Phân tíchbàithơViếnglăngBác
của ViễnPhương
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt,trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vuờn rau, mấy gốc dừa
ĐÃ có những đau thương như thế của bao con người Việt khi người cha già
kính yêu của dân tộc ra đi. Không như bao con người được coi là may mắn khác khi
được viếngBác ngày Bác mất.Khi đất nước thống nhất nhà thơ Nam Bộ _Viễn
Phương mới được tới thủ đô,thăm trái tim tổ quốc, tới thăm Bác.Lòng thành kính, sự
xúc động sâu sắc của chính mình hay của những người con Việt Nam vào viếngBác
đã khiến ViễnPhương làm nên bàithơViếnglăng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăngBác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng
Mạch cảm xúc cứ tự nhiên như thế,như những nỗi niềm mà nhà thơ đã ấp ủ từ
lâu,như một câu chuyện,một bối cảnh bình dị như sự thật,như chính con người
Bác.”Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”chỉ là một câu giới thiệu tự nhiên nhưng nó
như chứa đựng bao nhiêu nhớ,bao nhiêu thương, ấp ủ bấy lâu như chỉ chờ bóng dáng
thân yêu là lại trào dâng thổn thức.Cách xưng hô con:Bác đó chính là tiếng nói của
lòng ngưỡng mộ,thành kính, đồng thời nó cũng thật gần gũi thân thương.Như nhà thơ
Tố Hữu đã viết:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác,nỗi mong Cha.
Đó là tình cảm của một người dân dành cho vị lãnh tụ kính yêu của mình, của
người con dành cho Cha.Lời bàithơ thật tha thiết trang nghiêm,có lúc dường như dạt
dào chảy, lúc thì như đọng lại trong một khoảng khắc suy tư.Có lẽ người con ấy đã
đến thăm Bác từ rất sớm,khi những làn sương sớm vẫn còn bao phủ quanh lăng.Giữa
cái nhạt nhoà, bao la, bát ngát của sương sớm từ xa tác giả vẫn nhận ra hàng tre.Vẫn
một màu xanh vĩnh cửu trải bao đời dân tộc ấy,từ những ngày dựng nước đến những
ngày giữ nước gian khổ mà hào hùng,vẫn cái dáng đứng trường tồn,trải dài khắp đất
nứớc bốn ngàn năm ấy.Vẫn cái dáng đứng hiên ngang, hùng dũng bất diệt ấy. Đó cũng
chính là dáng đứng của vị Cha già dân tộc:Hồ Chí Minh.Một con người Việt tiêu biểu
nhất của người Việt Nam mọi thời đại.Từ lâu tre đã được coi là loài cây biểu tượng
cho sứ sở Việt Nam, ông cha ta từ thời thánh gióng đã nhổ gậy tre đánh đuổi giặc Ân
xâm lược, đồng bào miền Nam đã dùng gậy tầm vông chống đại bác.LÀ loài cây biểu
tượng cho con người Việt Nam:kiên cường,bất khuất trước bao bão táp mưa sa
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ,luạ tặng già(Bác ơi_Tố Hữu)
Không chỉ cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc,gắn bó cả cuộc đời mình
với dân tộc mà khi đã an nghỉ ngàn thu Bác vẫn ở bên hàng tre thân thuộc củalàng
quê Việt bên xanh ngát màu xanh Việt,bên dáng đứng Vịêt Nam.
Bài thơ được bố cục theo trình tự từ ngoài lăng vào,vào trong lăng và sau khi
viếng Bác phải ra về.Và đây tác giả đã vào đến trong lăng trong đoàn người đang xếp
hàng dài dằng dặc viếng Bác.Vầng mặt trời đi qua trên lăng đã khiến tác giả có một
liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Vầng sáng của mặt trời ở trên cao kia đem lạị ánh sáng cho nhân loại còn vầng
sáng mà Bác đem lại đã xua tan bóng đêm nô lệ đã bao phủ lên dân tộc ta hàng bao
nhiêu năm. Trái tim nhiệt huyết,chân thành, trái tim thương nước thương dân ấy chính
là mặt trời của dân tộc,là vầng mặt trời soi sáng cho cách mạng, sưởi ấm trái tim mỗi
con người chúng ta.Ta cảm nhận được sự vĩ đại củaBác trong lúc còn sống cho đến
lúc chết đi vẫn rạng ngời thắm sắc. Điệp từ “ngày ngày” trong bốn câu thơ vừa thể
hiện quy luật tự nhiên của tạo hoá vừa là quy luật của tình cảm con người nối nhau
viếng Bác.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
TRong niềm thương nhớ vô bờ đoàn người vào viếngBác đã được tác giả ví
như những tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân,tô thắm thêm những mùa xuân
tuyệt vời mà Bác đã cống hiến cho đời.Hình ảnh so sánh vừa đẹp,vừa chính xác lại rất
mới lạ đó chính là tình cảm thương nhớ,kính yêu và sự gắn bó của nhân dân đối với
Bác Tình cảm ấy tự nhiên, gần gũi như đất trời như hơi thở.
Giữa sự yên tĩnh,thanh thản, trang nghiêm Bác đã ra đi rồi nhưng sao ta vẫn
cảm thấy Bác chỉ đang trong giấc ngủ,giấc ngủ giữa trời đất bình yên của quê hương,
giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Vị lãnh tụ, người cha già kính yêu của dân tộc ấy vẫn sống, sống trong sự
nghiệp Cách Mạng thắng lợi của đất nước,sống trong trai tim con người Việt Nam,
sống “như trời đất của ta”(Tố Hữu).Lí trí thì nhận biết sự trường tồn củaBác với quê
hương nhưng tác giả không thể kìm nén được nỗi đau xót tột cùng trước sự thật người
đã ra đi mãi mãiKhổ thơ dẫn dắt người đọc từ xa tới cái sự thật ấy đã như mũi kim
làm nhói đau trái tim bao thế hệ mang mỏi được gặp Bác.Cảm xúc, nỗi đau cứ nhân
lên ngày một nhức nhối chỉ chực trào ra.Câu thơ nghẹn ngào như một tiếng khóc,nức
nở tâm hồn.
Và nghĩ đến ngày mai phải về miền Nam rồi,phải xa Bác rồi,nỗi thương xót đã
khiến nước mắt trào rơi, vỡ oà:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim ca hót quanh lăng
Muốn làm bôgn hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Tình thương xót như nén giữa tâm hòn làm nảy sinh bao ước muốn.Muốn làm
con chin hót quanh lăngBác để lại chút vui tươi trước một người đã hi sinh cả cuộc
đời vì dân vì nước.Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây điểm tô cho ngôi nhà của
người đã xua đi bóng đêm nô lệ cho dân tộc. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh
lăng.Tác giả muốn đựoc gần bên Bác mãi mãi, ở bên bào vệ, làm vui,làm khuây cho
con người đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là miền Nam
ruột thịt
Với những hình ảnh quên thuộc gần gũi, giọng điệu trang nghiêm vừa tha thiết,
tự hào, xúc động. Bàithơ đã thể hiện thật tinh tế mà giản dị tình cảm của một người
con Nam Bộ nói riêng và nhân dân Nam Bộ nói chung dành cho Bác, khi vào viếng
Bác _người cha gìa muôn vàn kính yêu của non sông đất nước.Và Bác ơi! Bác có
nghe tiếng trái tim con đang thổn thức gọi tên Người.
. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt,trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vuờn rau,. Bộ _Viễn Phương mới được tới thủ đô,thăm trái tim tổ quốc, tới thăm Bác. Lòng thành kính, sự xúc động sâu sắc của chính mình hay của những người con Việt Nam vào viếng Bác đã khiến Viễn Phương. Bài thơ được bố cục theo trình tự từ ngoài lăng vào,vào trong lăng và sau khi viếng Bác phải ra về.Và đây tác giả đã vào đến trong lăng trong đoàn người đang xếp hàng dài dằng dặc viếng Bác. Vầng