Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
365,7 KB
Nội dung
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
314
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬTNUÔISINH KHỐI TẢO
Spirulina platensis
Dương Thị Hoàng Oanh
1
, Nguyễn Thị Kim Liên
1
ABSTRACT
Nowadays, Spirulinaplatensis has been taken into consideration in producing
nutrient, pharmaticeutical, and cosmetic products since this kind of algae
contains chlorophyll, protein, and essential fatty acid and vitamins. In this
research, Spirulinaplatensis was cultured for biomass (500 litres per tank) in
order to determine the daily harvest ratios and the highest harvesting density.
The experiment consisted of 4 different treatments of daily harvest ratios: 10%,
20%, 30% and no harvest (the control). These treatments were randomly
designed with three replicates each. The initial density of the algae was 30,000
inds/mL. The environmental criteria (Temperature, pH, TAN, N-NO
3
-
, P-PO
4
3-
)
were collected every three days. The results showed that the highest density of
the treatment 10% was 252.738±997 inds/ml on the 14
th
day; the treatment
20% was 486.065±1587 inds/ml on the 16
th
day; and the treatment 30% was
244.929±5526 inds/ml on the 9
th
day. After 21 days of mass culture, the algae
productivity of the treatments was 276.317 inds/ ml, 642.319 inds/ ml, 473.311
inds/ ml respectively. The algae density and productivity of the second
treatment (20%) was significantly higher compare with the other treatments
(p< 0,05).
Keywords: Spirulina platensis, mass culture, harvest ratio, density.
Title: Study on biomass culture of Spirulina platensis.
TÓM TẮT
Hiện nay tảo lam Spirulinaplatensis được quan tâm nhiều trong các ứng dụng
dinh dưỡng, trong dược phẩm và công nghiệp hóa mỹ phẩm cho con người bởi
vì tảo chứa nhiều chlorophyll, protein, các acid béo thiết yếu và vitamin. Trong
nghiên cứu này, tảoSpirulinaplatensis được nuôisinhkhối (500 lít/bể) nhằm
xác định tỉ lệ thu hoạch hàng ngày và mật độ cao nhất có thể đạt được. Thí
nghiệm gồm bốn nghiệm thức với các tỉ lệ thu hoạch là 10%, 20%, 30% và
không thu hoạch (đối chứng). Các nghi
ệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 3 lần lặp lại mật độ tảo bố trí ban đầu là 30.000 cá thể/ml. Các chỉ
tiêu môi trường được thu 3 ngày/lần bao gồm nhiệt độ, pH, TAN, N-NO
3
-
, P-
PO
4
3-
. Kết quả cho thấy mật độ cao nhất ở nghiệm thức 10% là 252.738±997
1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
315
cá thể/ml vào ngày thứ 14, nghiệm thức 20% là 480.065±1587 cá thể/ml (ngày
thứ 16), và nghiệm thức 30% 244.929±5526 cá thể/ml (ngày thứ 9). Sau 21
ngày nuôi, năng suất tảo đạt lần lượt ở các nghiệm thức là 276.317 cá thể/ml,
642.319 cá thể/ml, và 473.311 cá thể/ml. Mật độ tảo và năng suất ở nghiệm
thức 2(20%) cao hơn có ý nghĩa (p< 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: Spirulina platensis, nuôisinh khối, tỉ lệ thu hoạch, mật độ.
1 GIỚI THIỆU
Trong 50 năm gần đây việc sản xuất sinhkhốitảo ngày càng được chú trọng
trên toàn thế giới vì nguồn thực phẩm đang trở nên khan hiếm. Tảo lam và các
loại vi tảo khác như Spirulina, Chlorella và Dunaliella có tiềm năng lớn không
chỉ sản xuất để làm thực phẩm từ tảo mà còn để ly trích các hợp chất có giá trị
như β-caroten và phycocyanin. Tảo lam, đặc biệt là tảoSpirulina được xem là
loại thức ăn tốt cho sức khỏe mà nhiều nước phát triển đưa vào nuôi trồng công
nghiệp và sử dụng dưới nhiều dạng chế phẩm khác nhau thông qua việc nghiên
cứu giá trị dinh dưỡng của tảo. Mặt khác, hiện nay Spirulina được sản xuất
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, và sản phẩm của nó được sử dụng làm thức
ăn cho con người và gia súc, gia cầm (Belay et al., 1993). Với kỹthuậtnuôi
đơn giản, thời gian sản xuất hầu như quanh năm, sinhkhối thu được có giá trị
dinh dưỡng cao với hàm lượng protein đạt 60-70% trọng lượng khô, có nhiều
các axít amin đặc biệt là các axít amin không thay thế, giàu các vitamin, các
chất khoáng, các sắc tố và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác (Ciferri và
Tiboni, 1985; Dillon et al., 1995). Nhờ vậy, những ứng dụng của tảoSpirulina
không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý mà còn được ứng dụng nhiều trong y-dược
học, mỹ phẩm… Thêm vào đó nhiều giống loài tảo trong đó có tảoSpirulina
cũng được ứng dụng nhiều trong việc xử lý nước thải, trong nuôi trồng thủy
sản (Borowitzka và Borowitzka, 1988). Số liệu thống kê cho thấy tổng sản
lượng nuôi trồng hàng năm của tảoSpirulina trên thế giới là 850 tấn. Riêng,
Mêxico đóng góp 300 tấn, Đài Loan: 300 tấn, Hoa Kỳ: 90 tấn, Thái Lan: 60
tấn, Nhật Bản: 40 tấn và Israel là 30 tấn (Richmond, 1986).
Những nghiêncứu gầ
n đây cho thấy việc nuôitảoSpirulinaplatensis trong
phòng thí nghiệm nhằm tìm hiểu các đặc điểm nhiệt độ, pH, mật độ nuôi, môi
trường nuôi cấy và các thử nghiệm dinh dưỡng khác tuy nhiên, các nghiêncứu
trên cũng chỉ dừng lại ở mức độ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Nghiêncứu
này nhằm tìm hiểu khả năng “Nuôi sinhkhốitảo Spirulina platensis” để xác
định sinhkhốitảo đạt được và tỷ lệ thu hoạch tảo trên các bể nuôi ngoài trời có
thể tích lớn nhằm phát triển quy trình nuôisinhkhối hoàn chỉnh.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
316
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1 Đối tượng thí nghiệm
Tảo giống: tảoSpirulinaplatensis được phân lập và nuôi giữ ở phòng thí
nghiệm, Bộ môn thuỷ sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ.
Nguồn nước: Nước ngọt lấy từ nguồn nước máy và được xử lý bằng chlorine
nồng độ 20 ppm và sục khí liên tục trong 24 giờ. Sau đó, nước được để lắng
24h giờ và được kiểm tra hàm lượng chlor dư bằng thuốc thử Octolidin và
trung hòa bằng Na
2
S
2
O
3
. Môi trường nuôi cấy tảo là môi trường Zarrouk
(Godia et al., 2002).
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 bể composite (500 lít/bể) đặt ngoài trời, ánh
sáng tự nhiên, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
và 3 lần lặp lại, nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển là môi trường Zarrouk.
Nguồn dinh dưỡng này được cấp một lần vào ngày đầu tiên khi bố trí tảo vào
nghiệm thức. Nước được cấp thêm hàng ngày để bù vào lượng nước mất đi do
thu sinhkhốitảo đối với các nghiệm thức. Có sục khí ở các bể thí nghiệm. Mật
độ tảo bố trí là 37.000 cá thể/ml. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (NT1, NT2,
NT3) và 1 đối chứng (NTĐC) tương ứng với tỉ lệ thu sinhkhốitảo là 10%,
20%, 30% và 0%/ngày. Thu mẫu 3 ngày/lần đối với các mẫu môi trường gồm:
Nhiệt độ, pH, NO
3
-
, TAN, PO
4
3-
. Mẫu được bảo quản lạnh và được phân tích
theo các phương pháp phân tích hiện hành tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn
Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Mẫu tảo
được thu hàng ngày vào 10 giờ sáng bằng micropipette 1 mL và cố định bằng
formol 2-4%. Tảo được đếm bằng buồng đếm Sedgwick-Rafter theo phương
pháp Boyd và Tucker (1992). Số liệu được xử lý bằng Excel và xử lý thống kê
bằng phần mềm SPSS với ANOVA một nhân tố để so sánh độ sai biệt có ý
nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức 0,05.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường
3.1.1 Nhiệt độ
Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ giữa các nghiệm thức trong suốt thời gian
thí nghiệm không có sự biến động lớn và không khác biệt nhiều, nhiệt độ trung
bình giữa các nghiệm thức dao động từ 27-32
o
C (Hình 1). Nhiệt độ từ ngày thứ
nhất đến ngày thứ 13 nằm trong khoảng 29-32
o
C, nhưng đến ngày thứ 14-15
nhiệt độ lại giảm xuống còn 27
o
C nguyên nhân là trời mưa liên tục đã làm cho
nhiệt độ nước giảm thấp. Theo Richmon (1986), nhiệt độ tối ưu cho sự phát
triển của tảo là 35-37
o
C và nhiệt độ thấp nhất cho sản xuất tảoSpirulina là
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
317
18
o
C. Mặt khác, theo Vonshak và Tomaselli (2000) ở các loài Spirulina khác
nhau thì nhiệt độ sinh trưởng khác nhau, cũng theo nghiêncứu này có nhiều
loài Spirulina thích hợp sinh trưởng ở các nhiệt độ từ 24-42
o
C.
Hình 1. Biến động nhiệt độ trong thí nghiệm
Nhiệt độ tuy không nằm trong khoảng tối ưu nhưng tảo vẫn có thể tồn tại cho
nên có thể đây cũng là nguyên nhân làm cho sự phát triển của tảo ở tất cả các
nghiệm thức chậm lại từ ngày thứ 14 và mật độ tảo giảm cho đến khi kết thúc
thí nghiệm.
3.1.2 pH
Hình 2. Biến động pH trong thí nghiệm
pH trong 17 ngày thí nghiệm dao động từ 9,8-10,3 (Hình 2) và giá trị trung
bình ở các nghiệm thức 10%, 20% và 30% và 0% tương ứng là 10,16 ± 0,11;
10,17 ±0,11; 10,14 ± 0,12; 10,23 ± 0,15. Từ ngày thứ 2 thì giá trị pH ở các
nghiệm thức đều tăng nguyên nhân là do tảo phát triển tốt, quá trình quang hợp
xảy ra mạnh, kết quả làm tăng pH. Giá trị pH đạt cao nhất ở NT0% (10,42 ±
0,06) là do ở nghiệm thức này mật độ tảo tăng cao do không thu hoạch dẫn đến
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Ngày
o
C
NT1 NT2 NT3 NTĐC
9.6
9.8
10
10.2
10.4
1234567891011121314151617
pH
Ngày
NT1 NT2 NT3 NTĐC
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
318
làm thay đổi hệ đệm CO
2
. Mặt khác, khi tảoSpirulina phát triển sẽ hấp thu chủ
yếu NO
3
-
(Zarrouk, 1966; Paoletti et al., 1975; Schlo¨sser,1982) thì cũng dẫn
đến pH tăng (Goldman và Brewer, 1980).
Theo Zarrouk (1968) trong điều kiện phòng thí nghiệm tảoSpirulinaplatensis
thích hợp với môi trường kiềm và phát triển tốt ở pH 8,3–11. Khi pH môi
trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho tảo. Cũng theo Zarrouk
khi nuôitảoSpirulina ngoài trời pH=10,5 không hạn chế sự phát triển của tảo
nhưng khi pH tăng lên 11 lại giới hạn tảo phát triển. Theo Richmon (1986), tảo
Spirulina thuộc nhóm tảo hấp thu chủ yếu HCO
3
-
cho quá trình quang hợp, nên
phát triển mạnh ở môi trường pH cao và pH của thí nghiệm (pH=9,8-10,3) luôn
nằm trong khoảng thích hợp cho tảo phát triển, kết quả của thí nghiệm cũng
phù hợp với nghiêncứu của Ciferii (1983) là tảo S. platensis phát triển mạnh ở
hồ Rombou và hồ Bodou có đặc điểm pH rất cao (10-10,4).
3.1.3 TAN
Hàm lượng TAN trung bình trong 5 đợt thu mẫu ở các nghiệm thức trong thời
gian thí nghiệm với nồng độ lần lượt là 0,44 ± 0,12; 0,42 ± 0,24; 0,37 ± 0,12;
và 0,40 ± 0,06 mg/L tương ứng với NT1, NT2, NT3, và NTĐC (Hình 3). Nhìn
chung, hàm lượng TAN ở các nghiệm thức biến động tăng giảm theo cùng
khuynh hướng và phụ thuộc vào sự phát triển của tảo. Theo Richmond (1986)
mặc dù nitrate là nguồn đạm chủ yếu để tảoSpirulina hấp thu cho quá trình
sinh trưởng nhưng muối ammonium vẫn được sử dụng trong môi trường nuôi
với nồng độ <100 mg/L. Các loại muối ammonium nhìn chung ở nồng độ cao
(>2,5 mol) có thể gây chết tế bàotảo (Gibor, 1956; Mil’ko, 1962), còn ở nồng
độ thấp, muối ammonium trở thành chất đệm cho môi trường, nó kích thích tế
bào tảosinh trưởng tốt hơn so với muối nitrate (Baas-Becking, 1930; Paasche,
1971). Do vậy biến động TAN trong thí nghiệm có liên quan đến sự phát triển
của tảo, khi mật độ tảo ở các nghiệm thức tăng lên, lượng đạm ammonia được
tảo hấp thụ nhiều hơn làm cho hàm lượng TAN giảm rất rõ ở các lần thu mẫu.
Hình 3. Biến động TAN trong thí nghiệm
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
12345
mg/L
Đợt thu
NT1 NT2 NT3 NTĐC
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
319
Kết quả từ Hình 3 cho thấy hàm lượng TAN có khuynh hướng giảm dần từ đợt
thu mẫu thứ 2 đến thứ 4. NTĐC là nghiệm thức có hàm lượng TAN cao nhất
trong đợt thu mẫu thứ 2 tương ứng là 0,97 ± 0,01 mg/L vì trong thời gian này
tảo ở nghiệm thức 4 phát triển chậm chưa hấp thu chất dinh dưỡng nên hàm
lượng cao hơn các nghiệm thức khác. Hàm lượng TAN đạt giá trị thấp nhất là
vào đợt thu thứ 3 và 4 (TAN=0) đối với NT3 và NTĐC là do tảo hấp thu TAN
nhiều trong thời gian tảo phát triển mạnh nhất, nhưng đến đợt thu cuối thì hàm
lượng lại tiếp tục tăng lên vì đến giai đoạn này tảo tàn nên tảo không còn hấp
thu TAN đồng thời sự phân hủy xác tảo đã làm tăng hàm lượng ammonium
trong môi trường.
3.1.4 N-NO
3
-
Nitrate là một trong những dạng đạm được tảoSpirulina hấp thu chủ yếu
(Zarrouk, 1966; Paoletti et al., 1975; Schlo¨sser,1982), khi hàm lượng quá cao
thì sẽ làm cho tảo nở hoa từ đó sẽ làm thay đổi chất lượng nước, còn khi hàm
lượng quá thấp thì sẽ không đủ cho tảo hấp thu (Boyd et al., 2002).
Hình 4: Biến động NO
3
-
trong thí nghiệm
Hàm lượng NO
3
-
trong thời gian thí nghiệm dao động từ 30,09 ± 4,56; 39,39 ±
11,2; 40,76 ± 19,02; và 33,93 ± 14,68 mg/L ứng với NT1, NT2, NT3, và
NTĐC (Hình 4). Các nghiệm thức NT1, NT2, NTĐC có hàm lượng NO
3
-
giảm
dần từ đợt thu mẫu thứ 2-4 vì lúc này tảo phát triển mạnh hấp thu đạm nhiều,
trong khi NT3 hàm lượng NO
3
-
tăng ở lần thu mẫu thứ 4 vì NT này được thu
hoạch với tỉ lệ cao (30%) nên tảo không kịp phục hồi làm mật độ tảo giảm. Mặt
khác, lần thu mẫu này tương ứng với giai đoạn tảo tàn nên tảo giảm hấp thu
chất dinh dưỡng đồng thời sự phân huỷ xác tảo đã làm tăng hàm lượng đạm
trong môi trường. Hàm lượng NO
3
-
tăng và đạt giá trị cao nhất là 61,24 ± 1,26
mg/l lúc này mật độ tảo chỉ còn 71.220 ± 4.038 cá thể/ml. Riêng NTĐC có
hàm lượng NO
3
-
thấp nhất ứng với đợt thu mẫu thứ tư là 15,15 ± 0,03 mg/l vì
0
10
20
30
40
50
60
70
12345
mg/L
Đợt thu
NT1 NT2 NT3 NTĐC
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
320
thời gian này tảo ở NTĐC liên tục phát triển với mật độ cao mà chất dinh
dưỡng chỉ cung cấp một lần khi bố trí thí nghiệm đã làm hàm lượng nitrate
giảm thấp. Do thu hoạch với tỷ lệ thấp (10% và 20%) nên mật độ tảo ở NT1,
NT2 luôn tăng, do vậy hàm lượng NO
3
-
cũng giảm thấp đến đợt thứ 5 của thí
nghiệm.
3.1.5 P-PO
4
3-
Hình 5: Biến động PO
4
3-
trong thí nghiệm
Hàm lượng lân (PO
4
3-
) trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí
nghiệm là 3,74 ± 0,82; 4,13 ± 0,96; 4,7 ± 1,13; và 4,10 ± 1,26 mg/L tương ứng
với NT1, NT2, NT3, và NTĐC. Hàm lượng lân ở các nghiệm thức biến động
tương đối đồng nhất theo khuynh hướng giảm ở các đợt thu mẫu đầu và tăng
nhẹ vào cuối thí nghiệm. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng đạm vô cơ và lân
hòa tan là những chất dinh dưỡng chính được tảo đồng hóa nhanh nên chúng có
sự thay đổi lớn theo thời gian (Boyd et al., 2002). Hàm lượng lân cần cho tảo
rất thấp so với đạm, tuy nhiên lân lại là yếu tố bắt buộc và cần thiết cho sự phát
triển của tảo (Reynods, 1984). Do vậy, trong thí nghiệm này hàm lượng PO
4
3-
sẽ bị biến động khi mật độ tảo thay đổi tức là mật độ tảo tăng thì hàm lượng
PO
4
3-
giảm, và ngược lại. Ngoài ra, do hàm lượng PO
4
3-
thay đổi khi mật độ tảo
thay đổi, nên nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ thu sinhkhối đối với từng nghiệm
thức. Ở NT1, NT2 hàm lượng PO
4
3-
tuân theo quy luật giảm vào các đợt thu
mẫu đầu tiên do tảo phát triển cần hấp thu chất dinh dưỡng, và tăng vào đợt thu
cuối do tảo tàn. Riêng NT3, do tỉ lệ thu sinhkhốicao ở nghiệm thức này, tảo
không phục hồi kịp nên PO
4
3-
chỉ giảm ở 3 đợt thu mẫu đầu, vào đợt thu mẫu
thứ tư thì hàm lượng lân lại tăng do tảo bắt đầu suy tàn nên không hấp thu lân.
Ở NTĐC hàm lượng PO
4
3-
gần như giảm dần qua các đợt thu mẫu do tảo phát
triển trong suốt quá trình nuôi.
0
1
2
3
4
5
6
7
12345
Đợt thu
mg/L
NT1 NT2 NT3 NTĐC
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
321
3.1.6 Sự phát triển của tảo
Sau khi bố trí thí nghiệm 4 ngày, (khi tảo ở giai đoạn cuối pha tăng trưởng và
đầu pha tăng trưởng chậm) mật độ tảo trong các nghiệm thức đạt khoảng
88.000 cá thể/mL khi đó tiến hành thu sinhkhối tảo. Mật độ tảo trung bình
trước khi thu sinhkhối (ngày thứ 4) ở 4 nghiệm thức không khác biệt nhau
nhiều (Bảng 1). Ở ngày thứ 5 sau khi thu sinhkhối theo các tỷ lệ khác nhau thì
mật độ tảo đă tăng lên rõ rệt, ứng với NT1, NT2, và NT3 là 103.145 ± 1.625;
112.960 ± 4.500; và 101.293 ± 7.202 cá thể/mL, riêng NTĐC thì không thu
hoạch nhưng mật độ tăng chậm hơn các nghiệm thức khác 95.034 ± 4.818 cá
thể/mL. NT1(thu hoạch 10%/ngày) có thời gian tảo phát triển là 14 ngày với
mật độ cực đại là 252.738 ± 997 cá thể/mL, tuy nhiên nếu so với NT2 thời gian
tảo phát triển dài hơn (16 ngày) tương đương với NTĐC. Từ ngày thứ 1 đến
ngày thứ 13 mật độ tảo ở NT1 và NT2 tương đương nhau nhưng từ ngày 14
đến ngày 16 tảo ở NT2 phát triển nhảy vọt với mật độ là 480.065 ± 1587
cá
thể/mL cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0.05).
Thời gian phát triển của tảo ở NT3 chỉ kéo dài được 9 ngày với mật độ cực đại
là 244.929 ± 5526 cá thể/mL. Đến ngày thứ 10 thì NT3 bắt đầu có sự thay đổi
về mật độ, mật độ bắt đầu giảm xuống (Hình 7). Nguyên nhân có thể do thu
hoạch với tỷ lệ cao (30%/ngày) nên đã làm mất đi một lượng tảo lớn vì thế mà
tảo không thể phục hồi kịp lượng tảo bi mất đi. Đến ngày kết thúc thí nghiệm
thì mật độ tảo của NT3 chỉ còn 71.220 ± 4038 cá thể/mL. Đây là nghiệm thức
mà sự phát triển của tảo có sự khác biệt lớn (p<0,05) đối với NT1, NT2, NTĐC
vì tảo phát triển chậm, thời gian thu sinhkhối ngắn nhất chỉ được 5 ngày thì
mật độ tảo đã giảm, chính nguyên nhân này đã làm cho năng suất thu hoạch
cuối cùng ở NT3 thấp hơn so với NT2.
Hình 7: Biến động mật độ tảo trong thí nghịêm
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
ngày
cá thể/ml
NT1 NT2
NT3 NTĐC
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
322
Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006) thì Spirulinaplatensis là loại vi tảo có kích
thước lớn nên tốc độ phát triển, khả năng hấp thu dinh dưỡng và ánh sáng thấp
hơn các loài tảo có kích thước nhỏ hơn. Theo Hoogenhout và Amesz (1965);
Reynods (1984) tốc độ phát triển của tảo lam luôn kém hơn các nhóm tảo khác.
Ở nhiệt độ 20
o
C ánh sáng bão hòa, trong một ngày tảo lam có hệ số phân đôi từ
0,3 – 1,4, trong khi đó ở tảo khuê là 0,8-1,9 và tảo lục đơn bào là 1,3-2,3
(VanLiere và Walsy, 1982), điều này giải thích tại sao khi thu hoạch tảo với tỷ
lệ cao thì tốc độ phát triển của tảo lại chậm hơn so với thu hoạch tảo ở tỷ lệ
thấp. Mặt khác, theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2000) khi nuôitảo theo mô
hình nuôi bán liên tục mà thu hoạch theo tỷ lệ lớn trên ngày thì tảo rất dễ bị
nhiễm tạp, khó chủ động và có thể tàn bất cứ lúc nào. Nhìn chung, khi tiến
hành thu hoạch tảo theo tỷ lệ 20%/ngày thì sẽ cho kết quả tốt nhất, đồng thời sẽ
kéo dài được thời gian nuôi
.
Bảng 1: Sự phát triển của tảo trong thí nghiệm (đơn vị: cá thể/mL)
Ngày NT1 NT2 NT3 NTĐC
2
57.405 ± 7191
a
52.220 ± 9795
a
57.292 ± 5055
a
52.776 ± 7108
a
3
66.024 ± 4216
c
79.071 ± 4394
a
67.331 ± 4509
c
71.961± 10982
b
4
90.961 ± 16925
b
107.627 ± 1140
a
93.553 ± 11682
b
88.590 ± 6143
b
5
103.145 ± 1625
b
112.960 ± 4500
a
101.293 ± 7202
b
95.034 ± 4818
c
6
137.033 ± 10131
a
132.182 ± 6887
a
113.034 ± 9356
b
116.923 ± 9508
b
7
169.440 ± 15399
a
146.922 ± 669
b
131.404 ± 4111
c
141.663 ± 6489
b
8
187.477 ± 17214
a
170.660 ± 3231
b
143.922 ± 7693
d
155.625 ± 10920
c
9
204.550 ± 13516
b
193.773 ± 9101
b
244.929±5526
a
180.773 ± 10067
c
10
224.179 ± 101131
a
210.920 ± 7562
b
106.885 ± 8335
d
204.365 ± 11641
c
11
243.118 ± 22912
a
224.994 ± 9794
b
103.775 ± 5327
c
220.846 ± 16911
b
12
244.846 ± 3913
a
223.402 ± 2141
b
101.330 ± 2421
c
231.661 ± 17980
b
13
247.587 ± 7371
a
223.216 ± 1025
a
99.367 ± 6530
b
241.142 ± 15610
a
14
252.738 ± 997
b
312.217 ± 3278
a
96.775 ± 3711
c
248.920 ± 12439
b
15
250.549 ± 5364
b
397.773 ± 5795
a
88.590 ± 8044
c
256.290 ± 10070
b
16
238.809 ± 21615
b
480.065 ± 1587
a
81.627 ± 6287
c
265.586 ± 6666
b
17
168.735 ± 130113
b
274.885 ± 5197
a
71.220 ± 4038
c
264.768 ± 3715
a
Ghi chú: Các trị số trên cùng một hàng với ký tự giống nhau để chỉ không có sự biệt sai biệt có ý nghĩa
thống kê. (P>0,05, SPSS test)
3.1.7 Năng suất thu sinhkhối
Năng suất của các nghiệm thức cao hay thấp là phụ thuộc vào sự phát triển của
tảo, nếu mật độ tảo trong ngày tăng thì năng suất thu hoạch tăng theo. Nhìn
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4: 314-325 Trường Đại học Cần Thơ
323
chung, năng suất tảo có khuynh hướng tăng dần qua 17 ngày thí nghiệm đối
với các nghiệm thức. Bảng 2 cho thấy năng suất cuối cùng của thí nghiệm,
trong đó NT2 là nghiệm thức đạt năng suất cao nhất trong 17 ngày
(642.319±4.129 cá thể/ml), kế đến là NT3 (473.311 ± 3.102 cá thể/mL) và thấp
nhất là NT1 (276.317 ± 38.335 cá thể/mL). Nhìn chung, từ ngày đầu tiên khi
thu hoạch đến ngày kết thúc thí nghiệm thì cả 3 nghiệm thức đều có sự khác
biệt nhau về tỷ lệ năng suất thu hoạch trên ngày. Riêng nghiệm thức đối chứng
nếu thu hoạch toàn bộ vào lúc mật độ cao nhất thì năng suất vẫn thấp (265.586
± 6.666 cá thể/mL - ngày 16) so với 3 nghiệm thức có thu hoạch hằng ngày có
lẽ do không thu hoạch nên lượng tảo chết làm ảnh hưởng đến môi trường và sự
phát triển của tảo do vậy tảo không đạt được mật độ cao.
Bảng 2: Năng suất thu hoạch trong thí nghiệm (đơn vị: cá thể/mL)
Ngày
NT1
(10%/ngày)
NT2
(20%/ngày)
NT3
(30%/ngày)
4
9.097 ± 1696
b
21.525 ± 157
a
28.066 ± 389
a
5
10.314 ± 1624
c
22.592 ± 225
b
30.388 ± 240
a
6
13.703 ± 1013
c
26.436 ± 173
b
33.910 ± 411
a
7
16.944 ± 1539
c
29.384 ± 133
b
39.421 ± 137
a
8
18.747 ± 1721
c
34.132 ± 161
b
43.177 ± 256
a
9
20455 ± 1351
c
38755 ± 458
b
73479 ± 184
a
10
22417 ± 10113
c
42148 ± 378
a
32066 ± 277
b
11
24311 ± 2291
c
44999 ± 489
a
31133 ± 177
b
12
24418 ± 441
c
44680 ± 607
a
30399 ± 180
b
13
24758 ± 739
b
44643 ± 512
a
29810 ± 217
b
14
25274 ± 198
b
62443 ± 163
a
29033 ± 123
b
15
25054 ± 536
b
79555 ± 289
a
26577 ± 268
b
16
23881 ± 2161
b
96013 ± 425
a
24488 ± 209
b
17
16873 ± 13011
c
54977 ± 259
a
21366 ± 134
b
Tổng cộng:
276.317 ± 38.335
c
642.319 ± 4.129
a
473.311 ± 3.102
b
Theo kết quả thống kê từ ngày thứ 10 đến kết thúc thí nghiệm thì năng suất thu
hoạch ở NT2 cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với NT1, NT3. Ở NT2 năng suất
luôn tăng nhanh theo ngày, năng suất trung bình là 47.753 ± 4.601 cá thể/mL
còn NT1, NT3 thì tốc độ tăng chậm hơn, ứng với năng suất trung bình lần lượt
là 20.555 ± 1.674 cá thể/mL và 34.250 ± 764 cá thể/mL. Đối với NT1, mặc dù
thời gian phát triển kéo dài nhưng tỉ lệ thu hoạch thấp nên năng suất thấp, còn
đối với NT3 năng suất tăng chậm hơn NT2 là do nghiệm thức này thu hoạch
[...]... tỷ lệ lớn hơn làm cho tảo không phục hồi lại kịp lượng tảo bị mất đi khi thu sinh khối 4 KẾT LUẬN Nuôi sinh khốitảo Spirulina platensis trong thể tích 500 lít với tỉ lệ thu hoạch 20%/ngày thì sau 17 ngày tảo đạt năng suất 642.319 cá thể/mL và đạt mật độ cao nhất là 480.065 cá thể/mL Thu hoạch với tỷ lệ 20%/ngày là tỷ lệ thu tốt nhất trong thí nghiệm và kéo dài được thời gian nuôi TÀI LIỆU THAM KHẢO... `se de Spirulina maxima (Setch Et Gardner) Geitler PhD thesis University of Paris, Paris,France Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, 2006 Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp và cải thiện chất lượng nước Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 325 ... and ribulose diphosphate carboxylase content of Dunaliella terriolecta Physiologia Plantarum, 25, 294-9 Paoletti, C., Pushparaj, B., Tomaselli Feroci, L., 1975 Ricerchesulla nutrizione minerale di Spirulinaplatensis In: Italian Society of Microbiology (Ed.), Atti del XVII Congresso Nazionale della Societa` Italiana di Microbiologia, Padua, Italy, pp 833– 839 Rangel-Yagui, C.O., Danesi Renoylds, CS 1984... 9-45 Vonshak, A., Tomaselli, L., 2000 Arthrospira (Spirulina) : systematics and ecophysiology In: Whitton, B.A., Potts, M (Eds.), Ecology of Cyanobacteria Kluwer, The Netherlands, pp 505– 523 Zarrouk, C., 1966 Contribution a ` l’e ´tude d’une cyanophyce ´e.Influence de divers facteurs physiques et chimiques sur lacroissance et la photosynthe `se de Spirulina maxima (Setch Et Gardner) Geitler PhD thesis... knowledge on potential health benefits of Spirulina J Appl Phycol 5, 235– 241 Boyd, C E., Tucker C.S., 1992 Water quality and pond soil analyses for aquaculture pp.142-148 Boyd, C E., Wood, C W., and Thunjai, T., 2002 Aquaculture pond bottom soil, Quality management PD/A CRSP, USAID 48pp Ciferri, O., Tiboni, O., 1985 The biochemistry and industrial potential of Spirulina Annu Rev Microbiol 39, 503– 526... USAID 48pp Ciferri, O., Tiboni, O., 1985 The biochemistry and industrial potential of Spirulina Annu Rev Microbiol 39, 503– 526 Dillon, J.C., Phuc, A.P., Dubacq, J.P., 1995 Nutritional value of the alga Spirulina World Rev Nutr Diet 77, 32– 46 Gibor, A 1956 The culture of brine algae Biological Bulletin, Woods Hole, 3, 223-9 Hongerhout, H and Amesz, J 1965 Growth rates of photosynthesis Microorganism .
314
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI SINH KHỐI TẢO
Spirulina platensis
Dương Thị Hoàng Oanh
1
, Nguyễn Thị Kim Liên
1
ABSTRACT
Nowadays, Spirulina platensis. nhằm tìm hiểu khả năng Nuôi sinh khối tảo Spirulina platensis để xác
định sinh khối tảo đạt được và tỷ lệ thu hoạch tảo trên các bể nuôi ngoài trời có
thể