1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch mạng lưới đô thị

61 683 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 86,15 KB

Nội dung

Luận Văn: Quy hoạch mạng lưới đô thị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

1 Mai Thị Hiếu 2 Lê Thị Thanh3 Nguyễn Thị Đào

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Quy hoạch mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, vì theo thống kê của bộ xây dựng nước ta hiện có 656 đô thị ,trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn Cả nước có 2 loại đô thị đặc biệt, 2 loại đô thị loại 1,10 đô thị loại 2; 13 đô thị loại 3; 59 đô thị loại 4 và 570 đô thị loại 5.

Những phân tích của các nhà chuyên môn cho thấy thực trạng quy hoạch của nước ta hiện nay rất lôn xộn Các đô thị đang đòi hỏi được cải tạo, xây dựng và phát triển theo hương văn minh hiện đại, đẹp và có bản sắc chính vì vậy,cần có quy hoạch mạng lưới đô thị để phát triển không gian cho ngắn hạn và dài hạn.

Nhóm 8 sẽ phân tích các vấn đề chung trong quy hoạch mạng lưới đô thị và liên hệ trực tiếp về mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình.

Nhóm 8 xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn và thầy

Nguyễn Tiến Dũng

NHÓM 8_KẾ HOẠCH 47A

Trang 4

MỤC LỤC

A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

1 Quy hoạch mạng lưới đô thị

2. Phương hướng phát triển mạng lưới đô thị theo sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.

3 Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị 4 Căn cứ xác định các điểm quy hoạch

5 Tại sao phải có mạng lưới đô thị với quy mô khác nhau.

B PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO CÁC NGUỒN LỰC

Trang 5

A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

1.Quy hoạch mạng lưới đô thị là sự tổ chức, xắp xếp không gian sống theo đô thị và các khu vực đô thị trên cở sở điều tra, dự báo, tính toán, phân tích đặc điểm, vai trò, nhu càu và nguồn lực củ đô thị nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu tác động có hại phát dinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng mọi nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững.

2.Phương hướng phát triển mạng lưới đô thị theo sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.

- Một bản quy hoạch mạng lưới đô thị cần có sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.

- Quan điểm định hướng chung: Phát triển không gian đô thị ( đầu tue, xây dựng mới) để tận dụng mọi nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo sự phát triển bền vững có hiêu quả Từ đô\ó đưa ra các chỉ tiêu tổng hưpj dự báo…

3.Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị

Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp địa phương thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh cả nước về thủ đô dẫn đến cở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang quá tải, gặp nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, nơi vui chơi giải trí, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, đất phát triển các đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất phát triển đô thị mới

Trang 6

Song song đó, các tỉnh xung quanh Thủ đô đất chật người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp (503m2/người); nguồn lao động đồi dào nhưng trình độ còn thấp, các kỳ nông nhàn thường di cư tự do ra Thủ đô làm tăng sự di cư bất hợp pháp; hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; mật độdân số cao, kinh tế chủ đạo vẫn dựa vào nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nhìn chung nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống nhân dân chỉ ở mức dưới hoặc trung bình Cho thấy, sự phát triển của các tỉnh xung quanh ảnh hưởng lớn đến Thủ đô và sự phát triển của Thủ đô cũng là động lực để phát triển của các tỉnh xung quanh.

Để có sự phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững cho Thủ đô và các tỉnh xung quanh thì một số vấn đề liên quan đến quy hoạch và xây dựng đô thị, đào tạo lực lượng lao động, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội không thể giải quyết trong phạm vi từng tỉnh riêng lẻ mà cần sự liên quan và phối hợp của toàn vùng như: các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, nguồn nước mặt, các bãi đỗ xe, nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, công viên, nghĩa trang, bãi chôn lấp rác Việc lập quy hoạch mạng lưới đô thị thủ đô Hà nội và vung lân cận cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và các Bộ, ngành liên quan đồng thời phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô làm cơ sở cho việc chỉ đạo thống nhất và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

4.Căn cứ xác định các điểm quy hoạch

Khi tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị cần có các văn bản pháp lí quy định các tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên,dân số; tỉ trọng công nghiệp, môi trường, kết cấu hạ tầng … có đạt tiêu chuẩn thành phố loại 1,2,3,4,5 không

Trang 7

B PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGUỒN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

I Đặc điểm về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ với các huyện thị trấn tiếp giáp và với cả nước

Như chúng ta đã biết, quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Và quy hoạch đô thị là bước cụ thể hoá của quy hoạch tổng thể, chịu sự điều chỉnh của quy hoạch tổng thể Vì vậy, ta cần xem xét vai trò, chức năng của mạng lưới đô thị mà ta quy hoạch trong định hướng phát triển chung cũng như trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của cả nước Để từ đó bố trí, sắp xếp các đô thị thành một mạng lưới một cách hợp lý, khoa học phù hợp với mục đích phát triển của vùng cũng như của cả nước và quốc tế.

Trang 8

Trước hết muốn quy hoạch mạng lưới đô thị chúng ta cần biết được vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của vùng, vì nó là điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển đô thị.Khi quy hoạch mạng lưới đô thị chúng ta cần phân tích dựa trên những tiêu chí sau:

- Khu đô thị nằm ở đâu? Phía nào? Tiếp giáp với những huyện nào? Từ đó chúng ta thấy được những điều kiện thuận lợi gì phù hợp với quy hoạch và những khó khăn cần khắc phục cũng như mối quan hệ với các vùng lân cận.

- Trong khu đô thị có trung tâm kinh tế (thương mại) gì? Có vai trò quan trọng như thế nào đến kinh tế của đô thị quy hoạch? Và chúng ta cần bao nhiêu trung tâm kinh tế như vậy trong đô thị là vừa?

- Thứ hai, chúng ta cần biết được đặc điểm địa hình, khí hậu của khu đô thị Đánh giá địa hình khu đô thị xem có thuận lợi cho hoạt động kinh tế của người dân hay ko? nhất là trong hướng đưa cơ giới hoá vào sản xuất và phát triển đô thị.

Đặc biệt chúng ta cần đánh giá được cấu trúc đất để lựa chọn được quy hoạch mạng lưới đô thị phù hợp Theo các chuyên gia lựa chọn đất đai xây dựng đô thị cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Địa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc thích hợp

- Địa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng ít phí tổn gia cố nền móng Đất không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.

- Khu đất xây dưng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu trong lành thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và đời sống, chế độ mưa gió ôn hoà.

- Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống đường giao thông, đường ống kỹ thuật điện nước, hơi đốt của quốc gia hay vùng.

- Đất xây dựng đô thị cố gắng không chiếm dụng đất canh tác, đất sản xuất nông nghiệp và tránh các khu vực có tài nguyên khoán sản, khu nguồn nước, khu khai quật di tích cổ, các di tích lịch sử và các di sản văn hoá khác.

Trang 9

- Nên chọn vị trí có điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn chỗ hoàn toàn mới thiếu các trang thiết bị kỹ thuật đô thị Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện phát triển mở rộng của đô thị trong tương lai.

Khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng khi quy hoạch đô thị nó ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống dân cư Lượng mưa và biến động thời tiểt tác động đến cơ sở hạ tầng và tuyến giao thông…

Cuối cùng chúng ta cần đánh giá tài nguyên thiên của vùng quy hoạch và khả năng phối hợp phát triển của vùng với các vùng khác và quốc tế Thể hiện mối quan hệ thống nhất trong phạm vi toàn quỗc, khu vực và trên thế giới Đánh giá những lợi thế và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh hợp tác và cùng phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá Bên cạnh đó phải xác định được khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững trong điều kiện hợp tác phát triển không lệ thuộc, cùng có lợi.

Như vậy trên cơ sở đánh giá những khả năng về tài nguyên thiên nhiên, địa lý phong cảnh, điều kiện địa hình, có thể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố Căn cứ vào đặc điểm tình hình và khả năng phát triển của đô thị, mỗi đô thị có một tính chất riêng phản ánh vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị đó về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và môi trường Trên cơ sở đó người ta hình thành các loại đô thị có những tính chất riêng và chức năng riêng trong tổng thể mạng lưới đô thị.

Bên cạnh đó, việc xác định triển vọng liên kết với các huyện, thị trấn tiếp giáp trong vùng là điều rất quan trọng Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và nguồn lực nên mỗi đô thị, mỗi vùng đều có những lợi thế riêng Vì vậy, cần chủ động hợp tác liên kết và phân công sản xuất để có thể phát huy tối đa tiềm năng của từng vùng đồng thời hỗ trợ nhau cùng phát triển thúc đẩy sự phát triển theo hướng đồng đều Do đó cần đánh giá được thế mạnh của đô thị là gì? Thế mạnh của vùng tiếp giáp là gì? Và

Trang 10

có thể hợp tác được với nhau ở những lĩnh vực nào? Để có phương án quy hoạch hợp lý.

Đặc biệt cần khại thác hợp lý nhất tiềm năng du lịch của đô thị Việc quy hoach đô thị không chỉ tính đến nhu cầu của dân cư và cơ sở sản xuất trong vùng mà cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch, các dịch vụ du lịch nhằm phát triển thế mạnh cuả mình từ đó tạo đòn bẩy cho phát triển chung toàn vùng và quốc gia.

Liên hệ Hà nội

1 Vị trí địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý Công Uẩn chọn làm thủ đô của cả nước.

Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.

Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình Đồng thời, sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển

Trang 11

của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.

2 Đặc điểm địa hình

Thành phố Hà Nội nằm ở vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m – 400 m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m) Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ) Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao so với các vùng của Hà Nội Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1 Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt) Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)

Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phân bố lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 vùng chính sau: vùng đồng bằng (địa hình đặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ nội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần phía Nam của huyện Sóc Sơn; Độ cao trung bình của vùng từ 4 – 10 m, cao nhất khoảng 20 m so với mặt nước biển Nơi đây tập trung đông dân cư, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa

Trang 12

màu, chăn nuôi gia súc) và vùng đồi núi (chiếm 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn Địa hình của vùng khá phức tạp, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8°, độ cao trung bình từ 50 - 100 m Vùng này tầng đất rất mỏng, thích hợp phát triển các cây trồng lâm nghiệp).

3 Khí hậu

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.

Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

4 Tài nguyên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14% Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.

Trang 13

Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của các sông khác Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần

cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17.663 ha,

bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy nghèo sét, nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn;

nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3 ha Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc

dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình, song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.

Tài nguyên rừng

Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm Hà Nội không có rừng tự nhiên Khu vực phụ cận quanh Hà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.

Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99% Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu Tổng trữ lượng rừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.

Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống thoái hoá đất đồi Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ

Trang 14

cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và du khách.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng Trên diện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn), phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội; măng gan và titan trữ lượng không đáng kể Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (Trại Cau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến) Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loại mác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát, cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói là chủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ Các mỏ sét này đều được lộ ra trên mặt đất và hầu hết đang được khai thác Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đá ong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công nghiệp.

5 Tiềm năng kinh tế

lĩnh vực kinh tế lợi thế

Trang 15

Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch.

Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.

Tiềm năng du lịch

Các yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu của Hà Nội thuận lợi cho phát triển thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt, có điều kiện xây dựng một “thành phố xanh, sạch, đẹp”, tạo sức hút lớn đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế Hệ thống sông, hồ của Hà Nội với sông Hồng, sông Đuống và nhiều hồ lớn phân bố ở cả nội và ngoại thành tạo cho thủ đô có sức hấp dẫn lớn về du lịch Một số hồ có tiềm năng độc đáo như: Hồ Tây, Đầm Vân Trì, Hồ Linh Đàm…

Qua hàng nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước Hệ thống tài sản văn hoá đặc sắc như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Các lễ hội ở Hà Nội phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bẳn sắc dân tộc, với 259 lễ hội dân gian, tiêu biểu như lễ hội Cổ Loa, Hội Gióng, Hội Đền Hai Bà Trưng, Hội Đống Đa…

Dân cư và phong tục tập quán mang đậm nét người Tràng An với truyền thống thanh lịch, mến khách và những nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực Xen lẫn những kiến trúc hiện đại, Hà Nội vẫn giữ được thành cổ, nhiều khu phố cổ, làng cổ với những nét kiến trúc đặc sắc và đa dạng của một thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hà Nội còn nổi tiếng từ xưa với những nghề và làng nghề thủ công tinh xảo như: nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, nghề gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xá, trạm khảm Vân Hà…

Trang 16

II Dân số và nguồn lực:

1 Dân số :

Dân số đô thị là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, VH-XH của đô thị Là cơ sở để phân loại đô thị trong quản lý và xây dựng quy mô đất đai của đô thị Để xác định khối lượng XD nhà ở, công trình công cộng cũng như mạng lưới công trình kỹ thuật khác Từ DS đô thị, người ta xác định các chính sách phát triển và quản lý của từng kế hoạch đầu tư Do đó, DS là yếu tố rất quan trọng trong vấn đề sắp xếp và bố trí không gian đô thị.

a, Quy mô DS :

- DS đô thị ngày càng phát triển: Nhịp tăng DS nhanh hoặc chậm là do tốc độ phát triển của đô thị Việc tính toán quy mô DS đô thị chủ yếu là theo phương pháp dự đoán: Chủ yếu là dựa vào tăng tự nhiên và tăng cơ học.

- Dựa vào tăng tự nhiên: Tỷ lệ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý học của các nhóm DS Mức tăng giảm rút ra trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu điều tra trong quá khứ gần Từ đó, dự đoán được DS đô thị tương lai dựa theo tỉ lệ tăng tự nhiên trung bình hàng năm của đô thị theo CT:

Pt=Po(1+a)*t

Pt: DS năm dự báo a: hệ số tăng trưởng(%) t: năm dự báo.

Po:DS năm điều tra Tỷ lệ tăng cơ học:

Trang 17

- Dựa vào quy luật tăng giảm bình thường cùng với các luồng dịch vụ và tỉ lệ dịch vụ: Phương pháp tăng cơ học chủ yếu dựa vào những dự báo và thống kê về sự phát triển của các cơ sở kinh tế và sản xuất ở đô thị trong 1 giai đoạn nhất định nào đó.Pt=A/100-(B+C)

Pt: qui mô năm dự báo A:lao động cơ bản(người) B: lao động dịch vụ(%) C:DS lệ thuộc(%) Ngoài ra còn có:

- Phương pháp lập biểu đồ và phương pháp dự báo tổng hợp: Tuy nhiên, những phương pháp này không có đầy đủ các cơ sở dự liệu tính toán nên độ chính xác không cao.

Từ qui mô dân số ta xác định được mật độ dân số bình quân.Mật độ DS bình quân của khu vực đô thị và mật độ DS ở các khu vực trong đô thị (phường, quận) Từ đó, tìm ra xem phường (quận) nào có mật độ DS dày để có sự chủ động trong việc phân bố và sắp xếp dân cư trong không gian đô thị.

b, Cơ cấu dân cư theo giới tính và nhóm tuổi :

Mục đích để nghiên cứu khả năng tái sản xuất của dân cư, tạo điều kiện tính toán cơ cấu dân cư trong tương lai.

- Cơ cấu dân cư theo giới tính và lứa tuổi thông thường được tính theo độ tuổi lao động Từ 0-17 tuổi và trên 60 tuổi với Nam hay 55 tuổi với Nữ là những độ tuổi ngoài lao động 16-60 tuổi đối với Nam và 18-55 tuổi đối với Nữ là độ tuổi lao động Từ tỉ lệ Nam/Nữ có được ta so sánh với tỉ lệ Nam/Nữ của cả vùng, của cả nước để thấy được quy luật thay đổi dâm cư về giới tính.

2 Trình độ dân trí :

Đánh giá theo dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ văn hoá:

Trang 18

- Chưa đến trường.

- Đã học nghưng chưa tốt nghiệp PTCS - Tốt nghiệp PTCS.

- Tốt nghiệp PTTH, TH chuyên nghiệp trở lên.

Từ những số liệu cụ thể ta biết được trình độ dân cư có đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị không.

3 Cơ cấu dân cư theo lao động xã hội ở đô thị :

Dân cư thành phố gồm:Nhân khẩu lao động và nhân khẩu lệ thuộc.

Nhân khẩu lao động gồm:

- Nhân khẩu cơ bản: Gồm những người lao động ở các cơ sở sản xuất mang tính chất cấu tạo nên thành phố như: Cán bộ công nhân viên, các cơ sở sản xuất công nghiệp, kho tàng, các cơ quan hành chính kinh tế - văn hoá, xã hội và các viện nghiên cứu, chế tạo

- Nhân khẩu phục vụ: Là lao động thuộc các cơ quan xí nghiệp và các cơ sở mang tính chất phục vụ riêng cho các thành phố.

“Vậy họ đều là những lực lượng lao động chính ở đô thị.” Nhân khẩu lệ thuộc"

- Là những người không tham gia lao động, ngoài tuổi lao động: người già, trẻ em dưới 18 tuổi và những người tàn tật trong tuổi lao động Tỉ lệ nhân khẩu lệ thuộc tương đối ổn định, không thuộc vào quy mô, tính chất của thành phố Thông thường, các thành phố mới tỉ lệ nhân khẩu lệ thuộc ít hơn so với các thành phố phát triển.

Trang 19

“Vậy nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của dân số Thủ đô do quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh, lại là đầu mối thông tin văn hoá, kinh tế của cả nước nên thu hút đông lao động từ khắp nơi đến làm việc Bên cạnh đó một số lượng khá lớn học sinh, sinh viên các tỉnh về Hà Nội theo học tại các trường ĐH, CĐ và dạy nghề Luật cư trú với điều kiện, tiêu chuẩn nhập hộ khẩu đơn giản hơn cũng góp phần mở cửa cho người ngoại tỉnh đến Hà Nội làm ăn sinh sống.”

Năm 2006:

- Dân số Nữ trung bình: 1604,3 nghìn người - Dân số Nam trung bình: 1612,4 nghìn người

“Đây là tỷ lệ giới tình khá hợp lí hiện nay T ỉ l ệ gi ới t ình n ày so v ới nh ững n ăm

tr ư ớc kh á ổn đ ịnh Ch ứng t ỏ ng ư ời d ân kh ông c òn qu á coi tr ọng v ấn đ ề ph ân bi ệt gi ới t ính tr ẻ nh ư tr ư ớc đ ây.

- Dân cư thành phố Hà Nội có thành phần đa dạng, phân bố không đều.

Các KV hạn chế phát triển :

- Giới hạn chủ yếu từ đường vành đai 2 trở vào trung tâm bao gồm: Q.Đống Đa, Q.Hoàn Kiếm, Q.Hai Bà Trưng, Q.Ba Đình và 3 phường thuộc Q.Tây Hồ hiện trạng dân số trên 90 vạn người, bình quân 36m2/người với diện tích xây dựng đô thị là 3,458ha Tới năm 2020 dân số giảm xuống còn 800ngàn người về lâu dài thì cần phải có sự khống chế quy mô DS để phân bố không gian đô thị hợp lí do KV này có đặc điểm như sau:

- Khu phố cổ: Là khu vực được bảo vệ và không được phép xây dựng nhà cao tầng - Khu vực Hồ Gươm: Là khu vực Trung tâm của Thành phố sẽ được chỉnh trang bảo tồn và tôn tạo cảnh quan xung quanh.

- Khu phố cũ: Là khu phố Pháp xưa có nhiều kiến trúc đẹp đẽ sẽ được chỉnh trang và phát triển, cho phép xây dựng một số công trình cao tầng ở mức độ vừa phải.

Trang 20

- Khu vức phía Bắc quận Hai Bà Trưng: Là khu vực do dâm tự phát triển, có xem kẽ một số khu chung cư, trường học và trung tâm dịch vụ sẽ được cải tạo, đô thị hoá đồng bộ cả hạ tang XH và hạ tầng KT.

- Khu vực phía Nam quận Hai Bà Trưng: Sẽ được phát triển theo hướng hiện đại - Trung tâm Ba Đình: Là trung tâm hành chính, chính trị Quốc gia sẽ được chỉnh trang, bảo tồn và cải tạo.

- Khu vực phía Tây quận Ba Đình: Được cải tạo, đô thị hoá đồng bộ hạ tầng XH và hạ tầng KT

- Khu vực phía Bắc quận Đống Đa: Được cải tạo, chỉnh trang và phát triển xen cấy với các công trình mới.

- Khu vực phía Nam quận Đống Đa: Được cải tạo, phát triển theo hướng hiện đại - Khu vực phía Tây quận Đống Đa: Phát triển mới theo các dự án.

- Khu vực Hồ Tây: Được cải tạo cảnh quan, xây dựng thành trung tâm du lịch, dịch vụ và giao dịch.

- Khu vực ven sông Hồng: Được cải tạo, khai thác cảnh quan và xây dựng các dải cây xanh.

Khu vực phát triển và mở rộng :

- Thuộc phạm vi các Q.Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Q.Hai Bà Trưng, huyện Từ Liêm và Thanh Trì Hiện tại, khu vực này đang là khu đô thị hoá mạnh, dân số hiện tại là 358,1 ngàn người với 2.271,3ha đất xây dựng Dự kiến tại đây có 5 khu đô thị đó là:

- Q.Tây Hồ: (không tính đến 3 phường nằm trong khu vực hạn chế phát triển) Hiện tại, dân số 32,9 ngàn người với 408,3ha đất xây dựng đô thị, dự kiến năm 2005 dân số phát triển lên tới 57 ngàn người và năm 2020 dân số sẽ là 70 ngàn người Đây là quận quan trọng nằm bên cạnh trung tâm hành chính quốc gia và sẽ là trung tâm văn hoá du lịch của Thủ đô Hà Nội.

Trang 21

- Khu vực Cầu Giấy: Bao gồm Q.Cầu Giấy và phần phát triển mở rộng về phía Tây sông Nhuệ Hiện trạng dân số đô thị là 85,8 ngàn người (không kể 23,2 ngàn dân cư nông thôn), đất xây dựng đô thị là 685,0ha Dự kiến dân số đô thị là 170 ngàn người (năm 2005) và 203 ngàn người (năm 2020), đất xây dựng đô thị là 1850ha(2005) và 2586ha (2020).

- Khu vực Q.Thanh Xuân: Bao gồm Q.Thanh Xuân và phần mở rộng về phía Nam Hiện trạng dân số đô thị là: 132.5 ngàn người, đất xây dựng đô thị là 740ha Dự kiến dân số đô thị là 180 ngàn người (2020) , đất xây dựng đô thị là 1163ha (2020)

- Khu đô thị mới phía Nam đường Minh Khai: Bao gồm các phường phía Nam đường Minh Khai thuộc Q.Hai Bà Trưng và phần phát triển mở rộng về phía Nam Hiện trạng dân số đô thị là 107,2 ngàn người, đất xây dựng đô thị là 384ha Dự kiến dân số đô thị là 137 ngàn người (2020), đất xây dựng là 1190ha (2020)

- Khu vực đô thị phía Nam cầu Thăng Long: Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và đang hấp dẫn đầu tư với nhiều khu cụm công nghiệp, nhiều khu đô thị mới, các trung tâm tài chính thương mại dịch vụ Dân số đô thị là 56 ngàn người (2005) và 110 ngàn người (2020) Đất xây dựng đô thị là 600ha (2005) và 2285ha (2020).

- 0,34 triệu người làm cho các cơ quan nhà nước và lực lượng quân đội.

- Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 6,84% Đây là con số tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Trang 22

Với dân số và nguồn lực lao động như vậy thì các chỉ tiêu xã hội bảo đảm nhu cầu cơ bản như sau:

- Chỉ tiêu về nghèo đói: Tỉ lệ hộ nghèo là 0,5% giảm liên tục trong vòng 5 năm qua (kể từ 2007 trở về trước)

- Chỉ tiêu hưởng thụ về giáo dục: Tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ là 4,02% Tỉ lệ học sinh tiểu học là 3,5% Tỉ lệ nhập học THCS là 6,5%, tỉ lệ học sinh THPT là 3,75%.

- Vấn đề tuổi thọ: Tuổi thọ trung bình hiện nay của dân cư là 76 Tỉ lệ dân số già có độ tuổi từ 60t trở lên là 15,22%.

- Các chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân: 100m2/người Trong đó, chỉ tiêu đất giao thông là 25m2/người, chỉ tiêu cây xanh, công viên, TDTT là 18m2/người và chỉ tiêu đất xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5m2/người.

III Thực trạng nền kinh tế - xã hội :

nhiệm vụ này là làm rõ trình độ phát triển đã đạt đến mức độ nào? Thành tựu chủ yếu, yếu kém và những nguyên nhân chủ yếu

Đưa ra những đánh giá có ý nghĩa kết luận về thành quả đạt được trong5năm, 10 năm vừa qua Bên cạnh đó cần đưa ra những khó khăn , nguyên nhân và hướng giải quyết những khó khăn trong phát triển kinh tế ở giai đoạn tới ( 5 năm , 10 năm , 20 năm hoặch xa hơn nữa )

1. Lý luận đánh giá thực trạng kinh tế : phân tích , đánh giá thực trạng không mô

tả chung chung mà phải có luận cứ thông qua phân tích các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành tập trung vào phan tích đánh giá các nội dung chủ yếu sau :

1.1. Phân tích , đánh giá tăng trưởng kinh tế :

- Phân tích đánh giá tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu GDP chung và GDP của từng ngành như : công nghiệp -xây dựng ; nông – lâm – ngư nghiệp ; dịch vụ - thương mại và chỉ tiêu giá trị sản xuất lập bảng tính toán và xử ky các tài liệu

Trang 23

,tư liệu đánh giá về thực trạng phát triển thời kỳ 10 năm dể phân tích và nêu bật được :

- Những thành tựu đạt được về tăng trưởng kinh tế so với mụctêu quy hoạch , các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm đã được xây dựng.

Những yếu tố chủ yếu tác đông đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ( vốn , đàu tư, lao động , đat đai, thị truờng tiêu thụ ,sức cạnh tranh)

1.2. Phân tích , đánh giá quá trình phát triển cơ cấu kinh tế :

Cơ cấu kinh tế thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau , mối quan hệ này thể hiện cả mặt số lượng và chất lượng mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế mặt chất lượng thể hiện vị trí , tàm quan trọng của từng ngành và tính chát của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau mối quan hệ của các ngành cả về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế khi phân tích chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế cần tạp trụng vàso các vấn đề sau :

- Cơ cấu giữa các nhom ngành nông – lam – ngư nghiệp ; công nghiệp – xây dựng ; dịch vụ - thương mại.

- Cơ cấu trong nội bộ ngành - Cơ cấu theo thành phần kinh tế - Cơ cấu theo lãnh thổ.

- Phân tích những mặt được , những mặt chưa được trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với cơ - - cấu đầu tư và cơ cấu sử dụng lao động

- Phân tích về chất của cơ cấ kinh tế như mối quan hệ giữa các ngành , giữa các thành phần kinh tế và giữa khu vực thành thị và nông thôn

Nguyên nhân tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3. Phân tích , đánh giá thực trạng phát triển ngành , lĩnh vực và sản phẩm chủ lực :

Trang 24

Công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực :

- Phân tích ,đánh giá về sự phát triển , cơ cấu tiểu ngành công nghiệp , sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường

- Phân tích đánh giá hiện trạng một số ngành và sản phẩm công nghiệp chủ yếu tập trung làm rõ các sản phẩm công nghiệp chính : sản phẩm gì , khả năng sản xuất , thị phần của sản phẩm và mưc độ cạnh tranh tren thị trường

- Phân tích , đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn ,tiểu thủ công nghiệp , làng nghề: đánh giá các chủ trương , chinh sách về phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn gắn với viêc giải quyết việc làm, thu hút lao động phát triển nganh nghề và tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến …

- Phân tích , đánh giá ứng dụng tiện bộ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp - Phân tích , đánh giá về phân bố công nghiệp : khu công nghiệp tập trung , khu công nghiệp vùa và nhỏ, điểm công nghiep làng nghề, phân bố theo truc phát triển , hành lang phát triển trên cơ sở đó xác định viêc khai thac tiềm năng, khả năng hội nhập của ngành trong xu thế phat triển chung của cả nước cũng như trên thế giới, - Phân tích , đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp , nguyên nhân và bài học kinh nghiêm cho giai đoan tới.

Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp và sản phẩm chủ lực :

- Phân tích , đánh giá về sự phát triển , chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn , các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn và sức cạnh tranh của sản phẩm - Phân tích , đánh giá thực trạng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp : giống , công nghệ sinh học , công nghệ bảo quản , công nghẹ chế biến … - Phân tích , đánh giá về bố trí sản xuất nông , lâm , ngu nghiệp theo lãnh thổ - Nông nghiệp : cơ cấu sản xuất , phát triển các vùng tập trung , giống , kỹ thuật bảo quản , công nghệ chế biến, tình hình phát triển các loại sản phẩm hàng hoá từ các loại cây trồng , vật nuôi chủ yếu , đánh giá về những thành công và tồn tại

Trang 25

- Lâm nghiệp : cơ cáu sản xuất , vùng nguyên liệu cây đặc sản , phủ xanh đất trống đồi trọc , tình hình phát triển sản phẩm hàng hoá tư rừng , những thanhg công và tồn tại , phân tích , đánh giá về các giải pháp và chính sách thực hiện , rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới.

- Ngư nghiệp : cơ cấu sản xuất , phát triển các vùng nuôi tập trung , giống , kỹ thuật bảo quản , công nghệ chế biến , nang lực đánh bắt , những thanh công và yếu kém , nguyên nhân , bài học kinh nghiem cho giai đoạn sắp tới

Ngành Dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ :

- Phân tích , đánh giá về sự phát triển , phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường, tập trung làm rõ các sản phẩm chính , thị phần của sản phẩm , mức độ cạnh tranh của sản phẩm , phân tích , đánh giá các giải pháp, chính sách đã thuc hiện , nguyên nhân , bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau , đánh giá sự phát triển các lĩnh vực : thương mai nọi địa , tiếp thị và sức cạnh tranh , các sản phẩm xuất – nhập khẩu chủ yếu , du lich và các sản phẩm du lịch chủ yếu , các hoạt động dịch vụ ngân hang, tài chính, bảo hiểm, phát triển kinh tế cưa khẩu , các hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu dùng.

1.4. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển :

- Phân tích , đánh giá thực trạng đầu tư xã hội thời gian qua , tổng đầu tư xã hội qua các thợi kỳ , cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ

- Tình hình huy động và các giải pháp đã thực hiện nhằm huy động vốn đầu tư đối với từng loại vốn

- Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư đối với từng vùng , từng lĩnh vực , từng ngành - Đánh giá sức hấp dẫn đầu tư

( noi dung đánh gia trong mục IV )

1.5. Phân tích hiện trạng phát triển theo lãnh thổ :

- Phân tích tình trạng phân hóa , tính hài hòa cần thiết ở từng lãnh thổ, chênh lệch theo lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư.

Trang 26

- Mức độ phân dị thành các tiểu vùng và những khác biệt cơ bản

- Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị , khu , cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế

- Tình hình phát triển các tiểu vùng và mức độ chênh lệch giữa các tiểu vùng.

1.6. Phân tích , đánh giá tác động của các cơ chế , chính sách đang thực hiện đến sự phát triển kinh tế

Mục tiêu của nội dung này là thông qua việc phân tích , đánh giá các cơ chế , chính sách đang thực thi trên địa bàn quy hoạch có tác động và đem lại kết quả như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế thời gian qua , từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch giai đoạn tới Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.

1.7. Phân tích , đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị:

Thông qua việc phân tích đánh giá sự tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển thời gian qua như thế nào , từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng thể để có luận cứ đề xuất các nhiệm vụ quy hoạch thời gian tới Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.

Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.

1.8. Phân tích , đánh giá mức tích lũy nội bộ : biết được nguồn lực tài chính , mức độ dầu tư nội bộ

Trang 27

1.9. Phân tích , đánh giá mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước : phản ánh

hiệu quả hoạt động nền kinh tế của vùng, tỉnh

1.11. Phân tích , đánh giá cán cân xuất – nhập khẩu :

2. Thực trạng phát triển kinh tế hà nội :

Một số thành tựu năm 2007 so với 2006 :

- GDP tăng 12,07%;

- Công nghiệp tăng 21,4%;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thhu dịch vụ tăng 21,9%;

- Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000 -2005 ; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ) - Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;

- Thu ngân sách tăng 19,2%;

- Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt; - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;

- Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ

- Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính , ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20% Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu , đã đứng vững trên thị trường.

- Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

- Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng,

Trang 28

10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.

- Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.

- Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004) Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.

- Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.

- Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hang và y tế.

- Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố

- Năm 2007, thu nhập bình quân của Hà Nội là 31,8 triệu

CÔNG NGHIỆP :

Thực trạng : Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, có vị trí, vai

trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Quá trình phát triển công nghiệp của Thủ đô mấy chục năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi

Trang 29

mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội, sự nghiệp phát triển công nghiệp của cả nước, của vùng Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Tuy vẫn còn những yếu kém và hạn chế, song đó cũng chính là những bài học kinh nghiệm để ngành công nghiệp Hà Nội điều chỉnh và đưa ra phương hướng phù hợp cho sự phát triển trong những năm sắp

tới Những thành tựu phát triển công nghiệp sau 20 năm đổi mới :

- Tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao trong điều kiện giá trị thực tế ngày càng lớn: giai đoạn 1986 – 1990 đạt 2,4% tăng lên đạt bình quân 19,0% trong giai đoạn 1991 – 1995 và đạt 15,36% trong giai đoạn 1996 – 2000 Tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 là 18,7%/năm.

- Công nghiệp Hà Nội hiện nay đã có sự phát triển đáng khích lệ, đã có một số sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước công nhận, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay Là một thành phố công nghiệp lớn, Hà Nội đang ngày càng phát huy được những lợi thế của mình để phát triển Có một thị trường tiêu thụ rộng, tập trung nguồn nhân lực lớn, có hàm lượng chất xám cao, Hà Nội cũng là trung tâm của sự phát triển khoa học công nghệ mới Với những thế mạnh này, các ngành công nghệ cao - hàm lượng khoa học lớn - có điều kiện để phát triển, kéo theo sự phát triển của các phân ngành khác như: công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp Chính vì vậy, cơ cấu nhóm ngành kinh tế kỹ thuật của Công nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá, đã hình thành một số nhóm ngành chủ lực như điện - điện tử – công nghệ thông tin; cơ kim khí; dệt – may – da giày; chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Việc đổi mới cơ chế chính sách phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng như: chính sách phát triển kinh tế đa dạng nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ tiên tiến, khuyến khích đầu tư trong nước, có cơ chế hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Thành phố cho các doanh nghiệp được hoạch định rõ , đã tạo nên những nguồn lực mới để phát triển công nghiệp Thủ đô Nhờ đó,

Trang 30

thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh từ năm 1995 và đến nay đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp dân doanh, song kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo Trong điều kiện kinh tế mở, nhờ có những chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư, nhiều công ty công nghiệp xuyên quốc gia đã vào Thành phố hợp tác và liên doanh sản xuất với các cơ sở công nghiệp hiện có, một số nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động Lực lượng mới này vừa cạnh tranh vừa thúc ép các cơ sở sản xuất thuộc nội đô phát triển.

- Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng đa dạng, đặc biệt có sự tham gia mạnh của nguồn vốn nước ngoài và vốn dân doanh Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu đã tăng từ 31,8 triệu USD năm 1985 lên 57,6 triệu USD năm 1990, 381 triệu USD năm 1995, 955 triệu USD năm 2000, 1,368 triệu USD năm 2003 Năm 2004 đạt 2,3 triệu USD và đến năm 2005 đã tăng lên là 2,8 triệu USD.

- Các doanh nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cho phù hợp hơn với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, trong điều kiện chịu nhiều tác động của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp để tồn tại, phát triển kết hợp với sự phát huy truyền thống của người lao động Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã mạnh dạn lập dự án, vay vốn, liên doanh, liên kết đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại hoá, được Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng ủng hộ thực hiện Như vậy, Công nghiệp Hà Nội là một hệ thống gồm rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa cạnh tranh, vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển Có thể nói, công nghiệp Thủ đô là một nền công nghiệp đầy tiềm năng.

- Chất lượng cán bộ và người lao động được xếp vào loại cao so với cả nước và ngày càng được chú trọng nâng cao hơn Cơ cấu sử dụng lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sử dụng lao động có kỹ thuật Các ngành trang phục, giày dép, sản xuất cơ khí, chế biến nông lâm thuỷ sản thu hút được nhiều lao động nhất Tỷ

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w