1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

22 đề thi Tư tưởng HCM

60 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 326,5 KB

Nội dung

Tổng hợp 22 đề thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và lời giải ngắn gọn dễ hiểu cho các bạn sinh viên.

Trang 1

Đề 1

câu 1: Nêu đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu môn học tư tưởng HCM câu 2: nêu mục tiêu ,động lực của chủ nghĩa xã hội của VN

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sảnTTHCM

- Nghiên cứu quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễnCMVN

Phương pháp nghiên cứu

1 Cơ sở phương pháp luận

a Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học

Phải đứng trên lập trường, phương pháp luận của CN Mác lenin và quna điểm đường lốicủa ĐCSVN

Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học có định hướng chính trị khi nghiên cứu TT HCM

b Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn

HCM luôn bám sát thực tiễn CM dân tộc và thế giới, lấy thực tiễn VN làm điểm xuất phát,coi trọng tổng kết thực tiễn

HCM coi trọng kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm: “ thực tiễn khong

có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan; lý luận màkhông liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

c Quan điểm lịch sử - cụ thể

Đặt những quan điểm, luận điểm của HCM vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định

Những quan điểm của HCM còn được tìm trong cuộc sống, trong những việc làm cụ thểdiễn ra trong một không gian và thời gian nhất định

TTHCM là sản phẩm của một thời kì lịch sử cụ thể nên cũng chịu sự chế ước của chính bảnthân lịch sử đó Do đó, TTHCM cần phải được bảo vệ và phát triển trong những điều kiệnmới

d Quan điểm kế thừa và phát triển

Kế thừa và phát triển TTHCM phải giữ đúng nguyên tắc, đúng mục đích, không bám giữcâu chữ, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc

Vận dụng và phát triển TTHCM là vận dụng phương pháp của Người, TTHCM cần được

bổ sung và phát triển trong sự nghiệp đổi mới

e Quan điểm toàn diện và hệ thống

Phải luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các nội dung khác nhau trong hệthống tư tưởng đó và phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ vàCNXH

g Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo CM của HCM

Nghiên cứu TTHCM không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết, bài nói mà còn coi trọnghoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn CM dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng doNgười đứng đầu

2 Các phương pháp cụ thể

Giữa phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫnnhau, phương pháp phải trên cơ sở vận dụng của bản thân nội dung, nội dung nào phương phápđấy

Trang 2

=> Ngoài các nguyên tắc phương pháp luận chung, với một nội dung cụ thể cần phải vận dụngmột phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp

Trong đó, việc vận dụng phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quy trìnhphát sinh, tồn tại, phát triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm rađược cái bản chất vốn có cảu sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức cần thiết

Câu 2:

Trong TTHCM, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dântộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rấttriệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta

Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dânchủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong kháng chiếngiải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến,đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa

xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấukhổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" Cuộcchiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân" Về chủnghĩa xã hội, HCM không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh,một công thức bất biến Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chínhtrị, văn hóa khách quan Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất Theo Người: "Nói một cáchtóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bầncùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủnghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa

xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp Người dạy xâydựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quyluật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránhgiáo điều, rập khuôn máy móc Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểmcủa Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo

ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản

là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay" Vì vậy, không chỉ trong lý luận vềđấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ranhững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ ChíMinh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa làđộng lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người

ĐỀ 2

Câu 1: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Câu 2: Muốn xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần làm gì?

Câu 1.cơ sở hình thành TT HCM

Cơ sở khách quan

a Bối cảnh lịch sử hình thành TT HCM

- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỉ XIX đầu TK XX

Trong nước, Thực dân Pháp xâm lược, con đường lãnh đạo bị khủng hoảng

Thế giới:

Trang 3

+ CN đế quốc trở thành kẻ thù chung của nhân dân tổ quốc

+ Phong trào CM thế giới phát triển, đỉnh cao là thắng lợi của CM T10 Nga năm 1917

=> Mở ra trước mắt họ thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc

b Những tiền đề tư tưởng, lý luận

* Giá trị truyền thống dân tộc

Tinh thần yêu nước, ưa chuộng hòa bình, tinh thần tương thân tương ái,… trong đó CN yêunước truyền thống là tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo vàlòng dũng cảm của con người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc Truyềnthống lạc quan yêu đời…

* Tinh hoa văn hóa nhân loại:

- Tinh hoa văn hóa phương Đông

+ Nho giáo: Cùng với sự hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM biết chắt lọc lấy những cái

gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, QuảnTử…

Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo Đó là các triết lí hoạt động, tư tưởng nhậpthế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết línhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học

+ Về Phật giáo, HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng sâu sắc các tư tưởng

vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân… là nếp sống có đạođức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phânbiệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng “ nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”;

là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vàocuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc…

+ Tinh hoa văn hóa phương Tây

Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc CM ở Pháp và ở Mỹ Người tiếp tụcđọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng nhưVonte, Rút xô, Mông tét x ki ơ Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền vàdân quyền của Đại CM Pháp, các giá trị về quyền sống quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúccủa Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776

= > Trên hành trình cứu nước, HCM đã tự biết làm giàu từ trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ cảuthời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩlựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển

* CN Mác lê nin: là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TT HCM

Câu 2

- Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến

+ Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết và tuyên đọc trong cuộc mít tinh lớn tại thủ đô HàNội ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới, đồng thời đảm bảo địa vị hợppháp của Chính phủ lâm thời

+ Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách

là “Cúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ

Trang 4

- Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật vàphải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.

+ Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vàonhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ Pháp luật là bà đỡ của dân chủ Hồ ChíMinh viết: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”

+ Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho phápluật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước vàtrong nhân dân Theo Người, công bố luật chưa phải là mọi việc đã xong, phải tuyên truyềngiáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt

+ Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển vănhóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc củaNhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức

+ Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải lo “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biếtdùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”(10) “Lúc dân biết và dám phê bình ngườilãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao”

Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát côngviệc của Chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việctuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp Người viết: “Cácbạn là những người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương

“Phụng công, thủ pháp chí công, vô tư”, cho nhân dân noi theo”(11)

- Để tiến tới một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực, phải nhanh chóng đào tạo,bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ vănhóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Trong việc dùng cán bộ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái

Trang 6

Đê 2câu 1:phân tích quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng tư tưởng hồ chí minh?câu 2 phân tích xây dưng đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ?

Câu 1: 1 Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

- Tiểu sử HCM: HCM( lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành)sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dânsâu sắc Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu,đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị- xã hội của cụPhó bảng, đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn TấtThành

Cuộc sống của mẹ- bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của NguyễnSinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người

- Tận mắt chứng kiến cảnh thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta và thái độ hèn nhátcủa triều đình nhà Nguyễn

- Không đồng tình với đường lối lãnh đạo của các tiền bối

2 Thời kì 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

- 1911: NT Thành ra đi tìm đường cứu nước sang phương Tây Đó là việc làm mới mẻ chưa

có tiều lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối

- 1919: NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc xây đòi chính phủPháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân VN Bản yêu sách đã vạchtrần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tìnhhình VN và Đông Dương

- Trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc bản sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin tháng 7 năm 1920

- 12/ 1920 tham gia thành lập ĐCS Pháp trở thành người cộng sản đầu tiên, đánh dấu bướcchuyển biến về chất trong tư tưởng NAQ

3 Thời kì 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN

Đây là thời kì NAQ hoạt động sôi nổi nhất cả về thực tiễn và lí luận để tiến tới thành lậpĐCSVN

- Về hoạt động thực tiễn:

+ Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa

+ Ra báo : “ Người cùng khổ”

+ Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản

+ Thành lập Hội VN CM Thanh niên

+ Xuất bản báo Thanh niên

+ Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản và thành lập ra ĐCSVN ngày 3-2-1930

- Về hoạt động lí luận:

+ NAQ viết nhiều tác phẩm: bản án chế độ TD Pháp ( 1925) ; đường cách mệnh (1927);cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng( chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trìnhtóm tắt- 1930)

+ Nội dung chung của những tác phẩm này:

_ Bản chất của CN thực dân là “ ăn cướp” và “ giết người”

_ CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường CM vô sản và là một bộphận của CM vô sản thế giới

Trang 7

_ CM giải phóng dân tộc ở thuộc đại và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khítvới nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau.

_ CM thuộc địa trước hết là một cuộc “ dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm,giành độc lập, tự do

_ Nhân dân là lực lượng đông đảo nhất trong XH

_ CM muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo

_ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người

4 Thời kì 1930-1945 : Vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường CM

- Cuối những năm 20 đầu những năm 30 của TK XX, quốc tế cộng sản bị chi phối nặng bởikhuynh hướng “ tả”

- Do không nắm được thực tế ở các nước thuộc đại nên quốc tế cộng sản đã phê phán NAQ

có tư tưởng “ tả khuynh” và thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt Nhưng HCM vẫn kiên trìgiữ vững quan điểm của mình

- Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của người là đúng, tháng 7 / 1935, ĐH quốc tế cộngsản đã phê phán khuynh hướng tả trong phong trào cộng sản quốc tế

- Năm 1936, Đảng ta đã chủ trương trở về với TT HCM và từ năm 1936 đặt vấn đề giảiphóng dân tộc lên hàng đầu

- Năm 1941, HCM trở về T Quốc và chủ trì Hội nghị TW lần thứ VIII đặt vấn đề giảiphóng dân tộc lên trên hết

- 2-9-1945: Người đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN DCCH

5 Thời kì 1945-1946 : TT HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện

+ Giai đoạn 1945-1946: chủ trương

_ Củng cố chính quyền CM non trẻ

_ Diệt giặc đói, giặc dốt

_ Khắc phục nạn tài chính thiếu hụt

_ Chuẩn bị điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kì

_ Thực hiện sách lược đối ngoại mềm dẻo, thêm bạn, bớt thù

+ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954)

TT HCM đã bổ sung và phát triển

_ Đường lối chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

_ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

_ Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

_ Xây dựng đạo đức CM

_ HCM lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954)

+ Giai đoạn 1954- 1969 (kháng chiến chống Mỹ)

TT HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống quan điểm, lí luận vềCMVN

_ Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN

_ Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

_ Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền Bắc, Nam

_ Xây dựng ĐCS trong điều kiện Đảng cầm quyền

_ Phát triển kinh tế, văn hóa

_ Củng cố, tăng cường, đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế

Câu 2:

- Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận:

Trang 8

Dựa vào lí luận CM và khoa học của CN Mác lê nin theo hcm CN Mác lê nin trở thànhcốt, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của ĐCSVN

Lưu ý trong quá trình tiếp nhận và vận dụng CN Mác lênin

+ Việc học tập và nghiên cứu, tuyên truyền CN Mác leenin phỉa phù hợp với từng đốitượng

+ Vận dụng phải phù hợp với hoàn cảnh

+ Trong quá trình hoạt động Đảng phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt củacác ĐCS khác đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho CN Máclênin

- Xây dựng Đảng về chính trị

Xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện kiên quyết, xây dựng

và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị…

Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh,đường lối chiến lược phương hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như sách lược và quy địnhnhững mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như của từng giai đoạn

Vừa giáo dục đường lối, chính trị của Đảng, thông tin cho cán bộ, đảng viên để họ luôn kiênđịnh lập trường, giữ vững bản chất chính trị trong mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo nguy cơsai lầm về đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ quốc…

- xây dựng đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

* hệ thống tổ chức của Đảng: hệ thống tổ chức của đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặtchẽ, có tính kỷ luật cao Sức mạnh của các tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ

tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng

* Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:

+ tập trung dân chủ: là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng…

+ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ thái độ và phương pháp tự phê bình và phê bình

+ kỷ luật nghiêm minh tự giác

+ đoàn kết thống nhất trong đảng

* Cán bộ , công tác cán bộ của Đảng:

HCM có hệ thống quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ

+ cán bộ có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp CM, cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, làkhâu trung gian nối đảng, nhà nước với nhân dân:mọi việc thành hay bại là do cán bộ tốt haykém, người cán bộ phải đủ đức, đủ tài

+ Chú ý khâu tuyển chọn, chính sách đối với cán bộ

Trang 9

Đề 3Câu 1: Văn hóa và tính chất văn hóa trong tu tưởng HCMcâu 2 : Trong các luận điểm về giải phóng dân tộc thì luận điểm nào của HCM là sáng tạo

Tính chất: Tính chất của nền văn hoá mới được hiểu như đặc điểm riêng của nền văn hoá mới

Bác Hồ quan tâm tới việc xây dựng nền văn hoá mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàngđầu của cách mạng Đặc điểm chung nhất của nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh làxua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lêncuộc sống của nhân dân ta Văn hoá mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh thần cần, kiệm,liêmchính, tự dotín ngưỡng, không hút thuốc phiện; là chống giặc dốt

* Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ ,nền văn hoá mới là nền văn hoá dân chủ mới, đồngthời là nền văn hoá kháng chiến Nền văn hoá đó có ba tính chất : dân tộc - khoa học - đạichúng

- Tính chất dân tộc: là cái “ cốt”, cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoá dân tộc

Nó phân biệt , không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác Nó là “ căn cước” của một

Cốt cách dân tộc không phải “ nhất thành bất biến”, mà nó có sự phát triển , bổ sung những tinh

- Tính chất khoa học: là nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại Đó

là hoà bình, độc lập dân tộc , dân chủ và tiến bộ xã hội Nền văn hoá mới phải phục vụ trào lưuđó

- Tính chất đại chúng : là nền văn hoá phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm

Đó là nền văn hoá do đại chúng nhân dân xây dựng

* Trong thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, thời kì đầu, Bác nói tính chất nền văn hoá mớiphải : “ xã hội chủ nghĩa về nội dung, dân tộc về hình thức” Từ Đại hội III (9-1960), Người có

Trang 10

bước phát triển trong tư duy lí luận khi khẳng định nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung

- Nội dung xã hội chủ nghĩa : thể hiện tính tiên tiến - khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoavăn hoá nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hoá của tư tưởng thời đại

- Tính chất dân tộc: biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dântộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của

Câu 2: luận điểm quan trọng nhất là:

CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc

a CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo

- HCM khẳng định, khi CNTB phát triển thành CN đế quốc thì nguồn sống của nó là cácnước thuộc địa Vì vậy, quốc tế cộng sản và các ĐCS phải quan tâm đến CM thuộc địa

- CM thuộc địa cso tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống CN đế quốc, CNthực dân, không được khinh thường CM ở thuộc địa

Theo HCM, nhân dân các dân tộc thuộc địa hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để tạo thành mộtliên minh phương Đông tương lai, liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của CM vôsản”

- HCM khẳng định: công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗlực tự giải phóng “ phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình”

b Quan hệ giữa CM thuộc địa với CM vô sản ở chính quốc

“Hình ảnh con đỉa hai vòi được NAQ sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa CM giải phóng dân tộc

ở thuộc địa với CM vô sản ở chính quốc”

Do nhận thức đúng thuộc địa là 1 khâu yếu của CN đế quốc, do đánh giá đúng của CN yêunước và tinh thần dân tộc, HCM cho rằng:“CM thuộc địa ko những ko phụ thuộc vào CM vôsản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước Họ có thể giúp đỡ những anh em mình ởphương Tây…”

Trang 11

Đê 4:Câu 1: Tư tưởng Tư tưởng HCM là gi ? Đối tượng nghien cứu và nhiệm vụ của mon học tư

- Định nghĩa đã phản ánh:

+ Bản chất CM khoa học của TT HCM: đó là hệ thống các quan điểm lý luận, các vấn đề

có tính quy luật của CMVN

+ Nội dung cơ bản nhất của TTHCM: CN Mác leenin, tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại + Sự thống nhất biện chứng trong TT HCM giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giảiphóng giai cấp và giải phóng con người

Câu 2:

Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Người nói: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tạigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”

Người cho rằng, làm CM là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rấtnặng nề

Đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo, HCM luôn đặt đạo đức bêncạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế

Đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực Tài là thể hiện

cụ thể của đức trong hiệu quả hành động

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chấtdồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ởphẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình,chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực

Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loàingười không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của CM VS, mà còn do những phẩm chấtđạo đức cao quý làm cho CN cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch

Quan điểm về những nguyên tắc đạo đức mới

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:

Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức CM Nói điđôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm mộtnẻo, thậm chí nói mà không làm

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông Nói đi đôi vớilàm phải gắn liền với nêu gương đạo đức

Trang 12

HCM cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đứcmới, đạo đức CM phải đặc biệt chú trọng “ đạo làm gương”.

- Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Trongđời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng- sai, cái đạo đức và vô đạo thường đanxen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗicon người

Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sốnghàng ngày HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và CM, đạo đức mới chỉ có thể đượcxây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CN đế quốc, chống những thói quen,tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức CM là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc,hạnh phúc của nhân dân Chỉ có trong hành động, đạo đức CM mới bộc lộ rõ những giá trị củamình

Trang 13

Đề 5:

Câu 1: phân tích quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược trồng người?Câu 2:trong điều kiện hiện nay,khi vận dụng tư tưởng HCM về xay dựng CNXH và con đườngquá độ lên CNXH ở VN tập trung giải quyết những vấn đề gi?Câu 1:

Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược “ trồng người”

a Quan điểm của HCM về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CM

- “ Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

- Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, họ là những người tài năng,trí tuệ và sáng tạo Vì vậy, nhân dân là yếu tố quyết định thành công của CM

* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CM, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân

tố con người

- Con người là mục tiêu của CM

+ Khi đất nước còn nô lệ thì mục tiêu của CM trước hết là giải phóng dân tộc, giành độclập dân tộc

+ Khi đã có chính quyền thì mục tiêu cảu CM phải hướng vào việc giải quyết vấn đề ăn, ở,mặc, đi lại cho nhân dân

+ Con người là mục tiêu của CM nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đềuphải vì lợi ích chính đáng của con người

- Con người là động lực của CM

+ Theo HCM, động lực của CM là toàn thể dân tộc, là cả dân tộc, nhưng trước hết là giaicấp công nhân và nông dân

+ Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người đượcgiác ngộ, có trí tuệ và bản lĩnh, có văn hóa và đạo đức

Con người chỉ là động lực khi được hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo Vì vậy, cần có sự lãnhđạo của Đảng

+ Giữa con người mục tiêu và con người động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau + Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức- đóchính là chủ nghĩa cá nhân, vì từ chủ nghĩa cá nhân sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh khác…

b Quan điểm của HCM về chiến lược “ trồng người”.

- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của CM

HCM nói: “ Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người CNXH”, nghĩa là:

+ Ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có phẩm chất cơ bản, tiêu biểucho con người mới XHCN để làm gương lôi cuốn XH Công việc này là lâu dài

+ Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng CNXH Đây là mốiquan hệ biện chứng giữa “ xây dựng CNXH” và “ con người XHCN”

+ Con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau:

Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống

Hai là, hình thành những phẩm chất mới như có tư tưởng, đạo đức XHCN, có trí tuệ và bảnlĩnh để làm chủ, có tác phong XHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Trang 14

Theo HCM, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nó vừa nằm trongchiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vừa nằm trong chiến lược giáo dục, đào tạo + Để thực hiện chiến lược “ trồng người” có nhiều biện pháp nhưng giáo dục đào tạo làbiện pháp quan trọng bậc nhất.

+ Nội dung giáo dục phải toàn diện cả đức- trí- thể - mỹ lí tưởng, tình cảm CM, lối sốngXHCN

+ Phương châm giáo dục là phải kết hợp giữa nhận thức với hành động, lời nói với việclàm

+ Trồng người là công việc trăm năm, không được nóng vội, cũng không phải tùy tiện có

ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lênCNXH

Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và trithức do ĐCS lãnh đạo

+Trong lĩnh vực kinh tế:

Bao gồm các mặt: Lực lượng SX, quan hệ SX, cơ chế quản lí kinh tế

Cơ cấu nông công nghiệp, lấy NN làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệplàm cầu nối tốt các ngành SX XH, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân

Kinh tế vùng lãnh thổ thì yêu cầu phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nôngthôn đặc biệt ở các vùng núi, hải đạo tạo điều kiện không ngừng cải thiện nâng cao đời sốngcủa đồng bào, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước

Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lênCNXH

+ Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội

Nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục,khoa học kĩ thuật trong XH XHCN

Nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trongđời sống XH

Trang 15

Đề 6

Câu 1: nêu các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng HCMCâu 2: nêu các nguyên tắc xây dựng Đảng theo tư tưởng HCM

Câu 1: nêu các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng HCMM

1 Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

- Tiểu sử HCM: HCM( lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành)sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Cụ Phó bảngNguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dânsâu sắc Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu,đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị- xã hội của cụPhó bảng, đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn TấtThành

Cuộc sống của mẹ- bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của NguyễnSinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người

- Tận mắt chứng kiến cảnh thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta và thái độ hèn nhátcủa triều đình nhà Nguyễn

- Không đồng tình với đường lối lãnh đạo của các tiền bối

2 Thời kì 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

- 1911: NT Thành ra đi tìm đường cứu nước sang phương Tây Đó là việc làm mới mẻ chưa

có tiều lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối

- 1919: NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc xây đòi chính phủPháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân VN Bản yêu sách đã vạchtrần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tìnhhình VN và Đông Dương

- Trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc bản sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin tháng 7 năm 1920

- 12/ 1920 tham gia thành lập ĐCS Pháp trở thành người cộng sản đầu tiên, đánh dấu bướcchuyển biến về chất trong tư tưởng NAQ

3 Thời kì 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN

Đây là thời kì NAQ hoạt động sôi nổi nhất cả về thực tiễn và lí luận để tiến tới thành lậpĐCSVN

- Về hoạt động thực tiễn:

+ Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa

+ Ra báo : “ Người cùng khổ”

+ Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản

+ Thành lập Hội VN CM Thanh niên

+ Xuất bản báo Thanh niên

+ Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản và thành lập ra ĐCSVN ngày 3-2-1930

- Về hoạt động lí luận:

+ NAQ viết nhiều tác phẩm: bản án chế độ TD Pháp ( 1925) ; đường cách mệnh (1927);cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng( chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trìnhtóm tắt- 1930)

+ Nội dung chung của những tác phẩm này:

Trang 16

_ Bản chất của CN thực dân là “ ăn cướp” và “ giết người”.

_ CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường CM vô sản và là một bộphận của CM vô sản thế giới

_ CM giải phóng dân tộc ở thuộc đại và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khítvới nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau

_ CM thuộc địa trước hết là một cuộc “ dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm,giành độc lập, tự do

_ Nhân dân là lực lượng đông đảo nhất trong XH

_ CM muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo

_ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người

4 Thời kì 1930-1945 : Vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường CM

- Cuối những năm 20 đầu những năm 30 của TK XX, quốc tế cộng sản bị chi phối nặng bởikhuynh hướng “ tả”

- Do không nắm được thực tế ở các nước thuộc đại nên quốc tế cộng sản đã phê phán NAQ

có tư tưởng “ tả khuynh” và thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt Nhưng HCM vẫn kiên trìgiữ vững quan điểm của mình

- Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của người là đúng, tháng 7 / 1935, ĐH quốc tế cộngsản đã phê phán khuynh hướng tả trong phong trào cộng sản quốc tế

- Năm 1936, Đảng ta đã chủ trương trở về với TT HCM và từ năm 1936 đặt vấn đề giảiphóng dân tộc lên hàng đầu

- Năm 1941, HCM trở về T Quốc và chủ trì Hội nghị TW lần thứ VIII đặt vấn đề giảiphóng dân tộc lên trên hết

- 2-9-1945: Người đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN DCCH

5 Thời kì 1945-1946 : TT HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện

+ Giai đoạn 1945-1946: chủ trương

_ Củng cố chính quyền CM non trẻ

_ Diệt giặc đói, giặc dốt

_ Khắc phục nạn tài chính thiếu hụt

_ Chuẩn bị điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kì

_ Thực hiện sách lược đối ngoại mềm dẻo, thêm bạn, bớt thù

+ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954)

TT HCM đã bổ sung và phát triển

_ Đường lối chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

_ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

_ Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

_ Xây dựng đạo đức CM

_ HCM lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954)

+ Giai đoạn 1954- 1969 (kháng chiến chống Mỹ)

TT HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống quan điểm, lí luận vềCMVN

_ Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN

_ Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

_ Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền Bắc, Nam

_ Xây dựng ĐCS trong điều kiện Đảng cầm quyền

_ Phát triển kinh tế, văn hóa

Trang 17

_ Củng cố, tăng cường, đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế.

Câu 2: nêu các nguyên tắc xây dựng Đảng theo tư tưởng HCM

- Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận:

Dựa vào lí luận CM và khoa học của CN Mác lê nin theo hcm CN Mác lê nin trở thànhcốt, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của ĐCSVN

Lưu ý trong quá trình tiếp nhận và vận dụng CN Mác lênin

+ Việc học tập và nghiên cứu, tuyên truyền CN Mác leenin phỉa phù hợp với từng đốitượng

+ Vận dụng phải phù hợp với hoàn cảnh

+ Trong quá trình hoạt động Đảng phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt củacác ĐCS khác đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho CN Máclênin

- Xây dựng Đảng về chính trị

Xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện kiên quyết, xây dựng

và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị…

Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh,đường lối chiến lược phương hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như sách lược và quy địnhnhững mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như của từng giai đoạn

Vừa giáo dục đường lối, chính trị của Đảng, thông tin cho cán bộ, đảng viên để họ luôn kiênđịnh lập trường, giữ vững bản chất chính trị trong mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo nguy cơsai lầm về đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ quốc…

- xây dựng đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

* hệ thống tổ chức của Đảng: hệ thống tổ chức của đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặtchẽ, có tính kỷ luật cao Sức mạnh của các tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ

tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng

Trang 18

Ở nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, các cơ quan nhà nước , do dân tổ chức rathực hiện ý chí nguyện vọng của dân, tức là làm công bộc, lo toan gánh vác công việc chungcho dân chứ không phải làm quan cách mạng mà áp bức dân Thể chế dân chủ cộng hoà đã làmthay đổi tận gốc quyền lực chính trị và thực hiện quyền lực chính trị, nhân dân được đặt ở vị trícao nhất Nhà nước không bị coi là công cụ thống trị như trong thời kỳ đế quốc phong kiến Nhà nước của dân tức là nhà nước của toàn thể nhân dân việt Nam quyền lực chính trị thuộc vềtất cả nhân dân Nhân dân có quyền bầu ra các địa biểu của mình và uỷ quyền cho họ gánh váccông việc chung của đất nước Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước Trong nhà nước củadân, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật

Nhà nước do dân nghĩa là nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, do dânủng hộ giúp đỡ, do dân đóng thuế để xây dựng nhà nước, do dân phê bình xây dựng HCM yêucầu cán bộ nhà nước phải dựa vào dân, phải lấy dân làm gốc, liên hệ chặt chẽ với dân, lắngnghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân Nếu chính phủ làm hại dân thì dân cóquyền đuổi chỉnh phủ"

Nhà nước vì dân đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không đặcquyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sứclàm Viẹc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh"

Theo HCM, việc đáp ứng nhu cầu lợi ích của nhân dân là tiêu chí số một để đánh giá hiệu quảhoạt động của nhà nước Muốn đạt được mục đích cao cả đó, nhà nước phải thật sự trong sạch;nếu cán bộ nhà nước bị thoái hoá, biến chất thì nhà nước đó trượt ra khỏi quỹ đạo dân chủ nhândân, trở thành thế lực đối lập với nhân dân

Trang 19

Bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm thực tiễn, HCM đã phát hiện và cảnh báo ngay từ rấtsớm những căn bệnh có thể phát sinh, làm biến dạng tha hoá nhà nướcnhư trái phép, cậy thế, hủhoá, chia rẽ Người gọi những căn bệnh đó là giặc " nội xâm" hết sức nguy hiểm, gây hậu quảnghiêm trọng, làm xói mòn niêm tin của nhân dân, làm cho dân xa nhà nước

Vì thế, chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước luôn đựocHCM quan tâm

HCM cũng đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa nhân dân là người làm chủ đất nước vớicán bộ nhà nước vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân Người nói: "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có chính phủ thì nhândân không ai dẫn đường" Trong di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực sự làngười lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Cán bộ phải vừa có đức, vừa cótài, vừa hiền lại vừa minh, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước

Câu 2:Phân tích sinh viên học tập phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sv hiện nay

Đã có một bộ phận sv phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mấy phương hướng phấn đấu, ko có chí lậpthân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ

ơ với gia đình và XH…

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

HCM ko chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vô song

Nội dung cơ bản:

Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Chủ tịch HCM là con người VN đẹp nhất và là một trong những con người đẹp nhất của thờiđại

Tấm gương vì nước, vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng

XH, giải phóng con người của HCM đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận vàkính phục

Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước

vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư

Là lãnh tụ CM, HCM luôn coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọngcầu kì, suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao vàtranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoa dung và nhân hậu với con người

HCM có tình thương bao la đối với con người Tình thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đốivào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân

Với tình thương yêu bao la, HCM dành tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đauriêng.Người nói, “ mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗiđau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”

Trang 20

Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của HCM bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, nên có sứcmạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri Ở HCM, thương người làmột tình cảm lớn.

Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

Cuộc đời CM của HCM là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ Song, nhờ ý chí vànghị lực tinh thần to lớn, HCM đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách,gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm của mình Ngườilàm thơ để tự răn:

“ Muốn nên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao”

Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách HCM

câu 1: phân tích quan điểm HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM

- Trung với nước, hiếu với dân

+ Trung với nước thì phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốtđời phấn đấu cho CM, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết

+ Hiếu với dân thì phải thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải lấy dân làm gốc,phải tin dân, thương dân có trách nhiệm với dân

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người

+ Cần là cần cù, siêng năng, không lười nhác, ỷ lại Lao động có kế hoạch, hiệu quả, chấtlượng với tinh thần tự giác, tự lực

+ Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… của dân, của nước và của bản thân.Không xa xỉ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù…

+ Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, phải trong sạch, không tham lam tiền của,địa vị, danh tiếng Chỉ nên có 1 thứ ham, đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ

Trang 21

* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

- Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, không có tình yêuthương con người thì không thể làm CM được

- HCM yêu thương những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức

Yêu mến quý trọng đồng bào, đồng chí, anh em, bạn bè

Đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng, rộng rãi với mọi người

- Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo Yêu thương con người phải bằng hành động cụ thể: giải phóng cho con người, đem lại cơm

no áo ấm cho mọi người

* Có tinh thần quốc tế trong sáng

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng, hiểubiết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, vwosi tất cả các dân tộc vànhân dân các nước… HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bểđều là anh em

câu 2: phân tích tư tưởng HCM về những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoạt động của Mặt

HCM còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điềukiện Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra các quy luật khách quancủa sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạoMặt trận thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổchức chính trị nào trong Mặt trận có thể làm được Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóngdân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Ngoài lợi ích củagiai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VN DCCH là độc lập, tự do, hạnh phúc Các tiêu chínày được Đảng và Chủ tịch HCM cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi thời kì lịch sử

- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

HCM nhấn mạnh phương châm “ cầu đồng tồn dị” – lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cáikhác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: “ đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cườngđoàn kết

Trang 22

Câu 1: Nêu vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa trong tt HCM

a Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội

- Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng

Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chínhcủa đời sống và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau

+ Trong đó, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Ngược lại,chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển Người nói: "Xã hội thế nào thì vănhoá thế ấy Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhândân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được" +Phải tiếnhành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền,

từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển

+ Trong quan hệ với kinh tế thì, kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựngvăn hoá Cho nên, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện choviệc xây dựng và phát triển văn hoá Kinh tế phải đi trước một bước

- Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụnhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, nó đóng vai trò như một động lực tolớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển Người khẳng định: "Trình độ văn hoá của nhân dânlên cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cầnthiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh"2

+ "Văn hoá ở trong chính trị" tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cáchmạng, kháng chiến và xây dựng CNXH

+ "Văn hoá ở trong kinh tế" tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh

c Quan điểm về chức năng của văn hoá

- Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp

Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người Tưtưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp Chức năng cao quýnhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp chonhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗingười

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hoá toàn quốc (24 - 11 - 1946), Hồ Chí Minh nêu rõ:Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do Đồng thời, văn hoáphải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi íchriêng

Trang 23

+ Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội

+ Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tínhtrung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ

"giặc nội xâm"

- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

+ Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân.Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác củađời sống Người nói: "mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình phải có kiến thức mới để

có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữquốc ngữ"

+ Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùngĐảng "biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnhphúc" Đó cũng là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà

- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng conngười tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân vàphong tục tập quán của cả cộng đồng Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh

đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng.Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoáphải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường choquốc dân đi

Câu 2: Phân tích nhiệm vụ và ý nghĩa việc học tập, nghiên cứu tt HCM

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ các nội dung:

- Cơ sở ( khách quan và chủ quan) hình thành TT HCM

- Các giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM

- Nội dung, bản chất CM, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống TT HCM

- Vai trò, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của TT HCM đối với CMVN

- Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển TT HCM qua các giai đoạn của Đảng và NN

- Các giá trị tư tưởng, lý luận của HCM đối với kho tàng tư tưởng, lý luận CM thế

giới của thời đại

y nghia

1.Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của HCM về vấn đề

cơ bản của CMVN làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TTHCM đối vớiđời sống CMVN, làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong dời sốngtinh thần của thế hệ trẻ nước ta

Thông qua học tập nghiên cứu TT HCM để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên,thanh niên lậptrường, quan điểm CM trên nền tảng CN Mác lenin, TT HCM; kiên định mục tiêu độc lập dântộc gắn liền với CNXH; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo

Trang 24

vệ CN Mác lênin, TTHCM; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và NN ta,biết vận dụng TT HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

2 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức CM và rèn luyện bản lĩnh chính trị

TT HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất CM cho cán bộ, đảng viên và toàn dân biếtsống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu Học tập TT HCM giúp nâng caolòng tự hào về Người, về ĐCS, về tổ quốc VN, tự nguyện: “ Sống, chiến đấu, lao động và họctập theo gương Bác Hồ vĩ đại’’ Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên vận dụng vào cuộcsống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực vàhiệu quả cho sự nghiệp CM theo con đường mà HCM và Đảng ta đã lựa chọn

Câu 1: Phân tích bản chất và đặc trưng của CNXH ở Việt Nam

* Quan niệm của HCM về CNXH ở VN:

- Quan niệm tổng quát: HCM coi CNXH, CN cộng sản:

+ Là một chế độ XH hoàn chỉnh trong đó con người được phát triển toàn diện

+ Là con đường giải phóng nhân loại và mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhândân

- Trên một số mặt nào đó của CNXH ( chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…)

- Nhấn mạnh mục tiêu của CNXH

- Xác định động lực xây dựng CNXH

* Những đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN

- Về chính trị:

+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ Nhân dân lao động là chủ và làm chủ

“ chế độ XHCN và cộng sản CN là chế độ nhân dân lao động làm chủ”

+ NN của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liênminh công nhân – nông dân – lao động trí óc do ĐCS lãnh đạo

+ CNXH là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân đểđưa lại quyền lợi cho nhân dân

- Về kinh tế:

+ Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật

+ Có lực lượng SX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu SX chủ yếu

+ Sức SX luôn phát triển, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, kĩ thuật để tạo

ra năng suất lao động ngày càng cao

+ Đối với vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao

- Về xã hội: đó là một chế độ XH:

+ Không còn áp bức, bóc lột, bất công

+ Thực hiện chế độ sở hữu XH về tư liệu SX

+ Thực hiện phân phối theo lao động

+ Được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lí : “ Một XH bình đẳng, nghĩa là aicũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít,không làm không hưởng”

- Về văn hóa, đạo đức: đó là một chế đọ XH

Trang 25

+ Phát triển cao về văn hóa và đạo đức

+ Có quan hệ XH lành mạnh, công bằng, bình đẳng

+ Không còn bóc lột, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và trí óc, giữa thành thị

và nông thôn

+ Con đường được giải phóng về mọi mặt, có điều kiện

Câu 2: Phân tích quan điểm " giải phóng dân tộc cần được thực hiện bằng con đường bạo lựccách mạng" Liên hệ thực tiễn vs VN

Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man cácphong trào yêu nước Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻmạnh đối với kẻ yếu Chưa đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàntoàn Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạolực Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốcvà tay sai, Hồ Chí Minh chorằng: "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giaiấp và của dân tộc, cần dùng bạo lựccách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"3 Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh chorằng bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng Hình thức của bạo lực cách mạng baogồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải "tùy tình hình cụ thể mà quyếtđịnh những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hìnhthức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắnglợi cho cách mạng"4

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết địnhtrong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị củachúng Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị Theo Hồ Chí Minh,các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có

cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang

Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Hồ Chí Minh luôntranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu Người tìm mọi cách ngăn chặn xungđột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ độngđàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc

Việc tiến hành các hội nghị Việt - Pháp và ký các hiệp định trong năm 1946 là thể hiện tưtưởng nhân đạo và hòa bình của Hồ Chí Minh Theo Người, tinh thần thiện chí của Việt Namkhi ký hiệp ước còn giá trị hơn mọi văn bản và lời nói, vì chúng ta bảo đảm những lợi ích tinhthần, văn hóa và vật chất của Pháp, và ngược lại, Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng ta.Một chữ "Độc lập " là đủ để đưa lại một sự tín nhiệm đang cần được khẳng định "Tôi khôngmuốn trở về Hà Nội tay không Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Namnhững kết quả cụ thể với sự cộng tácchắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp"1

Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, Người kiên trì yêu cầu đối phương thi hành Hiệpđịnh Giơnevơ 1954 về Đông Dương, thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nướcnhà

Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng Chỉ khi không còn khả năngthương lượng, hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giànhthắng lợi bằng quân sự, thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiếntranh

Trong khi tiến hành chiến tranh, Người vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình Trongkháng chiếnchống thực dân Pháp, Người nhiều lần gửi thư cho Chính phủ và nhân dânPháp, cho tướng

Trang 26

lĩnh, binh sĩ trong quân đội Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam, cho các chính phủ, cácnhà hoạt động chính trị, văn hóa và nhân dân các nước, vừa tố cáo cuộc chiến tranh xâm lượccủa thực dân Ph Người viết: "Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừngchảy Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ vànhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấuđến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước"2

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người gửi nhiều thông điệp cho các nhà cầm quyền Mỹ,

đề nghị đàm phán hòa bình để kết thúc chiến tranh Khi quân Mỹ tăng cường chiến tranh, mộtmặt Người kêu gọi quân dân ta "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", đồng thời chủtrương vừa đánh vừa đàm để kết thúc chiến tranh

Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhautrong tư tưởng Hồ Chí Minh Người chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người,yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột,nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiênquyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo

vệ hòa bình, vì độc lập tự do

áp, vừa kêu gọi đàm phán hòa bình

Câu 1:phân tích quan điêm của HCM về vai trò,bản chất ĐCS VN?

tư tưởng HCM về vai trò của ĐCSVN

- HCM khẳng định: “ lực lượng của giai cấp công nhân là nhân dân lao động là rất to lớn, vôcùng vô tận Nhưng lực lượng ấy cần được tổ chức và giác ngộ theo 1 đường lối thống nhất,đúng đắn của đảng”

- Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng để nhận rõ tình hình đường lối,phương châm cho đúng Phải có đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân CM thắng lợi rồi, quầnchúng vẫn cần có đảng

- ĐCS ra đời, tồn tại và phát triển là phù hợp với quy luật phát triển của XHCN Ngoài lợi íchcủa GCCN, nhân dân LĐ và dân tộc thì Đảng không có mục đích nào khác

- ĐCSVN- nhân tố quyết định hàng đầu đưa CMVN đến thắng lợi và đã được thực tế chứngminh

tư tưởng HCM về bản chất của ĐCSVN

- ĐCSVN là đảng của GCCN, đội tiên phong của GCCN mang bản chất của GCCN

- HCM đưa ra nhiều cách thể hiện vấn đề Đảng của ai như là: năm 1953 HCM viết: Đảng laođộng là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu trung thành cho lợi ích của cả dântộc… Đảng là của giai cấp LĐ mà cũng là đại biểu của toàn dân Năm 1965 HCM cho rằng:Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của GCVS, của nhân dân lao động và của

cả dân tộc… nhưng tóm lại:

Bản chất giai cấp của đảng là mang bản chất của GCCN Bản chất GCCN của Đảng dựatrên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của GCCNVN, số lượng ít nhưng có đầy đủ phẩm chất vànăng lực lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu của CM

Trang 27

Đảng ko những là đảng của GCCN mà là Đảng của nhân dân LĐ và của toàn dân tộc có ýnghĩa lớn đối với CMVN, Đảng là đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc.

Thành phần trong Đảng bao gồm công nhân, những người ưu tú trong GCCN, trí thức vàcác thành phần khác Sức mạnh của Đảng ko chỉ bắt nguồn từ GCCN mà còn bắt nguồn từ cáctầng lớp nhân dân lao động khác

Câu 2:phân tích quan điểm của HCM về vai trò ,sức mạnh của đạo đức và nguyên tắc xây dựngđạo đức mới?

a Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Người nói: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tạigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”

Người cho rằng, làm CM là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rấtnặng nề

Đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo, HCM luôn đặt đạo đức bêncạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế

Đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực Tài là thể hiện

cụ thể của đức trong hiệu quả hành động

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chấtdồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ởphẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình,chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực

Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loàingười không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của CM VS, mà còn do những phẩm chấtđạo đức cao quý làm cho CN cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch

b Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM

- Trung với nước, hiếu với dân

+ Trung với nước thì phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốtđời phấn đấu cho CM, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết

+ Hiếu với dân thì phải thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải lấy dân làm gốc,phải tin dân, thương dân có trách nhiệm với dân

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người

+ Cần là cần cù, siêng năng, không lười nhác, ỷ lại Lao động có kế hoạch, hiệu quả, chấtlượng với tinh thần tự giác, tự lực

+ Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… của dân, của nước và của bản thân.Không xa xỉ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù…

+ Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, phải trong sạch, không tham lam tiền của,địa vị, danh tiếng Chỉ nên có 1 thứ ham, đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ

+ Chính là thẳng thắn, đúng đắn

+ Chí công vô tư là công bằng, không thiên tư, thiên vị, việc gì cũng không nghĩ đến bảnthân trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc

Trang 28

=> Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ chặt chẽ với nhau Cần, kiệm, liêm,chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, khi đã thực sự chí công vô tư thì sẽ thực hiệnđược cần, kiệm, liêm, chính

* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

- Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, không có tình yêuthương con người thì không thể làm CM được

- HCM yêu thương những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức

Yêu mến quý trọng đồng bào, đồng chí, anh em, bạn bè

Đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng, rộng rãi với mọi người

- Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo Yêu thương con người phải bằng hành động cụ thể: giải phóng cho con người, đem lại cơm

no áo ấm cho mọi người

* Có tinh thần quốc tế trong sáng

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng, hiểubiết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, vwosi tất cả các dân tộc vànhân dân các nước… HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bểđều là anh em

c Quan điểm về những nguyên tắc đạo đức mới

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:

Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức CM Nói điđôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm mộtnẻo, thậm chí nói mà không làm

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông Nói đi đôi vớilàm phải gắn liền với nêu gương đạo đức

HCM cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đứcmới, đạo đức CM phải đặc biệt chú trọng “ đạo làm gương”

- Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Trongđời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng- sai, cái đạo đức và vô đạo thường đanxen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗicon người

Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sốnghàng ngày HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và CM, đạo đức mới chỉ có thể đượcxây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CN đế quốc, chống những thói quen,tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức CM là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc,hạnh phúc của nhân dân Chỉ có trong hành động, đạo đức CM mới bộc lộ rõ những giá trị củamình

Trang 29

Đề 12

Câu 1 : Nêu quan điểm của HCM về vấn đề dân tộc thuộc địa

a Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa

- Là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dântộc tự quyết, thành lập NN độc lập dân tộc

- Là nội dung lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc

HCM đã lựa chọn và khẳng định: con đường phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới

là đi lên CNXH

b Độc lập dân tộc- Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa

-Cách tiếp cận về quyền con người: Người tìm hiểu và tiếp cận những nhân tố về con ngườiđược nêu trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ, tuyên ngôn nhân quyền và dânquyền 1791 của CM Pháp như quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…-Khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc

-Nội dung của độc lập dân tộc: là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Độc lập tự do

là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên mọi chiến thắng của dân tộc VN trong TK

XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc

Trang 30

c Chủ nghĩa dân tộc – một động lực lớn của đất nước

HCM thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chínhcủa các dân tộc, đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất kì thế lực ngoại xâm

Câu 2 : Thực chất,nhiệm vụ,nội dung của thời kỳ quá độ đi lên CNXH

Thực chất:

- Đó là quá trình cải biến nền SX lạc hậu thành nền SX tiên tiến, hiện đại

- Đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trên mọi lĩnh vực trong điều kiện mới

* Bước vào thời kì quá độ, HCM lưu ý:

- Đây là thời kỳ quá độ khó khăn, phức tạp Thực sự là cuộc CM toàn diện làm đảo lộn mọimặt của đời sống XH

- Đây là công việc mới mẻ nên phải vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, khôngchủ quan nóng vội

- Phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu cản trở, chống phá các thế lực thù địch trong vàngoài nước

- Phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp cho sát với tình hình thực tế

Ngày đăng: 18/03/2014, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w