1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Tầng lớp trung lưu toàn cầu mới: lợi nhuận tiềm năng nhưng khó dự đoán docx

6 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 237,25 KB

Nội dung

Tầng lớp trung lưu toàn cầu mới: lợi nhuận tiềm năng nhưng khó dự đoán Một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới đang vươn lên từ sự nghèo khó tại những nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới, tạo ra sự cạnh tranh về lao động và tài nguyên, nhưng cũng hứa hẹn rất nhiều cho các công ty đa quốc gia đưa ra những sản phẩm và dịch vụ theo những vị trí đang dần xuất hiện theo tầm quan trọng của những người tiêu dùng, theo như đánh giá của các nhà phân tích và giảng viên của Wharton. Theo quan điểm mới của Muhtar Kent - giám đốc điều hành hãng Coca – Cola, thị trường này khá quan trọng đối với tương lai của công ty ông và ông đã mô tả quy mô của cơ hội này ngang với việc có thêm một thành phố tầm cỡ như New York đối với thế giới đều đều ba tháng một lần. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng tầng lớp trung lưu mới này sẽ tăng từ 430 triệu trong năm 2000 lên 1,15 tỷ vào năm 2030. Ngân hàng này xác định tầng lớp trung lưu này là những người kiếm được khoảng 10 đến 20 đô la một ngày – tính theo các mức giá địa phương – thì tương đương với mức thu nhập trung bình tại Brazil (10 đô la) và tại Ý (20 đô la). Một sự quan sát về sự phân bố địa lý đang thấy rất đáng lưu ý. Vào năm 2000, tại các nước đang phát triển, tầng lớp trung lưu chiếm 56% tầng lớp trung lưu toàn cầu, nhưng tới năm 2030, con số này được đánh giá là đạt tới 93%. Chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm khoảng hai phần ba con số đó, và theo như nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy thì Trung Quốc sẽ chiếm 52% trong khi Ấn Độ là 12%. Theo như Mauro Guillen, giáo sư quản lý của Wharton thì tầng lớp trung lưu thế giới, cho tới hiện nay, đã có mặt ở “bộ ba” là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Vào những thập niên 1970 và 1980, các nước như Hàn Quốc, Brazil, Mehicô và Áchentina cũng có số dân thuộc tầng lớp trung lưu tương đối. Nhưng theo lời giáo sư Guilen thì: “Ngày nay, điều đó thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ bởi người định hướng chính là sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thế nên, ngay khi nền kinh tế mở rộng, thị trường nội địa cũng bắt đầu trở nên lớn hơn, và thông thường chính là thị trường dành cho tầng lớp trung lưu.” Còn giáo sư tiếp thị của Wharton, Jagmohan Raju dự báo sự thay đổi trong phân bố tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ còn tiếp tục gia tăng ngay khi các nước đang phát triển thích ứng để giữ được tính cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Ông cho biết: “Theo như các áp lực kinh tế thì ngày càng nhiều công ty ở những quốc gia đã phát triển đang tìm kiếm những nguồn lực được đào tạo bài bản ở những thị trường mới nổi cho những công việc dịch vụ và sản xuất gia công. Nên ngày càng nhiều áp lực kinh tế ở phương Tây thì có nghĩa rằng ngày càng có nhiều công việc hơn ở những thị trường mới nổi cũng như một tầng lớp trung lưu lớn hơn thì luôn có sức mua cao hơn.” Và kết quả là các công ty đa quốc gia cho tới giờ vẫn xem những nước đang phát triển chủ yếu như một nguồn lao động rẻ mạt thì lúc này lại làm cân bằng lợi ích đang đến những nước đó bằng cách thuê chính những nước này làm những sản phẩm của họ ngày càng có đủ khả năng như những hàng hóa tiêu dùng ở phương Tây. Vì thế mà Raju đã nói rằng: “Các nước như Ấn Độ, chủ yếu là những người tiêu dùng trẻ tuổi tham vọng và ít tiết kiệm, thế nên họ cũng sẵn sàng tiêu tiền vào những mặt hàng xa xỉ nho nhỏ được đóng gói dành cho người tiêu dùng mang các nhãn hiệu phương Tây.” Còn theo Bill Amelio, giám đốc điều hành của Lenovo, công ty Trung Quốc đã sáp nhập với đơn vị kinh doanh máy vi tính cá nhân của IBM cho biết chính Trung Quốc hiện giờ lại là thị trường lớn nhất thế giới về lắp ráp ti vi và điện thoại di động, đồng thời là thị trường lớn nhất thứ hai về di động và máy vi tính cá nhân. Ông nói: “Điều này minh chứng rằng có một nền kinh tế tiêu dùng rất lớn đang được định hướng ở Trung Quốc, điều đó chính xác là cái mà thế giới phương Tây đang đón chờ xảy ra từ nhiều năm trước. Và đó chỉ có thể là Trung Quốc. Thêm nữa là Ấn Độ, còn chúng ta đều đang thấy việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng trở nên tốt hơn từ chính sự nghèo nàn trong nhiều lĩnh vực.” Theo kết quả nghiên cứu kinh tế độc lập của Học viện toàn cầu McKinsey dựa trên việc tư vấn dự đoán thì tầng lớp trung lưu Ấn Độ sẽ tăng từ 50 triệu lên 583 triệu người trong hai thập kỷ tới. Và khi đó, quốc gia này sẽ vươn từ thị trường tiêu dùng lớn nhất thứ 12 thế giới lên vị trí thứ 5. Trong khi đó, Trung Quốc được mong chờ trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thứ ba thế giới vào năm 2025 bằng một sự dịch chuyển đầy tiềm năng từ một nền kinh tế dẫn đầu về đầu tư thành một mô hình tập trung vào người tiêu dùng nhiều hơn nhằm mang lại một sự tăng trưởng liên tục. Và theo Học viện toàn cầu McKinsey dự đoán thì tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ chiếm từ 43% dân số như hiện nay lên thành 76% dân số vào năm 2025. Và theo Diana Farrell, giám đốc của Học viện này thì: “Sự dịch chuyển từ đầu tư sang gia tăng tiêu dùng toàn diện – cũng như một thị phần về GDP – thực sự rất quan trong đối với sự tăng trưởng thiết yếu về lâu dài. Trung Quốc vừa mới tăng trưởng tối đa mà chưa theo mô hình đầu vào này.” Còn Ấn Độ cũng đang ngày càng trở nên thoáng hơn đối với nền tiêu dùng, và giống như Trung Quốc, Ấn Độ có một tốc độ phát triển rất nhanh mà theo như Farrell nói thì nên chuyển đổi việc chi tiêu của người tiêu dùng thành thế mạnh của nền kinh tế toàn diện. Khao khát các thương hiệu mới Rõ ràng việc mở rộng thị trường về một tầng lớp trung lưu với mức thu nhập ổn định để mua nhiều vật dụng cần thiết cho cuộc sống nhiều hơn cho thấy một cơ hội rất đáng lưu ý đối với các tập đoàn đa quốc gia. Theo John Zhang, giáo sư tiếp thị của Wharton thì tầng lớp trung lưu ở bất kỳ quốc gia nào cũng là những người tiên phong về tiêu dùng và dẫn hướng cho những xu thế hoạt động kinh doanh quan trọng. Các nhà tiếp thị phải luôn quan tâm sát sao tới nhóm dân cư này để giành lấy được những ích lợi từ một tầng lớp trung lưu toàn cầu đang mở rộng. Đồng thời, giáo sư Zhang cũng cho biết mặc hàng triệu cá nhân ngày nay đang đạt đến được trạng thái tầng lớp trung lưu ở đất nước họ nhưng họ vẫn không có cùng mức thu nhập bằng được những người cũng như họ ở những nền kinh tế đã phát triển. Vì vậy, để bắt được các khách hàng ở những thị trường này, các công ty phải tạo ra được những sản phẩm mới với những mức giá phù hợp. Giáo sư lấy ví dụ như hãng Coca-Cola đã có một chiến lược dàn trải ở Trung Quốc nơi Coke được bán ở những khu vực đô thị với giá chỉ thấp hơn một chút so với các thị trường phương Tây. Và kết quả là Coke đã thiết lập được một thương hiệu theo khát khao của những người tiêu dùng mới. Nhưng cũng cùng thời điểm đó, Coke lại được bán ở vùng nông thôn với giá rẻ hơn nhiều nhưng những người tiêu dùng khi uống xong phải trả lại chai cho người bán – một chiến lược không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn hạ được giá bán cho sản phẩm. Ngoài ra, các chai ở đây nhỏ hơn những chai ở phương Tây. Vì vậy mà giáo sư Zhang mới nói rằng: “Coca-Cola đã điều chỉnh được một sản phẩm theo những mức giá thấp hơn tới mức những người tiêu dùng vẫn có thể thưởng thức được hương vị của sản phẩm. Và khi nền kinh tế phát triển tức là ngày càng có nhiều người gia nhập vào tầng lớp trung lưu thì nhu cầu đó sẽ tiếp tục được tăng lên.” Còn theo Farrell, sự phân phối là một cân nhắc quan trọng đối với các công ty đang hy vọng vươn tới những tầng lớp trung lưu mới nổi. Vận tải và hàng không đều đang kém phát triển, đặc biệt ở Ấn Độ, là một tình trạng thể hiện một thách thức đáng kể – và là cơ hội – cho những công ty muốn tạo nên những hệ thống phân phối đổi mới. Amelio nhấn mạnh về nhữngcấu quản lý mà các công ty đa quốc gia nên nắm lấy để chinh phục được những thị trường tiêu dùng mới này. Ông cho biết ngay đến cả một người Mỹ cũng nhận thấy khó khăn như thế nào đối với một công ty phương Tây để hiểu được những thay đổi đang diễn ra ở những thị trường tiêu dùng đang phát triển. Và theo ông, tiêu chuẩn đánh giá quan trọng đối với các nhà quản lý đó là liệu sự tăng trưởng đó có nhanh – hoặc nhanh hơn – sự tăng trưởng thị trường ở những nền kinh tế mới nổi như Nga, Brazil và Trung Quốc hay không. Ông cho biết: “Nếu bạn không lên kế hoạch để có mô hình họat động kinh doanh kiểu Mỹ nhiều hơn ở bên ngoài thị trường Mỹ thì chắc chắn bạn đang lên kế hoạch sai lầm.”, và còn thêm rằng tính đa dạng của quản lý là rất quan trọng. Ông cho biết việc sáp nhập của Lenovo đã buộc công ty này phải xây dựng được một đội quản lý cấp cao theo những triển vọng toàn cầu khác nhau, vậy nên: “Đạt được tính đa dạng hết sức quan trọng nhưng cũng thực sự khó thực hiện. Cách tốt nhất là hãy đưa những người từ những nền tảng khác nhau vào cùng những mức như nhau”, và sau đó hãy để họ cùng thảo luận về những vấn đề phát sinh. Hiện nay, Lenovo có 10 quốc gia khác nhau đại diện cho đội quản lý của mình. Và theo lời Amelio thì: “Một tập hợp suy nghĩ đa dạng luôn giúp chúng tôi chân thật hơn.” Hơn nữa, Lenovo điều hành một hệ thống trung tâm mà không có văn phòng trụ sở toàn cầu. Thế nên: “Chúng tôi đã phá bỏ ý tưởng của mình về một trụ sở, và điều này càng ngày càng khiến tính phi tập trung càng cao, đồng thời việc ra quyết định ngày càng gần gũi hơn với khách hàng.” Farrell cũng lưu ý rằng nhiều hãng phương Tây tập trung vào các dịch vụ trừ phi lĩnh vực này không được phát triển như hàng hóa tiêu dùng đối với những tầng lớp trung lưu mới xuất hiện. Bà cho biết: “Chúng ta luôn cảm thấy thích thú vô cùng khi tiếp xúc với các dịch vụ ngay từ ban đầu.” Nhưng một trở ngại đối với việc có được những thị trường tiêu dùng mới cùng các dịch vụ đó chính là quy định dành cho các nước ngoài. Bà lấy ví dụ như những hạn chế của Ấn Độ đối với quyền sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ. “Cá tính năng động của tầng lớp xã hội” Trong khi sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu toàn cầu được dự đoán tiếp tục phát triển với một tốc độ nhanh chóng, các nguồn lực tồn tại có thể làm chệch hướng quá trình mở rộng toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia phương Tây. Bởi theo các giảng viên tại Wharton thì một nhân tố được xem xét đó chính là những mức thu nhập khác nhau phân bố giữa các nước cũng như trong chính các nước đó. Giáo sư quản lý tại Wharton, John Kimberly cho biết: “Khi quan sát tổng thể, bạn sẽ thấy một tầng lớp trung lưu mới nổi ở một số vùng địa lý và một tầng lớp trung lưu hết thời hoặc chậm chạp ở một vài nơi khác. Điều thực sự thu hút ở đây đó chính là cá tính năng động của tầng lớp xã hội, tất nhiên không thể chắc chắn trên cả một cơ sở toàn cầu cũng như thường thay đổi theo từng quốc gia hoặc theo từng cơ sở khu vực.” Và theo thống kê thì có một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới nổi, thế nên: “Chúng ta cần xem xét cẩn thận về những chỉ dẫn khác nhau trên một cơ sở đồng đều hơn để tránh không mất đi tính hay thay đổi này.” Trong khi đó, theo Maurizio Bussolo, một nhà kinh tế học làm việc tại nhóm phát triển triển vọng của Ngân hàng Thế giới thì thực ra không rõ các công ty đa quốc gia phương Tây sẽ tiến hành như thế nào trong việc vươn tới tầng lớp trung lưu mới nổi này. Bussolo nói: “Qua quan sát chúng ta thấy rằng vòng quay kinh tế trong năm đến mười năm trở lại đây cho thấy Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều có một vòng quay đang trở nên tách biệt so với vòng quay kinh tế của thế giới đang phát triển.” Điều đó có nghĩa rằng nếu có một sự khủng hoảng ở Mỹ hoặc tại một quốc gia giàu có nào khác thì tất yếu là nó không đe dọa tới tiến trình ở các nền kinh tế mới nổi. Nó cũng có nghĩa rằng sự tăng trưởng ở thế giới đang phát triển hoàn toàn không làm lợi cho những nền kinh tế đã phát triển. Như vậy: “Có một số sự tách biệt. Nó thực sự hoàn toàn không có nghĩa rằng tất cả những khách hàng mới xuất hiện ở Thế giới thứ ba này sẽ được các hãng Châu Âu và Mỹ phục vụ. Và nó càng không rõ với chúng ta khi các khách hàng Trung Quốc sẽ thích các dịch vụ của một hãng Mỹ hơn nếu chúng có thể có chất lượng phục vụ ngang với một hãng Trung Quốc.” Ông cũng dự doán rằng tương lai sự toàn cầu hóa sẽ được tạo dựng, ít nhất theo từng phần, như sự hợp tác mới giữa Nam Á với Đông Á và những thị trường đang phát triển khác. Vì: “Những quốc gia này chủ yếu buôn bán thương mại với Mỹ và Châu Âu, nhưng giờ đây lại là sự hợp tác giữa Nam với Nam”. Lấy ví dụ như các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào Nam Mỹ và Châu Phi, không chỉ để dành lấy quyền trao đổi thương mại mà còn để có được vị trí trong việc thu lợi từ việc bán hàng cho tầng lớp trung lưu mới nổi. Và mới đây, tầng lớp trung lưu mới nổi ở thế giới đang phát triển vừa được cảnh báo vì sự gia tăng nhanh chóng và đáng quan ngại trong vấn đề giá cả thương mại, nhưng các giảng viên và nhà phân tích của Wharton đều nói rằng việc siết chặt sẽ được tiến hành phù hợp về mặt lâu dài nhờ vào các nguồn cung và cầu. Chính Guillen cho biết: “Trong trường hợp các sản phẩm tiêu dùng lâu bền chẳng hạn như điện thoại di động hay máy giặt, sự cung cấp có thể được mở rộng nhanh chóng. Và cũng tương tự như vậy đối với những sản phẩm tiêu dùng nhanh chẳng hạn như đồ uống. Vấn đề chính ở đây là dầu lửa và thực phẩm. Đây chính là một người định hướng giá cả quan trọng đang gia tăng theo những mặt hàng vừa được mở rộng theo nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ.” Raju cũng đề xuất rằng tầng lớp trung lưu mới nổi chỉ là một phần của vấn đề, bởi theo ông thì: “Thực sự có thể việc gia tăng tiêu dùng ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn tới tình trạng giá cả cao hơn đối với nhiều hàng hóa cơ bản, nhưng vai trò của tầng lớp trung lưu này có thể không lớn hơn so với những nhóm khác là bao. Đó chẳng qua là do việc tiêu dùng cao hơn và theo tôi thì luôn có sự lãng phí tài nguyên ở những nước đang phát triển và chính điều này đang góp phần đẩy giá cả lên cao. Nhưng chắc chắn rằng việc tiêu dùng gia tăng do những người trước đây không có mức thu nhập vừa ý sẽ góp phần làm giá cả leo thang.” Một tai họa tiềm ẩn khác đối với việc có được những xếp hạng mới của tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ là các chính sách bảo vệ công nghiệp trong nước do những nước với một tầng lớp trung lưu cảm thấy bị đe dọa bởi sự tăng trưởng của nước ngoài đưa ra, kể cả Mỹ. Và trong một bài báo mới ra tháng trước trên International Herald Tribune, Amelio đã trình bày rằng sự tăng trưởng không phải là một trò chơi kết thúc bằng không cũng như các doanh nghiệp ngày nay đều mới ở bên bờ của lợi nhuận thu về từ những thị trường mới trong kỷ nguyên hiện nay mà ông gọi là “Toàn Cầu 2.0”. Và theo Amelio thì: “Cái bạn sắp được nghe thấy trong cuộc bầu chọn chung tới đây đó chính là nền kinh tế, cũng như ngày càng thấy rõ ràng rằng một số người có thể coi chế độ bảo vệ công nghiệp trong nước như một hướng để phát triển. Vì thế mà tôi rất hy vọng rằng những suy nghĩ bị áp chế sẽ chiến thắng. Lịch sử là một chuỗi đầy đủ các ví dụ về những chính sách hạn chế nỗi buồn đau ra sao trong trao đổi thương mại của chính quốc gia đó.” “Toàn Cầu 2.0” Theo Stephen Kobrin, giáo sư quản lý của Wharton thì bất kể ai có thể tạm bị đau nhưng việc đưa hàng triệu người thoát khỏi sự đói nghèo là một bước đi chắc chắn. “Không một ai nên phải sống chỉ có 1 đô la một ngày.” Mức đó đối với những người lao động ở Mỹ và cả những thị trường đã phát triển khác nữa sẽ có lợi từ việc gia tăng của một tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh cũng như khả năng của riêng mỗi người để theo kịp nền công nghệ mới và những công việc đòi hỏi kỹ năng cao đang trông chờ vào những hệ thống giáo dục tốt hơn. Giáo sư nói: “Thực tế rằng đây là một điều tốt nhưng có thể không có nghĩa nó là một điều tốt cho nước Mỹ trong một thời gian ngắn, nhưng ngay khi cả thế giới trở nên giàu có hơn thì cũng sẽ có nhiều nhu cầu hơn cho các sản phẩm của Mỹ, và khi đó nước Mỹ lại có thể vẫn giữ được tính cạnh tranh cao.” Tuy nhiên, giáo sư Kobrin cũng báo trước việc đưa ra những giả định rằng tầng lớp trung lưu mới của thế giới sẽ hành động giống hệt như những thế hệ người tiêu dùng trung lưu trước đó trên toàn thế giới. Ông nói: “Điều này thực sự quan trọng bởi chúng ta đều có xu hướng thừa nhận rằng tất cả những người thuộc tầng lớp trung lưu luôn có những giá trị cụ thể.” Ông cũng chỉ ra sự quả quyết thông thường rằng những người đang dần trở thành tầng lớp trung lưu sẽ đòi hỏi dân chủ. Nhưng điều đó dường như đang không xảy ra ở Trung Quốc, nơi giáo sư chỉ ra rằng mọi người có thể luôn sẵn sàng chấp nhận những chế độ chuyên quyền nhiều hơn để đổi lấy lại là ổn định và lối sống trung lưu. Vì thế mà Kobrin lưu ý rằng: “Giả định vừa đưa ra rằng có một mối liên kết giữa tư bản và dân chủ, cũng như mức thu nhập tăng lên và mọi người đều được giáo dục tốt thì điều đó có nghĩa rằng sẽ gia tăng áp lực về dân chủ, tự do và cả những quyền công dân. Điều đó có thể có hoặc có thể không trở thành sự thật.” . Tầng lớp trung lưu toàn cầu mới: lợi nhuận tiềm năng nhưng khó dự đoán Một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới đang vươn lên từ sự nghèo khó tại những. phát triển, tầng lớp trung lưu chiếm 56% tầng lớp trung lưu toàn cầu, nhưng tới năm 2030, con số này được đánh giá là đạt tới 93%. Chỉ riêng Trung Quốc

Ngày đăng: 12/12/2013, 07:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w