1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Đề số 3: An toàn điện ppt

5 1,7K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

KHOA: CÔNG NGHỆ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐỀ THI HẾT MÔN: AN TOÀN ĐIỆN Lớp K6.06.01 Thời gian: 60 phút làm bài ĐỀ SỐ 3: I. Lý thuyết (6 điểm) 1. Dòng điện quy định cho phép về an toàn đối với nguồn điện xoay chiều là: a. Nhỏ hơn 30 mA b. Nhỏ hơn 20 mA c. Nhỏ hơn 10 mA 2. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. a. Định nghĩa Đúng. b. Định nghĩa sai. 3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong môi trường lao động a. Các loại hơi độc. b. Chất độc, bụi độc. c. Chất phóng xạ. d. Các yếu tố về hoá học. 4. Nhân tố quan trọng gây nguy hiểm cho người tai nạn khi bị điện giật là: a. Điện áp mạng điện b. Trị số của dòng điện c. Đường đi của dòng điện qua người 5. Đường đi dòng điện qua người nguy hiểm nhất khi: a. Từ tay đến chân b. Từ tay đến tay c. Từ chân đến chân 6. Điện áp là nhân tố quan trọng quyết định mức độ nguy hiểm khi tai nạn về điện dẫn đến tử vong a. Đứng b. Sai 7. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong môi trường lao động a. Môi trường lao động mất vệ sinh b. Không tiện nghi do không gian lao động c. Nhà xưởng chật hẹp d. Bất lợi về tư thế lao động 8. Tai nạn lao động là do tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hay làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể: a. Kết luận sai b. Kết luận đúng 9. Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là: a. Thông qua biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong lao động sản xuất. b. Tạo điều kiện lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn, hạn chế ốm đau và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động c. Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, bảo vệ và phát triển nguồn lực sản xuất, tăng năng suất lao động. d. Cả ba ý trên. 10. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động mang lại hiệu quả lớn về: a. Kinh tế. b. Chính trị. c. Xã hội. d. Cả ba ý trên. 11. Khi làm việc trong môi trường tần số cao là nguyên nhân gây bệnh về tim mạch, thần kinh: a. Đúng b. Sai 12. Nghị định của chính phủ 06/CP quy định về công tác an toàn bảo hộ lao động cụ thể về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động: a. cấp cứu kịp thời b. Tai nạn lao động nặng , chết người phải giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho cơ quan lao động, y tế, công đoàn cấp tỉnh và công an nơi gần nhất. c. Cả hai ý trên 13. Nghị định của chính phủ 06/CP quy định về công tác an toàn bảo hộ lao động cụ thể về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động a. Phải tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao độngcó sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn, lập biên bản theo đúng quy định b. Khai báo, thống kê và báo cáo tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp. c. Cả hai ý trên 14. Cơ chế ba bên trong công tác an toàn bảo hộ lao động gồm các thành phần a. Chủ sử dụng lao động, người lao động, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. b.Tổ chức công đoàn, người lao động, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. c. Chủ sử dụng lao động, Tổ chức công đoàn, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. d. Chủ sử dụng lao động, người lao động, Tổ chức công đoàn . 15. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động a. Hàng năm, phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh danh, kế hoạch , biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn. b. Giám sát việc thực hiện các quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động,phối kết hợp công đoàn cơ sở với màng lưới an toàn viên, xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động phù hợp với từng loại máy móc thiết bị vật tư kỹ thuật theo tiêu chuẩn nhà nước. c. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định chủa nhà nước ban hành. Chấp hành quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và báo cáo tình hình thực hiện công tác an toan vệ sinh lao động định kỳ d. Cả ba ý trên 16. Điện trở của người là đại lượng: a. Không đổi b. Thay đổi c. Thay đổi tuỳ theo điều kiện môi trường, sức khoẻ 17. Môi trường lao động có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay khắc nghiệt độc hại đều gây tác động lớn đến sức khoẻ và an toàn cho người lao động: a. Kết luận đúng b. Kết luận sai. 18. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong môi trường lao động a. Nhiệt độ b. Tiếng ồn và rung động c. Bức xạ có hại và bụi độc d. Các yếu tố về vật lý. 19. Điện trở của người có giá trị nào sau đây: a. Từ 1000 đến 8000 Ôm b. Từ 500 đến 10000 Ôm c. Từ 100 đến 1000 Ôm 20. Thời gian dòng điện qua người tăng điện trở của người giảm nhanh nguyên nhân do: a. Dòng điện làm tê liệt hệ thần kinh b. Làm chết các tế bào máu c. Làm thoát hơi nước bề mặt da làm điện trở giảm nhanh 21. Trong mạng điện ba pha có trung tính cách điện với đất trường hợp nguy hiểm khi người lao động tiếp xúc a. Chạm vào một dây pha b. Chạm vào hai dây pha c. Chạm vào dây trung tính 22. Điều kiện lao động dù tốt hay xấu, thuận lợi hay khó khăn đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp và tính mạng người lao động: a. Tuỳ theo từng môi trường lao động cụ thể. b. Ảnh hưởng lớn c. Ảnh hưởng nhỏ 23. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong môi trường lao động a. Bất lợi về tư thế lao động b. Không tiện nghi do không gian lao động c. Nhà xưởng chật hẹp d. Môi trường lao động mất vệ sinh 24. Cơ chế ba bên trong công tác an toàn bảo hộ lao động gồm các thành phần a. Chủ sử dụng lao động, người lao động, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. b.Tổ chức công đoàn, người lao động, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. c. Chủ sử dụng lao động, Tổ chức công đoàn, Cơ quan cấp trên của chủ sử dụng lao động. d. Chủ sử dụng lao động, người lao động, Tổ chức công đoàn . 25. Đại diện cho người lao động được luật pháp công nhận là: a. Cơ quan pháp luật ( công an, toà án) b. Chủ sử dụng lao động c. Tổ chức công đoàn. 26. Nghị định của chính phủ 06/CP quy định về công tác an toàn bảo hộ lao động cụ thể về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp: a. Đưa nạn nhân đến bệnh viện điều trị theo chuyên khoa. b. Khám sức khoẻ định kỳ theo quy định. c. Lập hồ sức khoẻ riêng biệt. d. Cả ba ý trên. 27. Điện áp lưới điện càng cao, khi tiếp xúc với nguồn điện dòng điện giật qua người càng lớn mức độ nguy hiểm của người lao động cao a. Đúng b. Sai 28. Mục đích bảo vệ nối dây trung tính là: a. Bảo vệ chống sét b. Bảo vệ Làm việc c. Bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi có chạm đất 29. Điện trở của người phụ thuộc lớp da ngoài cùng do a. Lớp sừng trên da quyết định trị số điện trở b. Sức khoẻ của người c. Lượng nước có trong cơ thể người 30. Nghị định của chính phủ 06/cp quy định về công tác an toàn bảo hộ lao động cụ thể về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động a. Phải tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao độngcó sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn, lập biên bản theo đúng quy định b. Khai báo, thống kê và báo cáo tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp. c. Cả hai ý trên II. BÀI TẬP: 4 điểm Trong mạng điện 1 pha có một dây nối đất, điện áp của mạng điện là U=380V, điện trở cách điện môi trường là r =16000 Ω, điện trở nối đất r 0 = 0,5 Ω, điện trở nền nhà là r n = 5 Ω. Tính điện áp và cường độ dòng điện chạy qua người khi có hiện tượng điện giật xảy ra. Biết điện trở của người là R ng =1000 Ω Phụ trách đơn vị Ngày tháng 01 năm 2008 Giảng viên ra đề Phạm Trung Nghiêm ĐÁP ÁN ĐỀ 3 I.LÝ THUYẾT:(6 điểm) Mỗi câu đúng được 0,2 điểm 1.c 6.b 11.a 16.c 21.b 26.d 2.b 7.d 12.c 17.a 22.a 27.b 3.d 8.b 13.c 18.d 23.a 28.c 4.b 9.d 14.d 19.b 24.d 29.a 5.a 10.d 15.d 20.c 25.c 30.c II. BÀI TẬP (04 điểm) * Khi chạm vào hai dây của mạng điện này: Khi đó: Dòng điện qua người đạt giá trị cực đại là: I ng = U/ R ng = 380/ 1000 = 0,38 A. Điện áp đặt vào người là điện áp của mạch điện U ng = U = 380V Kết luận: Dòng điện chạy qua người I ng = 0,38A = 38mA lớn hơn dòng điện cho phép qua người theo quy định về an toàn điện I cp < 10 mA. * Khi chạm vào 1 dây của mạng điện Vẽ đồ chạm đất: 0,25 đ Từ đồ chạm đất vẽ đồ đẳng trị để tính toán dòng điệnđiện áp qua người (0,5đ). Từ đồ đẳng trị: Tính điện trở của toàn mạch: Điện trở dây 1 song song với điện trở của người Ta có r ’ = r . (R ng + r n ) / (r + (R ng +r n )) = 16.000 .(1000 + 5) / (16.000 + 1000 + 5) = 945,6 Ω. Điện trở toàn mạch là: R = r ’ + r 0 = 945,6 +0,5 =.946,1 Ω. Dòng điện mạch chính là: I 0 = U/ R = 380/ 946,1 = 0,402A. Điện áp đặt vào người đứng trên nền nhà là: U n = I 0 . r 1 ’ = 0,402 . 946,1 = 380 V. Dòng điện qua người là: I ng = U n / (R ng +r n ) = 380 / (1000 +5 ) = 0,378 A = 37,8 mA Điện áp đặt vào người là : U ng = I ng R ng = 0,378 . 1000 = 378 V Kết luận: Dòng điện qua người là 37,8 mA lớn hơn dòng điện cho phép qua người là 10mA nên người lao động bị nguy hiểm dễ tử vong khi chạm vào một dây của mạng điện này. . KHOA: CÔNG NGHỆ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐỀ THI HẾT MÔN: AN TOÀN ĐIỆN Lớp K6.06.01 Thời gian: 60 phút làm bài ĐỀ SỐ 3: I. Lý thuyết. 4. Nhân tố quan trọng gây nguy hiểm cho người tai nạn khi bị điện giật là: a. Điện áp mạng điện b. Trị số của dòng điện c. Đường đi của dòng điện qua người

Ngày đăng: 17/12/2013, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w