHóa iii) Đồn biên phòng 609 (Sen Bụt) đống trên địa phận xã Hướng Phùng iv) Đơn vị giao thông bão dưỡng và quản lý đường bộ (Đường Hồ Chí Minh nhánh tây) trên địa phận xã Hướng Phùng Dự ánxây dựng khuBTTNBắc Hướng. .. nghiệp, thổ cư, mặt nước, sông suối PKPHST/Phân khu phục hồi sinh thái/Phân khu sử dụng bền vững ; PHBVNN/Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.6 Phân khu chức năng khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHoá 4.6.1 Các phân khu chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHoá chia thành hai phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái Hai phân khu này được gọi là vùng lõi, ngoài ra còn có... năm 2004 Đơn vị: con Hạng mục Trâu Bò Lợn Dê Ngựa Hướng Lập 219 547 159 106 3 Hướng Việt 165 319 165 100 0 Hướng Phùng 225 359 426 250 2 Hướng Sơn 456 611 380 133 3 Hướng Linh 554 998 268 193 1 Cộng 1619 2834 1398 782 9 DựánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá 26 Cộng 1.034 749 1.262 1.583 2.014 6642 Nguồn: Niên giám thống kê năm (Phòng thống kê HướngHoá 2004 và Đakrông 2005) 2.4.7 Nông Lâm nghiệp Tổng... triển cơ sở hạ tầng hiện nay và gia tăng dân số nhưng chưa được quản lý, đầu tư thích hợp DựánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá 33 Tổng diện tích khu bảo tồn: 25.200 ha, bao gồm diện tích toàn phần hoặc một phần của 33 tiểu khu rừng Bảng 16: Diện tích các loại đất, loại rừng khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướngHoá (Đơn vị ha) Loại rừng/đất PHST1 PHST2 BVNN1 BVNN2 BVNN3 Tổng Tổng diện tích 4.076 3.948... + Xâydựng đường ranh cản lửa: 50 km + Biển báo bảo vệ rừng: 15 bảng + Làm đường nội vùng: 40 km Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước thuộc Chương trình 661 Phương thức thực hiện dự án: Giao cho Đoàn KTQP 337 phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện dựán Trong khu vực dựán có 1800 ha rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 641,657 và 670 nằm trong quy hoạch khu bảo tồn BắcHướngHóa Hiện nay, chủ dự. .. Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy Phần lớn phân bố từ độ cao 600m trở xuống Khác với vùng núi phía Bắc và các vùng khác; Tại khu vực BắcHướngHóa chỉ có dân tộc Vân Kiều số lượng không nhiều; sống ở các khu vực thấp ven suối; nương rẫy canh tác cũng không xa bản DựánxâydựngkhuBTTNBắcHướngHoá 13 Trình độ dân trí thấp, chưa biết sản xuất hàng hóa: Canh tác nương rẫy chỉ là Lúa, Ngô nhằm giải .
Dự án xây dựng khu BTTN Bắc Hướng Hoá
1
Dự án xây dựng khu BTTN
Bắc Hướng Hoá
. nhiên Bắc Hướng Hóa, giai
đoạn 2006-2010.
Dự án xây dựng khu BTTN Bắc Hướng Hoá
4
Chương 1
TÊN CÔNG TRÌNH, MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU