Luận văn : Chính sách tiền tệ và các phương thức vận hành các công cụ chính sách tiện tệ ở ngân hàng nhà nước việt nam hiện nay
Trang 1Lời mở đầu !
rong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước
ta đang diễn ra sôi động quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế theo cơ chế mới, trong đó một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng được coi là huyết mạch trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng.
T
Ở nước ta, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính và ngân hàng Ngân hàng Trung ương là cơ quan chủ chốt, thiết kế và vận hành các công cụ Chính sách tiền tệ phục vụ cho mục tiêu điều tiết vĩ mô trong từng thời kỳ Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước đã chỉ ra rằng, mỗi bước thăng trầm của nền kinh tế đều có nguyên nhân sâu xa gắn liền với Chính sách tiền tệ và hoạt động của Hệû thống ngân hàng.
Với nhận thức trên, bằng những kiến thức tiếp nhận trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu thêm một số tài liệu có liên quan, Em đã lựa chọn và đi sâu vào phân tích đề tài: “CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY ” làm đề án môn học năm 3 của mình Đề án gồm 2 phần chính :
PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
PHẦN 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Dù đã cố gắng nhiều trên cơ sở nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng
dẫn, ThS Trịnh Thị Trinh Song, do đề tài là một vấn
đề lớn, trình độ hiểu biết lại có hạn nên đề án cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định.
Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn để nội dung đề án được hoàn t- hiện hơn.
Trang 2
PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1 Khái niệm và vai trò của CSTT
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trongtổng thể hệ thống Chính sách Kinh tế của Nhà nước,
do Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thực hiện để thựchiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, nhằm đạttới những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định trongtừng thời kỳ nhất định
Theo nghĩa rộng: CSTT là Chính sách điều hành toànbộ khối lượng tiền trong nền kinh tế quốc dân nhằmtác động đến mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữvững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả củahàng hóa
Theo nghĩa thông thường: CSTT là Chính sách quan tâmđến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kỳtới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến vàchỉ số lạm phát nếu có
Theo điều 2 luật NHNNVN: “CSTT quốc gia là một bộphận của Chính sách Kinh tế - tài chính của Nhà nướcnhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảoddamr quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.Nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động củaNgân hàng, có chính sách để động viên các nguồn lựctrong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoàinước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thànhphần kinh tế, đảm bảo vai trò chủ đạo và chủ lực củacác tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệvà hoạt động ngân hàng, giữ vững định hướng Xã hộichủ nghiã, chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác và hộinhập quôïc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
Trang 3hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước.”
CSTT có một vai trò cực kỳ quan trọng, thể hiện ởviệc nó có nhiệm vụ tác động và nhiều hướng tạo rađầu tư, tiết kiệm và ổn định tiền tệ, giá cả Qua đógóp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bạicủa cả nền kinh tế Trên cơ sở 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô,một CSTT được đánh giá là hoàn hảo nếu:
Tốc độ lạm phát: 1% - 3%
Tăng trưởng kinh tế: 3% - 5%
Thất nghiệp khoản 4% tổng lao động
Số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm 2%
- 3% trên GDP
Trang 42 Hình thức và đối tượng quản lý
Chính sách tiền tệ có 2 hình thức thể hiện cơ bảnsau:
CSTT nới lỏng: cung tiền tệ trở nên dồi dào, thừathải nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất,tạo công ăn việc làm và chống suy thoái
CSTT thắc chặt: nền kinh tế trở nên đắt đỏ, khókhăn do lương cung tiền bị hạn chế nhằm hạn chế đầu
tư, kìm hãm sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tếvà chống lạm phát
Đối tượng quản lý của CSTT: chính là khối tiền.
Theo quan niệm tiền tệ của cơ chế thị trường thì tùytheo mục đích khác nhau mà phân chia tiền theo nhiềuphương thức, tiêu chuẩn khác nhau
Theo chức năng lưu thông, tiền được thể hiện ởkhối tiền mặt (M) do NHTW phát hành gồm: tiền mặttrong dân cư, trong các tổ chức kinh tế và phi kinh tếcùng với tiền mặt tồn quỹ tại quỹ tín dụng, kho bạc,quỹ điều hành nghiệp vụ, quỹ dự trữ của NHTW
Theo chức năng lưu thông và phương tiện thanhtoán, tiền được xác định là khối tiền M1 = M + nhữngkhoản tiền gởi không kỳ hạn bằng bản tệ
Theo chức năng lưu thông thanh toán và cất trữ thìtiền tệ thể hiện bằng khối tiền M2 = M1 + nhữngkhoản tiền gởi có kỳ hạn bằng bản tệ
Với tổng số tín dụng thì biểu hiện dưới khốitiền M3 = M2 + những công cụ tài chính khác
Dựa trên việc căn cứ vào mục tiêuđiều tiết trongchính sách kinh tế cũng như căn cứ vào khả năng điềutiết của NHTW, ở Việt Nam đã chọn khối tiền M2 là đốitượng quản lý của CSTT vì M2 ổn định hơn
II MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Có Trên tổng thể, mục tiêu của Chính sách tiền tệlà điều tiết Hay nói khác hơn, mục tiêu của NHTW có thểquy thành hai nhóm là: Mục tiêu tiền tệ và Mục tiêu kinhtế
1 Mục tiêu tiền tệ (mục tiêu trực tiếp )
Về phương diện tiền tệ, có 4 mục tiêu mà Chínhsách tiền tệ mong muốn đạt tới là: điều hòa khối tiềntệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền, bảo vệ
Trang 5giá trị quốc nội của đồng tiền và ổn định giá trị quốcngoại của đồng tiền.
Trang 61.1 Điều hòa khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế xã hội :
-Đó là nhằm duy trì mối tương quan Tiền - Hàng
được ổn định bằng cách điều hòa khối lượng tiềntệ Cơ chế điều hòa dưới hai nội dung chính là Mức độvà Cách luân chuyển Có một nguyên tắc tổng quát lànếu mỗi năm nền kinh tế đều tăng trưởng thì phải tăngkhối lượng tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.Điều hòa khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điềuchỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thốngNgân hàng hai cấp Một khả năng kỳ bí của hệ thốngNgân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cungtiền để ổn định tiền tệ Do việc phân chia hệ thốngNgân hàng thành hai cấp nên có việc phân chia hai loạitiền : tiền Ngân hàng trung ương và tiền Ngân hàng Tiềntrung ương là tiền do NHTW độc quyền phát hành TiềnNgân hàng (tiền tín dụng) là tiền do các NHTM tạo rathông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặt biệtlà tiền trên các tài khoản thanh toán séc Nó được tạo ranhư là một sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữNgân hàng thông qua hệ số tạo tiền Để điều hòa khốilượng tiền tệ NHTW sử dụng các công cụ trực tiếpvà gián tiếp :
Những phương tiện trực tiếp có ảnh hưởng thẳngđối với khối lượng tiền lưu hành Những phương tiệntrực tiếp bao gồm : Kiểm soát các NHTM, sự bất độnghóa vàng nhập khẩu, hạn chế nhập nội các ngoạitệ
Với những phương tiện gián tiếp có ảnh hưởngkhông chắc chắn, ảnh hưởng có xãy ra hay không là tùy
ở phản ứng của các đối tượng, bao gồm : Tăng haygiãm lãi suất chiết khấu, Chính sách thị trường mở Những phương tiện gián tiếp chủ yếu thực hiện thôngqua cơ chế thị trường, mà công cụ chủ yếu trong cơ chếthị trường là lãi suất
Như vậy, thông qua cung ứng tiền trung ương và cácphương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp, NHTW hoàn toànlàm chủ khả năng điều hòa khối lượng tiền tệ cungứng cho nền kinh tế và đó là lẽ sống còn của NHTW
1.2 Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền :
Việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần có nhượcđiểm là không lưu ý tới tốc độ lưu hành tiền tệ Sự
Trang 7ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật giá không phải chỉ cókhối tiền (M) mà còn cả tốc độ lưu hành tiền tệ (V)nửa Hay nói cách khác, kiểm soát tổng số thanh toánbằng tiền chính là kiểm soát độ lớn của tiền tệ mà cótính tới tốc độ lưu thông của tiền (V) để từ đó xác địnhmức cung tiền phù hợp.
Nhưng việc kiẻm soát M.V là rất khó bởi vì tùythuộc vào cách hành động của các chủ thể kinh tế riêngbiệt trong sử dụng tiền tệ Nó tùy thuộc vào niềm tincủa những người này đối với giá trị tiền tệ, sự tiênliệu của họ về thời cơ kinh tế, những cơ hội làm ăn sinhlời, khuynh hướng tiêu xài của dân chúng, lòng tin vàochính sách kinh tế của Nhà nước Ngoài ra nó còn phụthuộc vào khả năng thanh toán của ngân hàng, trình độkỷ thuật công nghệ ngân hàng, mức độ tin tưởng củadân chúng đối với ngân hàng
Ơí ínhững nước công nghiệp phát triển, các tiện íchngân hàng được sử dụng rộng rãi, các chủ thể kinh tếquen dùng séc trong thanh toán vì vậy NHTW kiểm soátsố chi trả của toàn xã hội qua hệ thống ngân hàngbằng cách tính tổng giá trị séc đưa đi giao hoán tạiNHTW và theo dõi biến chuyển của nó Còn ở nước ta,việc dùng séc và các phương tiện thanh toán khác quangân hàng còn ít thông dụng, dùng tiền mặt để chi trảlà phổ biến cho nên có một khối tiền mặt rất lớn lưuthông bên ngoài hệ thống ngân hàng, vượt qua tầmkiểm soát của NHTW Đó là đầu mối gây bất ổn chonền kinh tế một các đột biến Đó cũng là lý do cần thuhút lượng tiền trong tay dân cư vào hệ thống ngân hàngdưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn và dùng séc đểthanh toán, một yếu tố cần thiết để cho việc thực thiChính sách tiền tệ được hữu hiệu
1.3 Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền :
Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua của nóđối với hàng hóa và dịch vụ trong nước Sức mua củađồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá Khi mứcvật giá chung gia tăng, sức mua của đồng tiền giảm vàngược lại Do đó, bảo vệ giá trị quốc nội của đồngtiền cũng chính là bảo vệ sức mua của đồng tiền quốcnội Muốn vậy, Chính sách tiền tệ phải bảo đảm đượcmức giá chung ổn định, nghĩa là phải kiểm soát lạmphát ở một tỷ lệ vừa phải
Trang 8Sự ốn định của vật giá là điều cần thiết để mọingười được an tâm, tin tưởng trong việc tính toán côngviệc đầu tư, vì đầu tư là cuộc tính toán lâu dài Vậy,cần có sự ổn định lâu dài mới khuyến khích sức đầutư.
Trong trường hợp không duy trì được sự ổn định,một mức vật giá gia tăng hằng năm ở mức 2 hay 3% làmức gia tăng thuận lợi cho sự phát triển mà Chính sáchtiền tệ có thể chấp nhận được Lẽ tất nhiên, mộtChính sách tiền tệ có thể tác động tới sự gia tăng năngsuất trong hoạt động sản xuất của các chủ thể kinh tếvẩn là điều mong mỏi
1.4 Đảm bảo giá trị quốc ngoại của đồng tiền :
Giá trị quốc ngoại của đồng tiền thể hiện thôngqua tỷ giá hối đoái Sự biến động của tỷ giả hối đoáicó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế trongnước tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tiềntệ Trái lại, mọi biến chuyển về tiền tệ cũng tácđộng tới mối tương quan giữa tiền tệ trong nước vàtiền tệ nước ngoài Chính vì vậy, Chính sách tiền tệphải chú trọng đến việc bảo đảm và ổn định giá trịquốc ngoại của đồng tiền trong nước
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của khốidự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái,tình hình giá cả trong nước do đó, một Chính sách tiềntệ nhằm ổn định kinh tế trong nước cần phải đi đôi vớinhững biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái Cónhiều biện pháp như kiểm soát lạm phát, tăng cung tiềnđể tăng trưởng kinh tế, xác định lĩnh vực đầu tư ưutiên
2 Mục tiêu kinh tế (mục tiêu gián tiếp)
Chính sách tiền tệ còn nhằm đến một mục đích xahơn, đó là mục tiêu kinh tế, Mục tiêu kinh tế gồm có haiđiểm chính sau đây :
Tăng trưởng kinh tê,ú trong đó có mục tiêu đạt đếnmức nhân dụng cao
Giảm thiểu những thăng trầm trong chu chuyển kinhtế
2.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về vai tròcủa tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế Tuy có nhièu ýkiến khác nhau về chi tiết nhưng vẫn xác định được
Trang 9quan điểm chung về tác động của lãi suất và số cầutổng hợp của khối tiền tệ trên mức tăng trưởng đó.Tác động đó thông qua hai ngõ :
Khi khối tiền tệ M tăng, nói chung có tác dụng làmgiảm lãi suất, khuyến khích đầu tư, làm cho tổng sảnphẩm xã hội cũng tăng Nếu tỷ lệ gia tăng của tổng sảnphẩm xã hội lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăngtrưởng kinh tế
Mặt khác, sự gia tăng khối tiền tệ đưa đến tácdụng làm tăng số cầu tổng hợp : các thành phần dân
cư có tiền nhiều hơn sẽ tiêu thụ nhiều hơn và mãi lựctrên thị trường tăng giúp giải quyết hàng tồn đọng, làmcho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, hàng hóa lưuthông phân phối với nhịp điệu rộn rịp hơn Đến một lúcnào đó doanh nghiệp cũng phải gia tăng thêm việc muasắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng Cả hai sức cầu vềsản phẩm tiêu dùng và về sản phẩm đầu tư đều tăng,từ đó tổng sản phẩm xã hội cũng tăng Nếu mức giatăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng trưởngkinh tế
Trong cả hai trường hợp đều có sự gia tăng nhândụng, vì nhân công, tư bản, kỷ thuật công nghệ là bayếu tố quan trọng quyết định số lượng sản xuất,trong đó yếu tố nhân công được tăng lên trước khi xínghiệp gia tăng sản xuất Đối với xí nghiệp quản lý cóhiệu quả, việc tuyển dụng thêm nhân công chỉ xãy ra khisố nhân lực hiện hữu được tận dụng
Như vậy, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinhtế, ngoài việc gia tăng khối tiền tệ trong Chính sáchtiền tệ cần có những biện pháp đẩy mạnh đầu tưsản xuất để thâm dụng nhân công
2.2 Giảm thiểu những thăng trầm trong chu chuyển kinh tế
Với những tác động của các công cụ Chính sách tiềntệ có thể rút ngắn chu kỳ và thay đổi những nhượcđiểm của chu kỳ kinh tế Sự tăng trưởng kinh tế bấtcứ nước nào cũng không thể kéo dài mãi Lý do cơ bảnlà số cầu dù tiếp tục gia tăng nhưng số cung không thểđáp ứng mãi được Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố,đáng kể trước tiên là nhân công Khi nền kinh tế tăngtrưởng liên tục đến một lúc nào đó nhân công khanhiếm, hạn chế mức gia tăng sản xuất Đó là chưa kểnguyên liệu cũng có thể khan hiếm Sự khan hiếm của
Trang 10yếu tố nhân công, nhiên liệu làm tăng phí tổn sản xuất,nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường
Vào thời điểm này, nếu khối lượng tiền tệ tiếptục gia tăng mà không thể kiềm chế, số cầu tăngmạnh, hậu quả tất yếu làm tăng vật giá, tình trạnglạm phát ngày càng trầm trọng hơn Tình hình đó buộcphải giảm bớt khối tiền tệ, từ đó làm giảm số cầu,làm giảm khuynh hướng tiêu thụ của dân cư Hoạt độngkinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ Trước tình hình đó,các nhà sản xuất hàng hóa bán chậm lại, tích lũy hàngtồn kho nhiều, giảm lương, thậm chí sa thải công nhân,dẩn đến thất nghiệp tình trạng suy thoái kinh tế lanrộng
Để chặn đứng suy thoái, NHTW sẽ phải thi hành chínhsách bành trướng khối tiền tệ, khuyến khích các ngânhàng cho vay để nâng số cầu lên, nhu cầu đầu tư tăng những sự kiện đó đưa nền kinh tế từ giai đoạn suythoái sang giai đoạn phục hưng để từ đó có thể chuyểnsang giai đoạn tăng trưởng mạnh
III PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CSTT
Để kiến thiết Chính sách tiền tệ, NHTW phải vậndụng những công cụ đặt biệt của nó, người ta gọi đólà “công cụ của Chính sách tiền tệ” Công cụ là nhữngphương tiện cụ thể của hoạt động Phần lớn các côngcụ hoạt động đều có thể được sử dụng hoặc vìmục đích điều hòa toàn bộ các luồng tiền tệ, hoạtđộng tiền tệ và giá cả hoặc để điều hành một sốchính sách chung Một công cụ Chính sách tiền tệ đượcxem là hữu ích nếu công cụ đó có tính linh hoạt vàmang lại hiệu quả, tức là công cụ này có thể thay đổikhi cần thiết, thường xuyên hay không thường xuyên vớimức tăng giảm khối tiền lớn hay nhỏ tùy thuộc vàomục tiêu của NHTW đã đề ra
Phương thức vận hành các công cụ Chính sách tiềntệ của NHTW thường được thực hiện để điều hànhcác NHTG và thị trường tiền tệ, thứ hai là nhằm xử lýmối quan hệ đối với khu vực tài chính tiền tệ đốingoại
1 Vận dụng đối với các NHTG và thị trường tiền tệ
Có tất cả 7 công cụ mà NHTW có thể vận dụng, đólà : Dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường tiền
Trang 11tệ mở, kiểm soát tín dụng chọn lọc, lãi suất tiền gởi,kiểm soát tín dụng tài trợ Thị trường Chứng khoán vàkiểm soát tín dụng tiêu dùng Chúng ta sẽ lần lượt đisâu phân tích từng công cụ một.
1.1 Thay đổi dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng trung gian
NHTW được giao quyền bắt buộc các NHTG phải ký
gởi tại NHTW một phần của tổng số tiền gởi mà họnhận được từ dân cư và các thành phần kinh tế thaomột tỷ lệ nhất định Phần ký gởi bắt buộc đó gọi làdự trữ bắt buộc NHTW ấn định một tỷ lệ bao nhiêutùy theo tình hình, mục đích là để giới hạn khả năng chovay của NHTM, tránh trường hợp ngân hàng này ham kiếmlợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể gây hạitới quyền lợi của người ký gởi tiền ở ngân hàng Ngoài
ra, nó còn là phương tiện để NHTW có thêm quyền lựcđiều khiển hệ thống ngân hàng, tạo nên mối quan hệlệ thuộc của NHTM đối với NHTW Khả năng cho vay củaNHTM bị hạn chế buộc họ phải đi vay lại ở NHTW NHTWlà người cho vay sau cùng của mọi ngân hàng và là cứutinh của họ trong những trường hợp khẩn cấp như tìnhtrạng đồng loạt rút tiền gởi của công chúng
Về nguyên tắc, khi ấn định một mức dự trữ bắtbuộc ở mức thấp, NHTW muốn khuyến khích các NHTGmở rộng mức cho vay của họ, tức muốn bành trướngkhối tiền tệ Ngược lại, khi nâng cao tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, NHTW muốn giới hạn khả năng cho vay của cácNHTG, báo hiệu một Chính sách tiền tệ thắc chặt; từđó ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của các ngânhàng, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và luôn đượcquan tâm của NHTW
Chính vì vậy một sự gia tăng DTBB đòi hỏi phảinguyên cứu trước sức chịu đựng của NHTG đối với mứcdự trữ mới sẽ ban hành Có thể vận dụng mức DTBBcho loại tiền gửi không kỳ hạn và một mức dự trữthấp hơn cho loại tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳhạn hoặc một tỷ lệ DTBB thấp hơn cho ngân hàng hoạtđộng ở khu vực nông thôn
Nhìn chung, DTBB là công cụ mang tính chất hànhchính của NHTW nhằm điều tiết mức cung tiền củaNHTM cho nền kinh tế thông qua hệ số nhân tiền tệ.Mức dự trữ do luật pháp quy định theo đó NHTM phảigởi tiền vào một tài khoản không lãi ở NHTW Dự trữ
Trang 12bắt buộc là biện pháp kiểm soát cung ứng tiền tệchứ không phải là cách để cho tiền ổn định Nó có ýnghĩa to lớn để điều hòa cung cầu trên thị trường tiềntệ, thực hiện yêu cầu của Chính sách tiền tệ.
1.2 Thay đổi điều kiện và lãi suất chiết khấu
Tái chiết khấu là phương thức để NHTW đưa tiềnvào lưu thông, thực hiện vai trò là người cho vay cuốicùng Thông qua việc tái chiết khấu, NHTW đã tạo cơ sởđầu tiên thúc đẩy hệ thống NHTM thực hiện vai tròtạo tiền đồng thời khai thông thanh toán
Đối với NHTM, lẽ sống của họ là nhận tiền gởi củamọi giới và cho vay phần lớn tiền gởi đó để thu lãi Tuynhiên, không phải lúc nào hoạt động ngân hàng cũng diển
ra thuận lợi Có những lúc người gởi tiền đến rút tiềnquá nhiều (theo chu kỳ kinh tế ), ngân hàng dể rơi vàotình trạnh thiếu khả năng chi trả Chính vào những lúc
“ngàn cân treo sợi tóc” đó, NHTM tìm đến sự giúp đởcủa NHTW, người cho vay cuối cùng có khả năng vô biên,không bao giờ bị phá sản
NHTW cấp tín dụng cho các NHTG qua nhiều hìnhthức Hình thức thông dụng và cổ điển là chiết khấucác thương phiếu của NHTG hoặc tái chiết khấu nếuNHTG đã chiết khấu trước đó Khi nhận chiết khấu haytái chiết khấu, NHTW làm tăng khối tiền tệ Đó là hìnhthức tạo tiền được các nhà kinh tế xem là lành mạnh
vì nó có khả năng tự thanh toán Với việc nâng caohoặc giảm mức lãi suất chiết khấu NHTW có thểkhuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụngcủa NHTM đối với nền kinh tê,ú đồng thời qua đó cũnggiảm hoặc tăng mức cung ứng tiền tệ
Chính sách chiết khấu còn là công cụ định hướngtín dụng Nếu muốn kích thích xuất khẩu, NHTW sẽ chotái chiết khấu trước hết các thương phiếu xuất khẩuhoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thươngphiếu đó Ngoài ra, NHTW còn thực hiện chiết khấutrong những trường hợp: giúp NHTG điều chỉnh dự trữbắt buộc bị thiếu hụt, giúp NHTG thực hiện tín dụngtheo mùa, các NHTG nào thiếu hụt thanh khoản (vì nhữngnghiệp vụ cho vay tương đối dài hạn) để khuyến khíchphát triển
1.3 Chính sách thị trường mở (Open Market Operations)
Trang 13Chính sách thị trường mở (OMO) là việc NHTW muabán giấy tờ có giá với mục đích tác động tới thị trườngtiền tệ, điều hòa về cung và cầu về giấy tờ có giá,gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tạiNHTW, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụngcủa các ngân hàng này.
Thị trường mở là một trong những cửa ngõ đểNHTW phát hành tiền vào guồng máy kinh tế hoặc rútbớt khối tiền lưu thông trong đó, bằng cách mua hay bánnhững trái phiếu, bằng những nghiệp vụ gọi là
“nghiệp vụ thị trường mở” (open market operations) Nếunhư chính sách chiết khấu có tác động tổng hợp và cónhững hạn chế tạm thời thì Chính sách thị trường mởlà công cụ tác động nhanh và linh hoạt Khi mua bángiấy tờ có giá với việc quy định mức giá có lợi, NHTWmuốn tác động tới nguồn vốn của các NHTM ở NHTW và
do đó tác động tới mức cho vay của các NHTM đối vớinền kinh tế và dân cư
Trên thị trường mở, NHTW chủ yếu mua bán tráiphiếu của Chính phủ Bằng cách này, NHTW tăng khốidự trữ của NHTG, vì ngân hàng này cần dự trữ nênđem bán trái phiếu hoặc bán trái phiếu với lãi suấtthấp để cho vay sinh lợi nhiều hơn Khi dự trữ của ngânhàng thặng dư, thí dụ tăng thêm 1, NHTW có thể mởrộng khả năng cho vay gấp 4 hoặc 5 lần tùy theo mứcDTBB, vì phần dự trữ tăng thêm có tác dụng như phầntiền gởi ở ngân hàng này Thêm vào đó, còn có tác dụngcủa việc NHTW mua trái phiếu của Chính phủ với giá caohơn, lãi suất hạ xuống kích thích giới doanh nghiệp đivay, tức là tăng thêm của khối tiền tệ
Ngược lại khi muốn giảm bắt khối tiền tệ NHTWbán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở cho bất cứ
ai muốn mua, ngân hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân Hậuquả là dự trữ của NHTG tại NHTW giảm xuống, khảnăng cho vay của NHTG bị thu hẹp, nhất là khi tiền muatrái phiếu chính phủ do cá nhân hay doanh nghiệp mua vàtrả bằng chi phiếu tiền gửi không kỳ hạn giảm, làmgiảm thiểu khối tiền tệ
Như vậy, Sự phát triển của thị trường tài chính nóichung và của hệ thống ngân hàng nói riêng đã tạo điềukiện cho NHTW các nước có thể điều hành chính sáchtiền tệ của mình một cách linh hoạt và chủ động hơn,đáp ứng sự vận động ngày càng nhanh chóng củaluồng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế Với Thị trường
Trang 14mở, NHTG có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiếtvới những thủ tục nhanh gọn Cho nên hoạt động củathị trường mở ngày càng quan trọng hơn, làm giảm bớthoạt động tái chiết khấu Qua thị trờng này, NHTW cóthể tác động đến việc tăng giảm khối tiền tệ mộtcách trực tiếp đối với ngân hàng.
1.4 Kiểm soát tín dụng có chọn lọc (Selective Credit Controls)
Ba công cụ vận dụng để thực thi Chính sách tiềntệ kể trên có tác dụng tổng quát là kiểm soát khốilượng cho vay của ngân hàng, mức lãi suất và khối tiềntệ nói chung Nhưng NHTG còn thoải mái ở chổ là muốncho ai vay tùy sự xét đoán của mình Điều đó có nghĩa là
ba công cụ nêu trên chưa ảnh hưởng đến cơ cấu tíndụng mà NHTG cấp cho khách hàng Nếu không áp dụngchính sách kiểm soát tín dụng “chọn lọc”, NHTG sẽ chỉhướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, cho xínghiệp nước ngoài vay hoặc cho vay để mua bán chứngkhoán, ít chú trọng đến những ngành hoạt động có lợiích xã hội nhiều hơn như xây dựng nhà cửa, doanhnghiệp nhỏ
Một chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giớihạn mức tín dụng tối đa cấp cho những ngành mà Nhànước không ưu tiên phát triển nữa, ngược lại ưu đãinhững ngành hoạt động nào được xem như ưu tiên,cần yểm trợ tín dụng mạnh hơn Ví dụ như xây cấtnhà, doanh nghiệp nhỏ, hay có sự phân biệt để ưu tiênphát triển những vùng lãnh thổ đặc biệt so với nhữngngành khác Việc yểm trợ tín dụng ưu đãi với một lãisuất ưu đãi là một đòn bẩy giúp thực hiện chính sáchkinh tế của Nhà nước
Chính sách này muốn đạt mục tiêu của nó cần nângcao chất lượng kiểm soát và thanh tra NHTG, chấtlượng đó tùy thuộc trình độ nghiệp vụ chuyên môn củađội ngũ cán bộ và đạo đức liêm khiết của họ
1.5 Thực hiện chính sách lãi suất
Lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trongtay NHNN để hạch định và điều hành chính sách tiềntệ Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm trong nềnkinh tế, nó tác động đến mọi khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh, tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm và đầutư Kinh nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của cơ chếđiều hành lãi suất đối với mục tiêu ổn dịnh và phát
Trang 15triển thị trường tài chính tiền tệ, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Chính sách lãi suất có thể bao gồm tiền vay và tiềngởi ngân hàng Thông thường, chính sách lãi suất tiền gởivà tiền vay biến động cùng chiều, nghĩa là cả hai mứclãi suất đó đều tăng lên hay giảm xuống: khi tăng lãi suấttiền gởi lên, lãi suất cho vay cũng được nâng lên vàngược lại tùy theo chính sách của NHTW
Các chính sách lãi suất mà ngân hàng các nước cũngnhư Việt Nam đã từng áp dụng là: chính sách lãi suấttrần, lãi suất sàn, chính sách chênh lệch lãi suất, chínhsách lãi suất cơ bản, lãi suất thỏa thuận, tự do hóa lãisuất Các mức và cơ cấu lãi suất cần hướng đến cácmục tiêu sau :
Khuyến khích tích lũy và sự trung gian tài chính
Hướng các nguồn tài chính vào hoạt động có tỷsuất lợi nhuận cao nhất
Điều chỉnh cơ cấu thời hạn của các luồng tàichính, có nghĩa là phân định vốn ngắn hạn và vốn dàihạn
Cho phép các tổ chức tài chính có sự chênh lệchlãi suất thích hợp để bù đắp chi phí hoạt động và cólãi
Dựa vào chính sách lãi suất mà các NHTG tùy thuộcvào từng thời kỳ và mục tiêu của Chính sách tiền tệmà NHTW đề ra các chính sách lãi suất phù hợp nhằmđiều tiết hoạt động tín dụng của NHTG, từ đó sẽ tácđộng đến mức tổng mức cung tiền trong lưu thông
1.6 Ấn định một biên vực bắt buộc trong cho vay
Aïp dụng đối với việc kinh doanh trên thị trườngchứng khoán Trong kinh doanh chứng khoán, người đầu
tư thường sử dụng vốn tín dụng do ngân hàng cungcấp Nhà nước hay NHTW quy định một giới hạn tiềnmặt phải trả trong kinh doanh chứng khoán gọi là biênvực Khi biên vực mở rộng thì hoạt động tín dụng sẽ
bị thu hẹp và ngược lại
Ơ ínhững nước công nghiệp phát triển, thị trườngchứng khoán hoạt động rất rộn rịp, các NHTM thườngtài trợ các nghiệp vụ mua cổ phiếu và trái phiếu theothể thức thiếu chịu: trong đó người mua chi trả tiền ngaymột phần trị giá mua, số còn lại thì nợ người trunggian giá khoán Người này giữ chứng khoán làm vật thế
Trang 16chấp và dùng nó vay lại ở NHTM, số tiền trả ngay gọilà “biên vực”
Ơ ínhững nước còn đang phát triển hoặc chưa có thịtrường chứng khoán, người ta có thể áp dụng thể thứcnày hơi khác bằng cách ấn định tỷ lệ cho vay áp dụngcho sản xuất, kinh doanh cao hay thấp tùy theo tình hình.Nếu muốn bành trướng khối tiền tệ, tỷ lệ cho vay trênvốn lưu động hay trên trịo giá lô hàng thế chấp cao.Ngược lại khi muốn hạn chế tín dụng NHTM NHTW ấnđịnh tỷ lệ cho vay thật thấp, làm như vậy là để buộccác đơn vị phải tung hàng tồn kho ra bán, không giữ hànglại để chờ giá lên Và như vậy nghiệp vụ này giốngchính sách kiểm soát tín dụng có chọn lọc áp dụng chotừng ngành hoạt động
1.7 Kiểm soát tín dụng tiêu dùng
Ơ ícác nước công nghiệp phát triển, thường người tahay khuyến khích tiêu dùng bằng nhiều cách, chẳng hạnnhư bán trả góp Nhưng trong nhiều trường hợp nhất làtrong tình trạng chiến tranh, NHTW có quyền quy địnhmức trả tiền ngay cao hay thấp đối với những nghiệpvụ bán hàng tiêu dùng trả góp hay mua nhà trả góp, đểhạn chế hay khuyến khiïch các nghiệp vụ này NHTWcũng có thể rút ngắn thời hạn thiếu chịu bằng cáchtăng thêm tiền trả góp hằng tháng
Ơ ínước ta, thể thức mua bán này ít thông dụngnhưng cũng đề cập tới, khi nền sản suất đến giai đoạnsản xuất nhiều thì thể thức bán hàng trả góp rất phổbiến và NHTW sẽ thấy lúc nào cần áp dụng sự canthiệp của mình
Các công cụ để thực thi Chính sách tiền tệ trên đâychỉ liên quan đến hai đầu mối quan hệ của NHTW vớiNHTG và với thị trường tiền tệ
2 Vận dụng đối với khu vực tài chính tiền tệ đốingoại
Ngân Hàng Trung ương thường được giao phó nhiệmvụ giao dịch với khu vực tài chính tiền tệ nước ngoài,tức là với NHTW khác, các cơ quan tài chính tiền tệ, tíndụng quốc tế và thực hiện quản lý ngoại hối, thựchiện những nghiệp vụ liên quan tới cán cân thanh toánquốc tế, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trongnước, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc
Trang 17tế nhằm bảo vệ giá trị quốc ngoại của đồng tiền tệquốc gia Các chính sách đưa ra bao gồm:
2.1 Dự trữ ngoại hối
Được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theomục tiêu của Chính sách tiền tệ Mỗi nước đều cókhối dự trử ngoại hối, lớn hay nhỏ tùy theo khả năngcủa nền kinh tế nước đó có thể tạo lập được nhiềuhay ít Nó là kết quả của tổng số thu và chi ngoại tệ(kể cả vàng) của một nước trong một thời hạn nhấtđịnh, thường là một năm Dự trữ ngoại hối tăng khi thulớn hơn chi bất kể thu chi ngoại hối vì lý do gì Điều đócó được khi ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối.Ngân hàng trung ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăngthêm; ngược lại khi bán ngoại hối khối tiền tệ giảm,nếu những yếu tố khác không thay đổi.Nói chung, dựtrữ ngoại hối được thành lập là do :
Do tích lũy của NHTW, nguồn quỹ dự trữ của Ngânsách Nhà nước
Phần trăm tỷ lệ ngoại tệ của các đơn vị, tổ chứccó thu nhập ngoại tệ phải bán lại cho Ngân hàng trungương
Sự biến chuyển trong Dự trữ ngoại hối tùy thuộcvào hai yếu tố chính là Thị trường hối đoái và Chínhsách hối đoái mà ta sẽ xem xét tiếp sau đây :
2.2 Thiết lập và điều tiết hoạt động của thị trường ngoại hối
Thị trường hối đoái là nơi mua bán ngoại tệ Thịtrường hối đoái tạo điều kiện môi trường để việc muabán giao dịch trao dịch trao ngoại hối diển ra một cáchthuận lợi dể dàng Trong một nước mà thị trường hốiđoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối đoái không tổchức sẽ bành trướng mạnh mẽ, khiến cho NHTW chẳngnhững không tích lũy được dự trữ ngoại hối, mà cũngkhông chủ động được nguồn cung ứng tiền tệ cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh Các đơn vị này khi có nhucầu ngoại tệ lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị thịtrường không tổ chức bằng lượng tiền đồng trongnước mà hậu quả cuối cùng là số lượng tiền nội địalớn luân chuyển ngoài hệ thống Ngân hàng: một yếu tốlàm tăng áp lực vay tiền Ngân hàng để bổ sung nguồnvốn lưu động và NHTM lại thiếu tiền Từ đó áp lựctrên nhu cầu phát hành tiền sẽ gia tăng
Trang 18Thị trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay khôngcòn tùy thuộc vào chính sách hối đói (đáp ứng chínhsách kinh tế mở cửa tới mức độ nào )
2.3 Chính cách ngoại hối
Tập hợp tất cả những quy chế, chính sách, điềukiện, yêu cầu về quản lý ngoại hối Trên cơ sở đó màđảm bảo cho mọi công cụ liên quan đến ngoại hối hoạtđộng có hiệu quả
Đối với Việt Nam, nguyên tắc là áp dụng chính sáchngoại hối có quản lý chặt Theo đó, tất cả các tổchức, các cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngânhàng được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thìmua ngoại tệ tại ngân hàng Các tổ chức thì có thểmua ngoại tệ tại thị trường hối đoái trong nước
Nhưng trong thực tế, các tổ chức cá nhân lại cóthể mua bán ngoại tệ trôi nổi ngoài những nơi chỉ địnhtrên, mặc dầu bị cấm đoán Chính vì vậy một lượnglớn ngoại tệ đang lưu hành bên ngoài hệ thống ngânhàng
Lại nữa, chúng ta đang tổ chức thị trường mua bánngoại tệ với tỷ giá dựa trên cơ sở cung cầu thị trường,đồng thời vẫn duy trì một cơ chế tiền gởi bằng ngoạitệ trong hệ thống ngân hàng để rồi nhận lấy hếtnhững rủi ro không đáng có Có một nghịch lý là: Trongkhi chúng ta đang khuyến khích thu hút ngoại tệ vàotrong nước để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng với cơchế và cách làm của ta, chúng ta phải đem ngoại tệ ragởi ở nước ngoài, vô tình đã làm lợi cho những nước cóngoại tệ đó !
Tóm lại, một chính sách ngoại hối độc quyền, quácứng nhắc sẽ không tránh khỏi những căng thẳng nhưtrên Đó là điểm cần lưu ý khi thiết lập một thị trườnghối đoái có tổ chức với những quy định sao cho uyểnchuyển thích hợp với tình hình thực tế trong nước màkhông cản trở sản xuất kinh doanh
2.4 Tỷ giá hối đoái (hối suất)
Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoạitệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến cáchoạt động sản suất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩutrong nước Việc hình thành tỷ giá hối đoái phải theo cơchế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong
Trang 19một giai đoạn nhất định tùy theo điều kiện, đặc điểmcủa từng thời kỳ.
Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức đồng bản tệ cógiá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyếnkhích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàngxuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức làgây trở ngại cho ngành sản xuất trong nước hướng vềxuất khẩu, bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từnước ngoài vào trong nước, khối lượng dự trữ ngoạihối sẽ bị xói mòn Ngược lại, một tỷ giá hối đoái caosẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khíchxuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, hàngxuất khẩu rẻ hơn, dể cạnh tranh trên thịo trường quốctế, dể tìm được thị trường hơn Do đó, những ngànhsản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thể hàngnhập khẩu gặp trở ngại trong khi ngành sản xuất hàngcho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoạitệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn,khối dự trử ngoại tệ có cơ hội gia tăng
Trong các trường hợp trên, NHTW can thiệp để giữcho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịubớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trongnước NHTW can thiệp trên thị trường hối đoái bằngcách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giáhối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn,nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trongnước Khi giá ngoại tệ lên cao, NHTW đưa ngoại tệ rabán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ Dĩ nhiên,chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại còn ở mức độtương đối khả quan Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuốngquá thấp, NHTW dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vàođể duy trì một biên vực biến đổi ít tác động mạnhđối với sinh hoạt kinh tế trong nước nhất là để tái tạokhối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt
Trang 20PHẦN 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM
A TÌNH HÌNH V ẬN HÀNH CÁC C NG CU CHÍNH SÁCH Ô Û
TI ÖN TÊ Ệ
CU A NHNN VIÍ ỆT NAM HIỆN NAY
I MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ IX là : “Thực thi Chính sáchtiền tệ góp phần ổn định kinh tế vi mô, kiểm soát lạmphát, thúc đẩy sản suất tiêu dùng, kích thích đầu tưphát triển Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sáchtiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc thị trường Nâng dần và tiến tới thựchiện đầy đủ tính chuyển đổi của đông Việt Nam hìnhthành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳngcho hoạt động của hệ thống Ngân hàng “
II CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CSTT HIỆN NAY
Mục điïch của Chính sách tiền tệ là điều tiết lượngtiền trong lưu thông, sự điều tiết này thể hiện qua haihướng: mở rộng và thắc chặc tiền tệ Việc điều tiếtlượng cung tiền như thế nào để cho nền kinh tế pháttriển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải củacác quốc gia, thiếu hay thừa tiền luôn có tác dụng tiêucực của nó Tuy nhiên, trong thực tế điều hành CSTTtùy vào từng thời kỳ phát triển kinh tế, tùy vào hoàncảnh cụ thể của Kinh tế - xã hội mà sử dụng CSTTthắt chặt hay mở rộng tiền tệ Đây cũng là vấn đềnhạy cảm đối với các nhà điều hành CSTT Để làmđược điều này, NHTW phải sử dụng hàng loạt các côngcụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái, táicấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở Ơ í nước ta trongthời gian qua, NHNN đã thể hiện vai trò của mình trongviệc thực thi CSTT, được thể hiện thông qua việc sửdụng các công cụ như sau:
Trang 211 Công cụ lãi suất
Lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trongtay NHNN để hạch định và điều hành Chính sách tiềntệ Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm trong nềnkinh tế, nó tác động đến mọi khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh, tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm và đầutư Kinh nghiệm quốc tế và thực tiển nước ta trongnhiều năm đổi mới cho thấy vai trò quan trọng của cơchế điều hành lãi suất đối với mục tiêu ổn định vàphát triển thị trường tài chính tiền tệ, thúc đẩy sảnxuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế
Thật vậy, cùng với tiến trình đổi mới, điều hànhCSTT, việc điều hành lãi suất của NHNN đã không ngừnghoàn thiện Từ việc NHNN bắt đầu chuyển sang thựchiện chính sách lãi suất thực dương từ chế độ lãisuất âm năm 1992, từng bước xoá bỏ bao cấp qua lãisuất, đánh dấu bước khởi đầu cho thực hiện mục tiêutự do hóa lãi suất Từ cơ chế trần lãi suất thực hiệntừ năm 1996, NHNN đã chuyển sang điều hành theo lãisuất cơ bản năm 2000, thực hiện tự do hóa lãi suất chovay ngoại tệ từ tháng 6/2001 và thực hiện cơ chế lãisuất thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (TCTD) vớikhách hàng từ tháng 6/2002
Điểm khác biệt và nội dung đổi mới chủ yếu của cơchế điều hành lãi suất cơ bản khác với các cơ chế lãisuất trước đó kể cả cơ chế lãi suất trần gần đâyđược coi là có nhiều tính ưu việc hơn, đó là việc xácđịnh một mức lãi suất dựa vào quan hệ cung cầu vốntín dụng trên thị trường, thông qua việc tính toán bìnhquân các mức lãi suất huy động và cho vay của một sốNHTM được chọn làm đại diện, đồng thời có tham khảocân nhắc thêm lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suấtthị trường mở, lãi suất đấu thầu trái phiếu kho bạc vàmột số chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạmphát, tỷ giá mức lãi suất này được công bố làm cơ sởcho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay Rõ ràng lànếu như các cơ chế lãi suất trước đó chủ yếu đượcđiều hành theo ý thức chủ quan áp đặt hành chính thìvới cơ chế lãi suất này đã thực hiện một bước đổimới cơ bản là NHNN đã điều hành lãi suất theo tín hiệuthị trường chú trọng đến cung cầu vốn tín dụng vàmục tiêu của Chính sách tiền tệ