Bài thơ Ông đồ Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có 5 khổ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng 4 chữ, rất đơn giản, miêu tả một cảnh mắt thấy tai nghe ở một góc chợ tết rất ấn tượng với cảm xúc sâu
Trang 1Bài thơ Ông đồ
Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có 5 khổ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng 4 chữ, rất đơn giản, miêu tả một cảnh mắt thấy tai nghe ở một góc chợ tết rất ấn tượng với cảm xúc sâu lắng Ý nghĩa tường minh của bài thơ xem ra rất rõ ràng nhưng nghĩa hàm ẩn lại rất mắc mỏ: Thời gian lặng lẽ trôi đi “mỗi năm…, mỗi năm…”, năm nào đào cũng nở mà thân phận ông đồ, cảnh đời của một lớp người lại đổi thay phủ phàng, gây cho người đọc mối cảm hoài day dứt khôn nguôi…
1 Kết cấu nội dung: Ý tưởng thơ bài này diễn tiến xuôi thuận theo dòng thời gian 5 khổ thơ, có thể phân ra 3 ý rạch ròi (cách phân đoạn ở đây khác với sách giáo khoa lớp 8 THCS, chương trình cũ)
- Đoạn 1: Hai khổ đầu (1, 2): Ông đồ làm thuê đắc địa “Bao nhiêu người thuê viết” và được khách hàng “Tấm tắc ngợi khen tài”
- Đoạn 2: Hai khổ thơ giữa (3, 4): việc làm thuê giờ ế ẩm, ông đồ rơi vào cảnh thất nghiệp
Trang 2Một loạt từ ngữ, hình ảnh đối lập giữa hai đoạn thơ trên, được nối với nhau bằng liên từ “nhưng” rất bài bản:
Đông người <-> vắng
Bao nhiêu người <-> người thuê… nay đâu ?
Tấm tắc ngợi khen <-> không ai hay
Mực tàu giấy đỏ <-> giấy buồn không thắm,
mực đọng nghiên sầu
Nét phượng múa rồng bay <-> lá vàng rơi trên giấy
Từ không khí rộn ràng, đông vui, ông đồ được mọi người tôn vinh, từ cảnh có
sự đồng điệu, đồng cảm giữa hai phía ông đồ và khách hàng, giữa cái cũ và cái mới,
đã chuyển thành không khí buồn tẻ, thê lương, có sự cách biệt giữa hai phía Nói thẳng ra, đó là sự khước từ: con người mới, xã hội mới không còn muốn dung chứa ông đồ, mặc dù ông kiên nhẫn “ngồi đấy” mà người qua đường “không ai hay”
“Khổ thơ thứ tư”: Ông đồ vẫn ngồi đấy ngoài trời mưa bụi bay” Ở đây có thể xem như cảnh hạ màn cũng được rồi
- Đoạn 3: khổ thơ cuối “Ông đồ lùi vào dĩ vãng, và nỗi xót xa của tác giả Khổ thơ 4 dòng, 2 câu Kết cấu hoàn toàn khác với các khổ trên Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ
Trang 3“Hồn ở đâu bây giờ?” như xoáy sâu vào tâm can người đọc, làm tăng giá trị của bức thông điệp
Qua bài thơ, ta thấy một sự đổi thay tang thương Thật ra cái kết cục này đã được báo hiệu ngay ở khổ thơ đầu Cách cấu tứ, cách chọn nghề nghiệp, chọn thời điểm, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật ở đây thật tài tình, thể hiện giá trị thẩm
mỹ cao
2 Biểu tượng nghệ thuật
- Dấu hiệu nghề nghiệp: Giấy đỏ – mực tàu
Lúc vén màn, ông đồ xuất hiện:
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Nếu tinh ý, ta đã nhận ra tín hiệu báo trước cái kết cục của thân phận ông đồ Ông đã xuất hiện một cách đơn độc, trong thế yếu của một lực lượng suy tàn Ông đồ đang đi làm nghề viết thuê Có nghĩa là ông đã làm sai nghề, sai chức năng, sai vị trí Ông làm “thợ đụng” khi thất cơ, lỡ vận
Trang 4Bởi lẽ, chính danh, ông đồ phải là Thầy Thầy dạy học, là hạng “Nhất sĩ” trong
xã hội, ở cái thế quân - sư - phụ, là người dạy đạo thánh hiền, dạy người, dạy đời Ông luôn nghiêm nghị trong những học đường trang nghiêm, có quyền dạy bảo các đồ đệ đến cửa Khổng sân Trình tầm sư học đạo Ông luôn được xã hội trọng vọng Thời trước, muốn có câu đối phải “đi xin chữ” Muốn “xin chữ” cũng phải khăn đen áo dài, trầu rượu bái thầy Thầy cho chữ rồi cũng phải tạ ơn thầy
Thế mà, lúc này thật éo le Ông đồ ngồi lê trên hè phố “bày mực tàu giấy đỏ” giữa phố chợ đông đúc, xô bồ để bán chữ
Ôi! từ cái vị thế Thầy thành kẻ làm thuê kiếm sống Hẳn ông vui khi có “Bao nhiêu người thuê viết” chăng ? Không, mặt ông như bị xát muối Ngồi đây, lẽ tất nhiên, ông phải tuân theo luật thị trường, là hạ mình xuống, xem khách hàng là thượng đế Xót xa vô cùng
Cái nghề mới mà ông chọn báo hiệu lớp người ông đã lỗi thời, không còn đắc dụng nữa Giá như mô tả ông đồ, nhưng là ông đồ nghèo vào cái buổi thời tàn của nho học trong một lớp học “năm ba đứa”, “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” thì dù có
bẽ bàng đi chăng nữa cũng không đến nổi thê thảm như cảnh ông đồ ở trong bài thơ này
- Dấu hiệu thời gian: Hoa đào nở
Trang 5Đó là một khoảnh khắc của năm tháng Ông đồ làm nghề phụ, nhưng đâu phải
có việc thường xuyên, quanh năm suốt tháng Ông chỉ có việc làm trong đôi ba ngày Tết Nhưng rồi, trong khoảnh khắc ấy “ông ngồi đấy” mà “qua đường không ai hay”
Thân phận ấy thật hẩm hiu, mặc dù, ông là ông đồ thứ thiệt, là người tài hoa điệu nghệ, đấy bản lĩnh
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Cấu tứ làm nổi bật sự tương phản nghiệt ngã giữa hai trạng huống: Hữu tài – bất dụng, hữu tài – lỗi thời
Phong cách ngôn ngữ, cách cảm nhận của Vũ Đình Liên khác với cách tả thực của Đoàn Văn Cừ trong “Chợ Tết”
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Chúng ta thấy có sự đối lập giữa hai cảnh đời, hai thân phận trong hai bài thơ làm cho người đọc cũng cảm thương xót xa với ông thầy đồ
Trang 6Thời gian, bối cảnh ra đời của bài thơ là giai đoạn đầu của thế kỷ XX, khi mà
“cái học nhà nho đã hỏng rồi, mười người đi học, chín người thôi” (Trần Tế Xương)
Tháng 4/1943, Hội đồng Hoàn Thiện nền giáo dục bản xứ quyết định bãi bỏ việc học chữ Hán trong các trường Pháp Việt tiểu học ở Bắc kỳ, Trung kỳ; ngày 21-12-1947, toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành qui chế về giáo dục Đông Dương, qui định việc học chữ Nho ở bậc sơ đẳng tiểu học không phải
là bắt buộc Và sau đó, Nam triều có các đạo dụ bãi bỏ khoa cử cũ: 1918, khoa thi Hương cuối cùng ở Trung kỳ; 1919, khoa thi Hội cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Bài thơ cũng xuất hiện trong giai đoạn có cuộc tranh luận về văn học nghệ thuật Thân phận ông đồ già phản ánh thực trạng của thời đại
- Biểu tượng ông đồ: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong suốt bài dưới nhiều mã: ông đồ – mực tàu, giấy đỏ – hoa tay – nét phượng múa rồng bay – lá vàng – người muôn năm cũ – hồn
Theo Vũ Đình Liên thì chính ông đã ngậm ngùi xác nhận rằng ông đồ trong bài thơ của mình chính là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” Với ý nghĩa
đó, chúng ta có thể xem “lá vàng” là một hình ảnh rất đắt của bài thơ “Lá vàng rơi trên giấy” “Lá vàng” dùng ở đây, lúc này, có điều gì khác lạ Nó đã phá thể cái biểu tượng phổ quát trong văn chương – là mùa thu Nhưng lúc này là lúc hoa đào nở, là ngày tết, là buổi giao hoà giữa Đông – Xuân Thế mà vẫn còn lá vàng sao ?
Trang 7Đúng, còn 1 chiếc lá vàng muộn màng, hiếm hoi, dường như vẫn còn nuối tiếc, vẫn muốn níu kéo hơi sống tàn Và rồi, nó cũng phải rơi rụng Và quái ác thay, nó đã rơi đúng vào tờ giấy nhỏ nhoi, giữa cái bãng lãng của không gian mùa xuân Hình ảnh làm tăng vẻ ảm đạm, làm đau nhói con tim ông đồ đang đăm đắm chờ khách
Chiếc lá ấy chính là hình ảnh ông đồ đơn độc, thời tàn và tờ giấy đỏ kia là cái
xã hội mới lạ đang nhen nhóm
Ở khổ thơ cuối, hình ảnh ông đồ lại được khái quát hơn nhờ nghệ thuật sử dụng ngôn từ
* Về lượng: ông đồ (1 người) -> những người -> hồn
↓ ↓
* Trạng thái: cụ thể -> trừu tượng
↓ ↓
hiện hữu -> hư ảo
Không phải chỉ một ông đồ lùi về dĩ vãng mà cả những ông đồ, không chỉ một thế hệ ông đồ mà cả muôn năm cũ Các từ ngữ: hồn, xưa, muôn năm cũ rất phù hợp với ngữ cảnh, với không khí tết nhất, giữa giờ khắc giao hoà của cũ mới, của đổi thay, gợi nhiều xúc động
Trang 8Hai dòng cuối “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ”, âm hưởng vang xa, một cảm tưởng rất nhân văn: vừa thương cảm, vừa tôn vinh vừa nuối tiếc, vừa nhắc nhở nhớ tới cái tinh hoa một thời
3 Trở lại hình ảnh Ông đồ
- Cũng vào thời điểm bài thơ ấy ra đời, Thạch Lam có truyện ngắn Ông đồ nho, đăng trên báo Phong Hóa (số 171, 21.1.1936) cũng nêu lên thân phận ông đồ:
“Đến năm cuối cùng, tôi lên mười tuổi Buổi phiên chợ ấy, ông cụ bày câu đối bán Nhưng trước mặt ông có một chú khách không biết ở đâu đến, treo các tranh Tàu bán Tranh đẹp, giá rẻ, vẽ những cô gái hồng hào, xinh đẹp, người ta tranh nhau mua, không biết đến câu đối của ông cụ nữa Cụ ngồi suốt buổi chợ mà không bán được tí gì
Từ năm sau tôi không thấy ông cụ đem bán chữ nữa”
- 38 năm sau bài “Ông đồ” ra đời, chính tác giả của nó cũng đã trở lại với hình ảnh ông đồ với bài thơ mới Rồi sau đó tiếp tục thêm 2 bài nữa Tất cả 4 bài thơ cùng một hình thức (5 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, dòng 5 chữ), có cùng một chủ đề, được đặt tên chung là “Bản hợp xướng Ông đồ”: 1/ Tưởng nhớ (1936), 2/ Thủy chung (1974), 3/ Hạnh phúc (1977), 4/ Mùa xuân Cộng sản (không năm tháng) Và “Hồn ở đâu”, cái tín hiệu mơ mơ, màng màng ngày ấy được giải mã trong các bài thơ sau
Trang 9Năm nay đào lại nở
, ông đồ lại hiện ra
, Bàn tay xưa viết nối Những nét chữ thân thương Một cây đào muôn thuở Năm, bốn mùa nở hoa Một ông đồ bất tử
Tay với bút không già