GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÀ CÔNG TÁC DẤU TRANH PHÒNG, CHỔNG TỘI PHẠM THAM NHÚNG, CHÚC VỤ XẢY RA TRONG HOẠT DỘNG TU PHÁP LẠI VIẾT QUANG* *Tiến sĩ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởn[.]
Trang 1GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÀ CÔNG TÁC
DẤU TRANH PHÒNG, CHỔNG TỘI PHẠM THAM NHÚNG,
CHÚC VỤ XẢY RA TRONG HOẠT DỘNG TU PHÁP
LẠI VIẾT QUANG *
*Tiến sĩ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7) Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước yêu cầu mới của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế,
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đổi mới về tổ
chức và nâng cao chất lượng hoạt động để trở thành công cụ sắc bén
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mang tính đột
phá trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp, bảo vệ công lý, bảo đảm sự minh
bạch, liêm chính của hoạt động tư pháp, sự trong sạch của các cơ
quan bảo vệ pháp luật.
Từ khóa: Tội phạm tham nhũng, chức vụ; xâm phạm hoạt động tư pháp
Nhận bài: 31/3/2022; biên tập xong: 01/4/2022; duyệt bài: 02/4/2022.
Thực tiền những năm qua cho thấy, số vụ án tham nhũng,
chức vụ xảy ra trong hoạt động
tư pháp tuy không nhiều nhưng tính chất,
mức độ và hậu quả rất nghiêm trọng Đây
là các tội phạm xâm phạm đến sự đúng đắn
của hoạt động tư pháp, trực tiếp xâm hại
đến quyền con người, đẫn đến nguy cơ bỏ
lọt tội phạm và làm oan người vô tội, gây
ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo
vệ pháp luật, làm suy giảm lòng tin của
Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, ảnh
hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật
Mặc dù công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng cần nhìn nhận một thực tế là tỉ lệ khởi tố, điều tra và giải quyết loại án này còn chưa cao; việc thu thập chứng cứ trong một số vụ án chưa đảm bảo kịp thời, đầy đủ, việc định tội
Tạp chí
Số 08/2022 Vk IẾM sát 37
Trang 2CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỤC LƯỢNG ĐIẾU TRA CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÃN DÂN (18/4/1962 -18/4/2022) ■
danh còn chưa thông nhât và gặp nhiêu
khó khăn trong việc xác định người thực
hiện hành vi phạm tội; còn để một số vụ
án hình sự phải tạm đình chỉ điều tra, gia
hạn điều tra nhiều lần Thực trạng trên
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân từ một số cán bộ, Điều
tra viên còn thiếu kinh nghiệm trong thao
tác nghiệp vụ; năng lực, trình độ tổng hợp,
kỹ năng thu thập, đánh giá và sử dụng
chứng cứ chưa cao
Vì vậy, việc đánh giá những kết quả đạt
được, cũng như chỉ ra các hạn chế, thiếu sót,
xác định nguyên nhân để đề ra giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, đấu
tranh phòng, chống các tội phạm tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp là hết sức cần thiết, góp phần xây dựng
nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, nghiêm
minh trong tình hình mới
1 Công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong
hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1.1 Kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác đấu
tranh phòng, chống các tội phạm về tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp về cơ bản bảo đảm đúng pháp luật, góp
phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ tư pháp,
bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của tổ
chức và cá nhân; không có vụ án nào bị đình
chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc
Tòa án tuyên không phạm tội Tỉ lệ giải
quyết nguồn tin về tội phạm và vụ án hàng
năm đều đạt và tăng so với chỉ tiêu của
Quốc hội giao, tỉ lệ thu hồi tiền, tài sản do
phạm tội tham nhũng mà có đạt trên 50%
Giai đoạn từ năm 2016 đên năm 2021,
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao đã tiếp nhận, giải quyết tổng số 835 nguồn tin về tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ và đã giải quyết nguồn tin
về tội phạm đạt hơn 91 % trên tổng số nguồn tin về tội phạm đã tiếp nhận, thụ lý Trong đó: Năm 2016 khởi tố, thụ lý điều tra 28 vụ/29 bị can (chiếm 62,2%); năm 2017 là 33 vụ/31 bị can (chiếm 64,7%); năm 2018 là 38 vụ/47 bị can (chiếm 66,7%); năm 2019 là 34 vụ/48 bị can (chiếm 57,6%); năm 2020 là 29 vụ/31 bị can (chiếm 56,9%); năm 2021 là 26 vụ/32 bị can phạm tội tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp (chiếm hơn 52%)'; ban hành hàng trăm kiến nghị gửi các cơ quan hữu quan để kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm Các kiến nghị trên đều được các cơ quan nghiêm túc tiếp thu và
có biện pháp khắc phục
Với những nỗ lực của mình, hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao luôn bảo đảm đúng quy định của pháp luật Các tài liệu, chứng cứ thu thập được kiểm tra, xác minh đầy đủ Quá trình thu thập chứng
cứ không tồn tại định kiến, chủ quan, thiên lệch Mồi Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã linh hoạt, sáng tạo, kịp thời áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, cách thức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động điều tra các vụ án Cơ cấu
tổ chức, sắp xếp đội ngũ Điều tra viên, Cán
bộ điều tra bảo đảm chủ động, họp lý Do
đó, hoạt động chuyên môn được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, khoa học và
Tạp chí
KIẺM SÁT—7 Sô 08/2022
38
1 Theo số liệu của Cơ quan điều ưa VKSND tối cao.
Trang 3mang lại kết quả tích cực Đội ngũ Điều tra
viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao đã có sự trưởng thành
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng
để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu,
nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó, hoạt
động điều tra các vụ án tham nhũng, chức
vụ trong hoạt động tư pháp luôn nhận được
sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo VKSND
tối cao, lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSND
tối cao, cũng như sự quan tâm phối hợp của
các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành
Trong công tác phòng ngừa, Cơ quan điều
tra VKSND tối cao đã chú trọng tuyên
truyền, phổ biến pháp luật tới đội ngũ cán bộ
các cơ quan tư pháp và toàn thể nhân dân
Theo đó, thường xuyên đăng các tin, bài,
ảnh trên trang thông tin điện tử của đơn vị
và gửi đăng trên các website các cơ quan
báo chí của ngành phản ánh kết quả công
tác của đơn vị; cũng như phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật nói chung, pháp
luật về phòng, chống tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp nói riêng Những kết quả
đạt được trong thời gian qua đã khẳng định
được vị trí, vai trò của ngành Kiểm sát nhân
dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ phòng, chống tham nhũng trong hoạt
động tư pháp
1.2 Một so tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
công tác phát hiện, đấu tranh phòng, chống
các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra
trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều
fra VKSND tối cao còn một số tồn tại, hạn
chế Đó là:
Một số vụ án, vụ việc xảy ra nhưng chưa
áp dụng kịp thời, đầy đủ, triệt để các biện
pháp để thu thập chứng cứ Các biện pháp thu thập chứng cứ chưa đạt kết quả như mong muốn; công cụ, phương tiện để tiến hành hoạt động điều tra chưa được chuẩn bị
kỹ lưỡng, không dự liệu các vấn đề có thể phát sinh Cá biệt có trường hợp còn để lộ, lọt thông tin dẫn đến đối tượng biết và tẩu tán các tài sản, tài liệu, vật chứng của vụ án Một số vụ án còn để xảy ra vi phạm trong công tác thu giữ tài liệu, đồ vật, niêm phong vật chứng nên chưa bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ, tài liệu thu thập được Một số vụ việc không thu thập được thông tin, tài liệu quan trọng từ phía các cá nhân, cơ quan, tổ chức; chưa phát huy được tốt mối quan hệ và sự hồ trợ từ Viện kiểm sát
và các cơ quan hữu quan tại địa phương Hoạt động xác minh nguồn gốc tài sản chưa thu được kết quả tích cực, tiến độ giải quyết
vụ án kéo dài, còn tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung Ngoài ra, công tác phòng ngừa tội phạm chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút đông đảo Nhân dân vào hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; chưa chú ý làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm do cán bộ cơ quan tư pháp thực hiện; có lúc chưa quan tâm tới việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đặc biệt là các cơ quan quản lý cán bộ cơ quan tư pháp
Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về tố tụng
hình sự và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao còn có vướng mắc, bất cập, một số
Tạp chí I
sỏ 08/2022 VklÉM SÁT 1
39
Trang 4CHÀO MÍING KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỤC LƯƠNG ĐIẾU TRA CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÀN DÃN (18/4/1962 -18/4/2022) ■
quy định mới chậm được hướng dẫn thi
hành, dẫn đến thiếu thống nhất trong nhận
thức giữa các chủ thể tiến hành hoạt động
điều tra
Thứ hai, các tội phạm này chủ yếu xảy ra
ưong hoạt động của các cơ quan tư pháp
hoặc có liên quan đến hoạt động của các cơ
quan tư pháp, nên việc phát hiện, xử lý tội
phạm thường gắn liền với quá trình tiến
hành tố tụng của vụ án khác (hình sự, dân
sự, kinh tế, lao động ) hoặc thi hành án,
giam giữ, cải tạo dẫn đến việc điều ưa, xác
minh gặp nhiều khó khăn Quá trình thu
thập chứng cứ đòi hỏi Điều ưa viên, Cán bộ
điều tra phải có trình độ cao, kỹ năng điều
tra thuần thục, có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh
vực pháp luật Một số trường hợp có nhiều
đặc điểm giống với khiếu nại, tố cáo ưong tố
tụng hình sự hoặc với căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm nên đòi hỏi cần
có quá trình xác minh mới xác định đúng
thẩm quyền điều ưa
Bên cạnh đó, các vụ án này được phát
hiện nói chung thường chậm, ảnh hưởng
đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng
minh tội phạm Nhiều vụ án đồng phạm có
hành vi được che đậy kín đáo, các đổi tượng
tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau,
thông tin khép kín Tài sản do phạm tội mà
có được họp lý hóa, tài liệu bị tiêu hủy
Nhiều vụ án chỉ có lời khai người tham gia
tố tụng, bị can thường xuyên phản cung,
chối tội
Thứ ba, quá trình điều tra, các cơ quan
tư pháp đều có quan hệ phối hợp, chế ước
lẫn nhau, vì vậy, không ít trường hợp gây
trở ngại đến hoạt động điều tra, xừ lý vụ án
Việc thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ
công tác giám định, định giá tài sản cũng gặp nhiều bất cập như: Các cơ quan giám định, định giá tài sản từ chối giám định, kéo dài thời gian, không đủ cơ sở giám định ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, giải quyết vụ án
Thứ tư, các cơ chế đảm bảo hiệu quả hoạt
động điều ưa còn chưa thực sự đầy đủ, đồng
bộ Cụ thể: Trong cơ cấu tổ chức hiện tại của
Cơ quan điều ưa VKSND tối cao thì Văn phòng Cơ quan điều ưa, ngoài làm nhiệm vụ hướng dần, kiểm ưa và trực tiếp điều ưa một
số vụ án phức tạp do Thủ trưởng Cơ quan điều ưa phân công còn kiêm thực hiện cả công tác hậu cần, tài chính dẫn đến hoạt động của đơn vị này chưa thực sự hiệu quả
Cơ quan điều ưa VKSND tối cao chưa có
hệ thống “chân rết”, mạng lưới cơ sở ở địa bàn cung cấp thông tin, cộng tác viên để chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tội phạm; chưa có cơ chế đảm bảo về cung cấp thông tin về tội phạm ưong nội bộ ngành, chưa có cơ chế khuyến khích, động viên thiết thực để có thể thu được thông tin về tội phạm Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát không
có bộ phận lực lượng vũ ưang làm công tác
hồ ượ tư pháp, không có hệ thống nhà tạm giữ do mình quản lý, Phòng giám định kỳ thuật hình sự mới được thành lập và đang ưong quá trình kiện toàn, chưa đáp ứng ngay được nhiệm vụ
Thứ năm, đa số các Điều tra viên đều
trưởng thành từ ngành Kiểm sát, chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ điều tra Ngoài ra, việc thực hiện chế độ công tác, thang bảng lương, phụ cấp cũng như các chế độ đãi ngộ khác chưa đáp ứng được yêu cầu; kinh phí điều tra hiện vẫn áp dụng
Ị Tạp chí
40 KIỀM SÁT_7 Sô 08/2022
Trang 5theo chế độ kinh phí hành chính; các phòng
ở khu vực đều phải thuê, mượn trụ sở làm
việc; chưa có hệ thống kho vật chứng,
phòng hỏi cung
2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức
vụ trong hoạt động tư pháp thời gian tói
Một là, cơ quan có thẩm quyền cần sớm
ban hành hướng dẫn thi hành các quy định
của luật, nhất là Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (gọi tắt là
BLTTHS năm 2015), Chương XXIV Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017 về các tội phạm về tham nhũng, chức
vụ Cần có hướng dẫn cụ thể các quy định về
kê biên tài sản, giám định, định giá tài sản
hay quy định liên quan đến việc thu giữ
phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng
viễn thông; đồng thời, khẩn trương xây dựng
thông tư liên tịch giữa VKSND tối cao và
Bộ Quốc phòng trong c ông tác tạm giữ, tạm
giam để Cơ quan điều tra VKSND tối cao
chủ động thực hiện nhiệm vụ Cơ quan điều
tra VKSND tối cao và các cơ quan liên quan
cần tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời,
chặt chẽ, thống nhất các đạo luật về tư pháp;
tiếp tục chủ động nghiên cứu, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị hữu quan hướng dẫn, tập
huấn, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai
thực hiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến
công tác điều tra theo thẩm quyền; tăng
cường phối hợp, ký kết và ban hành quy
định phối họp công tác giữa Cơ quan điều
tra VKSND tối cao với đơn vị nghiệp vụ
thuộc VKSND tối cao trong việc phát hiện,
khởi tố, điều tra các vụ án
Hai là, cần đổi mới phương pháp thu
thập, quản lý thông tin về tội phạm; tập trung
xây dựng mạng lưới cơ sở cung cấp thông tin, cộng tác viên để chủ động theo dõi, nẳm bắt thông tin về tội phạm xảy ra trên toàn quốc; nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin về tội phạm trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân và có cơ chế khuyến khích, động viên bằng nhiều hình thức để có được thông tin về tội phạm từ các nguồn khác Bên cạnh
đó, cần chủ động trong việc huy động sức mạnh của Nhân dân và các cơ quan báo chí trong việc tố giác, phát hiện tội phạm Mặt khác, để khắc phục hạn chế do Cơ quan điều tra VKSND tối cao không có các đơn vị tại các địa phương, lực lượng còn tương đối mỏng, khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất thì cần tranh thủ sự phối hợp, hồ trợ của VKSND địa phương để đánh giá, định hướng và có biện pháp hữu hiệu để thu thập tài liệu, chứng cứ, xử lý các mối quan hệ phức tạp phát sinh trong quá trình giải quyết
vụ án2
2 Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, “Đổi mới tổ chức, hoạt động cùa Cơ quan điều tra VKSND tối cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới", Tạp chí
Kiểm sát số 8/2017.
Ba là, về nghiệp vụ, hoạt động thu thập
chứng cứ trong điều fra các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp phải luôn bảo đảm tính kịp thời, nhanh chóng, không để người phạm tội có thời gian lân trốn, tiêu hủy chứng cứ, tang vật, xóa dấu vết hoăc tiếp tục gây án; cần bảo đảm sự thận ti ụxig cần thiết khi tiến hành các hoạt động điều tra, tạo sự tin tưởng và mối quan hệ tốt với cơ quan chủ quản của người phạm tội Điều tra viên cần có thái độ khiêm tốn, đúng mực, tôn trọng, lắng nghe các ý kiến từ phía người bị buộc tội, phải tranh thủ
Tạp chí
Sô 08/2022 Vk IÉM sát 41