MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG THAM GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ

41 1 0
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC  GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI  LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG THAM GIA XÂY DỰNG  HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ Đề tài MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ N.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ Đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG THAM GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ HỌ VÀ TÊN: LỚP: HÀ NỘI, MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 I MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3 1.1 Về Nhà nước, Đảng chính trị và thực trạng chung về mối quan hệ giữa Nhà nướcĐảng chính trị hiện nay .3 1.2 Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 5 1.3 Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam: 7 II ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ ĐẢNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: 22 2.1 Đổi mới và hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay: 22 2.2 Đổi mới và hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng đáp ứng yêu cầu dân chủ hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân ở Việt Nam hiện nay 24 2.3 Đổi mới và hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 25 III VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI LHPN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 26 3.1 Đối với tổ chức Hội LHPN Việt Nam: 26 3.2 Đối với tổ chức Hội LHPN Quận Cầu Giấy: 27 3.2.2 Trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị của Quận: .33 KẾT LUẬN .36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .38 LỜI MỞ ĐẦU Sau 30 năm đổi mới, với sự phấn đấu cao độ của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội và đang đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển ở tầm cao hơn trước Trong thời kỳ phát triển mới, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, đất nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực cao độ nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp cách mạng vững bước đi lên Hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các hiến pháp (hiện nay là trên cơ sở Hiến pháp năm 2013) và các đạo luật khác của Nhà nước ta Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta được quy định bởi các nguyên tắc chủ yếu như tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa… Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, là cộng cụ để tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân Trên thực tế, từ khi Đảng và Nhà nước ra đời, mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng cũng có những điều chỉnh và thay đổi nhất định ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định Nhưng, dù có khác nhau hay điều chỉnh mối quan hệ ấy ở mỗi một thời kỳ thì mục đích cuối cùng vẫn nhằm đến mục đích phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, 1 cải cách và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội Để làm tốt nhiệm vụ trên, đòi hỏi cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng ở Việt Nam Với nội dung “ Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước giai đoạn hiện nay; vai trò của tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”, bài tiểu luận xin được trình bày về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ qua đó nhằm nổi bật và nêu một số hướng chủ đạo hiện nay trong việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đồng thời làm rõ được vai trò của tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ ( một trong các thiết chế chính trị của hệ thống chính trị) trong việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở 2 NỘI DUNG I MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Về Nhà nước, Đảng chính trị và thực trạng chung về mối quan hệ giữa Nhà nước- Đảng chính trị hiện nay Trong lịch sử của nhân loại, sự xuất hiện quyền lực nhà nước và nhà nước, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là một tất yếu khách quan, gắn liền với nhu cầu tổ chức và hoạt động của xã hội khi phát triển đến một giai đoạn nhất định Sự phân hóa xã hội thành giai cấp và cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau đã làm xuất hiện nhà nước Lịch sử loài người từ khi có giai cấp là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp và mục tiêu chủ yếu của các cuộc đấu tranh giai cấp ấy là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Yêu cầu phát triển khách quan của xã hội đã dẫn đến việc ra đời của nhà nước và cũng do yêu cầu phát triển của xã hội đã dẫn đến việc thay đổi các hình thức nhà nước Lịch sử nhân loại đến nay đã từng trải qua những hình thức nhà nước khác nhau, từ hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ đến các hình thức nhà nước phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa Mỗi hình thức nhà nước gắn liền với thời đại phát triển của nhân loại Chính nhu cầu phát triển của xã hội đã buộc các nhà nước hoặc phải thay đổi, phải phát triển và hoàn thiện Sự ra đời của các đảng chính trị cũng do nhu cầu phát triển của đời sống chính trị - xã hội Sự ra đời của các đảng phái chính trị được bắt nguồn từ châu Âu gắn liền với sự phát triển của nền dân chủ tư sản, đặc biệt là thể chế bầu cử trong các xã hội tư bản Từ khi xuất hiện các đảng chính trị thì việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước có nhiều thay đổi Những thay đổi đó xuất phát từ mục tiêu giành chính quyển - trở thành đảng cầm quyền - 3 của các đảng chính trị Ở bất cứ quốc gia nào, trở thành đảng cầm quyền cũng là mục tiêu vươn tới của các đảng chính trị Mục tiêu đó xuất phát từ mục đích hình thành và phát triển của các đảng chính trị Các đảng chính trị muốn khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với xã hội thì phải phấn đấu trở thành đảng cầm quyền Quyền và trách nhiệm của đảng cầm quyền thể hiện thông qua việc đề ra đường lối, chính sách, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ của bộ máy nhà nước và các tổ chức khác để thực hiện đường lối, thực hiện quyền lãnh đạo đất nước và xã hội Bản lĩnh chính trị, năng lực và uy tín của đảng chính trị thể hiện ỏ những lĩnh vực công tác đó Khi ở vị trí của đảng đối lập hoặc liên minh đối lập, các đảng phái chính trị vẫn tham gia chính trị với mục tiêu kiểm tra, giám sát, phản biện đối với chính quyền và chuẩn bị lực lượng cho việc giành chính quyền ở các cuộc bầu cử sau Các chính đảng của giai cấp công nhân ra đời muộn hơn do phải trải qua một quá trình đấu tranh từ tự phát lên tự giác đến với mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học để xây dựng một chính đảng của giai cấp vô sản theo đúng những nguyên tắc lêninnít về xây dựng một chính đảng mácxít về chính trị, tư tưởng và tổ chức Đó là một quá trình lâu dài, từ những năm 30 của thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX và sau này nữa Quan hệ giữa đảng chính trị (đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền) với nhà nước là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo; quan hệ giữa nhà nước và đảng chính trị là quan hệ giữa quản lý và bị quản lý Các quan hệ này do chức năng và nhiệm vụ, phương thức tổ chức và hoạt động của mỗi loại tổ chức quy định Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là quan hệ giữa phương thức lãnh đạo và phương thức quản lý, giữa hai loại phương thức này cần có sự phân biệt - “phân công” và phối hợp theo những cơ chế nhất định Đến nay mối quan hệ giữa nhà nước và các đảng chính trị luôn là một trong những vấn đề lớn của chính trị hiện đại Khi một đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền thì quan hệ của nó với nhà nước càng trở nên quan trọng 4 1.2 Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Từ năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và từng bước áp đặt chế độ thuộc địa đối với nước ta Kể từ đây dân tộc ta sống trong cảnh của một đất nước thuộc địa nửa phong kiến Cũng kể từ đây nhu cầu của một dân tộc bị mất độc lập đấu tranh để đòi lại quyền độc lập dân tộc của mình trở thành vấn đề sống còn của những người dân mất nước Các phong trào yêu nước đứng lên chống giặc Pháp diễn ra liên tục trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với những hình thức khác nhau như các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Yên Thế, khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Yên Bái, phong trào cần Vương, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và sau đó là Đông du do các nhà yêu nước lãnh đạo Các phong trào trên đều sáng ngời tinh thần yêu nước, tìm tòi những con đưòng và phương pháp cứu nước, nhưng chưa một tổ chức cách mạng nào tìm ra được đường lối cứu nước đúng đắn để huy động được nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập Với kinh nghiệm hoạt động trong phong trào công nhân, trong Đảng Xã hội Pháp, trong Đảng Cộng sản Pháp và trong Quốc tế Cộng sản kết hợp với những nhận thức sâu sắc lý luận Mác - Lênin về xây đựng một chính đảng mácxít cùng với nhãn quan chính trị thiên tài của mình, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước nhận thức được vấn đề muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc trước hết phải do đảng lãnh đạo và đảng đó phải là đảng kiểu mới Đảng kiểu mới phải lấy công nông liên minh làm nền tảng; được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin; đảng phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất gồm những đảng viên có hoài bão, lý tưỏng và được giác ngộ cách mạng nhất của giai cấp công nhân và của dân tộc Việc ra đời tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập (6-1925) và sau đó là phong trào Vô sản hoá đã đào tạo nên 5 những lớp cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam Đó là những bước đi quan trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đã đưa đến sự ra đời ba tổ chức cộng sản- Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (11-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1-1930) Ba tổ chức cộng sản này ra đời đã khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam và tác động to lớn của việc truyền bá hệ tư tưởng cộng sản trong phong trào dân tộc Ngày 3-2-1930, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng như Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Từ đây, phong trào cách mạng Việt Nam đã có một Đảng mácxít chân chính lãnh đạo Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10-1930 đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Đưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1945 Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấm dứt hàng ngàn năm xã hội Việt Nam bị thống trị bởi các nhà nước phong kiến Đồng thời cũng chấm dứt gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam Ngày 1-1-1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và ngày 6-1-1946 Tổng tuyển cử được tiến hành trong cả nước để bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước với 350 đại biểu Sự ra đời và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam Đặc biệt, trong hoàn cảnh sự tồn tại của Nhà nước ta trong điều kiện ngàn cân treo sợi tóc càng thấy tầm vóc vĩ đại về năng lực lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật chớp 6 thời cơ để giành chính quyền về tay nhân dân, thiết lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Việc ra đời nhà nước kiểu mới gắn liền với chế độ mới ở Việt Nam Quan trọng hơn, dân tộc Việt Nam chỉ có thể giữ vững được quyền độc lập dân tộc dưới sự quản lý của Nhà nước mới được Đảng và nhân dân ta thiết lập nên Khách quan về lịch sử cho thấy chế độ mới, Nhà nước kiểu mới và Đảng ta gắn bó với nhau trong một thể thống nhất Nhờ thể thống nhất này mà dân tộc Việt Nam đã viết tiếp được những trang sử vàng chói lọi trong các giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của dân tộc 1.3 Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam: 1.3.1 Khái quát về hệ thống chính trị ở Việt Nam: Xem xét mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng ở Việt Nam gắn liền với việc xem xét mối quan hệ đó trong một chỉnh thể của hệ thống chính trị Việt Nam Thực tế ở Việt Nam, hệ thống chính trị mới được hình thành từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó, sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Cùng với sự phát triển của xã hội mới, hệ thống chính trị ở nước ta ngày càng phát triển, hoàn thiện và là nhà nước mang tính chất xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mục tiêu của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các hiến pháp, hiện nay là trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 (ban hành ngày 28/11/2013) và các đạo luật khác của Nhà nước ta Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta được quy định bởi các nguyên tắc chủ yếu như tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa… Hiện nay, hệ thống chính trị ở 7 nước ta bao gồm các thiết chế như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay có sự thống nhất về lợi ích và mục tiêu hoạt động Sự thống nhất của hệ thống chính trị Việt Nam bắt nguồn từ sự thống nhất kinh tế, chính trị và tư tưởng trong xã hội ta Các thiết chế của hệ thống chính trị nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có chức năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò nhất định của mình, nhưng đều nhằm mục đích phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay mang tính dân chủ Dân chủ vừa là mục tiêu và động lực, vừa là phương thức vận hành của hệ thống chính trị Các thiết chế chính trị cấu thành của hệ thống chính trị đều là những thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đó là những tổ chức chính trị, pháp lý và chính trị - xã hội được lập ra nhằm thực hiện lợi ích của nhân dân Các tổ chức này được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa đảm bảo sự thống nhất, vừa tạo điều kiện để tổ chức phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các chức năng của tổ chức mình Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải cách và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội Hệ thống chính trị ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm,bản chất, quy luật hình thành và phát triển của chế độ xã hội mới, chế độ do nhân dân lao động là chủ và làm chủ Vì vậy, để làm tốt nhiệm vụ trên, đòi hỏi cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng ở Việt Nam 1.3.2 Mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng ở Việt Nam theo các giai 8 ... nước, đồng thời làm rõ vai trò tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ ( thiết chế trị hệ thống trị) việc tham gia xây dựng hệ thống trị sở NỘI DUNG I MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. .. xã hội Để làm tốt nhiệm vụ trên, đòi hỏi cần phải giải tốt mối quan hệ Nhà nước Đảng Việt Nam Với nội dung “ Mối quan hệ Đảng Nhà nước giai đoạn nay; vai trò tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ tham gia. .. LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Về Nhà nước, Đảng trị thực trạng chung mối quan hệ Nhà nước? ?ảng trị

Ngày đăng: 15/11/2022, 15:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan