Phân tích bài thơ Ông Đồ Ông đồ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cả
Trang 1Phân tích bài thơ Ông Đồ
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
«Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.»
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu
Trang 2Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay
Lâ văng rơi trín giấy
Ngoăi trời mưa bụi bay
Năm nay đăo lại nở,
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đđu bđy giờ?
Vũ Đình Liín
******************************************
Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui văo dĩ vêng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối Nhất lă khi những vẻ đẹp tăi hoa một thời chỉ còn vang bóng Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, băi thơ Ông Đồ thể hiện một hoăi niệm day dứt, thương cảm cho một giâ trị tinh thần sắp tăn lụi Băi thơ lă tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giău lòng thương người vă hoăi cổ của Vũ Đình Liín
Được ra đời trong phong trăo Thơ mới, nhưng băi thơ thoât khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ lă tình yíu vă thiín nhiín Trong lúc những nhă thơ lêng mạn đang chìm đắm trong câi Tôi câ nhđn, muốn vẽ nín hiện thực mă họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liín – một trí thức Tđy học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau để bất chợt nhận ra “câi di tích tiều tuỵ, đâng thương của một thời” Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đê từng tồn tại trong suốt một
Trang 3ngàn năm phong kiến Việt Nam Sự trượt dốc của nềân Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người
và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên Khi mà chữ nghĩa Thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời Tâm sự
ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình
và chủ thể trữ tình:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông
có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua” Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:
Bao nhiêu người thuê viết
Trang 4Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất? Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mưcï đọng trong nghiên sầu
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng” Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những
kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng,
Trang 5đượm buồn Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân
nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay” Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông
đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối
ôm cần lâu chẳng được” Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người Không gian hoang vắng đến thê lương Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến
My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách” “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồø đã đến hồi kết thúc:
Trang 6Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người” Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd
đồ không còn nữa Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông
Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước?
Trang 7Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đua nôi kẽo kẹt:
Chẳng ham ruộng cả ao liền
Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ