1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiềm năng Việt trên xứ triệu voi potx

13 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 165,94 KB

Nội dung

Tiềm năng Việt trên xứ triệu voi Đất nước Triệu Voi, xứ sở của hoa Champa thật sự thu hút tôi bởi sự hiền hoà, thanh bình từ cảnh vật đến con người. Đoạn đường từ Udon Thaini – Thái Lan đến Lào chỉ 70 km nhưng sự khác biệt giữa hai quốc gia láng giềng thể hiện rõ trên từng tuyến đường đi qua. Nếu không nhớ mình đang trên lãnh thổ nước Lào, tôi cứ nghĩ mình đang ở một vùng nông thôn ở miền Trung Việt Nam. Sao hương đồng gió nội quá đỗi thân quen IMAGE NOT FOUND! Lào - vùng đất nhiều tiềm năng đang thu hút các doanh nghiệp VN Chợ Sáng - Điểm hẹn của người Việt Chợ Sáng (Morning market) được xem là ngôi chợ lớn nhất tại Thủ đô Vientian và do người Việt thiết kế xây dựng từ năm 1985. Khu chợ Sáng tiếp tục được người Malaysia giúp xây dựng, mới đưa vào sử dụng và được xem là khu chợ hiện đại nhất với thang máy, camera theo dõi phía trước chợ. Anh Thavone, hướng dẫn viên, người đã từng sang Việt Nam du học 8 năm tại Đại học Kinh tế Hà Nội nói với chúng tôi: ”Đi chợ Sáng không cần biết tiếng Lào, bởi hơn 60% quầy hàng trong chợ đều do người Việt làm chủ”. Chúng tôi đến chợ vào buổi chiều nên cảnh mua bán không được tấp nập nhưng ngay từ cổng vào, các loại hàng hoá từ Việt, Thái, Trung Quốc được bày bán nhan nhản. Từ gốm sứ Trung Quốc, hàng kim khí điện máy, các loại mỹ phẩm Thái Lan đến quần áo, giày dép "made in Việt Nam" không thiếu món nào. Tại chợ Sáng khó mà tìm thấy một quầy bán đặc sản của Lào. Chỉ cần nghe tiếng Việt, mọi người đã í ới nhận ra đồng hương hoặc ríu rít trò chuyện. Các quầy hàng lớn buôn bán vàng, đồ mỹ nghệ, kim khí điện máy hầu hết do người Việt làm chủ. Chỉ có các khu bán hàng nhỏ lẻ, ít vốn mới do người Lào đứng bán. Trong lúc dạo chợ, tôi gặp Vũ Anh Sự, sinh viên Việt Nam năm cuối của Đại học Quốc gia Lào. Sự cho biết: “Quê em ở Hà Tĩnh, em sang Lào học theo chương trình trao đổi sinh viên giữa hai Chính phủ Lào - Việt. Chương trình này đã có từ năm 1975 và đến nay Hội sinh viên Việt Nam tại Lào có khoảng 300 người, có tổ chức Đảng, Công đoàn và hoạt động rất sôi nổi. Hàng ngày, tụi em vẫn đến chợ Sáng để mua đồ bởi hàng Việt Nam ở đây món gì cũng có. Hơn nữa ra đây được gặp người Việt, chuyện trò cũng vui và đỡ nhớ nhà nhiều lắm. Nhiều người còn bảo đùa đây là khu chợ Việt”. IMAGE NOT FOUND! Vũ Anh Sự - Sinh viên VN tại Lào Sự trở thành “hướng dẫn viên” dẫn chúng tôi đi một vòng quanh chợ. Tại quầy bán vàng, chỉ một hai tiệm do người Hoa, người Thái làm chủ, còn lại 90% quầy do người Việt làm chủ và thuê người đứng bán. Cô Trần Thị Kim Dung, gia đình đã ở Lào trên 40 năm nói với chúng tôi: “Em chỉ mới về Việt Nam có một lần thôi nhưng thích lắm. Em thường xem tivi và thấy Việt Nam bây giờ phát triển nhanh quá. Gia đình em dù ở Lào đã lâu nhưng hàng ngày vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, vẫn giữ các phong tục tập quán của người Việt”. "Dung có thích về Việt Nam sinh sống không?" Tôi hỏi. Chần chừ giây phút rồi cô bảo: “Thật sự em chưa nghĩ đến bởi cuộc sống của gia đình em ở đây đã ổn định. Nếu về Việt Nam thì làm gì, sinh sống ra sao, em và gia đình thỉnh thoảng chỉ về để du lịch và mua hàng về Lào bán chứ chưa nghĩ đến việc hồi hương”. Dạo một vòng quanh chợ, tôi gặp khá nhiều người Việt quê ở Hà Nam, Thanh Hóa, Huế, Quãng Ngãi và một số người quê ở miền Tây đến đây buôn bán và khá thành đạt. Một số người còn đưa người nhà hoặc thuê người cùng quê để sang Lào bán hàng cho họ. Chị Trần Thị An Giang, chủ quầy hàng mỹ nghệ nói với tôi: “Mình sang Lào đã được 5 năm. Lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết ở Lào nóng quá nhưng ở lâu cũng quen. Điều thuận lợi là ở đây có nhiều người Việt, đi đâu cũng gặp người Việt, món ăn Việt ở đâu cũng có nên cảm giác như đang ở chính quê hương mình. Gia đình chồng tôi ở Lào đã hơn 30 năm, năm nào vợ chồng tôi cũng về Việt Nam để lấy hàng và thăm bà con, họ hàng. Việc buôn bán ở đây cũng khá thuận lợi bởi Chính phủ Lào tạo mọi điều kiện về thuế và sự công bằng như người Lào bản địa nên vợ chồng tôi cảm thấy yên tâm và hài lòng với cuộc sống hiện tại”. Nhiều người Việt làm ăn sinh sống tại Lào dường như đã biết khai thác “vùng đất mới” nên nhanh chóng trở nên giàu có vì vậy Lào giờ đây trở thành điểm đến thu hút giới doanh nhân người Việt. Đất nước của hoa Champa trở thành "điểm đua" của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của Đại sứ quán VN tại Lào, nhìn chung cuộc sống người Việt tại Lào đều ổn định và có mức sống cao hơn so với mức sống của người dân địa phương. Khoảng 50-60% người Việt ở Pakse, Vientiane, Attapeu được đánh giá là khá và giàu với mức thu nhập tối thiểu mỗi tháng trên 20 triệu đồng tiền Việt. Theo ước tính của các hội người VN, hiện có khoảng 50.000 người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào nhưng con số thực tế đông hơn rất nhiều. VN hiện có 34 dự án đầu tư qui mô tại Lào với tổng vốn đăng ký gần 30 triệu USD, chủ yếu ở các lĩnh vực xây dựng đường sá, trường học, nhà ở, thủy lợi, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, du lịch… Hai dự án lớn đang được VN thẩm định triển khai tại Lào là dự án thủy điện Xekaman trị giá khoảng 273 triệu USD và dự án trồng 10.000ha cao su có vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD. Giao thông thuận tiện và nhiều tiềm năng hứa hẹn các doanh nghiệp Việt đến với đất nước triệu voi này. IMAGE NOT FOUND! Trần Thị Kim Dung - người Việt thế hệ thứ 2 tại Lào Thương lắm, bạn Lào ơi! Với tính “tò mò” của một nhà báo, suốt hành trình tôi luôn hỏi chuyện anh Lee, anh Thavone và bất kỳ ai có dịp gặp để tích góp thêm tư liệu cho mình. Đến Lào, gặp gỡ các bạn Lào tôi càng thấm thía tình hữu nghị anh em giữa hai quốc gia Lào – Việt. Tôi tranh thủ thời gian ngắn ở Vientiane để gặp gỡ, phỏng vấn nhiều người Lào và Việt. Rất nhiều người ở Lào biết nói tiếng Việt. Ở chợ Sáng và một vài nơi ở Thủ đô Vientiane sử dụng tiền Lào, tiền Thái, đô la và cả tiền Việt (riêng ở Thái quy định rất nghiêm ngặt việc mua bán chỉ bằng tiền Bath). Thậm chí rất nhiều nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ghi bằng tiếng Việt. Ngay khách sạn tôi ở, hầu hết người phục vụ từ quản lý, nhân viên lễ tân đến người phục vụ đều nói được tiếng Việt và tivi bắt được cả sóng của đài truyền hình Việt Nam. Trong phòng, ngoài bảng quy định bằng tiếng Lào còn kèm theo bảng tiếng Việt. Những người Lào tôi gặp đều có cảm tình đặc biệt với người Việt và hầu hết đều trả lời rất thích sang Việt Nam để du lịch, thậm chí để sinh sống. Anh Thavone, người đã có 8 năm học tập và sinh sống tại Hà Nội cũng bày tỏ nguyện vọng sang Việt Nam sinh sống và lấy vợ Việt nhưng e thẹn: “Chỉ sợ con gái Việt Nam chê thôi ”. Chúng tôi có cả buổi chiều để dạo quanh Thủ đô Vientiane. Cái nắng gắt và hầm hập nóng của chiều tháng 5 có lẽ phần nào giảm đi sự hưng phấn của anh em trong đoàn nên chúng tôi ghé tham quan một vài điểm rồi đến uống cà phê tại khách [...]... Quầy bán hàng Việt Nam tại chợ Sáng Buổi tối, tôi thuê xe tút tút (một loại xe giống xe lam ở Việt Nam) để dạo một vòng thủ đô Vientiane Quả thật ngồi trên xe chỉ một đoạn đường ngắn nhưng bác tài đã cho tôi thử "cảm giác mạnh"! Tôi chợt buồn cười khi thầm nghĩ chắc các khách du lịch đến Việt Nam cũng có cảm giác như tôi thậm chí còn hơn thế nữa khi ngồi sau lưng các bác tài honda ôm Người Việt hay nói... gia trong thế kỷ mới không cho phép người Việt mình nhìn xuống để bằng lòng với thực tại Chỉ so sánh Việt Nam với Thái Lan và Lào, dĩ nhiên sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng trong cái nhìn chủ quan của cá nhân tôi, đã thấy vui, buồn lẫn lộn và thương lắm bạn Lào ơi Nhưng biết đâu chẳng bao lâu nữa, những con người cởi mở, cần cù và vùng đất mới nhiều tiềm năng này với sự giúp đỡ của bạn bè quốc... chợt buồn khi nghĩ đến Việt Nam cách đây 2 thập niên Có lẽ sự so sánh đó không quá lời, bởi như ngay tại khách sạn chúng tôi ở, tiếng là khách sạn 3 sao nhưng chiếc máy lạnh chạy rồ rồ như "xe tút tút", cái ca uống nước đã bị bể và được nhân viên khách sạn dùng băng keo quấn lại, bình cắm hoa giả đã “ngã màu thời gian” mà vẫn chưa được thay và “tư duy kinh tế” vẫn còn giống Việt Nam thập niên 80 lắm . Tiềm năng Việt trên xứ triệu voi Đất nước Triệu Voi, xứ sở của hoa Champa thật sự thu hút tôi bởi sự. 273 triệu USD và dự án trồng 10.000ha cao su có vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD. Giao thông thuận tiện và nhiều tiềm năng hứa hẹn các doanh nghiệp Việt

Ngày đăng: 20/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w